Đề tài Các giải pháp thực hiện kế hoạch thương mại quốc tế Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Từ chỗ chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng thu nhập quốc dân (24% GDP năm 1991), đến nay xuất khẩu đã chiếm 64,9% trong GDP, đứng thứ 5 so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thứ 6 ở Châu Á, thứ 8 trên thế giới. Đây chính là biểu hiện rõ nét cho sự đóng góp của xuất khẩu trong tổng thu nhập quốc dân.

Lượng tăng tuyệt đối của xuất khẩu trong năm 2006 đạt 7,2 tỷ USD, trong đó đóng góp của nhân tố tăng khối lượng xuất khẩu là 58,9% (giá trị tuyệt đối là 4,2 tỷ USD), còn nhân tố tăng giá chiếm 41,1% (giá trị tuyệt đối là 3 tỷ USD). Việc tăng trưởng của xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào yếu tố lượng là dấu hiệu tích cực, lượng hàng hóa xuất khẩu thể hiện quy mô sản xuất đã được mở rộng, là yếu tố giúp duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu một cách bền vững.

Xuất khẩu năm 2007- năm đầu tiên trở thành thành viên WTO – quy mô và tốc độ tăng trưởng tiếp tục được duy trì ở mức cao.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt quy mô cao nhất từ trước đến nay. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD, bình quân 4 tỷ USD/tháng (cao hơn mức bình quân kế hoạch 3,9 tỷ USD và mức bình quân năm 2006 3,3 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng đạt 21,5%, nếu không tính dầu thô con số này là 26,4%, điều đó tiếp tục cho thấy sự giảm phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô trong tăng trưởng xuất khẩu. Mặc dù tốc độ tăng trưởng có thấp hơn tốc độ tăng trưởng của các năm trước, nhưng về lượng tăng tuyệt đối lại thuộc loại cao (8,8 tỷ USD so với 7,2 tỷ USD năm 2006). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 570 USD, cao nhất từ trước đến nay, gấp 3 lần năm 2000, gấp 1,5 lần năm 2005.

Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong GDP vẫn tiếp tục đà tăng trưởng. 67,7 % là tỷ lệ thuộc loại cao so với tỷ lệ 22% của thế giới. Tỷ lệ trên chỉ đứng sau 4 nước trong khu vực là Singapore 169%, Malaysia 107%, Brunei 99%, Thái Lan 91%; đứng thứ 6 Châu Á (thêm Hồng Kông 159%), đứng thứ 7 thế giới (thêm Bỉ 88%). Trong năm 2007, hệ số co giãn giữa tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng GDP đạt 2,6 lần.

Các chỉ số trên đã chứng tỏ xuất khẩu là định hướng, đồng thời là động lực của tăng trưởng kinh tế. Mặc dù mới là năm đầu tiên tham gia vào WTO, nhưng những thành tựu đạt được đã cho thấy khả năng tận dụng cơ hội rất tốt của Việt Nam, nó chứng tỏ Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy lợi thế thành viên WTO để đẩy mạnh xuất khẩu.

