Phần mở đầu 1
A. Rào cản phi thuế quan đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU 3
I. Rào cản phi thuế quan và các loại rào cản phi thuế quan 3
1. Định nghĩa 3
2. Các loại rào cản phi thuế quan 3
II. Rào cản phi thuế quan của EU đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu 9
1. Các tiêu chuẩn về chất lượng 9
2. Các yêu cầu về môi trường, xã hội, xức khỏe và an toàn: 13
3. Đóng gói và nhãn mác 17
1. Tiêu chuẩn đóng gói Châu Âu: 17
2. Ký hiệu và nhãn mác: 18
B. Giải pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU 20
I. Các giải pháp vĩ mô 20
1. Mở rộng hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực, tham gia các liên minh, liên kết kinh tế 20
2. Chính phủ nên thiết lập 1 chương trình vững chắc để phát triển các tiêu chuẩn địa phương về gỗ, hệ thống chứng nhận và các cơ sở vật chất cùng, phương tiện thí nghiệm 21
3. Các cơ quan nhà nước cần có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ trồng rừng để đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ cho xuất khẩu 22
4. Việt Nam nhanh chóng gia nhập Kế hoạch hành động của EC về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại gỗ (FLEGT) 23
II. Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan của các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ 25
1. Nghiên cứu kĩ thị trường nước nhập khẩu 25
2. Đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản,đóng gói, bao bì 25
3. Chọn lựa nguyên liệu đầu vào 26
4. Nâng cao trình độ quản lý, áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9000 26
5. Các doanh nghiệp nhỏ nên xác nhập lại với nhau 29
Kết luận 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
33 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các hàng rào phi thuế quan đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU và giải pháp vượt qua các rào cản đó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẫn chưa có tiêu chuẩn Châu Âu, chính thức cho hàng nội thất. Tuy nhiên. Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu CEN/TC2007 đã giới thiệu một số tiêu chuẩn chất lượng năm 1998 và những tiêu chuẩn này có thể sớm trở thành tiêu chuẩn Châu Âu.
Mác EU: là mác CEN/CENELEC của Châu Âu chứng nhận rằng hàng hóa đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn CEN/CENELEC.
Tiêu chuẩn chất lượng quốc gia: hầu hết tiêu chuẩn CEN dều dựa vào các tiêu chuẩn quốc gia hiện tại vào dựa vào ISO, tuy nhiên tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và cách kiểm tra được áp dụng tùy theo mỗi nước.
Nhãn mác chất lượng quốc gia: Ở một số nước, hàng có chất lượng cao thường có nhãn mác đặc biệt và là thành viên của tổ chức đồ nội thất quốc gia. Những nhãn mác này nằm bảo vệ quyền lợi khách hàng về chất lượng và dịch vụ tin cậy.
Tiêu chuẩn an toàn: Tiêu chuẩn an toàn cho các sản phẩm nói chung được quy định bởi tiêu chuẩn Châu Âu (Directive 92/59/EC). Đối với các sản phẩm nội thất, an toàn là yêu cầu quan trọng nhất và bắt buộc đối với thị trường Liên minh Châu Âu và thị trường từng quốc gia nói riêng để đảm bảo không có bắt cứ sản phẩm không an toàn nào được bán cho khách hàng.
Tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp nội thất: Mặc dù chưa có tiêu chuẩn Châu Âu chính thức nhưng đã có tiêu chuẩn ISO cho từng loại mặt hàng. Ví dụ như đối với hàng nội thất kiểu hiện đại và kiểu truyền thống, người mua yêu cầu chất lượng gỗ hoàn hảo như sấy khô, không sâu mọt, không nứt vỡ, được sản xuất từ một súc gỗ nguyên và xuất xứ từ rừng được quản lý bền vững.
cỡ hàng nội thất: Kích cỡ hàng nội thất ở mỗi nước Châu Âu đều khác nhau. Nói chung, kích cỡ hàng nội thất ở châu Âu thường nhỏ hơn ở Mỹ vì nhà cửa ở Châu Âu dường như nhỏ hơn nhà cửa ở Mỹ. Người Bắc Âu thường to lớn hơn người dân phía Nam nên cần có đồ nội thất kích cỡ lớn hơn. Hãy luôn kiểm tra các yêu cầu thị trường chính xác từ phía nhà nhập khẩu.
