LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Chương I: Cơ sở lý luận 3
I. Quảng cáo trong kinh doanh du lịch 3
1. Khái niệm 3
2. Chức năng của quảng cáo 4
3. Đặc điểm của quảng cáo trong kinh doanh du lịch 5
4. Các nội dung cơ bản của hoạt động quảng cáo trong kinh doanh du lịch. 6
4.1. Các phương tiện chủ yếu của quảng cáo 6
4.2. Các quyết định cơ bản của quảng cáo trong kinh doanh du lịch 6
4.2.1. Xác định mục tiêu quảng cáo 6
4.2.2. Xác định ngân sách quảng cáo 7
4.2.3. Xác định thông điệp quảng cáo 8
4.2.4. Lựa chọn phương tiện quảng cáo 8
4.2.5. Đánh giá kết quả quảng cáo 8
II. Quan hệ công chúng (PR) trong kinh doanh du lịch 9
1. Khái niệm 9
2. Đặc điểm cua PR trong kinh doanh du lịch 9
3. Các nội dung cơ bản của hoạt động PR trong kinh doanh du lịch 10
3.1. Các công cụ chủ yếu của hoạt động PR 10
3.2. Các quyết định cơ bản của hoạt động PR 11
3.2.1. Đánh giá tình hình 11
3.2.2. Xác đinh mục tiêu của hoạt động PR 11
3.2.3. Xác định nhóm công chúng mục tiêu 11
3.2.4. Lựa chọn thông điệp và phương tiện truyền thông cho hoạt động PR 12
3.2.5. Hoạch định ngân sách cho hoạt động PR 12
3.2.6. Thực hiện kế hoạch PR 12
3.2.7. Đánh giá kết quả của hoạt động PR 12
Chương II: Thực tế việc tiến hành các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” 15
I. Tổng quan ngành du lich Việt Nam 15
2. Việt Nam -Vẻ đẹp tiềm ẩn 17
3. Các hoạt động quảng cáo cho chương trình 21
4. Thực tế việc thực hiện các hoạt động PR 28
Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình “ Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn”. 34
KẾT LUẬN 37
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3103 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” của Tổng cục du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cáo thường lớn hơn PR rất nhiều, do PR không phải chi các khoản tiền lớn thuê mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông và không cần chi phí thiết kế sáng tạo và sản xuất cao. Tuy nhiên, hiệu quả thông tin thường lại thấp hơn do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng.
Các hoạt động PR cũng thường mang tính nhất quán lâu dài hơn. Một khẩu hiệu quảng cáo, một tính chất sản phẩm hay thậm chí một chiến lược kinh doanh có thể thay đổi khá thường xuyên để bắt kịp thị hiếu của thị trường, song hình ảnh và các giá trị của thương hiệu thường phải được xây dựng và giữ gìn trong một quá trình lâu dài mới tranh thủ được lòng tin của công chúng.
Một đặc điểm nữa của PR là thường đem đến lợi ích cụ thể cho đối tượng. Một chương trình ca nhạc do Nokia tài trợ không chỉ quảng bá cho sản phẩm của Nokia mà còn là một hoạt động giải trí có tính văn hoá và chất lượng nghệ thuật cao cho người xem. Bia Tiger tài trợ cho bóng đá Việt Nam cũng được thưởng thức Tiger Cup hấp dẫn. Đó là chưa kể đến các hoạt động từ thiện rõ ràng như Foster’s bia chi hàng trăm triệu đồng nâng cấp bệnh viện Đà Nẵng…
Các hoạt động PR của nhiều công ty thường có mục tiêu gây cảm tình của công chúng nói chung mà không gắn với sản phẩm cụ thể. Rõ ràng là hoạt động PR ít nhiều có tác dụng tích cực cho xã hội.
