Đề tài Các giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực và nâng cao hiệu quả của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam

Trong nông nghiệp đã đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá quy mô lớn cả ở khu vực đồng bằng và trung du, miền núi như các vùng sản xuất lương thực tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở vien biển, các trung tâm dịch vụ nghề cá ở vùng đồng bằng ven biển; các vùng cây công nghiệp hàng hoá xuất khẩu cà phê, cao su, điều, dâu tằm ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và chè, quế, hồi. ở Trung Du miền núi Bắc Bộ. Vùng cây ăn quả trước đây mới hình thành ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nay đã phát triển cả ở Trung Du miền núi; đóng góp tích cực trong việc phát triển và ổn định đời sống các tầng lớp dân cư.

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực và nâng cao hiệu quả của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng - lâm - thủy sản 38,74 27,18 25,77 24,53 23,24 23,03 22,54 21,8 20,9 Công nghiệp và xây dựng 22,67 28,76 32,08 36,73 38,13 38,49 39,47 40,2 41,0 Dịch vụ 38,59 44,06 42,15 38,73 38,63 38,48 37,99 38,0 38,1 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP đã từ 38.74% năm 1990 giảm xuống 20.9% năm 2005; trong đó, nông nghiệp đã từ 22,4% GDP giảm xuống còn 19,9% GDP, sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các loại sản phẩm cây trồng và vật nuôi có năng suất và hiệu quả kinh tế cao; lâm nghiệp giữ ở mức 1,3% GDP năm 2000, thủy sản chiếm khoảng 3% GDP. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đã từ 22.67% năm 1990 tăng lên 41% năm 2005; trong đó các ngành công nghiệp khai thác từ 4,8% tăng lên 9,5% GDP; công nghiệp chế tác từ 15,0% tăng lên 18,7% GDP; công nghiệp điện, hơi đốt, nước, khoảng 2,9% GDP... Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP đã từ 38.59% năm 1995 giảm xuống còn 38.1% năm 2005; trong đó thương nghiệp chiếm khoảng 14,5% GDP; khách sạn nhà hàng chiếm 3,2% GDP; vận tải, thông tin chiếm 4% GDP; kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn chiếm 4,3% GDP; tài chính, tín dụng chiếm 1,9% GDP; quản lý Nhà nước 2,7%... Bảng 7: Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP Năm 1990 1995 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nông - lâm - thủy sản 0.3874 0.2718 0.2577 0.2453 0.2324 0.2303 0.2254 0.2180 0.2090 Công nghiệp 0.2267 0.2876 0.3208 0.3673 0.3813 0.3849 0.3947 0.4020 0.4100 Dịch vụ 0.3859 0.4406 0.4215 0.3873 0.3863 0.3848 0.3799 0.3800 0.3810 Phi nông nghiệp 0.6126 0.7282 0.7423 0.7546 0.7676 0.7697 0.7746 0.7820 0.7910 Sản xuất vật chất 0.6141 0.5594 0.5785 0.6126 0.6137 0.6152 0.6201 0.6200 0.6190 Cosθ0A 1 0.9787 0.9737 0.9490 0.9638 0.9629 0.9609 0.9577 0.9537 Cosθ0B 1 0.9944 0.9976 1 Cosθ0A Hệ số chuyển dịch của hai ngành nông nghiệpvà phi nông nghiệp Cosθ0B Hệ số chuyển dịch của hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất Sử dụng số liệu kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc có thể tính được hệ số cosφ tương ứng của nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn 1985-2003 và 1970-1988. Hệ số cosφ nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1985-2003 là 0,924 và góc φ là 22o29’. Tương tự, hệ số cos của Hàn Quốc trong giai đoạn 1970-1988 là 0,9397403 và góc φ là 20o. Với kết quả này có thể thấy mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1985-2003 cao hơn Hàn Quốc giai đoạn 1970-1988. Điều đó có thể do chính sách Việt Nam giai đoạn 1985-2003 có tác động lớn hơn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế so với Hàn Quốc giai đoạn 1970-1988. Với mục tiêu về cơ cấu kinh tế được đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2001-2010 là đến năm 2010 nông nghiệp chiếm tỷ trọng 16%, công nghiệp 41%, còn dịch vụ là 43% thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam sẽ là 52o2’/năm. Còn với mục tiêu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại với cơ cấu kinh tế giả định tỷ trọng nông nghiệp là 5%, công nghiệp 15% và dịch vụ là 80% thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam phải đạt mức trung bình ít nhất là 44o5’/năm. Đây là tốc độ của việc thay đổi cơ cấu kinh tế theo chiều sâu khác với việc thay đổi cơ cấu theo chiều rộng trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá mà tốc độ chuyển dịch có thể đạt tới khoảng 6o/năm như đã đề cập. Tốc độ này đòi hỏi có quy hoạch phát triển ngành hiện đại và đầu tư vào những ngành công nghệ cao hơn là những ngành mang nặng tính truyền thống. Xét trong từng ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có nhiều bước tiến bộ, đi đúng hướng, đã khai thác được lợi thế cây, con và vùng lãnh thổ, góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Trong khi giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng, thì tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm (xem bảng). Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi tăng từ 19,3% (năm 2000) lên đến 21,6% (năm 2004) và 23,4% (năm 2005); còn tỷ trọng trong trồng trọt lại giảm từ 78,2% (năm 2000) xuống còn 75,4% (năm 2003), nhưng tăng nhẹ tới 76,3% (năm 2004) và 74,5% (năm 2005). Điều đó thể hiện, nông nghiệp của nước ta đã từng bước phát triển theo một cơ cấu tiên tiến. Trong trồng trọt diện tích trồng lúa giảm dần để tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn (như cây công nghiệp ngắn ngày: bông, mía, đậu tương..., cây công nghiệp lâu năm: chè, cao su, hạt tiêu, cây ăn quả...), song vẫn bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia và tăng xuất khẩu gạo một cách đáng kể, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và có hiệu quả hơn. Đặc biệt thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây đã có sự chuyển mạnh một phần diện tích trồng lúa có năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản (tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ), nhờ vậy đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân. Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch khá, nhất là giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,08% GDP (năm 1997) lên tới 36,73% (năm 2000) và 41,0% (năm 2005). Trong ngành công nghiệp sự tăng nhanh của tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến (từ 78,7% năm 2000 lên tới 81,23% năm 2004 tính theo giá thực tế) và sự giảm tỷ trọng của công nghiệp khai thác mỏ (từ 15,7% xuống còn 12,8%), tăng tỷ trọng của công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước (từ 5,6% lên 5,9%) trong thời kỳ tương ứng đã phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Nếu xét theo tiêu thức công nghệ, càng thấy rõ hơn xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp những năm qua là tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Bởi, các ngành công nghiệp có công nghệ cao ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh, tạo ra những sản phẩm tiêu dùng có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng lên ở trong nước và tham gia xuất khẩu, như ô-tô, sản phẩm điện tử, tàu thủy... Các ngành có trình độ công nghệ trung bình và thấp phát triển ở tốc độ trung bình và thấp để sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng chưa quá khắt khe của thị trường trong nước, cũng như nhằm duy trì cung cấp những sản phẩm thông thường thiết yếu cho nhân dân. Trong lĩnh