MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. Lý do chọn đề tài 1
1. Vị trí của nhà văn Cervantes và tác phẩm "Đôn Kihôtê - nhà quí tộc tài ba xứ Mantra" trong nền văn học thế giới. 1
2. Niềm thích thú và say mê riêng của người nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa 2
II. Lịch sử vấn đề và giới thuyết khái niệm 3
1. Lịch sử vấn đề 3
2. Giới thuyết khái niệm 4
2.1. Trò chơi 4
2.2. Luật chơi 4
2.3. Người tham gia trò chơi 4
2.5. Không gian chơi 5
2.6. Thời gian chơi 5
3. Lễ hội Carnaval - cội nguồn của thủ pháp trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê. 5
III. Phạm vi nghiên cứu 8
IV. Phương pháp nghiên cứu 9
V. Bố cục báo cáo 9
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG I: TRÒ CHƠI HIỆP SĨ 10
I. Luật chơi 10
1. Cơ sở của luật chơi 10
2. Nội dung của luật chơi 11
II. Người tham gia trò chơi 11
1. Tham gia trò chơi với ý thức "sống" 12
1.1. Khái niệm "ý thức sống" 12
1.2. Hành động "lập những chiến công hiển hách" của Đôn Kihôtê 12
1.3. Hành động "phụng sự tình nương" của hiệp sĩ Đôn Kihôtê 16
1.4. Đôn Kihôtê và giám mã Xantrô Panxa 17
2. Tham gia trò chơi với ý thức "chơi" 19
2.1. Tập thể người tham gia rộng lớn 20
2.2. Hoạt động của những người tham gia với ý thức chơi 22
III. Không gian - thời gian tổ chức trò chơi 25
1. Không gian của trò chơi hiệp sĩ 25
2. Thời gian của trò chơi hiệp sĩ 26
CHƯƠNG II: CÁC TRÒ CHƠI LỒNG GHÉP 31
I. Trò chơi mục ca 31
1. Luật chơi 31
1.1. Cơ sở của luật chơi 31
1.2. Nội dung của luật chơi 32
2. Người tham gia trò chơi 33
2.1. Tập thể người tham gia đông đảo 33
2.2. Hoạt động của người tham gia trò chơi 35
2.3. Ý thức của người tham gia trò chơi 36
3. Không gian - thời gian tổ chức trò chơi 39
3.1. Không gian của trò chơi mục ca 39
3.2. Thời gian của trò chơi mục ca 40
II. Trò chơi bợm nghịch 40
1. Luật chơi 40
1.1. Cơ sở của luật chơi 40
1.2. Nội dung của luật chơi 42
2. Người tham gia trò chơi 42
2.1. Tập thể người tham gia đông đảo - thế giới hoạt động phong phú. 42
2.2. Ý thức của người tham gia trong trò chơi 44
3. Không gian - thời gian tổ chức trò chơi 46
3.1. Không gian của trò chơi bợm nghịch 46
3.2. Thời gian của trò chơi bợm nghịch 47
PHẦN KẾT LUẬN 49
PHẦN PHỤ LỤC 48
THƯ MỤC THAM KHẢO 61
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2851 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các kiểu trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn ấy. Vì không hiểu nên hành động của họ là hành động ngăn cản bước đi của lý tưởng, chôn vùi lý tưởng mà họ không có và không thể hiểu. Đáng buồn thay! Ở phương diện này họ có khác gì "kẻ thù" của chàng hiệp sĩ - những kẻ thù giấu mặt!
