Mục lục 1
Danh mục chữ viết tắt 3
Lời nói đầu 4
Nội dung 6
Chương I. Khái quát chung về quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng 6
1.1 Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trong ngân sách Nhà nước. 6
1.1.1 Khái niệm về vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 6
1.1.1.1 Khái niệm và nội dung của Chi NSNN 6
1.1.1.2 Khái niệm vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 8
1.1.1.3. Đối tượng sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 9
1.1.2 Vai trò của vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 10
1.2. Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 11
1.2.1 Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng 11
1.2.2 Nội dung quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 13
1.2.2.1. Lập và thông báo kế hoạch vốn đầu tư 14
1.2.2.2 Quản lý thanh toán vốn đầu tư 15
1.2.2.3 Quản lý quyết toán vốn đầu tư. 16
1.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 18
Chương 2. thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội 20
2.1 Những quy định, pháp lý về quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng được quy định trong thông tư 44/2003/TT-BTC và 45/2004/TT-BTC. 20
2.1.1. Quản lý việc lập kế hoạch vốn. 20
2.1.1.1. Kế hoạch năm 20
2.1.1.2. Kế hoạch quý 22
2.1.2. Quản lý việc thanh toán vốn 22
2.1.2.1. Điều kiện để thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng 22
2.1.2.2. Tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng 23
2.1.2.3 Thanh toán khối lượng hoàn thành 24
2.1.3. Quản lý việc quyết toán vốn 27
2.1.3.1 Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư. 27
2.1.3.2 Thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. 28
2.1.4. Đánh giá chung về những quy định pháp lý về quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 29
2.2. Thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội. 32
2.2.1. Phân công, phân cấp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội hiện nay. 33
2.2.2. Tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD trong những năm qua. 35
2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 42
2.2.3.1 Những ưu điểm 42
2.2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại. 43
Chương 3. Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 47
3.1. Xu hướng quản lý và phát triển vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XĐ đối với các Sở, Ban Ngành của thành phố Hà Nội. 47
3.2. Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội. 49
3.2.1. Nâng cao chất lượng ở từng khâu của nội dung quản lý và trên cả quá trình quản lý 49
3.2.1.1. Khâu lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư 49
3.2.1.2. Khâu thanh toán vốn. 52
3.2.1.3. Khâu quyết toán. 53
3.2.1.4. Trên toàn bộ quá trình quản lý 55
3.2.2. Nâng cao trách nhiệm, tăng quyền tự chủ của đơn vị
sử dụng vốn. 58
3.2.3. Nâng cao đội ngũ cán bộ công chức 59
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống chế độ chính sách hiện tại. 60
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD đối với các Sở, Ban Ngành của thành phố Hà nội. 61
Kết luận 63
Danh mục tài liệu tham khảo 65
67 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết thúc năm kế hoạch chủ đầu tư phải lập bỏo cỏo quyết toỏn vốn đầu tư năm theo biểu mẫu quy định trong Chế độ kế toỏn ỏp dụng cho chủ đầu tư do Bộ Tài chớnh ban hành và lập bỏo cỏo bổ sung theo biểu mẫu số 01/CĐT/BCBS (nếu cú).
Báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm bao gồm các nội dung sau:
- Tình hình thực hiện đầu tư trong năm kế hoạch: Giá trị thực hiện trong năm và luỹ kế từ khởi công. Số vốn được thanh toán trong năm và luỹ kế khởi công. Giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán vốn chưa được thanh toán.
- Nguồn vốn đầu tư.
- Công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sản xuất sử dụng trong năm.
- Nguồn vốn đầu tư đề nghị quyết toán: Chi tiết theo cơ cấu xây lắp, thiết bị, chi phí khác; chi tiết hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư.
- Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: chi phí thiệt hại do thiên tai, địch hoạ và các nguyên nhân bất khả kháng không thuộc phạm vi và đối tượng được bảo hiểm: do thực hiện các khối lượng công việc phải huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành quan đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình; chi tiết theo nhóm, loại tài sản cố định, TSLĐ theo chi phí thực tế.)
Báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm của dự án, chủ đầu tư phải phân tích đánh giá thực hiện thực hiện kế hoạch, kết quả đầu tư trong năm, các vấn đề khó khăn tồn tại và kiến nghị biện pháp giải quyết.
Căn cứ báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm của các chủ đầu tư, UBND tỉnh, thành phố, các bộ ngành chỉ đạo cơ quan chức năng tổng hợp báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm của đơn vị gửi bộ Tài chính, Tổng cục thống kê.
Căn cứ thực hiện báo cáo vốn đầu tư hàng năm của Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê tổng hợp, báo cáo chính phủ.
Đối với dự án (hạng mục công trình hoặc nhóm hạng mục công trình) hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi cơ quan thanh toán, cơ quan cho vay vốn, cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải thể hiện rõ các nội dung sau:
- Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án.
- Các chi phí không tính vào giá trị tài sản của dự án.
- Giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất sử dụng.
Hồ sơ quyết toán bao gồm báo cáo quyết toán và các tài liệu khác theo quy định. Chủ đầu tư gửi hồ sơ quyết toán đến nơi nhận và lưu hồ sơ để làm thủ tục thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
2.1.3.2 Thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Nội dung thẩm tra chính của công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư:
- Xỏc định dự ỏn cú trong kế hoạch thanh toỏn vốn đầu tư trong năm.
- Xỏc định kế hoạch vốn được giao của từng dự ỏn.
- Xỏc định, so sỏnh số vốn thanh toỏn với số vốn kế hoạch giao của từng dự ỏn.
- Xỏc định sự phự hợp về nguồn vốn thanh toỏn cho cỏc dự ỏn.
- Xỏc định tổng giỏ trị khối lượng hoàn thành đó nghiệm thu.
- Xỏc định tổng giỏ trị khối lượng hoàn thành đó nghiệm thu chưa được thanh toỏn, trong đú cú trong kế hoạch vốn đầu tư được kộo dài thanh toỏn, vượt kế hoạch vốn đầu tư.
Trong quá trình thẩm tra quyết toán vốn đầu tư, nếu thấy cần thiết cơ quan thẩm tra được yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thêm các tài liệu khác có liên quan.
Sở Tài chính tỉnh chủ trì thẩm tra các dự án nhóm B, C do cấp tỉnh quản lý.
Trong trường hợp thuê tổ chức kiểm toán độc lập thì cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thưc hiện kiểm tra kết quả kiểm toán vốn đầu tư của tổ chức kiểm toán độc lập.
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duỵệt quyết toán vốn đầu tư. Riêng đối với những dự án do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương uỷ quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư quyết định đầu tư thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thể uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Thời gian quyết toán đối với các dự án nhóm B, C:
Thời gian lập xong báo cáo quyết toán chậm nhất là 3 tháng sau khi hoàn thành bàn giao vào sử dụng:
Thời gian thẩm tra quyết toán vốn đầu tư không quá 2 tháng đối với dự án nhóm B và 1 tháng đối với dự án nhóm C sau khi nhận đủ hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư hợp lệ.
Thời gian phê duyệt quyết toán vốn đầu tư không quá 15 ngày sau khi nhận được báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư do cơ quan (đơn vị) chủ trì thẩm tra lập và trình phê duyệt.
2.1.4. Đánh giá chung về những quy định pháp lý về quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.
Việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy, các chính sách chế độ, các quyết định, quy định một nội dung rất quan trọng của quản lý Nhà nước. Hiện nay có rất nhiều văn bản quản lý quy định trực tiếp các vấn đề về quản lý Ngân sách, quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và các văn bản có liên quan khác.
Cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước, việc quản lý NSNN nói chung và quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng nói riêng của thành phố Hà Nội phải tuân theo chính sách chế độ chung của Nhà nước quy định trong một loạt các văn bản quản lý của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài Chính, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có liên quan.
Bộ Xây dựng ra các văn bản quản lý về mặt kỹ thuật thiết kế, xây dựng công trình, các tiêu chuẩn, định mức làm căn cứ cho việc lập và phê duyệt thiêt kế kỹ thuật, tổng dự toán cũng như cho việc quyết toán các công trình.
Bộ Tài chính có những văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể để quản lý về tài chính đối với các công trình, dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.
Trên cơ sở những quy định này, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, UBND Thành phố và các sở giúp việc sẽ ra các văn bản hướng dẫn cụ thể cho các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện.
Các văn bản dùng cho quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng do các cơ quan Trung ương ban hành có thể chia ra một số nhóm như sau:
- Văn bản về quản lý NSNN nói chung.
- Văn bản về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Văn bản về quản lý vốn đầu tư có nguồn từ NSNN.
Các văn bản của thành phố chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:
- Giải thích, làm rõ nội dung các văn bản quản lý chung, hướng dẫn vận dụng đối với các cơ quan đơn vị của thành phố; quy định cụ thể về yêu cầu, thời hạn thực hiện ở cấp thành phố.
- Phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể cho các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện, thuộc thành phố.
- Quy định các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá của thành phố.
Về cơ bản thành phố vẫn phải vận dụng những quy định chung cho quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, trong đó tiêu biểu là Thông tư số 44/2003/TT-BTC, Thông tư số 45/2003/TT-BTC
Tuy nhiên, tình trạng chung của các văn bản pháp quy ở nước ta hiện nay là văn bản của cơ quan quản lý cấp trên có hiệu lực cao hơn văn bản của cơ quan quản lý cấp dưới nhưng văn bản cấp trên chưa thể thực hiện được nếu cơ quan quản lý cấp dưới chưa ra văn bản hướng dẫn. Và trên thực tế, cán bộ quản lý và đối tượng bị quản lý thường phải tiến hành công việc căn cứ vào các văn bản quy định của cơ quan quản lý cấp trực tiếp nhất.
ở cấp trung ương, ngoài các văn bản của Chính phủ, Bộ quản lý ngành cũng ra các văn bản thuộc phạm vi chuyên môn quản lý của ngành mình. Đối với quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính là những Bộ quản lý ngành chủ yếu.
ở cấp tỉnh, căn cứ văn bản của Chính phủ, các Bộ, UBND Thành phố sẽ ra quyết định, công văn chỉ đạo công tác quản lý của địa phương mình. Trên cơ sở đó, các Sở giúp việc chuyên môn của UBND Thành phố (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở xây dựng) ra những văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể cho các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện.
Việc xây dựng các văn bản quản lý theo nhiều cấp như thế này dẫn đến hiệu lực và hiệu quả quản lý không cao. Các Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên chỉ thực sự có hiệu lực khi có văn bản hướng dẫn thực hiện của cơ quan quản lý cấp dưới vì vậy bị chậm trễ trong triển khai thực hiện. Mặc dù trên lý thuyết, văn bản cấp trên có hiệu lực cao hơn văn bản cấp dưới nhưng vì các cơ quan, đơn vị đều phải chờ và thực hiện theo văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp dưới lại có hiệu lực thi hành cao hơn.
