Đề tài Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

MỤC LỤC

Chương I: Ngân hàng điện tử và tình hình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam

I. Những vấn đề cơ bản về ngân hàng điện tử

1. Ngân hàng điện tử là gì?

a. Khái niệm

b. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng điện tử.

c. Ba cấp độ của dịch vụ ngân hàng điện tử

d.Các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử .

e. Phương thức giao dịch trong dịch vụ ngân hàng điện tử .

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử

a. Sự phát triển của thương mại điện tử .

b. Môi trường pháp lý .

c. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin .

d. Hạ tầng cơ sở nhân lực

e. Tính cạnh tranh .

3. Ưu điểm và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử

II. Kinh nghiệm phát triển ngân hàng điện tử của một số nước trên thế giới

1. Trung Quốc

2. Malaixia

3. Singapore

4. Nhật Bản

5. Nhận xét chung

III. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam .

1. Bối cảnh thúc đẩy sự ra đời và phát triển của ngân hàng điện tử tại Việt Nam .

2. Thực tiễn triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam.

a. Về dịch vụ máy rút tiền tự động .

b. Về dịch vụ internet banking .

c. Về dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại di động

d. Về hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng

e. Về các loại sản phẩm dịch vụ khác .

Chương II: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam .

I. Sự ra đời dịch vụ ngân hàng điện tử ở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam . .

1. Bối cảnh chi phối sự ra đời và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam .

a. Kinh tế thế giới và châu Á .

b. Vài nét về kinh tế Việt Nam thời gian qua .

c. Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam .

2. Sự ra đời và phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam .

II. Thực tiễn áp dụng ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam .

1. Tình hình triển khai, phát hành các loại thẻ và máy rút tiền tự động của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

2. Sản phẩm hệ thống ngân hàng bán lẻ Vietcombank- Tầm nhìn 2010

3. Sản phẩm dịch vụ VCB- Online .

4. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam .

5. Dịch vụ VCB Cyber bill payment

III. Những tồn tại, các rủi ro gặp phải trong quá trình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, nguyên nhân .

1. Những tồn tại trong quá trình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam .

2. Các rủi ro .

a. Rủi ro về pháp luật .

b. Rủi ro về tin tặc

c. Rủi ro về chữ kí điện tử

d. Rủi ro về hệ thống và rủi ro về bảo mật .

3. Nguyên nhân .

Chương III: Giải pháp mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam .

I. Thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam .

1. Thuận lợi .

2. Khó khăn .

II. Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đối với ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

1. Giải pháp đối với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

2. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước

3. Giải pháp đối với Chính phủ .

 

Kết luận .

Tài liệu tham khảo .

 

 

 

Trang

6

6

6

6

7

8

9

11

 

13

13

16

16

17

17

18

 

20

21

22

22

23

24

25

 

25

 

26

26

28

28

29

30

 

32

 

32

 

32

32

34

35

 

39

 

41

 

42

45

47

49

51

 

 

54

54

58

59

59

60

60

61

 

66

 