Ở tiểu nhóm thứ hai động cơ hành động của họ khá rõ ràng, đó là trêu trọc, giễu nhại Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa để mua vui cho mọi người, tất cả cùng cười hả hê, thỏa thích. Chủ quán trong vai quan trấn thành làm lễ thụ phong hiệp sĩ cho Đôn Kihôtê bằng quyển sổ ghi nợ, sau khi lẩm bẩm đọc những điều ghi trong sổ thì lấy gậy đập vào gáy Đôn Kihôtê hai phát. Con gái chủ quán trọ và người hầu mà Đôn Kihôtê tưởng là những tiểu thư xinh đẹp giả vờ tỏ tình rồi treo chàng lơ lửng trên không tiến thoái lưỡng nan. Đặc biệt, ông bà công tước đã bỏ ra rất nhiều công sức để lấy thầy trò Đôn Kihôtê ra mua vui: nào là tổ chức lễ đón tiếp long trọng theo nghi thức dành cho các hiệp sĩ, nào là lễ rửa râu quái dị, nào là trò mèo cào, người cấu, đi du lịch trên ngựa gỗ, phong cho Xantrô Panxa làm thống đốc "hòn đảo" Baratariô trên đất liền... Họ chính là đại diện cho tiếng nói của hiện thực cuộc sống. Trong thế giới hiện thực ấy không có chỗ cho lý tưởng của Đôn Kihôtê. Vì vậy lý tưởng ấy, hành động ấy trở thành lố lăng buồn cười còn Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa trở thành trò mua vui cho người khác. Từ đây nảy sinh tiếng cười nghịch dị vừa hạ huyệt vừa tái sinh, vừa phủ định vừa khẳng định, vừa cười vui vừa đau đớn chua xót. Đáng buồn thay hiện thực không có chỗ cho lý tưởng, lý tưởng bị cười nhạo, bị giễu nhại. Đáng buồn thay cho những kẻ tầm thường, không có lý tưởng lại lấy lý tưởng cao đẹp ra làm trò mua vui. Đúng là người trêu trọc đã trở thành kẻ bị trêu trọc, bị cười nhạo.
Bên cạnh những người chủ động tham gia, góp phần vào việc tổ chức trò chơi là những người bị lôi kéo vào trò chơi, họ hoàn toàn bị động, hành động của họ là sự phản ứng lại hành động của cặp nhân vật Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa. Vì Đôn Kihôtê xông vào giữa hai đàn cừu đánh đấm loạn xạ nên những người chăn cừu mới đánh trả lại. Vì Đôn Kihôtê yêu cầu đoàn tù khổ sai sau khi được giải thoát phải đeo gông cùm vào như trước và đến trình diện trước nàng Đulxinêa nên họ mới ném đá vào Đôn Kihôtê. Vì Đôn Kihôtê chặn đường một đoàn thương gia buộc họ phải công nhận sắc đẹp của nàng Đulxinêa mà không cần gặp mặt nên mới bị anh coi lừa đánh cho một trận... Hành động của họ chỉ là sự phản ứng lại những hành động điên rồ của Đôn Kihôtê. Đó là sự soi chiếu vào nhau giúp ta nhận ra tính mơ hồ, hình thức, xa rời hiện thực trong những hành động của Đôn Kihôtê, để thấy rằng lý tưởng của chàng dù cao đẹp đến đâu cũng cần gần gũi với hiện thực chứ không phải là một cánh diều không dây, một cây xanh không có đất trồng.
Như vậy, các nhân vật này tham gia trò chơi hiệp sĩ với ý thức chơi, trò chơi hiệp sĩ chỉ là kiểu loại trò chơi, là cái hình thức bên ngoài còn bản chất hành động của nó là trêu trọc, giễu nhại, tính chất trò chơi là "tấn phong - hạ bệ”. Tấn phong - hạ bệ là một trò chơi rất phổ biến trong những ngày hội Carnaval. Những người dân bình thường trong xã hội hàng ngày chịu sự đè nén của triều đình phong kiến, của giáo hội. Nay trong những trò chơi họ có thể làm tất cả, họ tung hê tất thảy những thứ đè nén họ, kiềm tỏa họ. Đó chính là một cách thức giải tỏa ẩn ức cộng đồng. Hằng ngày họ không thể bầu ra vua, hoàng hậu thì giờ họ tự bầu lấy vua và hoàng hậu, đó có thể là những kẻ ngu dốt nhất, xấu xí nhất đến cuối ngày họ đưa "vua", "hoàng hậu" này ra trừng trị, lột quần áo, mũ mão, đánh chửi thỏa thích. Căn cứ vào đó ta có thể thấy những hành động của những người tham gia với ý thức chơi cũng có tính chất tấn phong - hạ bệ. Lão chủ quán một mặt làm lễ tấn phong cho Đôn Kihôtê một mặt lại dùng sổ ghi nợ giả là kinh thánh, dùng gậy đánh chàng. Ông bà công tước một mặt đón rước chàng, phục vụ chàng như một hiệp sĩ cao quý, mặt khác lại bày ra đủ trò làm cho chàng khốn khổ, điêu đứng; một mặt họ phong cho Xantrô Panxa làm thống đốc một "hòn đảo" mặt khác đấy lại là một thị trấn, họ theo dõi từng hành động của chàng để chờ đợi những điều nực cười và khi muốn chấm dứt trò chơi thống đốc họ tạo ra một cuộc tập kích giả và làm cho Xantrô Panxa bị một trận nhừ tử. Ở những người tham gia trò chơi hiệp sĩ với ý thức chơi dù hành động có phong phú, đa dạng thì chung quy cũng là những hình thức tổ chức khác nhau của cùng một trò tấn phong - hạ bệ. Từ đây giúp ta thấy rõ mối mâu thuẫn giữa lý tưởng nhân văn chủ nghĩa và hiện thực hậu kì Phục hưng.
