Trong những năm qua nhiều công trình do công ty thi công đạt huy chương vàng chất lượng cao. Năm 2000, công ty có 2 công trình đạt huy chương vàng về chất lượng. Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 và đã bắt đầu áp dụng ở khâu soạn thảo và quản lý văn bản.
Về công tác an toàn lao động, từ công ty đến các xí nghiệp, đội trực thuộc đều có cán bộ chuyên trách về an toàn lao động, có quy chế thưởng phạt trong nội bộ công ty, chế độ pháp lý về an toàn lao động được thực hiện đầy đủ. Công ty đã tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên trên công trường. Năm 1999, công ty đã chi: 171,836 triệu đồng, năm 2000 công ty chi trên 232 triệu đồng. Công ty tiến hành khám sức khoẻ định kỳ, mua sổ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho toàn thể cán bộ công nhân viên công ty.
Bên cạnh những thành tích trên, trong công tác quản lý kỹ thuật thi công còn những mặt hạn chế nên đã xảy ra tình trạng:
- Rò rỉ nước ở mạch ngừng thi công bể nước công trình Nhà máy xi măng Hoàng Mai.
- Chất lượng kém ở công trình Nhà thi đấu thể thao Hà Tây và 1 số công trình nhỏ khác.
- Công tác kiểm tra chất lượng chưa được tiến hành kịp thời.
Trong công tác an toàn lao động, đã xảy ra 1 vụ tai nạn nghiêm trọng đối với lao động ngắn hạn trong năm 1999.
102 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty xây dựng số 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất, đồng thời có kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty.
5.4. Năng lực tài chính:
Công ty thực hiện đầy đủ quy chế quản lý tài chính do Nhà nước ban hành. Công ty đã triển khai việc quyết toán nội bộ xuống các xí nghiệp, đội trực thuộc cho từng công trình và hạng mục cụ thể. Nên việc hạch toán của công ty được rõ ràng thuận lợi. Cơ chế giao việc giữa công ty với các xí nghiệp, các đội trực thuộc được thực hiện nghiêm túc và luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất, hàng năm công ty phải tiến hành huy động vốn bằng cách đi vay ngắn hạn, trung hạn và từ các nguồn vốn khác.
Bảng cân đối kế toán của công ty
STT
Tài sản
Mã số
Năm
1998
1999
A
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
100
103.994.064.665
102.022.233.436
I
Tiền
110
4.639.326.466
4.351.361.168
II
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
III
Các khoản phải thu
130
75.459.324.946
63.641.600.022
IV
Hàng tồn kho
140
20.701.243.374
29.317.910.739
V
Tài sản lưu động khác
150
3.194.169.879
4.711.361.507
VI
Chi sự nghiệp
160
B
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
200
20.061.543.712
22.217.140.057
I
Tài sản cố định
210
16.677.549.294
19.068.004.759
II
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
40.788.000
40.788.000
III
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
3.343.197.418
3.108.347.298
IV
Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
240
Tổng cộng tài sản
250
124.055.599.377
124.239.373.493
Nguồn vốn
A
Nợ phải trả
I
Nợ ngắn hạn
310
105.116.691.380
103.375.448.450
II
Nợ dài hạn
320
22.152.000
1.590.360.600
III
Nợ khác
330
883.115.527
801.891.476
B
Nguồn vốn chủ sở hữu
400
I
Nguồn vốn, quỹ
410
18.033.640.470
18.471.672.967
II
Nguồn kinh phí
420
Tổng cộng nguồn vốn
430
124.055.599.377
124.239.373.493
Tính đến ngày 1/1/1999, vốn kinh doanh của công ty là 15,94 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách cấp là 11,51 tỷ đồng, vốn tự bổ sung của doanh nghiệp là 4,43 tỷ đồng, nguồn vốn thực sự dùng cho sản xuất kinh doanh là 12,5 tỷ đồng nhưng để hoàn thành chỉ tiêu doanh thu năm 1999 là 146,804 tỷ đồng, công ty đã vay ngắn hạn, trung hạn ngân hàng bình quân 20 tỷ đồng và huy động các nguồn khác là 6 tỷ đồng. Qua bảng phân tích tình hình tài chính công ty:
- Kỳ thu tiền bình quân tăng năm 1999 là 174 ngày; năm 1998 là 146 ngày; công ty đang ở tình trạng bị chủ đầu tư chiếm dụng vốn.
