Đề tài Các giải pháp tác động đến lãi suất, tỷ suất lợi nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I 2

LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VỐN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ 2

A.các khái niệm liên quan. 2

I.Lãi suất 2

1. Khái niệm – vai trò của lãi suất 2

2. Phân loại lãi suất 4

3. Phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa 7

4. Cấu trúc kỳ hạn và cấu trúc rủi ro của lãi suất 8

4.1 Cấu trúc rủi ro của lãi suất 8

4.2 Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất 8

5. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất 8

5.1.Mức cung cầu tiền tệ 8

5.2 Lạm phát kỳ vọng 11

5.3.Sự ổn định của nền kinh tế 12

5.4 Các chính sách của Nhà nước 12

II. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư hay còn gọi là hệ số hoàn vốn (RR- Rate of return) 14

1.Khái niệm và công thức tính tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư 14

2.Phân loại Tỷ suất lợi nhuận 16

2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 16

2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 16

3.Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và ý nghĩa của việc tính tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư. 17

III. Quy mô vốn đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng 17

1.Khái niệm, nội dung vốn đầu tư và vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế: 17

2. Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tư 19

2.1 Lãi suất tiền vay 20

2.2 Tỷ suất lợi nhuận 20

2.3.Môi trường đầu tư 20

2.4. Chu kỳ kinh doanh 20

2.5. Thuế thu nhập doanh nghiệp 21

IV. Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư 21

1.Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay với quy mô vốn đầu tư 21

2. Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận với quy mô vốn đầu tư 24

3. Mối liên hệ giữa lãi suất vốn vay với tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư. 26

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG VỀ LÃI SUẤT, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN 28

I. Lãi suất. 28

1.Tình hình lãi suất trong thời gian vừa qua. 28

2. Tác động của sự biến đổi lãi suất đến nền kinh tế Việt Nam. 31

a. Những tác động tích cực. 32

b. Những hạn chế. 33

II. Tỷ suất lợi nhuận. 34

1.Tỷ suất lợi nhuận của một số ngành trong nền kinh tế: 34

2.Một số nhận xét 36

III .Quy mô vốn đầu tư: 36

IV . Thực trạng về mối quan hệ cũng như tác động của lãi suất và tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư tới quy mô đầu tư ở nước ta trong thời gian qua : 40

1.Tác động qua lại giữa lãi suất và quy mô vốn đầu tư: 40

a. Tác động của lãi suất đến quy mô vốn đầu tư: 40

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN LÃI SUẤT, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ 45

