Đề tài Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010

Lời nói đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển kinh tế trang trại 4

I. Khái niệm, đặc trưng và tiêu chí phân loại 4

1. Khái niệm về kinh tế trang trại 5

1.1. Trang trại 5

1.2. Kinh tế trang trại 5

1.3. Tiêu chí xác định một trang trại. 6

2. Đặc trưng của kinh tế trang trại 8

2.1. Mục đích sản xuất của kinh tế trang trại là sản xuất nông- lâm- thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn 8

2.2. Quá trình tích tụ ruộng đất và vốn đầu tư dẫn đến chuyên môn hoá và hình thành các vùng chuyên canh 9

2.3. Tổ chức và quản lý sản xuất theo phương thức tiến bộ 10

3. Phân loại kinh tế trang trại 10

3.1. Theo quy mô đất sử dụng, có thể chia 4 loại: 10

3.2. Phân loại theo cơ cấu sản xuất, chia thành: 10

3.3. Phân loại trang trại theo chủ thể kinh doanh 12

II. Vai trò của kinh tế trang trại đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng 13

1. Phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu của quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp- nông thôn 13

2. Tác động của kinh tế trang trại đến sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng 16

2.1. Góp phần chuyên môn hoá sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp- nông thôn, phát triển kinh tế hàng hoá của vùng 16

2.2. Góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp 17

2.3. Góp phần vào sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn 18

3. Tác động về mặt xã hội và môi trường 20

3.1. Góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 20

3.2. Phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 20

3.3. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn 21

3.4. Khai thác hiệu quả các nguồn lực 21

3.5. Những lợi ích về môi trường: 22

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng 22

1. Nhóm các nhân tố tài nguyên thiên nhiên 22

1.1. Đất đai 23

1.2. Thời tiết, khí hậu 24

2. Các nhân tố kinh tế xã hội 25

2.1. Lao động của trang trại 25

2.2. Sự tích tụ vốn sản xuất: 26

2.3. Những tác động của thị trường 27

2.4. Tiến bộ khoa học công nghệ 27

2.5. Cơ sở hạ tầng nông thôn 28

3. Vai trò của Nhà nước. 29

IV. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số nước châu á 29

1. Kinh tế trang trại ở các nước Châu Á 30

1.1. Kinh tế trang trại ở các nước Châu Á phát triển 30

1.2. Kinh tế trang trại ở các nước Châu Á đang phát triển 32

2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở các nước Châu Á và liên hệ với vùng Đồng bằng Sông Hồng 33

2.1. Một số nhận xét về quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại các nước Châu Á 33

2.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng 35

 

Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng Sông Hồng thời gian qua 37

I. Khái quát những thành tựu đạt được 37

II. Đánh giá tình hình sử dụng các yếu tố nguồn lực 44

1. Đất đai 44

2. Lao động 47

3. Vốn 51

4. Công nghệ kĩ thuật 55

III. Những hạn chế và nguyên nhân 56

1. Hạn chế 56

2. Nguyên nhân 57

 

Chương III: Phương hướng phát triển kinh tế trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 61

I. Bối cảnh trong nước và quốc tế 61

1. Bối cảnh trong nước 61

2. Bối cảnh quốc tế 62

II. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại 63

1. Quan điểm phát triển 63

2. Dự báo một số chỉ tiêu về kinh tế trang trại đến năm 2010 65

2.1. Những giả định 65

2.2. Dự báo các chỉ tiêu: 65

III. Các giải pháp cụ thể 66

1. Các giải pháp về phía nhà nước 66

1.1. Các giải pháp về đất đai 66

1.2. Các chính sách tài chính 71

1.3. Các biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 73

1.4. Nâng cao trình độ ứng dụng khoa học công nghệ ở các trang trại 75

1.5. Các giải pháp về lao động trang trại 78

1.6. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng 80

1.7. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước và sự hỗ trợ của các cơ quan có liên quan 81

2. Đối với bản thân các chủ trang trại 82

 

