MỤC LỤC
Lời mở đầu. 2
Nội dung 3
Chương 1: Một số lý luận chung về quan hệ phân phối, bản chất của quan hệ phân phối 3
1.1. Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. 3
1.1.1. Bản chất của quan hệ phân phối 3
1.1.2. Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất. 4
1.2. Nguyên tắc phân phối ở nước ta hiện nay 5
1.2.1. Phân phôí theo lao động 5
1.2.2. Phân phối theo vốn và tài sản 7
1.2.3. Phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội 8
Chương 2: Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta hiện nay 10
2.1. Phân phối theo lao động 10
2.2. Phân phối theo vốn và tài sản 15
2.3. Phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội 17
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta
trong thời gian tới. 19
Kết luận. 25
Danh mục tài liệu tham khảo. 26
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh đến đời sống vật chất và văn hoá của người lao động, vừa đảm bảo tái sản xuất sức lao động, vừa tạo mọi điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện.
1.2.2. Phân phối theo vốn và tài sản :
* Định nghĩa :
Phân phối theo vốn và tài sản là nguyên tắc phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cá nhân nhưng căn cứ vào vốn tài sản của họ để phân phối.
* Tính tất yếu khách quan của nguyên tắc phân phối theo vốn và tài sản :
Phân phối theo vốn và tài sản bắt nguồn từ quyền sở hữu. Ai có quyền sở hữu thì có quyền chiếm đoạt một phần do mình sản xuất ra. Người có quyền sở hữu vốn và tài sản thì có quyền chiếm đoạt một phần giá trị mà do nguồn vốn và tài sản đó tạo ra. Quyền sở hữu ở đây bao gồm quyền định đoạt, quyền sử dụng, chiếm đoạt, chiếm hữu đối với vốn và tài sản của mình. Nguồn vốn và tài sản trong quá trình sản xuất cũng có " công " trong việc tạo ra lợi nhuận, do đó phải trích một phần lợi nhuận " để trả công ", tức là phải trích một phần lợi nhuận để phụ thêm vào vốn cũ nhằm mở rộng sản xuất. Từ đó cho thấy nguyên tắc phân phối theo vốn và tài sản là không thể thiếu vì nó đảm bảo cho sự công bằng xã hội.
* Tác dụng của nguyên tắc phân phối theo vốn và tài sản :
+ Giúp bảo toàn và phát triển các nguồn vốn và các nguồn tài sản khác.
+ Giúp huy động được các nguồn vốn trong các tầng lớp dân cư và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả.
1.2.3. Phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội :
* Định nghĩa :
Phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội là nguyên tắc phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cá nhân nhằm đảm bảo những nhu cầu tiêu dùng chung của xã hội và đảm bảo cuộc sống cho một số người không có khả năng lao động ( người tàn tật không có khả năng lao động, người già cả không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi ), những người nghèo khổ so với mức sống chung của xã hội.
* . Tính tất yếu khách quan của nguyên tắc phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội :
Cũng như việc phân phối theo lao động, phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội biểu hiện quan hệ giữa các thành viên trong xã hội, các tập thể xí nghiệp và xã hội nói chung về phần thu
Nhập quốc dân dành cho tiêu dùng cá nhân của nhân dân. Thông qua các quỹ phúc lợi, nhân dân được học tập không mất tiền và được nâng cao trình độ lành nghề không mất tiền, được chữa bệnh không mất tiền, được trợ cấp, được cấp lương hưu trí, được cấp học bổng cho học sinh, được trả lương những ngày nghỉ phép định kỳ. Các quỹ phúc lơịi được hình thành dựa vào vốn của ngâng sách Nhà nước và phân phối theo thể thức tập trung. Ngoài ra, các quỹ phúc lợi xã hội còn được lập ra ở các liên hiệp, xí nghiệp, xí nghiệp và các cơ quan.
Sự phân phối thông qua các qũy phúc lơị xã hội có một ý nghĩa to lớn về kinh tế- xã hội. Vì thế, nó không thể thiếu trong các hình thức phân phối ở nước ta.
* Tác dụng của nguyên tắc phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hôị
+ Phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội trong một chừng mực nhất định làm cho thu nhập thực tế của các loại người lao động khác nhau nhích lại gần nhau, và do đó làm giảm bớt sự không công bằng trong việc thoả mãn các nhu cầu mà sự phân phố thưo lao động không thể xóa bỏ được.
