Trình độ tổ chức quản lý là yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Trình độ tổ chức quản lý thể hiện ở năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như chỉ đạo, điều hành bộ máy vận hành theo mục tiêu đề ra của người đứng đầu doanh nghiệp. Trình độ tổ chức quản lý ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm vì đây là điều kiện tiên quyết mang lại hiệu quả trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các tập đoàn kinh tế, là mô hình hoạt động có qui mô lớn, phạm vi rộng, đa ngành, đa nghề thì năng lực quản lý điều hành lại càng trở nên quan trọng hơn hết. Trong việc quản lý vốn của tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con cũng vậy. Nếu ban lãnh đạo có trình độ tổ chức quản lý giỏi thì họ có thể đưa ra được những quyết định, giải pháp, công cụ huy động, sử dung vốn với cơ cấu, số lương, chi phí vốn hợp lý đối với nhu cầu của tập đoàn theo từng thời kỳ, đảm bảo tính hiệu quả. Ngược lại, nếu trình độ tổ chức quản lý kém thì khả năng huy động và phát huy hiệu quả của đồng vốn là không cao.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp tăng cường huy động vốn tại các tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định qui định cho ngành nghề đó.
Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, nguồn vốn do các thành viên hoặc các cổ đông đóng góp, là điều kiện tiên quyết để thành lập công ty. Mỗi thành viên (hoặc cổ đông) là một chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng giá trị phần vốn góp (hoặc trị giá cổ phần mà họ nắm giữ).
Ngoài số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra khi thành lập doanh nghiệp trong tập đoàn, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, mở rộng qui mô, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hình thức và các công cụ huy động vốn như:
- Phát hành cổ phiếu: Cổ phiếu là giấy xác nhận sư tham gia góp vốn của một chủ thể (gọi là cổ đông) vào một công ty, tức là xác định cổ đông có quyền sở hữu một phần vốn đối với công ty đó theo tỷ lệ phần trăm cổ phiếu của cổ đông đó.
Phương thức huy động nguồn vốn chủ sở hữu được áp dụng phổ biến đối với các công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường là phát hành cổ phiếu. Về cơ bản cơ chế phát hành những công cụ tài chính này đối với các tập đoàn kinh tế là giống nhau. Phát hành cổ phiếu là quá trình đưa ra bán trên thị trường cổ phiếu để huy động vốn. Người mua cổ phiếu được gọi là cổ đông, là người đầu tư vốn để hình thành nên vốn tự có của doanh nghiệp. Cổ đông có trách nhiệm và quyền lợi được pháp luật qui định tuỳ theo loại cổ phiếu mà họ nắm giữ như: chiếm hữu một phần lợi nhuận dưới hình thức lãi cổ phiếu và được quyền tham gia quản lý doanh nghiệp. Những cổ đông cũ được quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới theo tỷ lệ cổ phiếu mà hiện họ đang nắm giữ, có thể với giá thấp hơn giá thị trường của loại cổ phiếu đó. Cổ đông không được rút vốn ra khỏi doanh nghiệp mà chỉ có thể chuyển nhượng cổ phiếu trên thị truờng.
Cổ phiếu được phát hành theo nhiều loại khác nhau như: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi:
Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu không có kỳ hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành ra nó, không có mức lãi suất cố định. Số lãi được chia vào cuối niên độ quyết toán được gọi là cổ tức, cổ tức nhiều hay ít phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì nó có những ưu thế trong việc phát hành ra công chúng và trong quá trình lưu hành trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, khi tiến hành phát hành cổ phiếu thông thường để huy động nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng về tính pháp lý và tính hiệu quả của nó, vì theo qui định doanh nghiệp phải tuân thủ giới hạn phát hành cổ phiếu. Giới hạn phát hành là một qui định ràng buộc có tính pháp lý. Lượng cổ phiếu tối đa mà công ty được quyền phát hành là vốn cổ phiếu được cấp phép. ở Việt nam, đây là một trong những quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán. Tại một số nước, số cổ phiếu được phép phát hành có thể được ghi vào điều lệ công ty. Như vậy, muốn tăng vốn cổ phần trước hết cần phải được đại hội cổ đông cho phép, sau đó phải hoàn thành những thủ tục qui định khác.
