Đề tài Các giải pháp nhằm tăng cường khai thác nghiệp vụ bảo hiểm Con người phi nhân thọ tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ. 1

1.1. Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm Con người phi nhân thọ. 1

1.1.1. Sự cần thiết của Bảo hiểm Con người phi nhân thọ. 1

1.1.2. Tác dụng của BHCN PNT. 1

1.2. Đặc điểm chủ yếu của BHCN PNT. 2

1.3. Các nguyên tắc áp dụng khi triển khai BHCN PNT. 4

1.3.1. Nguyên tắc số đông bù số ít. 4

1.3.2. Nguyên tắc rủi ro có thể được bảo hiểm. 4

1.3.3. Nguyên tắc phân tán rủi ro. 5

1.3.4. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối. 5

1.3.5. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm. 5

1.3.6. Nguyên tắc khoán. 6

1.3.7. Nguyên tắc bồi thường. 6

1.4. Các nghiệp vụ BHCN PNT. 6

1.4.1. Bảo hiểm sinh mạng cá nhân. 6

1.4.2. Bảo hiểm tai nạn cá nhân. 8

1.4.3. Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật. 12

1.4.4. Bảo hiểm tai nạn học sinh. 19

1.4.5. Bảo hiểm tai nạn hành khách. 20

1.4.6. Bảo hiểm khách du lịch trong nước. 21

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HỈÊM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG. 24

2.1. Giới thiệu về Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long. 24

2.1.1. Thông tin chung. 24

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long. 24

2.1.3. Quá trình hình thành của PVI Thăng Long. 26

2.1.4. Phạm vi hoạt động kinh doanh của PVI Thăng Long và sản phẩm công ty cung cấp. 26

 2.1.5. Tình hình hoạt động của PVI Thăng Long. 29

 2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn đối với PVI Thăng Long. 33

2.1.7. Phương hưóng nhiệm vụ trong thời gian tới. 34

2.2. Tình hình triển khai Bảo hiểm Con người tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long. 37

2.2.1. Tình hình khai thác. 37

2.2.2. Tình hình giám định, bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm. 47

2.2.3.Kết quả và hiệu quả kinh doanh. 51

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG. 54

3.1. Đôi nét về tình hình triển khai Bảo hiểm Con người phi nhân thọ tại các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. 54

3.1.1. Tình hình triển khai Bảo hiểm Con người phi nhân thọ tại Việt Nam. 54

3.1.2. Triển vọng phát triển của BHCN phi nhân thọ tại thị trường Việt Nam. 57

3.2. Thuận lợi và khó khăn của Công ty bảo hiểm Dầu khí Thăng Long khi triển khai Bảo hiểm Con người phi nhân thọ. 62

3.2.1. Thuận lợi 62

3.2.2. Khó khăn và thách thức. 63

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BHCN phi nhân thọ tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long. 64