Các tiêu chuẩn cụ thể
Ủy ban Châu Âu về tiêu chuẩn hóa (CEN) đang phát triển các tiêu chuẩn Châu Âu được sử dụng trong ngành xây dựng.Một trong những vấn đề đối với ván sàn là nhãn CE chứng nhận chất lượng được bắt đầu từ tháng 10/2003 ở Châu Âu. Kể từ tháng 4/2004, toàn bộ ván sàn giao thương ở Châu Âu bắt buộc phải được dán nhãn CE.Ban chỉ đạo sản phẩm xây dựng đã buộc các sản phẩm ván sàn phải đáp ứng các tiêu chuẩn Châu Âu, bao gồm độ bền, an toàn, chịu lửa và chống ồn. Để đạt được các tiêu chuẩn này các nhà sản xuất buộc phải chứng minh quy cách sản phẩm của họ đạt đụơc tiêu chuẩn này. Sau khi được một bên thứ ba kiểm tra và xác nhận thì nhà sản xuất mới được dùng nhãn CE.
Ngoài ra, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) cũng phát triển tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 9001 và ISO 9004 áp dụng cho việc quản lý chất lượng trong qúa trình sản xuất.. Tổ chức Quốc tế Tiêu chuẩn Hoá (International Organization for Standardisation – ISO) phát triển và chấp nhận sêri ISO 9000 nhằm cung cấp một cơ cấu cho quản lý và bảo đảm chất lượng.. Giấy chứng nhận ISO chỉ có giá trị trong 3 năm, do vậy để tiếp tục duy trì ISO, các đợt kiểm toán nội bộ (1-2 lần/năm) và kiểm toán từ bên ngoài (2 lần trong năm) cần được thực hiện.Tuy nhiên, để được cấp chứng chỉ ISO, doanh nghiệp cần phải có các cam kết chắc chắn và đầy đủ trên cơ sở các nguồn nhân lực và tài lực. Doanh nghiệp cần phải có một cán bộ chuyên trách về chất lượng, chịu trách nhiệm đối với chính sách quản lý chất lượng, thủ tục, thực hiện, giám sát và theo dõi hồ sơ cần thiết. Hơn thế nữa, việc kiểm toán định kỳ nội bộ và kiểm toán bên ngoài cũng là yêu cầu bắt buộc và các việc này đều tốn kém về tiền bạc và thời gian. Các nhà nhập khẩu EU thường rất đề cao tiêu chuẩn chất lượng này. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển
Các đặc điểm của ISO 9000:
Hệ thống và ghi chép bằng văn bản chính sách chất lượng.
Trách nhiệm, quản hạn và mối tương quan của nhân sự được định nghĩa và đựơc ghi chép bằng văn bản
Rà soát định kỳ thường xuyên.
Hệ thống các kế hoạch chất lượng;
Tất cả các tiến trình được ghi chép bằng văn bản;
Sự tham gia cao của toàn bộ nhân viên;
Các chương trình huấn luyện nhân sự;
Các hoạt động chỉnh lý và ngăn cản;
Kiểm soát tiến trình từ mua nguyên vật liệu cho đến đóng gói, bốc dỡ, giao hàng, dịch vụ và xử lý khiếu nại;
Chứng nhận từ phía thứ 3;
Kiểm toán nội bộ và từ phía ngoài.