+ Sự phân phối này giáo dục cho con người tính tập thể trong việc thoả mãn các nhu cầu.
+ Phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội nhằm phát triển các công trình phúc lợi xã hội và đảm bảo cuộc sống cho người không có khả năng lao động.
Tóm lại, lý luận về phân phối có vị trí quan trọng trong kinh tế- chính trị. Nó là vấn đề rộng lớn, liên quan đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội...của Nhà nước và nhân dân lao động. Đặc biệt, phân phối thu nhập là vấn đề vô cùng quan trọng để tạo ra động lực mạnh mẽ góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định tình hình kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chương 2
Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta hiện nay
2.1. Phân phối theo lao động
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, tồn tại và nguyên tắc cơ bản: phân phối theo lao động, phân phối theo vốn và tài sản, phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội. Tương ứng với nguyên tắc phân phối theo lao động có hình thức thu nhập là tiền lương, tiền thưởng. Việc xác định hợp lý và chính xác bậc lương, ngạch lương theo từng ngành và từng khu vực có tính đến trình độ chuyên môn và điều kiện lao động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong quá trình thực hiện như vậy, hình thức phân phối tiền lương cũng có những ưu điểm và nhược điểm của nó.
Kể từ năm 1957, thực hiện chế độ trả lương bằng tiền, đến nay chúng ta đã qua ba lần cải cách tiền lương( 1960, 1985 và 1993). Chế độ trả lương năm 1993 và những đổi mới trong công tác quản lý kinh tế tài chính những năm qua về cơ bản đã chuyển dần sang cơ chế thị trường, từng bước tiền tệ hóa tiền lương. Điều đó góp phần cải thiện đời sống, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chế độ tiền lương 1993 ngày càng tỏ ra lạc hậu với sự phát triển kinh tế xã hội, là nguyên nhân làm tăng bất bình đẳng và cản trở sự phát triển nhanh và ổn định chính trị- xã hội của đất nước.
Theo điều tra của trường đại học kinh tế quốc dân đối với tiền lương, thu nhập và chi tiêu của 2153 hộ công chức tại 9 tỉnh Đắc Lắc, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An, Thái Bình, Hà Nội, Lạng Sơn và Sơn La hiện nay tiền lương chỉ đáp ứng được 35- 43% chi tiêu của cán bộ, công chức. Tiền lương của công chức hành chính, công chức sự nghiệp chỉ chiếm từ 26.66% đến 46.52% thu nhập, còn thu nhập ngoài lương của công chức hành chính là 71.34%, của công chức sự nghiệp là 53.48%. Tình trạng tiền lương, thu nhập và chi tiêu như trên dẫn đến những bất cập sau đây:
- Tiền lương chính thức trả theo bảng lương không đảm bảo tái sản xuất sức lao động của công chức, nói cách khác, Nhà nước chưa tính đúng, tính đủ giá trị sức lao động cho công chức.
Thu nhập ngoài tiền lương chiếm từ 53.48%- 71.34% trong tổng thu nhập của công chức làm cho công chức không yên tâm thực hiện chức trách của mình, vì thế tiền lương không còn tác dụng là công cụ quản lý lao động.
Thu nhập ngoài tiền lương quá lớn, Nhà nước nước không kiểm soát được thu nhập của từng cơ sở cũng như của từng người lao động, do vậy không thể điều tiết được thu nhập, làm cho sự bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng tăng.