- Vòng quay toàn bộ vốn giảm: năm 1999 là 1,05 vòng năm; 1998 là 1,45 vòng. Vòng quay của vốn năm 1999 thấp hơn năm 1998 là 1,45-1,05 = 0,4 nghĩa là 1 đồng vốn được sử dụng trong năm 1999 tạo ra doanh thu ít hơn năm 1998 là 0,4 đồng.
- Tài sản lưu động của công ty luôn chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản.
- Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm song xét trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, đây là 1 cố gắng lớn của công ty. Năm 1999, 1 đồng doanh thu đem lại 0,0102 đồng lợi nhuận. Năm 1998, 1 đồng doanh thu đem lại 0,0126 đồng lợi nhuận.
Bảng phân tích tình hình tài chính của công ty
Các chỉ tiêu đặc trưng tài chính của công ty
Công thức tính
Đơn vị
Năm
1998
1999
A. Khả năng thanh toán
1. Khả năng thanh toán hiện thời
Lần
0,9893
0,9869
2. Chỉ tiêu vốn lưu động ròng
- Nợ ngắn hạn
Đồng
-1.122.626.715
-1.353.215.014
B. Cơ cấu vốn
1. Tỷ trọng tài sản cố định
%
16,2
14,88
2. Tỷ trọng tài sản lưu động
1 - Tỷ trọng tài sản cố định
%
83,8
82,12
C. Các tỷ số hoạt động
1. Vòng quay toàn bộ vốn
Vòng
1,45
1,05
2. Kỳ thu tiền trung bình
Ngày
146
174
D. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
1. Tỷ suất lợi nhuận
%
1,26
1,02
E. Cơ cấu tài chính
1. Tỷ số nợ
%
85,46
85,13
- Về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán hiện thời của công ty nhỏ hơn 1, công ty không có khả năng trả nợ kịp thời. Năm 1998, khả năng thanh toán hiện thời là 0,9893, năm 1999 là 0,9869.
Sau khi trả hết nợ ngắn hạn, công ty không thể tiếp tục sản xuất kinh doanh biểu hiện ở chỉ tiêu vốn lưu động ròng trong 2 năm 1998 và 1999 luôn âm.
Hệ số nợ có xu hướng giảm: năm 1998 là: 85,46%, năm 1999 là 85,13%. Song luôn ở mức cao trên 80% nên mức độ an toàn trong kinh doanh của công ty thấp.
Qua bảng cân đối kế toán của công ty trong 2 năm 1998, 1999:
- Nợ ngắn hạn của công ty chiếm 1 tỷ trọng lớn trong nợ phải trả.
- Công ty đã tập trung chỉ đạo việc giải quyết thu hồi công nợ khó đòi của các chủ đầu tư nên các khoản phải thu giảm xuống song vẫn ở mức cao.
Qua các phân tích trên cho thấy công ty cần đặc biệt chú ý tới công tác thu hồi công nợ vì những rủi ro tài chính có thể sẽ hạn chế khả năng tham dự cũng như thắng thầu của công ty.
5.7. Công tác khoa học kỹ thuật và quản lý chất lượng công trình
a. Công tác khoa học kỹ thuật:
Với tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất, toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đã không ngừng phát huy tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi sáng tạo trong công việc. Kết quả của hoạt động này là những sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh của công ty góp phần giải quyết những vướng m ắc về mặt kỹ thuật và tiết kiệm được vốn đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là các sáng kiến:
- Nghiên cứu luận cứ chống thấm bằng MD-50 thay cho cứ thép LASEN tại công trình VMS đã làm lợi cho công ty 160 triệu đồng.
- Cải tiến biện pháp lắp dựng kèo khẩu độ 30m tại Nhà thi đấu thể thao Hà Tây, làm lợi cho công ty 30 triệu đồng.