Trong quản lý đầu tư xây dựng, quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, có nhiều cấp, nhiều cơ quan cùng có trách nhiệm. Ví dụ Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính cùng quản lý việc lập kế hoạch vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Việc xét duyệt dự toán và phê duyệt quyết toán của Sở tài chính lại căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức của Sở xây dựng. Việc lập và phân bổ kế hoạch vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD cân đối chi ngân sách của Sở Tài chính, vừa phải thoả mãn cân đối vốn đầu tư của Sở Kế Hoạch - Đầu tư, vừa phải nằm trong quy hoạch và cân đối chung của thành phố. Điều này đòi hỏi sự phân phối cao độ giữa các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, sự phân phối của các cơ quan này hiện nay chưa tốt; vì vậy dẫn đến tình trạng chồng chéo nhau về trách nhiệm và các văn bản, gây khó khăn trong công tác tổ chức triển khai thực hiện. Cụ thể:
- Khó khăn (cho cả cán bộ quản lý và cả cán bộ của đơn vị sử dụng vốn) trong việc hệ thống hoá và nắm bắt nội dụng một số lượng lớn văn bản quản lý của nhiều ngành, nhiều cấp; từ đó dẫn đến khó khăn trong thực hiện đúng các văn bản ấy.
- Trong suốt quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư, do có nhiều cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng vốn phải làm nhiều, thủ tục, nhiều loại giấy tờ, nhiều bộ hồ sơ, phải liên hệ công tác, báo cáo với nhiều nơi. Điều này một mặt tăng cường sự giám sát của cơ quan quản lý đối với việc sử dụng vốn nhưng mặt khác gây ra nhiều bất tiện và tốn kém về công sức, thời gian và tiền của cho chủ đầu tư. Trong khi ưu điểm về giám sát chưa phát huy được tác dụng do sự chồng chéo, phối hợp kém nhịp nhàng giữa các cơ quan thì hạn chế về sự bất tiện và tốn kém lại thể hiện rõ.
- Đối với các cơ quan quản lý, chồng chéo về trách nhiệm cũng có nghĩa là phân công nhiệm vụ và quyền hạn không rõ ràng. Điều này sẽ dẫn đến sự không thống nhất giữa các văn bản quản lý của các ngành trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản khác nhau. Để tránh điều này phải tổ chức các cuộc họp liên ngành, xin ý kiến chỉ đạo của nhiều cấp nhằm có được sự thống nhất và đi kèm với nó là sự bất tiện, tốn kém.
2.2. Thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội.
2.2.1. Phân công, phân cấp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội hiện nay.
ở cấp thành phố, UBND Thành phố là cơ quan quản lý có thẩm quyền cao nhất. Do thành phố Hà Nội có rất nhiều các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD với quy mô khác nhau, để san sẻ khối lượng công việc, tăng cường sự sâu sát và chuyên môn hoá trong quản lý vốn, UBND Thành phố đã có quyết định phân công, phân cấp quản lý vốn đầu tư của thành phố cho các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện. Đối với những dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD của các Sở, Ban, Ngành, thuộc thành phố Hà Nội hiện nay.
- UBND Thành phố quyết định đầu tư một số dự án có số vốn lớn quan trọng. UBND Thành phố Uỷ quyền cho Sở Kế hoạch - Đầu tư quyết định các dự án đến nhóm C trên cơ sở kế hoạch đầu tư đã được UBND Thành phố phê duyệt. UBND Sở Kế hoạch - Đầu tư thực hiện phê duyệt kết quả đấu thầu, trúng thầu của các dự án được uỷ quyền đầu tư.
Vì phần lớn các dự án sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp của các cơ quan, đơn vị HCSN đều có quy mô vốn nhỏ nên đa số các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD hiện này đều do Sở Kế hoạch - Đầu tư quyết định đầu tư. Các dự án do UBND Thành phố quyết định đầu tư chủ yếu là các dự án có tổng mức đầu tư trên một tỷ đồng ví dụ: dự án Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nghĩa trang Yên Kỳ của Sở Lao Động thương binh Xã hội có tổng mức đầu tư 2,015 tỷ đồng, dự án Cải tạo xây dựng lại CLB giáo dục của Sở Giáo dục đào tạo có tổng mức đầu tư là 2,108 tỷ đồng.