Tiền lương thấp hơn so với thu nhập, trong khi đó mức đóng và hưởng bảo hiểm xã hội lại theo tiền lương, làm cho đời sống của người hưởng bảo hiểm xã hội lại theo tiền lương, làm cho đới sống của người hưởng bảo hiểm xã hội gặp khó khăn, là nguyên nhân của những vấn đề chính trị- xã hội phức tạp
Ngoài ra, hệ thống thang bảng lương hiện nay còn quá nhiều, quá phức tạp, trùng lấp và bình quân chủ nghĩa, gấy khó khăn cho công tác quản lý, phức tạp trong công tác quản lý cán bộ, công chức.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiền lương như hiện nay, trong đó phải nói đến các nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, nhận thức và vận dụng chưa đúng nguyên tắc tổ chức khi trả tiền lương, thể hiện:
Tiền lương tối thiẻu thấp hơn nhu cầu mức sống tối thiểu, lại không được điều chỉnh kịp thời với tốc độ tăng trưởng và trượt giá. Tại thời điểm ban hành ché độ lướng mới ( tháng 4/1993) nhu cầu tối thiểu phải là 202.470 đồng/ tháng, những lương tối thiểu theo quy định cỉ là 120.000 đồng, bằng 59.3% mức nhu cầu tối thiểu. Thêm vào đó, từ 1993 đến 2001, nền kinh tế tăng trưởng là 60.02% và tốc độ trượt giá là 40.7%. như vậy, so với năm 1993, tăng trưởng kinh tế và trượt giá là 100.72%, trong khi đó, tiền lương tối thiểu đến năm 2001 là 210.000 đồng/tháng, so với năm 1993 tăng lên 75%.
Như vậy, tiền lương tối thiểu vốn dĩ đã thấp hơn nhu cầu tối thiểu ngay từ khi ban hành, lại không kịp thời điều chỉnh và điều chỉnh thấp hơn mức tăng trưởng và trượt giá làm cho lương tối thiểu năm 1993 chi trả đúng là 202.470 đồng/tháng, cộng thêm tốc độ tăng trưởng và trượt giá thì lương tối thiểu năm 2001 phải là 202.470 đồng/tháng cộng 203.907 đồng/tháng bằng 406.377 đồng/tháng.
Ngay cả khi tiền lương tối thiểu là 406.377 đồng/tháng, thì trong điều kiện hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu mức sống tói thiểu của người lao động làm tốt công việc đơn giản nhất, chưa nói đến cán bộ công chức, là nững người đã qua đào tạo ở trình đội cao. Chẳng hạn, nhu cầu chi tiêu của nhóm công chức có thu nhập thấp gồm hai vợ chồng và hai người con là 1.891.000 đồng/tháng. Điều này, có nghĩa là tiền lương tối thiểu cho cán bộ, công chức phải đạt khoảng 945.000 đồng/người/tháng.
Nguyên tắc trả lương theo công việc và chức vụ không gắn tiền lương với chức năng, nhiệm vụ của công chức, tạo ra xu hướng chạy theo chức vụ mà coi nhẹ chuyên môn, nghiệp vụ.
Nguyên tắc phân phối theo lao động quy định làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, có sức lao động mà không làm thì không được hưởng, nhưng điều đó không có nghĩa là công chức, hành chính cứ làm việc gì, giữ chức vụ gì thì hưởng lương theo công việc và chức vụ đó.
Việc chi trả lương theo nguyên tắc trên tạo ra sự tách rời tiền lương với chức danh, chức năng, nhiệm vụ của công chức, dẫn đến tình trạng công chức phải đi làm thêm, Nhà nước nước không quản lý được công chức. Việc đưa ra nguyên tắc: “ giữ chức vụ gì, được hưởng lương theo chức vụ đó” dẫn đến tình trạng cán bộ chạy theo chức vụ, tìm mọi cách để giữ được một chức vụ nào đó, trong khi đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ không được coi trọng. Đây đang là tình trạng nan giải hiện nay trong bộ máy quản lý Nhà nước ở nước ta.
Hai là: đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước quá rộng trong khi nguồn trả lương từ ngân sách Nhà nước lại quá hẹp.
Cho nên đến năm 2001, ngân sách Nhà nước trả lương, trợ cấp, phụ cấp và sinh hoạt phí cho khoảng 6.000.000 người, trong đó khoảng 286.000 công chức hành chính, cán bộ dân cử và bầu cử, khoảng 760. 000 cán bộ xã phường, khoảng 1.630.000 người hưởng bảo hiểm xã hội và 1.340.000 người có công, 1.220.000 công chức sự nghiệp, giáo dục, y tế, văn hoá. Đối tượng hưởng lương, phụ cấp và sinh hoạt phí như trên là sự thừa hưởng đi sản từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung. Nnay chuyển sang điều kiện kinh tế thị trường, nhiều đối tượng chưa được tính toán lại cho phù hợp. Đối với công chức hành chính, việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước là đúng. Nhưng ai là công chức hành chính thì vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Vấn đề này đòi hỏi phải làm rõ trong pháp lệnh công chức. Hiện nay, chúng ta phân ra mười một loại công chức ngành hành chính bao gồm: chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự, kỹ thuật viên đánh máy, nhân viên kỹ thuật, nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ, lái xe cơ quan và nhân viên bảo vệ. Liệu rằng mười một loại công chức ngành hành chính như vậy đã hợp lý chưa?