Do đó, khi phát hành ra thị trường cổ phiếu này, đòi hỏi nhà quản lý phải căn cứ vào một số yếu tố như: tình hình cân đối vốn và khả năng đầu tư, tình hình biến động thị giá chứng khoán trên thị trường, chính sách đối với việc sát nhập hay thông tính công ty, tình hình trên thị trường chứng khoán và qui định của cơ quan quản lý liên quan, mệnh giá và thị giá của chứng khoán ...
Cổ phiếu ưu đãi: tương tự như cổ phiếu thường nhưng có một số hạn chế nhất định như cổ đông sở hữu cổ phiếu này không được tham gia bầu cử, ứng củ vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Ngược lại, họ được ưu đãi về tài chính theo một mức lãi cổ phần riêng biệt, có tính cố định hàng năm, được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phiếu thông thường và được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi thanh lý, giải thể. Tuy nhiên họ không có lợi gì khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt. Loại cổ phiếu này thường do những nhà đầu tư muốn có thu nhập ổn định, đều đặn làm chủ sở hữu. Để tạo nên sự hấp dẫn cho cổ phiếu ưu đãi và phù hợp với tâm lý của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thường sử dụng đa dạng các loại cổ phiếu ưu đãi khác nhau như: cổ phiếu ưu đãi tích luỹ, không tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có thể chuộc lại...
Một điểm quan trọng cần phải chú ý khi phát hành loại cổ phiếu ưu đãi đó là khác với lãi tiền vay được giảm trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng cổ tức thì được lấy từ lợi nhuận sau thuế nên không được giảm trừ khi tính thuế thu nhập. Đây là một hạn chế của cổ phiếu ưu đãi.
Một vấn đề đặt ra là, khi nào thì các tập đoàn tiến hành phát hành cổ phiếu để huy động vốn chủ sở hữu và khi nào thì huy động vốn nợ? Điều này được lý giải là: trong sản xuất kinh doanh tuỳ từng loại hình hoạt động, các doanh nghiệp nói chung và tập đoàn kinh tế nói riêng đều tính toán để cân đối một cách hợp lý giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu để bảo đảm khả năng thanh toán, cũng cố uy tín tài chính. Do đó, khi tỷ lệ nợ ở mức thấp, nếu cần vốn thì các công ty thường chọn cách phát hành trái phiếu tức là tăng vốn nợ (mà không tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu). Ngược lại nếu tỷ lệ nợ ở mức cao, đơn vị phải tránh việc tăng thêm tỷ lệ nợ nên chọn cách phát hành cổ phiếu.
- Nguồn vốn tự bổ sung: tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn của các tập đoàn kinh tế được áp dụng khá phổ biến, nhờ đó các thành viên trong tập đoàn phát huy được nguồn lực của chính mình, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, nhất là khi có các biến động trên thị trường tài chính. Ngoài số vốn chủ sở hữu góp ban đầu khi thành lập doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn có thể tự bổ sung nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư của mình bằng các hình thức: tái đầu tư thông qua chính sách phân phối cổ tức và phát hành cổ phiếu nội bộ.
Nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại. Trong kế hoạch hàng năm, doanh nghiệp đặt ra mục tiêu tỷ lệ phần trăm vốn tái đầu tư cần đạt được nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Để làm được điều này, đòi hỏi tập đoàn kinh tế phải hoạt động hiệu quả, phải có một lượng lợi nhuận đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng, phục vụ nhu cầu ngày càng phát triển của doanh nghiệp. Việc tái đầu tư có thể thực hiện bằng cách ghi tăng giá trị sổ sách của cổ phiếu hoặc phát hành thêm cổ phiếu thông thường. Trường hợp thứ nhất, giá trị danh nghĩa của cổ phiếu tăng sẽ làm tăng thị giá cổ phiếu. Trường hợp thứ hai, cổ đông sẽ nhận cổ phiếu thay vì nhận thu nhập của họ dưới dạng cổ tức. Đây là một phương thức tạo vốn quan trọng và khá hấp dẫn đối với các tập đoàn kinh tế vì doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài
Trong các tập đoàn đa quốc gia, do phạm vi phân bố và hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau nên các hoạt động khai thác và lưu chuyển các nguồn tài chính nội bộ rất phức tạp và có ý nghĩa quan trọng. Giữa các công ty thành viên với nhau và công ty mẹ phải thiết lập được một hệ thống trao đổi các nguồn tài chính, cho phép thực hiện các hoạt động lưu chuyển, điều hoà vốn trong nội bộ tập đoàn với chi phí thấp và có hiệu quả cao.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn chủ sở hữu từ lãi không chia không những phụ thuộc lợi nhuận thu được hàng năm mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước. Còn đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. Do đó, có thể khuyến khích cổ đông giữ cố phiếu lâu dài, nhưnh mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ trước mắt do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn. Nếu tỷ lệ chia cổ tức thấp hơn khi chưa chia lợi nhuận để lại hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể giảm sút.