Tuy nhiên, quảng cáo lại có thể truyền tải những thông tin và thông điệp đến cho một lượng lớn đối tượng công chúng mục tiêu trong một thời gian ngắn nhờ các phương tiện truyền thông, điều mà PR không thể làm được. Hơn nữa, các thông điệp quảng cáo thường ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, nên dễ lưu lại ấn tượng trong tâm trí nhiều khách hàng mục tiêu. Mặt khác, các hoạt động PR rất khó kiểm soát vì nội dung thông điệp thường được truyền tải qua góc nhìn của bên thứ 3 (nhà báo, nhân vật nổi tiếng, chuyên gia, sự kiện…).
Nói tóm lại, nếu quảng cáo đóng vai trò hết sức quan trọng để sản phẩm của công ty được biết đến và nhớ tới rộng rãi thì PR góp phần để sản phẩm và công ty đều được yêu mến và tin cậy.
Chính vì những lý do trên mà chúng ta không thể tách rời hoạt động PR và quảng cáo, chúng phải luôn được tiến hành cùng lúc nhằm đem lại hiệu quả truyền thông tốt nhất cho doanh nghiệp.
Chương II: Thực tế việc tiến hành các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn”
I. Tổng quan ngành du lich Việt Nam
Theo đánh giá của các tổ chức du lịch quốc tế, Việt Nam hiện được đánh giá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch. Nhưng đó chưa phải là tất cả các yếu tố đưa con tàu du lịch Việt Nam đi lên.
Từ chỗ đứng vào nhóm các nước kém phát triển nhất, Việt Nam đã vươn lên hàng trung bình trong khu vực, vượt qua Philippines, chỉ còn sau 4 nước phát triển du lịch hàng đầu là Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia. Du khách đến Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo nghiên cứu mới nhất được tiến hành bởi Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) phối hợp với tổ chức dự báo kinh tế Oxford (Oxford Economic Forecasting _ OEF) thì Việt Nam được xếp hàng thứ 6 trong nhóm 10 nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất giai đoạn 2007-2016, đó là một tín hiệu khẳng định tiềm năng du lịch của Việt Nam sẽ đem lại một tương lai tốt đẹp cho ngành trong sự hội nhập toàn cầu. Bằng chứng là gần đây nhiều hãng lữ hành lớn của quốc tế và ngành du lịch các nước, đặc biệt là trong khối APEC cũng đã có những khảo sát, quan hệ hợp tác rất tích cực. Họ coi đây là một địa chỉ du lịch an toàn cho du khách và ít rủi ro cho các nhà đầu tư. Nếu nhìn vào mối quan hệ với 1000 hãng du lịch, trong đó có những hãng rất lớn của hơn 60 nước, vùng lãnh thổ và là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, các Hiệp hội du lịch châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á, chúng ta sẽ thấy, du lịch Việt Nam đã phát triển ở một tầm mới đầy triển vọng.
Nhằm nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút hơn nữa nhiều khách du lịch đến Việt Nam, ngành du lịch đã chú trọng công tác xúc tiến du lịch mang tính chuyên nghiệp. Từ năm 2003, du lịch Việt Nam thường xuyên tổ chức sự kiện năm du lịch quốc gia, mỗi năm một chủ đề nhằm khơi dạy và phát huy tiềm năng du lịch của từng vùng miền. Ngành du lịch kết hợp với các địa phương tổ chức các sự kiện như: Năm du lịch Thái Nguyên, Lễ hội du lịch-văn hoá Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Lễ hội Carnaval đường phố Hạ Long, các lễ hội kỉ niệm 100 năm Sầm Sơn, 100 năm Cửa Lò, Festival biển Nha Trang, Đà Nẵng, Lễ hội Quảng Nam-Con đường di sản, Liên hoan du lịch Bà Nà, Lễ hội trái cây đồng bằng sông Cửu Long… tổ chức các hội thảo, hội nghị về giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam; cũng như tham gia các sự kiện du lịch quốc tế trong và ngoài khu vực: Diễn đàn ATF tại Singapore, Hội chợ du lịch quốc tế ITB tại Đức, Hội chợ MTTT và Intoumarket tại Nga, Hội chợ Salon Mondial tại Pháp, Hội chợ WTF tại Thượng Hải, Lễ hội tại Côn Minh (Trung Quốc)… Những sự kiện này có tác động tích cực quảng bá, tuyên truyền thu hút khách du lịch, đem lại hiệu quả tăng trưởng chung của ngành.