66

66

70

75

76

82

84

87

88

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam. Ngân hàng Ngoại Thương có thể coi là ngân hàng mở đầu cho việc phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam. Hiện tại, ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng cả 5 loại thẻ quốc tế đó là: Visa card, mastercard, thẻ Amex, thẻ JCB, thẻ Diner club. Cùng với việc triển khai các loại thẻ, việc phát triển các máy rút tiền tự động cũng được triển khai một cách mạnh mẽ tại nhiều nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng không phải sử dụng nhiều tiền mặt. Năm 2001, Vietcombank đã bắt đầu ứng dụng internet banking và năm 2002, Vietcombank đã đưa vào sử dụng hai hệ thống: hệ thống giao dịch tự động và hệ thống VCB-online. Tiếp đó là việc triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng-IBPS. Thực tiễn áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ở các nước tư bản phát triển, các điều kiện về vốn, cơ sở hạ tầng rất phát triển, các nước này xây dựng cho mình hệ thống ngân hàng hùng hậu, kinh nghiệm lâu đời, tiềm năng vốn lớn, cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống pháp luật cũng đã hoàn chỉnh là môi trường thuận lợi và ổn định cho dịch vụ ngân hàng điện tử hoạt động và phát triển. ở Việt Nam, nền kinh tế nói chung còn phát triển chưa cao, chưa ổn định. Hệ thống pháp luật, chính sách còn thiếu đồng bộ, còn nhiều điều bất hợp lý cần sửa đổi, bổ sung. Trong hoàn cảnh này, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam cần phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều để vươn lên, phát triển thành ngân hàng hàng đầu trong nước và trong khu vực. Ngân hàng Ngoại Thương là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam trong việc tích cực triển khai các đề án của WB, của NHNN về hiện đại hoá hệ thống thanh toán, ứng dụng những chuẩn mực của ngân hàng hiện đại, một ngân hàng điện tử vào hoạt động thực tiễn góp phần hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nước nhà. Ngay từ những năm cuối thế kỉ 20, Vietcombank đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong quá trình ứng dụng công nghệ, Vietcombank đi từ thấp đến cao, từ đơn giản lên đa dạng, kỹ năng với chất lượng cao. Trung tâm tin học với hơn 40 cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn và am hiểu các nghiệp vụ ngân hàng, họ đã say mê, yêu nghề, yêu ngành, có đạo đức nghề nghiệp cao, không ngừng vươn lên học tập, nghiên cứu, dám nghĩ, dám làm vì sự phát triển phồn vinh của Vietcombank. Mọi hoạt động của trung tâm tin học đều được ban lãnh đạo quan tâm, ân cần giúp đỡ chỉ đạo, quản lý và định hướng đi cho thích hợp với thực tiễn. Từ trung tâm tin học ở trung ương toả xuống các chi nhánh trong toàn hệ thống, mỗi chi nhánh đều có một phòng tin học vững vàng về nghiệp vụ, truyền thống về công nghệ. Vào tháng 8 năm 1994, Vietcombank bắt đầu cho ứng dụng một loại hình dịch vụ mới, đó là dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking), nhưng hoạt động của nó mới chỉ ở mức độ đơn giản nhất. Khách hàng có thể biết được các thông tin của ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử như điện thoại, thư điện tử, qua mạng internetLượng khách hàng sử dụng e-banking lúc đầu không nhiều, do thời gian đó việc sử dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động ngân hàng vẫn còn là mới mẻ. Nhưng chỉ với việc áp dụng dịch vụ này trong hoạt động ngân hàng đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của Vietcombank và chứng tỏ một sự năng động, thích ứng cao với thời cuộc của một ngân hàng quốc doanh Việt Nam. Việc triển khai dịch vụ e-banking của ngân hàng Ngoại Thương được thông qua hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ mới, mang lại sự