3.3.1. Giải pháp. 64

3.2. Kiến nghị. 64

3.2.1. Đối với Công ty. 64

3.2.2. Đối với Tổng Công ty. 65

3.2.3. Đối với Nhà Nước 67

KẾT LUẬN 68

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm tăng cường khai thác nghiệp vụ bảo hiểm Con người phi nhân thọ tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyển thành công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty, quy mô được mở rộng, đội ngũ cán bộ cũng dày dạn và đông đảo hơn,đánh dấu một bước tiến đáng kể trong quá trình phát triển của Công ty. Doanh thu năm 2006 của Công ty là 30 tỷ, tăng 160% so với năm 2005. Trong đó doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người đạt trên 12 tỷ đồng chiếm trên 40% tổng doanh thu, tăng trưởng hơn 184.6 % so với năm 2005. Còn lại là các nghiệp vụ khác, chiếm 67%. Bảo hiểm cháy, nổ chiếm 5.5 tỷ đồng, tương đương 18.33%. Năm 2006 PVI Thăng Long đã thực hiện một số dự án bảo hiểm lớn cho các khách hàng như: Bảo hiểm tàu cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, bảo hiểm công trình cho PMU Thăng Long, PMU 2, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Thủy điện Đồng Nai 3, Dự án Trung tâm Thương mại Dầu khí, bảo hiểm máy móc thiết bị cho CAVICO Việt Nam, bảo hiểm hàng hóa cho DAEWOO Hanel... Tổng doanh thu phát sinh đến 31/12/2007: 36,89 tỷ đạt 92,23% KHDT năm Doanh thu thực thu đến 31/12/2007: 34,03 tỷ đạt 85,10% KHDT năm.So với cùng kỳ 2006, doanh thu 2007 tăng, thực thu tăng 117% . Việc tăng trưởng doanh thu qua các năm vừa qua có bước tiến đáng kể, tuy nhiên tính chất tăng trưởng không ổn định, tỷ lệ doanh thu của nghiệp vụ có tái tục và tỷ lệ doanh thu tái tục hàng năm thấp. Trong cơ cấu tổng doanh thu, doanh thu của nghiệp vụ kỹ thuật, bảo hiểm cho các dự án chiếm hơn 40%, đây là sản phẩm không tái tục hàng năm, phí bảo hiểm thường tái tục vào cuối năm, vì vậy đơn vị khó chủ động về việc thực hiện kế hoạch kinh doanh doanh hàng tháng và kế hoạch kinh doanh cho các năm tiếp theo. Trong khi đó các nghiệp vụ Tài sản, hàng hải có tỷ trọng thấp, xu hướng giảm so với năm trước, nguyên nhân một phần là do có sự thay đổi nhiều về nhân sự cũng như thay đổi về cơ cấu phòng kinh doanh, tuy nhiên nguyên nhân quan trọng hơn đó là vấn đề khách hàng tái tục cho nghiệp vụ này ở mức thấp, điều này đánh giá khả năng phục vụ khách hàng ở khâu sau bán hàng của PVI Thăng Long là chưa tốt. Vấn đề này phải được khắc phục ngay trong năm 2008. b) Hoạt động quản lý đại lý. Năm 2006 công ty có 46 đại lý trong đó bao gồm 13 đại lý cá nhân và 30 đại lý pháp nhân. Tuy nhiên đến năm 2007 do PVI Thăng Long đánh giá lại tính hiệu quả của từng đại lý, trên cơ sở đó tiến hành thanh lý một số đại lý không hiệu quả cho nên tính đến 31/12/2007 hệ thống đại lý của PVI Thăng Long gồm có 19 đại lý pháp nhân, 10 đại lý cá nhân. Cũng do trong sáu tháng cuối năm PVI Thăng Long thực hiện thắt chặt quản lý ấn chỉ, quản lý rủi ro qua việc hạn chế cấp phát ấn chỉ, hạn chế một số đối tượng nhận bảo hiểm( như không nhận bảo hiểm cho các loại xe cũ, giá trị thấp, xe tải, taxi) nên doanh thu do hệ thống đại lý khai thác đến ngày 31/12/2007 đạt 15,55 tỷ trong đó Bảo hiểm XCG 11,85 tỷ( xe máy 3,5 tỷ ) chiếm khoảng hơn 46% cơ cấu tổng doanh thu, thấp hơn so với năm 2006( doanh thu qua đại lý là 15,560 tỷ, chiếm hơn 53% tổng doanh thu thực thu năm2006). PVI Thăng Long thực hiện quản lý đại lý hệ thống đại lý theo vùng, miền, giữ và xây dựng mới đại lý pháp nhân có cự ly không xa trụ sở của công ty và của Văn phòng khu vực, đồng thời chuyển hướng kinh doanh mạnh vào các hệ thống ngân hàng, các công ty tài chính, các doanh nghiệp và đơn vị thành viên Bộ công thương c) Công tác giám định bồi thường. Với phương châm “ Trung thành, tận tụy” và xác định công tác giám định