LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 5
1.1.1. Dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại. 5
1.1.2. Thẩm định dự án đầu tư: 6
1.1.3. Ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư: 8
1.2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THẨM ĐỊNH DAĐT CỦA NHTM. 8
1.2.1 Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án 9
1.2.2. Thẩm định nội dung thị trường của dự án 9
1.2.2.1. Thẩm định sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm
của dự án: 9
1.2.2.2. Khả năng cạnh tranh và các phương thức cạnh tranh: 10
1.2.3. Thẩm định nội dung kỹ thuật của dự án: 10
1.2.3.1 Thẩm định địa điểm xây dựng công trình : 10
1.2.3.2 Thẩm định về qui mô công suất : 10
1.2.3.3 Thẩm định về công nghệ sản xuất : 11
1.2.3.4 Thẩm định về phương án sản phẩm : 11
1.2.3.5 Thẩm định về sự lựa chọn máy móc thiết bị : 11
1.2.3.6 Thẩm định về nguyên vật liệu sử dụng cho dự án: 13
1.2.3.7 Thẩm định về năng lượng, nước sử dụng cho sản xuất
của dự án: 13
1.2.3.8 Thẩm định về kỹ thuật xây dựng của dự án 14
1.3.3.9 Thẩm định vấn đề xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường. 15
1.3.3.10. Thẩm định về lịch trình thực hiện dự án. 16
1.3.4. Thẩm định nội dung về mô hình tổ chức quản trị và nhân lực
cho dự án: 16
1.2.5 Thẩm định nội dung tài chính của dự án. 17
1.2.5.1 Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án. 17
1.2.5.2 Thẩm định về nguồn vốn và sự đảm bảo của nguồn vốn tài
trợ dự án. 18
1.2.5.3 Thẩm định về chi phí sản xuất, doanh thu và thu nhập
hàng năm của dự án. 18
1.2.5.4. Tính chỉ tiêu NPV (giá trị hiện tại giá ròng). 19
1.2.5.5. Tính chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn (IRR). 19
1.2.5.6. Xác định điểm hoà vốn của dự án. 20
1.2.6. Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng. 21
1.2.7. Thẩm định lợi ích kinh tế - xã hội. 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN NHÀ 23
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CỔ PHẦN NHÀ 23
2.1.1. Quá trình hoạt động và phát triển. 23
2.1.2.Tình hình hoạt động của Ngân hàng cổ phần nhà 26
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn. 26
2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 27
2.1.2.3. Các hoạt động khác 28
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN NHÀ 29
2.2.1. Quy trình và nội dung công tác thẩm định tại ngân hàng
cổ phần nhà. 29
2.2.2. Ví dụ minh hoạ về công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng
cổ phần nhà 31
2.2.2.1. Thẩm định doanh nghiệp vay vốn. 31
2.2.2. Thẩm định dự án đầu tư 32
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ Ở NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ TÂY: 35
2.3.1. Những kết quả đạt được : 35
2.3.2. Những hạn chế trong công tác thẩm định tại ngân hàng
cổ phần nhà 36
2.3.2.1- Những khó khăn trong việc thu thập thông tin: 36
2.3.2.2- Thiếu các thông tin vĩ mô làm cơ sở để thẩm định: 38
2.3.2.3- Về vấn đề đào tạo và bố trí cán bộ làm công tác thẩm định: 39
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN NHÀ 40
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN NHÀ 40
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 45
3.2.1. Những kiến nghị đối với Nhà nước 45
3.2.2. Những kiến nghị đối với NHNN Việt nam: 46
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
49 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng cổ phần nhà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản trị nào: Doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân , Công ty cổ phần hay TNHH.v. v..Mô hình tổ chức lựa chọn cho dự án có phù hợp với các quy định pháp lý hay không? có phù hợp với tính chất sở hữu hay không?
*/ Thẩm định về lao động cho dự án:
Đối với lao động trong nước:
- Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của sản xuất và điều hành dự án để ước tính số lao động trực tiếp, gián tiếp, yêu cầu về kỹ năng, bậc thợ và trình độ quản lý.