thoải mái và tiện ích cho khách hàng. Tình hình triển khai, phát hành các loại thẻ và máy rút tiền tự động của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Bắt đầu từ mốc thời gian quan trọng là năm 1994, Ngân hàng Ngoại Thương đã có những bước phát triển mới trong việc triển khai dịch vụ e-banking. Ngân hàng Ngoại Thương là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam chấp nhận thanh toán đủ 5 loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa card, mastercard, thẻ Amex, thẻ JCB, thẻ Diner club. Hiện nay, Vietcombank được coi là ngân hàng mạnh nhất trong lĩnh vực thẻ. Tính đến nay, số lượng thẻ tín dụng quốc tế: Vietcombank Visa, Vietcombank Mastercard, Vietcombank American Express của Vietcombank phát hành đã đạt trên 4.000 thẻ, với doanh số sử dụng trên 120 tỷ đồng, chiếm tới 45% thị phần phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam. Riêng loại thẻ cao cấp Vietcombank American Express, theo thoả thuận mới đạt được với Amex, từ ngày 15/7/2002, Vietcombank sẽ là ngân hàng độc quyền kinh doanh phát hành và thanh toán thẻ Amex tại thị trường Việt Nam, mới được đưa vào thị trường Việt Nam cho đối tượng là giới trung lưu, giới doanh nghiệp, khách hàng có độ tín nhiệm cao,đến nay đã phát hành trên 1000 thẻ. Là ngân hàng thương mại duy nhất ở nước ta chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ thông dụng nhất thế giới, doanh số thanh toán của Vietcombank năm 2002 đạt gần 100 triệu USD và trong 6 tháng đầu năm 2003 đạt 55 triệu USD. Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Connect 24 do Vietcombank tự phát triển tuy ra đời mới được một năm nhưng đã được đông đảo khách hàng chấp nhận. Phần lớn khách hàng sử dụng thẻ Connect 24 hiện nay là nhân viên của các doanh nghiệp mở tài khoản để nhận lương. Các doanh nghiệp chỉ cần đăng kí tài khoản các nhân viên cho nhân viên của mình và yêu cầu phát hành thẻ Connect 24 cho nhân viên. Thay vì lĩnh tiền mặt để trả lương cho nhân viên thì đến kì lương, doanh nghiệp chỉ cần lập một bảng lương và yêu cầu ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của từng nhân viên. Điều này tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức cho bộ phận kế toán của công ty, giảm thiểu được sai sót so với việc trả lương bằng tiền mặt. Hơn nữa, thông tin về tiền lương của nhân viên được đảm bảo bí mật tuyệt đối. Về phía nhân viên, nhận lương bằng cách này cũng rất thuận tiện cho họ vì họ có thể rút tiền bất cứ khi nào cần bằng cách dùng thẻ Connect 24. Ngoài ra, số tiền chưa dùng tới trong tài khoản cũng được tính lãi giống như một sổ tiết kiệm vậy. Chỉ ra đời có một năm, Vietcombank đã phát hành được hơn 80.000 thẻ Connect 24 với doanh số thanh toán đạt 688 tỷ đồng1 Theo tạp chí: Thị trường tài chính tiền tệ, số 16 ngày 15/8/2003 , đây là một thành tích rất khích lệ, có vai trò kinh tế- xã hội quan trọng. Tiến tới, Vietcombank cũng dự tính cho phép chủ thẻ Connect 24 có thể thanh toán tiền điện, điện thoại..thông qua dịch vụ thẻ này. Có thể tóm tắt những tiện ích của thẻ connect 24 của Vietcombank như sau: Rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi cá nhân của mình. Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng quốc tế. Trả lương cho cán bộ trong cơ quan. Kết hợp với VCB- Online để quán lý vốn tập trung cho doanh nghiệp. Kiểm tra số dư trên tài khoản. In bảng kê các giao dịch gần nhất. Chuyển khoản trong hệ thống Vietcombank Thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoạimà hệ thống Connect 24 cho phép thực hiện trên một số địa bàn tỉnh, thành phố. Vừa qua, sản phẩm thẻ Connect 24 của Vietcombank đã vinh dự nhận được giải thưởng Sao vàng Đất Việt, một giải thưởng cao quý mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn được tặng cho sản phẩm hay thương hiệu của mình. Điều này chứng minh được vị trí của thẻ trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Bên cạnh việc phát triển thị trường thẻ, việc triển khai máy rút tiền tự động của Vietcombank cũng diễn ra hết sức sôi động. Được xác định là một trong những sản phẩm của dịch vụ chiến lược, hệ thống máy rút tiền tự động được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, Vietcombank đã có trên 100 máy ATM và đang mở rộng mạng lưới lên 200 máy ATM, doanh số thanh toán năm 2002 đạt gần 1800 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2003 đạt gần 1000 tỷ đồng. Và hiện tại, ngân hàng Ngoại Thương đang là ngân hàng Việt Nam đầu tiên tham gia vào hệ thống ATM toàn cầu. Việc triển khai hệ thống máy rút tiền tự động của Vietcombank đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng và cho toàn xã hội. Đây chính là cách thức sử dụng đồng tiền an toàn, tiện lợi, văn minh và hiệu quả vì không nhất thiết phải mang theo tiền trong người, khi nào cần sử dụng chỉ cần tới các máy ATM gần nhất rút ra đúng số tiền mình cần mà không phải trả thêm phí, số tiền còn lại vẫn được hưởng lãi mà không phải giữ trong mình một khoản tiền nhàn rỗi dễ bị mất mát hoặc sử dụng ngoài dự kiến, gây lãng phí. Còn đối với các khách hàng là doanh nghiệp thì việc sử dụng dịch vụ trả lương qua hệ thống ngân hàng để họ rút tiền ở các máy ATM sẽ tiết kiệm được nhân sự và chi phí quản lí. Xã hội nhờ đó mà thay đổi từng bước thói quen dùng tiền mặt của đại bộ phận dân chúng, hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, quản lí được tình trạng lạm phát, ngăn chặn được nạn cướp giật, móc túi và các tệ nạn khác. Để tham gia sử dụng hệ thống VCB-ATM, khách hàng là người Việt Nam hoặc người nước ngoài phải có tài khoản tiền gửi tại Vietcombank hoặc đang sử dựng thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế do các ngân hàng trong và ngoài nước phát hành. Cạnh tranh thu hút khách hàng mở tài khoản sử dụng thẻ, thu hút tiền gửi không kì hạn có lãi suất thấp để cho vay đồng thời tăng thu phí dịch vụ, Vietcombank đã chủ động tiếp thị, tìm kiếm khách hàng là các công ty liên doanh và các nhà máy dệt, may, da giầy, chế biến nông sản thực phẩm, nhà máy giấy, xi măng,có đông công nhân, các công ty, nhà hàng, siêu thị có nguồn thu tiền mặt lớn để làm dịch vụ chi trả lương, thu chi ngân quỹ, chuyển tiền,tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm lao động, tiết kiệm chi phí,trong các khâu tiền mặt, thủ quỹ. Do đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chấp nhận dịch vụ này với Vietcombank. Các sản phẩm thẻ và máy rút tiền tự động của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã giúp cho khách hàng vượt qua được những hạn chế về không gian, thời gian, khách hàng có thể giao dịch tại bất cứ tại nơi nào có cơ sở giao dịch của Vietcombank, nó mang lại cho khách hàng có nhiều tiện ích khi mọi giao dịch được thực hiện tức thì không cần qua một khâu trung gian nào. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tại máy ATM gần nhất để sử dụng các dịch vụ tự động hoá có tính chính xác cao. Sản phẩm hệ thống ngân hàng bán lẻ Vietcombank- Tầm nhìn 2010 (VCB- Vision 2010) Trên quan điểm quản lý tập trung, bước đầu đã thực hiện thành công đối với ngoại tệ và thanh toán quốc tế, thanh toán nội bộ dựa trên khả năng đáp ứng của công nghệ thông tin kết hợp với việc tham khảo phạm vi triển khai của đề án hiện đại hoá hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam sớm nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong việc ưu tiên phát triển các sản phẩm nghiệp vụ nền tảng, đặc biệt là cấu trúc nghiệp vụ dưới góc độ ứng dụng công nghệ thông tin làm cơ sở cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sau này. Chính vì vậy, vào năm 2000, Vietcombank đã cho xây dựng hệ thống ngân hàng bán lẻ VCB- Vision 2010. Sản phẩm này thực sự được coi là lựa chọn đúng đắn đối với sản phẩm và nền tảng công nghệ phát triển dựa trên thiết kế của Mỹ và được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của các ngân hàng châu á, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng phục vụ khách hàng. Nhờ có VCB- Vision 2010 mà Vietcombank đã tiêu chuẩn hoá loại hình nghiệp vụ, qui trình xử lý, rút ngắn thời gian cho khách hàng VCB- Vision 2010 được đưa vào ứng dụng bởi có những ưu điểm về nhiều loại hình dịch vụ mới: khách hàng có thể đồng thời có nhu cầu vừa đổi tiền, nhận tiền, thanh toán séc tại quầy “one-stop” (một cửa). Tại đây, khách hàng không phải qua nhiều khâu giao dịch, tiết kiệm được thời gian, công sức, đồng thời nhân viên ngân hàng cũng phải ngày một hoàn thiện trình độ nghiệp vụ và thái độ phục vụ đối với khách hàng. Dịch vụ trả lương tự động giúp các công ty giảm được biên chế bộ phận kế toán cồng kềnh và giảm được biên chế phòng tài vụ, chỉ cần chuyển đến Vietcombank đĩa mềm và văn bản giấy tờ thì các khoản lương sẽ được chuyển vào tài khoản của từng người. Dịch vụ chuyển tiền tự động giúp tiết kiệm thời gian bởi vì không nhất thiết phải đến ngân hàng để giải quyết mọi công việc thanh toán liên quan đến tiền tệ. Đồng thời, VCB-Vision 2010 còn có những đặc tính cơ bản sau: sự lựa chọn thông minh với mục tiêu đưa ra nhiều giải pháp lựa chọn cho yêu cầu đa dạng của khách hàng. VCB-Vision 2010 giúp linh hoạt hơn bằng cách chỉ bằng một khai báo, khách hàng có thể dễ dàng, chủ động thay đổi cách thức xử lý của hệ thống mà không cần có sự tác động của phía kĩ thuật. Đặc biệt hơn, VCB-Vision 2010 có tính thích hợp cao, có khả năng hoạt động đồng bộ với những hệ thống: thẻ thanh toán, chuyển điện quốc tế, máy rút tiền tự động. Việc triển khai thành công sản phẩm này, bắt đầu từ năm 1999, không chỉ làm thay đổi toàn bộ những quan điểm từ một ngân hàng truyền thống sang các quan điểm mới của một ngân hàng hiện đại- theo định hướng lấy khách hàng làm trung tâm- mà còn làm tiền đề quan trọng cho việc phát triển các sản phẩm tiện ích và dịch vụ hiện đại có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và khu vực. Ngoài ra, sự lựa chọn đúng đắn và triển khai thành công sản phẩm VCB-Vision 2010 còn được thể hiện ở việc Vietcombank đã đi trước một bước, đón đầu về công nghệ so với các ngân hàng thương mại Việt Nam khác. Với phương châm phát triển đất nước, xây dựng và hiện đại hoá ngành ngân hàng, tạo mọi điều kiện kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp, các dịch vụ và hệ thống của VCB-Vision 2010 đều nhằm giải phóng khách hàng và đem lại nhiều tiện ích cho họ. Khách hàng gạt bỏ được những phiền toán khi đến giao dịch tại ngân hàng, hài lòng và tin tưởng khi được phục vụ với gian nhanh nhất, tiện lợi nhất, sẽ nhận được các dịch vụ tổng thể có tính tiêu chuẩn cao ở mọi nơi, mọi lúc bằng nhiều hình thức khác nhau, cảm nhận được sự yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng nhờ tính bảo mật và an toan cao của hệ thống. Có được những ưu điểm như vậy chắc chắn rằng trong tương lai không xa, các dự án phù hợp tương tự VCB-Vision 2010 sẽ được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong nội bộ Vietcombank mà còn ở nhiều ngân hàng khác, khách hàng sẽ tự tin, thoải mái và yên tâm hơn khi đến với các ngân hàng Việt Nam. Sản phẩm dịch vụ VCB- Online Nằm trong chiến lược hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng và đưa ra các dịch vụ tiện ích của ngân hàng hiện đại đến với khách hàng, ngày 15/5/2002, Vietcombank chính thức đưa vào hoạt động dịch vụ VCB- Online tại trụ sở và