Đối với bộ phận hưởng lương thuộc khu vực dân cử, bầu cử trong điều kiện nước ta việc trả lương từ ngân sách Nhà nướclà phù hợp. Song hiện tại giữa bộ máy bầu cử và bộ máy hành chính Nhà nước đang có sự trùng lặp, chồng chéo. Thêm nữa, trong khu vừc này, một bộ phận lao động làm việc mang tính chất của khu vực sự nghiệp có thu vẫn hưởng lương từ ngân sách Nhà nước là chưa phù hợp.
Đối với khu vực sự nghiệp như giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, phát thanh truyền hình... phần đáng kể trong khu vực này hoạt động là sự nghiệp có thu. Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, cơ cấu dịch vụ ngày càng tăng trong GDP. Khu vực này cần được coi như khu vực sản xuất, vì vậy tiền lương cũng cần áp dụng như khu vực sản xuất. Hiện nay, chúng ta chưa có cơ chế chính sách quản lý khu vực này một cách phù hợp. Người lao động vừa hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, vừa hưởng thu nhập từ các nguồn thu của đơn vị.
Đối với đội ngũ cán bộ xã phường, hơn 76 vạn người đang hưởng sinh hoạt phí hiện nay là quá nhiều. Trong khi đó, mức sinh hoạt phí cho một người lại quá ít. Vì vậy, chính sách tiền lương và thu nhập cho đội ngũ này cần được đổi mới.
Ba là: cơ chế chính sách tài chính chậm đổi mới theo cơ chế thị trường, còn mang tính chất kế hoạch hoá tập trung.
Về chính sách tạo nguồn thu ngân sách:
Trong các nước có nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động lao động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có thu nhập đều phải đóng thuế và những người có thu nhập cao phải đóng thuế thu nhập cao. Trong khi đó ở nước ta chưa có thuế thu nhập, pháp lệnh thuế thu nhập cao trong thực tế chỉ cho những người làm việc trong liên doanh, còn lại hơn 3.000.000 người đang làm việc trong khu vực Nhà nước chưa phải đóng thuế.
Đối với khu vực sự nghiệp có thu hiện tại, Nhà nước vừa đảm bảo xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu, đào tạo cán bộ, vừa chi trả tiền lương, Nhưng lại không tập trung được nguồn thu vào ngân sách. Trong khi các đơn vị này hoạt động như những tổ chức dịch vụ, thì Nhà nước lại quy định quy mô hoạt động và giá cả dịch vụ. Những quy định tài chính như vậy không phù hợp với cơ chế mới, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và dân lập, là nguyên nhân của những tiêu cực và làm giảm chất lượng hoạt động dịch vụ hiện nay.
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, sự biến đổi trong hệ thống phân phối thu nhập diễn ra rất đa dạng. Nhiều yếu tố sản xuất từ chỗ không có giá trị đến chỗ mang lại thu nhập cao cho các chủ thể yếu tố sản xuất. Chẳng hạn đất đai, trước đây không có giá cả và giá trị, song nay là yếu tố làm cho nhiều người trở nên giàu có. Trong khi đó chính sách đất đai lại chưa tính đến sự biến đổi này nên chưa có sự điều tiết thu nhập của những chủ đất đai, bất động sản. Trong điều kiện như vậy, quan hệ giữa tiền lương cán bộ công chức với thu nhập từ giá cả đất đai, bất động sản trở nên bất hợp lý nghiêm trọng.
Như vậy, chúng ta có thể đi đến một số kết luận sau:
+ Việc giải quyết vấn đề tiền lương ở nước ta trong thời gian qua chưa phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đang hoạt động trong một thị trường thống nhất.