vực dịch vụ, đã có bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng, nhất là từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại không đều qua các thời kỳ khác nhau, thể hiện nổi bật qua việc tăng nhanh của ngành dịch vụ trong thời kỳ 1990 - 1995, sau đó liên tục bị giảm sút và chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong một vài năm gần đây. Điều đó khiến tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP, sau khi tăng tương đối mạnh trong thời kỳ 1990 - 1995 (năm 1995 đạt 44,06%) đã liên tục bị giảm: năm 1996 còn 42,51%; năm 1997 còn 42,15%; năm 1998 còn 41,73%; năm 1999 còn 40,08% và năm 2005 còn 38,1%. Điều đáng lo ngại là tỷ trọng của một số ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu của lĩnh vực dịch vụ và trong cơ cấu GDP còn thấp như ngành tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, vận tải, viễn thông, dịch vụ kinh doanh. Và, mặc dù đã xuất hiện một số ngành dịch vụ mới trong lĩnh vực dịch vụ, nhưng nhìn chung tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, biểu hiện một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả và theo hướng hiện đại. Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta thời gian qua về cơ bản mới thực sự chỉ mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho nhân dân, nhưng hiệu quả và sự góp phần vào đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, thời gian tới, thiết nghĩ, cần có những biện pháp tích cực để tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân và cơ cấu xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến, trước hết liên quan đến những sản phẩm nông nghiệp, đồng thời cố gắng tạo ra những sản phẩm công nghiệp xuất khẩu "mũi nhọn", có hàm lượng công nghệ cao, mở rộng xuất khẩu các loại dịch vụ. Để làm được điều này cần tập trung thực hiện một số biện pháp chính như: Thứ nhất, về đầu tư, cần thay đổi cơ cấu đầu tư, tập trung vào những lĩnh vực có khả năng xuất khẩu tốt, tránh dàn trải, thiếu trọng điểm, kém hiệu quả ở các ngành, địa phương; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, kết hợp với tăng cường huy động vốn đầu tư trong dân; đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai, có nhận thức đúng đắn hơn về chính sách bảo hộ thị trường nội địa. Cần xác định rõ những mặt hàng cung cấp cho thị trường trong nước, và những mặt hàng cần tập trung đầu tư, khuyến khích để phục vụ xuất khẩu. Nếu sản xuất trong nước (theo cách tiếp cận sử dụng các nguồn lực hiệu quả) quá tốn kém so với hàng nhập khẩu, thì tốt nhất nên hạn chế sản xuất để dành các nguồn lực cho những mặt hàng xuất khẩu, từ đó nhập khẩu những mặt hàng rẻ của thế giới. Đối với hàng sản xuất tiêu thụ trong nước cũng không nên có chính sách bảo hộ để khắc phục tình trạng thiên lệch, bất lợi cho xuất khẩu vì một khi còn duy trì chính sách này thì các doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa sẽ có nhiều cơ hội để thu lợi nhuận cao hơn doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (theo một tính toán của Ngân hàng thế giới, nhờ được miễn thuế nhập khẩu cho các yếu tố đầu vào, việc bán hàng nội địa đã mang lại lãi suất cao gấp 5 lần bán hàng trên thị trường nước ngoài). Điều đó chẳng những không khuyến khích sự chuyển dịch cơ cấu hướng tới xuất khẩu, mà ngay trên thị trường trong nước, những doanh nghiệp sản xuất để bán tại nội địa cũng không có động lực để nâng cao tính hiệu quả, đồng thời làm mất đi lợi thế của Việt Nam trên thị trường thế giới về tài nguyên sẵn có, lao động rẻ, khuyến khích đầu tư trong nước vào những ngành thâm dụng nhiều vốn, được bảo hộ cao như xi-măng, thép, đường, giấy... Thứ ba, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực. Trong