các chi nhánh của Vietcombank trên phạm vi cả nước. Hệ thống dịch vụ VCB- Online được xây dựng và quản lí trên nền tảng của hệ thống ngân hàng bán lẻ Vietcombank Vision 2010, hoạt động trên cơ sở mạng trực tuyến và quản lý dữ liệu tập trung. Trên nền tảng này, dịch vụ VCB- Online đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, cho phép khách hàng mở tài khoản một nơi nhưng được giao dịch tại tất cả các nơi có chi nhánh của Vietcombank và các phòng giao dịch trong toàn quốc. Đây là hệ thống rất tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm được thời gian, cho phép khách hàng được giao dịch ngay tại công ty, cơ quan hay nhà riêng mà không nhất thiết phải đến ngân hàng. Khách hàng thông qua hệ thống e-banking để chuyển tiền từ khoản không kỳ hạn sang tài khoản có kỳ hạn hay sang tài koản đầu tư có lãi cao hơn, khách hàng thông qua VCB- Online có thể thực hiện thanh toán trả tiền cho các loại hình dịch vụ như trả tiền nước, điện thoại, đóng phí bảo hiểm.Nếu là khoản tiền vay, VCB- Online cho phép khách hàng trả tiền lãi vay, trả gốc vốn vay qua nó. Hệ thống dịch vụ VCB- Online là rất thuận lợi cho khách hàng khi mọi yêu cầu giao dịch được tiến hành tức thì mà không phải qua bất kì một khâu trung gian nào. Luồng tiền đầu tư qua ngân hàng sẽ linh hoạt hơn, nhanh hơn. Hơn nữa, khách hàng có thể tự thực hiện các giao dịch tại các máy rút tiền tự động ATM đặt ở nơi gần nhất để sử dụng các dịch vụ tự động hoá cao lại chính xác. Một khi hệ thống VCB- Online đưa vào sử dụng, thì có thể nói, đây là một thang gấp kéo ngắn khoảng cách giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, tạo dựng quan hệ thân cận, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả kinh doanh, mang lại tiện ích cho khách hàng là cơ bản. Cũng nhờ vào tính năng của hệ thống này, một dịch vụ mơi và rất tiện lợi sẽ được cung cấp cho khách hàng, đó là dịch vụ e-banking. Vietcombank đã xây dựng được dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên công nghệ hoàn toàn mới, phù hợp với khả năng tin học của hầu hết khách hàng. E-banking cho phép người sử dụng quản lí được tài khoản của mình ở Vietcombank, nắm bắt được kịp thời các khoản ghi có, ghi nợ. Thông qua địa chỉ Website của Vietcombank ( .vn) khách hàng của Vietcombank có thể dùng password và usename do Vietcombank cung cấp để xem số dư cũng như những diễn biến trong ngày, trong tháng được cập nhật ngay lập tức của một tài khoản bất kì tại nhà hoặc chuyển tiền sang tài khoản có lãi suất cao mà không cần phải đi đến tận ngân hàng. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Năm 2002,Vietcombank đã chính thức triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, làm cơ sở nòng cốt chô việc phát triển dịch vụ e-banking. Thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTLNH) là quá trình xử lí các khoản thanh toán liên ngân hàng cho tới khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng, được thực hiện qua mạng máy tính. Hệ thống TTLNH bao gồm hai tiểu hệ thống là tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao (bao gồm các giao dịch có giá trị cao và cả những giao dịch có giá trị thấp nhưng chuyển khẩn) và tiểu hệ thống thanh toán có giá trị thấp (xử lý các giao dịch chuyển tiền giá trị thấp). Ngoài ra, hệ thống TTLNH còn cung cấp giải pháp chuyển tiền giao dịch từ hệ thống chuyển tiền điện tử cũ và kết chuyển thanh toán bù trừ trên các địa bàn sang hệ thống mới. Các giao dịch giá trị cao là các giao dịch có giá trị trên 500 triệu đồng. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng có những ưu điểm nổi bật như: Cung cấp cho khách hàng thêm một lựa chọn trong việc chuyển tiền với ưu điểm là thời gian chuyển tiền ngắn với mức phí không đổi. Thanh toán tự động, tập trung hướng tới chuẩn hoá hệ thống thanh toán, giảm thiểu thời gian chuyển tiền. Tập trung nguồn vốn thanh toán của các ngân hàng thương mại, tăng nguồn vốn khả dụng (do các ngân hàng giảm được lượng vốn dự trữ bắt buộc), tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn của mình. Giảm thiểu hệ thống tài khoản thanh toán song biên (hiện nay do nhu cầu thanh toán và điều chuyển vốn, các ngân hàng phải mở rất nhiều tài khoản tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác để phục vụ cho việc thanh toán song biên và đa biên). Việc này dẫn đến quản lí hệ thống tài khoản thanh toán song biên là phức tạp. Nguồn vốn của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng bị phân tán. So với các hệ thống chuyển tiền cũ, TTLNH có những ưu điểm nổi bật về góc độ công nghệ và góc độ dịch vụ. Trước hết, chi phí tham gia hệ thống này của các ngân hàng tương đối thấp, yêu cầu về máy móc, thiết bị để tham gia thanh toán ở mức tối thiểu (chỉ cần một máy tính, một modem, một đường điện thoại và một máy in laser). Phần mềm chương trình dùng cho cac ngân hàng thành viên đã được Việt hoá nên tương đối thuận tiện, dễ sử dụng, thao tác vận hàng đơn giản. Thêm vào đó, hệ thống TTLNH cũng cung cấp giải pháp bảo mật hệ thống. Do hệ thống thanh toán, hạch toán được xử lý tự động, không có sự can thiệp của con người nên yêu cầu về bảo mật của chương trình là rất cao. Chương trình đã cung cấp giải pháp bảo mật nhiều tầng, đưa chữ kí điện tử vào sử dụng. Đây được đánh giá là một bước đột phá , là bước đi đầu tiên của nền thương mại điện tử Việt Nam. Về phía Vietcombank, với nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại cùng với sự đầu tư, chuẩn bị có chiều sâu cả về nhân lực và chương trình nên ngay từ những ngày đầu triển khai hệ thống TTLNH, Vietcombank đã bắt kịp một cách nhanh chóng. Cho đến nay, sau hơn một năm vận hành hệ thống, theo các báo cáo và đánh giá của ngân hàng Nhà nước, Vietcombank là ngân hàng đứng đầu về doanh số và số lượng giao dịch qua hệ thống TTLNH. Ngoài ra, Vietcombank cũng được đánh giá là ngân hàng có mức độ tự động hoá trong xử lý các giao dịch, thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống ngân hàng bán lẻ của Vietcombank sang hệ thống TTLNH một cách tốt nhất, đạt được các mục tiêu của hệ thống TTLNH đề ra. Cho đến thời điểm này, hệ thống Vietcombank đã có hơn 10 đơn vị thành viên tham gia hệ thống TTLNH. Trong thời gian tới, sẽ có thêm một số chi nhánh Vietcombank tham gia với vai trò là đơn vị thành viên. Đến nay, Vietcombank đã xây dựng được quy trình hạch toán, thanh toán nội bộ đối với các giao dịch qua hệ thống TTLNH một cách hoàn chỉnh, đồng thời cũng xử lý tốt mối quan hệ giữa ngân hàng trung ương với các chi nhánh trong việc quản lý vốn và hạch toán thu hộ, chi hộ trong TTLNH. Tất cả các giao dịch TTLNH đều được phản ánh tức thời trên tài khoản tiền gửi của chi nhánh mở tại trung ương. Các chi nhánh hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện giao dịch, thanh toán và chủ động về nguồn vốn sử dụng. Với việc tham gia hệ thống TTLNH, Vietcombank đang tiến dần tới mục tiêu chuẩn hoá hệ thống thanh toán và đây thực sự là một bước quan trọng trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Dịch vụ Vietcombank cyber bill payment (V-CBP) Để triển khai tích cực hơn nữa loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử, đồng thời với mục đích mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn nữa, ngày 26 tháng 8 năm 2003, Nsssgân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức khai trương dịch vụ thương mại điện tử với tên gọi “Vietcombank cyber bill payment” tên viết tắt là V-CBP. Dịch vụ V-CBP cho phép khách hàng là chủ tài khoản mở tại Vietcombank hay là