 

doc35 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp thực hiện kế hoạch thương mại quốc tế Việt Nam giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập khẩu chính đã chuyển sang tăng cường khai thác trong nước nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Thứ Tư : Tăng tỉ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến, đặc biệt là máy móc thiết bị. Chính sách xuất khẩu là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế hành chính, pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong lĩnh vực xuất khẩu của mỗi một quốc gia trong thời ký nhất định. Chính sách xuất khẩu là một bộ phận trong hệ thống các chính sách về thương mại quốc tế nói chung. Xác định các chính sách xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu nói riêng và kế hoạch về thương mại quốc tế nói chung. Qua đó giúp xây dựng chính sách điều tiết thương mại quốc tế có hiệu quả. Nắm vững thâm nhập thị trường và lựa chọn hình thức bành trướng kinh tế bên ngoài. Để hoạt động ngoại thương có thể đi theo những định hướng cơ bản trong kế hoạch, cần phải có những chinh sách điều tiết để hướng dẫn hoạt động ngoại thương, bao gồm: các chính sách sau a.1. Chính sách về tỉ giá hối đoái Tỉ giá hối đoái là tỉ lệ chuyển đổi đơn vị tiền tệ của nước này ra những đơn vị tiền tệ của nước khác, tỉ giá này phản ánh giá trị đồng tiền một nước so với giá trị đồng ngoại tệ trong từng thời kì nhất định. Tỉ giá hối đoái có thể tác động lớn đến hoạt động thương mại quốc tế cua quốc gia. Khi tỉ giá hối đoái tăng tức là đồng tiền trong nước sẽ giảm giá trị so với đồng tiền nước ngoài thì hàng hóa xuất khẩu sang nước khác tính theo giá cả của đồng tiền nước ngoài sẽ giảm, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và có tiacs dụng hạn chế nhập khẩu. và ngược lại. Thông thường có ba chính sách về tỉ giá hối đoái: Thứ nhất: Chính sách tỉ giá hối đoái cố định, là chính sách do Nhà nước quy định, không thay đổi theo sự biến động cung cầu ngoại tệ trong nước và quốc tế, tức là không theo sự biến động của thị trường. Chính sách này thường áp dụng ở các quốc gia theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước thường trực tiếp xác định tỉ giá hối đoái và hoạt động xuất khẩu do nhà nước độc quyền. Trong điều kiện này, tỉ giá hối đoái thường ít có tác động với việc điều tiết thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng. Thứ hai: Chính sách tỉ giá hối đoái thả nổi tự do, là tỉ giá hối đoái hoàn toàn do cung cầu trên thị trường tự do quyết định, không có bất cứ sụ can thiệp nào của Chính phủ. Trong chế độ tỉ giá hối đoái này, Chính phủ để cho thị trường ngoại hối quyết định giá trị đồng tiền trong nước. Thứ ba: Chính sách tỉ giá hối đoái theo thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, là tỉ giá không được thả nổi tự do trên thị trường, khi Chính phủ can thiệp vào thị trường ngoại hối để tác động đến tỉ giá hối đoái thì việc hình thành tỉ giá này được gọi là tỉ giá thả nổi có quản lý. Chính phủ có thể can thiệp bằng mua hoặc bán các đồng ngoại tệ, hoặc các biện pháp kiểm soát thị trường ngoại hối. Mức độ tác động điều tiết của tỉ giá hối đoái còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường và mức độ mở của nền kinh tế. a.2. Chính sách thuế quan và phi thuế quan. Công cụ thuế bao gồm cả thuế xuât khẩu và thuế nhập khẩu. Thứ nhất: Thuế xuất khẩu hàng hóa: Thuế xuất khẩu thường hướng tới việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Do đó, trong thời kì đầu xuất khẩu các sản phẩm thường chỉ chịu thuế suất thấp, thuê suất thường ở mức xấp xỉ hoặc bằng 0. Hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới không chỉ giảm thuế với hàng hóa xuất khẩu mà còn hoàn thuế đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Thứ hai: Thuế nhập khẩu phục vụ cho hoạt động ngoại thương và sản xuất trong nước được gọi là thuế bảo hộ. Đó là việc đánh thuế cao vào những hàng nhập khẩu có sức cạnh tranh với hàng trong nước. Hình thức này áp dụng cho các quốc gia thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu. Nhiều nước phát triển thực hiện việc thay thế nhập khẩu có điều kiện, tức là bảo hộ hàng sản xuất trong nước với những thời gian nhất định, tạo điều kiện cho những ngành hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, sau