Việc xem xét, sửa đổi các series ISO 9000:2000 được xuất phát từ ý tưởng Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management – TQM), một tríêt lý dựa trên sự hài lòng của khách hàng và không ngừng nâng cao thành tích. Kể từ lần điều chỉnh gần đây nhất các tiêu chuẩn ISO được thực hiện năm 2000, đến nay còn 3 tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng:
ISO 9000:2000 (QMS – các qui tắc cơ bản và từ ngữ)
ISO 9001:2000 (QMS – các yêu cầu)
ISO 9004:2000 (QMS – Hướng dẫn nâng cao thành tích)
Phiên bản ISO 9001 mới thay thế cho các phiên bản cũ của ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003. Các nội dung thay đổi gồm:
Phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý môi trường.
Dễ dàng áp dụng cho các tổ chức nhỏ, vừa và lớn; trong khu vực tư nhân và công cộng
Có thể áp dụng đều nhau trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và phần mềm.
Các yêu cầu về môi trường, xã hội, xức khỏe và an toàn:
Các vấn đề liên quan đến môi trường:
Các tiêu chuẩn quản lý môi trường là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện Cách tốt nhất để chứng tỏ sự quan tâm đến môi trường ở cấp công ty là phải phát triển và tuân theo hệ thống quản lý môi trường ( EMS). EMS có thể được cấp chứng chỉ nếu công ty tuân theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý môi trường quốc tế EN/ISO 14001
Mục đích của tiêu chuẩn ISO14001 về bản chất cho phép mọi người biết rằng công ty được quản lý dưới hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn ISO14001 có thể trở thành 1 yêu cầu không chính thức tăng khả năng cạnh tranh trong nhiều khu vực thị trường.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS).
- Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).
- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE).
- Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL).
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA).
- Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental aspects in Product Standards).
Các đặc điểm của tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001
•Chứng nhận ISO dựa trên cơ sở tự nguyện, mặc dù nó có một sức ép đáng kể từ những người mua hàng Tây Âu;
•Nó là một quyết định của đội ngũ quản lý nhằm tránh sự ô nhiễm và chất thải đồng thời trở nên hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn khi tôn trọng môi trường;
•Các bộ tiêu chuẩn được thể hiện chi tiết dưới dạng thực hiện các công việc gì chứ không phải là như thế nào;
• Một chính sách môi trường cần được trình bày 1 cách có hệ thống;
• Huấn luyện nhân viên đóng vai trò gì trong các vấn đề môi trường;
• Kế hoạch, trách nhiệm và các tiến trình phải được ghi chép bằng văn bản;
• Các cơ chế kiểm soát, điều chỉnh và hoạt động ngăn cản cần được định ra;
• Yêu cầu kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài;
• Yêu cầu thực hiện kiểm tra quản lý định kỳ;
• Giấy chứng nhận do phía thứ 3 cấp.
Nhãn mác môi trường: Trong khi các hệ thống quản lý môi trường như EN/ISO 14001 tập trung vào việc thực hiện các tiến trình sản xuất, các hoạt động và các địa điểm, thì các chương trình dán nhãn môi trường xác định cụ thể các đặc tính về môi trường cho các sản phẩm và dịch vụ đơn lẻ. ví dụ: nhãn mác FSC và nhãn mác sinh thái môi trường quốc gia; hệ thống GSP trong đó thuế nhập khẩu của Châu Âu có thể giảm cho các sản phẩm nội thất “tốt với môi trường” hay chính sách quản lý chất thải.