Kết luận và kiến nghị 84

Danh mục tài liệu tham khảo 87

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế trang trại vùng đồng bằng Sông Hồng thời gian qua I. Khái quát những thành tựu đạt được Do trước đây chưa có sự thống nhất về tiêu chí xác định kinh tế trang trại nên các địa phương, các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan nghiên cứu thống kê số lượng các trang trại theo hệ thống tiêu chí riêng, tính định lượng còn thấp, nên số liệu thống kê trước và nay chênh lệch nhau đáng kể. Tuy nhiên, có thể đánh giá sự phát triển của kinh tế trang trại bằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Sau nghị quyết 03/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại cũng như một số chính sách khác của Nhà nước, số lượng trang trại đã tăng lên đáng kể (xem biểu 3). Tính đến 01/10/2001, theo tiêu chí mới, cả nước có 60.758 trang trại, tăng 4.960 trang trại so với năm 2000, tăng 15.386 trang trại so với năm 1999, trong đó Đồng bằng Sông Hồng có khoảng 1.829 trang trại, so với năm 1999 tăng 21,77%, trong đó các địa phương có số lượng trang trại nhiều nhất là Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình. Đến năm 2002, số lượng trang trại theo báo cáo của 57 Sở Nông nghiệp các tỉnh, thành phố thì tổng số trang trại cả nước là 52.554 trang trại, riêng vùng Đồng bằng Sông Hồng đã có 2.468 trang trại, tăng 64,3% so với năm 1999 và tăng 35% so với năm 2001. Chỉ trong vòng 1 năm 2001- 2002, số trang trại tăng lên đã gấp hai lần số lượng tăng thêm qua 2 năm 1999- 2001. Tốc độ phát triển bình quân trong thời kì 1999 – 2002 là 18%/năm. Với một vùng không có nhiều đất đai thì đây là một thành tích đáng khích lệ. Trong sự tăng trưởng ấy, nhóm trang trại chăn nuôi, nhóm trồng cây hàng năm và nhóm trang trại nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ phát triển mạnh mẽ (đều tăng xấp xỉ 2 – 3 lần chỉ trong 3 năm), chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn một cách tích cực. Điều này cũng nói lên hướng sản xuất theo thị trường của kinh tế trang trại. Trong khi đó số lượng trang trại lâm nghiệp lại giảm rất mạnh mẽ (trong 3 năm giảm hơn 14 lần). Số trang trại trồng cây hàng năm gần như không có biến động đáng kể. Tuy nhiên trong số hai nhóm này, có những hộ mới tiến hành trồng rừng hoặc cây lâu năm khác, mặc dù đạt mức diện tích quy định trong thông tư số 69 và có đầy đủ tính chất sản xuất hàng hoá của một trang trại nhưng do chưa có thu hoạch hoặc sản phẩm đã thu hoạch nhưng chưa tiêu thụ được do đó chưa có thu nhập nên không được coi là trang trại, vì thế không được thống kê. Biểu 3: Tình hình phát triển số lượng trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng Loại trang trại 1999 (T.T) 2001 (t.T) 2002 (T.T) 02 so 99(%) Bq/năm 99-02(%) Tổng số trang trại 1.502 1.829 2.468 +64,3 +18,0 -Số trang trại trồng cây hàng năm 112 183 329 +193,7 +43,2 -Số trang trại trồng cây lâu năm 285 288 282 -1,0 -00,4 -Số trang trại chăn nuôi 80 153 171 +113,7 +28,8 -Số trang trại lâm nghiệp 189 41 13 -93,1 -59,0 -Số trang trại nuôi trồng thuỷ sản 568 1.028 1.290 +127,1 +31,4 -Số trang trại kinh doanh tổng hợp 268 136 383 +42,9 +12,6 Nguồn: Tính toán từ “Báo cáo Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông- lâm nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng”, Viện quy hoạch và Thiết kê Nông nghiệp, 2003; “Báo cáo về thực trạng tình hình kinh tế trang trại sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 03/CP của Chính phủ”, Bộ NNvà PTNT, 2003. Ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng khả quan của số lượng trang trại một cách trực nhãn qua biểu số 4. Số liệu từ biểu 2. Tổng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 15.808 ha, chiếm 1,07% diện tích của toàn vùng, và bằng 1,84% diện tích đất nông nghiệp. Bình quân mỗi trang trại khoảng 8,64 ha, cao hơn mức trung bình chung của cả nước (6,09 ha) và cao hơn nhiều so với mức bình quân của các nước Châu á. Kết quả kinh doanh của các trang trại được tổng hợp trong biểu số 5. Biểu 5: Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại Đơn vị: triệu đồng Tỉnh, thành phố Số t.t Tổng thu Giá trị hàng hoá và dịch vụ bán ra Tỉ suất giá trị hàng hóa(%) Giá trị hàng hoá và dvụ bình quân 1 t.T Thu nhập Thu nhập bình quân 1 t.t Cả nước 60.757 5.306.992 4.965.894 92,6 81,7 1.905.849 31,4 ĐBSH 1.829 260.393 246.084 94,5 134,5 85.782 46,9 Hà Nội 139 28.755 27.699 96,3 199,3 10.264 73,8 Hải Phòng 344 81.677 79.372 97,2 230,7 26.185 76,1 Vĩnh Phúc 124 6.984 6.374 91,3 51,4 3.414 27,5 Hà Tây 181 26.123 24.173 92,5 133,6 6.642 36,7 Bắc Ninh 33 5.040 4.351 86,3 131,8 1.333 40,4 Hải Dương 171 12.894 11.992 93,0 70,1 5.165 30,2 Hưng Yên 59 12.290 10.879 88,5 184,4 2.310 39,2 Hà Nam 39 3.580 3.322 92,8 85,2 1.685 43,2 Nam Định 344 50.714 49.437 65,2 143,7 18.903 55,0 Thái Bình 101 19.016 16.178 85,1 160,2 4.780 47,3 Ninh Bình 294 13.320 12.307 92,4 41,9 5.101 17,4 Đông Bắc 2987 149.741 128.008 75,5 42,8 79.986 26,8 Tây Bắc 134 8.418 6.924 82,2 51,7 3.872 27,9 BTB 3026 186.671 166.382 89,1 55,0 76.785 25,4 D.Hải NTB 2910 388.499 376.856 97 129,5 125.241 43,1 Tây Nguyên 6029 465.347 426.432 91,6 70,7 143.099 23,7 ĐNB 12700 1.249.836 1.191.153 95,3 93,8 461.253 36,3 ĐB SCL 31142 2.652.087 2.242.055 92,3 72,0 929.831 29,9 Nguồn: Thống kê các ngành sản xuất năm 2001, NXB Thống kê. (Cột thứ năm là tính toán của tác giả). Số trang trại của vùng Đồng bằng Sông Hồng chỉ chiếm 3,01% tổng số trang trại của cả nước nhưng hiệu quả lại cao hơn. Tổng thu nhập của trang trại là phần thu nhập sau khi lấy tổng thu trừ chi phí vật chất, trừ tiền công thuê lao động và trừ các chi phí khác. Như vậy phần thu nhập của trang trại bao hàm : tiền công của chủ trang trại (tiền công quản lý và tiền công lao động trực tiếp), tiền công của các thành viên và tiền lãi ròng của các trang trại. Đây là một chỉ tiêu phù hợp, vừa phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh vừa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của trang trại. Xem biểu 1 có thể thấy rằng thu nhập bình quân 1 trang trại của vùng Đồng bằng Sông Hồng là cao nhất cả nước (46,9 triệu đồng/trang trại/năm, cao hơn mức trung bình chung 1,49 lần và bỏ xa những vùng khác (trừ duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ) từ 17-23 triệu/trang trại). Thu nhập bình quân của một lao động trong trang trại đạt khá: 5,86 triệu đồng/năm, trong khi đó thu nhập trung bình của một người dân nông thôn là 1,17 triệu đồng/năm, tức là thu nhập của lao động trang trại cao hơn 5 lần. Tổng thu của 1.829 trang trại năm 2001 là 260.393 triệu đồng, chiếm 4,85% tổng thu cả nước từ kinh tế trang trại (trong khi diện tích trang trại của vùng chỉ bằng 3,01% diện tích trang trại cả nước), trong đó giá trị hàng hoá và dịch vụ bán ra là 246.048 triệu đồng, đạt mức tỉ suất giá trị hàng hoá là 94,5%, cao hơn mức trung bình của cả nước 1,02 lần và chỉ đứng sau vùng Đông Nam Bộ (95,3%). Nhờ thu nhập trang trại tương đối cao nên chi tiêu cho đời sống vật chất và tinh thần của trang trại tương đối cao so với nông dân trong vùng. Tuy vậy, sang năm 2002, do giá cả nông sản có nhiều biến động bất lợi, và số trang trại nhỏ nhiều nên thu nhập trung bình một trang trại giảm xuống chỉ còn 27,1 triệu đồng/năm. Cơ cấu trang trại được thể hiện trong biểu 6. 