Đề tài Các giải pháp tổ chức, kỹ thuật trong mạng điện thoại công cộng

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG 1

1. CHỨC NĂNG MẠNG THOẠI CÔNG CỘNG 1

2. CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH MẠNG THOẠI 3

2.1. Thiết bị đầu cuối 3

2.2. Thiết bị chuyển mạch 3

2.3. Thiết bị truyền dẫn 4

2.3.1. Thiết bị truyền dẫn thuê bao 4

2.3.2. Thiết bị truyền dẫn chuyển tiếp thuê bao 4

3. CÁC CẤU HÌNH CƠ BẢN CỦA MẠNG THOẠI CÔNG CỘNG 5

3.1. Mạng hình lưới 6

3.2. Mạng hình sao 7

3.3. Mạng hỗn hợp 8

3.4. Phương pháp xác định cấu hình mạng 9

3.4.1. Tổ chức phân cấp mạng 10

3.4.2. Các dạng của mạch 11

4. ĐỊNH TUYẾN 13

4.1. Sự cần thiết và điều kiện của định tuyến 13

4.2. Các phương pháp định tuyến 13

4.2.1. Định tuyến cố định 13

4.2.2. Định tuyến thay thế 13

4.2.3. Định tuyến động 14

5. HỆ THỐNG ĐỒNG BỘ MẠNG LƯỚI 16

5.1. Hệ thống cận đồng bộ 16

5.2. Hệ thống đồng bộ chủ - tớ 16

5.3. Hệ thống đồng bộ tương hỗ 17

CHƯƠNG II : CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC, KỸ THUẬT TRONG MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG 18

1. KẾ HOẠCH ĐÁNH SỐ THUÊ BAO 18

1.1. Các yêu cầu đánh số thuê bao 18

1.2. Kết cấu số 18

1.3. Kế hoạch đánh số 19

1.3.1. Quyết định dung lượng đánh số 19

1.3.2. Lựa chọn vùng đánh số 22

1.3.3. Lựa chọn kết cấu số 22

2. KẾ HOẠCH TÍNH CƯỚC 24

2.1. Giới thiệu 24

2.2. Hệ thống tính cước 24

2.2.1. Phạm vi của cước đàm thoại và các phương pháp tính cước 24

2.2.2. Tính cước đàm thoại trong mạng thoại công cộng 25

2.2.3. Vùng tính cước và vùng đánh số 26

2.3. Xác định kế hoạch tính cước 27

2.3.1. Trình tự đối với việc chọn kế hoạch tính cước 27

2.3.2. Định rõ các vùng tính cước 27

3. KẾ HOẠCH BÁO HIỆU 30

3.1. Những yêu cầu đối với báo hiệu 31

3.2. Các dạng tín hiệu 31

3.3. Hệ thống truyền tín hiệu liên đài 36

3.4. Hệ thống báo hiệu kênh kết hợp 38

3.5. Hệ thống báo hiệu kênh chung 40

3.5.1. Đặc điểm của báo hiệu kênh chung 40

3.5.2. Cấu hình hệ thống báo hiệu kênh chung 41

3.5.3. Minh hoạ về mạng báo hiệu kênh chung 42

3.6. Lựa chọn hệ thống báo hiệu 44

3.6.1. Quy trình lựa chọn 44

3.6.2. Lựa chọn hệ thống báo hiệu 45

4. CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN 46

4.1. Giới thiệu 46

4.1.1. Khái niệm về chất lượng thông tin 46

4.1.2. Tiêu chuản chất lượng 47

4.1.3. Thủ tục để xác định phân phối chất lượng thông tin 48

4.2. Chất lượng chuyển mạch 49

4.2.1. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng chuyển mạch 49

4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng thông tin 51

4.2.3. Tiêu chuẩn đối với việc mất kết nối và trễ kết nối 52

4.3. Chất lượng truyền dẫn 53

4.3.1. Chất lượng truyền dẫn và chất lượng tiếng 53

4.3.2. Các nhân tố làm xấu chất lượng truyền dẫn 54

4.3.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng truyền dẫn 54

4.4. Chất lượng ổn định 57

4.4.1. Các thành phần của chất lượng ổn định 57

4.4.2. Phân loai lỗi 57

4.4.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng ổn định 58

4.4.4. Chất lượng ổn định và biện pháp đối phó tin cậy 60

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO NHU CẦU VÀ LƯU LƯỢNG TRONG MẠNG THOẠI 62