Nhãn mác FSC: Hiện tại một vấn đề hết sức quan trọng đói với buốn bán đồ nội thất và gỗ quốc tế là nguồn gốc gỗ. Những sản phẩm có nguồn gốc không bền vững ngày càng gặp nhiều khó khăn trên thị trường Châu Âu. Việc nhập khẩu các mặt hàng này không bị pháp luật cấm nhưng lại gặp sự phản đối của khách hàng nên có ảnh hưởng tương tự như là tẩy chay. Hội đồng quản lý rừng FSC đã ban hành chứng nhận về gỗ đầu năm 1990 và càng ngày càng được người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn ở hầu hết thị trường Châu Âu. Chứng chỉ FSC là chứng chỉ nổi tiếng đã được quốc tế và nhiều tổ chức tiêu dùng và môi trường công nhận . Mới đây, hơn 8 triệu héc ta rừng đã được cấp chứng chỉ FSC trên thế giới. Chứng chỉ FSC cũng bao trùm lên “dây chuyền giám hộ” gỗ, đảm bảo là gỗ đã được cấp chứng chỉ FSC không đựơc trộn với gỗ được sản xuất theo cách không bền vững ở bất kỳ khâu nào trong suốt quá trình vận chuyển hoặc chế biến. Tất cả gỗ có chứng chỉ FSC có thể được truy tìm lại nguồn gốc nếu cần thiết. Biểu tượng FSC không chỉ đảm bảo rằng gỗ từ rừng được quản lý tốt mà con bảo đảm rằng trong toàn bộ các khâu chế biến từ rừng đến sản phẩm hoàn thiện, gỗ không bị trộn lẫn với các sản phẩm “không bền vững khác”. Hầu hết các bên trong ngành lâm nghiệp xem việc cấp chứng chỉ là cách mở đường, và đây là điều quan trọng đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển để có thể tiếp cận thị trường .Theo chương trình Smartwood, quy trình đánh giá cấp chứng chỉ rừng gồm 10 bước cơ bản như sau:
Đơn vị quản lý rừng làm đơn yêu cầu cho cơ quan đánh giá;
Cơ quan đánh giá xây dựng dự toán, chi phí và đàm phán với khách hàng (đơn vị quản lý rừng);
Khách hàng ký thỏa thuận với cơ quan đánh giá. Cơ quan đánh giá sẽ yêu cầu khách hàng ứng trước 60% chi phí cho dự toán để triển khai công tác đánh giá. Khi nhận được tiền, quá trình thực hiện bắt đầu;
Cơ quan đánh giá cử chuyên gia lãnh đạo đoàn đánh giá. Chuyên gia này sẽ được cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và bộ tiêu chuẩn đánh giá đã được chấp nhận;
Đoàn chuyên gia triển khai các hoạt động đánh giá tại hiện trường;
Thảo luận và thông báo kết quả đánh giá sơ bộ với khách hàng;
Gửi báo cáo sơ bộ cho cơ quan đánh giá;
Cơ quan đánh giá sẽ tổng hợp thành báo cáo và sẽ gửi cho khách hàng để tham gia ý kiến (thời gian tối đa là 2 tuần), đồng thời cũng gửi cho các chuyên gia độc lập đánh giá và cho ý kiến;
Chuyên gia chính sẽ tổng hợp, xây dựng báo cáo cuối cùng từ ý kiến của khách hàng và chuyên gia độc lập;
Trình bày báo cáo cho Giám đốc cơ quan chứng chỉ ra quyết định cấp chứng chỉ.
Cơ quan cấp chứng chỉ rừng là một tổ chức thứ ba, độc lập, có đủ tư cách và có trình độ nghiệp vụ được đông đảo các tổ chức môi trường, kinh tế và xã hội công nhận, được cả người sản xuất và tiêu dùng tín nhiệm. Hiện nay, các tổ chức cấp chứng chỉ rừng chính trên phạm vi toàn cầu là: Tổ chức cấp chứng chỉ rừng liên châu Âu (Pan-European Forest Certification - PEFC): hoạt động chủ yếu trên địa bàn châu Âu. Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Sterwardship Council), Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
Thời gian từ lúc bắt đầu đánh giá đến lúc kết thúc được cấp chứng chỉ thường mất khoảng 90 ngày. Chứng chỉ có giá trị trong 5 năm. Tuy nhiên, hàng năm cơ quan đánh giá thường tổ chức một đợt kiểm tra xem đơn vị quản lý rừng có tuân thủ liên tục các yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững hay không. Trong trường hợp khách hàng không tuân thủ các tiêu chuẩn quy định, chứng chỉ có thể bị thu hồi.