1.TT trồng cây hàng năm 2.TT trồng cây lâu năm 3.TT chăn nuôi 4.TT lâm nghiệp 5.TT nuôi trồng thuỷ sản 6.TT kinh doanh tổng hợp Nguồn: “Báo cáo về thực trạng tình hình kinh tế trang trại sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 03/CP của Chính phủ”, Bộ NNvà PTNT, 2003. Các trang trại chăn nuôi phát triển mạnh mẽ và là một thế mạnh của vùng tuy nhiên số lượng không phải là lớn nhất, trong đó chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm chiếm ưu thế vì các loại này không đòi hỏi đất nhiều, thậm chí bắt đầu xuất hiện hình thức các hộ nông dân chăn nuôi gia công theo mô hình kinh tế trang trại. Trang trại trại chăn nuôi đã hình thành ở tất cả các ngành sản xuất sản phẩm chăn nuôi hàng hoá: thịt lợn, thịt gia cầm, thịt trâu bò, một số mặt hàng đặc sản... Trang trại chăn nuôi thường có quy mô vừa và nhỏ, chẳng hạn, với gà: 1000 - 5000 con; lợn: 50 - 100 con; 300 - 500 con; các trang trại chăn nuôi đặc sản, sử dụng từ 500 - 1000 m2 nhưng đầu tư nhiều vốn và chất xám tạo thu nhập cao. Đây là một ngành chăn nuôi chú trọng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm và có rất nhiều tiềm năng phát triển. Trong cơ cấu trang trại năm 2002, có thể nhận dễ dàng nhận thấy ưu thế của các trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Sau 3 năm mà số lượng trang trại này đã tăng lên hơn 2 lần, chiếm tới quá nửa số trang trại của Đồng bằng Sông Hồng trong năm 2002, chứng tỏ sức khai thác mạnh mẽ tiềm năng thuỷ sản của vùng. Trong khi đó số trang trại trồng cây lâu năm tuy biến động không ổn định nhưng luôn chiếm một tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu chung (11,4%). Số lượng trang trại trồng cây hàng năm cũng khá lớn (13,3%), bao gồm các trang trại trồng rau màu chất lượng cao, rau theo thời vụ, trồng hoa cảnh, cây cảnh, cây công nghiệp ngắn ngày… Số trang trại kinh doanh tổng hợp chưa giảm được và hiện chiếm tới gần 16% tổng số trang trại của vùng. Có thể giải thích là trong thời gian gần đây, có rất nhiều trang trại mới hình thành và còn phải kinh doanh nhiều loại sản phẩm để tận dụng tối đa mọi năng lực sản xuất của mình. Sản phẩm của các trang trại không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong vùng mà đó còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, đem lại giá trị hàng hoá cao, dần đạt tới mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng. Tuy vậy, nhìn chung thì đóng góp của kinh tế trang trại vào giá trị sản xuất chung của cả ngành nông nghiệp chưa lớn. Năm 2001, giá trị sản xuất của toàn ngành nông – lâm – ngư nghiệp (giá cố định 1994) vùng Đồng bằng Sông Hồng đạt 22.893,33 tỉ đồng, thì phần đóng góp của kinh tế trang trại mới là 260,393 tỉ. Trong bối cảnh nông nghiệp nước ta đang tích cực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng cho phù hợp với những nhu cầu của thị trường và cải thiện cuộc sống dân cư, thì các sản phẩm của trang trại cũng là một nhân tố tích cực, tuy sự đóng góp chưa nhiều lắm. Nhưng có thể nói rằng, nhờ tính chất sản xuất hàng hoá, các trang trại đã tự chọn lọc hướng đi thích hợp, không kể những trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh theo đúng quy hoạch của nhà nước có gắn liền với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu, mà nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng đã dần dần có những sự chuyển biến tích cực: tỉ lệ trồng trọt giảm xuống, chăn nuôi tăng dần, năng suất ngày càng cao. Các loại giống có chất lượng cao ngày càng được đưa vào sản xuất đại trà (lúa, ngô, lợn nạc, cây công nghiệp, rau xanh...) Tuy nhiên để