bối cảnh các nước trên thế giới chuyển dịch cơ cấu sản xuất hướng tới những sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, rõ ràng để quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hướng tới xuất khẩu của nước ta có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, chúng ta phải đặc biệt coi trọng việc phát triển và ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Làm được điều này đòi hỏi cần ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiên tiến, bằng sáng chế phát minh, xây dựng các trung tâm công nghệ cao có sự tham gia của nước ngoài, khuyến khích liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng, triển khai, đổi mới phương pháp và giáo trình giảng dạy... Thứ tư, chủ trương của Đảng khẳng định việc phân bố các nguồn lực theo sự điều tiết của cơ chế thị trường. Vì vậy, cần sớm tạo lập đồng bộ các loại thị trường để đẩy mạnh quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế. Trong 10 năm qua, đặc biệt là 5 năm trở lại đây chúng ta đã cố gắng tập trung đầu tư để phát triển các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng và các yếu tố môi trường đầu tư khác nhau, việc chuyển dịch cơ cấu vùng chưa thật sự mạnh mẽ. Các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền đang được xây dựng và hình thành từng bước. Các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 50% giá trị GDP cả nước. 75-80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65% giá trị gia tăng khu vực dịch vụ. Nhịp độ tăng trưởng của các vùng phát triển đều đạt trên mức trung bình cả nước, đóng vai trò tích cực thu hút và kích thích các vùng khác cùng phát triển. Trong nông nghiệp đã đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá quy mô lớn cả ở khu vực đồng bằng và trung du, miền núi như các vùng sản xuất lương thực tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở vien biển, các trung tâm dịch vụ nghề cá ở vùng đồng bằng ven biển; các vùng cây công nghiệp hàng hoá xuất khẩu cà phê, cao su, điều, dâu tằm ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và chè, quế, hồi... ở Trung Du miền núi Bắc Bộ. Vùng cây ăn quả trước đây mới hình thành ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nay đã phát triển cả ở Trung Du miền núi; đóng góp tích cực trong việc phát triển và ổn định đời sống các tầng lớp dân cư.. Gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước. Các làng nghề ở nông thôn được khôi phục và phát triển mạnh. Trong công nghiệp, một số khu công nghiệp, khu chế xuất đang được triển khai xây dựng theo quy hoạch. Điều này có tác động tích cực đến sự nghiệp phát triển công nghiệp nói chung và của vùng nói riêng. Hiện tại đã có 66 khu công nghiệp, khu chế xuất được cấp giấy phép và đang triển khai ở những mức độ khác nhau. Nhìn chung các khu công nghiệp đã triển khai theo đúng định hướng và qui hoạch và đã phát huy tác dụng, nổi bật là 16/17 khu công nghiệp được ưu tiên sớm tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam, một số khu được triển khai ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và miền Trung có chậm hơn. Các khu công nghiệp của các tỉnh còn lại nói chung đều dành cho cả công nghiệp trong nước và nước ngoài, hình thành ban đầu như những điểm tập trung công nghiệp. Xu thế phân bố công nghiệp đang được quy hoạch theo hướng mở rộng quy mô và địa bàn, tăng năng lực và nâng cao hiệu quả trên các vùng: cả vùng phát triển và một số nơi ở vùng chậm phát triển, ở cả đô thị và một số vùng nông thôn. Ngoài các xí nghiệp quy mô nhỏ gắn với cơ sở nguyên liệu nông lâm ngư nghiệp, vật liệu xây dựng và khai khoáng ở địa phương, công nghiệp được tập trung hơn vào