Nhãn mác sinh thái quốc gia: Mỗi nước Châu Âu đều có một số nhãn mác sinh thái cho các mặt hàng nội thất khác nhau được bán trên thị trường. Các chương trình nhãn sinh thái quốc gia nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sự lựa chọn trong việc mua sản phẩm đã được thiết kế, sản xuất và bao gói, và có thể được tiêu huỷ ở cuối chu trình có ích của chúng, theo cách có lợi cho môi trường. Việc sử dụng những nhãn mác như vậy cũng khuyến khích các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến tận dụng bền vững hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trên toàn EU, có nhiều loại nhãn sinh thái, trong số đó có “Nordic Swan” của Đan Mạch, Phần Lan và Thuỵ Điển, “Der Blaue Engel” (Blue Angel, Đức), “Milieukeur” (Hà Lan), “Marca AENOR Medioambiente” (Tây Ban Nha), “Umweltzeichen” (Áo), và “NF environment” của Pháp.
Các chương trình chứng nhận khác trong lâm nghiệp bao gồm The Pan-European Forest Certification Scheme (PEFC) và một nhãn khác được thiết lập bởi ITTO, Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế. ITTO xúc tiến các tiêu chuẩn lâm nghiệp trong các nước thành viên thông qua một loạt các sáng kiến, gồm Hiệp định gỗ quốc tế, ITTA.
Các vấn đề xã hội:
Sử dụng lao động trẻ em để sản xuất đồ nội thất và các mặt hàng khác là một trong những mối quan tâm lớn đối với nhiều nước Châu Âu. EU cấm nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em,v.v. đã được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105.
Các vấn đề sức khỏe và an toàn:
Việc nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Liên minh Châu Âu đều phải chịu một số quy định cấm các chất nguy hiểm độc hại ví dụ như các chất Creosote và Asecmic dùng để xử lý gỗ bị cấm ở toàn Châu Âu, đồng thời đưa Borax vào danh mục chất gây nguy hiểm cho người sử dụng (Thụy Điển), riêng Đức và Hà Lan cấm cả chất formaldehyde.
Sản xuất đồ nội thất phải tuân thủ một số quy định về sức khỏe và an toàn ví dụ như an toàn lao động, an toàn hóa chất, độ ồn và độ rung giữ ở mức thấp, điều kiện nhà xưởng nhà xuất khẩu phải trách nhiệm pháp lý theo quy định 85/343/EEC, nghĩa là phải có đền bù thiệt hại cho cá nhân hoặc tập thể khi sản phẩm không an toàn, gây thiệt hại cho người sử dụng.
Đóng gói và nhãn mác
Vận chuyển từ các nước đang phát triển xuất khẩu sang thị trường Châu Âu thường mất một quãng đường dài trước khi đến được đích, do vậy nên đóng gói đảm bảo chắc chắn và an toàn khi vận chuyển bằng đường biển. Hàng nội thất rất dễ bị hỏng hóc nên cần phải được đóng gói cẩn thận và chắc chắn.
Tiêu chuẩn đóng gói Châu Âu:
Châu Âu đã ban hành chỉ thị 94/62/EC quy định những tiêu chuẩn tối thiểu về đóng gói và chất thải đóng gói và được thực hiện hầu hết các nước Châu Âu từ năm 1996.Chỉ thị này đề ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa tạo ra chất thải bao bì, tái sử dụng bao bì, tái chế và giảm phần vứt bỏ/tiêu huỷ cuối cùng của chất thải đó.Chỉ thị cũng quy định mức tối đa kim loại nặng chứa trong bao bì và mô tả những yêu cầu cụ thể trong sản xuất và cấu thành bao bì. Chỉ thị áp dụng cho tất cả các loại bao bì và chất thải bao bì dùng trong ngành công nghiệp, thương mại, văn phòng, cửa hàng, dịch vụ, hộ gia đình hoặc ở bất kỳ nơi nào khác bất kể dùng nguyên liệu gì. Có nhiều hình thức khác nhau để thực thi Chỉ thị trong các nước thành viên EU. Trong số các chương trình đang hoạt động thì chương trình chất thải bao bì đựơc biết đến nhiều nhất ở Châu Âu là hệ thống “ Grune Punkt” hay “ Green Dot” của Đức ..Mỗi nước đều có quyền thêm các tiêu chuẩn của riêng của họ vào tiêu chuẩn chung này.
•Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để cho thể tích và cân nặng được giới hạn ở mức thấp nhất nhằm duy trì mức độ an toàn, vệ sinh cần thiết và sự chấp thuận của người tiêu dùng cho sản phẩm đóng gói.
• Bao bì được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá sao cho có thể được tái sử dụng hoặc thu hồi, bao gồm tái chế và để giảm thiểu ảnh hưởng về môi trường khi chất thải bao bì hoặc những phần dư từ chất thải bao bì được loại trừ.
• Bao bì phải được sản xuất để giảm thiếu sự hiện diện của các chất độc hại và các chất nguy hiểm khác.
Ký hiệu và nhãn mác:
Các kiện hàng cần có ký hiệu rõ ràng về tên, địa chỉ của người xuất khẩu và nhập khẩu, nước xuất xứ, cảng quá cảnh và thông tin về nội dung hàng để người nhập khẩu có thể biết chính xác những lô nào của sản phẩm đã đến. Người nhập khẩu cũng thường được yêu cầu ghi rõ mã hàng ở bao bì để họ có thể phân phối mà không cần phải mở thùng. Việc sử dụng mã vạch ngày càng phổ biến ở các kênh phân phối bán buôn và bán lẻ ở Châu Âu.
Nhãn mác phải được viết bằng tiếng Anh. Những thông tin dưới đây nên được đính kèm trên nhãn sản phẩm:
- Tên và loại sản phẩm
- Đưa ra các thành phần kể cả thành phần bổ sung có trong sản phẩm (các thành phần đưa ra phải phù hợp với những chuẩn mực trong quá trình sản xuất) và danh sách liệt kê phải tuần theo một thứ tự nhất định
- Bản kê khai các thành phần trong công thức (QUID). Nếu một thông tin quan trọng về công thức nhãn mác, số lượng tối thiểu như tỷ lệ % phải được đưa ra cạnh tên của sản phẩm hoặc tên thành phần trong danh sách các thành phần.
- Các điều kiện bảo quản và cách thức sử dụng
- Xuất xứ hàng hóa phải được viết ở khổ chữ 4mm
- Thời hạn sử dụng phải được ấn định cụ thể ngày thuộc quyền sở hữu của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu
- Trọng lượng: được đo trên đơn vị chuẩn
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà đóng gói hoặc nhà nhập khẩu tại EU
- Mã vạch định dạng EU: cần thiết cho mọi sản phẩm, nhưng không cần chỉ rõ thời hạn sử dụng. Mã vạch sẽ được xác định bởi chữ "L" ngoại trừ trong trường hợp nó có thể được phân biệt từ những dấu hiệu khác trên nhãn hiệu.
- Có thể minh họa trên nhãn sản phẩm nhưng nghiêm cấm chỉ ra các thành phần không có trong sản phẩm.
* Đơn vị đo lường
Hiện có hai hệ thống đo lường đang được sử dụng tại EU là hệ thống của Anh và hệ thống đơn vị quốc tế (SI). Có một thay đổi quan trọng trong hệ thống đơn vị mét. Theo quy định năm 1973 về kí mã hiệu hàng hóa (Merchandise Marks Order), một số loại hàng hóa đóng gói phải được ghi kí hiệu chất lượng bằng đơn vị thập phân đã làm tròn số hoặc đơn vị của Anh. Các quy định về hàng đóng gói (kiểm tra chất lượng) ban hành năm 1981 yêu cầu phải dùng hệ mét cho việc ghi kí hiệu kích thước chuẩn của hàng hóa. Hàng đóng gói trong mức giới hạn từ 5g/ml tới 55kg/l. Ngoài đơn vị mét ra có thể ghi bổ sung thêm đơn vị Anh nhưng không dùng nó để thay thế đơn vị mét. Các quy định này cũng yêu cầu nhà nhập khẩu phải sử dụng hệ mét để ghi số lượng cho mặt hàng đóng gói. Khi ghi số lượng cho hàng hóa phải chỉ rõ các đơn vị như: kilogram, gram, lít, centilít, mililít hoặc có thể sử dụng tên của đơn vị đo lường hay các kí hiệu quốc tế thông dụng. Có thể dùng chung đơn vị Anh với đơn vị mét để ghi số lượng hàng hóa.Tuy nhiên đơn vị mét có xu hướng được ưu tiên dùng hơn đơn vị Anh khi ghi kích thước, màu sắc, vị trí. Có nghĩa là khi sử dụng đơn vị mét để ghi số lượng thì nó phải được đứng trước và có kích thước to ngang đơn vị Anh.
