Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam VPBANK

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I 2

Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Thương mại Cổ Phần Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) 2

1.1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng VPBANK và chi nhánh VPBANK Mỹ Đình: 2

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng VPBANK: 2

1.1.2. Thời gian thành lập của chi nhánh VPBANK Mỹ Đình: 5

1.2. Cơ cấu tở chức: 5

Chương II 9

Khái quát tình hình thẩm định và quản lý hoạt động đầu tư của ngân hàng VPBANK 9

2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBANK trong năm 2007: 9

2.1.1. Bối cảnh hoạt động kinh tế Việt Nam năm 2007: 9

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh VPBANK đã đạt được trong năm 2007: 10

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn: 10

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng: 12

2.1.2.3. Các hoạt động khác: 13

2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBANK: 14

2.2.1. Quy trình và nội dung công tác thẩm định tại ngân hàng VPBANK: 14

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư ở ngân hàng VPBANK: 16

2.2.2.1. Những kết quả đạt được: 16

2.2.2.2. Những hạn chế và khó khăn trong công tác thẩm định và quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng VPBANK: 20

2.2.2.2.1. Khó khăn trong việc thu thập thông tin: 20

2.2.2.2.2- Thiếu các thông tin vĩ mô làm cơ sở để thẩm định: 21

2.2.2.2.3- Về vấn đề đào tạo và bố trí cán bộ làm công tác thẩm định: 22

Chương III 24

Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định và quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng VPBANK 24

3.1. Định hướng kinh doanh 24

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBANK: 24

Kết Luận 26

 