1.Giải pháp về lãi suất vốn vay 45

1.1. Chính sách tài chính 45

1.2. Chính sách tiền tệ 45

1.3. Chính sách thu nhập: 47

2. Giải pháp về tỷ suất lợi nhuận 47

2.1 Chính sách tỷ giá 47

KẾT LUẬN 50

 50

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3476 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp tác động đến lãi suất, tỷ suất lợi nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư thu hồi vốn nhanh hơn và từ đó kiếm lời nhanh hơn.Do đó tỷ suất lợi nhuận không chỉ giúp nhà đầu tư lựa chọn giữa các dự án , mà còn giúp nhà đầu tư định hướng trong hoạt động đầu tư sao cho đạt hiệu quả cao nhất. III. Quy mô vốn đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng  1.Khái niệm, nội dung vốn đầu tư và vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế:               Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư dưới nhiều góc độ khác nhau,dưới mồi góc độ nguồn vốn đầu tư có biểu hiện riêng. Tuy nhiên về bản chất thì các nguồn vốn đầu tư đều là phần tiết kiệm hay tích lũy của toàn bộ nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất thông qua hoạt động đầu tư. - Những đặc trưng của Vốn đầu tư +Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản.Vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình. +Vốn phải vận động sinh lời.Vốn được biểu hiện bằng tiền.Để biến tiền thành vôn thì tiền phải thayy đổi hình thái biểu hiện,vận động và có khả năng sinh lời. +Vốn phải được tích tụ và tập trung đến 1 mức nhất định mới có thể phát huy tác dụng. +Vốn phải gắn với chủ sở hữu.Khi xác định rõ chủ sở hữu,đồng vốn sẽ được sử dụng hiệu qủa. +Vốn có giá trị về mặt thời gian.Vốn luôn vận động sinh lời và giá trị của vốn biến động theo thời gian -Những nội dung cơ bản của Vốn đầu tư phát triển trên phạm vi nền kinh tế +Vốn đầu tư xây dựng cơ bản.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng , xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. +Vốn lưu động bổ sung.Vốn lưu động bổ sung bao gồm những khoản đầu tư dung mua sắm nguyên nhiên vật liệu, thuê mướn lao động … làm tăng them tài sản lưu động trong kỳ của toàn bộ xã hội. +Vốn đầu tư phát triển khác.Vốn đầu tư phát triển khác là tất cả các khoản đầu tư khác của xã hội nhằm gia tăng năng lực phát triển của xã hội, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện chất lượng môi trường … -Vai trò của vốn đầu tư: Tổng cầu nền kinh tế: AD = C + I + G + IM Trong đó: C: chi tiêu hộ gia đình I: đầu tư nền kinh tế G: chi tiêu chính phủ IM: xuất khẩu ròng     Đầu tư là bộ phận trong tổng cầu của nền kinh tế. Do đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và công ăn, việc làm. Khi đầu tư tăng lên, có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng …tăng lên. Sự thay đổi này làm cho đường tổng cầu dịch chuyển, sau thời gian nhất định đầu tư đó lại tác động đến tổng cung. Kết quả cuối cùng là sản lượng của nền kinh tế được nâng lên.             Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp noi riêng và của nền kinh tế nói chung, mà còn là điều kiện tất yếu để nghiên cứu và phát triển công nghệ mới để hiện đại hóa nền kinh tế. Đồng thời, Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm và tạo viêc làm mới cho người lao động khi tiến hành mở rộng quy mô sản xuất. Mặt khác,cơ cấu sử dụng vốn đầu tư tac động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế. 2. Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tư   Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.             