Đề tài Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch

cơ cấu kinh tế và lý luận về tài chính. . 6

1.1. Cơ cấu kinh tế. . 6

1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế. . 6

1.1.2. Nội dung cơ cấu kinh tế. . 7

1.1.3. Tính chất của cơ cấu kinh tế. . 10

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế. . 11

1.1.5. Các tiêu chí đánh giá cơ cấu kinh tế hợp lý. 14

1.2. Chuyển dị ch cơ cấu kinh tế. . 14

1.2.1. Những quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. . 14

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hóa - hiện đại hóa. . 15

1.2.2.1. Quan niệm về công nghiệp hóa - hiện đại hoá. . 15

1.2.2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hóa - hiện đại hóa. . 16

1.3. Tài chính và vai trò của tài chính trong nền kinh tế. . 17

1.3.1. Nguồn, bản chất của tài chính. . 18

1.3.2. Chức năng của tài chính. . 19

1.3.3. Hệ thống tài chính. 21

1.3.4. Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường. . 21

1.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm lựa chọn chính sách tài chính

của các nước trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa

và chuyển dị ch cơ cấu kinh tế. . 23

Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những

tác động của tài chính đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế tỉnh Bình Thuận thời gian qua. . 25

2.1. Khái quát về tỉnh Bình Thuận. . 25

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. . 25

2.1.2. Cấp hành chính, dân số và lao động. . 26

2.1.3. Tình hình xã hội, giá trị văn hoá, nhân văn. . 27

2.2. Chuyển dị ch cơ cấu kinh tế tỉ nh Bình Thuận thời gian qua. . 28

2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 28

2.2.1.1. Tương quan và chuyển dịch giữa các ngành. . 29

2.2.1.2. Nông nghiệp. . 31

2.2.1.3. Công nghiệp. . 33

2.2.1.4. Dịch vụ. . 34

2.2.1. Cơ cấu thành phần kinh tế. . 37

2.3. Tác động của tài chính đối v ới n ền kinh tế th ời gian qua và

những tồn tại đặt ra cho th ời gian đến. . 43

2.3.1. Tác động của tài chính đối với nền kinh tế thời gian qua. . 43

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế đặt ra cho thời gian tới. . 46