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam VPBANK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.  Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank đã mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch. Hiệ tại VPBank đã có 90 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước.  Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước.  1.1.2. Thời gian thành lập của chi nhánh VPBANK Mỹ Đình: Ngày 21/12/2006, VPBANK chính thức khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh VPBank Mỹ Đình, hoạt động trực thuộc VPBank Thăng Long. 1.2. Cơ cấu tở chức: Hội đồng quản trị: Hội đồng Quản trị được bầu tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2005, ngày 31/3/2006, với nhiệm kỳ 4 năm (2006 - 2009), gồm 6 thành viên:    Chủ tịch Hội đồng Quản trị: ông Phạm Hà Trung Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Ông  Lâm Hoàng Lộc Ủy viên: Ông Nguyễn Quang A, Ông Lê Đắc Sơn, Ông Bùi Hải Quân, Ông Linus Goh Ban Kiểm soát: do Đại hội Cổ đông bầu, gồm 3 thành viên: Trưởng ban: Ông Vũ Hải Bằng Thành viên chuyên trách tại hội sở: Bà Phan Thị Thu Hà Thành viên chuyên trách tại thành phố Hồ Chí Minh: Ông Trần Đức Hạ Trong Ban Kiểm soát còn có Phòng Kiểm soát nội bộ. Hội đồng tín dụng: là tổ chức do Hội đồng quản trị bầu ra: Ngoài ra, HĐQT cũng thành lập các Ban Tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I. Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng với các giới hạn tín dụng khác nhau. Hội đồng Quản lý Tài sản nợ - tài sản có Ban Điều hành: gồm Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. Ngân hàng được chia thành nhiều phòng ban với những nhiệm vụ và chức năng khác nhau: + Phòng tài chính kế toán + Phòng nguồn vốn + Phòng kế hoạch – tổng hợp + Trung tâm tin học + Phòng nhân sự đào tạo + Phòng phát triển khách hàng + Trung tâm thanh toán + Phòng Pháp chế - Thu hồi nợ + Văn Phòng + Trung tâm Western Union + Trung tâm thẻ + Phòng Quản lý rủi ro Công ty Quản lý Tài sản VPBANK Công ty chứng khoán VPBANK Các chi nhánh Các phòng giao dịch Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBANK được thể hiện ở sơ dồ sau: Đại Hội Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Ban Điều Hành Văn Phòng Hội Đồng Quản Trị Hội Đồng Quản Trị Tài Sản Nợ, Tài Sản có Hội Đồng Tín Dụng Ban Kiểm Soát Phòng Kiểm Toán Nội Bộ Các Ban Tín Dụng Phòng Nguồn Vốn Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Trung Tâm Tin Học Phòng Nhân Sự Đào Tạo Trung Tâm Thanh Toán Phòng Phát Triển Khách Hàng Phòng Pháp Chế Văn Phòng Trung Tâm Western Union Trung Tâm Thẻ Phòng Quản Lý Rủi Ro Công Ty Quản Lý Tài Sản VPBANK Công Ty Chứng Khoán VPBANK Các Chí Nhánh Các Phòng Giao Dịch Chương II Khái quát tình hình thẩm định và quản lý hoạt động đầu tư của ngân hàng VPBANK Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBANK trong năm 2007: Bối cảnh hoạt động kinh tế Việt Nam năm 2007: Năm 2007 đã dánh dấu những bước tiến mới trong quá trình hội nhập với thế giới và khu vực, với những thời cơ và thách thức lớn đặt ra cho công cuộc cải cách và phát triển của Việt Nam. Những thách thức đó đi từ việc mất giá của đồng USD đến 13% so với các đồng tiền lớn khác, việc tăng giá dầu, giá vàng đến mức kỉ lục trong vòng 30 năm qua, tình trạng khủng hoảng trong nghành tài chính ngân hàng của Mỹ và các nền kinh tế lớn đến thiên tai dịch bệnh trong nước nhưng nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được những bất động đầy thách thức này để đạt được những kết quả tích cực. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội hàng năm vẫn đạt được khá toàn diện: tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn giữ được ở tốc độ cao: 8,5%/năm, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 16%, dự trữ ngoại tệ cao. Năm 2007 được coi là năm “được mùa” của nghành ngân hàng. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết cho biết tính đến hết năm 2007 so với năm 2006, tổng nguồn vốn huy động trong hệ thống ngân hàng thương mại tăng 36,5%, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước tính tăng khoảng 34%. Đặc biệt, khối ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng dư nợ lên tới 103% so với năm 2006. Thị phần tín dụng khu vực này cũng tăng tới 24,7%. Năm 2007 còn đánh dấu bước chuyển biến mới của các ngân hàng thương mại, nhất là khối cổ phần trong việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp cả nước nhằm chiếm lĩnh thị phần trước khi lộ trình mở cửa ngân hàng được mở rộng hoàn toàn. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, môi trường kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là nghành ngân hàng, đã phải đối mặt với nhiều bất lợi do tỷ lệ lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn, sự thay đổi của các chính sách vĩ mô điều tiết nền kinh tế tiền tệ, sự cạnh tranh giứa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, diễn ra vô cùng gay gắt. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh VPBANK đã đạt được trong năm 2007: Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều biến động đó, VPBANK đã đưa ra những giải pháp tích cực, linh hoạt trong lĩnh vực huy động vốn, tín dụng và đầu tư để vừa đảm bảo được lợi nhuận kế hoạch đề ra vừa đảm bảo được an toàn hoạt động. Trong 6 tháng đầu năm VPBank tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh doanh tốt, đạt được kế hoạch đề ra. Tổng tài sản của VPBank đến cuối tháng 6 năm 2007 đạt trên 12.000 tỷ đồng. 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn: Hoạt động huy động vốn trong 6 tháng đầu năm đều tăng trưởng khá, tổng số dư huy động toàn hệ thống đã vượt qua ngưỡng 10.000 tỷ đồng từ tháng 4/2007. Lợi nhuận trước thuế sau dự phòng rủi ro thu được sau 6 tháng đạt 140 tỷ đồng. Đến 30/06/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank đạt 10.799 tỷ đồng, tăng 1.692 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (bằng 119% số dư huy động đến 31/12/2006) và tăng 4.381 tỷ đồng so với cựng kỳ năm ngoỏi (bằng 168% đến 30/06/2006). Trong đó, nguồn vốn huy động thị trường I đạt 8.492 tỷ đồng tăng 3.065 tỷ đồng so với cuối năm 2006, và tăng gần gấp đụi số dư huy động thị trường I đến 30/06/2006 (riờng số dư tiền gửi tiết kiệm là 6.185 tỷ đồng tăng 1.676 tỷ đồng so với năm 2006); Số dư huy động thị trường II cuối tháng 6/2007 là 2.250 tỷ đồng, giảm 1.375 tỷ đồng so với cuối năm 2006 và tăng 135 tỷ đồng so với cuối thỏng 5/2007. Đến 30/06/2007 số dư huy động vốn của một số chi nhánh đó vượt mức kế hoạch đặt ra cho cả năm 2007. Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBANK là 15.448 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch của cả năm 2007 và tăng 6.393 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 70%). Trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 12.764 tỷ đồng, tăng 128% so với cuối năm 2006. Nguồn vốn liên ngân hàng cuối năm 2007 là 2.493 tỷ đồng, giảm 947 tỷ so với cuối năm 2006. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng được thể hiện ở bảng sau: 2005 2006 2007 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Nguồn vốn huy động 5.638.001 100% 9.055.955 100% 15.448.002 100% Phân theo kì hạn Ngắn hạn 4.397.641 78% 7.244.548 80% 11.756.345 77% Trung hạn 1.240.360 22% 1.811.387 20% 3.599.139 23% Phân theo cơ cấu Huy động thị trường 1 3.209.711 57% 5.630.373 63% 12.764.366 84% Huy động thị trường 2 2.298.230 43% 3.386.736 37% 2.439.615 16% (đơn vị:triệu đồng) 2.1.2.2. Hoạt động tín dụng: 6 tháng đầu năm 2007, VPBank trên toàn hệ thống vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tín dụng, nỗ lực tiếp thị đến khách hàng mới, duy trì chặt chẽ mối quan hệ với các khách hàng cũ, vì vậy mà trước tình hình cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng, hoạt động tín dụng của VPBank vẫn đạt được những kết quả khả quan. Tổng dư nợ cho vay đến 30/06/2007 đạt 7.837 tỷ đồng, tăng 2.806 tỷ đồng so với cuối năm 2006 và tăng hơn gấp đôi dư nợ tín dụng của hệ thống cùng kỳ năm ngoái, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 7.447 tỷ đồng chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 4.270 tỷ đồng chiếm 54% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng đến cuối tháng 6 là 0,43%. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.323 tỷ đồng , tăng 8.317 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng 165%) và vượt 53% so với kê hoạch cả năm 2007, trong đó dư nợ vay bằng VND đạt 12.726 tỷ đồng, chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6.959 tỷ đồng, chiếm 52% tổng sư nợ. Chất lượng tín dụng của ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0,49%. Dưới đây là bảng cơ cấu dư nợ tín dụng 2005-2007: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 3.297.883 5.006.598 13.323.681 Theo loại hình cho vay Cho vay ngắn hạn 1.688.767 2.488.445 6.959.529 Cho vay dài hạn 1.607.058 2.518.153 6.364.152 Cho vay khác 2.058 Thể loại tiền tệ Cho vay bằng đồng Việt Nam 3.191.649 4.736.694 12.726.831 Cho vay bằng ngoại tệ 106.234 270.940 596.850 (đơn vị:tỷ đồng) 2.1.2.3. Các hoạt động khác: Hoạt động kinh doanh vốn tiếp tục được duy trì quy mô và vị thế cao trên thị trường liên ngân hàng, tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh để thu lợi nhuận cho ngân hàng, tận dụng các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng, duy trì dự trữ bắt buộc và đảm bảo thanh toán. Về hoạt động đầu tư giấy tờ có giá, trong năm, các tài sản đầu tư được lựa chọn thường có tính thanh khoản cao, đồng thời vẫn đạt được hiệu quả sử dụng vốn. Tổng thu nhập lũy kế 6 tháng đầu năm 2007 đạt 739 tỷ đồng, tăng 326 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2006 và tăng 142 tỷ đồng so với tháng 5/2007; Tổng chi phí lũy kế đến cuối tháng 6/2007 là 599 tỷ đồng, tăng 247 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2006 và tăng 117 tỷ đồng so với tháng 5/2007. Lợi nhuận trước thuế, sau dự phòng rủi ro thu được đến cuối tháng 6 năm 2007 là 140 tỷ đồng (tăng 92 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái) trong đó riêng lợi nhuận tháng 6 đạt hơn 24 tỷ đồng. Tính đền thời điểm 31/12/2007, vốn điều lệ của VPBANK đã đạt được 2.000 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt hơn 18.1 ngàn tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt trên 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006. Mạng lưới hoạt động rộng khắp với 128 chi nhánh và phòng giao dịch với 2 công ty trực thuộc ( Công ty chứng khoán VPBANK và công ty quản lý tài sản VPBANK ). Năm 2007 cũng là năm VPBANK hoành thành nhiều dự án lớn, có ý nghĩa sống còn với hoạt động ngân hàng, phát triển mạng lưới với hơn 130 chi nhánh và phòng giao dịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. 2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBANK: 2.2.1. Quy trình và nội dung công tác thẩm định tại ngân hàng VPBANK: Quy trình và nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBANK được thực hiện như sau: Phòng tín dụng sẽ tiến hành phân tích tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, phân tích dự án đầu tư, trực tiếp theo dõi, thu hồi gốc, lãi, kiểm tra định kỳ để phòng ngừa rủi ro. Tại phòng tín dụng, khi tiếp nhận các hồ sơ xin vay của khách hàng, thì cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và chịu trách nhiệm thẩm định dự án. Nội dung nghiên cứu, kiểm tra, phân tích hồ sơ xin vay vốn của cán bộ tín dụng tập trung vào một số các vấn đề cơ bản sau: - Kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp Tư cách pháp nhân: +Quyết định thành lập doanh nghiệp + Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng + Quyết định bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (nếu có). + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Tình hình tài chính: + Báo cáo quyết toán trong hai năm gần nhất và quý gần nhất. + Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh + Văn bản phê duyệt quyết toán của cấp