- Nguồn lao động: Chú ý đến lưc lượng lao động có tay nghề tại địa phương, nếu chưa có nghiệp vụ phải đào tạo, dự kiến số người, chi phí, địa điểm và thời gian đào tạo sao cho đảm bảo sự cân đối trong tiến độ đào tạo và tiến độ đưa công trình vào sử dụng.
- Dự kiến các hình thức trả lương, mức lương, bảo hiểm xã hội... đối với công nhân và cán bộ quản lý. Từ đó tính ra tổng quĩ lương hàng năm.
Đối với lao động nước ngoài :
Trường hợp dự án đòi hỏi kỹ thuật mới, phức tạp cần thuê chuyên gia hướng dẫn, huấn luyện công nhân vận hành máy... Chi phí trả cho chuyên gia có thể được tính vào giá mua công nghệ hoặc tính riêng. Chi phí chuyên gia gồm : tiền lương, chi phí đi lại, đi lại trong nước, ăn ở... Tuỳ theo hợp đồng và thường rất cao nên phải được xem xét kỹ lưỡng.
1.2.5 Thẩm định nội dung tài chính của dự án.
1.2.5.1 Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án.
- Căn cứ vào bảng dự trù vốn. Ngân hàng cần kiểm tra mức vốn tương xứng với từng khoản mục chi phí có so sánh với qui mô công suất và khối lượng xây lắp phải thực hiện, số lượng chủng loại thiết bị cần mua sắm. Cần tính toán sát với nhu cầu thực tế.
- Vấn đề đảm bảo về vốn lưu động khi đưa dự án vào hoạt động cũng cần đặc biệt chú ý vì nếu không đảm bảo nguồn này vốn đầu tư vào tài sản cố định sẽ không phát huy được tác dụng.
- Điều đặc biệt có ý nghĩa trong thẩm định toàn bộ nội dung về tài chính là cán bộ thẩm định phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý và độ tin cậy của các số liệu đưa vào tính toán chứ không nên căn cứ vào số liệu sẵn có trong dự án một cách máy móc rập khuôn...thực chất chỉ là tính toán lại các phép tính mà chủ đầu tư đã làm.
1.2.5.2 Thẩm định về nguồn vốn và sự đảm bảo của nguồn vốn tài trợ dự án.
Cần thẩm định rõ những nguồn nào đảm bảo cho dự án, với tỷ trọng mỗi nguồn là bao nhiêu (vốn tự có, vốn vay...) tính đảm bảo của các nguồn vốn đó như thế nào.
Ví dụ: Vốn góp liên doanh, vốn vay ngân hàng khác có thể cần đảm bảo bằng văn bản, hoặc hợp đồng sơ bộ. Đối với nguồn vốn tự có của chủ đầu tư có thể đánh giá mức độ đẩm bảo thông qua quá trình theo dõi các tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, theo dõi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp...Nhìn chung tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn đầu tư phải đạt được từ 40-50% trở lên thì dự án mới được coi là an toàn.
1.2.5.3 Thẩm định về chi phí sản xuất, doanh thu và thu nhập hàng năm của dự án.
Cần xác định giá thành của từng loại sản phẩm, đánh giá các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm cao hay thấp, có hợp lý hay không ?
Vì sao ? So sánh với giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm tương tự trên thị trường từ đó rút ra kết luận.
- Doanh thu cần được xác định rõ từng nguồn dự kiến theo năm. Thông thường trong những năm đầu hoạt động doanh thu đạt thấp hơn những năm sau (50-60% doanh thu khi ổn định).
- Dự kiến lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng hàng năm (chi phí vận hành, doanh thu và lợi nhuận năm cần lập vào một bảng tổng hợp những chỉ tiêu chính để thấy mối quan hệ).
- Xác định dòng tiền dự kiến hàng năm (tháng, quý)
Dòng tiền ròng = Thu nhập trong kỳ - Chi phí trong kỳ
NCFi = Bi - Ci
- Thu nhập trong kỳ (ký hiệu là Bi): Gồm tất cả các khoản thu của dự án như doanh thu bán hàng, vốn đi vay, tiền thu của các hoạt động khác.v.v.
- Chi phí trong kỳ (ký hiệu là Ci) : chi vốn đầu tư , chi vốn lưu động thường xuyên trả gốc và vốn vay ngân hàng.v.v.