1. DỰ BÁO NHU CẦU THÔNG TIN 62

1.1. Các khái niệm dự báo nhu cầu 62

1.2. Các phương pháp dự báo 65

1.2.1. Phương pháp chuỗi thời gian 65

1.2.2. Phương pháp xác định hằng số của mô hình dự báo 67

1.2.3. Phương pháp hồi quy 68

2. Dự báo lưu lượng 69

2.1. Giới thiệu 70

2.2. Lưu lượng cơ bản và lưu lượng tham khảo 70

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lưu lượng 71

2.4. Quy trình dự báo lưu lượng 72

2.5. Các phương pháp dự báo lưu lượng 73

2.5.1. Khi số liệu lưu lượng sẵn có 73

2.5.2. Khi số liệu lưu lượng không có sẵn 75

2.5.3. Mô hình trọng trường (dự báo luồng lưu lượng giữa các tổng

đài) 77

2.6. Ví dụ về dự báo lưu lượng khi số liệu không có sẵn 78

2.6.1. Ví dụ về dự báo lưu lượng khởi đầu vùng tính cước liên tỉnh. 78

2.7. Ví dụ về dự báo lưu lượng khi số liệu có sẵn 80

2.7.1. Phương pháp chuỗi thời gian 80

2.7.2. Phương pháp hồi quy tuyến tính 81

2.7.3. Phương pháp hồi quy đàn hồi 83

2.7.4. Mô hình trọng trường 85

2.7.5. Phương pháp hệ số ghép 86

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

docx99 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp tổ chức, kỹ thuật trong mạng điện thoại công cộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
X” “ABC – XXX” (a) Kiểu Link by link Bộ gọi “AB” Tổng đài chủ gọi Tổng đài chuyển tiếp Tổng đài kết cuối Bộ bị gọi “C-XXXX” Bộ ghi/phát Ghi/phát Bộ ghi (b) Kiểu End to End Hình 2.6. Kiểu chuyển đổi báo hiệu liên đài Bảng 2.4. Đặc điểm báo hiệu kiểu LxL và báo hiệu kiểu E-E Kiểu LxL Kiểu E-E - Tính mền dẻo để thích nghi với thay đổi của hệ thống báo hiệu. Chỉ cần thay đổi đối với những tổng đài bị ảnh hưởng. Phải thay đổi trên toàn mạng lưới. - Thời gian cần thiết để hoàn thành kết nối. Do việc lưu thông tin các con số và các thao tác truyền dẫn được lặp lại các tổng đài chuyển tiếp nên khi có một số lượng lớn giữa các tổng đài chủ gọi và kết cuối thì cần thời gian chờ lâu hơn. Nhìn chung, chỉ cần ít thời gian hơn kiểu LxL do việc lưu trữ dữ liệu và thao tác truyền dẫn không diễn ra tại các tổng đài chuyển tiếp. - Bộ phát của tổng đài. Do chỉ cần truyền một tín hiệu địa chỉ tới tổng đài kế tiếp nên bộ phát có cấu trúc đơn giản và thời gian chờ nhanh hơn. Bởi vì tín hiệu địa chỉ được truyền từ tổng đài chủ gọi trên cơ sở tập trung, bộ phát có cấu trúc phức tạp nên thời gian chờ lâu hơn. - Bộ ghi/ bộ phát của tổng đài kế tiếp. Cần cả hai chức năng ghi và phát. Không cần chức năng bộ phát. - Tính linh hoạt trong đinh tuyến. Định tuyến thay thế có thể cần trong tổng đài chuyển tiếp cơ sở. Định tuyến có thể có hiệu lực lại đối với tổng đài chủ gọi. 3.4. Hệ thống báo hiệu kênh kết hợp. Hệ thống báo hiệu kênh kết hợp được định nghĩa là một hệ thống mà các tín hiệu được truyền và nhận trên cùng một kênh thoại như hình 2.7. Do đó, hệ thống chỉ cần một kênh thoại riêng biệt có chức năng báo hiệu. Hệ thống này sử dụng các tín hiệu giám sát để truyền tín hiệu và được mô tả như sau: (1). Hệ thống báo hiệu dòng một chiều (DC). Một hệ thống báo hiệu DC được gắn các mạch điện thoại và không áp dụng hệ thống ghép kênh theo tần số hoặc theo thời gian. Hệ thống này, truyền các tín hiệu giám sát bằng cách bật tắt dòng một chiều hoặc bằng cách đảo cực. Các kênh thoại kết hợp với kênh báo hiệu Tổng đài Tổng đài Thiết bị báo hiệu Hình 2.7. Hệ thống báo hiệu kênh kết hợp (2) Hệ thống báo hiệu ngoài băng tần. Một hệ thống báo hiệu ngoài băng tần được áp dụng đối với đường ghép kênh theo tần số và các kênh truyền dẫn vô tuyến. Hệ thống này truyền tín hiệu giám sát bằng cách chuyển mạch trong và ngoài tần số băng tần, ví dụ 3850 Hz. (3) Hệ thống báo hiệu PCM. Hệ thống báo hiệu PCM được áp dụng cho từng phần ở những nơi sử dụng hệ thống ghép kênh theo thời gian. Hệ thống truyền tín hiệu