có thẩm quyền + Giải trình tóm tắt về doanh nghiệp vay vốn + Tài liệu giải trình và phân tích công nợ tại thời điểm xin vay vốn - Kiểm tra hồ sơ dự án : + Đơn xin vay vốn + Thông báo kế hoạch tín dụng đầu tư + Uỷ quyền vay vốn nếu có. + Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền + Quyết định phê duyệt tổng dự toán + Quyết định công bố kết quả đấu thầu, chọn thầu hoặc chỉ định thầu + Giấy phép nhập khẩu thiết bị (đối với hàng nhập khẩu) hoặc văn bản phê duyệt chất lượng, giá cả thiết bị (đối với thiết bị mua trong nước) + Bảng tính toán phân tích khả năng vay, trả nợ, lịch trả nợ do doanh nghiệp tính toán, xác định gửi tới ngân hàng + Các tài liệu liên quan Kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp + Tình hình vốn và tài sản của doanh nghiệp + Giá trị sản lượng và doanh thu đạt được + Lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách + Khả năng thanh toán + Tình hình công nợ, phải thu, phải trả nợ vay + Tình hình sử dụng vốn và tài sản + Tình hình tiêu thụ sản phẩm, đánh giá và dự đoán trong tương lai Thẩm định dự án đầu tư : Kiểm tra các yếu tố sau : + Khả năng đầu vào, đầu ra và thị trường tiêu thị sản phẩm + Khả năng về nguồn vốn + Xác định mức vốn có thể vay ngân hàng + Xác định khả năng nguồn vốn có thể dùng vào việc trả nợ vốn vay ngân hàng + Xác định thời hạn trả, mức trả từng kỳ hạn để lên lịch trả nợ + Các điều kiện đảm bảo vay vốn. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư ở ngân hàng VPBANK: 2.2.2.1. Những kết quả đạt được: Năm 2007 đã có những tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới và thiên tai dịch bệnh ở trong nước, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng diễn ra hết sức sôi động, mức độ cạnh tranh giứa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó, VPBANK đã phân tích đúng tình hình, xác định đúng hướng hoạt động, kịp thời đưa ra những giải pháp xử lý linh hoạt đảm bảo an toàn, chất lượng, có hiệu quả trong hoạt động Ngân hàng để khắc phục khó khăn đồng thời đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Rất nhiều các doanh nghiệp đã được Ngân hàng tạo điều kiện cung cấp vốn tín dụng để xây dựng mới, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, các đơn vị đang rất cần thay thế và đổi mới thiết bị sản xuất kinh doanh thì việc vay vốn trung, dài hạn của Ngân hàng là một giải pháp đúng đắn giúp các doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Trong quá trình thẩm định dự án khi cho vay, VPBANK luôn thực hiện đúng với thể lệ tín dụng trung, dài hạn. Trong quá trình thẩm định và cho vay, ngân hàng luôn thực hiện đúng theo các quy trình thẩm định cho vay đầu tư đối với các dự án: Kiểm tra xem khách hàng vay có sử dụng đúng mục đích hay đem sử dụng vào mục đích khác; dự án vay hoạt động có hiệu quả hay không; tình hình tài chính của khách hàng có đảm bảo hay không; các chứng từ vay vốn có hợp lý, hợp lệ hay không... thông qua đó để hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra có thể ảnh hưởng đến sự an toàn vốn của Ngân hàng, mặt khác tránh tình trạng đầu tư vào các dự án kém hiệu quả, lãng phí vốn vay. Về hoạt động Marketting, VPBANK không ngừng khuyến khích khách hàng vay vốn tại ngân hàng bằng chính sách lãi suất hợp lý. Chính vì vậy số lượng khách hàng xin vay vốn ngày càng tăng. Qua đó ngân hàng VPBANK có cơ hội và điều kiện để tìm ra các dự án có chất lượng và tính khả thi cao để cho vay vốn. Ngoài ra đội ngũ nhân viên của ngân hàng luôn biết cách tiếp cận khách hàng, hướng dẫn tận tình và chu đáo cho khách hàng về thủ tục lập hồ sơ vay vốn đúng qui định, tạo điều kiện cho khách hàng sớm hoàn thành các thủ tục để có thể đưa dự án của mình vào hoạt dộng. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý rủi ro đã được ngân hàng luôn được ngân hàng đặt lên hàng đầu nhằm tránh được những sai lầm làm ảnh hưởng đên hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bộ máy quản lý rủi ro được VPBANK tổ chức 1 cách chặt chẽ theo nhiều cấp quản lý với cơ cấu bao gồm : Ban Kiểm soát, Hội đồng tín dụng và Ban Tín dụng, Hội đồng ALCO để hạn chế rủi ro thị trường và thanh khoản. Hội đồng ALCO có nhiệm vụ quản lý thanh khoản, quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả.Đồng thời hội đồng này cũng có nhiệm vụ theo dõi sát diễn biến thị trường về lãi suất, tỷ giá và những khả năng có thể gây rủi ro khác để có giải pháp phù hợp trong việc quản lý nguồn và sử dụng nguồn sao cho hiệu quả nhất đối với VPBANK. Qua việc tở chức một bộ máy quản lý rủi ro chặt chẽ như vậy, VPBANK có thể xác định được những dự án có tính khả thi, những dự án ít rủi ro nhất đẻ có thể quyết định cho vay vốn, giảm thiểu được tình trạng đầu tư vào những dự án không có chất lượng và mang nhiều rủi ro. Vừa đảm bảo được khả năng sinh lời cao nhất đáp ứng được yêu cầu của Ngân Hàng Nhà Nước về chỉ số an toàn. VPBANK sở hữu một đội ngũ cán bộ tín dụng có chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp và được tổ chức sắp xếp 1 cách hợp lý và hiệu quả. Qua đó, đối với những công trình, dự án trọng điểm, nhiểu khó khăn, ngân hàng có thể chọn ra những cán bộ có năng lực, trình độ, có kinh nghiệm thực tế đẻ giúp cho khách hàng hoàn tất được hồ sơ vay vốn nhanh chóng, chính xác. Hoạt động kinh doanh của VPBANK tiếp tục giữ được độ tăng trưởng, công tác thẩm định được củng cố, chấn chỉnh an toàn và chất lượng hơn, giảm phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, đảm bảo vốn quay vòng tốt và có thu nhập cho ngân hàng, hiệu quả kinh doanh lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Các tỷ lệ an toàn vốn được VPBANK duy trì theo đúng qui định của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể các tỷ lệ an toàn vốn của VPBANK đến 31/12/2007 như sau: + Tỷ lệ an toàn vốn là 21% + Tỷ lệ về khả năng chi trả là 126% + Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn là 18,7% Ngân hàng cũng đã chú trọng đầu tư công nghệ phục vụ cho việc điều hành vốn có hiệu quả và thuận lợi hơn. Ngân hàng đã khai thác tính năng của phần mềm mới (T24) để phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại ( Internet Banking, SMS banking và các sản phẩm dịch vụ khác) nhằm phục vụ khách hàng một cách hiệu quả và tiện lợi hơn. Qua đó số lượng khách hàng đến vay vốn đầu tư ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác thẩm định, Ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn. 2.2.2.2. Những hạn chế và khó khăn trong công tác thẩm định và quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng VPBANK: 2.2.2.2.1. Khó khăn trong việc thu thập thông tin: Các thông tin từ doanh nghiệp vay vốn gửi đến ngân hàng không đầy đủ và thiếu chính xác. Doanh nghiệp đến vay vốn không thuyết minh được năng lực sản xuất và tài chính của mình; không thuyết minh được tính khả thi của dự án, nhất là thị trường và tài chính, không thuyết minh được khả năng tiếp thu công nghệ của đội ngũ công nhân và chuyên gia kỹ thuật. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý đồ đầu tư tốt nhưng không có khả năng lập các dự án đầu tư khả thi. Điều này khiến cho việc đánh giá và đưa ra quyết định cho vay vốn đầu tư của Ngân hàng đối với các dự án đầu tư này gặp không ít khó khăn. Những tài liệu và số liệu ngân hàng được các doanh nghiệp cung cấp chỉ dừng lại ở mức độ tương đối, có độ tin cậy thấp, không đầy đủ để phục vụ hay thấm chí gây khó khăn cho quá trình thẩm định dự án của ngân hàng. Việc các doanh nghiệp vay vốn hay gửi tiền ở những ngân hang khác nhau gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định được quá trình sử dụng vốn tín dụng của doanh nghiệp, khó khăn cho việc thu hồi nợ khi đến hạn. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh cũng như ngoài quốc doanh vẫn còn thấp. Trình độ quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh có doanh nghiệp còn yếu. Phần lớn các doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất kinh doanh trong tình trạng máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu nên sản phẩm tạo ra thiếu sức cạnh tranh. Hơn nữa nhiều nhân tố khách quan cũng tạo nên sức ép lớn đối với các doanh nghiệp, như hiện tượng bán phá giá hàng hoá, sản phẩm của các nước trong khu vực đã tác đông tiêu cực đến thị trường của các doanh nghiệp Viêt Nam. Hàng hoá ngoại nhập tràn vào thị trường Việt Nam đã cạnh tranh gay gắt và chiếm lĩnh thị trường trong nước. Những tác động tiêu cực này buộc doanh nghiệp Nhà nước phải giảm tốc độ sản xuất, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Trong bối cảnh khó khăn chung như thế, các Ngân hàng thương mại nói chung sẽ không thể tránh khỏi sự ngần ngại trước việc mở rộng tín dụng mà nhất là tín dụng trung dài hạn bởi nguy cơ rủi ro tiềm ẩn là rất lớn. Ngay cả ngân hàng nhà nước cũng khó tránh khỏi khó khăn trên 2.2.2.2.2- Thiếu các thông tin vĩ mô làm cơ sở để thẩm định: - Không có cơ quan chuyên ngành đánh giá doanh nghiệp, hoạt động của kiểm toán độc lập còn hạn chế. Việc tổng hợp thông tin đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp chưa có cơ quan nào làm. - Hệ thống định chế pháp luật trong việc điều tiết quan hệ tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản làm cho quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng đến tranh chấp, tố tụng, xử lý tín dụng trở nên phức tạp. Đặc biệt môi trường pháp lý về quyền sở hữu tài sản và thế chấp tài sản còn nhiều vướng mắc. Nội dung và các chỉ tiêu dùng để thẩm định dự án cũng còn nhiều bất cập: - Chưa có hệ thống tiêu chuẩn tín dụng và đánh giá doanh nghiệp, khách hàng. Việc đánh giá hiện tại chủ yếu là đánh giá tài chính, bỏ qua đánh giá nhiều yếu tố về năng lực của khách hàng. - Khi thẩm định, ngân hàng chưa thực sự quan tâm việc dự kiến vòng đời của dự án trên cơ sở nghiên cứu khả năng thu hồi vốn, sự tiến bộ của năng lực kỹ thuật và công nghệ, quy hoạch phát triển kinh tế liên quan... dẫn đến xác định thời gian cho vay thiếu căn cứ. Còn có hiện tượng lý tưởng hóa hiệu quả của dự án và nguồn trả nợ. - Về các nội dung thẩm định, các ngân hàng chủ yếu mới chỉ quan tâm đến thẩm định nội dung tài chính của dự án đầu tư còn các nội dung quan trọng khác như thị trường, kỹ thuật- công nghệ...thì vẫn chưa được xem xét một cách sâu sắc và đầy đủ. Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ thẩm định còn thiếu các thông tin cần thiết, thiếu sự hiểu biết chuyên sâu về các lĩnh vực như thị trường và kỹ thuật. Và ngân hàng VPBANK cũng không phải là ngoại lệ. 2.2.2.2.3- Về vấn đề đào tạo và bố trí cán bộ làm công tác thẩm định: - Một số bộ phận cán bộ chưa đủ kiến thức cơ bản về nền kinh tế thị trường, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế thị trường, thiếu phương pháp điều tra thu thập và xử lý thông tin, thiếu kiến thức về ngành nghề kinh tế mà mình cho vay. Thêm vào đó là những kiến thức về pháp lý thiếu tính hệ thống nên nhiều khi đã nhận thức chưa đúng những vấn đề cơ bản của luật kinh tế, luật hợp đồng, luật sở hữu tài sản vì vậy cán bộ thường khó khăn trong việc đánh giá đúng đắn tính hiệu quả, mức độ rủi ro của dự án. - Bên cạnh nguyên nhân chủ quan do kiến thức của bản thân cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập thì cách thức tổ chức, bố trí và đào tạo cán bộ của Ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng, khiến cho năng lực, sở trường của các cán bộ tín dụng không được phát huy hết. Ngân hàng chưa có những cán bộ chuyên môn chuyên trách về một lĩnh vực như thẩm định dự án đầu tư, cán bộ có kiến thức chuyên sâu về pháp lý, về kế toán, kiểm toán... để đánh giá mức độ chính xác của các số liệu trên báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp, thiếu những cán bộ có khả năng nhạy bén trong việc thu thập thông tin thị trường, dự đoán xu hướng phát triển của các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang đầu tư... Hầu hết các cán bộ đều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22587.doc
Tài liệu liên quan