Chương 3: Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

tỉnh Bình Thuận theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. . 49

3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế

tỉnh Bình Thuận thời gian đến. . 49

3.1.1. Tác động của bối cảnh quốc tế và những cơ hội mở ra. . 49

3.1.2. Tác động của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội cả nước và các vùng lân cận. . 50

3.1.3. Thách thức về khả năng cạnh tranh trong phát triển kinh tế

và hội nhập của Tỉnh. . 51

3.2. Mục tiêu phát tri ển kinh tế - xã hội, chuyển dị ch cơ cấu kinh tế

Bình Thuận thời gian đến. . 51

3.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát. . 51

3.2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể. . 52

3.3. Giải pháp tài chính để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bình Thuận giai đoạn 2006-2010. . 53

3.3.1. Chi đầu tư từ ngân sách nhà nước. . 53

3.3.2. Huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư . . 59

3.3.3. Tài chính doanh nghiệp. 71

3.3.4. Khai thác thị trường đất đai, bất động sản. . 73

3.3.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát tài chính. . 74

KẾT LUẬN. .72

TÀI LIỆU THAM KHẢO.74

PHỤ LỤC. .76

pdf85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong những năm vừa qua có thể chia làm hai giai đoạn khá rõ rệt: trước năm 1995 phát triển mang tính bình thường; từ 1995 trở đi, khi Phan Thiết là một điểm có thể quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần, du khách trong và ngoài nước đổ về nơi đây để được xem hiện tượng rất hiếm hoi này của tự nhiên (từ đó phát hiện và bị thu hút bởi những vùng bờ biển rất đẹp), tốc độ tăng trưởng du lịch Bình Thuận tăng rất nhanh. Nếu như năm 2000 toàn Tỉnh mới chỉ có 24 cơ sở kinh doanh du lịch với 610 phòng nghỉ thì con số này đến nay là 140 cơ sở với trên 3.000 phòng và 218 nhà nghỉ, nhà trọ với trên 2.000 phòng, đáp ứng cơ bản nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi của khách du lịch. Năm 2004, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đón 1,5 triệu lượt khách (có 102.000 khách nước ngoài) với tổng doanh thu là 395 tỷ đồng (gấp 3,7 lần so với năm 2000). Tuy vậy, sự phát triển của du lịch Bình Thuận thời gian qua còn rất nhiều điểm yếu: - Việc kiểm soát tài nguyên môi trường còn yếu kém. Tài nguyên rừng đang bị suy giảm nhanh. Giải quyết thu gom xử lý chất thải các vùng dân cư ven biển chưa tốt dể dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên sinh thái. 36 - Các di tích văn hóa lịch sử chưa được đầu tư, tôn tạo đúng mức ; việc phục hồi các lễ hội, các giá trị văn hóa phi vật thể tiến hành thiếu hệ thống, chưa theo một chương trình chung để phát huy tốt hơn. - Hiện trạng phát triển của ngành còn mang tính tự phát, các khu du lịch chủ yếu mới quy hoạch tổng thể, chưa quy hoạch chi tiết nên khi triển khai thực hiện thiếu đồng bộ. Một số khu dân cư xen ghép trong các vùng quy hoạch phát triển du lịch chưa được sắp xếp lại làm cản trở sự phát triển. Các loại hình du lịch chưa phong phú, tính cạnh tranh chưa cao. - Cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển ngành còn bất cập, thiếu thốn. Khả năng đầu tư của Nhà nước để giải quyết vấn đề này còn hạn hẹp. - Hoạt động tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về du lịch của tỉnh Bình Thuận chưa tốt, nhất là ra nước ngoài; việc hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong việc xúc tiến thương mại, tiếp thị chưa có chương trình cụ thể. Để có thể khai thác tốt tiềm năng du lịch, ngành kinh tế được xác định là ngành mũi nhọn của Tỉnh, cần phải sớm khắc phục các tồn tại trên. 2.2.1.4.3. Một số dịch vụ khác. Khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa tăng liên tục qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 7,53%. Năm 2004, số lượt người vận chuyển là 9.090 ngàn người, khối lượng hàng hóa vận chuyển là 1.679 ngàn tấn, chủ yếu bằng đường ô tô và phần lớn do các phương tiện vận tải ngoài quốc doanh thực hiện. Hoạt động bưu chính viễn thông trên địa bàn Tỉnh nói chung và các huyện nói riêng ngày càng phát triển. Tổng số máy điện thoại năm 2004 là 83.078 máy (cố định 63.009, di động 20.069), tăng 1,6 lần so với năm 2002, bình quân 7,28 máy/100 dân. Nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng tăng, kéo theo sự gia tăng sản phẩm và doanh thu bưu điện (doanh thu năm 2004 là 222.433 triệu đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2000). 