có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa thì bản thân hoạt động sản xuất tự phát của các chủ trang trại không làm được, mà cần có quy hoạch lâu dài trên diện rộng, chủ trương và các phương án khả thi của nhà nước. Có thể nói, kinh tế trang trại là bước phát triển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu sản xuất hàng hoá quy mô lớn, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỉ trọng hàng hoá tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn, tăng độ phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái. II. Đánh giá tình hình sử dụng các yếu tố nguồn lực 1. Đất đai Bởi đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của trang trại nên kinh tế trang trại trước hết được phát triển ở các vùng trung du, miền núi, ven biển, những nơi mà quỹ đất có khả năng khai phá còn lớn để phát triển kinh tế nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá lớn. Vùng Đồng bằng Sông Hồng là vùng hạn chế về đất sản xuất nông nghiệp do nhu cầu phát triển công nghiệp ngày càng tăng mạnh. Hiện nay, vùng mới sử dụng khoảng gần 90% quỹ đất, phần còn lại vì nhiều lý do mà chưa được đưa vào sử dụng. Qua biểu 2 có thể thấy, cơ cấu sử dụng đất đai trong các trang trại nghiêng hẳn về mảng nuôi trồng thuỷ sản (63%), trong đó Hải Phòng 88%%, Nam Định 96%; đất cho các tỉnh có quỹ đất lớn để phát triển kinh tế trang trại là Hải Phòng (4.508 ha), Ninh Bình (2.284 ha), Vĩnh Phúc (1.428 ha), Nam Định (2.377 ha), Hải Dương (1.579 ha). Biểu 7: Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của trang trại Đơn vị: ha vùng Tổng diện tích đất nn Lâm nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản Cả nước 369.567 233.814 69.295 66.458 ĐBSH 15.808 3.209 2.735 10.044 Hà Nội 885 99 146 640 Hải Phòng 4.508 381 169 3.958 Vĩnh Phúc 1.428 469 505 454 Hà Tây 1.715 466 427 822 Bắc Ninh 204 54 0 150 Hải Dương 1.579 545 980 54 Hưng Yên 94 29 0 65 Hà Nam 333 115 64 154 Nam Định 2.377 72 10 2.295 Thái Bình 581 65 6 510 Ninh Bình 2.284 914 428 942 Nguồn: Báo cáo chuyên đề: Chính sách phát triển kinh tế trang trại và tác động của nó đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kê nông nghiệp, 2002. Như vậy diện tích đất của các trang trại lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ, chừng 17,1%. Điều này thật dễ hiểu vì Đồng bằng Sông Hồng là vùng đồng bằng vốn ít rừng, chủ yếu chỉ là rừng ở một số miền đồi núi, rừng chắn gió, rừng ngập mặn… Phần diện tích dành cho chăn nuôi cũng không cần nhiều (chừng gần 300 ha) do đặc thù của ngành sản xuất. Trung bình mỗi trang trại có khoảng 8,64 ha, sang năm 2002, con số này là 11,3. Tuy vậy vẫn còn một diện tích đáng kể đất chưa được giao, chưa sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn (10%), trong đó có cả phần đất dành cho các hoạt động phi nông nghiệp như xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng, nhà ở... nhưng dù sao trong điều kiện thiếu đất như hiện nay thì đó là một sự lãng phí đáng kể. Cơ cấu đất rất đa dạng, bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất thổ cư, trong đó đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm tới 52,3%. Phần đất lâm nghiệp chiếm 14,24% như vậy không phải là nhiều vì các trang trại lâm nghiệp thường đòi hỏi quy mô lớn. Nhìn chung các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng thường có xu hướng sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi là chính. Quỹ đất giữa các nhóm chủ trang trại có sự chênh lệch nhau đáng kể. Phần lớn các trang trại chỉ có quy mô dưới 2 ha (51%); từ 2 – 5 ha: 29,6%; từ 5 – 10ha: 6,07%; 10 – 30 ha: 2,3%; Số lượng trang trại có trên 30 ha rất