Cũng như nhiều nước, du lịch đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, du lịch Việt Nam cũng được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhìn vào giá trị GDP hàng năm của ngành du lịch mang lại ta sẽ thấy, phát triển du lịch đã có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tại các vùng trọng điểm, du lịch không ngừng thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống CT, KT-VH, XH của cộng đồng dân cư. Chẳng những thế, phát triển du lịch cũng đồng nghĩa với việc góp phần bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhờ đó, việc khôi phục và phát triển các di sản văn hoá, loại hình nghệ thuật, lễ hội cùng những ngành nghề truyền thống cũng được mở rộng. Sự phát triển của du lịch còn mở mang giao lưu giữa các vùng, miền trong cả nước và với các nước nhằm nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Chiến dịch quảng bá mới của du lịch Việt Nam đã được phát động. Tiêu đề và biểu tượng mới: “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” đang được quảng bá rộng rãi trong toàn ngành, thu hút được sự quan tâm, đánh giá cao của các nhà hoạt động du lịch chuyên nghiệp và của công luận trong và ngoài nước. Bằng việc đưa ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang cố gắng để quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm đặc thù. Từng địa phương cũng đã tích cực đưa ra các chủ trương, kế hoạch, nhằm xúc tiến, quảng bá điểm đến từng vùng, miền.
Bước đầu, ngành du lịch cũng đã thu được một số kết quả đáng khen ngợi. Rõ nét nhất là sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Việc hội nhập với nền kinh tế quốc tế đã giúp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước, đặc biệt là khách du lịch hội nghị, hội thảo (MICE), người nước ngoài vào tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO khiến cho các nhà đầu tư thêm tin tưởng khi đầu tư vào Việt Nam, hứa hẹn làn sóng đầu tư vào du lịch-dịch vụ sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt là lĩnh vực khách sạn nhà hàng.
Khi gia nhập vào WTO, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực khách sạn nhà hàng và dịch vụ đại lý lữ hành. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp du lịch, bởi các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, sản phẩm và dịch vụ du lịch còn đơn điệu, cơ sở hạ tầng du lịch ít được đầu tư, nâng cấp, việc kinh doanh du lịch còn manh mún, mang tính cục bộ và tính “ăn xổi ở thì”. Những thách thức trên đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch cần đầu tư nâng cao sức cạnh tranh. Nhưng có nhiều việc nằm ngoài tầm tay của các doanh nghiệp, cần phải có sự ra tay của Nhà nước, đó là đầu tư mạnh hơn cho phát triển hạ tầng du lịch, có các quy hoạch rõ ràng về đất đai, diện tích dành cho du lịch và có sự đầu tư nguồn nhân lực cho du lịch ở trong nước, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho du lịch phát triển.
Vậy làm sao để quảng cáo, tiếp thị du lịch trở thành một hoạt động chuyên nghiệp, đúng tầm và đặc biệt hạn chế được sự nghèo nàn, tẻ nhạt, bên cạnh việc xây dựng chiến lược marketing cụ thể, ngành du lịch Việt Nam đang mong muốn có sự góp tay của các doanh nghiệp và đặc biệt là sự ủng hộ của các ngành, các địa phương trong cả nước. Không pahir chờ đến các sự kiện du lịch, mà ở mọi lúc, mọi nơi, các doanh nghiệp, các địa phương phải chủ động, không bỏ lỡ thời cơ, có như vậy du lịch Việt Nam mới đáp ứng được tiến trình hội nhập.
2. Việt Nam -Vẻ đẹp tiềm ẩn
Nét riêng của du lịch Việt Nam là sự bí ẩn kỳ diệu. Việt Nam như viên ngọc trong đá đang chuyển mình thức dậy chứ chưa lộng lẫy toả sáng. Còn lạ lùng với thế giới, Việt Nam chưa là điểm đến quen thuộc. Việt Nam-dấu hỏi gợi sự tò mò.