1.2.5.4. Tính chỉ tiêu NPV (giá trị hiện tại giá ròng).
NPV cho ta biết quy mô tiền lời của dự án sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư, khi tính toán chỉ tiêu này phải dựa trên cơ sở xác định giá trị hiện tại, tức là phải chiết khấu các dòng tiền xảy ra vào các năm khác nhau của đời dự án.
n n
NPV = ồ Bi (1+r)-i - ồ Ci (1+r)-i
i = 0 i = 0
*/ ý nghĩa kinh tế :
NPV cho ta biết tổng lợi ích của dự án đem lại tính ở thời điểm hiện tại sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư.
Điều kiện để dự án được lựa chọn theo NPV : NPV>0 .
1.2.5.5. Tính chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn (IRR).
*/ Khái niệm:
Tỷ suất nội hoàn là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí (tức NPV = 0).
*/ Công thức:
n n
ồ Bi (1+IRR)-i - ồ Ci (1+IRR)-i = 0
i = 0 i = 0
1.2.5.6. Xác định điểm hoà vốn của dự án.
*/ Khái niệm :
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu của dự án vừa đúng bằng tổng chi phí hoạt động. Điểm hoà vốn được biểu hiện bằng số đơn vị sản phẩm hoặc giá trị của doanh thu.
*/ Cách tính:
Gọi x là khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán được.
Gọi x0 là khối lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn.
f là chi phí cố định (định phí) .
v là chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm (biến phí).
v.x là tổng biến phí.
p là đơn giá sản phẩm.
Ta có hệ phương trình sau:
yDT = px
yCF = vx + f
Tại điểm hoà vốn thì px0 = vx0 + f suy ra :
ịSản lượng hoà vốn:
f
x0 = -------------
p - v
Doanh thu hoà vốn: f
DTo = x p
p - v
Nếu điểm hoà vốn càng thấp (tức x0 hoặc DT0 càng nhỏ) thì khả năng thu lợi nhuận của dự án càng cao rủi ro thua lỗ càng thấp. Ta có thể xác định mức hoạt động hoà vốn bằng x0 chia x. Thời gian phân tích hoà vốn thường được tính cho từng năm hoạt động, cho một năm đại diện nào đó hoặc cho cả thời gian hoạt động của dự án.
1.2.6. Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
Xuất phát từ quan điểm của tín dụng là bên vay vốn (chủ đầu tư) phải hoàn trả Ngân hàng đầy đủ và đúng hạn số vốn gốc và lãi vay để NHTM có thể trả lại cho bên được huy động vốn hoặc cho vay đối với dự án khác. Trong quá trình thẩm định DAĐT, NHTM đậc biệt quan tâm đến khả năng hoàn trả của chủ đầu tư khi đến kỳ hạn trả nợ. Khả năng trả nợ cuả một Doanh nghiệp chủ đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dự án đang xin vay là dự án đầu tư mới hay đầu tư chiều sâu, nguồn trả nợ chủ yếu trông đợi vào khả năng sản xuất kinh doanh của dự án hay còn có những nguồn bổ sung nào khác. Hiện nay, các NHTM đang xác định mức trả nợ từng lần theo công thức sau:
Tổng số nợ gốc phải trả
Số kỳ trả nợ dự kiến = ---------------------------------
Số gốc trả mỗi kỳ
Số kỳ trả nợ Tổng số nợ gốc phải trả
dự kiến = -------------------------------------------------------------
Lợi nhuận ròng + KHCB tài sản CĐ + Các nguồn
dành trả nợ từ vốn vay khác
Từ công thức trên, nếu sau khi đã dự kiến số kỳ trả nợ và biết tổng số nợ gốc phải trả mỗi kỳ, NHTM có thể so sánh cân đối các nguồn thu từ dự án như lợi nhuận ròng, KHCB TSCĐvà các nguồn khác xem khả năng trả nợ có đảm bảo không.
Việc phân tích dòng tièn ròng hàng năm của DAĐT sẽ cho ta biết nhiều thông tin quan trọng về khả năng trả nợ NH của DAĐT.