đó sẽ tiến hành xuất khẩu. Công cụ phi thuế quan gồm: hạn ngạch, các ưu đãi tín dụng,… Thứ nhất: Hạn ngạch là hình thức hạn chế nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Đây là những hạn mức do nhà nước trực tiếp quyết định. Theo đó bãi bỏ những hạn mức đối với các mặt hàng có lợi thế của quốc gia trên thị trường quốc tế, hay nghiêm cấm xuất khẩu một số mặt hàng theo quy định quốc gia…Đồng thời hạn ngạch xuất khẩu cũng phụ thuộc vào quốc gia nhập khẩu của các các mặt hàng đó. Cùng với đó là các hạn ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng cấm nhập khẩu sẽ tương ứng với hàng cấm xuất khẩu. Và hạn ngạch nhập khẩu cũng phụ thuộc vào hạn ngạch xuất khẩu của nước mà quốc gia tiến hành nhập khẩu. Thứ hai: Ưu tiên vay vốn cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu. Các biện pháp thường được sử dụng như ưu đãi tín dụng, trợ giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận với thông tin thương mại quốc tế, đào tạo kĩ năng xúc tiến thương mại cho cán bộ hoạt động xuất khẩu. Định hướng thị trường cho các ngành hàng xuất khẩu. Mua tạm trữ hàng hóa cho những sản phẩm xuất khẩu có tính thời vụ (gạo, cà phê). b.Các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh thương mại quốc tế của quốc gia Thứ nhất: Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả và chất lường sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; từng bước nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Giải quyết tốt các vấn đề về thương hiệu hàng hóa để tăng thêm khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Một trong những vấn đề trọng tâm là ”Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực”. Mặc dù có chính sách đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu nhằm tăng cường các quan hệ thương mại.Tuy vậy để tạo ra một lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu của quốc gia thì việc tập trung vào các mặt hàng chủ lực là cơ sở để quốc gia đó chủ động hơn trong định hướng phát triển kinh tế thương mại của quốc gia mình, tăng vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, nâng cao chất lượng cũng như giá trị của kim ngạch xuất khẩu. Tạo ra sự tăng trưởng ổn định của kim ngạch xuất khẩu nói riêng và giữ vững được cán cân thương mại trong bối cảnh đầy biến động của kinh tế toàn cầu . Thứ hai: Phát triển thị trường trên cơ sở phát triển mạnh xúc tiến thương mại, thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực mở rộng thị trường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có, song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng là củng cố thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới. Thứ ba: Đầu tư cho xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu tạo cán cân thương mại tích cực. Nhà nước áp dụng các biện pháp khuyến khich đầu tư sau nhằm hướng vào xuất khẩu: - Khuyến khích đầu tư qua thuế. - Khuyến khích đầu tư bằng chính sách tạo nguồn vốn. - Khuyến khích đầu tư qua chính sách tín dụng. - Khuyến khích đầu tư qua khu công nghệ cao và khu chế xuất. Thứ tư: Hoàn thiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, từng bước nâng cao hiều quả xuất nhập khẩu thông qua việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống thuế, phí theo hướng khuyến khích xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích sử dụng các vật tư, nguyên liệu, sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước cho nhu cầu sản xuất nói chung và sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng . Triển khai các công cụ quản lý nhập khẩu phù hợp với quy định của thị trường quốc tế. PHẦN THỨ HAI KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006- 2010 ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2006-2008 1. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005 QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU Hoạt động xuất nhập khẩu cuả nước ta đã phát triển đến khắp các châu lục. Đến năm 2005, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và tốc độ tăng bình quân Giai đoạn 2001-2005 Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Xuất khẩu 110830 17,5 Nhập khẩu 130151 18,8 Cán cân thương mại -19321 Trong giai đoạn 2001-2005, trong khi xuất khẩu tăng bình quân 17,5%/năm (vượt 16%/năm), nhưng nhập khẩu đã tăng vượt trội 18,8% (vượt xa mục tiêu 15%/năm), cho nên nhập siêu đạt mức khổng lồ 19,321 tỷ USD và tỷ lệ nhập siêu vẫn là 17,38%, bằng khoảng 9,4% GDP. Tuy tốc độ tăng của xuất khẩu có xu hướng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của nhập khẩu (năm 2005, tăng xuất khẩu là 21,6%, nhập khẩu là 15,7%), song kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn đang ở tình trạng thâm hụt. Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có sự chuyển biến nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong khả năng đóng góp vào tăng trưởng. Cơ cấu xuất khẩu lại hầu như không có nhiều thay đổi, chỉ thiên về xuất khẩu nông sản chưa chế biến (lúa gạo, cà phê, thủy sản,…) và khoáng sản (chủ yếu là dầu thô), những mặt hàng có hàm lượng công nghệ, chất lượng cao xuất khẩu còn ít. Tỷ trọng hàng nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng và nguyên, vật liệu trong cơ cấu hàng nhập khẩu tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ còn khiêm tốn. 2. KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010 2.1. Quan điểm phát triển - Tích cực thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu hàng hóa nhằm góp phần vào thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP chung của toàn nền kinh tế. Phát triển sản xuất, thu hút lao động phù hợp với các quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Gắn kết thị trường trong nước và thị trường ngoài nước theo hướng: phát triển thị trường trong nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu để kích thích sản xuất trong nước, cải thiện tích cực quan hệ kinh tế trong nước với nước ngoài. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu đi đôi với việc mở rộng và đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước để hỗ trợ, giảm rủi ro cho xuất khẩu khi thị trường thế giới biến động. - Nhập khẩu hàng hóa phải phải phù hợp với xuất khẩu hàng hóa, đảm bảo sự tương quan với xuất khẩu và tiến tới cân bằng được cán cân xuất nhập khẩu, sau đó là xuất siêu. 2.2. Mục tiêu phát triển và quy mô tăng trưởng Phát triển xuất khẩu với tốc độ cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỉ trọng hàng xuất khẩu thô. Kiềm chế được nhập siêu, phấn đấu tiến tới cân bằng hợp lí cán cân xuất nhập khẩu. Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến, giữ thế chủ động trong nhập khẩu, tập trung vào nhập thiết bị hiện đại từ các nước có công nghệ nguồn; giảm nhanh và tiến tới hạn chế nhập thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ trung gian; hạn chế nhập khẩu hàng hóa vật tư thiết bị cũng như hàng tiêu dùng trong nước có thể sản xuất và đáp ứng được. Bảng 2: Chỉ tiêu kế hoạch thương mại quốc tế giai đoạn 2006-2010 Thời kì 2001-2005 Thời kì 2006-2010 Giá trị (tỷ USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (tỷ USD) Tốc độ tăng (%) Xuất khẩu 110,8 17,5 258,7 16,0 Nhập khẩu 130,2 18,8 286,5 14,7 Giảm cán cân thương mại, mục tiêu cán cân thương mại giảm xuống còn -4,5 tỷ USD năm 2010. Tính chung cho cả giai đoạn là -27,8 tỷ USD. 2.3. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Bảng 3 : Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2006-2010 Danh mục hàng hóa Thời kỳ 2001-2005 Thời kỳ 2006-2010 Giá trị (Tỷ USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ USD) Tỷ trọng (%) Khoáng sản, nhiên liệu 37,7 34,0 86,0 33,2 Nông – lâm – thủy sản 28,6 25,8 61,5 23,8 Chế biến, chế tạo 44,6 40,2 111,2 43,0 Tổng 110,9 100,0 258,7 100,0 Nguồn : Số liệu thống kê Bộ KH&ĐT Trong đó: Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu Dự kiến lượng xuất khẩu sẽ tăng chậm, tiến tới hạn chế dần xuất khẩu để sử dụng cho sản xuất trong nước. Nhóm hàng nông – lâm – thủy sản Tập trung thúc đẩy phát triển những sản phẩm lợi thế có năng suất cao; đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao giá trị gia tăng thông qua việc tăng hàm lượng chế biến trong các sản phẩm xuất khẩu … Nhóm hàng chế biến, chế tạo Ngoài hai mặt hàng chủ lực là dệt may và giày dép, cần tăng cường phát triển các mặt hàng mới như đóng tàu biển, các sản phẩm cơ khí, điện, các sản phẩm có nhiều tiềm năng như thủ công mĩ nghệ, thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, hóa phẩm tiêu dung, sản phẩm nhựa … Trong thời kỳ bùng nổ và phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì cần chú trọng phát triển vào các mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng chất xám cao như sản phẩm điện tử tin học, các sản phẩm phần mềm. Bảng 4 : Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2006-2010 Danh mục hàng hóa Thời kỳ 2001-2005 Thời kỳ 2006-2010 Giá trị (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Máy móc thiết bị phụ tùng 41,1 31,6 93,4 32,6 Nguyên nhiên vật liệu 79,8 61,3 174,2 60,8 Hàng tiêu dùng 9,3 7,1 18,9 6,6 Tổng 130,2 100 286,5 100 Nguồn : Số liệu thống kê Bộ KH&ĐT Trong đó: Nhóm máy móc, thiết bị và phụ tùng Gồm các lọa như ôtô, linh kiện ôtô, xe máy và các loại máy móc thiết bị dụng cụ phục vụ sản xuất. Cần ưu tiên nhập khẩu của các nước phát triển có nền công nghiệp chế tạo tiên tiến. Chú trọng dây chuyền công nghệ vừa đáp ứng được chất lượng, giá cả và điều kiện của Việt Nam. Nhóm nguyên, nhiên vật liệu Bao gồm xăng dầu, Urê, thép thành phẩm và phôi thép; các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như bông sợi, chất dẻo, giấy, tân dược, hóa chất, nguyên phụ liệu may, giày dép, vải …. 2.4. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu Định hướng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này là tiếp tục đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nước châu Á. Trong khi đó, tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ các nước có trình độ công nghệ cao, tiên tiến như Mỹ, EU. 3. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2008 (tính đến hết tháng 9/2008) 3.1. Đánh giá thực hiện kế hoạch về quy mô và tốc độ tăng trưởng Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 3 năm 2006, 2007, 2008 (9 tháng đầu năm) vẫn liên tục tăng cả về chất và lượng. Bảng 5 : Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2006-2008 Năm 2006 Năm 2007 9 tháng 2008 (ước tính) Tổng KNXK (tỷ USD) 39,6 48,4 48,6 Tốc độ tăng KNXK (%) 22,1 21,5 39 Lượng tăng KN tuyệt đối (tỷ USD) 7,2 8,8 13,64 Tỷ trọng KNXK trong GDP (%) 64,9 67,7 - Kế hoạch (tỷ USD) 37,8 46,8 58,6 % đạt được so với kế hoạch 104,9 103,4 82,9 Nguồn : Tổng cục thống kê & Thời báo kinh tế Việt Nam 2007-2008 Qua số liệu thống kê trong 3 năm qua có thể thấy tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 136,6 tỷ USD, so với kế hoạch cho cả giai đoạn là 259 tỷ USD thì đã hoàn thành được 52,74% sau hơn nửa chặng đường. Con số này cho thấy tỷ lệ hoàn thành kế hoạch theo thời gian là khá tốt. Trước hết yêu cầu đặt ra là hoàn thành nhiệm vụ trong 3 tháng còn lại của năm 2008, và sau đó tiếp tục phấn đấu và có các giải pháp để hoàn thành kế hoạch cho cả giai đoạn 5 năm. Mặt khác, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu là 68-69 tỷ USD là điều hoàn toàn có thể thực hiện được nếu chúng ta tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như trên. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2006 có thể dung hai chữ “Ấn tượng”. Với tổng kim ngạch trên 39,5 tỷ USD, tăng 22,1% so với năm 2005, nếu không kể dầu thô, con số này là 24,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước, điều này cho thấy sự giảm phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô của tăng trưởng xuất khẩu so với các năm trước. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu vượt 4,9% so với kế hoạch đề ra, xuất khẩu bình quân đạt 3,3 tỷ USD/tháng. Có thể thấy rằng xuất khẩu đã thực sự trở thành một trong những điểm sáng của bức tranh toàn cảnh kinh tế trong nước năm 2006. Đây là thành tích rất đáng tự hào trước khi kinh tế đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn hội nhập toàn diện. Đây được xem là bước đệm và mốc phát triển quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào mức tăng trưởng kinh tế (GDP 8,2%) chung của đất nước. Tốc độ tăng trưởng trên được xếp vào mức cao nhất trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc. Từ chỗ chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng thu nhập quốc dân (24% GDP năm 1991), đến nay xuất khẩu đã chiếm 64,9% trong GDP, đứng thứ 5 so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thứ 6 ở Châu Á, thứ 8 trên thế giới. Đây chính là biểu hiện rõ nét cho sự đóng góp của xuất khẩu trong tổng thu nhập quốc dân. Lượng tăng tuyệt đối của xuất khẩu trong năm 2006 đạt 7,2 tỷ USD, trong đó đóng góp của nhân tố tăng khối lượng xuất khẩu là 58,9% (giá trị tuyệt đối là 4,2 tỷ USD), còn nhân tố tăng giá chiếm 41,1% (giá trị tuyệt đối là 3 tỷ USD). Việc tăng trưởng của xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào yếu tố lượng là dấu hiệu tích cực, lượng hàng hóa xuất khẩu thể hiện quy mô sản xuất đã được mở rộng, là yếu tố giúp duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu một cách bền vững. Xuất khẩu năm 2007- năm đầu tiên trở thành thành viên WTO – quy mô và tốc độ tăng trưởng tiếp tục được duy trì ở mức cao. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt quy mô cao nhất từ trước đến nay. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD, bình quân 4 tỷ USD/tháng (cao hơn mức bình quân kế hoạch 3,9 tỷ USD và mức bình quân năm 2006 3,3 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng đạt 21,5%, nếu không tính dầu thô con số này là 26,4%, điều đó tiếp tục cho thấy sự giảm phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô trong tăng trưởng xuất khẩu. Mặc dù tốc độ tăng trưởng có thấp hơn tốc độ tăng trưởng của các năm trước, nhưng về lượng tăng tuyệt đối lại thuộc loại cao (8,8 tỷ USD so với 7,2 tỷ USD năm 2006). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 570 USD, cao nhất từ trước đến nay, gấp 3 lần năm 2000, gấp 1,5 lần năm 2005. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong GDP vẫn tiếp tục đà tăng trưởng. 67,7 % là tỷ lệ thuộc loại cao so với tỷ lệ 22% của thế giới. Tỷ lệ trên chỉ đứng sau 4 nước trong khu vực là Singapore 169%, Malaysia 107%, Brunei 99%, Thái Lan 91%; đứng thứ 6 Châu Á (thêm Hồng Kông 159%), đứng thứ 7 thế giới (thêm Bỉ 88%). Trong năm 2007, hệ số co giãn giữa tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng GDP đạt 2,6 lần. Các chỉ số trên đã chứng tỏ xuất khẩu là định hướng, đồng thời là động lực của tăng trưởng kinh tế. Mặc dù mới là năm đầu tiên tham gia vào WTO, nhưng những thành tựu đạt được đã cho thấy khả năng tận dụng cơ hội rất tốt của Việt Nam, nó chứng tỏ Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy lợi thế thành viên WTO để đẩy mạnh xuất khẩu. Xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2008 vẫn tiếp tục đà tăng trưởng. Tuy nhiên cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do những biến động trên thế giới. Ước tính kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng sẽ đạt 48,6 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kì năm ngoái, đạt 82,9% so với kế hoạch để ra (58,6 tỷ USD). Có thể thấy rằng mới qua 9 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đã vượt so với kết quả của cả năm 2007, tuy nhiên để đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra cũng cần phải rất cố gắng trong 3 tháng cuối năm, đặc biệt là trong tình hình thế giới đang có nhiều biến động phức tạp. Trong những tháng cuối năm này đã xuất hiện những yếu tố thực sự đáng lo ngại về khả năng suy trì mức xuất khẩu tăng trưởng cao. Trong số 39% tăng trưởng thì phần lớn là do chịu ảnh hưởng của yếu tố giá cả, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng năm 2008 chỉ tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong 3 năm 2006-2007-2008 vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh. Cùng với đó tỷ lệ nhập siêu tăng nhanh trong giai đoạn này Bảng 6 : Kim ngạch nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2008 Năm 2006 Năm 2007 9 tháng 2008 (Ước tính) Tổng KNNK (Tỷ USD) 44,89 62,68 64,4 Tốc độ tăng (%) 20,1 35,5 48,3 Tỷ trọng KNNK trong GDP (%) 73,57 87,67 - Cán cân thương mại (Tỷ USD) - NX -5,29 -14,28 -15,8 (X+M)/GDP 1,38 1,55 - NX/GDP -0,087 -0,2 - NX/X (%) 13,36 29,5 32,51 Trong giai đoạn vừa qua, do tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu hàng hóa tăng khá nên quy mô và tốc độ nhập khẩu tăng đều qua các năm. Về cơ bản nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng trưởng theo hướng phục vụ có hiệu quả cho phát triển sản xuất và đổi mới công nghệ, thúc đẩy nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2008 thì tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu là rất lớn, lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của xuất khẩu. Sở dĩ nhập siêu cao là do năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, một thị trường chung cho 150 quốc gia trên thế giới, vì vậy theo những yếu tố luật định, các thể chế kinh tế chung trong đó yêu cầu nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu, cắt giảm các hàng rào thuế quan đối với các hàng hóa nhập khẩu là điều kiện để VN hội nhập sâu và rộng. Đồng thời nhu cầu nhập khẩu tăng là cách thức tốt cho mục tiêu đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa đất nước. Mặt khác giá của nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều tăng cao như sắt thép, xăng dầu, chất dẻo. Năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 62,68 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm 2006. Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm trước về kim ngạch tuyệt đối (14,28 tỷ USD so với gần 5,29 tỷ USD). Mức nhập siêu như thế là rất cao, vượt xa so với năm 2006 và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch, có những lĩnh vực không thể coi là hợp lý hay cần thiết, bởi có nhiều loại mà trong nước có thể sản xuất được. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP liên tục tăng trong cả giai đoạn liên tục tăng và giữ tỉ lệ lớn hơn 80%, chính vì vậy nền kinh tế của chúng ta là rất mở. Tuy nhiên cán cân thương mại của chúng ta luôn trong tình trạng thâm hụt (NX<0) cho thấy xu hướng mở của nền kinh tế là mở ra hơn là mở vào. 3.2. Đánh giá thực hiện kế hoạch về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng tiếp tục tiếp diễn theo xu thế vận động chung là tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng có giá trị gia tăng cao, xuất khẩu sản phẩm thô giảm, sản lượng hàng hóa có hàm lượng công nghệ và chất xám cao được xuất khẩu tăng. Bảng 5 : Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2006-2007 Đơn vị tính : % Năm 2006 Năm 2007 9 tháng 2008 (Ước tính) Khoáng sản – Nhiên liệu 35,4 35,25 32,7 Chế biến – Chế tạo 44,0 44,45 44,5 Nông – lâm – thủy sản 20,6 20,3 22,8 Tổng 100 100 100 Nguồn : Niên giám thống kê Có thể nói con số kim ngạch xuất khẩu 39,6 tỷ USD trong năm 2006 là nhờ những thành tích “kỷ lục” của nhiều ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh xuất khẩu gặp phải không ít khó khăn. Trước hết là nhóm hàng hóa thủy sản Bên cạnh khó khăn nội tại về nguồn nguyên liệu, thị trường giá trong nước biến động…, xuất khẩu thủy sản vấp phải khó khăn lớn, đó là việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng xuất khẩu. Chính vì vậy, việc sau 11 tháng, xuất khẩu thủy sản đã hoàn thành vượt kế hoạch, đạt  3,11 tỷ USD, tăng 24,6% được xem là thành tích kỷ lục. Và cả năm 2006, xuất khẩu thủy đã đạt con số 3,4 tỷ USD, tăng 25,35%, góp 8,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Cùng với đó, xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp cũng tăng trưởng khá Sản phẩm giày dép đã vấp phải một rào cản lớn, đó là hàng xuất khẩu vào EU bị áp thuế chống bán phá giá. Xu hướng chuyển sang các thị trường ngách được xem là bước chuyển hướng thành công của giày dép năm 2006. Nhờ đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn đạt thành tích ấn tượng 3,5 tỷ USD, tăng trưởng 16,9% và chiếm 8,8% tổng kim ngạch chung. Hàng dệt may tiếp tục đứng ở vị trí đầu tiên (nếu trừ dầu thô), mặc dù vẫn bị áp hạn ngạch vào thị trường Mỹ, nhưng kim ngạch năm 2006 đạt 5,8 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ, góp 14,9% vào tổng  kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đến cuối năm 2006, đã có 9 mặt hàng tham gia vào câu lạc bộ 1 tỷ USD, ngoài các mặt hàng truyền thống (dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, gỗ, điện tử, gạo) đạt kim ngạch cao, lần đầu tiên hai mặt hàng cà phê và cao su có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2006, cùng với cơ hội mới khi đây là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO, tăng trưởng xuất khẩu vẫn đạt hầu hết trên các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Một trong số các thành tựu đáng chú ý của xuất khẩu trong năm 2007 là cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Cụ thể, nhóm hàng hóa nông lâm thủy sản đạt 10,6 tỷ USD (tăng 1,7 tỷ), nhóm sản phẩm khoáng sản và nhiên liệu đạt 9,8 tỷ USD (tăng 0,2 tỷ) và có mức tăng cao nhất là nhóm hàng hóa thuộc lĩnh vực chế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docke hoach TMQT.doc
Tài liệu liên quan