giám sát bằng bít "0" hoặc "1" của một khe thời gian cụ thể phân bổ cho các kênh thoại. Trong báo hiệu kênh kết hợp, các tín hiệu địa chỉ truyền dưới dạng tín hiệu DP hoặc tín hiệu MF. Sự phát triển của hệ thống báo hiệu liên đài có liên quan chặt chẽ đến hệ thống chuyển mạch. Lịch sử của hệ thống chuyển mạch bắt đầu từng bước ( Step - by - Step) mà trong đó một tổng đài được định tuyến trực tiếp bằng cách quay tổ hợp thuê bao. Trong trường hợp này, hệ thống báo hiệu liên đài cũng sử dụng hệ thống thông báo hiệu xung quay số trực tiếp chuyển mạch, bật hoặc tắt dòng chuyển bằng cách quay số của thuê bao. Hệ số báo hiệu MF được sử dụng trong hệ thống chuyển mạch ngang/dọc để kết hợp hệ thống điều khiển chung. Trong hệ thống này, thiết bị dẫn thoại được tách độc lập từ thiết bị báo hiệu trong một tổng đài nhưng tín hiệu báo hiệu vẫn bị báo chồng lấn lên các mạch thoại giữa các tổng đài. Mặt khác, tín hiệu chiếm giữ, các tín hiệu thông tuyến đi và các tín hiệu khác được truyền bằng cách hiển thị các bít báo hiệu "0"/"1" của hệ thống truyền dẫn số. Các tín hiệu địa chỉ được truyền bằng các tín hiệu MF, kết hợp 2 tần số trong dải tần thoại. Hơn nữa, có một số lượng lớn các hệ thống báo hiệu đang được sử dụng kết hợp với hệ thống chuyển mạch. 3.5. Hệ thống báo hiệu kênh chung. Trong hệ thống báo hiệu kênh chung, các kênh độc lập với những kênh thoại được dùng để truyền tín hiệu như hình 2.8. Các kênh báo hiệu này được sử dụng trong tổng đài có số kênh thoại lớn. Tổng đài SEE Các kênh thoại Tổng đài SEE Kênh báo hiệu Thiết bị báo hiệu Thiết bị báo hiệu Hình 2.8. Hệ thống báo hiệu kênh chung 3.5.1 Đặc điểm của báo hiệu kênh chung. So với hệ thống báo hiệu thông thường thì hệ thống báo hiệu kênh chung có những đặc điểm sau: (1) Tốc độ truyền tín hiệu cao. Hệ thống này truyền thông tin quay số với tín hiệu với tốc độ truyền cao, tốc độ cao hơn tốc độ của hệ thống báo hiệu kênh kết hợp. Sở dĩ có tốc độ cao là vì chúng sử dụng những tuyến truyền tín hiệu số liệu 4.8 Kb/s để nhận và truyền tín hiệu. (2) Truyền báo hiệu trong thời gian đàm thoại. Báo hiệu có thể được truyền trên cả hai hướng đi và ngay cả khi cuộc đàm thoại đang diễn ra. Điều này có thể thực hiện được vì các kênh thoại độc lập với kênh báo hiệu. (3) Tín hiệu báo hiệu đa dạng và dung lượng báo hiệu lớn. Trong hệ thống báo hiệu kênh kết hợp, các tín hiệu khác nhau như tín hiệu tắc nghẽn, tín hiệu trả lời, tín hiệu thông tuyến ...đều phụ thuộc vào sự kết hợp việc bật tắt và trạng thái các cuộc gọi, nhờ đó ngăn chặn được sự gián đoạn của các tín hiệu. Mặt khác, trong hệ thống báo hiệu kênh chung, số lượng các tín hiệu rất đa dạng và dung lượng báo hiệu lớn, không chỉ do các tín hiệu được hiển thị thông qua mã nhị phân, mà còn do những tín hiệu đó có thể được truyền đi với tốc độ cao như đề cập đến ở phần trên (phần (1). (4) Hoạt động kênh thoại 2 chiều. Trong hệ thống báo hiệu kênh truyền kết hợp, trên quan điểm hiệu quả kinh tế của các thiết bị báo hiệu chỉ cho phép khai thác kênh thoại theo một cách duy nhất với đường trung kế đến và 1 đường trung kế đi cả 2 đầu. Nhưng trong báo hiệu kênh chung, kênh thoại có thể được sử dụng theo cả 2 đường bởi vì chúng không có khả năng báo hiệu. Vì vậy, hiệu quả sử dụng kênh được nâng lên. 3.5.2. Cấu hình hệ thống báo hiệu kênh chung. Trong hệ thống báo hiệu kênh chung, về phương diện vật lý, các kênh thoại được tách biệt với các kênh báo hiệu. Kết quả là kênh thoại và kênh báo hiệu không cần thiết phải tuân thủ theo cùng định tuyến. Vì vậy, trong mạng báo hiệu kênh chung có phương thức kết hợp và phương thức không kết hợp. (1) Mạng báo hiệu kiểu kết hợp. Vận hành theo phương thức kết hợp, kênh báo hiệu được kết hợp với kênh thoại. Điều này cho phép điều khiển kết hợp