+ Tiền lương đó chưa thực sự là thước đo giá trị - sứclao động, chưa đảm bảo tái sản xuất giản đơn và mở rộng sức lao động không ngừng, chưa trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của nguồn lao động làm công ăn lương. Điều đó, dẫn đến một hiện tượng là trong một thời gian dài (vài thập niên vừa qua) hàng chục triệu người lao động làm việc với một động lực mờ nhạt, không tha thiết với công việc. Nói cách khác, tiền lương chưa thực sự trở thành đòn bẩy kích thích người lao động làm việc với sự nhiệt tình và sức sáng tạo cao.
+ Tiền lương vừa mang tính chất bình quân, vừa mang tính bao cấp. Mặc dù từ giữa cuối năm 1993 chúng ta đang triển khai thí điểm chính sách tiền lương mới nhưng trong nó vẫn còn đang chứa đựng nhiều điều bất hợp lý, đòi hỏi tiếp tục phải giải quyết.
+ Trong nhiều năm chính sách tiền lương và các chính sách kinh tế xã hội khác như nhà ở, phân phối điện, nước sinh hoạt...có liên quan mật thiết với nhau. Song trong quá trình giải quyết vấn đề tiền lương chưa tính toán cân đối với từng chính sách một cách cụ thể, do đó phát sinh nhiều hiện tượng tượng mâu thuẫn khó giải quyết gây ra sự bất bình đẳng lớn trong xã hội.
Nhà nước chưa thực sự hoàn toàn làm chủ trong việc kiểm soát và quản lý tiền lương và thu nhập nói chung của người lao động.
Việc chỉ đạo thực hiện chính sách điều chỉnh tiền lương thường thiếu đồng bộ và không thống nhất. Đặc biệt là những tác động của chính sách giá-lương-tiền năm 1985 đã trực tiếp ảnh hưởng đến tiền lương, cuộc sống của người lao động cụ thể là mức lương, thu nhập chỉ đủ nuôi sống một tuần lễ đến 10 ngày của tháng. Công nhân viên chức, lực lượng vũ trang gặp rất nhiều khó khăn trong đời sỗng hàng ngày. Do vậy, trong xã hội xuất hiện nhiều cách, ”nhiều kiểu làm ăn”, để bù đắp vào thu nhập (kể cả đúng đắn, chính đáng cũng như không đúng quy định, không chân chính...)
Từ đây đã gây ra tình trạng hỗn loạn trong tiền lương, xuất hiện những chênh lệch quá đáng, bất công xã hội trong tiền lương và thu nhập giữa các loại lao động.
2.2. Phân phối theo vốn và tài sản:
Nền kinh tế nước ta đang bước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nên tất yếu có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và cũng rõ nét của nước ta trong quá độ lên CNXH từ một nền sản xuất nhỏ, nền kinh tế trong tình trạng thiếu vốn và phân tán vốn, quá trình sản xuất và tích tụ tư bản chưa cao, một phần tương đối lớn vốn hiện nay nằm trong tay các chủ tư hữu nhỏ trong đó có tài sản dươí dạng vàng, ngọại tệ. Vì vậy chúng phải đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề trên
Hình thức phân phối theo vốn và tài sản nổi rõ trong nền kinh tế nước ta là hoạt động của các hợp tác xã . Hợp tác xã là hình thức liên kết tự nguyện của người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể nhằm giải quyết những vấn đề của sản xuất kinh doanh và đời sống. Hợp tác xã được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ
Hợp tác xã được được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên . Phân phối thu nhập cá nhân trong hợp tác xã được thực hiện trên cơ sở kết quả lao dộng, đồng thời theo tài sản của mỗi cá nhân góp vào hợp tác xã
Phân phối trong các thành phần kinh tế cá thể cũng thể hiện rõ nét nguyên tắc phân phối theo vốn và tài sản . trong thành phần kinh tế này người lao động sử dụng vốn và tài sản tự có của mình, dựa vào lao động của mình để sản xuất kinh doạnh . ở đây thu nhập cá nhân là phần còn lại sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất . Đặc điểm của hình thức phân phối này là phụ thuộc vào tài sản sở hữu và khả năng kinh doanh của ngưòi lao động