Như vậy, khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, chính sách phân phối cổ tức của công ty cổ phần phải lưu ý đến một số yếu tố có liên quan như: tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ, mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của công ty, tâm lý và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó, hiệu quả của việc tái đầu tư.
3.1.2/ Huy động nợ
Trong quá trình hoạt động, công ty mẹ cũng như bất cứ một công ty thành viên nào khác trong tập đoàn rất cần được bổ sung thêm vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi doanh nghiệp đầu tư để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới càng nhiều thì nhu cầu về vốn càng lớn. Ngoài phương thức huy động vốn chủ sở hữu, công ty mẹ và các công ty con có thể tìm kiếm nguồn vốn bằng các hình thức huy động nợ. Nếu căn cứ theo thời gian, huy động nợ bao gồm huy động nợ ngắn hạn và huy động nợ trung, dài hạn.
Huy động nợ ngắn hạn có các hình thức: vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, vay cán bộ công nhân viên, vay nước ngoài, các khoản vốn trong thanh toán chưa đến kỳ trả. Huy đọng nợ ngắn hạn được sử dụng nhằm trang trải cho nhu cầu tiền đã được dự toán trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, các khoản nợ được coi là ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn trả nợ dưới 01 năm.
Huy động nợ trung, dài hạn có các hình thức: phát hành trái phiếu, vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vay cán bộ nhân viên, vay nước ngoài ... Huy động nợ dài hạn nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất hiện có tại doanh nghiệp. Các khoản nợ trung, dài hạn có thời hạn vay vốn trên 01 năm.
Nếu căn cứ theo nguồn huy động thì huy động nợ bao gồm:
- Phát hành trái phiếu: Trái phiếu là giấy tờ ghi nợ do doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn trung và dài hạn với các điều kiện về mệnh giá, lãi suất và thời hạn xác định. Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu tức là doanh nghiệp đó thực hiện một quan hệ tín dụng thông qua việc bán các công cụ tài chính ra thị trường chứng khoán. Độ rủi ro của trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu. Chi phí trả lãi trái phiếu được coi là khoản chi phí trước thuế.
Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại: trái phiếu tín chấp, trái phiếu thế chấp, trái phiếu có khả năng chuyển đổi, trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thả nổi... Trước khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình hình trên thị trường tài chính vì nó sẽ liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Các loại trái phiếu chủ yếu trên thị trường tài chính các nước hiện nay là:
Trái phiếu có lãi suất cố định: đây là loại trái phiếu được sử dụng nhiều nhất. Đặc điểm của loại trái phiếu này là lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. Như vậy, người đi vay và người cho vay đều biết rõ mức lãi suất, kỳ hạn thanh toán của khoản nợ trong suốt thời gian tồn tại của trái phiếu. Khi phát hành trái phiếu để huy động vốn, doanh nghiệp phải cân nhắc, tính toán đến các yếu tố như: lãi suất đã phù hợp với thị trường, đã hấp dẫn các nhà đầu tư hay chưa và điều quan trọng hơn cả là tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh đối vơi mức chi phí vốn đưa ra; kỳ hạn trái phiếu phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường, tâm lý người dân; ngoài ra doanh nghiệp còn phải chú ý đến các yếu tố như uy tín của doanh nghiệp đối với công chúng, mệnh giá cổ phiếu phải tạo điều kiện cho nhiều đối tượng có khả năng mua được.
Trái phiếu có lãi suất thay đổi: Trong trường hợp có mức lạm phát cao và lãi suất thị trường không ổn định thì doanh nghiệp có thể phát hành loại trái phiếu có lãi suất thay đổi để khai thác tính ưu việt của loại trái phiếu này. Theo đó, nhà đầu tư mong muốn được hưởng một lãi suất thoả đáng trong tình hình thị trường có nhiều biến động. Tuy nhiên, nhược điểm của công cụ này là doanh nghiệp không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, do đó có thể gây khó khăn cho việc lập kế hoạch tài chính; việc quản lý trái phiếu mất nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải thông báo các lần điều chỉnh lãi suất.
- Nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác: nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn quan trọng hàng đầu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và công ty con trong tập đoàn kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, công ty mẹ và các công ty con có thể khai thác những nguồn vốn đa dạng như: vốn vay từ các ngân hàng thương mại, huy động thông qua hình thức tín dụng thương mại, vốn vay của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như: các công ty tài chính, các nhà cung cấp, tín dụng thuê mua, vay nước ngoài, vay của cán bộ, nhân viên trong công ty.
Trong số các quan hệ tín dụng của Công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn kinh tế thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng giữ vị trí quan trọng nhất. Bởi vì, các ngân hàng thương mại là các tổ chức chuyên môn hoá trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, có khả năng đáp ứng rộng rãi nhu cầu đa dạng về vốn của các doanh nghiệp và cá nhân. Nói chung, giao dịch vay vốn ngân hàng thường thuận lợi hơn và có chi phí thấp hơn sơ với việc vay vốn của các tổ chức, cá nhân khác. Tính đa dạng, mức độ an toàn, thuận lợi và hiệu quả cao làm nguồn vốn tín dụng ngân hàng chiếm vị trí quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn kinh doanh trên thế giới. Trong các tập đoàn kinh tế, công ty mẹ có thể thực hiện việc bảo lãnh tín dụng cho các công ty con vay vốn thông qua việc ký kết các hợp đồng kinh tế trên cơ sở lợi ích của cả hai bên.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm, nhưng doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện, thủ tục mà nhà tài trợ yêu cầu khi vay vốn. Đó là: dự án đầu tư phải có hiệu quả, phương án vay vốn trả nợ khả thi, doanh nghiệp có tính hình tài chính lành mạnh, chủ đầu tư có khả năng quản lý, sản xuất kinh doanh tốt, doanh nghiệp có đủ vốn tự có tham gia, các điều kiện về tài sản đảm bảo tiền vay ... Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng trong quá trình vay vốn và sử dụng vốn vay, vốn vay phải sử dụng đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng, nguồn thu về từ bán sản phẩm hình thành từ vốn vay phải chuyển trả nợ cho ngân hàng. Hơn nữa, doanh nghiệp phải trả một khoản tiền lãi khi vay vốn, đây là chi phí vốn của doanh nghiệp. Lãi suất tiền vay do ngân hàng qui định theo mức lãi suất thị trường. Trên cơ sở đó, khi vay vốn các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ lưỡng hiệu quả của đồng vốn vay, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và trả được nợ vay.
Chính vì thế, để huy động nguồn vốn tín dụng ngân hàng một cách có hiệu quả, các tập đoàn kinh tế phải xây dựng một cơ chế quản lý tín dụng, bao gồm một số nội dung sau: kiểm soát trong nội bộ tập đoàn đối với quá trình huy động vốn tín dụng của công ty mẹ và các công ty con; các qui trình thủ tục cụ thể đối với việc vay vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, các qui chế hoạt động nội bộ; phương thức kiểm soát của Nhà nước đối với quan hệ tín dụng của các doanh nghiệp.
Với xu hướng hiện nay, hầu hết quá trình tín dụng trong các tập đoàn được phân cấp và tự do hoá, trong đó mở rộng vai trò của các công ty thành viên để nâng cao tính hiệu quả và sự an toàn về tài chính của tập đoàn. Một số các biện pháp được các tập đoàn áp dụng là:
+ Tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty thành viên và hệ thống kiểm soát quản trị của toàn bộ tập đoàn.
+ Thiết lập các giới hạn tín dụng và các chỉ tiêu kiểm tra nhằm ngăn ngừa việc vay vốn không có hiệu quả hoặc không an toàn.
+ Hệ thống quản lý toàn bộ qui trình tín dụng của mỗi doanh nghiệp bao gồm việc xây dựng dự án đầu tư, vay vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả.
Ngoài việc huy động từ các nguồn vốn tín dụng, công tu mẹ và các công ty con có thể huy động vốn phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ các nguồn khác như: thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, thuê tài sản, huy động trong nội bộ doanh nghiệp, từ nước ngoài...
Để đạt được mục tiêu tạo lập và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả trong phạm vi rộng lớn của một tập đoàn kinh tế, ngoài việc quản lý, vận dụng các hình thức và công cụ huy động vốn một cách linh hoạt, phù hợp, đòi hỏi nhà quản lý cần phải phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế huy động vốn của tập đoàn nhằm đưa ra những giải pháp huy động vốn hiệu quả nhất thông qua tác động đến các nhân tố này.