UBND Thành phố uỷ quyền cho Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối phợp với Sở Tài chính thống nhất danh mục, chủ trương và quy mô đầu tư các dự án của các Sở, Ban, Ngành theo phạm vi được uỷ quyền.
Sở tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư trong việc lập và thông báo kế hoạch vốn. Sở tài chính phối hợp với KBNN quản lý cấp phát, thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD cho các cơ quan, đơn vị. Phòng Tài chinh Hành chính – Sự nghiệp là phòng chuyên quản của Sở Tài chính, quản lý chi ngân sách cho các đơn vị HCSN của thành phố Hà Nội bao gồm 44 đơn vị dự toán cấp I và gần 200 đơn vị dự toán cấp II Phòng Quản lý ngân sách quản lý tổng hợp chi ngân sách của toàn thành phố.
Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước phải thực hiện chế độ thông tin báo cáo lẫn nhau, và phải tổng hợp tình hình hiện đầu tư, tình hình thanh toán vốn gửi cơ quan cấp quản lý cấp trên.
Các Sở, Ban, Ngành chỉ đạo chủ đầu tư báo cáo và tổng hợp báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư hàng tháng. Hàng quý báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện của đơn vị mình gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính vào ngày 15 của tháng cuối quý theo đúng quy định của UBND Thành phố.
Sở Kế hoạch - Đầu tư sẽ phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan theo chức năng thực hiện kiểm tra định kì hoặc đột xuất việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư, giám định đầu tư, đấu thầubáo cáo UBND Thành phố theo quy định. Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư, chấp hành các quy định của UBND thành phố về đầu tư sẽ được đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua hàng năm của Hội đồng thi đua Thành phố.
Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất XD thuộc các Sở, Ban, Ngành thành phố, các phòng cấp phát, quản lý vốn sự nghiệp thuộc Sở Tài chính chủ trì thẩm tra trình Giám đốc Sở Tài chính xét duyệt.
Các dự án nhóm C do Giám đốc Sở tài chính phê duyệt.
Các dự án nhóm B do Giám đốc sở Tài chính trình Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt.
Trường hợp giá trị thẩm tra quyết toán phải giảm trừ nhiều so với giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư, cơ quan thẩm tra có thể tổ chức họp với chủ đầu tư và cấp trên của chủ đầu tư để thông báo kết quả thẩm tra quyết toán và thống nhất các khoản phải giảm trừ theo đúng chế độ quy định trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán: không quá 30 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong đó, thời gian cán bộ thẩm tra là 25 ngày, thời gian lãnh đạo xem xét phê duyệt là 5 ngày. Thông tư số 45/2003/TT-BTC quy định thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư không quá 04 tháng tính từ ngày cơ quan chủ trì kiểm tra, thẩm tra nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định. Thời gian quy định cho công tác thẩm tra xét duyệt quyết toán của thành phố ngắn hơn thời gian quy định trong Thông tư phản ánh khối lượng công việc lớn đồng thời cũng phản ánh yêu cầu về tiến độ của thành phố Hà Nội.
2.2.2. Tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD trong những năm qua.
Theo số liệu báo cáo tổng hợp của Phòng Tài chính Hành chính – Sự nghiệp, Sở tài chính Hà Nội về tình hình thực hiện chi HCSN và tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD trong 3 năm 2003, 2004 và 2005 ta thấy một số đặc điểm sau:
Tổng chi thường xuyên luôn chiếm từ 80% tổng chi ngân sách của các đơn vị HCSN trên toàn thành phố nói chung và của các Sở, Ban, Ngành nói riêng.