37 Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị tổng sản phẩm ngành dịch vụ (Giá thực tế, Đvt: %) Nhóm ngành 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tăng, giảm BQ năm Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân 33,93 31,91 30,30 29,71 28,28 26,88 26,63 -1,22 Khách sạn, nhà hàng 17,56 18,25 18,65 16,45 15,90 20,71 23,81 1,04 V.tải, kho bãi, thông tin liên lạc 12,69 12,59 11,65 10,78 10,15 10,77 11,06 -0,27 Tài chính tín dụng 10,91 8,54 7,83 7,59 7,37 9,88 9,17 -0,29 Giáo dục đào tạo 5,58 7,79 8,10 8,71 9,27 11,95 10,69 0,85 Y tế, hoạt động cứu tế xã hội 2,73 3,74 3,64 2,96 2,57 2,97 2,57 -0,03 Văn hoá, thể dục, thể thao 1,07 0,75 1,18 1,28 1,29 1,29 1,26 0,03 Khác 15,54 16,44 18,65 22,52 25,17 15,54 14,81 -0,12 Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận Nhìn chung, cơ cấu ngành dịch vụ của Tỉnh còn tồn tại nhiều bất hợp lý và rất chậm thay đổi. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là thương nghiệp. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn tăng dần về tỷ trọng là hệ quả của phát triển kinh tế du lịch. Giáo dục đào tạo ngày càng được Nhà nước và xã hội quan tâm, tỷ trọng tăng bình quân 0,85%/năm. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính - tín dụng phát triển thiếu ổn định, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ các hoạt động kinh tế khác. Về lâu dài, muốn chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, nhiệm vụ đặt ra là phát triển mạnh khu vực tài chính - tín dụng, đồng thời chú trọng phát triển cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế và nhà ở cho người dân. 2.2.1. Cơ cấu thành phần kinh tế. Cùng với ngành kinh tế, các thành phần kinh tế là những bộ phận trong tổng thể nền kinh tế. Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, vai trò của các thành phần kinh tế, nhất là các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa đã được nhìn nhận lại. Đến Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001), tư tưởng đổi mới về các thành phần kinh tế được tiếp tục cụ thể hóa, thừa 38 nhận 6 thành phần kinh tế (nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư nhân, tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) cùng tồn tại trong nền kinh tế. Các thành phần kinh tế đều là những bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Đối với Bình Thuận, thời gian qua các thành phần kinh tế không ngừng được củng cố, phát triển. Điều này, thể hiện tính nhất quán trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của đất nước. Cùng với cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Bình Thuận cũng đã có những bước chuyển dịch đáng kể. Kinh tế nhà nước từng bước được củng cố, kinh tế tư nhân có bước phát triển mạnh. Bảng 2.6: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (Giá thực tế, Đvt: %) Năm Tổng GDP Nhà nước Tập thể Cá thể Tư nhân Có vốn đầu tư nước ngoài 2000 100 25,25 1,00 64,08 8,32 1,35 2001 100 25,21 1,37 60,11 12,34 0,96 2002 100 23,91 1,13 63,23 10,65 1,08 2003 100 24,07 1,11 61,56 12,12 1,13 2004 100 22,56 1,02 62,00 13,29 1,12 Tăng, giảm BQ năm (%) -0,67 0,01 -0,52 1,24 -0,06 Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận 2.2.1.1. Kinh tế nhà nước. Mặc dù vẫn duy trì sự tăng trưởng với tốc độ bình quân mỗi năm khoảng 10,52% (Phụ biểu 07), nhưng tỷ trọng trong GDP của kinh tế nhà nước trên địa bàn Tỉnh từ năm 1996 đến nay có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế này giảm mạnh nhất trong lĩnh vực công nghiệp (năm 1996 tỷ trọng là 42,89%, đến năm 2000 là 37,54% và năm 2004 chỉ còn 25,25%), kế đến là lĩnh vực thương mại - dịch vụ (năm 2000 là 12,02%, năm 2004 là 7,81%), còn trong lĩnh vực nông nghiệp, mức độ đóng góp vào GDP của khu vực này hầu như không đáng kể. Đến năm 2001, toàn Tỉnh có 23 doanh nghiệp nhà nước, so với năm 1992 số lượng đã giảm hơn phân nữa, chủ yếu là sáp nhập và giải thể do 39 thua lỗ kéo dài. Hiện tại, các doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn sắp xếp lại theo đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 25/02/2003 (theo đề án, kết quả sắp xếp đến năm 2005 có 6 doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên 100% vốn điều lệ, 16 doanh nghiệp và 01 doanh nghiệp trực thuộc thực hiện cổ phần hóa, 01 doanh nghiệp giải thể). Tuy nhiên, tiến độ thực hiện rất chậm. Qua 3 năm thực hiện, kết quả cổ phần hóa chỉ đạt hơn 44% lộ trình đặt ra. Ngoài vướng mắc về cơ chế, chính sách của nhà nước, thì nguyên nhân chủ yếu là hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp không cao (có doanh nghiệp tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp hơn lãi suất ngân hàng) nên không thật sự thu hút các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần. Nhìn chung, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tại địa phương còn nhiều hạn chế. Tình hình tài chính ít khả quan, công nghệ lạc hậu và khả năng cạnh tranh kém. Các doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động do thua lỗ kéo dài làm mất vốn kinh doanh hoặc do chất lượng sản phẩm kém không đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Các biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa triển khai rất chậm và còn nhiều lúng túng. Mặc dù vậy, khu vực kinh tế nhà nước vẫn nắm giữ các ngành quan trọng, đóng vai trò nền tảng cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần phải có những giải pháp tích cực để giữ vững và nâng cao vai trò chủ đạo của khu vực này trong nền kinh tế của Tỉnh. 2.2.1.2. Kinh tế ngoài quốc doanh. Kinh tế ngoài quốc doanh bao gồm kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 1998 đến nay, giá trị sản xuất kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm trên 74% GDP của Tỉnh và có xu hướng ngày càng gia tăng (đến năm 2004 tỷ lệ này là 77,44%). Trong đó, kinh tế cá thể, tư nhân đóng vai trò chủ yếu. 2.2.1.2.1. Kinh tế cá thể, tư nhân. Tác động tích cực của khu vực kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế Bình Thuận thời gian qua là điều không cần phải bàn cãi. Đóng góp của khu vực này có thể nhận thấy rõ trên các mặt: huy động các nguồn lực trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tăng thu ngân sách, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng... Sự tham gia của kinh tế tư nhân góp phần xác lập lại cơ 40 cấu đầu tư, nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu tổng thể của nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Luật doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực ngày 01/01/2000 đã mở ra cơ hội kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế cá thể, tư nhân tăng mạnh về số lượng với nhiều loại hình sở hữu đã khẳng định sức sống mãnh liệt của nó trong nền kinh tế. Tỷ trọng đóng góp trong GDP của kinh tế cá thể, tư nhân trên địa bàn Tỉnh ngày càng gia tăng, từ 72,1% năm 2000 lên 75,29% năm 2004, bình quân mỗi năm tăng 0,8%. Trong công nghiệp, vai trò của kinh tế cá thể tư nhân ngày càng được khẳng định. Theo số liệu thống kê, năm 1996 khu vực kinh tế này chiếm tỷ trọng 56,48% trong GDP của ngành công nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Trong vòng chưa đến 10 năm, con số này đã tăng lên đến 85,3% (năm 2004). Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày đa dạng, lĩnh vực dịch vụ ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu đó. Đặc điểm của thương mại và dịch vụ là đa dạng ngành nghề, vốn đầu tư ít, lợi nhuận cao, nên ngày càng thu hút các hộ và doanh nghiệp tham gia. Đến năm 2004, giá trị sản xuất khu vực kinh tế cá thể, tư nhân tạo ra trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ của Tỉnh là 213 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng áp đảo trong đóng góp của các thành phần kinh tế (87,22% GDP ngành thương mại, dịch vụ). Những năm gần đây, khu vực cá thể, tư nhân càng phát triển mạnh, nhất là sau khi Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 01/11/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân (trên cơ sở Nghị quyết số 14- NQ/TW tại Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX). Đến cuối năm 2004, số hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động có đăng ký kinh doanh là 14.579 hộ với số vốn là 682 tỷ đồng, so với năm 2002 tăng về lượng đăng ký là 19,87%, về vốn là 51,3%. Nhìn chung, hộ cá thể phần lớn hoạt động với quy mô nhỏ lẻ. Lĩnh vực hoạt động mạnh nhất của họ là thương mại, dịch vụ với 10.835 hộ và 322 tỷ đồng vốn đăng ký; đa phần tập trung nghề buôn bán, khách sạn nhà hàng và giao thông. Còn trong công nghiệp chủ yếu phát triển ở ngành công nghiệp khai thác mỏ. Đối với doanh nghiệp tư nhân, đến cuối năm 2002 toàn tỉnh có 749 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 988 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2004, con số này là 1.143 doanh nghiệp (tăng 52,6%) và 2.731 tỷ đồng vốn 41 đăng ký (tăng 52,6%). Bên cạnh các doanh nghiệp mới, số doanh nghiệp xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh 2 năm 2003-2004 là 125 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xóa tên do không còn đủ thành viên, giải thể để thành lập doanh nghiệp tư nhân; giải thể chuyển sang hoạt động kinh doanh cá thể; bán doanh nghiệp cho người khác; kinh doanh không hiệu quả, giải thể để góp vốn vào công ty; cũng có các trường hợp không hoạt động sau đăng ký. Hầu hết các các doanh nghiệp tư nhân thuộc loại nhỏ và vừa, đăng ký kinh doanh và thực tế đi vào hoạt động tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tiếp đến là công nghiệp xây dựng, nông lâm thuỷ sản. Bảng 2.7: Doanh nghiệp tư nhân đến cuối năm 2004 Tiêu thức Số doanh nghiệp Vốn đăng ký (tỷ đồng) 1. Lĩnh vực hoạt động Công nghiệp-xây dựng 264 669 Nông-lâm-thuỷ sản 181 314 Thương mại 310 287 Dịch vụ 388 1.462 2. Loại hình Doanh nghiệp tư nhân 689 626 Công ty TNHH 401 1.539 Công ty cổ phần 50 532 C.ty TNHH một thành viên 3 33 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận 2.2.1.2.2. Kinh tế tập thể. Kinh tế tập thể thời gian qua mặc dù đã có bước chuyển biến, nhưng nhìn chung, tỷ trọng còn quá nhỏ bé trong nền kinh tế (trên 1% GDP), năng lực nội tại yếu, quy mô vốn nhỏ, thiết bị máy móc lạc hậu, sản phẩm tạo ra ít và thiếu tính cạnh tranh. Kinh tế tập thể được tổ chức dưới hình thức tổ hợp tác giản đơn và hợp tác xã. Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 761 tổ hợp tác, tăng 92,65 % so với năm 2000. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp có 199 tổ (tăng 180 %), thuỷ sản có 482 tổ (tăng 53,5 %), tiểu thủ công nghiệp có 80 tổ (tăng 700 %). Các hình thức tổ hợp tác giản đơn có xu hướng phát triển về số lượng, loại hình và quy mô, đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ cho kinh tế hộ, cùng giúp nhau giải quyết các vấn đề trong sản xuất và đời sống trong cộng đồng 42 dân cư có hiệu quả hơn, là cầu nối để tổ chức, triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên các hình thức hợp tác giản đơn có những hạn chế là hình thành và hoạt động tự phát, phần lớn không đăng ký, quan hệ giữa các thành viên còn ở mức độ lõng lẽo, quy mô nhỏ, thiếu tính ổn định. Việc hình thành các tổ hợp tác giản đơn chưa phát triển đều trong các ngành, các địa phương. Tổng số hợp tác xã trên địa bàn Tỉnh đến cuối năm 2005 (chưa tính 19 qũy tín dụng nhân dân) là 136 hợp tác xã (tăng 15,25% so với năm 2000), thu hút khoảng 40.329 xã viên tham gia, với tổng vốn kinh doanh 111.176 triệu đồng và giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 5,56 %. Trong đó, nông nghiệp có 91 hợp tác xã nông nghiệp, 10 hợp tác xã thuỷ sản, 11 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp (tăng 22%), 4 hợp tác xã xây dựng, 5 hợp tác xã thương mại (tăng 25%), 15 hợp tác xã vận tải. Nhìn chung các hợp tác xã phát triển cả về số lượng, xã viên, nguồn vốn kinh doanh. Các hợp tác xã có nhiều cải tiến trong công tác tổ chức, quản lý, mở rộng dịch vụ, phát triển thêm ngành, nghề phục vụ trực tiếp cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Một số hợp tác xã đã mạnh dạn huy động vốn, trang bị thêm tài sản cố định là đầu mối tiếp nhận các chương trình chuyển giao kỹ thuật và các nguồn vốn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quy mô hoạt động của các hợp tác xã còn nhỏ bé, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Tình hình thiếu vốn hoạt động và khả năng huy động các nguồn vốn phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã còn nhiều bất cập. Nguồn vốn hoạt động của các hợp tác xã hầu hết là vốn cố định, không phát huy tác dụng được, trong khi đó vốn lưu động lại là công nợ phải thu, thường là nợ khó đòi. 2.2.1.2.3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Mấy năm qua, tuy là thành phần kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất (28,54%/năm), nhưng tỷ trọng trong GDP của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng giảm (mức độ giảm bình quân là 0,06%/năm). Theo số liệu thống kê, từ năm 1992 đến 2003, toàn tỉnh có 33 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký là 118 triệu USD. Đến cuối năm 2004, con số này là 35 dự án (trong đó 17 dự án đã đi vào hoạt động, số còn lại mới hoàn thành hoặc đang ở giai đoạn xây dựng cơ bản) và vốn đăng ký là 129 triệu USD. Lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ nhất là du lịch, chiếm 42,86% số dự án và 70,24% tổng vốn đăng ký. 43 Bảng 2.8: Dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực đến 31/12/2004 Tiêu