3.2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn
3.2.1/ Các nhân tố về phía tập đoàn
- Trình độ tổ chức quản lý
Trình độ tổ chức quản lý là yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Trình độ tổ chức quản lý thể hiện ở năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như chỉ đạo, điều hành bộ máy vận hành theo mục tiêu đề ra của người đứng đầu doanh nghiệp. Trình độ tổ chức quản lý ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm vì đây là điều kiện tiên quyết mang lại hiệu quả trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các tập đoàn kinh tế, là mô hình hoạt động có qui mô lớn, phạm vi rộng, đa ngành, đa nghề thì năng lực quản lý điều hành lại càng trở nên quan trọng hơn hết. Trong việc quản lý vốn của tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con cũng vậy. Nếu ban lãnh đạo có trình độ tổ chức quản lý giỏi thì họ có thể đưa ra được những quyết định, giải pháp, công cụ huy động, sử dung vốn với cơ cấu, số lương, chi phí vốn hợp lý đối với nhu cầu của tập đoàn theo từng thời kỳ, đảm bảo tính hiệu quả. Ngược lại, nếu trình độ tổ chức quản lý kém thì khả năng huy động và phát huy hiệu quả của đồng vốn là không cao.
- Chi phí vốn
Để có vốn sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí vốn nhất định. Vốn chủ sở hữu hoặc vốn nợ của doanh nghiệp đều có chi phí vốn của nó. Mức độ, tính chất chi phí vốn đối với mỗi loại vốn của doanh nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, chi phí vốn được hiểu theo nghĩa chung nhất là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, được tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn đầu tư vào dự án hoặc doanh nghiệp để giữ không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Chi phí vốn bao gồm các loại: chi phí của nợ, cổ phiếu ưu đãi, lợi nhuận không chia, cổ phiếu thường mới.
Chi phí vốn là một nhân tố rất quan trọng, là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra quyết định nên sử dụng công cụ tài chính nào để huy động vốn vì chi phí vốn là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả tài chính của dự án hay phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải bù đắp được chi phí vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra và có lãi. Trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh không bù đắp được chi phí vốn thì hoạt động của doanh nghiệp đó bị thua lỗ, không đạt yêu cầu đề ra. Chi phí vốn càng lớn thì lợi nhuận thu được của doanh nghiệp càng nhỏ và ngược lại chi phí vốn càng thấp thì lợi nhuận thu được càng cao.
Như vậy, để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong tập đoàn kinh tế trước khi đưa ra quyết định huy động vốn phải tính toán, cân nhắc huy động những nguồn vốn có chi phí thấp nhất và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động.
- Đòn bẩy tài chính
Thuật ngữ “đòn bẩy tài chính” dùng để chỉ mức độ sử dụng nợ dài hạn và cổ phiếu ưu đãi trong cơ cấu vốn của các thành viên trong tập đoàn kinh tế. Có nghĩa là, đòn bẩy tài chính được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng một cơ cấu vốn trong đó vốn nợ chiếm một tỷ lệ nhất định. Khi doanh nghiệp tăng cường huy động vốn nợ tức là họ đã sử dụng đòn bẩy tài chính. Tính ưu việt của đòn bẩy tài chính thể hiện, khi doanh nghiệp vay nợ thì toàn bộ số lãi vay phải trả được tính vào chi phí trước thuế và được loại ra khỏi doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó trong trường hợp này chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ giảm xuống thấp hơn lãi suất vốn vay và đặc biệt là trong trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp là cao thì doanh nghiệp rất có lợi khi sử dụng vốn vay. Lúc đó, hiệu suất sử dụng một đơn vị vốn vay sẽ hiệu quả hơn các nguồn vốn khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu vốn nợ và vốn chủ sở hữu đối với mỗi loại doanh nghiệp, công ty có thể là khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc thù của từng ngành nghề, từng loại hình doanh nghiệp. Có những loại hình doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ nợ cao là phù hợp, nhưng cũng có những loại hình doanh nghiệp tồn tại tỷ lệ nợ thấp. Do đó, cần phải tính toán, cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định huy động từng loại vốn, tránh trường hợp sử dụng đòn bẩy tài chính với mức độ quá cao, tức là tỷ lệ nợ lớn dễ xẩy ra rủi ro trong hoạt động.