1.2.7. Thẩm định lợi ích kinh tế - xã hội.
*/ Hiệu quả giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá bao gồm:
+/ Giá trị gia tăng trực tiếp của sản phẩm hàng hoá tức là do chính hoạt động của dự án sinh ra.
+/ Giá trị gia tăng gián tiếp là giá trị sản phẩm hàng hoá thu được từ các dự án khác hoặc các họat động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền mà dự án đang xem xét tạo ra.
- Khả năng tạo thêm viêc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- Mức độ đóng góp cho ngân sách (thuế, thuê đất, thuê TSCĐ...)
- Góp phần phát triển các ngành khác, phát triển khu nguyên liệu.
- Góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tăng cường kết cấu hạ tầng địa phưong (điện, nước, giao thông...).
- Phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch tại địa phương (ngoại ứng tích cực).
chương 2:
Thực trạng Công tác thẩm định tại Ngân hàng cổ phần nhà
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng cổ phần nhà
2.1.1. Quá trình hoạt động và phát triển.
Ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội được thành lập năm 1989, tiền thân là ngân hàng phát triển nhà thành phố Hà Nội. Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả, ổn định vững chắc trong thời gian qua. Trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam hoạt động đa năng trong lĩnh vực tiền tệ. Nhận tiền gửi, tín dụng, đầu tư, hỗ trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong, ngoài nước và cung cấp dịch vụ ngân hàng khác.
Cổ đông sáng lập của ngân hàng cổ phần nhà là các pháp nhân và thể nhân, trong đó phải kể đến Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội, các công ty trong lĩnh vực xây dựng và tư vấn xây dựng. Nhìn lại hơn 13 năm hoạt động, ngân hàng cổ phần nhà đã trải qua những mốc phát triển sau:
Ngày 30/12/1988 Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 139 NH/QĐ ban hành “Điều lệ ngân hàng phát triển nhà thành phố Hà Nội”.
Ngày 31/12/1988 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định cho phép ngân hàng phát triển nhà thành phố Hà Nội có tên gọi là HaBuBank được phép hoạt động kinh doanh từ ngày 2/1/1989.
Ngày 22/3/1989 Tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư xây dựng Việt Nam giao cho ông giám đốc Ngân hàng đầu tư xây dựng Hà Nội chọn và cử một số cán bộ sang công tác tại HaBuBank từ ngày 1/4/1989.
Đại hội đồng cổ đông lần 1 của ngân hàng cổ phần nhà đã được nhóm họp chính thức thông qua điều lệ, bầu hội đồng quản trị và thông qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chính thức khai trương hoạt động của ngân hàng phát triển nhà Hà Nội, tiền thân của ngân hàng cổ phần nhà ngày nay.
Thực hiện pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính do chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ban hành, ngân hàng nhà đã được cấp giấy phép hoạt động ngày 6/6/1992, theo đó ngân hàng được mang tên “ Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội”, vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Hội sở chính tại B7, Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội.
Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam, ngân hàng cổ phần nhà đã thành công trong việc ổn định, nâng cao chất lượng hoạt động và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Hiện tại vốn điều lệ của ngân hàng cổ phần nhà đã được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y là 80 tỷ đồng. Dự kiến sẽ được nâng lên 100 tỷ vào năm nay. Đồng thời ngân hàng cổ phần nhà đã tham gia mạng SWIFT và đã thiết lập quan hệ với 48 ngân hàng quốc tế qua mạng SWIFT song song với việc mở rộng hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng cổ phần nhà :
Văn phòng
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
đại hội đồng cổ đông
P. N.vốn, ngoại hối, ngân quỹ
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Bộ phận tin học
Phòng tài chính kế toán
Phòng tín dụng đầu tư
Ban điều hành
Phòng thanh toán quốc tế
Chi nhánh quảng ninh
Chi nhánh thanh quan
Chi nhánh hàm long
Phòng giao dịch ii
2.1.2.Tình hình hoạt động của Ngân hàng cổ phần nhà
Năm 2002 là năm thứ 5 liên tiếp Ngân hàng cổ phần nhà đạt tốc độ tăng trưởng cao. Ngân hàng đã đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động do đại hội đồng cổ đông lần thứ 10 đề ra như tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ tín dụng, tăng trưởng hoạt động dịch vụ, giảm tỉ lệ nợ quá hạn, mở rộng mạng lưới, ... Cụ thể :
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn.
Tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cổ phần nhà tại thời điểm 31/12/2002 là 1.431 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2001, trong đó vốn huy động là 1.338,284 tỷ đồng, tăng 1,6 lần. Trong năm 2002 ngân hàng cổ phần nhà đã tăng cường đầu tư cho hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các đợt khuyến mại khách hàng gửi tiền tiết kiệm, áp dung chính sách lãi suất huy động linh hoạt, cạnh tranh trên thị trường, đồng thời mở rộng hợp tác trên thị trường liên ngân hàng. Ngoài ra, trong năm 2002, ngân hàng cổ phần nhà đã mở thêm một ngân hàng tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh để tăng cường hoạt động huy động vốn và xúc tiến việc mở rộng cho vay khách hàng.
Tình hình huy động vốn của ngân hàng cổ phần nhà đựoc khái quát qua bảng số liệu sau:
(Đơn vị : triệu đồng)
Cơ cấu nguồn vốn
2001
2002
2002/2001 (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Vốn chủ sở hữu
78.313
8,6
82.072
5,7
+4,8
Tiền gửi khách hàng
590.859
65
742.549
51,9
+25,7
Tiền gửi của NH và TCTD
225.674
24,8
595.735
41,6
+164
Các khoản phải trả.
13.853
1,6
10.843
0,8
-21,7
Tổng
908.699
100
1.431.219
100
+57,5
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2001,2002)
Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng cổ phần nhà năm 2002 có một số thay đổi. Tỷ trọng nguồn vốn từ tiền gửi khách hàng và tiền gửi tiết kiệm trong tổng nguồn vốn giảm nhẹ, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng lên 16,8%. Cơ cấu nguồn vốn huy động được thể hiện qua bảng số liệu sau:
(Đơn vị : triệu đồng)
Số dư nguồn vốn huy động
2001
2002
2002/2001 (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Tiền gửi và vay từ TCTD
225.674
28,4
595.735
41,6
+164
Tiền gửi tổ chức kinh tế
121.708
13,4
170.913
11,9
+40
Tiền gửi tiết kiệm
469.151
51,6
571.636
39,9
+22
Tổng vốn huy động
816.533
89,8
1.338.284
93,4
+63
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2001,2002)
2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Năm 2002, hoạt động tín dụng của ngân hàng cổ phần nhà tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng tốt cả về chất và về lượng. Với phương châm an toàn và hiệu quả cho các hoạt động sử dụng vốn, ngân hàng cổ phần nhà tập trung tiếp thị để mở rộng hoạt động cho vay ra đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tổng công ty lớn, có tiềm năng của Nhà nước. Tính đến 31/12/2002, tổng dư nợ của ngân hàng cổ phần nhà đạt trên 830 tỷ đồng, tăng 69% so với năm 2001. Tỷ lệ vay trung dài hạn của ngân hàng cổ phần nhà tăng từ 13% năm 2001 lên thành 19,3% năm 2002.
Trong năm 2002, ngân hàng cổ phần nhà tích cực điều chỉnh cơ cấu và hình thức cho vay để ổn định doanh số, phân tán rủi ro : Tăng tỷ lệ cho vay trung dài hạn, phát triển hoạt động cho vay hợp vốn, đồng tài trợ, phát triển cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp. Mặc dù là nghiệp vụ mới, nhưng cho vay trả góp đã chiếm một phần doanh số đáng kể trong tổng dư nợ của ngân hàng.
Bên cạnh việc phát triển cho vay ra, ngân hàng cổ phần nhà cũng chú trọng việc củng cố chất lượng tín dụng. Trong năm 2002, ngoài số nợ quá hạn của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Quảng Ninh chuyển sang sau khi sáp nhập, ngân hàng cổ phần nhà đã cố gắng không để phát sinh nợ quá hạn mới và sử dụng các biện pháp tích cực để thu hồi nợ quá hạn cũ. Đến 31/12/2002, ngân hàng cổ phần nhà đã giảm được tỷ lệ nợ quá hạn từ 3% xuống còn dưới 1,7% tổng dư nợ.
(Đơn vị : triệu đồng)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Tăngtrưởng
Tổng dư nợ
244.365
489.357
830.581
+69,7
Trong đó
Phân theo thời hạn :
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung hạn
219.250
25.115
424.738
64.619
666.411
164.170
80,23
19,77
Phân theo TP kinh tế:
DNNN
HTX
C/ty CP, TNHH
Tư nhân
Liên doanh
119.326
3.438
67.713
37.627
16.261
165.541
3.662
262.153
26.547
31.452
195.639
4.470
541.491
64.936
24.045
23,55
0,55
65,19
7,82
2,89
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2001,2002)
2.1.2.3. Các hoạt động khác
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ : Mặc dù có nhiều biến động về tỷ giá ngoại tệ trong năm 2002 nhưng ngân hàng cổ phần nhà luôn đảm bảo đủ ngoại tệ cung cấp cho các khách hàng có nhu cầu thanh toán với mức tăng trưởng trên 30% so với năm 2001, đồng thời mở rộng kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ chiếm 5,6% thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế : Trong năm 2002, dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng cổ phần nhà tiếp tục tăng trưởng tốt. Doanh số hoạt động trong năm tăng 32% so với năm 2001
Hoạt động bảo lãnh: Doanh số bảo lãnh năm 2002 của ngân hàng cổ phần nhà đạt xấp xỉ 300 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2001.
2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng cổ phần nhà
2.2.1. Quy trình và nội dung công tác thẩm định tại ngân hàng cổ phần nhà.
Quy trình và nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng cổ phần nhà được thực hiện như sau:
Phòng tín dụng sẽ tiến hành phân tích tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, phân tích dự án đầu tư, trực tiếp theo dõi, thu hồi gốc, lãi, kiểm tra định kỳ để phòng ngừa rủi ro. Tại phòng tín dụng, khi tiếp nhận các hồ sơ xin vay của khách hàng, thì cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và chịu trách nhiệm thẩm định dự án. Nội dung nghiên cứu, kiểm tra, phân tích hồ sơ xin vay vốn của cán bộ tín dụng tập trung vào một số các vấn đề cơ bản sau:
- Kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp
Tư cách pháp nhân:
+Quyết định thành lập doanh nghiệp
+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng
+ Quyết định bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (nếu có).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Tình hình tài chính:
+ Báo cáo quyết toán trong hai năm gần nhất và quý gần nhất.
+ Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
+ Văn bản phê duyệt quyết toán của cấp có thẩm quyền
+ Giải trình tóm tắt về doanh nghiệp vay vốn
+ Tài liệu giải trình và phân tích công nợ tại thời điểm xin vay vốn
- Kiểm tra hồ sơ dự án :
+ Đơn xin vay vốn
+ Thông báo kế hoạch tín dụng đầu tư
+ Uỷ quyền vay vốn nếu có.
+ Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền
+ Quyết định phê duyệt tổng dự toán
+ Quyết định công bố kết quả đấu thầu, chọn thầu hoặc chỉ định thầu
+ Giấy phép nhập khẩu thiết bị (đối với hàng nhập khẩu) hoặc văn bản phê duyệt chất lượng, giá cả thiết bị (đối với thiết bị mua trong nước)
+ Bảng tính toán phân tích khả năng vay, trả nợ, lịch trả nợ do doanh nghiệp tính toán, xác định gửi tới ngân hàng
+ Các tài liệu liên quan
Kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp
+ Tình hình vốn và tài sản của doanh nghiệp
+ Giá trị sản lượng và doanh thu đạt được
+ Lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách
+ Khả năng thanh toán
+ Tình hình công nợ, phải thu, phải trả nợ vay
+ Tình hình sử dụng vốn và tài sản
+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm, đánh giá và dự đoán trong tương lai
Thẩm định dự án đầu tư : Kiểm tra các yếu tố sau :
+ Khả năng đầu vào, đầu ra và thị trường tiêu thị sản phẩm
+ Khả năng về nguồn vốn
+ Xác định mức vốn có thể vay ngân hàng
+ Xác định khả năng nguồn vốn có thể dùng vào việc trả nợ vốn vay ngân hàng
+ Xác định thời hạn trả, mức trả từng kỳ hạn để lên lịch trả nợ
+ Các điều kiện đảm bảo vay vốn.