- Cải tiến cẩu KB100 để cẩu chuyển vật liệu cho các công trình, so với biện pháp vận chuyển bằng các loại cẩu khác tiết kiệm được chi phí vận chuyển cẩu lắp là 20 triệu đồng.
- Thay thế ruột bơm của máy xúc HITACHI bằng ruột bơm xe ZIN vẫn đảm bảo tính năng kỹ thuật, không ảnh hưởng tới tiến độ thi công, làm lợi 25 triệu đồng.
b. Công tác quản lý chất lượng công trình:
Công tác quản lý kỹ thuật thi công, đặc biệt là chất lượng công trình và tiến độ thi công luôn được công ty quán triệt và quan tâm.
Trong năm 1999, công ty triển khai 2 dự án CP4 và CP7C, là các dự án lớn về quy mô, khẩn trương về tiến độ, có yêu cầu chặt chẽ về kỹ thuật. Đây là lần đầu tiên công ty triển khai những dự án mới này nhưng với quyết tâm cao ngay từ đầu, những giải pháp thi công tiên tiến phù hợp với điều kiện của địa chất do công ty đề xuất cho hạng mục kênh dẫn và bể điều áp được tư vấn nước ngoài chấp nhận và đánh giá cao.
Năm 2000, công ty mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thi công đường giao thông cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hơn nữa tính chủ động khi triển khai các dự án ở các ngành nghề mới.
Trong những năm qua nhiều công trình do công ty thi công đạt huy chương vàng chất lượng cao. Năm 2000, công ty có 2 công trình đạt huy chương vàng về chất lượng. Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 và đã bắt đầu áp dụng ở khâu soạn thảo và quản lý văn bản.
Về công tác an toàn lao động, từ công ty đến các xí nghiệp, đội trực thuộc đều có cán bộ chuyên trách về an toàn lao động, có quy chế thưởng phạt trong nội bộ công ty, chế độ pháp lý về an toàn lao động được thực hiện đầy đủ. Công ty đã tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên trên công trường. Năm 1999, công ty đã chi: 171,836 triệu đồng, năm 2000 công ty chi trên 232 triệu đồng. Công ty tiến hành khám sức khoẻ định kỳ, mua sổ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho toàn thể cán bộ công nhân viên công ty.
Bên cạnh những thành tích trên, trong công tác quản lý kỹ thuật thi công còn những mặt hạn chế nên đã xảy ra tình trạng:
- Rò rỉ nước ở mạch ngừng thi công bể nước công trình Nhà máy xi măng Hoàng Mai.
- Chất lượng kém ở công trình Nhà thi đấu thể thao Hà Tây và 1 số công trình nhỏ khác.
- Công tác kiểm tra chất lượng chưa được tiến hành kịp thời.
Trong công tác an toàn lao động, đã xảy ra 1 vụ tai nạn nghiêm trọng đối với lao động ngắn hạn trong năm 1999.
Các nhân tố được phân tích ở trên đều tác động 1 cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới công tác dự thầu của công ty. Do vậy để tăng khả năng thắng thầu, công ty cần phát huy những tác động tích cực đồng thời hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực tới công tác dự thầu.
6. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DỰ THẦU CỦA CÔNG TY
6.1. Thành tích
Một là: Là 1 doanh nghiệp Nhà nước với bề dày hơn 40 năm hình thành và phát triển, công ty hội đủ các điều kiện cần thiết để có thể tham gia đấu thầu các công trình lớn. Công ty tham dự đấu thầu trên danh nghĩa công ty hoặc danh nghĩa Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Trong những năm qua, công ty đã thắng thầu nhiều công trình lớn, nhỏ. Với danh nghĩa Tổng công ty, năm 2000, công ty lần đầu tiên đấu thầu quốc tế dự án R6 đường quốc lộ 10 và đã trúng thầu.
Năm 1999, công ty dự thầu 106 công trình, trúng thầu 39 công trình trị giá 161,7 tỷ đồng, tỷ lệ thắng thầu đạt 37%.
Năm 2000, công ty dự thầu 110 công trình, trúng thầu 52 công trình (tăng 0,3 lần so với năm 1999) với giá trị 257,361 tỷ đồng (tăng 0,59 lần so với năm 1999), tỷ lệ thắng thầu đạt 47%.