bồi thường chính là công tác phục vụ khách hàng sau bán hàng, khâu quan trọng nhất, PVI Thăng Long đã tổ chức tốt công tác giám định bồi thường. Công ty đã tổ chức một phòng Giám định Bồi thường chuyên nghiệp với cơ cấu đầy đủ cán bộ, quy trình giám định bồi thường theo tiêu chuẩn ISO, cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc đầy đủ, do vậy việc giải quyết khiếu nại bồi thường thường được giải quyết nhanh chóng, chính xác, tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp và nâng cao thương hiệu của PVI Thăng Long nói riêng và của PVI nói chung trên thị trường. Hoạt động giám định được dựa trên cơ sở vững chắc của cả hệ thống PVI trên toàn quốc với mối quan hệ gắn bó giữa các đơn vị trong cùng Tổng công ty, thể hiện sự phối hợp hợp lý giữa công tác khai thác dịch vụ bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bồi thường. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm trong điều kiện hiện nay. Hiện nay PVI Thăng Long đã xây dựng một hệ thống mạng lưới các Gara, Showroom và xưởng sửa chữa ôtô đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho mọi đối tượng khách hàng theo đúng những tiêu chi: kịp thời- chất lượng- thuận tiện, với chế độ bảo hành tốt nhất. Đặc biệt, PVI Thăng Long là một trong số ít những đơn vị thuộc PVI ký hợp đồng nguyên tắc về bảo lãnh sửa chữa xe cơ giới với hệ thống các Xưởng, gara ôtô chính hãng như Toyota, Ford, Daewoo,.... đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng đối với những xe mới, chính hãng. Để thực hiện cam kết phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, PVI Thăng Long đã xác lập đường giây nóng online 24/24h nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc thông báo sự cố trong mọi trường hợp và có những hướng dẫn, tư vấn kịp thời phương án giải quyết nhanh nhất. Ngoài ra với mục tiêu không ngừng hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm cung cấp và tính chuyên nghiệp trong mỗi loại hình BH, PVI Thăng Long đã xây dựng Đội cứu hộ xe tổn thất khẩn cấp, đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng. PVI Thăng Long cũng giới thiệu tới quý khách hàng một số các Công ty Giám định độc lập trong và ngoài nước có uy tín, có nhiều kinh nghiệm giám định trên nhiều loại hình, lĩnh vực BH mà PVI đã ký hợp đồng nguyên tắc. Riêng về loại hình BH xe cơ giới PVI Thăng Long đã hợp tác toàn diện với các Hãng, Gara, Showroo lớn, uy tín phủ khắp địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hệ thống các Chi nhánh, Văn phòng đại diện thuộc PVI Thăng Long cùng các PVI thành viên thuộc Tổng Công ty BHDK VN luôn phối hợp chặt chẽ, thông suốt với nhau đảm bảo tính kịp thời cho khách hàng khi phát sinh sự cố. Trong năm 2007 công ty đã bồi thường với số tiền là 9,37 tỷ đồng, trong đó xe cơ giới chiếm 1365 vụ với tổng số tiền bồi thường lên tới 7,77 tỷ đồng( ô tô: 6,95 tỷ, xe máy: 820 triệu ), bảo hiểm con người giải quyết 371 hồ sơ với tổng số tiền chi trả là 571 triệu đồng. Số vụ giải quyết bồi thường trong năm 2007 là khá lớn, trung bình hơn 100 bộ hồ sơ xe cơ giới phát sinh được giải quyết trong một tháng, đánh giá nỗ lực của bộ phận giám định bồi thường trong việc giải quyết hồ sơ tồn đọng. Tuy nhiên số hồ sơ tồn đọng đến ngày 31/12/2007 vẫn khá lớn, tổng số hồ sơ chưa giải quyết là 298 hồ sơ, trong đó hồ sơ xe cơ giới là 255 vụ( số tiền ước tính khoảng 1,75 tỷ đồng). Trong năm vừa qua vẫn còn hiện tượng khách hàng, các đơn vị kinh doanh phản ánh sự chậm trễ trong khâu giải quyết bồi thường làm ảnh hưởng đến khả năng tái tục bảo hiểm. 2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn đối với PVI Thăng Long. a) Thuận lợi * Do hoạt động trong thời gian khá lâu nên PVI Thăng Long có được một hệ thống cơ PVI sở vật chất tương đối đầy