Cầu đầu tư là dự đinh đầu tư của chủ đầu tư nhằm thay thế và tăng thêm giá trị tài sản cố định hay dự trữ tài sản lưu động. Giá trị của những tài sản này là để đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong tương lai. Cầu đầu tư phụ thuộc những yếu tố sau: 2.1 Lãi suất tiền vay 2.2 Tỷ suất lợi nhuận  2.3.Môi trường đầu tư   Trong bất kỳ hoạt động nào môi trường là một yếu tố quan trọng, Trong hoạt động đầu tư cũng vậy, để có thể thu hút được đầu tư vào nền kinh tế, chúng ta cần xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn.Bởi vì hoạt động đầu tư luôn mang tính rủi ro đi cùng lợi nhuận. Do vậy, đầu tư luôn đòi hỏi một môi trường thích hợp, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, với xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một nền chính chính trị ổn định; một hành lang pháp lý thông thoáng ; một nền kinh tế phát triển lành mạnh và các chính sách về tài chính, đất đai, lao động,… hợp lý theo hướng khuyến khích đầu tư phát triển ; cùng cơ sở hạ tầng , giao thông phát triển với sẽ làm gia tăng nguồn vốn đầu tư, kích thích đầu tư.    2.4. Chu kỳ kinh doanh            Chu kỳ kinh doanh là chuỗi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Nó gồm 3 công đoạn:công đoạn cung ứng ,trong đó doanh nghiệp bỏ vốn ra để chuẩn bị những điều kiện kinh doanh như cung cấp đủ nguyên liệu hàng hóa , sức lao động và những dịch vụ cần thiết cho hoạt động thương mại của mình; công đoạn sản xuất,trong đó doanh nghiệp chuyển hóa các thứ trên thành thành phẩm; công đoạn thương mai,trong đó doanh nghiệp bán các sản phẩm ra ngoài và thu hồi vốn .Rút ngắn chu kỳ kinh doanh có ý nghĩa to lớn co ý to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và đối với việc thu hút vốn đầu tư . Ở vào mỗi thời kỳ khác nhau của chu kỳ kinh doanh sẽ phản ánh các mức nhu cầu đầu tư khác nhau.             Khi chu kỳ kinh doanh ở vào thời kỳ đi lên, quy mô của nền kinh tế mở rộng, nhu cầu đầu tư tăng.             Trái lại, khi chu kỳ kinh doanh ở vào thời điểm đi xuống quy mô của nền kinh tế bị thu hẹp lại, nhu cầu đầu tư giảm xuống. 2.5. Thuế thu nhập doanh nghiệp             Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh. Nếu Chính phủ đánh thuế thu nhập cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư và làm cho thu nhập của các doanh nghiệp giảm, điều này làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống , làm giảm cầu đầu tư.           Để tăng cầu đầu tư,Chính phủ không nên quy định mức thuế thu nhập doanh nghiệp quá cao. Chính phủ có thể kích thích đầu tư bằng cách miễn giảm thuế đối với các khoản lợi nhuận dùng để tái đầu tư và hoàn thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu. IV. Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư 1.Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay với quy mô vốn đầu tư    Lãi suất là chi phí phải bỏ ra cho việc vay tiền, là giá cả của quyền được sử dụng tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó,chính vì vậy lãi suất và quy mô vốn đầu tư có mối quan hệ chật chẽ. Khi lãi suất thấp, sẽ làm tăng cầu vốn đầu tư.Các doanh nghiệp sẽ tăng vốn đầu tư bằng cách đi vay ngân hàng để trang trải các khoản chi phí của hoạt động đầu tư của mình, vì khi đó chi phí của việc vay và sử dụng vốn sẽ thấp,làm cho lợi nhuận của họ cao hơn.Từ đó sẽ có tác động làm tăng quy mô vốn đầu tư của nền kinh tế.Khi lãi suất tăng lên , Điều này làm cho chi phí vốn của doanh nghiệp tăng thêm, điều đó sẽ giảm hiệu quả hoạt động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những tác động đó sẽ làm hạn chế hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Với lãi vay vốn cao, nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp sẽ hạn chế vay vốn, hoặc không vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất.Điều này sẽ làm cầu đầu tư giảm xuống và làm cho quy mô vốn đầu tư của nề kinh tế bị thu hẹp lại .Ta có thể minh họa điều này bằng đồ thị dưới đây: Đồ thị biểu thị Mối quan hệ giữa Lãi Suất và Cầu vốn đầu tư Đường cầu đầu tư là một đường dốc xuống từ trái qua phải.Khi lãi suất là r1= 4% , Cầu đầu tư là I1 .Khi lãi suất tăng lên r2 = 6% , Cầu đầu tư sẽ giảm xuống còn I2. Như vậy, việc giảm lãi suất sẽ có tác dụng kích thích dầu tư, tăng quy mô vốn đầu tư.Để làm rõ hơn điều này.ta xét một ví dụ giản đơn:   Vào cùng một thời điểm nhất định nền kinh tế có các dự án đầu tư: Dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng) Thu nhập hàng năm (1000đồng) Chi phi trả cho lãi vay (1000 đồng) Lợi nhuận thực tế (1000 đồng) Lãi suất 12%/năm Lãi suất 8%/năm Lãi suất 12%/năm Lãi suất 8%/năm A1 3 1000 360 240 640 760 A2 5 1200 600 400 600 800 A3 10 2000 1200 800 800 1200 Â4 12 2100 1440 960 660 1140 A5 15 3000 1800 1200 1200 1800 A6 20 2300 2400 1600 -100 700 A7 23 1600 2760 1840 -1160 -240 A8 26 1500 3120 2080 -1620 -580 A9 30 1300 3600 2400 -2300 -1100 Qua ví dụ trên ta thấy mối quan hệ chặt chẽ của lãi suất vốn vay và qui mô vốn đâu tư,nếu lãi suất là 8%/năm các dự án tư A1 đến A6 sẽ đươc thực hiện do có lãi suất thực dương, với tổng mức cầu về vốn đầu tư là 65 tỷ đồng; Nếu lãi suất là 12%/năm thi chỉ có các dự án từ A1 đến A5 đươc thực hiện,với tổng cầu vốn đầu tư là 45 tỷ đồng Như vậy khi lãi suất tiền vay càng thấp thì số dự án thỏa mãn yêu cầu càng nhiều ,hay nói cách khác là tổng cấu vốn đầu tư càng lớn. điều này phù hơp với lý thuyết cung cầu về kinh tế: khi giá của một hàng hóa giảm thì lượng cầu của nó sẽ tăng. 2. Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận với quy mô vốn đầu tư             Cùng với lãi suất, tỷ suất lợi nhuận là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quy mô vốn đầu tư. Nhà kinh doanh sẽ không chỉ căn cứ vào mức lãi suất trên thị trường vốn để đưa ra quyết định đầu tư của mình mà còn phải căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận thực tế nhận được của quyết định đầu tư đó. Nhà đầu tư sẽ quyết định đầu tư chừng nào tỷ suất lợi nhuận còn lớn hơn mức lãi suất trên thị trường vốn. Khi tỷ suất lợi nhuận càng lớn động lực đầu tư càng mạnh, quy mô vốn đầu tư càng mở rộng. Ngược lại khi tỷ suất lợi nhuận giảm, nhà đầu tư sẽ quyết định không mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí có khuynh hướng thu hẹp đầu tư làm quy mô vốn đầu tư của nền kinh tế giảm.             Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và vốn đầu tư không chỉ là mối quan hệ một chiều đơn thuần, không chỉ có lợi nhuận mới ảnh hưởng tới quy mô vốn đầu tư mà mối quan hệ này còn diễn ra theo chiều ngược lại tức là quy mô vốn đàu tư cũng ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận. Nhà đầu tư quyết định bỏ vốn, cái họ quan tâm không chỉ là mức gia tăng tuyệt đối về lợi nhuận mà họ còn quan tâm tới tỷ suất lợi nhuận. Nhiều khi mức lợi nhuận tuyệt đối gia tăng nhưng nhà đầu tư vẫn từ bỏ quyết định bỏ vốn đầu tư của mình bởi vì việc gia tăng quy mô đầu tư sẽ làm cho hiệu quả biên của đồng vốn giảm dẫn tới tỷ suất lợi nhuận giảm. Sở dĩ như vậy là vì: khi đầu tư tăng lên làm cho nhu cầu về vốn đầu tư tăng dần tới giá của vốn tăng theo làm chi phí sản xuất tăng ( trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Do đó lợi nhuận giảm kéo theo tỷ suất lợi nhuận biên giảm dần.             Mặt khác, theo cách lý giải của Keynes, ông cho rằng theo đà tăng lên của vốn đầu tư, hiệu quả giới hạn của tư bản giảm dần. Sự giảm sút hiệu quả giới hạn của tư bản theo ông có 2 nguyên nhân. Thứ nhất khi đầu tư tăng lên thì khối lượng hang hoá cung cấp cho thị trường tăng lên, giá cả hang hoá giảm xuống nên kéo theo sự giảm sút lợi nhuận. Do đó tỷ suất  lợi nhuận biên giảm. Hai là cung hang hoá tăng lên sẽ làm tăng chi phí tư bản thay thế. Trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật và tích luỹ tư bản tăng nhanh thì hiệu quả giới hạn của tư bản có thể dẫn đến 0.             