các ngành then chốt, hướng tới sự phân bố trải rộng và liên kết theo quy mô toàn quốc và khu vực, rõ nhất là các ngành điện, xi măng và vật liệu xây dựng, sắt thép, dầu khí, sản xuất một số hàng tiêu dùng. Phần lớn dự án FDI tập trung ở các vùng phát triển kinh tế trọng điểm (84% tổng vốn đầu tư), tuy nhiên, xu hướng thu hút FDI đang từng bước lan ra các vùng khác ngoài vùng phát triển. Nếu trong những năm đầu khi có Luật Đầu tư nước ngoài, ở các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án với 20% vốn đầu tư, thì đến hết năm 1998 các tỉnh phía Bắc đã thu hút được trên 30% số dự án trên 35% vốn đầu tư. Đến nay đã có 59 trong tổng số 61 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã có dự án đầu tư nước ngoài. Đô thị Việt Nam đã được phát triển cả về số lượng và chất lượng ở cả các vùng chậm phát triển (Trung Du Miền Núi) và vùng phát triển (Đồng bằng ven biển), từ 461 đô thị năm 19990 đến 575 đô thị năm 1998, từ 3 tháng phố trực thuộc Trung ương nay có 4 thàng phố trực thuộc Trung ương, nhiều đô thị đã và đang chuyển dần từ chức năng hành chính thuần tuý sang có cả chức năng kinh tế, tuỳ theo các cấp độ khác nhau mà đảm nhận các chức năng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá,... Tuy tỷ lệ đô thị hoá ít biến động song dân số đô thị ngày càng tăng. Vai trò của các đô thị có sự lan toả cả phạm vi không gian và biến đổi về chất. ở đồng bằng ven biển, năm 1990 bình quân khoảng 900 km2 diện tích tự nhiên có 1 đô thị, đến năm 1998 đạt khoảng 700 km2 có một đô thị. ở Trung du miền núi 1200 km2 có 1 đô thị, nay là 1000 km2 có 1 đô thị. Với những lợi thế phát triển của từng vùng, và sự hỗ trợ của Nhà nước đối với những vùng khó khăn, mức độ đóng góp vào GDP của cả nước trong các vùng như sau: Bảng 8: Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế qua các giai đoạn Đơn vị tính: % Cơ cấu vùng lãnh thổ GDP (%) 1990 1995 1999 Chuyển dịch cơ cấu vùng 10 năm 1991-2000 Chuyển dịch cơ cấu vùng 5 năm 1991-1995 Chuyển dịch cơ cấu vùng  5 năm 1996-2000 - Tây Bắc 2,0% 1,5% 1,2% -0,8 -0,5 -0,3 - Đông bắc 10,2% 7,4% 6,3% -3,9 -2,8 -1,1 - ĐB Sông Hồng 18,6% 20,5% 20,3% +1,7 +1,9 -0,2 - Khu 4 9,1% 9,1% 7,8% -1,3 0,0 -1,3 - DH miền trung 8,4% 8,0% 8,2% -0,2 -0,4 +0,2 - Tây nguyên 3,2% 2,8% 3,6% +0,4 -0,4 +0,8 - Đông nam bộ 24,6% 31,5% 32,3% +7,7 +6,9 +0,8 - ĐBS Cửu Long 23,8% 19,2% 20,2% -3,6 -4,6 +1,0 Vùng còn khó khăn cũng có những tiến bộ đáng khích lệ, mức sống của bộ phận đáng kể nhân dân được nâng lên. Các chương trình hỗ trợ đầu tư của Chính phủ đã có tác động tích cực, theo con số tổng hợp sơ bộ, từ năm 1992 đến 1998 tổng vốn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho nhiệm vụ phát triển miền Núi ước vào khoảng 3000 - 3200 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho các chương trình quốc gia khoảng trên 2000 tỷ đồng và đầu tư cho định canh định cư khoảng trên 500 tỷ đồng (cả thời kỳ 1986-1997 khoảng trên 800 tỷ đồng). Nhiều mặt kinh tế - xã hội của miền Núi đã có sự chuyển biến tốt. Dân trí của một bộ phận nhân dân được nâng lên, khai hoang được khoảng 200 nghìn ha, trong đó đưa vào sử dụng để trồng cây lâu năm khoảng 70 - 80%, diện tích rừng được khoanh nuôi khoảng 3 triệu ha, trồng mới được khoảng 65-70 vạn ha, hình thành nhiều điểm dân cư mới. Hầu hết các xã miền núi đã có cơ sở y tế và trường học (tuy nhiên nhà tạm còn nhiều). Các vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được thế mạnh và tiềm năng của vùng. Hiện nay 3 vùng kinh tế trọng điểm sản xuất khoảng 50% GDP, trên 2/3 sản lượng công nghiệp, thu ngân sách và xuất khẩu. Các vùng kinh tế trọng điểm này cũng đảm bảo khối lượng vận chuyển và luân chuyển trên 