đủ. * Thăng Long đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ nòng cốt có nghiệp vụ và nhiệt tình công tác * Cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phòng tác nghiệp chuyên môn. * Nằm trên địa bàn gần thị trường Hà Nội rất tiềm năng về Bảo hiểm. * PVI Thăng Long có thị trường trải rộng trong nhiều tỉnh vì vậy có nhiều cơ hội để triển khai mở rộng mạng lưới kinh doanh. * Được Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam ủng hộ và giúp đỡ liên tục cả về công tác quản lý và kinh doanh. * Có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều dự án lớn thuộc nhiều loại hình bảo hiểm. b) Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi trên thì PVI Thăng Long đang phải đối mặt với những khó khăn như: Thị trường bảo hiểm cạnh tranh quyết liệt , nhất là nghiệp vụ bảo hiểm kỷ thuật, hàng hải và xe cơ giới. Bảo hiểm Dầu khí mới bắt đầu chú trọng triển khai và phát triển bảo hiểm xe cơ giới do đó Công ty PVI Thăng Long còn thiếu nhiều kinh nghiệm về tổ chức mạng lưới khai thác. Năng lực khai thác dịch vụ và kỹ năng thương trường của nhiều chuyên viên còn thiếu tính chuyên nghiệp. 5.1.7. Phương hưóng nhiệm vụ trong thời gian tới. Trong thời gian tới PVI Thăng Long sẽ không ngừng phát triển để đa dạng hoá các loại hình sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời hoàn thiện hơn nữa về cơ cấu tổ chức, đào tạo đội ngũ nhân viên một cách bài bản hơn, đưa PVI Thăng Long trở thành một công ty vững mạnh. Trên cơ sở những kết quả mà PVI Thăng Long đã đạt được trong năm 2007, đến năm 2008 công ty đã mạnh dạn đưa ra kế hoạch như sau: - Kế hoạch doanh thu là 80 tỷ đồng. Trong đó: Kế hoạch kinh doanh của PVI Thăng Long: 60 tỷ đồng Kế hoạch kinh doanh của PVI Hùng Vương: 20 tỷ đồng - Kế hoạch định biên lao động: 65 người (Bao gồm cả PVI Hùng Vương) - Năng suất lao động bình quân: 1.230.769.231 đồng/người/năm - Thu nhập bình quân: 4.500.000 đồng/người/tháng. Để phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao, PVI Thăng Long đã và đang triển khai một số nội dung sau: - Đẩy mạnh phát triển khối các phòng kinh doanh nghiệp vụ tài sản, kỹ thuật, hàng hải theo chiều sâu thông qua việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mới và qua môi giới. Tận dụng lợi thế Tổng Công ty, phối hợp với các Ban trong Tổng công ty, phát triển mở rộng dịch vụ con người trách nhiệm cao và dịch vụ qua môi giới. - Chú trọng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Cháy, các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản có tái tục hằng năm theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ mở rộng đối tượng, địa bàn triển khai nghiệp vụ. Đối với nghiệp vụ Cháy và các RRĐB, trong năm 2008, PVI Thăng Long phấn đấu phải đạt tối thiểu 5 tỷ đồng doanh thu. - Song song với việc thắt chặt quản lý hệ thống đại lý, quản lý rủi ro ngay từ khi cấp đơn, bộ phận giám định bồi thường của Công ty phải nâng cao năng lực, trình độ tác nghiệp đặc biệt phải hạn chế được tối đa hiện tượng trục lợi bảo hiểm ngay từ khâu giám định, hạn chế số tiền bồi thường của nghiệp vụ XCG, CN trong năm 2008 xuống dưới 45% doanh thu, tạo cơ sở để giảm tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này trong những năm tiếp theo. - Xây dựng hệ thống các đại lý trên địa bàn Hà Nội: Hiện tại PVI Thăng Long mới chỉ có một Phòng kinh doanh khu vực đặt trụ sở trên địa bàn Hà Nội làm đầu mối để thực hiện bảo hiểm cho các dự án trong và ngoài ngành, triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mới. Để khai thác tối đa tiềm năng của thị trường này và triển khai kênh bán hàng một cách có hệ thống, PVI Thăng Long đã và đang thực hiện xây dựng hệ thống đại lý trên địa bàn Hà Nội, tập trung xây dựng hệ thống bán lẻ tại Hà Nội, Hà Tây và các tỉnh