Giải pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU
Các giải pháp vĩ mô
Mở rộng hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực, tham gia các liên minh, liên kết kinh tế
Hiện tại xuất khẩu đồ gỗ nước ta tuy đạt gần 3 tỷ trong năm 2008 đứng thứ 5 trên thế giới và đứng thứ 2 Đông Nam Á .Nhưng xét trên thị trường đồ gỗ thế giới, nước ta mới chỉ chiếm7,3% thị phần của thế giới, nên nước ta vẫn chỉ là một nước sản xuất nhỏ do đó ít có tác động đến thị trường thế giới. Trong khi đó, EU là một trong những thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới với trên 50% thị phần toàn thế giới. Với vị thế như vậy thì việc đồ gỗ xuất khẩu của nước ta bị áp đặt nhiều các hàng rào phi thuế gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Vì thế chính phủ càn theo đuổi sự hợp tác trong vùng lớn hơn để giúp vượt qua khoảng trống liên quan đến rào cản phi thuế quan của EU.
Điển hình, khi nước ta trở thành thành viên của WTO, các mặt hàng xuất khẩu của nước ra đã được áp dụng hiệp định về rào cản thương mại của WTO(TBT). Hiệp định TBT nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của những yêu cầu kỹ thuật đối với thương mại. Tuy nhiên, Chính phủ các nước giữ quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, an toàn, và môi trường. Hiệp định TBT chỉ nhằm đảm bảo là các biện pháp như vậy đã được thông qua và áp dụng theo cách “ thuận tiện cho thương mại ”. Hiệp định TBT là một phần không thể tách rời của Hiệp định WTO và bao hàm các quy định kỹ thuật có tính chất bắt buộc, các tiêu chuẩn tự nguyện và các thủ tục đánh giá hợp chuẩn (các thủ tục này đề ra qui trình với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật).
Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, cần phải tiếp tục tăng cường việc liên kết kinh tế với các nước đặc biệt là các nước xuất khẩu đồ gỗ tiến tới việc hình thành liên minh giữa các nước xuất khẩu đồ gỗ. Các chính phủ nên cộng tác trong nỗ lực để tránh sự leo thang các rào cản kỹ thuật và đẩy mạnh sự hoà hợp của các tiêu chuẩn, bộ luật xây dựng và các yêu cầu khác giữa các nước tiêu thụ. Họ nên tiếp tục nêu cao các chủ đề rào cản kỹ thuật với thương mại tại các tổ chức quốc tế như ITTO và đặc biệt nên cố gắng tổng kết các cuộc thảo luận theo Chương trình Doha.