được các kênh thoại và các tín hiệu của kênh báo hiệu. (2) Mạng báo hiệu kiểu không kết hợp. Vận hành theo phương thức phi kết hợp, kênh báo hiệu độc lập với kênh thoại, các tín hiệu được chuyển tới tổng đài đầu cuối trên kênh riêng so với kênh thoại. Điều này đòi hỏi sự điều khiển khá phức tạp để kết hợp các tín hiệu với các kênh điện thoại. Tuy nhiên, trong phương thức này không cần phải thiết lập đường báo hiệu cho các kênh liên đài. Điều này làm cho các kênh báo hiệu trở nên tinh tế hơn. Phương thức không kết hợp Phương thức kết hợp Tổng đài Kênh thoại Chú thích : Kênh báo hiệu Hình 2.9 Báo hiệu kiểu kết hợp và không kết hợp 3.5.3. Minh hoạ về mạng báo hiệu kênh chung. NTT đang trong giai đoạn phát triển các mạng báo hiệu các kênh chung trong mạng điện thoại của mình để phù hợp với hệ thống báo hiệu số 7 của ITU. Hình 2.10 cho thấy mạng báo hiệu này có cấu hình theo phương thức không kết hợp nhằm làm cho việc sử dụng các kênh báo hiệu quả hơn. Mạng lưới được sắp xếp giữa các điểm chuyển tín hiệu và mạng sao cho tạo thành các điểm chuyển tín hiệu để thực hiện việc định tuyến thay thế. Mỗi mặt phẳng A và B chiếm 50% lưu lượng báo hiệu trong điều khiển hoạt động bình thường. Trong trường hợp có lỗi ở các điểm truyền tín hiệu hoặc các đường truyền tín hiệu trên mỗi mặt phẳng nào đó thì toàn bộ lưu lượng báo hiệu sẽ được lưu thông trên mặt phẳng kia. Các tổng đài cũng có các tín hiệu báo hiệu riêng. Theo đó, nếu lỗi xuất hiện trong các thiết bị như vậy trên mặt phẳng nào đó thì các tín hiệu có thể được truyền bằng việc tự động nhận một tuyến thay thế mặt phẳng kia. Mặt phẳng báo hiệu A Mặt phẳng báo hiệu B Hình 2.10. Sơ đồ mạng báo hiệu kênh chung của NTT Chú thích: Trạm truyền tín hiệu Tổng đài Kênh báo hiệu: Kênh thông tin Kênh báo hiệu xen kẽ giữa 2 mặt phẳng 3.6. Lựa chọn hệ thống báo hiệu. 3.6.1. Quy trình lựa chọn. Trong quá trình lựa chọn hệ thống báo hiệu, không chỉ cần xem xét các yêu cầu đối với hệ thống báo hiệu mà còn phải xem xét đến cấu trúc và quy mô của mạng viễn thông. Tốt nhất là tín hiệu nên được tiêu chuẩn hoá trên toàn bộ mạng lưới và phải phù hợp với hệ tiêu chuẩn trong khuyến nghị của ITU - T; Đó là hệ thống báo hiệu kênh chung số 7. Tuy nhiên, trong thực tế việc tồn tại những hệ thống như hệ thống báo hiệu MF có giao diện với những hệ thống báo hiệu hiện hành khác vẫn còn cần thiết. Hệ thống báo hiệu có mối liên quan chặt chẽ với tổng đài, sự phát triển của hệ thống báo hiệu luôn theo sau sự phát triển của tổng đài. Đó là nguyên nhân vì sao lựa chọn hệt thống báo hiệu tác động đến việc lựa chọn tổng đài. Điều này đòi hỏi sự đánh giá phải được lựa chọn trên cơ sở lâu dài. Một ví dụ về quy trình lựa chọn hệ thống báo hiệu được đưa ra trong hình 2.11 Xem xét hệ thống báo hiệu kênh chung trong mối quan hệ với các dịch vụ được cung cấp Sự cần thiết của hệ thống báo hiệu kênh chung trong việc đánh giá các dịch vụ cung cấp So sánh tính kinh tế với kênh của hệ thống báo hiệu Hệ thống báo hiệu kênh kết hợp Hệ thống báo hiệu kênh chung Hình 2.11. Quá trình lựa chọn hệ thống báo hiệu - Các yêu cầu về hệ thống báo hiệu bao gồm: + Lưu lượng thông tin. + Tốc độ đường truyền. + Hiệu quả kinh tế. + Tiêu chuẩn hoá. + Độ tin cậy. - Một vấn đề cần thiết trong hệ thống báo hiệu kênh chung cần phải xem xét trong mối quan hệ với các dịch vụ cung cấp. Để thực hiện các dịch vụ điện thoại tế bào, thì việc áp dụng hệ thống này hoàn toàn đúng đắn. - Không đòi hỏi cụ thể nào đối với hệ thống báo hiệu kênh chung cho các dịch vụ điện thoại đang cung cấp. Tuy nhiên, trong trường hợp này, sự lựa chọn hệ thống báo hiệu nên dựa trên sự so sánh hiệu quả kinh tế có tính đến các xu hướng phát triển công nghệ trong tương lai. 3.6.2. Lựa chọn hệ thống báo hiệu. (1) Hệ thống