- Bảng các công trình thi công trong năm 2000.
Hai là: Với 1 cơ cấu tổ chức linh hoạt, thích ứng được với những khó khăn và thay đổi của thị trường nên việc quản lý chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, phát huy được tính năng động sáng tạo trong mỗi thành viên của công ty, kết hợp với tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không ngừng trong lao động sản xuất của toàn thể cán bộ công nhân viên đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần làm tăng khả năng trúng thầu của công ty.
Ba là: Công tác Marketing đã có những bước đột phá mới. Mối quan hệ giữa công ty với các bộ, ban ngành ở Trung ương và địa phương, các Tổng công ty 91, các chủ đầu tư có dự án lớn trọng điểm được thiết lập 1 cách chặt chẽ. Công ty đã tạo được 1 hệ thống thông tin đầy đủ từ khâu dự báo, nắm bắt và tiếp cận các thông tin ban đầu đến khi đấu thầu, thực hiện dự án. Bên cạnh đó, công ty đã phát huy được 1 cách có hiệu quả các tiền đề và hành lang mà lãnh đạo Tổng công ty tạo ra. Do vậy công ty đã có những quyết định đầu tư đúng đắn làm tăng năng lực sản xuất, tạo ưu thế khi đấu thầu.
Bốn là: Công tác đầu tư máy móc thiết bị đã đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả cao thể hiện qua việc công ty đã lựa chọn được những nhà cung cấp uy tín trên thế giới để cung cấp các máy móc thiết bị hiện đại, chất lượng cao đồng bộ phục vụ thi công và quản lý tạo cơ sở vững chắc để thắng thầu các công trình. Ngoài ra chủ trương chuyển hướng đầu tư, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh như đầu tư nghiên cứu 1 số dự án sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà để bán bước đã đã thu được các kết quả khả quan, khẳng định đây là chủ trương đúng, thích ứng với nhu cầu trên thị trường xây dựng.
Năm là: Công tác khoa học kỹ thuật và quản lý chất lượng công trình luôn được lãnh đạo công ty quan tâm. Hàng chục sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng vào thực tế sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cho công ty. Nhiều công trình do công ty thi công đều đạt chất lượng cao và được nhận Huy chương vàng chất lượng cao của Bộ Xây dựng và công đoàn xây dựng Việt Nam.
Sáu là: Công ty có 1 đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng chỉ đạo điều hành sản xuất và thi công đạt hiệu quả cao. Công ty thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên công ty, cử cán bộ ra nước ngoài học tập nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Bảy là: Đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên công ty từng bước được cải thiện. Các chế độ chính sách với người lao động được thực hiện đầy đủ. Các phong trào do công ty phát động luôn được tập thể cán bộ công nhân viên hưởng ứng nhiệt tình. Tinh thần đoàn kết trong toàn thể cán bộ công nhân viên luôn được đề cao trong mọi hoạt động.
Tám là: Việc thực hiện quy chế tài chính được công ty tiến hành nghiêm túc. Công ty duy trì chế độ kiểm tra tài chính thường xuyên. Công ty đã triển khai việc quyết toán nội bộ xuống các xí nghiệp, các đội trực thuộc đối với các công trình, hạng mục cụ thể. Cơ chế giao việc giữa công ty với các xí nghiệp, các đội trực thuộc được thực hiện tốt và luôn được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Công tác huy động vốn luôn đảm bảo đủ vốn để phục vụ hoạt động đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và hoạt động thi công xây lắp công trình. Công ty đã tập trung chỉ đạo thu hồi công nợ, nợ tồn đọng lâu ngày, góp phần giảm bớt căng thẳng về vốn, đảm bảo vốn lưu động cho công tác kinh doanh.
6.2. Tồn tại
Một là: Tuy giá trị sản xuất kinh doanh có tăng qua các năm song lợi nhuận thu được lại có xu hướng giảm.
Hai là: So với yêu cầu đặt ra, 1 số đơn vị trực thuộc chưa có sự sắp xếp lại cho phù hợp, 1 số phòng ban còn thiếu cán bộ chuyên môn, cán bộ chủ chốt có năng lực. Do chủ trương mở rộng địa bàn nên công tác quản lý thường gặp nhiều khó khăn.