Cũng theo Keynes, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư là một đại lượng khó xác định. Do đó, triển vọng đầu tư rất khó dự đoán. Nhưng điều đó lại kích thích các nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư.             Để thấy rõ hơn mối quan hệ này ta có thể xem xét tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Một trong những đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là xem xét lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu.                                                                                        Lợi nhuận sau thuế             Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = -----------------------                                                                                        Vốn chủ sở hữu             Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thể hiện qua sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, cho biết một đồng vốn chủ sở hữu được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.             Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao thì trình độ sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao.             Để tối đa hoá lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp cần xác định cho mình một cơ cấu tài chính hợp lý, đồng thời cơ cấu vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. 3. Mối liên hệ giữa lãi suất vốn vay với tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư. Nếu lãi suất vốn vay nhỏ hơn IRR của dự án thì nhà đầu tư sẽ mở rộng quy mô đầu tư và ngược lại, nếu lãi suất vốn vay lớn hơn IRR của dự án thì chủ đầu tư sẽ thu hẹp quy mô đầu tư hoặc không đầu tư thêm nữa 4. Mối liên hệ giữa cả 3 yếu tố: lãi suất vốn vay, tuỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư. Vào cùng một thời điểm, có thể có rất nhiều dự án, và số lượng dự án phụ thuộc vào lãi suất tiền vay. Khi mức lãi suất tiền vay càng thấp thì số dự án thỏa mãn được yêu cầu trên càng cao, làm cho khối lượng vốn đầu tư tăng và ngược lại. Nếu mức lãi suất tăng lên thì thu nhập biên giảm dần dẫn đến giảm số lượng dự án đầu tư, cầu đầu tư giảm làm quy mô vốn đầu tư giảm.mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và tỷ lệ hoàn vốn IRR, là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất tiền vay tăng thì lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm giảm và lợi nhuận trên vốn đầu tư sẽ giảm. Nếu lãi suất vốn vay nhỏ hơn IRR của dự án thì nhà đầu tư sẽ mở rộng quy mô đầu tư và ngược lại, nếu lãi suất vốn vay lớn hơn IRR của dự án thì chủ đầu tư sẽ thu hẹp quy mô đầu tư hoặc không đầu tư thêm nữa. Cuối cùng, khi IRR tăng lên làm đầu tư tăng kéo theo quy mô vốn đầu tư tăng, lãi suất giảm làm tiết kiệm giảm, đầu tư lại tăng lên và ngược lại. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ LÃI SUẤT, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VÀ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA I. Lãi suất. 1.Tình hình lãi suất trong thời gian vừa qua. Trong những năm vừa qua, cùng với việc mở cửa thị trường và không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế.Nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được những thành quả nhất định.