báo hiệu kênh chung và các dịch vụ cung cấp. Hệ thống báo hiệu kênh kết hợp thông thường có thể truyền tải các yêu cấu cần báo hiệu cho các dịch vụ điện thoại thường. Nhưng khi xét đến khả năng ứng dụng các dịch vụ mới thì hệ thống báo hiệu kênh chung có thể coi là một giải pháp kinh tế hơn. Theo cách này thì dịch vụ điện thoại di động đã được cung cấp. Sau đó cần truyền các tín hiệu tới tổng đài trong khi đàm thoại để định vị được phương tiện thiết bị lắp đặt điện thoại di động. Việc chuyển tín hiệu báo hiệu trong khi đàm thoại là một trong những đặc điểm của hệ thống báo hiệu kênh chung. (2) So sánh với hiệu quả kinh tế của hệ thống báo hiệu. Việc so sánh về hiệu quả kinh tế của hệ thống báo hiệu nên xét đến các thiết bị và tiện ích sau: (a) Hệ thống báo hiệu kênh chung: thiết bị báo hiệu, đường báo hiệu. (b) Hệ thống thông báo kênh kết hợp: trung kế, bộ ghi, bộ phát. Hình 2.12 Cho thấy xu hướng về chi phí cho hệ thống kênh chung và kênh kết hợp, với số lượng các kênh liên đài là tham số. Theo xu hướng chung, đối với hệ thống báo hiệu kênh kết hợp, chi phí tăng hầu hết tỷ lệ với số lượng các kênh. Đối với hệ thống báo hiệu các kênh chung, chi phí không thay đổi trừ khi các đường báo hiệu được lắp đặt thêm. Chi phí Kênh báo hiệu kết hợp Báo hiệu kênh chung Phần mở rộng các đường liên kết báo hiệu Số lượng kênh Hình 2.12. Xu hướng chi phí của hệ thống báo hiệu. 4. CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN. 4.1. Giới thiệu. Người sử dụng viễn thông quan tâm đến những điểm sau của dịch vụ: - Khả năng có và khả năng vận hành dịch vụ. - Cấp dịch vụ. - Chi phí và các điều kiện. Các điểm này chỉ rõ cách thức (chức năng), mục tiêu đạt được (chất lượng), và điều kiện cần thiết (hệ thống) của dịch vụ được cung cấp. Mục tiêu đạt được hay chất lượng được xác định có xem xét đến sự cân đối giữa mức thoả mãn của người sử dụng với dịch vụ và chi phí cần thiết cho thiết bị để cung cấp dịch vụ. 4.1.1. Khái niệm về chất lượng thông tin. Bảng 2.5 Cho thấy khái niệm về dịch vụ chỉ ra các cấp dịch vụ chung cho tất cả các dịch vụ viễn thông khác nhau. Tuỳ theo các đặc tính của các nhân tố ảnh hưởng truyền dẫn, chất lượng thông tin phân thành ba loại: chất lượng chuyển mạch, chất lượng truyền dẫn, và chất lượng ổn định. Khái niệm chất lượng Các đặc tính được đặc trưng Chuyển mạch Thời gian và tỷ lệ kết nối Truyền dẫn Độ chính xác của thông tin truyền dẫn Độ ổn định Độ ổn định của các dịch vụ Bảng 2.5. Khái niệm về cấp của dịch vụ viễn thông. Chất lượng chuyển mạch chỉ ra thời gian cần thiết để thiết lập kết nối, và kết nối được thực hiện tốt như thế nào. Chất lượng truyền dẫn chỉ ra mức độ chính xác với thông tin mà được truyền đi. Chất lượng ổn định chỉ ra dịch vụ được cung cấp như thế nào, trong quan điểm ổn định trong khi lỗi hư hỏng thiết bị và tắc nghẽn lưu lượng được giám sát 4.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng. Tiêu chuẩn chất lượng chỉ rõ mục tiêu của chất lượng dịch vụ được cung cấp cho người sử dụng. Nó biểu thị sự thực hiện mà mạng lưới viễn thông nên có, để hoàn thành dịch vụ của nó. Tiêu chuẩn chất lượng còn rất quan trọng như là bảng chỉ dẫn cho thiết kế và quản lý mạng. Để xác định mục tiêu của chất lượng, cần thiết đi xác định những nhu cầu của người sử dụng. Mức chất lượng mà thoả mãn nhu cầu người sử dụng được xác định thông qua vòng chất lượng được biểu diễn trong hình sau: DO PLAN (Vận hành /bảo dưỡng) -Tiêu chuẩn vận hành (Xây dựng) -Tiêu chuẩn thiết kế (Tiêu chuẩn chất lượng thiết lập) (Đánh giá chất lượng) Hình 2.13 Vòng tiêu chuẩn chất lượng. Vòng này bao gồm PLAN (xác định mức chất lượng được cung cấp cho người sử dụng). DO (xây dựng một mạng mà tuân theo mức chất lượng và vận hành mạng để cung cấp dịch vụ). SEE (đánh giá mức chất lượng). 