Rõ ràng, Việt Nam vẫn còn là điều bí mật ẩn giấu giữa lòng châu Á. Có lẽ đó chính là sự khác biệt lớn nhất của Việt Nam so với các nước trong vùng đã từng quảng bá rất hiệu quả đất nước mình và đã đón hàng chục triệu du khách mỗi năm (Thailand, Singapore, Malaysia, HongKong…). Ẩn giấu, ít được biết đến, lại nằm ngay giữa những “đại gia” tên tuổi lừng lẫy, nhưng Việt Nam lại không hề thua kém về sức hút đến độ mê hoặc lòng người.
Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với tiêu đề và biểu tượng của du lịch Việt Nam là phải thể hiện được ý nghĩa: Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đến mê hoặc, nhưng chưa được nhiều người biết đến. Muốn vậy du lịch Việt Nam cần chuyển động theo một tiêu chí cụ thể, xuyên suốt và hiệu quả. Đó là lý do vì sao cuộc thi “Tìm kiếm slogan mới cho ngành du lịch Việt Nam” được tổ chức, chỉ trong vòng 4 tháng, cuộc thi đã thu hút được 938 người tham gia dự thi với gần 1200 tác phẩm, 814 tác phẩm tiêu đề và 380 biểu tượng. Bên cạnh đó, cuộc thi cũng đã thu hút được nhiều hãng quảng cáo có thâm niên, uy tín, liên kết với các hãng chuyên nghiệp nước ngoài nổi tiếng. Cuối cùng, tiêu đề và biểu tượng “Việt Nam-the hidden charm” hay “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” đã được lựa chọn. Nếu như các tiêu đề “Malaysia-Truly”, “Thailand-Happiness on Earth”, “Uniquely Singapore”, “Taiwan-Touch your Heart”, “HongKong-Live it, Love it”, “Dynamic Korea”…nói đến vẻ đẹp lộng lẫy, phong phú của đất nước họ, thì “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” gợi nên vẻ đẹp quyến rũ nhưng vẫn còn tiềm ẩn. Du khách đến Việt Nam tuy chưa thấy nét tráng lệ của đô thị, nhưng chỉ cần đến thăm, họ sẽ phát hiện ra những điều ẩn giấu dưới vẻ bề ngoài giản dị, đó là con người Việt Nam thân thiện, mến khách, phong cảnh Việt Nam tuyệt đẹp và ẩm thực của Việt Nam vô cùng hấp dẫn.
Song song đó, biểu tượng của du lịch Việt Nam phải thể hiện được ý nghĩa của tiêu đề. Với hình ảnh búp sen được vẽ bằng kỹ thuật thư pháp, gần gũi, nhẹ nhàng nhưng khoẻ khoắn, nằm giữa 2 chữ Việt Nam, búp sen tượng trưng cho hình ảnh đất nước như hoa sắp nở, còn e ấp, ẩn dấu những nét độc đáo. Hoa sen còn là hình ảnh tiêu biểu tuy mộc mạc nhưng thanh cao của văn hoá Việt, tượng trưng cho sự thanh tú nhưng vô cùng mãnh liệt, không ngừng vươn lên của đất nước và con người Việt Nam. Cùng với màu đỏ nhiệt huyết, với màu vàng đất hiền lành của 2 chữ “Việt Nam”, kiểu chữ là sự phối hợp các loại chữ viết khác nhau, có nét xổ của thư pháp (chữ i), có nét cong ngược của chữ Việt cổ (chữ e, a), bên cạnh những nét thẳng, đều Latinh (v, t, n, m), tất cả tượng trưng cho đặc tính của văn hoá Việt Nam, là sự hài hoà giữa những dị biệt. Sự hài hoà, chân thật, gần gũi, giản dị không kiểu cách.
Với tuyệt đại đa số du khách trên thế giới, Việt Nam còn xa lạ, ẩn kín như búp sen chưa nở, không lộng lẫy phô trương. Nhưng búp sen ấy lại đầy vẻ tinh tế và quyến rũ, kín đáo, hứa hẹn nhiều thú vị tròn đầy. Biểu tượng du lịch mới có được sự cân đối về bố cục, màu sắc hài hoà, tạo được một ấn tượng đẹp đẽ về thị giác. Câu slogan “Việt Nam-The hidden charm” khi đọc cũng tạo nên vần giúp du khách dễ nhớ hơn.