Đặc biệt là việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như từ nước ngoài.Một công cụ quan trong của việc thu hút nguồn vốn cho hoạt động đầu tư là lãi suất của các ngân hàng.Trong những năm qua, lãi suất trên thị trường Việt Nam cũng đã có những chuyển biến đáng chú ý.Khi nhắc đến lãi suất, đầu tiên chúng ta phải xét đến lãi suất cơ bản mà NHTW quy định.Trên lý thuyết, lãi suất cơ bản sẽ là định hướng chung cho lãi suất trong nước. Lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn 2004-2008: Loại lãi suất Giá trị Ngày áp dụng Lãi suất cơ bản 7,5% /năm 01/03/2004 Lãi suất cơ bản 7,8% /năm 01/02/2005 Lãi suất cơ bản 8,25% /năm 01/12/2005 Lãi suất cơ bản 8.25% /năm 01/10/2006 Lãi suất cơ bản 8.75% /năm 01/02/2007 Lãi suất cơ bản 8.75% /năm 01/02/2008 Qua bảng số liệu trên ta thấy lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng qua các năm: Năm 2004: lãi suất cơ bản là 7,5%/năm, đến ngày 1-2-2005 lãi suất đã được điều chỉnh lên là 7,8%/năm.      Kết thúc năm 2005 NHNN đã quyết định tăng lãi suất cơ bản lên là 8,25%/năm và mức lãi suất này tiếp tục được điều chỉnh tăng lên 8.75% /năm trong năm 2007 và cho đến đầu năm 2008.      Tuy lãi suất cơ bản của NHNN không thay trong năm 2006 nhưng trên thực tế thị trường lãi suất của các NHTM luôn có sự biến động không ngừng.            Năm 2005, NHNN đã 2 lần điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, 6 tháng đầu năm 2006, giữ ở mức là 8,25%/năm nhưng trên thực tế công cụ lãi suất cơ bản không có ý nghĩa nhiều đối với các NHTM như là một định hướng mang tính thị trường để xác định lãi suất huy động và cho vay. Thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận, lãi suất cho vay ngắn hạn của các NHTM đối với nền kinh tế trong năm 2006 đã ở mức 9,6-13,8%/năm, trung hạn và dài hạn ở mức 11,4-16,2%/năm. Một số NHTM đã huy động vốn kỳ hạn 6 tháng với mức lãi suất từ 7,8%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 8,4-9,24%/năm.      Năm 2006, thị trường tài chính nước ta đã chứng kiến cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng thương mại      So với cuối năm 2005, lãi suất huy động VND tăng khoảng 0,1-0,4%/năm, lãi suất cho vay VND tương đối ổn định; lãi suất huy động và cho vay USD tăng khoảng 0,2-0,6%/năm, lãi suất thị trường liên ngân hang giảm.      Các ngân hàng thương mại cổ phần liên tục tăng lãi suất huy động vốn trong 8 tháng đầu năm 2006: 0,1-0,4%/năm(VND)      Các ngân hàng thương mại nhà nước tuy không tăng lãi suất huy động tiết kiệm nhưng mở rộng phát hành giấy tờ có giá với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn khoảng 0,1-0,3%/năm(VND)      Đến tháng 9 năm 2006, lãi suất huy động vốn USD của các NHTM bình quân tăng khoảng 0,25-0,38%/năm. Lãi suất huy động vốn kỳ hạn 6 tháng phổ biến ở mức 4,2%/năm, kỳ hạn 12 tháng là từ 4,8-5,0%/năm.      Những tháng đầu năm 2007 khi NHNN vẫn tiếp tục ổn định lãi suất cơ bản thì các NHTM vẫn tiếp tục cuộc đua lãi suất: TCB huy động 12 tháng với lãi suất là 9,42%, 9,45% và 9,48%/năm tương ứng với các mức tiền gửi là 50 triệu, 50-200 triệu và từ 200 triệu trở lện. ABB điều chỉnh lãi suất huy động tiết kiệm USD với biên độ tăng 0,1-0,25%/năm. GB tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND với mức tăng là 0,04-0,3%/năm. Nguyên nhân của sự biến động lãi suất trên thị trường.      Đầu năm 2008 ,cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng thương mại càng trở nên nóng bỏng hơn .Việc chạy đua tăng lãi suất huy động vốn nội tệ (VND) diễn ra từ tháng 1 đến đầu tháng 2-2008, lan rộng ở hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM). Nguyên nhân là do cầu về vốn tiền đồng tăng cao, nhưng nguồn cung về tiền hạn chế, điều đó làm cho tiền đồng VND khan hiếm.