4.1.3. Thủ tục để xác định phân phối chất lượng thông tin. Phương pháp phân phối chất lượng thông tin để lượng hoá các mối quan hệ giữa các thành phần của mạng lưới thông tin và chất lượng viễn thông của toàn bộ mạng lưới. Để đạt được mục tiêu chất lượng thông tin, chất lượng nên kiên định trong các chuyển mạch, các phần mạch, và phần truyền dẫn. Khi phân phối chất lượng, sự cân đối giữa chi phí thiết bị và cấp dịch vụ phải được xem xét. Hình 2.14. Thủ tục cho việc xác định phân phối chất lượng. Mục tiêu chất lượng Cấu hình mạng lưới Định tuyến Hệ thống đánh số Hệ thống báo hiệu Giới hạn khuyến nghị của ITU-T bởi các luật trong nước Các vấn đề được xem xét cho việc phân phối chất lượng -Chi phí và các mức dịch vụ. -Tính dễ dàng trong thiết kế/quản lý Phân phối chất lượng -Chuyển mạch -Phân mạch -Phần truyền dẫn Xem xét lại sự phân phối Mục tiêu có được thoả mãn không Quyết định phân phối chất lượng Không Có 4.2. Chất lượng chuyển mạch. Trong các dịch vụ viễn thông, một số lượng lớn người sử dụng chia sẻ thiết bị hạn chế trong mạng lưới, vì thế nó có thể trở nên rất khó khăn để kết nối cuộc gọi trong điều kiện lưu lượng bị tắc nghẽn. Chất lượng trong quá trình kết nối như vậy được gọi là chất lượng chuyển mạch. Chất lượng chuyển mạch chỉ ra cấp của các dịch vụ đối với quá trình mà khi người sử dụng bắt đầu một cuộc gọi với mục đích thông tin. Nó kết thúc khi cuộc gọi được nối đến người được gọi, hay khi thiết bị khôi phục lại trạng thái ban đầu của nó sau khi kết thúc cuộc gọi. Chất lượng chuyển mạch quan hệ chặt chẽ đến toàn bộ thiết bị và lưu lượng. Giả thiết rằng thiết bị vận hành một cách chính xác và trạng thái lưu lượng là bình thường. Chất lượng chuyển mạch được phân loại sơ bộ theo các nguyên nhân làm xấu chất lượng thành mất kết nối và trễ kết nối. Mất kết nối có nghĩa rằng cuộc gọi bị mất do mạch trung kế, thiết bị, hay người được gọi bận, hay người được gọi không trả lời. Mất kết nối thường được biểu hiện bởi xác suất mất (tỷ lệ mất cuộc gọi). Trễ kết nối có nghĩa là thời gian từ khi người sử dụng bắt đầu cuộc gọi đến khi người sử dụng nhận được âm quay số, thời gian từ khi quay số đến khi gửi đi tín hiệu chuông nghe rõ (trễ quay số), hay thời gian từ khi kết thúc cuộc gọi đến khi trạng thái sẵn sàng cho cuộc gọi khác (trễ khôi phục). Trễ kết nối được chỉ ra bởi thời gian trễ trung bình hay tỷ lệ phân phối thời gian. 4.2.1. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng chuyển mạch. (1). Mất kết nối. Mất kết nối được phân loại thành mất giai đoạn quay số, mất giai đoạn chuyển mạch, mất do người được gọi bận, mất do người được gọi không trả lời. Mất kết nối bởi người được gọi bận hay bởi người được gọi bận không trả lời phụ thuộc vào hành động của người được gọi, mà cơ quan vận hành cung cấp dịch vụ không thể quản lý. Vì thế, mất kết nối được chỉ rõ chỉ đối với mất giai đoạn chuyển mạch và mất giai đoạn quay số. Mất giai đoạn quay số chỉ đến điều kiện mà tại đó cuộc gọi bị mất do tất cả chuyển mạch bị chiếm dụng bởi các cuộc gọi khác, vì thế âm bận được gửi ngay khi người sử dụng nhấc máy. Nó là cuộc gọi không được kết nối tại điểm ‘A’ trong hình 2.15. Mất giai đoạn chuyển mạch chỉ đến điều kiện mà tại đó cuộc gọi bị mất trong khi thủ tục kết nối sau khi quay số do các đường hay các chuyển mạch bận. Nó là cuộc gọi không được kết nối tại điểm ‘B’ trong hình 2.15. Mất do người được gọi bận hay mất do người được gọi không trả lời chỉ đến điều kiện mà tại đó cuộc gọi bị mất do người được gọi bận hay vắng mặt. Nó là cuộc gọi mà không được kết nối tại điểm ‘C’ trong hình 2.15. (2). Trễ kết nối. Trễ kết nối được phân loại thành trễ âm quay số, trễ quay số, trễ trả lời, và trễ khôi phục. Trễ âm quay số là thời gian từ khi người