chủ thẻ Connect 24 có thể sử dụng mạng internet (qua trang web: www.vietcombank.com.vn) hoặc thẻ Connect 24 và trong tương lại sẽ là cả điện thoại di động để thực hiện các giao dịch: Thanh toán cước phí điện thoại Chuyển tiền Thanh toán phí bảo hiểm Thanh toán các loại phí dịch vụ khác như cước phí internet, tiền điện, nước Thanh toán tiền mua hàng hoá tại các siêu thị, cửa hàng Với V-CBP, hệ thống thanh toán của Vietcombank được kết nối trực tuyến với hệ thống của các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ, tạo điều kiện thực hiện giao dịch trực tuyến, nhanh chóng (thời gian xử lý giao dịch chỉ tính bằng giây) và đặc biệt là an toàn và chính xác. Nhờ những tính năng vượt trội, V-CBP sẽ đóng vai trò là kênh kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ, hàng hoá và người tiêu dùng, phát huy tối đa vai trò trung gian tài chính của ngân hàng. Việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt này sẽ góp từng phần thay đổi thói quen ưa sử dụng tiền mặt trong thanh toán của đại bộ phận dân cư, giảm chi phí xã hội, nâng cao khả năng quản lý tiền tệ của Nhà nước, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của Vietcombank trước quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hơn của nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, V-CBP còn tạo tiền đề cho việc phát triển dịch vụ thương mại điện tử business to business, business to customertại Việt Nam. Kết nối với dịch vụ V-CBP, các nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công, trụ sở, chi phí cho việc giữ, vận chuyển và bảo quản tiền mặt. Đồng thời, hiệu quả sử dụng đồng vốn của các đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hoá sẽ được nâng cao, vì ngay khi khách hàng thực hiện lệnh thanh toán thông qua V-CBP, tiền sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản của các đơn vị này và bắt đầu sinh lãi. Về phía người tiêu dùng, khi sử dụng V-CBP, họ sẽ được chủ động chi trả các chi phí dịch vụ, thanh toán hàng hoá mọi nơi, mọi lúc, thuận tiện, nhanh chóng và an toàn , không phải trả phí giao dịch và phí đăng kí sử dụng dịch vụ. Theo hợp đồng giữa Vietcombank và các đối tác, trước mắt, khách hàng có thể thanh toán phí cho các nhà cung cấp dịch vụ là : Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh, công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential, công ty bảo hiểm AIA. Trong thời gian tới, như thoả thuận với đối tác cung ứng giải pháp công nghệ CDIT, số lượng các nhà cung ứng dịch vụ của địa bàn được kết nối với V-CBP sẽ sớm được mở rộng. Hiện nay, đang có khoảng hơn 120.000 tài khoản cá nhân đã được mở tại Vietcombank, trong đó gần 10.000 tài khoản đã tham gia dịchvụ internet banking và 87.000 là chủ thẻ Connect 24. Tính đến thời điểm này, đã có gần 3 triệu giao dịch bằng thẻ Connect 24 được thực hiện và doanh số sử dụng của thẻ này đã vượt quá con số 1.500 tỷ đồng1 Thông tin từ trang web: ngày 26/8/2003 . Sản phẩm Connect 24 vừa chính thức được công nhận là một trong những sản phẩm được bình chọn giải Sao vàng Đất Việt năm 2003. Và theo thông báo của ban tổ chức, Vietcombank- đơn vị có sản phẩm thẻ Connect 24 sẽ vinh dự là một trong 20 đơn vị có sản phẩm và thương hiệu đạt giải được lên nhận giải tại lễ trao giải chính thức vào ngày 28/8/2003. Dự kiến, sự ra đời của dịch vụ V-CBP hôm nay cùng với chương trình nâng số máy ATM lên con số 200 vào cuối năm 2003, phát triển các dịch vụ và tiện ích cho người sử dụng thẻ, khuyến khích mở rộng đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ Connect 24sẽ làm tăng nhanh, trong thời gian ngắn tới đây, số lượng phát hành thẻ này cũng như lượng tài khoản cá nhân được mở tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc200.doc
Tài liệu liên quan