Đề tài Các giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ một cách có hiệu quả

MỤC LỤC

Phần 1: Khái quát về thị trường Mỹ

 

1. Một vài nét sơ lược về nước Mỹ

2. Một vài nét đặc trưng về thị trường Mỹ

3. Ngiên cứu một số quy định pháp lí của Mỹ với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ

4. Sự cần thiết của việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ

 

Phần 2: Quan hệ Việt- Mỹ và thực trạng việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ

 

1. Quan hệ thương mại giữa hai nước từ trước tháng 4 năm 1994 đến trước tháng 7 năm 2000

2. Hiệp định thương mại được kí kết giữa hai nước và những cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ

 

Phần3: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh trên thị trường Mỹ

 

1. Những thuận lợi

2. Những khó khăn

 

Phần 4: Các giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ một cách có hiệu quả

 

1. Tầm vĩ mô (cấp nhà nước)

Tầm vi mô (cấp doanh nghiệp)

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ một cách có hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Việt Nam hầu như chưa có hàntg xuất khẩu sang Mỹ. Những năm đầu của thập kỷ 90, về phía Mỹ cùng với lộ trình hướng tới bãi bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam, bắt đầu từ tháng 4/1992 chính phủ Mỹ đã bắt đầu cho phép các công ty xuất khẩu một số loại hàng hóa sang Việt Nam, trong đó chủ yếu là các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Tiếp đó, chính phủ Mỹ đã tiến thêm một bước là cho phép các công ty Mỹ có đủ điều kiện mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, tiến hành công việc nghiên cứu khả thi các dự án trong lĩnh vực thương mại giữa hai nước. Trên cơ sở đó nó cho phép các công ty Mỹ tham gia đấu thầu các dự án, công trình tại Việt Nam. Tuy mới ở mức độ thăm dò, nhưng chính phủ Mỹ cũng đã tiến hành xem xét và đề ra những điều kiện quy định về việc cấp giấy phép cho các tổ chức và cá nhân muốn kinh doanh buôn bán với Việt Nam. Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam đang ở những bước đi đầu tiên thực hiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, với phương châm chủ đạo là mở cửa với tất cả các bạn hàng nước ngoài có thiện chí hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thương mại nhằm thực hiện chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Với những tiền đề thuận lợi có được từ cả hai phía, quan hệ thương mại giữa hai nước đã bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc. Năm 1990, Việt Nam bắt đầu có những lô hàng đầu tiên xuất sang Mỹ với lượng giá trị hàng hóa khoảng 5.000 USD, con số này tiếp tục tăng lên gần gấp đôi khoảng 9.000 USD vào năm 1991; 11.000 USD vào năm 1992; và năm 1993, chỉ ngót một năm trước khi lệnh cấm vận của Mỹ với Việt Nam được chính thức bãi bỏ, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng tới 58.000 USD, tức là tăng gấp hơn 11,5 lần so với năm 1990 về số tuyệt đối. 1.2 Quan hệ thương mại giữa hai nước sau khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận Việt Nam: Sự kiện tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam vào ngày 3/2/1994 đã hé mở cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh trên thị trường Mỹ. Thật