lân cận Hà Nội. Đối tượng để triển khai là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các đơn vị kinh doanh thương mại (mua bán, sửa chữa ôtô, xe máy...). - Các đơn vị kinh doanh chủ động thực hiện một số dự án lớn như cầu Đông Trù, Cầu Nhật Tân, cầu cạn Pháp Vân, Đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình... Đây là những dự án lớn mà PVI Thăng Long đã tiếp cận khách hàng. - Giao nhiệm vụ cho các đơn vị kinh doanh phối hợp mở rộng hợp tác với các Ban của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên trên địa bàn để trực tiếp tiếp cận khách hàng ký các HĐBH các dự án lớn trong và ngoài ngành. - Tập trung củng cố bộ máy quản lý, phát triển hệ thống Phòng KDKV quản lý theo vùng, miền, từ đó hạn chế được rủi ro khi cấp đơn BH. Cơ cấu tổ chức lại các văn phòng khu vực đảm bảo quản lý tập trung và kiểm soát được rủi ro ngay từ đầu - Đối với PKDKV Hà Đông: Thực tế trong những năm vừa qua PVI Thăng Long hầu như bỏ ngỏ thị trường Hà Tây mặc dù trụ sở chính của Công ty đóng trên địa bàn này. Việc thành lập PKDKV Hà Đông tương đối muộn so với yêu cầu thực tế, vì vậy trong năm 2008, PKDKV Hà Đông phải là đầu mối triển khai các dịch vụ BH trên địa bàn này. Nghiệp vụ chủ yếu để tiếp cận thị trường là BHXCG, CN, Học sinh, Cháy và XDLĐ. Đối tượng tiếp cận là các ban ngành của địa phương, các doanh nghiệp, trường học, các Ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn. - Đối với PVI Hùng Vương: Trên cơ sở phê duyệt của Tổng Công ty, theo kế hoạch chậm nhất đến20/01/2008 PVI Hùng Vương phải hoàn thiện cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức để đi vào hoạt động. Trên cơ sở hệ thống bán lẻ đã được xây dựng và hoạt động tại Việt Trì, Tuyên Quang, Hà Giang, trong năm 2008 PVI Hùng Vương phải thực hiện xây dựng hệ thống các PKDKV tại Tuyên Quang, Hà Giang và các tỉnh lân cận khác, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đã được Tổng Công ty giao. - Tiếp tục tìm kiếm và bổ sung nhân lực có chất lượng cho các Phòng Kinh doanh tại công ty và các Phòng Kinh doanh khu vực mới thành lập. - Đẩy mạnh nghiệp vụ có tái tục và tài sản như cháy, thân tàu... 2.2. Tình hình triển khai Bảo hiểm Con người tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long. 2.2.1. Tình hình khai thác. Khai thác Bảo hiểm là khâu đầu tiên và cũng là khâu vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh Bảo hiểm. Nó ảnh hưởng to lớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty đồng thời ảnh hưởng đến quyền lợi của người được bảo hiểm. Vì vậy khai thác bảo hiểm phải tuân theo một quy trình nhất định đảm bảo nguyên tắc số đông bù số ít và các nguyên tắc quan trọng khác. a) Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm con người của PVI Thăng Long: Mục đích: Quy định cách thức, các bước tiến hành khai thác nghiệp vụ bảo hiểm con người. Sơ đồ: Quy trình khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Con người. Bộ phận thực hiện Sơ đồ quy trình Bộ phận có liên quan Cán bộ khai thác/ Đlý/ Môi giới Cán bộ khai thác/Đlý Cán bộ khai thác/ Đlý Cán bộ khai thác/ Đlý Cán bộ khai thác Lãnh đạo Phòng kinh doanh/con người Cán bộ khai thác Tiếp thị, nhận yêu cầu bảo hiểm từ khách hàng Đánh gía rủi ro TB KH Chấp nhận chào phí (BH) Định phí theo biểu phí, chào phí Chuẩn bị Hợp đồng, Giấy CNBH Quản lý Hợp đồng/ Giấy CNBH Ký duyệt Hợp đồng/ Giấy CNBH Tái bảo hiểm Phòng kế toán/ Bộ phận kế toán chi nhánh Phòng kế toán/bộ phận kt chi nhánh Nội dung các bước theo sơ đồ quy trình: Tiếp nhận, nhận yêu cầu bảo hiểm từ khách hàng. - Cung cấp GYCBH và các tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng. - Khi nhận thông tin từ khách hàng, cán bộ khai thác/ Đại lý cần yêu cầu khách hàng nêu rõ: + Nghề nghiệp, tên, lứa tuổi, quốc