thức Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn pháp định (triệu USD) 1. Lĩnh vực hoạt động Công nghiệp-xây dựng 10 14,570 7,624 Nông-lâm-thuỷ sản 9 10,870 5,545 Thương mại-dịch vụ 16 103,715 34,437 2. Hình thức đầu tư Liên doanh 7 12,867 5,667 100% vốn nước ngoài 28 116,294 41,939 Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận Với số lượng doanh nghiệp và lực lượng lao động (1.392 người năm 2004) không nhiều nhưng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã có những đóng góp nhất định cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Tỉnh, nhất là đóng góp trong xuất khẩu với giá trị năm 2004 là 7,93 triệu USD - chiếm gần 14% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn Tỉnh. Tuy vậy, sự phát triển của thành phần kinh tế này thời gian qua chưa tương xứng với khả năng thu hút của Tỉnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó 2 nguyên nhân chính phải kể đến là sự thụ động trong công tác kêu gọi đầu tư và vướng mắc trong khâu đền bù, giao đất để các dự án triển khai và đi vào hoạt động. Đây chính là vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong thời gian đến. 2.3. Tác động của tài chính đối với nền kinh tế thời gian qua và những tồn tại đặt ra cho thời gian đến. 2.3.1. Tác động của tài chính đối với nền kinh tế thời gian qua. Trong những năm qua, hòa trong công cuộc đổi mới của đất nước, Bình Thuận đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội đáng ghi nhận. Trong đó, vai trò đóng góp của tài chính là không nhỏ. Sự tác động tích cực của tài chính đối với nền kinh tế - xã hội Tỉnh nhà thể hiện trên các mặt sau: 2.3.1.1. Góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng tăng trưởng kinh tế cao và thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. GDP của Tỉnh năm 2004 (giá 1994) đạt 3.376 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 1995. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong suốt giai đoạn 10 năm 1995-2004 là 10,86%, trong đó tốc độ tăng bình quân trong 5 năm 2000-2004 cao hơn 5 năm 1995-1999 (11,49% so với 10,06%). 44 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao do nhiều yếu tố tạo thành. Trong đó yếu tố rất quan trọng là sự giải phóng và phát huy các nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực tài chính trong việc khai thác các nguồn vốn: nhà nước, doanh nghiệp và dân cư; vốn trong nước và vốn nước ngoài. Năm 2004, tổng vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh là 2.425 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước 1.052 tỷ đồng (ngân sách 669 tỷ đồng, tín dụng 374 tỷ đồng, tự có của doanh nghiệp nhà nước 9 tỷ đồng), vốn của các tổ chức và doanh nghiệp ngoài quốc doanh 830 tỷ đồng, vốn của các hộ gia đình 481 tỷ đồng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 62 tỷ đồng. Đầu tư từ nguồn vốn tập trung của ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo số liệu báo cáo của Sở Tài chính Bình Thuận, giai đoạn 2001 – 2005 tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 5.989 tỷ đồng, tăng 2,78 lần so với giai đoạn 1996 – 2000. Trong đó chi đầu tư phát triển 2.476 tỷ đồng, chiếm 41,35% tổng chi và tăng 3,55 lần so với giai đoạn 1996 – 2000. Để có được số chi đó, thu ngân sách của Tỉnh đã tăng nhanh chóng. Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện trong 5 năm 2001 - 2005 ước đạt trên 4.400 tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm là 31,86% (chưa tính đến khoản thu từ dầu khí), tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 1996-2000. Tỷ lệ huy động GDP vào thu ngân sách bình quân hàng năm của giai đoạn 2001-2005 ước đạt 15,26%, tăng 28,56% so với giai đoạn 1996-2000. 2.3.1.2. Góp phần tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Con đường nông nghiệp hóa - hiện đại hóa đã được Đảng và nhà nước ta khẳng định. Suy cho cùng, mục tiêu của quá trình này là tạo việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống người dân. Với ý nghĩa đó, sự đóng góp của tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội cũng không ngoài mục đích là tạo việc làm và cải thiện đời sống người dân. Cùng với tăng trưởng kinh tế, số người được giải quyết việc làm trên địa bàn Tỉnh thời gian qua tăng dần qua các năm, bình quân mỗi năm từ năm 2000 đến 2004 nền kinh tế tạo thêm 2.000 chỗ làm việc mới. Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị giảm từ 10,76% năm 2000 còn 5,48% năm 2004. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng. 45 Bảng 2.9: Lực lượng lao động, việc làm qua các năm – ĐVT: ngàn người Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1. Lao động tham gia trong nền kinh tế 443 465 505 526 548 2. Lao động được giải quyết việc làm 13 18 19 20 21 3. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố (%) 10,76 9,11 7,46 5,80 5,48 4. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 74,00 73,98 75,22 75,00 75,50 5. Tỷ lệ lao động được đào tạo (%) 7,78 9,70 10,61 11,90 13,20 Nguồn: Cục thống kê và Sở Lao động - TBXH tỉnh Bình Thuận Tài chính với công cụ đắc lực là ngân sách nhà nước đã góp phần đáng kể trong việc tạo ra kết quả trên. Chi thường xuyên của ngân sách Tỉnh cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trong 5 năm 2001 – 2005 là 1.250 tỷ đồng (nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận), tốc độ tăng chi bình quân mỗi năm là 22%. Bên cạnh đó, Tỉnh còn sử dụng ngân sách địa phương, kết hợp với các nguồn vốn của Trung ương và đóng góp của học viên để đào tạo nghề cho người lao động, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Công tác giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết quyết việc làm, giảm thất nghiệp và tạo nguồn nhân lực cho tương lai. 2.3.1.3. Phân phối lợi ích kinh tế, kết quả tăng trưởng. Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nên thu nhập bình quân đầu người tỉnh Bình Thuận thời gian qua cũng tăng theo, nhưng với tốc độ chậm hơn do tốc độ tăng dân số cao (bình quân giai đoạn 2000-2004 tăng 9,9%/năm). Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn Tỉnh nhìn chung còn thấp, đến năm 2004 chỉ đạt đến mức 340 USD. Trong nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo theo vị trí địa lý kinh tế, nghề nghiệp và vị trí xã hội gần như là bạn đồng hành. Thông qua thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các vùng khó khăn , các dự án hướng dẫn người nghèo thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, dự án vay vốn đánh bắt hải sản xa bờ... của Trung ương, lồng ghép với các chương trình, dự án từ nguồn vốn của Tỉnh như phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ nhà ở cho người nghèo..., tài chính Bình Thuận đã có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao thu nhập của người dân ở vùng khó khăn, giảm bớt mức độ phân hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. 46 Ngoài ra, thông qua công tác vận động và sử dụng qũy đền ơn đáp nghĩa, qũy ủng hộ người nghèo, qũy nhân đạo, bảo trợ xã hội, công tác y tế và chăm sóc sức khỏe, tài chính Bình Thuận đã thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của cộng đồng xã hội trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn Tỉnh, thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế đặt ra cho thời gian tới. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoàn thành những chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng đặt ra, tài chính ở Bình Thuận trong thời gian qua vẫn còn nhiều yếu kém (trong đó, một số yếu kém do cơ chế, chính sách chung của Trung ương). 2.3.2.1. Hệ thống thuế chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước vừa khuyến khích và bồi dưỡng nguồn thu, vì vậy cơ sở thu chưa vững chắc. Hệ thống thuế, phí, lệ phí còn quá phức tạp, chồng chéo. Các luật thuế còn quy định quá chung chung, văn bản hướng dẫn vừa thiếu, vừa phức tạp, lại không rõ ràng gây khó khăn cho cả người thu lẫn người nộp, dễ phát sinh tiêu cực. Ngoài ra, hệ thống thuế còn nhiều “méo mó” do thường xuyên phải điều chỉnh, do có nhiều ưu đãi không hợp lý cùng với thực hiện nhiều chức năng xã hội. Hiệu quả quản lý thuế chưa cao. 2.3.2.2. Cân đối ngân sách địa phương tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn còn căng thẳng. Cơ cấu chi từng bước hợp lý hóa nhưng vẫn còn dàn trải, bao biện, bao cấp và hiệu quả chi chưa cao. Chính sách và cơ sở pháp lý còn chắp vá, chậm đổi mới, vì vậy không cho phép thực hiện chủ trương chấp hành và quản lý ngân sách nhà nước theo pháp luật. Kỷ cương tài chính, tính pháp lệnh của ngân sách chưa cao. 2.3.2.3. Tài chính doanh nghiệp nhà nước còn nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách, do vậy không thúc đẩy các doanh nghiệp tự đổi mới vươn lên. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp còn thấp, tình trạng các doanh nghiệp thua lỗ còn khá phổ biến. Tiến trình cổ phần hóa, chuyển đổi phương thức hoạt động ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45318.pdf
Tài liệu liên quan