sử dụng nhấc máy lên đến khi âm mời quay số nghe thấy (“a”trong hình 2.15). Thời gian này được xác định bởi thời gian cần thiết cho sự vận hành chuyển mạch. Trễ quay số là thời gian từ khi người sử dụng hoàn thành quay số đến khi nghe thấy tín hiệu hồi âm chuông (“b”trong hình 2.15 ). Thời gian này phụ thuộc vào dạng của tổng đài và hệ thống báo hiệu. Nó còn tích luỹ bởi số tổng đài chuyển tiếp. Trễ trả lời là thời gian từ khi có tín hiệu hồi âm chuông đến khi người được gọi trả lời điện thoại (“c” trong hình 2.15). Trễ khôi phục là thời gian từ khi người gọi đặt máy tới khi mạch được hồi phục thực sự (“d” trong hình 2.15) Trong số các trễ đề cập ở trên, trễ trả lời phụ thuộc vào hành động của người được gọi, mà cơ quan vận hành (cung cấp dịch vụ) không thể quản lý. Trễ khôi phục xẩy ra sau khi cuôc gọi kết thúc, vì thế nó không thể hiện là nhân tố chất lượng đối với người sử dụng. Vì thế trễ kết nối được xác định chỉ đối với trễ âm quay số và trễ quay số. Thời gian Nhấc máy a Nhấc máy b c Đặt máy d Đàm thoại A Nhấc máy Âm quay số Tín hiệu quay số Tín hiệu địa chỉ B Tín hiệu chuông C Nhấc máy Cắt âm chuông Ngắt vòng Khôi phục Tín hiệu mất kết nối Mất kết nối Hình 2.15. Quá trình kết nối điện thoại và các nhân tố chất lượng chuyển mạch Người gọi Tổng đài Người gọi Tổng đài 4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng thông tin. (1) Chỉ tiêu đánh giá cho mất kết nối. Mất kết nối thường được đo bởi xác suất mất. Xác suất mất là tỉ lệ của lưu lượng mất và lưu lượng đưa ra, được cho bởi công thức sau: Cho 10 erl là lưu lượng đưa ra, 9 erl trong số đó được tải. Xác suất mất=(10-9)/10 = 0,1 Xác suất mất là 0,1 chỉ ra rằng cứ trong 10 cuộc gọi có 1 cuộc không được kết nối. (2). Chỉ tiêu đánh giá cho trễ kết nối. Trễ kết nối được đo bởi thời gian trễ trung bình hay tỉ lệ phân phối thời gian trễ. Mặc dù các phân phối thời gian trễ là khác nhau, trễ trung bình có thể là như nhau. Ví dụ: Trường hợp 1: Thời gian trễ trung bình: 1 giây Phân phối thời gian trễ :10% cho 2 giây hoặc dài hơn. Trường hợp 2: Thời gian trễ trung bình: 1 giây Phân phối thời gian trễ : 20% cho 2 giây hoặc dài hơn. Cả 2 trường hợp có thời gian trễ trung bình như nhau (một giây). Tuy nhiên, phân phối thời gian trễ của chúng là khác nhau. Như được chỉ ra trong hình 2.16 trường hợp 1 đưa ra dịch vụ tốt hơn. Mật độ xác suất Thời gian trễ Trường hợp 1 Trường hợp 2 Tỷ lệ trễ vợt quá 2 giây Tỷ lệ trễ vợt quá 2 giây Hình 2.16. Mối quan hệ giữa thời gian trễ trung bình và phân phối thời gian trễ 4.2.3. Tiêu chuẩn đối với mất kết nối và trễ kết nối. (1). Tiêu chuẩn đối với mất kết nối. Trong các khuyến nghị E.500 mà xác định các phương pháp đo lượng lưu lượng, ITU-T đã định nghĩa giá trị trung bình của 30 ngày làm việc cao nhất trong khoảng thời gian 12 tháng của lưu lượng giờ bận trung bình của nhóm mạch là tải bình thường, và giá trị trung bình của 5 ngày làm việc cao nhất trong khoảng thời gian 12 tháng là tải cao. Xác suất mất đối với các hệ thống quốc tế được xác định như sau (Khuyến nghị E. 520) - Xác suất mất trên tuyến ở mức tải bình thường: 0,01 hoặc nhỏ hơn. Xác suất mất trên tuyến ở mức tải cao: 0,07 hoặc nhỏ hơn. (2). Tiêu chuẩn đối với trễ kết nối. ITU-T vạch ra cấp dịch vụ trong các khuyến nghị E.540 của nó. Chất lượng chuyển mạch (cấp dịch vụ) cho tổng đài quốc tế được khuyến nghị trong E.543. Khuyến nghị ITU-T về thời gian trễ cho quá trình vận hành kết nối trong tổng đài số quốc tế được đưa ra trong bảng 2.6. Bảng 2.6 Khuyến nghị của ITU-T về trễ kết nối. Nhân tố trễ Trễ tải bình thường Trễ (tải cao) Trễ đáp ứng vào P(>0,5 giây) P(>1 giây) Trễ thiết lập cuộc gọi tổng đài P(>0,5 giây) P(>1 giây) Trễ kết nối P(>0,5 giây) P(>1 giây) 4.3. Chất lượng truyền dẫn. 4.3.1. Chất lượng