Ba là: Việc tập trung, xử lý các chứng từ ban đầu của các xí nghiệp, đội trực thuộc còn chậm làm ảnh hưởng tới công tác hạch toán và khấu trừ thuế đầu vào. Công tác thu hồi nợ tồn đọng của chủ đầu tư chưa được đẩy mạnh làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bốn là: Công tác nắm bắt và tạo một mạng lưới thông tin có hệ thống ở một số xí nghiệp, đội trực thuộc đến công ty đôi lúc thiếu chính xác và còn bị động.
Năm là: Tình trạng đầu tư trước báo cáo sau vẫn xảy ra đặc biệt ở 1 số cơ sở.
Sáu là: Công tác tính giá dự thầu ở 1 số công trình còn chưa sát thực tế.
Bảy là: Một số công trình có biểu hiện chất lượng kém.
Trình độ kỹ thuật của 1 số công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu thi công các công trình lớn, phức tạp. Công tác phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật chưa trở thành phong trào. Việc chấp hành quy chế an toàn lao động chưa được tuân thủ nghiêm ngặt. Ở 1 số đơn vị, việc quản lý, khai thác thiết bị chưa đi vào nề nếp.
6.3. Nguyên nhân của những tồn tại
a. Nguyên nhân khách quan:
Một là: Việc tổ chức đấu thầu xây lắp các công trình xây dựng buộc các doanh nghiệp xây dựng phải cạnh tranh quyết liệt với nhau. Điều này buộc công ty phải hạ thấp giá thành dự thầu để thắng thầu ở 1 số công trình.
Hai là: Nhiều công trình chủ đầu tư chậm thanh toán gây thiếu vốn lưu động cho công tác thi công các công trình làm hạn chế việc công ty đưa ra những biện pháp cạnh tranh trong đấu thầu.
b. Nguyên nhân chủ quan:
Một là: Số thợ bậc cao lâu năm của công ty giảm dần. Còn các mức độ nhanh nhậy trong công việc của cán bộ trẻ tuy nhanh nhẹn, thích nghi nhanh với công việc song lại thiếu kinh nghiệm thực tế, làm ảnh hưởng tới hiệu quả công tác.
Hai là: Việc tuyển dụng lao động thời vụ nhiều lúc chỉ mang tính hình thức nên ảnh hưởng tới chất lượng của 1 số công trình.
Bà là: Vốn lưu động luân chuyển chậm, gây tình trạng thiếu vốn lưu động cho sản xuất.
Bốn là: Việc chấp hành quy định an toàn lao động trong thi công chưa được thực thi 1 cách nghiêm túc và tự nguyện.
Năm là: Còn sai sót trong công tác tính giá dự thầu.
- Xác định khối lượng công tác xây lắp: tính thừa khối lượng công tác từ thiết kế.
- Áp dụng không đúng các quy định về điều chỉnh đơn giá xây dựng cơ bản hoặc từng khoản mục chi phí trong đơn giá.
3. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TẠO VỐN.
Thiếu vốn sản xuất kinh doanh là 1 bài toán khó giải quyết đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp xây dựng. Đặc trưng của hoạt động xây dựng là thời gian xây dựng kéo dài, khối lượng công việc lớn, các doanh nghiệp xây dựng thường phải ứng trước vốn để thi công sau đó khi thi công xong, nghiệm thu bàn giao thì chủ đầu tư mới thanh toán. Do vậy công ty cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn.
Một là: Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Bên cạnh việc tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ chính là xây dựng các công trình, công ty chuyển mạnh sang lĩnh vực kinh doanh nhà để bán, đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên vật liệu xây dựng nhằm tăng tổng doanh thu, tăng lợi nhuận.
Hai là: Thi công dứt điểm các công trình, đảm bảo chất lượng từng công trình. Biện pháp này sẽ tăng khả năng thu hồi vốn, giảm ứ đọng vốn, rút ngắn được chu kỳ snr xuất, tăng nhanh vòng quay của vốn.
Ba là: Tham gia liên doanh, liên kết trong đấu thầu nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho công ty về vốn lưu động, năng lực công nghệ.