hạn chế (0,54%). Những trang trại có quy mô đất đai lớn là các trang trại trồng rừng hoặc cây ăn quả dài ngày. Thông thường những trang trại quy mô đất đai nhỏ là những trang trại trồng cây hàng năm, cây ăn trái quy mô không lớn, đặc biệt bao gồm nhiều trang trại kinh doanh đặc thù như nuôi thú cảnh, đặc sản, hoặc là những trang trại chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, diện tích đất đai sử dụng chỉ trên dưới 1 ha, thậm chí dưới 0,8 ha. Tuy nhiên, như những điều đã luận giải ở chương I, thực tế cho thấy với quy mô như hiện nay, các trang trại vẫn có rất nhiều tiềm năng để tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, giải quyết lao động dôi dư trong vùng. Có thể nói, hiện trạng sử dụng đất vùng Đồng bằng Sông Hồng đã gần ở mức tối đa và hướng khai thác ngày càng hợp lý hơn. Chỉ có điều, sau một thời gian dài khai thác, thâm canh không chú ý “bồi dưỡng” cho nguồn đất, mà ở nhiều nơi đất có hiện tượng bạc màu, bất lợi cho trồng trọt. Hơn nữa, nhu cầu phát triển công nghiệp và xây dựng các công trình công cộng, làm nhà ở... càng ngày càng làm thu hẹp đi một phần lớn đất đai màu mỡ, làm hạn chế khả năng sản xuất nông nghiệp. Cho nên khai thác theo chiều sâu sẽ là hướng chính trong những năm tới đây. 2. Lao động Phần lớn các trang trại sử dụng lao động của gia đình là chính, một số có thuê thêm lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công thoả thuận giữa hai bên. Tiền công thời vụ thường dao động từ 10-15 ngàn đồng/ngày công; còn đối với lao động thường xuyên , khoảng 300.000 – 450.000đ/tháng (chung cho cả miền Bắc)(3) Báo cáo tóm tắt Tình hình kinh tế trang trại nước ta những năm vừa qua và tổ chức triển khai nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại”, Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, 2001. Bình quân mỗi trang trại có khoảng 8 lao động gấp 1,33 lần mức trung bình cả nước, trong đó lao động của chủ trang trại bình quân là 2,4 người/trang trại xấp xỉ mức trung bình chung của cả nước (ĐB Sông Cửu Long là 3,1; trung bình cả nước là 2,5), lao động thuê mướn thường xuyên chiếm 29,2%. Các tỉnh có tỉ lệ này cao là Hải Phòng (31,9%), Vĩnh Phúc (35,6%), Hà Nam (51,4%)...; lao động thuê mướn thời vụ quy đổi chiếm 42,32%, bình quân mỗi trang trại khoảng 2,4 người. Thông thường những trang trại lâm nghiệp và trang trại trồng cây hàng năm thường thuê nhiều lao động, còn các trang trại nuôi trồng thủy sản do tính chất sản xuất khá ổn định nên sử dụng lao động thời vụ ít hơn (10 – 12 % số lao động trang trại). Biểu 8: Tình hình sử dụng lao động của các trang trại Đơn vị: người Tỉnh, vùng Tổng số lđ tham gia sản xuất của trang trại Số LĐ bình quân một trang trại LĐ của hộ chủ trang trại LĐ của hộ chủ bình quân 1 trang trại Cả nước 374.701 6 168.634 2.5 ĐBSH 15.210 8 4.330 2.4 Hà Nội 1.134 8 375 2.7 Hải Phòng 3.488 10 766 2.2 Vĩnh Phúc 978 8 326 2.6 Hà Tây 1.704 9 485 2.7 Bắc Ninh 249 8 84 2.5 Hải Dương 1.469 9 433 2.5 Hưng Yên 411 7 147 2.5 Hà Nam 436 11 106 2.7 Nam Định 2.170 6 752 2.2 Thái Bình 1.414 14 223 2.2 Ninh Bình 1.757 6 633 2.2 Nguồn: Thống kê các ngành sản xuất năm 2001, NXB Thống kê. Số lượng lao động trong trang trại có khác nhau đáng kể giữa các địa phương. Những địa phương sử dụng nhiều lao động trang trại là Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình. Đây cũng là những nơi mà trang trại chủ yếu là trang trại chăn nuôi, trồng rau, hoa màu, cây ăn quả… những cơ cấu sản xuất đòi hỏi nhiều lao động. Còn lao động của hộ chủ trang trại gần như nhau. Biểu 9: Cơ cấu lao động sử dụng trong các trang trại. Đơn vị: % Nguồn: Thống kê các ngành sản xuất 2001, NXB Thống kê. Như vậy, tổng số lao động tham gia sản xuất của trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2001 là 15.210 người, còn nhỏ bé so với hơn 8 triệu lao động nông nghiệp trong vùng. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là các mô hình kinh tế trang trại đã thu hút được một phần đáng kể lao động làm thuê, bao gồm lượng lao động thuê mướn thường xuyên (4.442 người) và lao động thời vụ (quy đổi ra là 6.438 người), như vậy trong năm 2001 các trang trại đã giải quyết việc làm cho khoảng 10.880 lao động nông thôn nhàn rỗi. Biểu 10 :Tình hình thuê mướn lao động của các trang trại Đơn vị: người Tỉnh, vùng LĐ thuê mướn thường xuyên LĐ thuê mướn thường xuyên BQ 1 TT LĐ thuê mướn thời vụ quy đổi LĐ thuê mướn thời vụ quy đổi 1TT Cả nước 60.880 1 145.187 2.4 ĐBSH 4.442 2 6.438 3.5 Hà Nội 385 3 374 2.7 Hải Phòng 1.113 3 1.609 4.7 Vĩnh Phúc 348 3 304 2.5 Hà Tây 529 3 690 3.8 Bắc Ninh 37 1 128 3.9 Hải Dương 420 2 616 3.6 Hưng Yên 140 2 124 2.1 Hà Nam 178 5 152 3.9 Nam Định 695 2 723 2.1 Thái Bình 410 4 781 7.7 Ninh Bình 187 1 937 3.2 Nguồn: Thống kê các ngành sản xuất năm 2001, NXB Thống kê. Trình độ của lao động trong các trang trại nhìn chung còn thấp. Lớp học cao nhất cho 1 người ở vùng Đồng bằng Sông Hồng là 3,9; riêng khu vực nông thôn là 3,8 (cao nhất cả nước). Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh hiện đại. Ngoài một số ít lao động chuyên môn làm các công việc như kĩ thuật chuyên ngành, vận hành, điều khiển máy móc thiết bị (chỉ chiếm trên dưới 5% lao động trang trại), còn lại đại bộ phận là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chỉ có khả năng đảm nhận những công việc đơn giản như làm đất, trồng cây, chăn dắt gia súc, gia cầm... Về trình độ quản lý: 100% các chủ trang trại hiện nay tự quản lý trực tiếp trang trại của mình. Một vài đặc trưng: Có ý chí, quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp Có kinh nghiệm, tri thức, năng lực Có hiểu biết về loại cây, con định kinh doanh Nhanh nhạy với các thông tin và công nghệ Xuất xứ của chủ trang trại từ 7 nguồn chính: Nông dân Công chức đương nhiệm Cán bộ xã Công nhân đang làm việc Bộ đội, công an về địa phương Cán bộ, công nhân hưu trí Thành phần khác. Tuy nhiên, đại bộ phận các chủ trang trại xuất phát từ tầng lớp nông dân, mới thoát ra từ sự thụ động của cơ chế bao cấp trong các hợp tác xã kiểu cũ và bước đầu làm chủ kinh tế nông hộ là một điều còn mới mẻ, nên còn nhiều bỡ ngỡ, còn mang dấu ấn nặng nề của kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc,nghiệp vụ và bản lĩnh kinh doanh còn rất bất cập trước yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá, đặt mình trong cơ chế thị trường, trong nhiều trường hợp vẫn chưa quen hẳn với phương thức sản xuất và quản lý hiện đại. Theo điều tra, chỉ có 31,8% số chủ trang trại được đào tạo từ sơ cấp trở lên, số có trình độ đại học chỉ chiếm 5,6%. Điều này không những hạn chế sự sáng tạo mà còn ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại. 3. Vốn Vốn bình quân một trang trại của vùng Đồng bằng Sông Hồng khá cao, chủ yếu là vốn tự có. Lượng vốn đầu tư bình quân cho một trang trại năm 2001 là 190,2 triệu đồng, bằng 1,39 lần mức trung bình chung của cả nước, cao thứ hai so chỉ sau miền Đông Nam Bộ vốn là vùng có các trang trại quy mô lớn hơn nhiều. Năm 2002, vốn bình quân mỗi trang trại đã lên 200 triệu. Các tỉnh có vốn trung bình một trang trại cao là Hà Nội (215 triệu), Hải Phòng (306,9 triệu), Bắc Ninh (205,9 triệu), Hưng Yên (269,3 triệu), Thái Bình (311,9 triệu), là những địa phương đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tổng vốn