Do kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả sản xuất và sự cống hiến lao dộng của mình hình thức phân phối này kích thích tính tích cực của người lao động. Trong thành phần kt cá thể khó tránh khỏi tuỳ tiện trong việc xác định tỉ lệ giữa tích luỹ đầu tư cho sản xuất và tiêu dùng cá nhân . Vì vậy vấn đề này được đặt ra sao cho mọi chủ thể kinh tế tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân để đầu tư cho sản xuất
Một hình thức phân phối theo vốn và tài sản khác là phân phối trong kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước . kinh tế tư bản tư nhân là dựa trên sở hữu hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và thuê mưón công nhân, do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu (nhà tư bản) . việc phân phối ở đây được tiến hành theo nguyên tắc sở hữu tư bản và sở hữu lao động . ở đây người công nhân được hưởng lương còn nhà tư bản được hưởng lợi nhuận hay lợi tức cổ phần
Kinh tế tư bản nhà nước bao gồm các hình thức hợp tác giữa tư bản trong và ngòài nước với nhà nước . việc phân phối ở đây dựa trên cơ sở sở hữu vốn cổ phần và lao động
Lợi tức cổ phần trong hình thức kinh tế tư bản nhà nước là phần còn lại của giá trị mới sau khi đã khấu trừ các khoản nộp thuế . đây là một bộ phận của giá trị thặng dư được phân chia giữa nhà tư bản và nhà nước đại diện cho lợi ích của toàn dân,. Người lao động được nhận lương theo hiệu quả của lao động
Từ những hình thức phân phối trên ta thấy : dể có thể sử dụng được những nguồn vốn cho sản xuất xã hội không thể áp dụng các chính sách trưng thu trưng mua hay góp cổ phần một cách bình quân . Vì tất cả các chính sách đó đều dẫn đến kết quẩ là làm suy yếu lực lương sản xuất xã hội
Từ sau hội nghị lần thứ VI ban chấp hành trung ương Đảng, ở nước ta xuất hiện các biện pháp huy động vốn như một số đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể đã thực hiện như vay vốn, hùn vốn và góp cổ phần không hạn chế, với mức lãi hợp lý. Cách làm đó đã đưa được nguồn vốn vào chu chuyển, mặt khác tuy là nguồn vốn của tư nhân nhưng việc sử dụng đã mang tính xã hội .
Trên cở sở đó hình thức phân phối theo tài sản đã chính thức trở thành một hình thức phân phối trong nền kinh tế . nó tỏ ra rất phù hợp với các thành phần kinh tế mowihình thành như kinh tế tư nhân, tư bản nhà nước...và được sự bảo hộ của pháp luật.
2.3. phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội
Để nâmg cao mức sống của người dân, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân lao động sự phân phối thu nhập của mọi thành viên xã hội còn còn đưọc thực hiện thông qua quỹ phúc lợi xã hội và tập thể . Sự phân phối này có ý nghĩa quan trọng, nó phù hợp với xu thế phát triển của xã hội
Trong điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, Đảng ta rất coi trọng việc mở rộng dần các sự nghiệp phúc lợi xã hội. Quan điểm của Đảng trong vấn đề này là :
Coi mục tiêu và động lực chính của của sự phát triển xã hội là vì con người, do con người đặt con người vào vị trí trung tâm của chính sách và chương trình phát triển của xã hội; khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể và cả cộng đồng coi trọng lợi ích lợi ích cá nhân người lao động, xem đó là động lực trực tiếp để phát triển xã hội .
Đảm bảo sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. mục tiêu của chính sách xã hội và chính sách kinh tế là thống nhất, tất cả vì con người. Phát triển kinh tế là điều kiện để thực hiện chính sách xã hội nhưng chính sách xã hội lại là sự cụ thể hoá của các hoạt động kinh tế
Tính hợp lý của quỹ phúc lợi xã hội và tập thể được biểu hiện như sau:
Quỹ phúc lợi của xã hội, tập thể không thể mở rộng được khả năng của nền kinh tế xã hội cho phép . căn cứ vào khả năng kt, vào sự phát triển của nền kinh tế nhằm đáp ứng cho được những nhiệm vụ của xã hội cấp bách nhất . tỷ lệ quỹ phúc lợi tập thể, xã hội nếu xác định không hợp lý sẽ tác động tiêu cực đến tinh thần và thái độ lao động của người lao động .