50% toàn quốc, có tốc độ tăng trưởng vận tải 1996-2000 trên 9%. Bảng 9: Cơ cấu kinh tế các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp vào phát triển kinh tế chung của đất nước. Cơ cấu GDP của 3 vùng KTTĐ so với cả nước (%) 1995 1999 - Vùng KT trọng điểm phía Bắc 14,10% 13,80% - Vùng KT trọng điểm miền trung 4,10% 4,20% - Vùng KT trọng điểm phía Nam 30,60% 31,10% Tổng 3 vùng 48,80% 49,10% Cơ cấu công nghiệp 3 vùng KTTĐ so với cả nước (%) 14,80% 16,50% Miền Bắc 3,40% 3,60% Miền Trung 3,40% 3,60% Miền Nam 45,10% 45,80% Tổng 3 vùng 63,30% 65,90% - Miền Bắc 21,40% 20,20% - Miền Trung 3,70% 3,90% - Miền Nam 51,00% 52,30% Tổng 3 vùng 76,10% 76,40% Bảng 10: Cơ cấu thực hiện vốn đầu tư phát triển theo vùng 10 năm qua như sau: Đơn vị: % 1991-1995 1996-2000 1991-2000 - Các tỉnh miền núi phía Bắc 7,3 7,6 7,5 - Vùng đồng bằng sông Hồng 26,9 25,5 26 - Vùng Bắc Trung bộ 8,7 7,7 8,1 - Vùng duyên hải miền Trung 11,9 11,6 11,7 - Vùng Tây Nguyên 4,4 4,9 4,7 - Vùng Đông Nam bộ 28,3 28,0 28,1 - Vùng đồng bằng sông Cửu long 12,4 14,8 14,0 Hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước (Đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam bộ) chiếm 54,1% vốn đầu tư phát triển trong thời kỳ 10 năm. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân hàng năm nhanh nhất là ở miền núi phía Bắc 19% năm, các vùng khác khoảng từ 15 đến 17%. Riêng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện được trong 10 năm qua (1991-2000), tính theo mặt bằng giá 1995 là 142,2 nghìn tỷ đồng, chiếm bình quân khoảng 22,5% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, trong đó 5 năm (1991-1995) là 54,8 nghìn tỷ đồng, chiếm bình quân khoảng 23,59% và 5 năm (1996-2000) khoảng 87,4 nghìn tỷ đồng, chiếm bình quân hàng năm khoảng 21,8%. Tuy nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chiếm không cao trong tổng nguồn vốn đầu tư mà gần phân nửa trong số đó là vốn vay từ nước ngoài, nhưng trong nhiều năm qua nguồn vốn này đã đóng vai trò hạt nhân thu hút các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển. Trong những năm đầu thời kỳ kế hoạch 5 năm (1991-1995) các ngành sản xuất công nghiệp thuộc khu vực Nhà nước vẫn còn được đầu tư bao cấp từ nguồn vốn ngân sách, do vậy tỷ lệ đầu tư trong tổng nguồn vốn từ ngân sách lên đến 38,4%. Để tạo điều kiện cho các ngành sản xuất kinh doanh, trong đó có ngành công nghiệp, làm ăn có hiệu quả hơn, trong những năm cuối thời kỳ 1991-1995 cho đến nay, chúng ta đã đưa ra loại hình tín dụng ưu đãi đầu tư của Nhà nước để hỗ trợ đầu tư cho khu vực này, do đó tỷ lệ đầu tư từ vốn ngân sách vào ngành công nghiệp đã giảm xuống còn 5,6% trong thời kỳ 1996-2000, hỗ trợ đầu tư vào hạ tầng ngành điện và một số ngành sản xuất đang gặp khó khăn. Đối với các vùng lãnh thổ, chúng ta đã thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách đối với các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cơ sở hạ tầng giao thông thuỷ lợi, điện nước, còn yếu kém...nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc thu hút các nguồn vốn khác đến đầu tư. Trong 10 năm qua nhiều công trình quan trọng của nền kinh tế đã được triển khai và hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế, kể cả cơ sở hạ tầng và các sản phẩm, Tiềm lực kinh tế sau 10 năm đã tăng gấp đôi với chất lượng mới, góp phần quan trọng tạo ra năng suất và chất lượng mới trong các ngành kinh tế quốc dân, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bảng 11: Nguồn vốn ngân sách được thực hiện trên các vùng kinh tế như sau: 1991-1995 1996-2000 1991-2000 Tổng số 100% 100% 100% Vùng núi phía Bắc 14,02 13,98 13,99 - Ngân sách tập trung do địa phương quản lý 6,82 4,77 5,18 - Vốn CTMTQG do địa phương quản lý 4,02 3,36 3,49 - Nguồn để lại cho địa phương đầu tư theo NQQH 0,18 1,15 0,96 - Vốn Ngân sách tập trung do Trung ương quản lý 3,00 4,70 4,36 Vùng đồng bằng sông Hồng 27,48 25,19 25,65 - Ngân sách tập trung do địa phương quản lý 12,87 6,71 7,94 - Vốn CTMTQG do địa phương quản lý 2,53 1,56 1,76 - Nguồn để lại cho địa phương đầu tư theo NQQH 2,08 4,92 4,35 - Vốn Ngân sách tập trung do Trung ương quản lý 10,00 12,00 11,60 Vùng Bắc trung Bộ 9,73 9,80 9,79 - Ngân sách tập trung do địa phương quản lý 4,35 2,79 3,10 - Vốn CTMTQG do địa phương quản lý 2,64 1,69 1,88 - Nguồn để lại cho địa phương đầu tư theo NQQH 0,23 1,33 1,11 - Vốn Ngân sách tập trung do Trung ương quản lý 2,50 4,00 3,70 Vùng Duyên Hải miền Trung 7,82 7,33 7,43 - Ngân sách tập trung do địa phương quản lý 4,49 2,79 3,13 - Vốn CTMTQG do địa phương quản lý 1,87 1,23 1,36 - Nguồn để lại cho địa phương đầu tư theo NQQH 0,26 1,40 1,18 - Vốn Ngân sách tập trung do Trung ương quản lý 1,20 1,90 1,76 Vùng Tây Nguyên 3,69 3,37 3,44 - Ngân sách tập trung do địa phương quản lý 1,75 1,13 1,25 - Vốn CTMTQG do địa phương quản lý 1,38 0,73 0,86 - Nguồn để lại cho địa phương đầu tư theo NQQH 0,06 0,81 0,66 - Vốn Ngân sách tập trung do Trung ương quản lý 0,50 0,70 0,66 Vùng Đông Nam Bộ 24,26 23,84 23,93 - Ngân sách tập trung do địa phương quản lý 9,91 3,70 4,94 - Vốn CTMTQG do địa phương quản lý 2,29 1,26 1,46 - Nguồn để lại cho địa phương đầu tư theo NQQH 3,06 7,88 6,92 - Vốn Ngân sách tập trung do Trung ương quản lý 9,00 11,00 10,60 Vùng đồng bằng sông Cửu Long 13,01 16,48 15,78 - Ngân sách tập trung do địa phương quản lý 7,23 4,14 4,76 - Vốn CTMTQG do địa phương quản lý 2,31 1,66 1,79 - Nguồn để lại cho địa phương đầu tư theo NQQH 0,27 5,98 4,84 - Vốn Ngân sách tập trung do Trung ương quản lý 3,20 4,70 4,40 Tác động của đầu tư phát triển đến chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã có sự chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác. Đã thực hiện nhất quán chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhờ đó đã huy động được nhiều nguồn lực của mọi thành phần kinh tế vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, làm cho tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trên GDP đều tăng nhanh. Khu vực kinh tế Nhà nước năm 1990 chiếm tỷ trọng 32,5%, đến năm 1995 là 40,1% và năm 2000 là 40,2%. Khu vực kinh tế tập thể năm 1995 chiếm tỷ trọng 10%, đến năm 2000 là 9%. Khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 3,12% năm 1995, đến năm 2000 là 3,4%. Khu vực kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng 36% năm 1995, đến năm 2000 là 34%. Khu vực kinh tế hỗn hợp chiếm tỷ trọng 4,3% năm 1995, đến năm 2000 là 3,7%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 1995 chiếm tỷ trọng 6,4% và năm 2000 là 10,3%. Bảng 12: Cơ cấu theo thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế (%) 1995 2000 1. Nhà nước 40,1 40,2 2. HTX 10 9 3. Kinh tế  tư nhân 3,12 3,4 4. Kinh tế cá thể 36 34 5. Kinh tế hỗn hợp 10,78 13,4  - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 6,4 10,3 Bảng 13: cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế Năm Tổng số (Tỷ đồng) Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Giá thực tế 1995 72447 30447 20000 22000 1996 87394 42894 21800 22700 1997 108370 53570 24500 30300 1998 117134 65034 27800 24300 1999 131171 76958 31542 22671 2000 151183 89418 34594 27172 2001 170496 101973 38512 30011 2002 199105 112238 52112 34755 2003 231616 125128 68688 37800 Sơ bộ 2004 275000 147500 84900 42600 Ước tính 2005 225000 175000 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24688.doc
Tài liệu liên quan