III. Không gian - thời gian tổ chức trò chơi
1. Không gian của trò chơi hiệp sĩ
Trước hết là không gian rộng của trò chơi, tức thế giới hiệp sĩ do các nhân vật tạo dựng trên nền thế giới thực là xã hội Tây Ban Nha thế kỷ XVII - đang ở vào giai đoạn hậu kỳ Phục hưng. Muốn hiểu về thế giới hiệp sĩ trước hết cần biết về xã hội Tây Ban Nha đương thời. "Tập trung vào Tây Ban Nha đương đại của Cervantes thì chúng ta có thể thấy mức độ lớn lao của cuộc khủng hoảng: nền kinh tế phá sản tới ba lần (1560, 1575, 1607), các nước Bỉ, Hà Lan tách riêng độc lập (1581), "Quân đội không hề chiến bại" bị thua trận (1588), các chiến hạm của Anh vơ vét các thành phố Litbon, La Côrunha năm 1859, Cađít và Lat Panmát (1595)... sáu năm trước khi cuốn Đôn Kihôtê ra đời đã có một trận dịch cướp đi mạng sống của hơn nửa triệu người. Trong thời kỳ này nhiều người dân đã phải rời bỏ đất đai của mình để đi di cư đến các thành phố, làm tăng số người thất nghiệp, ăn mày và lang thang" (9,27). Đó là hình ảnh của thế giới thực - thế giới thứ nhất. Trên cơ sở đó thế giới hiệp sĩ được tạo dựng. Cervantes với ý thức về hiện thực sâu sắc: "tôi thai nghén nó (tác phẩm Đôn Kihôtê) trong một nhà tù nơi trú ngụ của mọi bất tiện và những âm thanh buồn thảm" chắc chắn không chỉ ám chỉ nhà tù Xêvil (1602) mà còn rộng lớn hơn. Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa với ý thức sống trong trò chơi hiệp sĩ đã chồng xếp thế giới thứ nhất và thế giới thứ hai với nhau. Bởi lẽ đó, ta sẽ thấy thế giới thực in bóng trong thế giới hiệp sĩ. Đó là thế giới tù đọng, cực khổ của những người dân nghèo, những kẻ bợm nghịch, những người tù khổ sai, binh lính, công chức thuộc những dân tộc và tín ngưỡng khác nhau. Đó là thế giới nhàn rỗi, vô nghĩa lý, xa hoa của tầng lớp quý tộc, tăng lữ toàn đất nước Tây Ban Nha. Như những nét chấm phá, câu chuyện về chú bé Anđrêx bị đánh, câu chuyện về người tù từ Angiê, cuộc đời tướng cướp Paxamôntê, người Môrô tên là Ricôtê... điểm xuyết trong tác phẩm Đôn Kihôtê.
Trong thế giới rộng lớn ấy, mỗi trò chơi lại được tổ chức ở một địa điểm cụ thể, nhất định. Theo khảo sát của chúng tôi dù cho các trò chơi diễn ra ở những địa điểm khác nhau, đặc trưng cho từng kiểu loại hoạt động thì cũng đều tập trung ở 6 địa điểm lớn: quán trọ, đường đi, lâu đài, thành phố Barxôlena, thị trấn Baratariô, núi Môrêna (chiếm 96%). Quán trọ, lâu đài công tước, thành phố Barxôlena, các ngã ba đường cái, đám ma, đám rước ảnh thánh, các trại du mục... đều là những địa điểm đông người, nơi tập trung đông đảo các tầng lớp người, các loại người khác nhau. Đó là không gian hội hè - quảng trường đặc trưng của lễ hội Carnaval. Chính những địa điểm đó tạo điều kiện thu hút, tập hợp các đám đông để tham gia vào các trò chơi.