Ở thời điểm này,lãi suất kỳ hạn 12 tháng của hầu hết các ngân hàng đều đã lên mức 9,6%/năm; một số trường hợp đã vọt tới 10,5%. Có NHTM buộc phải tăng lãi suất liên tiếp hai lần chỉ trong vòng một tháng. Mức tăng lớn nhất vẫn thuộc về các NHTM cổ phần, kể cả các NHTM cổ phần quy mô nhỏ mới chuyển hoạt động từ nông thôn lên đô thị, như SHB, An Bình, đến các NHTM hạng trung bình khá như SeABank, VP Bank, Phương Nam, Phương Ðông, NHTM cổ phần Sài Gòn... và những NHTM cổ phần có thương hiệu khá, hay quy mô lớn, như Eximbank, Techcombank, Ðông Á, ACB... Từ ngày 18-2-2008, Eximbank thực hiện một đợt tăng lãi suất lớn nhất với mức tăng thêm tới 0,84%/năm so với mức lãi suất trước đó, kỳ hạn sáu tháng lên tới 9,0%/năm Nguyên nhân của sự biến động lãi suất trên thị trường. Sự biến động lãi suất trên thị trường tài chính nước ta trong thời gian qua là do những nguyên nhân sau: Cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn nội tệ của các NHTM là do cầu về vốn tiền đồng  tăng cao, nhưng nguồn cung về tiền hạn chế, điều đó làm cho tiền đồng VND khan hiếm. Sự biến động của giá dầu mỏ và giá vàng trên thị trường quốc tế cũng ảnh hưởng lớn đến sự biến động của lãi suất ở Việt Nam. Do sự chênh lệch lãi suất VND giữa các NHTMNN và NHTMCP nên các NHTMNN vẫn phải điều chỉnh tăng lãi suất huy động cao hơn lãi suất tiết kiệm để giữ thị phần trên thị trường tiền gửi, ổn định nguồn vốn huy động, tránh chuyển dịch nguồn vốn sang các NHTMCP. Trong hoàn cảnh hội nhập các NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính đủ sức cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế. Vì vậy để tăng nguồn huy động các NHTM phải tăng lãi suất huy động và đã trực tiếp tác động làm tăng mặt bằng lãi suất. Thời điểm cuối năm 2007 và nhất là đầu năm 2008, lạm phát trên thị trường Việt Nam đã tăng cao,lạm phát của nền kinh tế cũng kéo theo lãi suất danh nghĩa tăng và luôn lớn hơn lãi suất thực tế. 2. Tác động của sự biến đổi lãi suất đến nền kinh tế Việt Nam. Khi lãi suất huy động vốn tăng lên , sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động đầu tư phát triển của nền kinh tế.Tăng lãi suất, trước hết sẽ có những tác động tích cực, song bên cạnh đó cũng hàm chứa những tác động xấu đến nền kinh tế. a. Những tác động tích cực.       Khi lãi suất huy động vốn tăng cao sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hang, điều này sẽ thu hút được nguồn vồn nhàn rỗi trong dân cư và nó là một yếu tố quan trọng để Nhà nước đưa ra các chính sách tiền tệ hợp lý. Qua việc tăng lãi suất huy động, các NHTM đã củng cố được nguồn huy động, tăng vốn điều lệ và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường: Tháng 2 năm 2006, TCB đã tăng vốn điều lệ lên hơn 830 tỷ đồng. Tháng 6 năm 2006, HBB tăng vốn điều lệ lên 900 tỷ đồng. Tháng 3 năm 2007, SeABank đã tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng. Tháng 1 năm 2007, EAB tăng vốn điều lệ từ 800 tỷ lên 2000 tỷ đồng. Tháng 3 năm 2008 Eximbank tăng vốn từ 2.800 tỷ đồng lên 7.400 tỷ đồng Tháng 3 năm 2008 Ngân hàng Đông Á từ 1.600 tỷ đồng lên 3.400 tỷ đồng Tháng 3 năm 2008 Sacombank tiếp tục tăng vốn từ 4.449 tỷ đồng lên 6.493 tỷ đồng Khi nguồn cung vốn của các ngân hàng dồi dào, các NHTM sẽ có điều kiện để cung ứng đầy đủ cho nhu cầu đầu tư trong nước, giải quyết được bài toán khan hiếm nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp và các dự án đầu tư. b. Những hạn chế.        Bên cạnh tác động tích cực như đã nói ở trên thì những biến động tăng của lãi suất Việt Nam thời gian qua cũng hàm chứa những điều hạn chế và đáng lo ngại. Lãi suất huy động tăng đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay cũng tăng.Khi lãi suất vay các NHTM tăng cao, các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn để đầu tư sản xuất sẽ phải đi vay với một mức lãi suất cho vay cao hơn, do vậy sẽ làm tăng chi phí sản xuất, điều đó sẽ giảm hiệu quả hoạt động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những tác động đó sẽ làm hạn chế hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các tổ chức, DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Mặt khác,với lãi vay vốn cao, nhiều tổ chức, cá nhân và DN không dám vay vốn sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các dự án. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, khó thực hiện được mục tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế là 9% trong năm 2008. Ngoài ra, lãi suất cho vay cao cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng.Khi lãi suất huy động vốn tăng cao, cộng với chi phí cao do tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh, chi phí bù lỗ cho việc mua tín phiếu NHNN, trong khi đó lãi suất cho vay lại tăng chậm hơn lãi suất huy động vốn. Cộng thêm tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng chậm hơn tốc độ huy động vốn, làm cho lợi nhuận của các NHTM giảm đi, điều đó đã ảnh hưởng tới năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các NHTM trong nước với các ngân hàng nước ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế. Ngoài ra, Qui mô vốn lớn cũng dễ dàng đưa tới hiệu suất sử dụng trên từng đồng vốn thấp. Khi này, mục tiêu tăng vốn để củng cố năng lực cạnh tranh không đạt..Bên cạnh đó,việc các doanh nghiệp sẽ không vay vốn nhiều từ ngân hàng như trước và có thể gây ra hiện tượng thừa vốn ở các ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các ngân hàng. II. Tỷ suất lợi nhuận.      1.Tỷ suất lợi nhuận của một số ngành trong nền kinh tế: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN v à ĐNQ 2000 2001 2002 2003 Tổng số 3.739 3.777 4.32 4.535 DNNN 2.351 2.543 2.9 2.768 Trung ương 2.271 2.397 2.756 2.595 Địa phương 2.873 2.816 3.696 3.81 DNNQD 1.798 2.277 2.311 2.146 Tập thể 3.888 3.207 3.725 3.205 Tư nhân 4.262 3.302 3.33 2.766 Công ty hợp danh 1.291 2.314 5.843 0.27 Cty TNHH 0.432 1.202 1.242 1.536 Cty CP vốn nước ngoài 4.721 4.803 4.529 3.53 Cty CP không có vốn nước ngoài 0.748 1.213 1.845 1.79 (Nguồn: kết quả điều tra doanh nghiệp các năm 2000-2003 của Tổng cục thống kê) Tên công ty ROA ROE CTCP Kinh Đô miền Bắc 12,83 21,78 CTCP May Sài Gòn 7,844 23,6 CTCP Sữa Việt Nam 15,7 27,38 CTCP Đường Biên Hoà 7,2 31,3 CTCP Đồ hộp Hạ Long 10,1 16,16 CTCP Bao bì Bỉm Sơn 13,77 15,49 CTCP Bao bì PP Bình Dương 4,68 6,23 CTCP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 20,54 39,03 CTCP Cơ khí và xây dựng Bình Triệu 1,81 6,53 CTCP Đại lý vận tải SAFI 6,31 43,67 CTCP Vận tải Xăng dầu VIPCO 3,577 6,51 CTCP Viễn thông VTC 16,1 22,88 CTCP Đầu tư phát triển công nghệ FPT 13,58 46,6 CTCP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang 7,61 20,28 CTCP Thuỷ sản 4 6,62 13,98 CTCP Dược Hậu Giang 15,16 33,83 CTCP Khách sạn Sài Gòn 10,26 11,21 NHTMCP Sài Gòn Thương tín 1,62 12,46 2.Một số nhận xét Dựa vào thông tin ở bảng trên , chúng ta rút ra nhận xét đó là : Có sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành trong nền kinh tế.Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành.       - Do chính sách của Nhà nước áp dụng đối với từng ngành có sự khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành có sự khác nhau.      -   Mỗi ngành có sự đóng góp khác nhau trong tổng sản phẩm quốc nội và giữ vai trò không giống nhau đối với tăng trưởng kinh tế.      -  Các ngành tài chính-ngân hàng kinh doanh tiền tệ có mức rủi ro cao nên tỷ suất lợi nhuận cao. Trong khi đó các ngành đầu tư có rủi ro thấp thì kéo theo tỷ suất lợi nhuận thấp.      -  Chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp là một thế mạnh của Việt Nam , do vậy những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này luôn có tỷ suất lợi nhuận cao. -         Trong xu thế hội nhập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24691.doc
Tài liệu liên quan