2.2.2. Ví dụ minh hoạ về công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng cổ phần nhà
Dự án đầu tư máy móc thiết bị và khuôn dập nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm.
2.2.2.1. Thẩm định doanh nghiệp vay vốn.
Công ty sản xuất kinh doanh hàng cơ kim khí (chủ yếu là bồn chứa nước bằng thép không rỉ). Sản phẩm chính của công ty là bồn chứa nước bằng inox. Sản phẩm cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, Trung, và Nam. 60% doanh thu của Công ty là từ thị trường ngoài Hà Nội. Tốc độ tăng trưởng trung bình là 50%/ năm. Doanh thu năm 2001 của Công ty là 29,6 tỷ, năm 2002 là 35 tỷ.
Hiện nay Công ty có 240 công nhân viên, trong đó có 150 là công nhân trực tiếp sản xuất, 35 nhân viên bán hàng, 20 cán bộ phụ trách thị trường, 25 nhân viên dịch vụ vận chuyển lắp đặt.
Ban giám đốc
Mô hình tổ chức của Công ty:
Xưởng sản xuất
Phòng dịch vụ
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Vận chuyển
Khai thác thị trường
Bảo hành
Lắp đặt
Bộ phận bán hàng II
Bộ phận bán hàng I
Đại lý tiêu thụ sản phẩm
2.2.2. Thẩm định dự án đầu tư
* Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư
Hiện nay do nhu cầu đời sống người dân ngày một tăng nên việc sử dụng các thiết bị bằng thép không rỉ, đặc biệt là bồn nước inox ngày càng nhiều.
Với việc đầu tư máy móc thiết bị và khuôn dập nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm sẽ làm phong phú thêm chủng loại sản phẩm của công ty ; đáp ứng ngày một hoàn hảo hơn cho nhu cầu của thị trường Hà Nội và các tỉnh khác.
* Thẩm định phương diện thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong thời gian qua tăng và dự kiến trong thời gian tới còn tăng hơn nữa.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ ở khu vực Hà Nội mà cả thị trường miền Trung, miền Nam.
* Thẩm định phương diện kỹ thuật công nghệ.
Công ty đã đầu tư rất nhiều máy móc thiết bị hoàn thiện dây chyền sản xuất bồn chứa nước inox nhằm tăng năng lực sản xuất. Vào năm 2000, công ty trang bị thêm một máy thép thuỷ lực 200 tấn. Vào năm 2002, Công ty trang bị thêm một máy thép thuỷ lực 400 tấn.
* Thẩm định phương diện môi trường
Dự án đi vào sản xuất không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh bởi lẽ toàn bộ máy móc thiết bị và khuôn mẫu được thiết kế đồng bộ và nhập khẩu từ Đài Loan.
Nguồn nước được sử dụng trong từng công đoạn sản xuất.
Dự án đi vào hoạt động cũng tạo điều kiện nâng cao môi trường lao động và tạo thu nhập cao hơn cho người lao động.
* Thẩm định phương diện tài chính
Kế hoạch tài chính cho dự án:
( Đơn vị: 1.000 đồng)
Vốn chủ sở hữu
1.394.275
21,8%
Vay ngắn hạn
1.500.000
23,46%
Vay trung, dài hạn
3.500.000
54,47%
Tổng
6.394.275
100%
Dự toán tài chính cho dự án
( Đơn vị : 1.000 đồng)
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
1
Doanh thu từ kinh doanh
35.000.000
38.500.000
42.350.000
46.585.000
2
Lãi sau thuế
1.575.000
1.732.500
1.905.750
2.096.325
3
Khấu hao cơ bản
920.000
920.000
920.000
900.000
4
Dòng tiền từ hoạt động KD
2.495.000
2.652.500
2.825.750
3.016.325
5
NDH phải trả trong năm
530.000
1.030.000
1.050.000
1.050.000
6
Lãi NH phải trả trong năm
446.400
345.600
244.800
144.000
7
Phải trả cho NH
976.400
7.395.000
1.294.800
1.194.000
Tổng giá trị tài sản xin vay: 3.500.000.000 VND
Lãi suất xin vay: 0,75%/tháng
Thời hạn vay: 4 năm.