Tốc độ tăng thu nhập của cá nhân trong cộng đồng phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của phúc lợi taapj thể và xã hội . Chỉ khi nào lực lượng sản xuất phát triển cao thì phần dành cho quỹ phúc lợi taapj thể và xã hội mới có nhiều và tốc độ của nó mới có nhiều và tốc độ của nó mới có thể cao hơn tốc độ tăng thu nhập trực tiếp của cá nhân . Nếu quỹ phúc lợi tập thể và xã hội phát triển quá mức khi chưa có các điều kiện cho phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính tích cực, tính chủ động và sáng tạo của của người lao động nhằm pháy triển mạnh mẽ nền kinh tế xã hội
Trong giới hạn đã xác định, cần sử dụng có hiệu quả các quỹ phúc lợi tập thể, xã hội tiết kiệm, hợp lý . Việc sử dụng phải nhằm mục đích thiết thực, tránh lãng phí xa hoa, phô trương hình thức . Vì các quỹ này có quan hệ đến lợi ích thiết thân của mỗi thành viên tập thể, cộng đồngcho nên cần phát huy đầy đủ, dân chủ, trưng cầu ý kiến của quảng đại quân chúng, phát huy được tác dụng vốn có của nó
Quỹ phúc lợi xã hội là bộ phận của chính sách xã hội cần được giải quyết theo tinh thần xã hội hoá . nhà nước chỉ ĩ vai trì nòng cốt, đồng thời động viên mọi người dân, các tổ chức các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đóng góp
CHƯƠNG 3
Các giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta trong thời gian tới
Nhận rõ các sai lầm thiếu sót, Đảng và nhà nước đã chuyển hướng nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiét của nhà nước, đa dạng hoá các thành phần kinh tế, lấy kinh tế quốc doanh làm nòng cốt, kinh tế tập thể không ngừng được phát triển theo hướng hiệu quả và tự nguyện . và để phát huy tối đa khả năng sáng tạo của nhân tố con người trong nền kinh tế, tất yếu và trước hết phải giải quyết tốt vấn đề tiền lương với tư cách là một trong những hình thức phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay
3.1. Hệ thống các quan điểm cơ bản đổi mới chính sách tiền lương ở Việt nam
* Trong điều kiện nền kinh tế ở nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường đòi hỏi phải có hệ thống tiền lưoưng mới phù hợp với nó . vì vậy tất yếu phải thay đổi căn bản hệ thống tiền lương cũ, đưa ra chính sách mới về tiền lương và không ngừng hoàn thiện nó .
* Tiền lương tối thiểu phải dảm bảo là một trong những nội dung quan trọng nhất của chính sách tiền lương mới
* Nội dung cơ bản của đổi mới các chính sách tiền lương phải là thay đổi kết cấu lương (lương tối thiểu, tiền tệ hoá tiền lương ...) và thay đổi cơ chế tiền lương ( nhà nước kiểm soát, điều tiết mức lương tối thiểu, tiền thưởng...)
* Xây dựng lại hệ thống tiền lương trên cơ sở tách hệ thống tiền lương cũ ra thành các hệ thống tiền lương riêng biệt cho các khu vực hành chính nhà nước . Khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực sự nghiệp và lực lượng vũ trang theo tính chất lao động cơ chế hình thành nguồn tiền lương và mô hình phân phối tiền lương
* Xây dựng cơ chế quản lý tiền lương mới phải đảm bảo vừa tăng cường vai trò quản lý, điều tiết vĩ mô cuả nhà nước, vừa mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị cơ sở
* Phải tiến hành công cuộc đổi mới tổ chức và phân công lại lao động xã hội trên phạm vi toàn xã hội, tinh giảm biên chế khu vực nhà nước . trước hết thực hiện khẩn trương và mạnh mẽ chủ trương sắp xếp lại lao động trong cả hai khu vực sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp, coi đó là một trong những điều kiện quan trọng để đổi mới tiền lương . Chỉ có như vậy mới làm cho các đơn vị sản xuất kinh doanh thực sự đi vào cơ chế thị trường, làm ăn có hiệu quả, các đơn vị hành chính sự nghiệp, tăng cường hiệu lực của bộ máy, nâng cao chất lượng công tác
* Đổi mới chính sách tiền lương phải đặt trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, phải tính đến mối quan h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35457.doc