Bốn là: Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ do các chủ đầu tư chậm thanh toán.
Năm là: Huy động vốn nhàn rỗi tạm thời của cán bộ công nhân viên toàn công ty với lãi suất thấp.
Sáu là: Đẩy mạnh quan hệ hơn nữa với ngân hàng đang cho công ty vay vốn nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của ngân hàng khi cần vay và bảo lãnh những khoản tiền lớn đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu.
Bảy là: Lập kế hoạch về nhu cầu vốn ngắn trung và dài hạn của công ty để từ đó có những biện pháp huy động vốn kịp thời phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Tám là: Nghiêm túc thực hiện quy chế quản lý tài chính do Nhà nước ban hành, duy trì thường xuyên chế độ kiểm tra tài chính đối với các xí nghiệp, đội trực thuộc. Mọi chứng từ phải hợp lệ, tránh tình trạng lập chứng từ khống gây thiệt hại vốn cho công ty. Các chi phí chứng từ phát sinh trong kỳ phải được kiểm tra chặt chẽ. Thường xuyên lập báo cáo thống kê từng tháng, từng quý nhằm đảm bảo cho công ty đánh giá đúng thực trạng về vốn để có biện pháp giải quyết. Cơ chế giao việc giữa công ty với các xí nghiệp, đội trực thuộc luôn được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
6. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
Một trong những nhân tố đảm bảo uy tín cho công ty trên thị trường xây dựng là chất lượng của các công trình do công ty thi công. Để các công trình đạt chất lượng cao, công ty phải tiến hành kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công và trước khi nghiệm thu bàn giao công trình.
- Cán bộ kỹ thuật công trường thực hiện các nội dung kiểm tra, kiểm soát quá trình thi công theo các biện pháp thi công đã duyệt. Phòng quản lý thi công kết hợp với phòng khoa học kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra chất lượng tại các khâu quan trọng trong thi công như: nền, móng, sàn các tầng và moái, công tác lắp đặt thiết bị điện, nước, công tác hoàn thiện. Cán bộ kỹ thuật phải thông báo cho chỉ huy trưởng công trình khi có sai khác so với yêu cầu trong thiết kế.
- Công tác kiểm tra chất lượng công trình phải tuân thủ theo hệ thống quản lý chất lượng - Bộ tiêu chuẩn ISO 9002 của công ty với phương châm ghi rõ quy trình sản xuất, thực hiện đúng điều đã cam kết.
- Hàng tháng sau khi thi công xong từng phần công việc theo điểm dừng kỹ thuật sẽ tổ chức nghiệm thu, ghi kết luận bằng văn bản để làm cơ sở xác định và thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành. Công ty chỉ chuyển bước thi công khi có nghiệm thu của tư vấn giám sát.
- Sau khi công trình đã hoànt hành, công ty tiến hành kiểm tra tổng thể bằng trực quan và kiểm tra vận hành thử các thiết bị điện, nước,... nếu thấy sai sót công ty sẽ sửa chữa. Công ty sẽ làm vệ sinh và bảo quản toàn bộ công trình đảm bảo sạch đẹp, tránh hư hỏng do mưa, gió,...
1. Giá bỏ thầu quá thấp
Giá bỏ thầu quá thấp so với giá dự toán đã gây nên sự sửng sốt cho các nhà thầu đối thủ, chủ đầu tư và cơ quan tư vấn thiết kế. Đối với nhà thầu trúng thầu nhiều khi không được vui lắm vì biết rằng với giá như vậy họ sẽ không có lãi mà còn bị lỗ nặng.
Với các dự án có vốn đầu tư từ NSNN, thoạt nghe thì Nhà nước là người được lợi do tiết kiệm được khi giá chào thầu thấp hơn nhiều so với giá dự toán công trình. Thực tế không diễn ra như vậy, chất lượng công trình là 1 vùng đệm hầu như không có giới hạn để nhà thầu điều chỉnh chi phí cho phù hợp với mức giá bỏ thầu. Do vậy, để hạ giá thành, nhà thầu chỉ việc thay thế bằng vật tư rẻ tiền, cắt xén công đoạn và khối lượng thực hiện và cuối cùng giải quyết khâu nghiệm thu với giám sát Bên A bằng giải pháp "phong bì".