Bảng 2.1: Chi thường xuyên của các Sở Ban, Ngành thuộc TP Hà nội
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung chi
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2004
Thực hiện
Tỷ trọng
Thực hiện
Tỷ trọng
Thực hiện
Tỷ trọng
ước thực hiện
Tỷ trọng
Tổng số
393.400
100%
408.416
100%
600.254
100%
692.646
100%
1. Chi trong ĐM
234.590
59,63%
261.575
64,05%
398.183
66,34%
466.512
67,35%
2. Chi ngoài ĐM
158.810
40,39%
146.841
39,95%
202.071
33,66%
226.134
32,65%
- Chi nghiệp vụ
110414
24,07%
110.414
27,03%
137.537
22,91%
146.060
21,09%
- Chi MS,SC, TSCĐ
18127
7,09%
18.127
4,44%
31.251
5,21%
55.918
8,07%
- Chi cải tạo, SC, CXC các công trình
30269
9,23%
18.300
4,48%
33.285
5,54%
24.156
3,49%
Nguồn số liệu: Tổng hợp Báo cáo tình hình chi ngân sách năm 2003.2004.2005 và dự toán năm 2006 của Phòng Tài chính hành chính – Sự nghiệp, Sở Tài chính Hà nội
Trong chi thường xuyên, chi cho cải tạo, sửa chữa, chống xuống cấp các công trình chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ chiếm một con số khiêm tốn trong khoảng 8% đến 10%. Trong 3 năm 2003-2006, có xu hướng giảm dần qua các năm.
Chi thường xuyên nói chung và chi sửa chữa chống xuống cấp nói riêng đều dùng nguồn kinh phí địa phương. Chỉ các chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chi các nhiệm vụ đột xuất do trung ương giao xuống mới có nguồn kinh phí uỷ quyền từ trung ương.
Theo quy định hiện hành, dự án sửa chữa, cải tạo , mở rộng, nâng cấp từ 20 triệu đồng trở lên là đã được ghi vào danh mục vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.Tuy nhiên trên thực tế các dự án có mức vốn từ 100 triệu đồng(hoặc xấp xỉ 100 triệu đồng) trở lên chiếm hơn 90% tổng vốn.Vì vậy, ta sẽ tập trung chu ý phân tích số liệu về những dự án loại này.
Trong 3 năm từ 2003-2005, theo thống kê số liệu của phòng HCSN- Sở tài chính thì Hà nội đã có khoảng hơn 100 dự án sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp từ 20 triệu đồng trở lên, trong đó có 34 dự án có tổng mức đầu tư từ 100 hoặc xấp xỉ 100 triệu trở lên của các Sở, Ban, Ngành được bố trí vốn thực hiện đầu tư, 71 dự án còn đang trong giai đoạn lập dự án – báo cáo đầu tư để chuẩn bị đầu tư. Kế hoạch vốn cho các dự án được bố trí cụ thể theo từng năm như sau:
Bảng 2.2: Kế hoạch vốn trong 3 năm 2003-2005.
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Kế hoạch vốn
Số dự án
Năm 2003
25.194.000
68
Năm 2004
31.204.247
34
Năm 2005
33.283.000,41
19
Tổng số
89.681.247,41
121(theo từng năm)
(Nguồn só liệu: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD trong 2 năm 2004-2005 của phòng Tài Chính Hành Chính – Sự nghiệp, Sở Tài Chính Hà Nội)
Tổng kế hoạch vốn được bố trí trong 3 năm là 89.681.247.410 đồng. Như vậy, bình quân dự toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD được bố trí mỗi năm là 29.893.749.000đồng.
Tổng cộng 3 năm, 31/44 đơn vị dự toán cấp I có công trình được bố trí vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD để thực hiện đầu tư. Số dự án nhiều nhất thuộc về Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Lao động thương binh xã hội. (Xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Số công trình được bố trí vốn thực hiện trong 2 năm 2004-2005
Đơn vị tính: Nghìn đồng
ST
Tên đơn vị
Số công trình
Tổng DT 3 năm
Tổng số
53
46.514.902,428
1.
Sở Giáo dục -Đào tạo
15
23.038.119
2.
Sở Y tế
6
5.636.159
3.
Sở Lao động thương binh xã hội
22
9.915.840,04
4.