vậy, ngay sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, Bộ Thương Mại Mỹ đã chính thức tiến hành chuyển Việt Nam từ nhóm Z (là nhóm nước nằm trong đối tượng bị hạn chế thương mại ở mức cao nhất của Mỹ) lên nhóm Y (là nhóm nước ít bị hạn chế hơn trong quan hệ thương mại với Mỹ) và chính phủ Mỹ cũng đồng thời tiến hành các công việc chuẩn bị về chính sách và luật pháp nhằm mục đích phát triển hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại với Việt Nam. Đây chính là những sự kiện quan trọng đầu tiên đánh dấu bước tiến vượt bậc trong củng cố và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước. Tính đến hết tháng12 năm 1994, tức là chỉ hơn 10 tháng sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đã tăng vọt lên tới 94,9 triệu USD. Năm 1995 là 1995 là 169,7 triệu USD và ngay trong năm này Mỹ đã trở thành một trong 10 nước hàng đầu nhập khẩu của Việt Nam; Năm 1996 con số này là 248,9 triệu USD; Năm 1997 là 219 triệu USD (do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính- Tiền tệ năm 1997) và năm 1998 khoảng 502,4 triệu USD tức là gấp 5 lần so với năm 1994 (năm đầu tiên sau khi thực hiện bãi bỏ lệnh cấm vận. Ta có thể biểu diễn việc tăng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ bằng biểu đồ: Biểu đồ biểu diễn kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ Tình hình cụ thể từng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ được phản ánh trong bảng dưới đây: Một số mặt hàng xuất khẩu điển hình của Việt Nam sang thị trường Mỹ qua các năm 1994,1995,1996: S T T Loại hàng hóa Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996 xuất khẩu (1000 USD) Tỷ lệ trong tổng xuất khẩu (%) xuất khẩu (1000 USD) Tỷ lệ trong tổng xuất khẩu (%) xuất khẩu (1000 USD) Tỷ lệ trong tổng xuất khẩu (%) 1 Cà phê chưa rang tách cafein 29017 53,8 146025 70,3 115708 34,3 2 Tôm đông lạnh 5352 9,9 17067 8,2 28896 8,6 3 Gạo đã xay sát hoặc bán xay sát 5339 9,9 6568 1,9 4 Cafe đã rang và đã tách cafein 2145 4,0 5642 2,7 5 áo nam vải côtông 1666 3,1 6899 3,3 9477 2,8 6 Cùi dừa thô và đã tách dầu 1554 2,9 7 Than anthractice chưa đóng bánh 1548 2,9 8 Chè đen 999 1,9 9 Găng, bao tay 986 1,8 8212 4,0 6014 1,8 10 Côngtenơ phủ nhựa hoặc vải 651 1,2 11 Giày da đế cao su 3184 1,5 7899 2,3 12 Tinh dầu (Essential oils) 1606 0,8 13 Hạt cacao nguyên hoặc gãy vỡ 1408 0,7 14 Cao su đã được chỉ định kỹ thuật 1279 0,6 15 Cá đông lạnh đã lọc Mỹương 1257 0,6 16 Dầu lửa 85834 25,4 17 Giày dép cao su, nhựa dẻo 12658 3,8 18 Giày dép thể thao,đế nhựa cao su 12463 3,7 19 Hạt điều tươi và sấy khô 8015 0,4 Tổng số 49257 91,3 192570 92,7 293532 87,0 Bảng 4 Qua bảng ta thấy nổi lên hai đặc điểm nổi bật: Thứ nhất, hàng nông hải sản chiếm phần chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ và thường tập trung vào một số ít loại mặt hàng, chưa được đa dạng hóa. Năm 1994, 10 mặt hàng lớn nhất tính theo hệ điều hòa HS 6 chữ số (6-digit Harmonized System) chiếm 91,3% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, đến năm 1995 tỷ lệ này là 92,7% và năm 1996 tỷ lệ này là 87%. Trong 10 loại mặt hàng đầu bảng có hai loại là cà phê và tôm đông lạnh chiếm 63,7% tổng giá trị xuất khẩu của năm 1994 và 78,5% của năm 1995. Đến năm 1996 có thêm mặt hàng dầu lửa tăng