Việc cho ra đời một logo và khẩu hiệu mới có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành du lịch. Logo và khẩu hiệu, ngoài chức năng quảng bá, thu hút du lịch, còn có ý nghĩa tượng trưng cho nền văn hoá mang bản sắc rất riêng của một quốc gia, lãnh thổ.
Không chỉ người Việt Nam mà ngay cả các chuyên gia du lịch quốc tế cũng thừa nhận rằng: Việt Nam hiện vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được biết đến và nhiều cái biết thì lại chưa được khai thác hết. Đó cũng là cái lý trả lời cho câu hỏi vì sao ngành du lịch lấy “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” là biểu tượng và tiêu đề cho Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010. Đất nước hình chữ S vẫn luôn được xem là điểm đến của du khách quốc tế bởi vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên, nền văn hoá đậm đà bản sắc và những con người thân thiện. chỉ 5 năm qua (2000-2005), với những nỗ lực đổi mới chính mình, hoạt động du lịch Việt Nam đã làm được nhiều việc để khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam. Phụ trương của nhật báo “Buổi chiều”, tờ báo lớn của Bỉ, mới đây đã dành chọn 6 trang viết nhiều bài và ảnh phản ánh cuộc sống đang thay da đổi thịt từng ngày tại Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh đến sự “cất cánh” của ngành du lịch. Đó là sự mô tả về cuộc sống sôi động và phong cảnh hữu tình tại những địa danh mà tác giả đã dừng chân dọc theo chiều dài đất nước. Một thành phố HCM nhộn nhịp giao thương trong dáng vẻ của một đô thị hiện đại, là vùng duyên hải miền Trung thơ mộng, hùng vĩ, là thủ đô Hà Nội với “ một vẻ duyên dáng, quyến rũ đến lạ thường”. Đặc biệt trong hành trình khám phá Việt Nam, tác giả khẳng định, không thấy có bất cứ sự bất ổn nào trên những con đường, điều mà không nhiều quốc gia có được.
Và đó chỉ là một cái nhìn trong rất nhiều cái nhìn khách quan khác về du lịch Việt Nam. Một vịnh Hạ Long xanh ngắt; một đô thị phố cổ Hội An trầm lắng; một xứ Huế mộng mơ; động Phong Nha-Kẻ Bảng lung linh, huyền ảo; hay như bãi biển Nha Trang đẹp như một bức hoạ và không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên hùng tráng… của 54 dân tộc anh em. Với những nét văn hoá vô cùng đặc sắc đã tạo nên một Việt Nam với những chấm đỏ trên bản đồ di sản văn hoá thế giới. Nói như nhận xét của nhiều người nước ngoài đã nhiều năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam: “Các bạn sẽ đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác ở đất nước tươi đẹp và thân thiện này”.
Tuy nhiên, cùng với việc làm gì để thu hút du khách thì vấn đề phát triển bền vững cũng được đặt ra. Bài học đặt ra với một số quốc gia chỉ chú trọng vào thu hút khách du lịch đem về một nguồn thu nhập không nhỏ mà đánh mất dần bản sắc, văn hoá, lối sống, sự phá huỷ môi trường cảnh quan đã tác động đến những người làm du lịch Việt Nam cũng như Chính phủ. Bên cạnh sự giúp đỡ của UNESCO và những nỗ lực của Chính phủ, ngành du lịch trong nhiều năm qua, các di tích văn hoá và lịch sử, cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng ở Việt Nam đã và đang được giữ gìn, đầu tư và tu bổ. Chúng ta không ngạc nhiên gì khi bắt gặp các du khách nước ngoài, thậm chí là những cuộc đặt hàng khám phá Việt Nam trên những nẻo đường heo hút ở núi rừng Tây Bắc, Đông Bắc. Ngoài đi du lịch theo tour, rất nhiều du khách thích tự khám phá Việt Nam theo cách của mình. Điều đó cũng rất dễ hiểu khi, hầu như, đi đến đâu, họ đều tìm thấy những nét Việt Nam rất riêng. Các chuyên gia trong ngành du lịch và khách sạn rất có lý khi nhận định rằng, ngành du lịch Việt Nam sẽ phát triển bùng nổ nhờ vẫn giữ được hương vị và sắc màu riêng của Việt Nam cùng với phong cảnh núi non sông biển hấp dẫn.