Như vậy, việc sử dụng hay không sử dụng đòn bẩy tài chính có ảnh hướng đến quyết định hình thức huy động vốn nợ hay huy động vốn chủ sở hữu. Trường hợp sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ huy động nhiều vốn nợ hơn. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ sử dụng hạn chế vốn nợ.
- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi thành viên của tập đoàn đều phải cân nhắc, tính toán đến hiệu quả hoạt động. Huy động vốn bao nhiêu, ở đâu, cơ cấu vốn như thế nào, sử dụng vốn ra sao để giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm ... nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Như vậy, huy động vốn và hiệu quả hoạt động của tập đoàn có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Huy động nguồn vốn đầu tư khi có dự án hay hoạt động kinh doanh có hiệu quả của tập đoàn, ngược lại, khi có nguồn vốn đã huy động thì sẽ tìm kiếm những dự án, hoạt động có hiệu quả để tiến hành đầu tư.
Mặt khác, trong cơ chế thị trường, mục đích cuối cùng của phần lớn các doanh nghiệp là lợi nhuận. Họ tìm mọi biện pháp có thể nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn càng cao thì mang lại lợi nhuận càng lớn. Đây là nguồn huy động vốn rất quan trọng đối với các thành viên trong tập đoàn, là cơ sở cho tập đoàn tái đầu tư mở rộng sản xuất và khả năng tích tụ, tập trung vốn từ kết quả hoạt động của mình, cũng như tăng khả năng tự chủ, giảm sự phụ thuộc trong hoạt động kinh doanh của các thành viên vào môi trường bên ngoài.
Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp là một tiêu chuẩn rất quan trọng để các nhà tài trợ, các tổ chức tín dụng xem xét đầu tư, cho vay vốn. Nếu hoạt động sản xất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, lợi nhuận cao, ổn định thì các nhà đầu tư mới yên tâm bỏ vốn tài trợ vì họ kỳ vọng thu được lãi suất cao, an toàn và ngược lại, họ sẽ không thực hiện bỏ vốn vì khả năng mang lại hiệu quả là thấp.
3.2.2/ Các nhân tố bên ngoài tập đoàn
Bên cạnh các yếu tố chủ quan trong tập đoàn, còn có các yếu tố bên ngoài tập đoàn ảnh hưởng lớn đến cơ chế huy động vốn của tập đoàn. Cũng như các doanh nghiệp khác, tập đoàn kinh tế cũng đóng vai trò là một tế bào trong nền kinh tế. Hoạt động của nó bị chi phối bởi luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước và các mối quan hệ kinh tế với các chủ thể khác trong xã hội. Cơ chế quản lý vốn nói chung và cơ chế huy động vốn nói riêng cũng nằm trong nguyên tắc đó và chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu sau:
- Chính sách kinh tế - xã hội của đất nước: Tuỳ thuộc vào mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ, bằng các công cụ quản lý của mình, Nhà nước đã áp dụng các cơ chế chính sách phù hợp đối với nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động quản lý vốn, huy động vốn của các doanh nghiệp nói riêng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, Nhà nước thực hiện chính sách bao cấp hoàn toàn từ vốn, vật tư, các yếu tố đầu vào và áp dụng chế độ giao nộp sản phẩm đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp không phải tìm kiếm nguồn vốn để sản xuất, mọi nguồn lực đều được kế hoạch hoá, và đã làm triệt tiêu tính tự chủ, sáng tạo của doanh nghiệp, kìm hảm sự phát triển.
Ngày nay, với chủ trương phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, chúng ta đã xây dụng nền kinh tế thị trường với đa thành phần kinh tế nhằm phát huy tính tự chủ, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Do đó, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều tích luỹ cho nền kinh tế. Một số các chính sách quan trọng đó là: các chính sách liên quan đến tài chính doanh nghiệp như thuế, quản lý tài sản, quản lý vốn; chính sách sắp sếp lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước ...
- Chế độ sở hữu: sự tồn tại của các thành viên trong tập đoàn dưới hình thức sở hữu nào cũng là một nhân tố pháp lý quan trong quyết định đến hoạt động huy động vốn của tập đoàn. Theo luật định, chế độ sở hữu sẽ qui định thẩm quyền quyết định việc hoạt động cũng như huy động vốn của doanh nghiệp. Hơn nữa, chế độ sở hữu còn quyết định đến các hình thức và công cụ huy độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62014.DOC