mạnh, mặt hàng này cùng với hai loại mặt hàng trên chiếm 68,3% tổng giá trị xuất khẩu cả năm của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Những mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác của Việt Nam sang thị trường Mỹ là gạo, quần áo, giày, dép, tất, sản phẩm nhựa và cao su. Thứ hai, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ chưa ổn định, trong 10 mặt hàng đầu bảng của mỗi năm chỉ còn 5 loại mặt hàng được tiếp tục cho năm sau, còn 5 mặt hàng khác là 5 mặt hàng xuất khẩu mới tìm được thị trường. Ví dụ như năm 1995 chỉ còn 5 mặt hàng số 1,2,4,5,9 của năm 1994 được tiếp tục nằm trong danh sách 10 mặt hàng đầu bảng “top ten”; đến năm 1996 cũng chỉ có 5 mặt hàng số 1,2,3,5,9 của năm 1994 được tiếp tục nằm trong danh sách “top ten”, 5 mặt hàng khác là hàng mới. Mỹ hiện nay là thị trường nhập khẩu cà phê hạt lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 25% tổng số xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong vụ cà phê tính từ 1/11/1998 đến 31/3/1999, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 243.000 tấn cà phê qua cảng Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ 43.264 tấn, Italia là 24.174 tấn, Tây Ban Nha là 19.271 tấn, Pháp là 13.923 tấn và Anh là 13.040 tấn. Giá cà phê trên thế giới hiện nay đang có lợi cho người trồng cà phê hơn các loại cây nông sản khác. Mỹ cũng là một thị trường quan trọng đối với hàng hải sản xuất khẩu, hiện chiếm khoảng 10% tổng giá trị hải sản xuất khẩu của Việt Nam. Dự kiến đến năm 2005, thị trường Mỹ có thể tiêu thụ tới 20% tổng giá trị hải sản xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là hàng nông- hải sản, nhưng chỉ mới đạt được vài trăm triệu đô la/ năm, con số đó quả là còn rất nhỏ bé so với tổng giá trị nhập khẩu hàng nông sản của Mỹ khoảng 50 tỷ đô la mỗi năm 1.3 Quan hệ thương mại giữa hai nước khi chưa kí được hiệp định thương mại song phương: Có thể nói, Việt Nam tuy đã thoát khỏi lệnh cấm vận của Mỹ và hàng hóa được phép xâm nhập vào thị trường Mỹ nhưng đây lại là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh “không công bằng” với hàng hóa ngoại nhập trên đất Mỹ. Nguyên nhân của trở ngại này là do trong suốt 5 năm sau đó hai nước chưa ký được hiệp định thương mại song phương và do Mỹ chưa giành quy chế tối huệ quốc (MFN) hay quy chế về quan hệ buôn bán bình thường (NTR) cho Việt Nam. Do chưa được cấp quy chế tối huệ quốc nên hầu hết hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ phải chịu mức thuế suất rất cao. Ta có thể thấy rõ sự thiệt thòi của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu một số mặt hàng điển hình sang thị trường Mỹ qua bảng thống kê sau: Có tối huệ quốc Không có tối huệ quốc Một số sản phẩm giầy dép 6% 35% Một số loại đồng hồ đeo tay 6,25% 80% Một số loại quần áo bằng vải bông 10% 90% Bảng thống kê trên do giám đốc phòng thương mại Việt Nam- Hoâ Kỳ đưa ra Bảng 5 Đến nam 1998, Fukase và Martin là hai chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới đã liệt kê ra 42 loại hàng hóa mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng phải chịu mức thuế quan rất cao nếu không được hưởng quy chế tối huệ quốc. Các loại hàng hóa này được nêu trong bảng sau: Tỷ lệ thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam khi có THQ và không có THQ S T T Loại hàng hóa Bình quân đơn giản(%) Bình quân theo trọnh lượng hàng ( Weighted) (%) Có THQ Không THQ Trọnglượng nhập khẩu 1994 Trọnglượng nhập khẩu 1995 Trọnglượng nhập khẩu 1996 1 Gạo 1,7 6,5 - - - - - - 2 Lúa mỳ 3,5 10,0 - - - - - - 3 Ngũ cốc 0,6 4,0 - - - - 1,4 3,6 4 Rau, quả, hạt 5,4 20,8 0,2 1,8 0,3 2,9 0,1 1,2 5 Hạt có dầu 8,2 35,4 0,0 1,6 - - 0,0 0,0 6 Míađườngcủ cải đường 2,1 - - - - - 2,5 - 7 Sợi thực vật 0,3 1,6 - - - - 0,0 0,0 8 Sản phẩm cây trồng 2,8 18,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 9 Bò, cừu, dê, ngựa 0,7 7,8 - - - - - - 10 Sản phẩm động vật 1,2 5,6 3,1 12,4 2,5 14,2 1,5 11,1 11 Len, tơ tằm 0,6 0,0 - - - - - - 12 Lâm sản 0,0 1,7 - - - - 0,0 0,0 13 Hải sản 0,4 3,9 0,0 0,0 0,2 4,2 0,0 0,0 14 Than 0,0 0,0 0,0 0,0 - - - - 15 Dầu lửa 0,2 0,6 - - - - 0,4 1,3 16 Ga 0,0 0,0 - - - - - - 17 Khoáng sản 0,7 10,0 3,4 7,5 1,1 10,0 1,3 10,3 18 Thịt bò, cừu, dê, ngựa 3,4 23,9 - - - - - - 19 Sản phẩm thịt 4,7 23,1 - - - - - - 20 Mỡ và dầu thực vật 3,7 12,8 0,0 - - - - - 21 Sản phẩm sữa 27,8 29,9 - - - - - - 22 Gạo đã chế biến 5,8 23,6 8,8 35,0 8,8 35,0 8,8 35,0 23 Đường 10,3 20,0 - - - - - - 24 Thực phẩm 5,5 19,2 0,3 1,1 0,3 1,3 0,5 1,9 25 Sản phẩm đồ uống và thuốc lá 16,8 92,0 2,8 18,1 4,5 22,1 2,2 17,4 26 Hàng dệt 10,3 55,1 6,7 63,8 9,6 58,2 4,4 38,5 27 Hàng may mặc 13,4 68,9 13,5 56,4 13,1 52,5 14,3 58,0 28 Sản phẩm da 5,6 33,0 11,9 46,3 9,2 28,4 8,4 22,8 29 Sản phẩm gỗ 2,1 29,4 3,3 38,7 3,5 38,9 3,5 37,3 30 Sản phẩm giấy in ấn 1,3 22,7 0,9 21,9 0,3 4,1 1,6 25,4 31 Sản phẩm dầu lửa, than 1,3 8,6 - - 0,0 4,3 - - 32 Sản phẩm hóa chất, cao su, nhựa 4,3 30,3 5,3 24,5 6,4 25,1 30,8 49,6 S T T Loại hàng hóa Bình quân đơn giản(%) Bình quân theo trọnh lượng hàng ( Weighted) (%) Có THQ Không THQ Trọnglượng nhập khẩu 1994 Trọnglượng nhập khẩu 1995 Trọnglượng nhập khẩu 1996 33 Sản phẩm khoáng chất 4,3 41,6 4,1 42,4 3,6 40,2 3,8 40,4 34 Kim loại màu 3,7 21,5 - - - - - - 35 Kim loại 3,0 28,0 0,0 0,0 0,0 0,1 0,0 1,1 36 Sản phẩm kim loại 3,6 38,9 - - 3,3 43,4 4,5 45,0 37 Xe môtô và phụ tùng 5,2 18,9 - - - - - - 38 Thiết bị vận tải 3,0 28,4 - - - - 2,8 28,3 39 Thiết bị điện tử 2,8 34,0 2,1 35,0 - - 4,1 36,8 40 Máy móc và thiết bị 2,9 37,6 3,0 35,7 1,8 46,1 2,4 30,1 41 Hàng chế tạo 3,8 46,7 5,0 47,7 5,6 39,7 13,1 40,9 Theo bảng 6, tổng mức thuế quan đánh vào hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ khi đã được hưởng quy chế tối huệ quốc sẽ giảm từ 35% xuống 4,9% trong đó có những loại hàng mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu được nhiều như hàng may mặc có thể giảm mức thuế quan từ 68,9% xuống 13,4% hay hàng dệt từ 55,1% xuống 10,3%. Ta có thể lấy một ví dụ điển hình cho sự kém khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường Mỹ: Xuất khẩu rau quả Việt Nam: Tuy loại hàng này đã thâm nhập vào thị trường Mỹ mấy năm gần đây nhưng việc kinh doanh loại hàng này hết sức khó khăn do tiêu chuẩn chất lượng và giá bán. ở đây em muốn nói đến giá bán. Năm 1999, Tổng công ty rau quả xuất khẩu vào thị trường này với mức kim ngạch cao nhất (tính đến hết tháng 11/1999) là 2,1 triệu USD chiếm 10,5% lượng nhập khẩu của thị trường Mỹ. Một trở ngại lớn nhất khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ là thuế suất quá cao do chưa có quan hệ thương mại bình thường với số liệu như sau: 44 USD/ tấn gấp 11,6 lần các đối thủ cạnh tranh của ta như Thái Lan chỉ có 3,8 USD/ tấn do Thái Lan đã có quan hệ thương mại bình thường với Mỹ. Với mức thuế suất cao đánh vào mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm cho giá bán của các mặt hàng đó tăng lên đáng kể và như vậy chúng ta khó có thể đứng vững trên thị trường Mỹ được lâu do giá bán cao hơn các sản phẩm có cùng chất lưọng của các đối thủ cạh tranh. Qua bảng thống kê và ví dụ trên ta thấy các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ phải chịu vô vàn thiệt thòi do Việt Nam chưa có quan hệ thương mại bình thường với chính phủ Mỹ. 2. Hiệp định thương mại được kí kết giữa hai nước và những cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ: Có thể nói, Hiệp định thương mại được kí kết giữa hai nước vào ngày 13/7/200 đã như mở rộng cửa để đón các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ và ngược lại. Sở dĩ chúng ta nói vậy là vì từ bây giờ chúng ta được đối xử bình đẳng như các nước khác trong quan hệ thương mại với Mỹ. Như vậy chúng ta thử tìm hiểu xem những nội dung chủ yếu có liên quan tới vấn đề này của Hiệp định thương mại Việt- Mỹ: Điều 1: Quy chế Tối huệ quốc: 1. Mỗi bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng hóa có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hóa tương tự có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bất cứ nước thữ ba nào khác trong tất cả các vấn đề liên quan tới: a) Mọi loại thuế quan và phí đánh vào hoặc có liên quan đến việc nhập khẩu hay xuất khẩu, bao gồm cả các phương pháp tính các loại thuể quan và phí đó; b) Phương thức thanh toán đối với hàng nhập khẩu, xuất khẩu và việc chuyển tiền quốc tế của các khoản thanh toán aos; c) Những quy định và thủ tục có liên quan đến xuất nhập khẩu, kể cả những quy định về hoàn tất thủ tục hải quan, quá cảnh, lưu kho và chuyển tải; d) Mọi loại thuế và phí khác trong nước đánh trực tiếp hoặc gián tiếp vào hàng nhập khẩu; e) Luật, quy định và các yêu cầu khác có ảnh hường đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hóa lưu kho trong thị trường nội địa; f) Việc áp dụng các hạn chế định lượng và cấp giấy phép. 2. Các quy định tại khoản 1 của điều này sẽ không áp dụng đối với hành động của mỗi bên phù hợp với nghĩa vụ của bên đó trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp định trong khuôn khổ của tổ chức này. Tuy vậy, mỗi bên sẽ dành cho các sản phẩm có xuất xứ tại lãnh thổ bên kia sự đối xử tối huệ quốc trong việc giảm thuế do các đàm phán đa phương dưới sự bảo trợ của WTO mang lại với điều kiện là bên đó cũng dành lợi ích đó cho tất cả các thành viên của WTO Điều 2: Đối xử quốc gia: 1. Mỗi bên điều hành các biện pháp thuế quan và phi thuế quan có ảnh hưởng tới thương mại để tạo cho hàng hóa của bên kia những cơ hội cạnh tranh có ý nghĩa đối với các nhà cạnh tranh trong nước. 2. Theo đó,không bên nào dù trực tiếp hay gián tiếp quy định bất cứ loại thuế hoặc nội địa nào đối với hàng hóa của bên kia nhập khẩu vào lãnh thổ của mình cao hơn mức được áp dụng cho hàng hóa tương tự trong nước. 3. Mỗi bên dành cho hàng hóa có xuất xứ tại lãnh thổ của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hóa nội địa tương tự về mọi luật, quy định và các yêu cầu khác có ảnh hưởng đến việc bán hàng, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng trong nước. 4. Ngoài những nghĩa vụ trong khoản 2 và 3 của điều này, các khoản phí và biện pháp quy định tại khoản 2 và 3 của điều này sẽ không được áp dụng theo cách khác đối với hàng nhập khẩu hoặc hàng hóa trong nước nhằm tạo ra sự bảo hộ đối với sản xuất trong nước. 5. Các nhĩa vụ tại các khoản 2,3 và 4 của điều này phải tuân thủ các ngoại lệ được quy định tại điều 3 của GATT 1994. 6. Phù hợp với các quy định của GATT 1994, các bên bảo đảm không soạn thảo, ban hành hoặc áp dụng những quy định và tiêu chuẩn kĩ thuật nhằm tạo ra sự trở ngại đối với thương mại quốc tế hoặc bảo hộ sản xuất trong nước. Ngoài ra, mỗi bên dành cho hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử tốt nhất dành cho hàng nội địa tương tự hoặc hàng tương tự có xuất xứ từ bất cứ nước thứ ba nào liên quan tới những quy định và tiêu chuẩn kĩ thuật nêu trên, kể cả việc kiểm tra và chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Theo đó các bên: a) Bảo đảm rằng mọi biện pháp vệ sinh hoặc vệ sinh thực vật không trái với các quy định của GATT 1994 chỉ được áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật được dựa trên cơ sở nguyên lí khoa học và không được duy trì nếu không có bằng chứng đầy đủ (cụ thể như đánh giá mức độ rủi ro) có tính đến những thông tin khoa học sẵn có và điều kiện khu vực có liên quan, chẳng hạn như những vùng không có côn trùng gây hại b) Bảo đảm rằng, những quy định về kĩ thuật không được soạn thảo, ban hành hoặc áp dụng nhằm tạo ra hoặc có tác dụng tạo ra những trở ngại không cần thiếtđối với thương mại quốc tế. Vì mục tiêu này những quy định về kĩ thuật sẽ không mang tính chất hạn chế thương mại cao hơn mức cần thiết để hoàn thành mọi mục tiêu chính đáng có tính đến những rủi ro mà việc không thi hành có thể gây ra. Những mục tiêu chính đáng như vậy bao gồm những yêu cầu: An ninh quốc gia; ngăn ngừa những hành vi lừa đảo; bảo vệ sức khỏa và an toàn cho con người; đời sống và sức khỏe động thực vật hoặc môi trường. Trong việc đánh giá những rủi ro như vậy, các yếu tố liên quan để xem xét bao gồm những thông tin khoa học và kĩ thuật có sẵn, công nghệ chế bến có liên quan hoặc các ý định sử dụng cuối cùng của sản phẩm. 7. Ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của công dân và công ty Hoa Kỳ được phép nhập khẩu các hàng hóa và sản phẩm để sử dụng vào hay có liên quan đến hoạt động sản xuất hoặc xuất khẩu của doanh nghiệp đó cho dù các sản phẩm nhập khẩu đó có được xác định một cách cụ thể hay không trong giấy phép đầu tư ban đầu của họ. Điều 3: Những nghĩa vụ chung về thương mại: 1. Các bên nỗ lực tìm kiếm nhằm đạt được sự cân bằng thỏa đáng về các cơ hội tiếp cận thị trường thông qua việc cùng cắt giảm thỏa đáng thuế và các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa do đàm phán đa phương mang lại. 2. Các bên sẽ, trừ khi được quy định cụ thể trong một số phụ lục, loại bỏ tất cả các hạn chế, hạn ngạch, yêu cầu cấp giấy phép và kiểm soát xuất khẩu và nhập khẩu đối với mọi loại hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ những hạn chế, hạn ngạch yêu cầu cấp phép và kiểm soát được GATT 1994 cho phép. 3. Trong vòng hai (02) năm kể từ khi hiệp định này có hiệu lực, các bên hạn chế tất cả các loại phí và phụ phí dưới bất kỳ hình thức nào (trừ thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác theo Điều 2 của chương này) áp dụng đối với hay có liên quan đến xuất nhập khẩu, ở mức tương xứng với chi phí của dịch vụ đã cung ứng và đảm bảo rằng những loại phí và phụ phí đó không phải là một sự bảo hộ gián tiếp đối với sản xuất trong nước hoặc là thuế đánh vào hàng nhập khẩu hay xuất khẩu vì mục đích thu ngân sách. 4. Trong vòng hai (02) năm kể từ khi hiệp định này có hiệu lực, các bên áp dụng hệ thống định giá hải quan dựa trên giá trị giao dịch của hàng nhập khẩu để tính thuế hoặc của hàng hóa tương tự, chứ không dựa vào giá trị của hàng hóa theo nước xuất xứ hoặc giá trị được xác định một cách võ đoán hay không có cơ sở, với giá trị giao dịch là giá thực tế đã thanhn toán hoặc phải thanh toán cho hàng hóa khi được bán để xuất khẩu sang nước nhập khẩu phù hợp với những tiêu chuẩn được thiết lập trong hiệp định về việc thi hành điều 7 của GATT 1994. 5. Trong vòng hai (02) năm kể từ khi hiệp định này có hiệu lực, các bên bảo đảm rằng các khoản phí và phụ phí quy định tại khoản 3 của điều này và hệ thống định giá hải quan quy định tại khoản 4 của điều này được quy định hay thực hiện một cách thống nhất và nhất quán trên toàn bộ lãnh thổ hải quan của mỗi bên. Điều 4 Mở rộng và thúc đẩy Thương mại: Mỗi bên khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, trao đổi các phái đoàn và hội thảo thương mại tại lãnh thổ nước mình và lãnh thổ của bên kia. Tương tự mỗi bên khuyến khích và tạo thuận lợi cho các công dân và công ty của nước mình tham gia vào các hoạt động đó. Tùy thuộc vào luật pháp hiện hành tại lãnh thổ của mình, các bên đồng ý cho phép hàng hóa sử dụng trong các hoạt động xúc tiến đó được nhập khẩu và tái xuất khẩu mà không phải nộp thuế xuất nhập khẩu với điều kiện hàng hóa đó không được bán hoặc chuyển nhượng dưới hình thức khác. Trên đây là một vài điều khoản trích trong Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ mà theo em nó liên quan đến nội dung của phần em đang nghiên cứu. Qua đây ta thấy được có rất nhiều điều kiện thuận lợi đang mở ra trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam. Điều quan trọng là chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội như thế nào phần iii. cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập hàng hóa vào thị trường Mỹ: 1. Những cơ hội: 1.1 Do bản thân thị trường Mỹ: Như đã nói ở phần I, thị trường Mỹ có sức tiêu thụ vô cùng lớn. Đó là do thu nhập GDP theo đầu người của dân Mỹ cao và do thói quen tiêu dùng của người dân Mỹ. Chính vì vậy, khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội thu được nhiều lợi nhuận do bán hàng với số lượng lớn. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ còn có tiềm lực tài chính vô cùng dồi dào. Nguồn tài chính này được tích lũy lâu dài kể từ đại chiến thế giới thứ hai và nó ngày càng phát triển. Hiện nay Mỹ là một nước có hệ thống tài chính ngân hàng vào loại phát triển bậc nhất với trung tâm tài chính thế giới New-york nổi tiếng thế giới. Điều này tạo thuận lợi cho việc thanh toán nhanh và đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi buôn bán trên đất Mỹ. Không chỉ có vậy, hệ thống luật pháp nước Mỹ cũng khá dân chủ. Khi đã kinh doanh trên nước Mỹ thì tất cả các thương nhân đều được luật pháp Mỹ bảo vệ cho sự công bằng và chính đáng. Hơn nữa luật pháp Mỹ cũng quy định rất rõ ràng và đầy đủ. Nó ít dẫn đến những hiểu nhầm và sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra. Tất cả những điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam có thể hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi buôn bán trên thị trường Mỹ. Một thuận lợi nữa đó là khi các doanh nghiệp Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường Mỹ và đứng vững trên đất Mỹ thì nó sẽ tạo một uy tín lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập được các thị trường nước ngoài khác như: Tây Âu, Nhật Bản, các nước Nam Mỹ khác…. Bởi theo quan niệm thông thường, thị trường Mỹ khá khó tính, nếu mà các doanh nghiệp Việt Nam đã đứng vững trên đất Mỹ thì các nước khác còn gì phải lo ngại về chất lượng hàng hóa cũng như cung cách phục vụ của các doanh nghiệp đó nữa. Đôi khi làm ăn người ta dựa vào uy tín của nhau để hợp tác. Chính vì vậy đây là một thuận lợi vô cùng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Nó như một tài sản vô hình mà các doanh nghiệp Việt Nam nhận được khi kinh doanh trên đất Mỹ. 1.2 Hiệp định thương mại được kí kết giữa hai nước đã tạo thuận lợi cho sự cạnh tranh hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ: Nếu như trước đây, chính phủ hai nước chưa kí kết với nhau hiệp định thương mại thì các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập hàng hóa vào thị trường Mỹ phải chịu rất nhiều thiệt thòi do phải chịu mức thuế suất cao khiến cho giá cả hàng hóa tăng lên rất nhiều so với các sản phẩm khác có cùng chất lượng của các đối thủ cạnh tranh (như đã phân tích ở mục II.1.3). Nay, khi hiệp định thương mại đã được kí kết. Cánh cửa như mở rộng hơn để đón các doanh nghiệp Việt Nam bước vào thị trường Mỹ. Vì ở phần II.2 em đã trình bày sơ qua nội dung của hiệp định có liên quan đến đề tài nên sau đây em chỉ xin được nói tóm gọn một vài ý như sau: Thứ nhất là những quy định trong Thương mại hàng hóa: Nó quy định hai bên ngay lập tức và vô điều kiện dành cho nhau Quy chế Tối huệ quốc sau khi hiệp định có hiệu lực: Điều này cũng được áp dụng với hàng dệt, may của ta xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Trong thương mại hàng hóa ta có quyền tham gia ngay lập tức vào việc phân phối hàng hóa tại Mỹ nếu chúng ta có khả năng. Còn sau một thời gian nhất định, theo một lộ trình cụ thể, Mỹ mới được tham gia mạng lưới phân phối ở nước ta. Chúng ta thỏa thuận với Mỹ về lộ trình giảm thuế cho một số mặt hàng do chúng ta là nước đang phát triển, lại chưa là thành viên của WTO nên cam kết số thuế phải giảm thuế suất chưa nhiều so với các nước khác. Thứ hai là những quy định trong thương mại dịch vụ: Hai nước cam kết mở cho nhau thị trường dịch vụ. Mỹ là nước kinh tế thị trường tự do hoàn toàn, có trình độ phát triển cao, nếu ta có khả năng thì có thể tham gia vào thị trường này của Mỹ ngay lập tứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34976.doc
Tài liệu liên quan