Do du khách muốn đến Việt Nam không phải là những du khách đi thụ hưởng, nghỉ dưỡng hay mua sắm, mà phần lớn trong giai đoạn này là những người thích khám phá lịch sử, văn hoá và cảnh quan còn nguyên sơ của Việt Nam. “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” tiêu đề này như một sự tất yếu, Việt Nam đang làm nổi bật vẻ đẹp tiềm ẩn của cảnh quan, bản sắc Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
Với khẩu hiệu “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn”, các nhà quản lý du lịch Việt Nam đang đứng trước một thách thức lớn là làm như thế nào để khai thác những nét lôi cuốn, tiềm ẩn ấy để có thể mời gọi khách du lịch đến Việt Nam. PR và quảng cáo chính là hai công cụ hết sức cần thiết trong chiến dịch truyền thông và quảng bá của ngành du lịch Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
3. Các hoạt động quảng cáo cho chương trình
Chiến dịch quảng bá “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” đã được phát động và đang được thực hiện rất khẩn trương bằng những hoạt động thực tế. Mọi quốc gia, mọi Chính phủ, mọi doanh nghiệp đều quá hiểu một nguyên lý của thời đại thông tin: truyền thông chính là phương tiện tốt nhất để quảng bá thương hiệu.
Khi Hội nghị APEC sắp được tổ chức, Tổng cục du lịch Việt Nam đã sớm có đề án quảng bá du lịch tới các địa phương trong cả nước. Theo đó, Tổng cục đã đưa ra kế hoạch làm mới các biển quảng cáo tấm lớn tại các địa phương, các trục đường lớn, sân bay, cửa khẩu quốc tế…Tuy nhiên, trên thực tế, khi mà sự kiện APEC đã cận kề, người ta vẫn không thấy xuất hiện nhiều biển quảng cáo tấm lớn mang khẩu hiệu như đã định. Thậm chí, tỷ lệ các biển quảng cáo du lịch còn chiếm quá nhỏ so với các biển quảng cáo khác. Sự chậm trễ này chính là một trong những biểu hiện chứng tỏ sự yếu kém của ngành du lịch trong khâu quảng bá.
Một phương tiện có thể nói là mang tính hiệu quả nhất hiện nay đó là phương tiện điện tử. Khi thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ công nghệ thông tin thì việc quảng cáo hình ảnh Việt Nam trên các kênh truyền hình trong và ngoài nước, trên mạng internet… không còn là điều mới mẻ nữa.
Chuyên mục “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” xuất hiện trên kênh VTV1 với mỗi tuần 2 video clip mới, mỗi chương trình gói gọn trong 5 phút, “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” mang đến những góc nhìn mới trong rất nhiều tua du lịch trên mọi miền đất nước. Nếu bạn là một người thích khám phá những miền đất mới, đây sẽ là một kênh thông tin đa dạng để lựa chọn những chuyến đi phù hợp với sở thích của mình.