Các dự án có vốn vay hoặc từ nguồn ODA thì hầu hết các nhà thầu chính là nhà thầu nước ngoài do có lợi thế về quy chế của tổ chức tín dụng, giải pháp bí quyết công nghệ, tiềm lực tài chính, kinh nghiệm lâu năm, uy tín trên thương trường quốc tế. Giá công trình là giá trên mặt bằng quốc tế được xác định thông qua đấu thầu quốc tế. Khi bỏ thầu thấp, tưởng rằng các nhà thầu nước ngoài sẽ chịu lỗ nhưng thực chất vẫn thu được lợi nhuận cao, khoản lỗ sẽ do các nhà thầu phụ gánh chịu.
Sau khi thắng thầu, nhà thầu chính nước ngoài thường thực hiện công trình cùng với 1 số nhà thầu phụ trong nước. Song vì thiếu quy định của pháp luật, quy chế đấu thầu hiện hành của Việt Nam chỉ quy định việc đấu thầu giữa 2 Bên A và Bên B còn việc chuyển thầu giữa các Bên B thì chưa có hướng dẫn nên các hạng mục "ngon ăn, dễ làm" được chuyển cho các bên phụ là nhà thầu nước ngoài, các hạng mục "khó nhai" mới đến lượt các nhà thầu phụ trong nước.
Thế nhưng để trở thành nhà thầu phụ đâu phải là chuyện đơn giản. Giải pháp phổ biến là các nhà thầu phụ Việt Nam tranh nhau hạ giá, kết quả nhà thầu chính nước ngoài có khi chỉ mất không đến 50% chi phí đã dự toán cho phần công việc mà nhà thầu phụ Việt Nam đảm nhận. Khi thực hiện các công trình loại này, nhà thầu chính nước ngoài hầu như không chấp nhận cách làm cắt xén trong công việc nên nhà thầu phụ Việt Nam đành phải làm theo đúng quy chuẩn và cam kết chất lượng sản phẩm mà nếu tính đúng, tính đủ thì phía Việt Nam lỗ to.
Để có giá bỏ thầu rất thấp, nhà thầu phụ Việt Nam đành phải "ngậm bồ hòn làm ngọt", giảm hoặc bỏ qua chi phí khấu hao hết; giảm định mức khoán chi phí lao động cho các đội và người lao động; đưa vào khai thác 1 số vật tư, tài sản còn sót lại từ thời bao cấp hoặc cắt giảm chi phí về bảo hiểm, chi phí an toàn lao động.
Vô hình chung, nhà thầu phụ Việt Nam đã tự rút ruột tài sản và năng lực của mình để làm giàu cho các nhà thầu chính nước ngoài.
Điều dễ nhận thấy là các thầu phụ Việt Nam bỏ giá thầu thấp hầu hết là DNNN còn tư nhân và liên doanh nước ngoài không bao giờ chấp nhận thực hiện công việc nếu biết trước là phải bù lỗ.
Không có lợi nhuận để tái đầu tư nên các nhà thầu phụ Việt Nam không nâng cao được năng lực cạnh tranh trong đấu thầu. Cái "vòng luẩn quẩn" làm thuê lại tiếp diễn.