Chính phủ nên thiết lập 1 chương trình vững chắc để phát triển các tiêu chuẩn địa phương về gỗ, hệ thống chứng nhận và các cơ sở vật chất cùng, phương tiện thí nghiệm
Các tiêu chuẩn kĩ thuật của EU luôn là hàng rào gây nhiều khó khăn nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam. Gần đây có một số lô hàng xuất khẩu của Việt Nam bị trả về do không đáp ứng được các yêu cầu về kĩ thuật gây ra tổn thất rất lớn cho các doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng này chính phủ nên phát triển các tiêu chuẩn địa phương về gỗ cùng hệ thống chứng nhận có uy tín trên thế giới. Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam về các sản phẩm đồ gỗ đã có từ lâu nhưng chưa thực sự có ý nghĩa trong xuất khẩu. Các tiêu chuẩn kĩ thuật của Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với EU gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì vậy việc thay đổi, bổ sung các tiêu chuẩn là thực sự cần thiết. Để đảm bảo tính hiệu quả của bộ tiêu chuẩn mới cần có một sự đầu tư nghiên cứu kĩ lưỡng thực trạng sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam cùng với các quy định hiện hành của thị trường EU. Đồng thời phải liên tục cẩm nhật các quy định, pháp lệnh mới về các tiêu chuẩn kĩ thuật của EU để có những thay đổi bổ sung phù hợp đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn không bị lạc hậu. Với trình độ kĩ thuật của nước ta hiện nay, việc làm này là khá khó khăn vì thế chúng ta cần phải có sự hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế tranh thủ sự trợ giúp về kĩ thuật cũng như đào tạo cán bộ của họ.
Mặt khác, để hệ thống tiêu chuẩn có hiệu quả cần có hệ thống cơ sở vật chất cùng các phương tiện thí nghiệm hiện đại để kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như đánh giá quy trình sản xuất. Các trung tâm kiểm tra chất lượng không chỉ có vai trò kiểm tra đánh giá và cấp chứng nhận cho doanh nghiệp mà còn có tác dụng hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp về vấn đề kĩ thuật. Để tăng tính hiệu quả của kế hoạch, cần chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến đồng thời phải chú trọng vấn đề đào tạo nhân viên cán bộ để có thể sử dụng được công nghệ tiên tiến.
Các cơ quan nhà nước cần có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ trồng rừng để đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ cho xuất khẩu
Một trong những vấn đề lớn nhất của đồ gỗ Việt Nam là phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu từ nước ngoài. Nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam lại chủ yếu được nhập từ Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar thường không rõ ràng về nguồn cung cấp. Vì vậy, khi xuất khẩu vào EU, nhiều khả năng những nhà sản xuất, xuất khẩu và bán lẻ đồ gỗ có nguồn gốc đáng nghi ngờ từ Việt Nam có thể bị chính phủ các nước nhập khẩu tịch thu hàng, phạt tiền.
Một trong những biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này là tăng cường việc trồng rừng để có thể chủ động về nguồn gỗ cũng như có thể dễ dàng hơn trong việc có được chứng chỉ rừng FSC và các nhãn mác sinh thái khác. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp tự đầu tư trồng rừng như hiện nay thì sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ cho biết, hiện nay họ không còn theo đuổi việc trồng rừng là do diện tích đất không còn đủ để họ đầu tư sản xuất quy mô hàng hoá. Mặt khác quy mô doanh nghiệp thường là nhỏ, đất đai, vốn liếng không đủ để đầu tư dài hạn cho việc trồng rừng. Theo tính toán của các chuyên viên chi cục Lâm nghiệp (trực thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai), không kể tiền thuế đất, tổng chi phí cho 1ha rừng kinh doanh (trồng bạch đàn, keo lá tràm...) khoảng từ 13 – 15 triệu đồng/ha trong suốt chu kỳ là 7 năm, kể từ ngày đặt cây giống. Do đó các cơ quan nhà nước cần thiết phải có những hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc trồng rừng
Thứ nhất nhà nước phải có xây dựng một kế hoạch dài hạn, đồng bộ và cụ thể. Ngành gỗ Việt Nam cần phải định hình được các sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế trên thị trường thế giới đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo... Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng của từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ... từ đó đưa ra những định hướng phát triển thống nhất trong liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chuyên môn hóa các công đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các doanh nghiệp..
Thứ hai nhà nước cần kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược, thống nhất thông qua các chương trình dài hạn đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế về môi trường
Thứ ba, nhà nước cần khuyến khích cũng như tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý, đất đai, vốn, kĩ thuật cho các doanh nghiệp có khả năng trồng rừng
Thứ tư có biện pháp hạn chế việc khai th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5982.doc