tịch, giới tính của người được bảo hiểm + Số lượng người được bảo hiểm, lương của từng người (nếu cần) + Làm việc trong các thành phần kinh tế nào + Loại hình bảo hiểm cần mua + Mức trách nhiệm bảo hiểm yêu cầu + Tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh tật + Công ty bảo hiểm hiện thời ( Nếu có) -Khuyến cáo khách hàng về việc hợp đồng bảo hiểm sẽ không có giá trị trong trường hợp khách hàng cung cấp hoặc kê khai sai hoặc thông báo sai các chi tiết quan trong liên quan đến rủi ro yêu cầu bảo hiểm và người được bảo hiểm. 2. Đánh giá rủi ro. Đây là khâu quan trọng để quyết định rủi ro có thể được bảo hiểm hay không và đưa ra mức chào phí phù hợp cho đối tượng bảo hiểm. Dựa trên các thông tin và số liệu thu thập được, Cán bộ khai thác và đại lý trực tiếp đánh giá các vấn đề sau: Hoạt động kinh doanh có đảm bảo các yêu cầu an toàn áp dụng đối với các nghành đó hay không, có khả năng xảy ra rủi ro tích tụ hay không, các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc được thực hiện ra sao ( Bảo hộ lao động, các quy định về an toàn lao động...), Các thông tin về tình trạng sức khỏe của người được yêu cầu bảo hiểm ( thực hiện kiểm tra sức khỏe nếu cần), Phạm vi địa lý của các hoạt động kinh doanh mà người được bảo hiểm thực hiện, Mức độ tích tụ rủi ro cao nhất có thể xảy ra về số lượng người và mức trách nhiệm có thể phát sinh. Căn cứ vào kết quả đánh giá, khai thác viên có thể từ chối chào phí trong trường hợp: Khách hàng không có quyền lợi có thể được bảo hiểm. - Kê khai không trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu bảo hiểm và người được bảo hiểm đối chiếu với các thông tin thu được trong quá trình giám định trực tiếp. - Khách hàng làm trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các nghành ở mức độ rủi ro cao ( Công nhân hầm mỏ, lao động dưới nước...) nhưng lại không được trang bị hoặc thiếu các thiết bị an toàn hoặc không được tập huấn về phòng chống rủi ro. - Khách hàng là cầu thủ tham gia các môn thể thao chuyên nghiệp (Trừ khi lãnh đạo công ty đồng ý bằng văn bản). - Phạm vi làm việc của người yêu cầu bảo hiểm ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam ( Trừ khi được lãnh đạo công ty đồng ý). 3. Xác định phí, điều kiện, chào phí. Căn cứ vào các thông tin được cung cấp và kết quả đánh giá rủi ro, khai thác viên dựa vào hướng dẫn nghiệp vụ, dùng biểu phí để đưa ra một mức chào phí cho khách hàng. Bản chào phí bao gồm các thông tin cơ bản sau gửi cho khách hàng: + Tên, địa chỉ Người được bảo hiểm. + Ngành nghề kinh doanh. + Danh sách người được bảo hiểm ( Số lượng, tên tuổi, giới tính, nghề nghiệp). + Tỷ lệ phí ( phí bảo hiểm). + Các khoản giảm trừ ( Nếu có) + Mức miễn thường ( nếu có ) + Các điều kiện, điều khoản bổ sung ( nếu có) + Quy tắc bảo hiểm áp dụng. 4. Chuẩn bị hợp đồng/ Giấy chứng nhận bảo hiểm. Sau khi khách hàng chấp nhận bản chào phí bảo hiểm, PVI Thăng Long đề nghị khách hàng gửi giấy yêu cầu bảo hiểm hoàn chỉnh. Đây là một bằng chứng và là cơ sở pháp lý thể hiện ý chí và sự tự nguyện của khách hàng về việc đồng ý tham gia bảo hiểm và là một bộ phận cấu thành của hợp đồng bảo hiểm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ khai thác và đại lý viên trong khai thác bảo hiểm con người, GCNBH được ký và đóng dấu trước. Cán bộ khai thác và đại lý viên có trách nhiệm thực hiện việc nộp phí, liên lưu, thông báo về tình hình cấp GCNBH theo quy định. Trường hợp khách hàng yêu cầu có hợp đồng thì Cán bộ khai thác/ Phòng kinh doanh quản lý đại lý soạn thảo hợp đồng bảo hiểm ( Đại lý không được soạn thảo hợp đồng). 5. Ký duyệt Hợp đồng/GCNBH. Sau khi thu xếp hợp đồng, trình lãnh đạo Phòng Kinh doanh ký GCNBH/ Hợp đồng. Cấp đơn bảo hiểm cho khách hàng và làm thủ tục thông báo thu phí bảo hiểm. 6. Quản lý hợp đồng/ GCNBH. - Theo dõi việc thu phí và thanh toán hoa hồng. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có bất cứ thay đổi nào từ phía Công ty hoặc khách hàng thì cán bộ khai thác có trách nhiệm thống nhất với khách hàng, lập thành văn bản nội dung thay đổi và thông báo tới các bộ phận liên quan. Các thay đổi ảnh hưởng đến rủi ro được bảo hiểm nếu cần sẽ phải tính thêm phí. Bản sửa đổi bổ sung thay cho các thay đổi này được lưu cùng các tài liệu đã có. Nếu có sự kiện bảo hiểm, cán bộ khai thác/ Phòng kinh doanh phải phối hợp với bộ phận giám định bồi thường để giải quyết. Mọi ý kiến phản hồi của khách hàng phải được ghi nhận và theo dõi, giải quyết theo Quy trình đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng. Đối với những hợp đồng bảo hiểm có tổng mức trách nhiệm lớn, khi kết thúc thời hạn bảo hiểm, khai thác viên phải lập báo cáo tổng kết gửi cho lãnh đạo công ty. Đối với những hợp đồng bảo hiểm có số lần tổn thất nhiều hoặc mức độ tổn thất cao trong suốt thời hạn bảo hiểm, Phòng kinh doanh cần thực hiện tính toán lại hiệu quả kinh doanh và đánh giá lại mức độ rủi ro về dịch vụ bảo hiểm báo cáo lãnh đạo xem xét trước khi cấp GCNBH bổ sung, tái tục hợp đồng. Hồ sơ khai thác bao gồm. Giấy yêu cầu bảo hiểm. Bản đánh giá rủi ro. Giấy chứng nhận bảo hiểm, Hợp đồng. Mẫu đơn, quy tắc bảo hiểm. Danh sách tên người được bảo hiểm. Thông báo thu phí bảo hiểm. Các giấy tờ liên quan khác. b) Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm Con người tại PVI Thăng Long. Dựa trên bảng về doanh thu phí bảo hiểm của một số nghiệp vụ chính được triển khai tại Công ty, có thể phân tích xu hướng và sự phát triển của nghiệp vụ BHCN trong mối tương quan với các nghiệp vụ khác của Công ty như sau stt Nghiệp vụ bảo hiểm 2003 2004 2005 2006 2007 1 BH hàng hải 3.275,49 4.913,24 3.498,06 5.247,09 3.030,26 2 BHCon người 962,85 1.059,13 1.270,96 1.906,44 2.526,85 3 BHXe cơ giới 2.351,02 3.021,23 5.227,60 10.032,05 14.896,61 4 BH kỹ thuật 3.433,81 4.650,72 5.023,62 6.035,43 11.265,50 5 BH tài sản 2.514,43 3.017,32 3.922,51 5.879,22 1.165,90 6 BH khác 479,86 567,49 244,62 724,32 4.007,51 Tổng 13.017,46 17.229,13 18.942,75 29.824,55 36.892,63 Nhiệm vụ chính của PVI Thăng Long là góp phần đảm bảo an toàn cho nghành dầu khí, do vậy sản phẩm chính của Công ty là Bảo hiểm kỹ thuật, Bảo hiểm hàng hải. Song trong những năm gần đây, Bảo hiểm xe cơ giới và Bảo hiểm Con người đang trở thành một trong những mục tiêu đầy triển vọng mà PVI Thăng Long hướng tới. Nếu như trong năm 2003, doanh thu khai thác nghiệp vụ BHCN là 962,85 triệu thì năm 2007 con số này tăng lên gần gấp 3 lần đạt 2.526,85 triệu. Nghiệp vụ BHCN là một trong 5 nghiệp vụ bảo hiểm chính của Công ty nhưng trong các năm từ 2003- 2006 chỉ đứng cuối cùng trong bảng doanh thu phí, song đến năm 2007, nghiệp vụ này đã vươn lên đứng thứ 4 vượt qua Bảo hiểm tài sản vốn có doanh thu phí cao trong các năm. Tốc độ tăng của BHCN qua các năm tương đối đồng đều. Năm 2004 doanh thu đạt 1.059,3 triệu chỉ bằng 1,1 lần năm 2003, năm 2005 tốc độ tăng cũng chỉ là 1,2 lần đạt 1.270,96 triệu. Đến năm 2006, con số này tăng lên bằng 1,5 lần năm 2005, đạt 1.906,44 triệu và năm 2007 tăng lên gấp 1,3 lần đạt doanh thu vượt mức hơn 2 tỷ đồng. Mặc dù con số này còn khá khiêm tốn song cho thấy nỗ lực của Phòng kinh doanh trong việc khai thác khách hàng. Vì đối tượng khách hàng chủ yếu của PVI Thăng Long trong nghiệp vụ bảo hiểm này vẫn là các cán bộ công nhân viên, công ty, tổ chức trong nghành. Song đến nay, Công ty đã cố gắng khai thác cả thị trường bên ngoài nghành để mở rộng thêm đối tượng khách hàng tiềm năng của mình (Học sinh, sinh viên, giáo viên, các cơ quan đoàn thể ngoài nghành), phục vụ không chỉ lợi ích