Thành đoàn Hà nội
3
4.406.519,745
5.
Các đơn vị còn lại
7
3.518.264,643
(Nguồn số liệu: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD trong 2 năm 2004-2005 của phòng Tài Chính Hành Chính – Sự nghiệp, Sở Tài Chính Hà Nội)
Các dự án, công trình được thực hiện chủ yếu có quy mô vốn nhỏ dưới 1 tỷ đồng. Theo số liệu thu thập được, có 35/134 công trình (có tổng mức đầu tư trên 100 triệu) được duyệt với số vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng, chiếm 26,1%.
Bảng 2.4: Một số công trình có tổng mức đầu tư lớn nhất
trong 3 năm 2003 - 2005
Đơn vị tính: Nghìn đồng
STT
Tên công trình
Tổng mức đầu tư
1
Xây dựng câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống Đoàn Chèo Hà Nội
5.939.000
2
Cải tạo nâng cấp trường mầm non Vịêt Bun
3.649.238
3
Xây dựng cải tạo nâng cấp trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội
3.545.714
4
Xây dựng cải tạo nâng cấp Trung tâm giáo dục số 4
3.533.090
5
Sửa chữa cải tạo nâng cấp cung thiếu nhi Hà Nội
2.280.914
6
Cải tạo nâng cấp nhà văn hoá thành phố
2.167.000
7
Xây dựng cải tạo trụ sở làm việc của Sở GD & ĐT
2.111.198
8
Cải tạo xây dựng lại CLB Giáo dục
2.108.434
9
Sửa chữa cải tạo nâng cấp nghĩa trang Yên Kỳ
2.015.019
10
Xây dựng nhà giáo dục thể chất và cải tạo sửa chữa trường THPT Đông Anh
1.818.116
(Nguồn số liệu: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện vốn sự nghiệpcó tính chất đầu tư XD trong 3 năm 2003-2005 của phòng Tài chính hành chính – Sự nghiệp, Sở Tài chính Hà nội)
Nhìn vào bảng trên ta thấy mười công trình có tổng vốn mức đầu tư lớn nhất cũng thuộc về các Sở Văn hoá - Thông tin, Sở giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao động thương binh xã hội.
Trong đó công trình xây dựng CLB nghệ thuật truyền thống Đoàn Chèo Hà Nội được đánh giá là có tính chất xây dựng mới.
Do các dự án được thực hiện gối đầu qua các năm, đa số các công trình được thực hiện trong 1 đến 2 năm nên rất khó quản lý các công trình theo từng năm.Vì vậy việc quản lý được thực hiện theo các công trình.
Phần lớn các dự án, công trình của các sở, ban, ngành là sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp trụ sở làm việc.Các sở, ngành có số lượng công trình nhiều nhất và tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất là Sở Giáo Dục, Sở Lao động thương binh và xã hội Tỷ trọng mức vốn đầu tư cho các ngành trong 2 năm 2004 – 2005 được thể hiện qua biểu đồ 2.1 như sau:
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng mức đầu tư của các Sở, Ban, Ngành
trong 2 năm 2004-2005
Lý do giải thích điều này là vì các ngành nêu trên:
+ Có nhiều đơn vị trực thuộc được bố trí kế hoạch vốn
+ Nhu cầu cải tạo, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp, luôn tăng lên theo sự gia tăng của đối tượng phục vụ (tăng số lượng học sinh, sinh viên, tăng bênh nhân, v.v) và theo nhu cầu tăng chất lượng phục vụ.
+ Vốn đầu tư cho mỗi công trình cũng rất lớn.
+ Có ý nghĩa xã hội quan trọng nên được Nhà nước bao cấp rất lớn trong chi tiêu đồng thời được ưu tiên bố trí cho cải tạo, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị –xã hội được giao.
Trong 3 năm 2003-2005 cấp phát, thanh toán cho các dự án đạt trên 90% kế hoạch năm. Tuy nhiên, tình trạng chung là việc giải ngân thường dồn vào thời điểm cuối năm ngân sách.