* Thẩm định tài sản bảo đảm
TS đảm bảo
Giấy tờ
Mô tả
Đánh giá của NH
TS hiện có
Hoá đơn tài chính
Máy móc thiết bị
2 tỷ
TS hình thành từ vốn vay
Tờ khai hải quan
Máy móc thiết bị
2,7 tỷ
TS riêng
Giấy chứng nhận QSH
Căn hộ số 410
Khu Linh Đàm
300 triệu
ị Đánh giá của Ngân hàng cổ phần nhà :
Hồ sơ pháp lý: đầy đủ và hợp lệ
Khả năng trả nợ vay: Qua quá trình thẩm định chúng tôi nhận thấy tổng số tiền duyệt vay chỉ nên là 3 tỷ đồng chẵn.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng trả vốn vay trong thời hạn là 3 năm theo phương thức trả gốc và lãi dần từng tháng.
Tuy nhiên với mục đích lắp đặt thêm thiết bị nên chủ dự án cần khoảng thời gian ân hạn là 3 tháng cho việc lắp đặt chuyển giao công nghệ và vận hành thử.
3. Tài sản bảo đảm : Dự án có đủ tài sản bảo đảm.
2.3. Những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng đầu tư ở Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây:
2.3.1. Những kết quả đạt được :
Những năm qua, tuy phải đối mặt với nhiều thử thách song ngân hàng cổ phần nhà đã đạt được một số kết quả trong công tác thẩm định. Hiện nay ngân hàng đã tiến hành thẩm định và đầu tư có hiệu quả nhiều dự án.
Trong bối cảnh chung có nhiều khó khăn, Ngân hàng đã phân tích đúng tình hình, xác định đúng hướng hoạt động, kịp thời đưa ra những giải pháp xử lý linh hoạt đảm bảo an toàn, chất lượng, có hiệu quả trong hoạt động Ngân hàng với mục tiêu đầu tư phát triển để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, các chỉ tiêu, kế hoạch Nhà nước giao luôn được Ngân hàng thực hiện vượt mức với chất lượng cao nhất. Ngân hàng cũng đã tập trung được vốn cho các công trình trọng điểm của Nhà nước, của tỉnh và các dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao. Rất nhiều các doanh nghiệp đã được Ngân hàng tạo điều kiện cung cấp vốn tín dụng để xây dựng mới, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, các đơn vị đang rất cần thay thế và đổi mới thiết bị sản xuất kinh doanh thì việc vay vốn trung, dài hạn của Ngân hàng là một giải pháp đúng đắn giúp các doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả kinh doanh.
- Trong quá trình thẩm định dự án khi cho vay, Ngân hàng luôn thực hiện đúng với thể lệ tín dụng trung, dài hạn. Trong quá trình thẩm định và cho vay, Ngân hàng luôn thực hiện đúng theo các quy trình thẩm định cho vay đầu tư đối với các dự án: Kiểm tra xem khách hàng vay có sử dụng đúng mục đích hay đem sử dụng vào mục đích khác; dự án vay hoạt động có hiệu quả hay không; Tình hình tài chính của khách hàng có đảm bảo hay không; Các chứng từ vay vốn có hợp lý, hợp lệ hay không... Thông qua đó để hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra có thể ảnh hưởng đến sự an toàn vốn của Ngân hàng, mặt khác tránh tình trạng đầu tư vào các dự án kém hiệu quả.
- Hoạt động Marketing của Ngân hàng rất được chú trọng. Vì vậy số lượng khách hàng gửi hồ sơ xin vay vốn ngày càng nhiều. Do đó Ngân hàng có điều kiện để tìm được những dự án có chất lượng. Ngoài ra ngân hàng còn biết cách tiếp cận khách hàng hướng dẫn khách hàng một cách tận tình chu đáo trong việc lập hồ sơ vay vốn, đúng quy định, tạo điều kiện cho khách hàng sớm hoàn thành các thủ tục được thuận tiện.
- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp và được tổ chức sắp xếp một cách hợp lý. Với những công trình quan trọng, nhiều khó khăn, Ngâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0229.doc