của Tập đoàn Dầu khí mà còn cả lợi ích của cộng đồng. Công ty cũng đã mở thêm nhiều chi nhánh và đại lý nên tăng thêm độ bao phủ thị trường. Mặt khác doanh thu tăng lên cũng là do PVI Thăng Long đã thực sự tạo được niềm tin nơi khách hàng do công tác chăm sóc và phục vụ khách hàng chu đáo, công tác bồi thường nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Do đó khách hàng cũng trung thành tham gia bảo hiểm tại công ty và thu hút thêm nhiều khách hàng khác. Bên cạnh nỗ lực khai thác hợp đồng, công ty còn chú trọng đến triển khai các loại hình sản phẩm mới, mở rộng phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú của quý khách hàng. Các sản phẩm mới triển khai này ( BHCN kết hợp mức trách nhiệm cao, BH học sinh- giáo viên,....) cũng đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia. Kết quả của một số sản phẩm cụ thể trong nghiệp vụ BHCN tại PVI Thăng Long. Bảng 2 : Doanh thu của các sản phẩm bảo hiểm trong nghiệp vụ BHCN của PVI Thăng Long (2003-2007) Các sản phẩm BHCN 2003 2004 2005 2006 2007 BHCN 962,85 1.059,13 1.270,96 1.906,44 2.526,85 BHCN kết hợp 577,71 529,56 482,96 571,93 884,39 BH tai nạn cá nhân 336,99 211,82 190,64 247,83 126,34 BH du lịch 28,88 127,09 152,51 228,77 379,02 BH học sinh- giáo viên 19,27 42,36 63,55 95,32 75,80 BHCN kết hợp mức trách nhiệm cao 0 148,30 381,00 762,59 1061,30 Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy hai sản phẩm chủ lực trong nghiệp vụ BHCN là BHCN kết hợp và BHCN kết hợp mức trách nhiệm cao, nhìn chung doanh thu đều tăng qua các năm. Mặc dù BHCN mức trách nhiệm cao được triển khai sau (năm 2004) nhưng đã nhanh chóng thu hút được nhiều khách hàng tham gia đặc biệt là trong nghành. Cũng giống như BHCN kết hợp nhưng loại hình sản phẩm này có ưu điểm là số tiền bảo hiểm cao hơn, do vậy mà mức phí cũng cao hơn (được tính bằng USD). Mặc dù số hợp đồng ký kết của sản phẩm này không nhiều bằng sản phẩm BHCN kết hợp nhưng mức phí cao hơn nên vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu BHCN. Năm 2004, doanh thu phí mới chỉ bằng 14% tổng doanh thu phí BHCN trong khi BHCN kết hợp chiếm 50% nhưng đến năm 2006 con số này đã tăng lên 40% vượt qua sản phẩm BHCN kết hợp (30%). Năm 2007 sản phẩm này lại tiếp tục tăng lên bằng 42%, trong khi BHCN kết hợp chỉ chiếm 35%. Như vậy có thể thấy thị trường BHCN kết hợp mức trách nhiệm cao là rất tiềm năng và mang lại doanh thu phí lớn. Doanh thu phí khai thác được của sản phẩm này năm 2007 gấp hơn 7 lần năm 2004. Điều này có thể là do đời sống vật chất của các công nhân viên cán bộ trong nghành được cải thiện đáng kể nên nhu cầu bảo hiểm với mức trách nhiệm cao ngày càng lớn là điều dễ hiểu. Sản phẩm BHCN kết hợp thông thường cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2006 tăng gấp 1,18 lần năm 2005 và năm 2007 tăng gấp 1,55 lần năm 2006. Vẫn đóng vai trò là sản phẩm chủ đạo trong BHCN với số hợp đồng khai thác nhiều nhất. Các sản phẩm bảo hiểm khác như BH du lịch, BH học sinh- giáo viên và BH tai nạn cá nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, trung bình chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng doanh thu của nghiệp vụ BHCN. Song không thể xem nhẹ các loại hình sản phẩm này vì chúng cũng góp phần làm tăng doanh thu cho nghiệp vụ. Mặt khác BH du lịch và BH học sinh- giáo viên cũng có mức tăng tương đối trong những năm gần đây đặc biệt là BH du lịch do nhu cầu đi lại, công tác nước ngoài và du lịch ngày càng cao,Vì vậy tiềm năng của loại hình sản phẩm này là rất lớn. Bên cạnh đó tuy chiếm tỷ trọng doanh thu không đáng kể nhưng BH học sinh- giáo viên cũng cần được chú trọng. Vì nước ta là nước có dân số đông, kết cấu dân số trẻ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5926.doc
Tài liệu liên quan