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện dự toán 3 năm 2003-2005
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Dự toán
Thực hiện
Tỷ lệ
Năm 2003
40,419,041
37,234,020
92,12%
Năm 2004
31.204.247
29.956.078
94,03%
Năm 2005
33.283.000
32.063.000
96,33%
(Nguồn số liệu: Tổng hợp báo cáo thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD trong 3 năm 2003-2005 của Phòng Tài chính Hành chính-Sự nghiệp, Sở Tài chính Hà nội)
Biểu đồ 2.2: Dự toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB trong 3 năm 2002-2004
Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy dự toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD qua các năm không ổn định, năm cao, năm thấp. Điều này thể hiện tính không thường xuyên của loại vốn này. Nhu cầu vốn các năm không giống nhau do:
+ Số lượng công trình thực hiện mỗi năm không giống nhau.
+ Số vốn bố trí cho mỗi công trình qua các năm cũng khác nhau.
Nhưng dự toán đều đạt trên tỷ mỗi năm. Điều này thể hiện tính thường xuyên của vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB, tức là năm nào cũng cần phải bố trí một lượng vốn nhất định cho nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất của các đơn vị HCSN.
Để so sánh giữa số quyết toán đơn vị và quyết toán được duyệt ta dùng 2 chỉ tiêu chênh lệch tuyệt đối và chênh lệch tương đối.
Chênh lệch tuyệt đối = QT duyệt – QT đơn vị.
= x 100
Xét tổng các công trình, chênh lệch tuyệt đối là 913.390.013đồng, chênh lệch tương đối là 3,49%.
Xét từng công trình đã được quyết toán, chỉ có rất ít công trình có chênh lệch tuyệt đối bằng 0. Đối với các công trình cònlại, quyết toán duyệt đều thấp hơn quyết toán đơn vị và chênh lệch tương đối thường nằm trong khoảng dưới 10%. Cá biệt có những công trình mà chênh lệch tuyệt đối khá cao (xem bảng 2.6)
Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến việc quyết toán được duyệt thường thấp hơn quyết toán của đơn vị:
- Do đơn vị áp dụng đơn giá không phù hợp hoặc có sự thay đổi về đơn giá XDCB của thành phố khi làm quyết toán công trình.
- Do cơ quan tài chính (hoặc tổ chức kiểm toán) laọi bớt những khoản chi không nằm trong dự toán được duyệt, không đúng tiêu chuẩn định mức, không đủ thủ tục hợp lệ, chi sai mục đích. Đặc biệt là đối với những khoản chi phát sinh thêm và những khoản thuộc chi phí khác của dự án.
Chênh lệch giữa quyết toán duyệt và quyết toán đơn vị là hầu như không thể tránh khỏi, nhất là đối với hoạt động xây dựng cơ bản bởi vì trong xây dựng là rất hay có phát sinh, thay đổi về côngviệc, về giá cả, trong khi định mức giá chung của thành phố lại cố định, lâu sửa đổi.
Bảng 2.6: Công trình có số chênh lệch QT tuyệt đối và tương đối lớn nhất.
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Tên công trình
QT
đơn vị
QT
duyệt
CL
tuyệt đối
CL
tương đối
Sửa chữa cải tạo nâng cấp nghĩa trang Yên Kỳ
2.015.729
2.015.019
2.353
0.12%
Xây dựng cải tạo trụ sở làm việc của Sở GD-ĐT
2.228.910
2.111.178
2.293
0.11%
(Nguồn số liệu: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB 2 năm 2004-2005 của phòng Tài Chính Hành chính-Sự nghiệp, Sở tài chính Hà nội)
2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.
2.2.3.1 Những ưu điểm
Thành phố hà nội rất quan tâm đến việc hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ, của các Bộ. Ngay sau khi có những Nghị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5538.doc