sản xuất các trang trại tính đến 2001 là 347.923 triệu đồng, chiếm 4,2% tổng vốn đầu tư cho kinh tế trang trại của toàn bộ 8 vùng kinh tế, trong đó 74% là vốn của chủ trang trại. Lượng vốn này chiếm khoảng 4,5% tổng lượng vốn đầu tư cho các ngành nông – lâm – thuỷ sản của vùng. Lượng vốn vay còn nhỏ, bao gồm vốn vay trực tiếp của ngân hàng (19,3%) và vay của bạn bè, người thân, hoặc vốn dự án, vốn đầu tư ứng trước, v.v... lượng vốn này chiếm khoảng 6,7%. Biểu 11: Cơ cấu vốn sản xuất của trang trại Đơn vị: % Nguồn: Báo cáo chuyên đề: “Chính sách phát triển trang trại và tác động của nó đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn”, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2002. Thực trạng này do các nguyên nhân: thứ nhất, người dân vẫn quen với tư duy sản xuất cũ, chỉ dựa trên những gì mình có mà ít khi mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất; thứ hai, hầu hết các chủ trang trại không đủ để đáp ứng những điều kiện vay vốn của ngân hàng do đó gặp nhiều khó khăn khi huy động vốn từ nguồn này. Tỉ lệ vốn vay còn nhỏ phản ánh sức huy động vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn yếu, đồng thời cũng cho thấy khả năng làm giàu còn hạn chế của một bộ phận đông đảo nông dân. Nếu như làm kinh tế trang trại chỉ có thể là những người có sẵn tiền trong tay thì sẽ có hai hậu quả: một là gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong các ngân hàng nông nghiệp, hai là chưa có được điều kiện thuận lợi để nâng cao nhanh mức sống cho đại bộ phận nông dân nghèo. Biểu 12: Vốn sản xuất của trang trại phân theo địa phương Đơn vị: triệu đồng Tỉnh, vùng Tổng vốn đầu tư của TT Tổng vốn đầu tư bình quân 1 TT Vốn của chủ TT Vốn của hộ chủ bình quân 1TT Vốn vay ngân hàng Vốn vay ngân hàng bình quân 1 TT Cả nước 8.294.723 136,5 7.020.950 115,6 1.096.892 18,1 ĐBSH 347.923 190,2 257.512 140,8 67.230 36,8 Hà Nội 29.889 215,0 20.521 147,6 6.823 49,1 Hải Phòng 105.575 306,9 72.336 210,0 22.496 65,4 Vĩnh Phúc 12.864 103,7 9.309 75,1 2.668 21,5 Hà Tây 30.443 168,2 22.383 123,7 6.529 36,1 Bắc Ninh 6.795 205,9 4.197 127,2 2.310 70,0 Hải Dương 23.886 139,7 19.146 112,0 3.691 21,6 Hưng Yên 15.888 269,3 12.601 213,6 2.888 48,9 Hà Nam 3.111 79,8 2.406 61,7 686 17,6 Nam Định 65.250 189,7 51.673 150,2 10.534 30,6 Thái Bình 31.504 311,9 24.082 238,4 6.921 68,5 Ninh Bình 22.718 77,3 18.858 64,1 1.684 5,7 Đông Bắc 240.746 80,6 198.639 66,5 31.384 10,5 Tây Bắc 15.852 114,0 12.752 91,7 2.320 16,7 BTB 269.930 89,2 194.522 64,3 64.680 21,4 DH NTB 407.346 140,0 362.320 124,6 36.321 12,5 Tây Nguyên 1.155.694 191,7 975.625 161,8 172.209 28,6 ĐNB 3.151.005 248,1 2.805.399 220,8 291.234 22,9 ĐB SCL 2.706.227 86,9 2.214181 71,1 431.514 13,9 Nguồn: Thống kê các ngành sản xuất năm 2001, NXB Thống kê. Qua các số liệu đã có ta hãy xem xét về hiệu quả đồng vốn sử dụng trong các trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng qua biểu 12. Biểu 13: So sánh hiệu quả vốn đầu tư của trang trại các vùng kinh tế vùng Vốn sản xuất (triệu đ) Thu nhập (triệu đ) Tỉ suất lợi nhuận (%) Giá trị hàng hoá/1 T.T (triệu đ) Cả nước 8.294.723 1.905.849 23,0 81,7 ĐB Sông Hồng 347.923 85.782 24,7 134,5 Đông Bắc 240.746 79.986 33,2 42,9 Tây Bắc 15.852 3.872 22,4 49,8 Bắc Trung Bộ 269.930 76.785 28,4 55,0 DH.NTB 407.346 125.241 30,7 129,5 Tây Nguyên 1.155.694 143.099 12,4 70,7 Đông Nam Bộ 3.151.005 461.253 14,6 93,8 ĐB.SCL 2.706.227 929.831 34,3 77,8 Tính toán từ các số liệu đã có. Có thể nói rằng, hiệu quả của vốn rất khác nhau giữa các vùng. Tỉ suất lợi nhuận các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37087.doc
Tài liệu liên quan