Mỗi video clip sẽ giới thiệu về một sản phẩm, dịch vụ du lịch (tour, điểm du lịch; ẩm thực; giải trí; mua sắm). Điều thu hút đông đảo khán giả chú ý đến chương trình là tiêu chí giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch phải bao gồm các yếu tố: mới lạ, hấp dẫn, độc đáo, sống động và có tính cộng đồng. Không mang tính dàn dựng, trong các video clip mà bạ theo dõi trên truyền hình có sự hiện diện của các hướng dẫn viên và khách du lịch là hoàn toàn thực tế. Các video clip sinh động này do chính các công ty du lịch thiết kế ý tưởng và thực hiện. Qua đó, những người làm du lịch trong nước đã thể hiện sự sáng tạo của mình trong việc khám phá nét mới và vẻ đẹp mới. Tới Hạ Long, du khách có thể chèo thuyền kayak đi 4-5 ngày, tham gia đua thuyền, khám phá những nơi rất xa mà thuyền lớn không vào được. Vào Đắc Lắc, du khách trải qua cảm giác đung đưa trên lưng voi vượt hồ. Đến Phú Quốc, du khách có thể tham gia môn câu cá chạy đầy thú vị. Về Ninh Bình, du khách có thể ngồi thảnh thơi trên chiếc xe bò kéo, thăm vãn cảnh làng quê êm đềm… Sự sáng tạo của các công ty du lịch mang đến những nét mới trong các tour cho du khách trong và ngoài nước. Từ phía những người làm chương trình, họ muốn qua những video clip thể hiện nét gì đó rất Việt Nam. Tham gia cùng Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn là một cơ hội để các công ty du lịch giới thiệu với khán giả truyền hình những thế mạnh của mình.
Điểm khác biệt của chương trình còn ở chỗ, đảm nhận vị trí MC hiện trường chính là các hướng dẫn viên du lịch. Sự quen thuộc trong công việc, kiến thức thông thuộc về địa lý, lịch sử, văn hoá tại điểm đến đã giúp cho các “MC hiện trường” đảm nhận khá tốt vị trí này. Mặt khác cứ đền thứ 7 hàng tuần, khán giả sẽ gặp một hình ảnh MC trong trang phục tiếp viên hàng không VietNam Airlines. Nữ tiếp viên này sẽ tư vấn cho khán giả những thông tin liên quan đến dịch vụ hàng không, để những người chưa từng đi máy bay sẽ không có cảm giác lạ lẫm trước những quy định đối với khách hàng.
Đối tượng xem chương trình là người Việt Nam sống ở trong nước và nước ngoài, du khách quốc tế có nhu cầu tham quan, tìm hiểu Việt Nam. Khi xem “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” khán giả sẽ viết cảm nhận, những phát hiện của mình về điểm đến và gửi cho chương trình, hàng tuần chương trình sẽ trao giải thưởng cho những khám phá có giá trị nhất. Phần thi này nhằm hướng khán giả chủ động tìm tòi, sáng tạo trong việc góp phần phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm ẩn.
Chỉ quảng cáo ở trong nước thôi thì không đủ mà quan trọng là phải hướng ra thị trường du lịch quốc tế, đây là điều kiện sống còn đối với ngành du lịch. Nhưng do ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên việc quảng bá Việt Nam trên các tờ báo nổi tiếng như NewYork Times, hay những kênh truyền hình nổi tiếng như CNN, Discovery… có thể là quá xa vời. Nhưng có lẽ ai cũng muốn quảng bá thương hiệu Việt Nam dựa trên sức mạnh lan toả kỳ diệu của truyền thông thế giới. Ở những nước lớn, truyền thông là công cụ để mở rộng ảnh hưởng, với những nước khác, đó là cách thức dễ dàng để quảng bá hình ảnh của đất nước mình, mở đường cho những cuộc xâm nhập thị trường mới.
Việc xúc tiến quảng bá về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, một đất nước có bề dày lịch sử và văn hoá, cũng như nhiều phong cảnh thiên nhiên hết sức đẹp, người dân thân thiện, mến khách, là thức sự cần thiết để làm cho thương hiệu du lịch Việt Nam có vị trí trong khối các nước ASEAN và trên thế giới. Chính vì vậy, ngày 6/9/2006, Chính phủ đã duyệt đề án đồng ý cho Bộ Văn hoá, Thông tin và Du lịch thực hiện việc quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN với tổng ngân sách gần 300.000 USD.