truyền dẫn và chất lượng tiếng. Trong dịch vụ điện thoại, cần thiết phải biết “nó được nghe thấy như thế nào” trong toàn bộ hệ thống từ người nói đến người nghe. Vì thế chất lượng tiếng được định nghĩa để chỉ ra một cách định lượng “nó được nghe thấy như thế nào” Chất lượng tiếng được phân loại thành chất lượng tiếng gửi, chất lượng tiếng nhận, và chất lượng truyền dẫn. Chất lượng tiếng gửi cho biết mức độ của điều kiện nói, mà nó phụ thuộc vào mức độ nói của người nói, độ ồn của phòng, âm lượng và ngôn ngữ. Chất lượng tiếng nhận đại diện cho mức độ của điều kiện nghe, nó phụ thuộc vào khả năng nghe và độ ồn của phòng. Chất lượng truyền dẫn cho biết mức độ chính xác với thông tin mà được truyền qua đường truyền dẫn, bao gồm cả máy điện thoại và các tổng đài. Chất lượng truyền dẫn phụ thuộc vào độ nhạy của máy điện thoại, suy hao truyền dẫn, tạp âm, sự suy giảm ... Chất lượng tiếng gửi và chất lượng tiếng nhận biến đổi rất nhiều theo khả năng của người thuê bao và điều kiện môi trường, mà nó không thể quản lý bởi thiết bị. Do đó, chỉ chất lượng truyền dẫn được xác định. Để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, chất lượng truyền dẫn được xác định dựa trên giả thiết điều kiện môi trường xấu hơn bình thường. Điều này cho phép mức thoả mãn của chất lượng tiếng được duy trì thậm chí ngay cả khi chất lượng tiếng nhận và chất lượng tiếng gửi cả hai khá xấu. 4.3.2. Các nhân tố làm xấu chất lượng truyền dẫn. Khi xác định chất lượng truyền dẫn, chúng ta nên chú ý đến những nhân tố có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng truyền dẫn. Những nhân tố này có thể là quản lý được trực tiếp hay gián tiếp khi thiết kế mạng. Bảng 2A.5.3 chỉ ra một số nhân tố làm xấu chất lượng truyền dẫn. Mạng tương tự Mạng số -Suy hao truyền dẫn -Tiếng réo, tiếng réo gần -Tiếng vọng -Méo do suy giảm -Xuyên âm -Trễ truyền dẫn -Lỗi số -Rung pha, lệch pha -Trượt bit -Mất đồng bộ -Trễ truyền dẫn -Tiếng vọng Bảng 2.7. Các nhân tố làm xấu chất lượng truyền dẫn Trong mạng lưới tương tự, tạp âm đường dây tăng tỷ lệ với khoảng cách truyền dẫn và tạp âm ghép kênh tăng tỷ lệ với số tuyến. Hơn nữa, suy hao truyền dẫn hay méo do suy giảm tăng do các mức điều chỉnh thiếu của đường truyền dẫn hay do sự chuyển đổi nhiều tần số. Mặt khác, tuyến số giữa các LE trong mạng số cùng với các đường truyền dẫn số và tổng đài số hạn chế các kết nối âm của hệ thống trạm lặp, tránh làm tạp âm hay sự méo tăng lên, và đem lại sự nâng cấp chất lượng đáng kể. Nó còn làm cho các đặc tính này độc lập với khoảng cách hay số tuyến kết nối, vì vậy cung cấp chất lượng đồng bộ. 4.3.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng truyền dẫn. Có hai chỉ tiêu để đánh giá chất lượng truyền dẫn: một bằng độ rõ của âm thanh và hai là bằng âm lượng của âm thanh. (1). Đánh giá chất lượng truyền dẫn bằng độ rõ của âm thanh. Đối với việc đánh giá chất lượng truyền dẫn, đương lượng tham khảo độ rõ (AEN) sử dụng độ rõ của âm thanh như là đơn vị đo. AEN được đo với một mạch đo (chỉ ra trong hình 2.17.a) sử dụng hệ thống tham khảo để xác định AEN (SRAEN). Đầu tiên, độ rõ âm thanh được đo thay đổi độ suy giảm của bộ suy giảm (ATT) trên SRAEN để nhận được đường cong độ rõ âm thanh (1) trong hình 2.17.b. Sau đó SRAEN được lặp lại với hệ thống được đo, và độ rõ âm thanh được đo để thu được đường cong (2). Từ các đường cong này, giá trị ATT của SRAEN (A2) và giá trị ATT của hệ thống được đo (A1) để thu được độ rõ của âm thanh là 80%. Sau đó AEN của hệ thống được đo thu được chính là sự khác nhau giữa chúng (A2-A1). Hệ thống tham khảo (SRAEN) Hệ thống được đo Người nói Người nghe ATT(1) ATT(1)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCác giải pháp tổ chức, kỹ thuật trong mạng điện thoại công cộng.docx