Bộ Xây dựng
Viện Kinh tế xây dựng
GIÁ TRÚNG THẦU BỎ QUÁ THẤP SO VỚI GIÁ GÓI THẦU ĐƯỢC DUYỆT TRONG KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU CỦA 1 SỐ DỰ ÁN GẦN ĐÂY
TT
Tên dự án hoặc gói thầu
Giá gói thầu được duyệt
Giá trúng thầu
So sánh (%)
Ghi chú (TĐ: Thẩm định)
1
DA cải tạo sông Kim Ngưu
42 tỷ VNĐ
34 tỷ VNĐ
80
åDT-VKTXD tđ
2
DA cải tạo hành lang Lê Duẩn
49 tỷ VNĐ
32 tỷ VNĐ
65
åDT-VKTXD tđ
3
Đê chắn sóng - Nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất
60 tr USD
43 tr USD
71
åDT-VKTXD tđ
4
DA cải tạo XM Bỉm Sơn (gói xây lắp)
55 tỷ VNĐ
36 tỷ VNĐ
65
åDT-VKTXD tđ
5
Đường Xuyên á
80 tr USD
30 tr USD
37,5
åDT
6
Hầm đường sắt Hải Vân (1 gói)
15 tr USD
4,5 tr USD
30
åDT
7
9 cầu đường sắt
2,4 tỷ Yên
1,15 tỷ Yên
48
åDT-VKTXD tđ
8
San nền khu thể thao quốc gia
26,6 tỷ VNĐ
17,9 tỷ VNĐ
67
åDT-VKTXD tđ
9
DA R500 (Ngập Lục Quảng Ngãi - Nha Trang - 1 gói)
9700 tỷ VNĐ
7143 tỷ VNĐ
73,6
BKHĐT tđ
10
DA ADB 2 N2 Lạng Giang - Cầu Lường
343,4 tỷ VNĐ
222,4 tỷ VNĐ
64
BKHĐT tđ
11
DA WB2 (Vinh Đông Hà) HĐ2 (Sông Họ - Sông Gianh)
353,4 tỷ VNĐ
247,8 tỷ VNĐ
70
BKHĐT tđ
2. Hầu hết các dự án xây dựng các công trình từ nguồn vốn ODA đều được điều chỉnh tăng khối lượng sau khi bỏ thầu
Tiến độ xây dựng hạ tầng giao thông thường hay bị chậm do có sự ách tắc "mang tính kỹ thuật" trong quá trình triển khai việc vay vốn từ các nhà tài trợ. Khi lập dự án tiền khả thi, do đơn giá xây dựng cơ bản của Việt Nam thường cao hơn so với các quốc gia trong khu vực nên số lượng vốn vay cần thiết sẽ cao hơn định mức vốn mà nhà tài trợ có thể cho vay. Thực tế là hầu hết các dự án sau khi bỏ thầu đều được điều chỉnh tăng khoảng từ 30% m trở lên cá biệt có dự án đã tăng tới 70% m thi công so với quy mô ban đầu. Nếu không tính đến những ách tắc trong khâu giải phóng mặt bằng thì đây là lý do chủ yếu khiến thời gian thi công các dự án thường bị kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu.
Ví dụ: Sau gần 5 năm tiến hành xây dựng, dự án cải tạo nâng cấp hơn 1.500 km của quốc lộ 1A bằng nguồn vốn ODA của ADB và WB đã cơ bản hoàn thành. Tiểu dự án thi công đoạn TP. HCM - Nha Trang, đoạn ngập nặng Đông Hà - Quảng Ngãi đã được hoàn tất và đoạn TP. HCM - Cần Thơ đã có m thi công tương đương với giá trị phần vốn vay và BTC đã thẩm định song các hạng mục cần thanh toán để trình nhà tài trợ nhằm đảm bảo thời hạn hiệu lực của Hiệp định vay vốn. Tuy nhiên, đoạn Vinh - Đông Hà do m tăng tới 70% nên cho đến nay mới hoàn thành khoảng hơn 70% m, dự kiến phải đến cuối năm 2001 mới được thông xe.
+ Khi rút ngắn thời gian xây dựng:
- Chủ đầu tư:
· Do nhanh đưa công trình (dự án) vào khai thác nên có thể sớm thu hồi vốn và có lợi nhuận.
· Hạn chế thiệt hại do giảm ứ đọng vốn đầu tư hay giảm tiền trả lãi vay vốn đầu tư.
· Chấp nhận giá dự thầu cao hơn.
- Nhà thầu:
· Nhận được hợp đồng xây dựng sẽ có việc làm và sẽ được 1 khoản lợi nhuận tương ứng với giá trúng thầu.
· Giảm thiệt hại do ứ đọng vốn sản xuất để thi công.
· Giảm chi phí phụ thuộc vào thời gian xây dựng (chi phí quản lý).
3. Sự có mặt ít ỏi, chủ yếu ở vị trí thầu phụ của các doanh nghiệp Việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài 1.doc