Chương trình quảng cáo do toàn bộ êkíp của kênh CNN thực hiện, họ đều là những người dạn dày kinh nghiệm làm quảng cáo cho kênh truyền hình Mỹ này. Những cảnh quay đầu tiên là: biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam ở 16 Lê Thái Tổ, múa màn Chăm “Khúc biến tấu pho tượng cổ”, màn độc tấu đàn k’ní và đàn t’rưng, màn múa “Những cô gái Việt Nam”, tiếp theo là múa rối Thăng Long. Đoàn làm phim cũng đã phải ghi hình ở rất nhiều nơi ở thủ đô Hà Nội như: lăng chủ tịch Hồ Chí Minh và nơi ở của Người, Phủ Chủ Tịch, Chùa Một Cột, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, phố cổ Hà Nội, trường tiểu học Nguyễn Tri Phương… và quay các cảnh đẹp ở vịnh Hạ Long. Video clip với thời lượng 30s đã thể hiện một cách sinh động những nét đặc sắc của vẻ đẹp Việt Nam về phong cảnh thiên nhiên ba miền Bắc, Trung, Nam, đặc biệt đậm nét là vịnh Hạ Long. Việt Nam được thể hiện là một đất nước của văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, được phát triển qua nhiều thế kỷ; là nghệ thuật, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực tuyệt vời; là tà áo dài thanh lịch, nụ cười thân thiện và những vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống lao động của con người Việt Nam. Toàn bộ chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên CNN được phát sóng liên tục 13 tuần, mỗi ngày 2 lần vào giờ cao điểm với tổng số lần phát sóng là 182. Sau khi phát sóng, hình ảnh Việt Nam trung thực (True VietNam) mang bản sắc của con người và cảnh vật Việt Nam đã thực sự đến với thế giới (mặc dù mới dừng lại ở châu Á).
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp du lịch cho rằng các chương trình quảng cáo du lịch Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là chương trình trên CNN không có kết quả như mong đợi. Theo cac doanh nghiệp này, Tổng cục du lịch phải có những cuộc khảo sát do những chuyên gia thực hiện để tìm đúng thị trường và sản phẩm du lịch mà ngành cần quảng cáo. Một minh chứng rõ ràng là đoạn phim trên CNN chỉ giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam với thị trường châu Á. Thế nhưng, những du khách tiềm năng của Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc lại không coi kênh truyền hình tiếng Anh này là một nguồn thông tin ưu tiên khi tìm kiếm thông tin du lịch trong khu vực. Trong khi đó, khách du lịch châu Âu cũng không thể tiếp cận những thông điệp bằng tiếng Anh của du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình dành cho châu Á.
Điều này càng thể hiện quảng bá là khâu yếu kém của du lịch Việt Nam, không hẳn là do thiếu kinh phí mà còn do thiếu tầm nhìn.
Việc quảng cáo trên các kênh truyền hình quốc tế như CNN là điều rất tốt song lại quá đắt so với kinh phí hạn hẹp của Việt Nam (23tỷ trong năm 2007). Vậy làm sao để có thể quảng bá hình ảnh miễn phí? Đó là điều mà các đoàn làm phim nước ngoài tới Việt Nam đang thực hiện cho chúng ta.
Năm 2007, các hình ảnh về phong cảnh và ẩm thực Việt Nam có thể nói đã xuất hiện khá nhiều trên các đài truyền hình Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Áo, Thụy Sĩ, Australia…
Tháng 1/2007, êkíp làm phim về ẩm thực của hãng truyền hình Chukyo (Nhật bản) tới Tp HCM để khởi quay phóng sự với chủ đề “Bất ngờ ẩm thực Việt”. Phóng sự xoay quay việc những vị khách Nhật sang Việt Nam tìm kiếm những mosn ăn Việt phù hợp với bữa cơm của người Nhật. Trong đó có những cảnh quay đề cập những nét độc đáo và thú vị qua từng món ăn của người Việt: Thịt nướng, bún bò, phở, rượu cần… Phóng sự được thực hiện trong 85 phút và được phát sóng trên toàn nước Nhật.
Tháng 3/2007, đầu bếp nổi tiếng Wini Bruger-Chủ nhà hàng “Indochine 21” của Áo-đã tham gia nấu món Việt đặc sắc tại gian bếp của một khách sạn 5 sao tại Hà Nội và Tp HCM. Đó là một phần của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36135.doc