2. Thời gian của trò chơi hiệp sĩ
Theo khảo sát của chúng tôi trò chơi hiệp sĩ diễn ra trong hơn một năm. Chàng hiệp sĩ bắt đầu chuyến ra đi lần thứ nhất "vào một trong những ngày tháng bảy nóng nực nhất" đến khi bác giám mã viết thư về nhà ở cuộc ra đi lần thứ ba là "ngày 20 tháng 7 năm 1614". Rõ ràng từ lúc Đôn Kihôtê bắt đầu lên đường đến lúc chàng và giám mã ở lâu đài công tước và Xantrô viết thư về nhà là tròn một năm. Ngoài ra từ lúc đó đến khi Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa trở về làng còn khoảng thời gian ngắn nữa. Như vậy trò chơi hiệp sĩ diễn ra trong vòng hơn một năm và được phân làm ba chặng theo ba cuộc xuất hành của Đôn Kihôtê. Nhưng khi theo dõi tác phẩm ta có cảm tưởng như đó là thời gian của cả một đời người, từ lúc Đôn Kihôtê ra đi để thực hiện lý tưởng cứu khốn phò nguy, trải qua rất nhiều thăng trầm đến lúc trở về nhà ốm và chết. Cách xây dựng thời gian tổ chức trò chơi như vậy vừa mang tinh thần của lễ hội Carnaval: lễ hội kéo dài suốt cả năm, hết lễ hội này đến lễ hội khác, hết trò diễn này đến trò diễn khác cứ kéo dài như bất tận nhưng cũng có lúc tạm ngừng nghỉ; vừa cho ta có cái nhìn sâu sắc về một con người, một thời đại, thời gian cuộc đời được đặt trong mối liên hệ với không gian thế giới.
Cũng như không gian tổ chức trò chơi, mỗi trò chơi cũng lại có một thời gian tổ chức phù hợp, đặc trưng. "Thời gian diễn ra các trò chơi cũng phù hợp với tính chất trò chơi và tâm lý người chơi. Với các trò chơi ma quỉ, đánh nhau với pháp sư phù thủy được tổ chức vào ban đêm dưới ánh sáng lập loè, chập chờn của đèn đuốc. Từ đó gia tăng ảo giác về sự huyền bí, ghê rợn để kiểm định lòng dũng cảm của Đôn Kihôtê và tạo ra cảm giác lo sợ cho Xantrô. Còn các trò trêu ghẹo - chọc quấy thường diễn ra ban ngày, chẳng hạn chuyện tấn công đàn cừu thì thực tế chẳng có ai cho cừu đi ăn trên đồng cỏ ban đêm cả. Mặt khác cũng đỡ nguy hiểm hơn cho người chơi mà hiệu quả về "sự điên rồ" của một đầu óc thông minh lại tăng lên. Thời gian của các trò chơi không kéo dài, phù hợp tâm lý người chơi và người xem" (2, 19).
Như vậy cả không gian và thời gian tổ chức trò chơi đều phù hợp với các hoạt động trong trò chơi, giúp trò chơi đạt được hiệu quả của nó.
Tiểu kết
Thông qua việc tìm hiểu luật chơi, người tham gia trò chơi, không gian và thời gian tổ chức của trò chơi, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc về trò chơi hiệp sĩ. Giống như người thợ lặn chúng tôi soi ánh sáng vào lòng biển sâu thăm thẳm và bí ẩn mong kiếm tìm những vẻ đẹp còn ẩn giấu. Và có lẽ chúng tôi đã đến gần được một trong những vẻ đẹp đó - đến gần với những "suy tư" của Cervantes về con người và thời đại. Cách đây 400 năm, Cervantes đã đặt ra trước mắt nhân loại bài toán 3 ẩn số: Hiện thực - Lý tưởng - Hành động. Đây là chính là một trong những điểm quan trọng nhất làm nên tính hiện đại của tiểu thuyết Đôn Kihôtê. Để Milan Kundera - một trong những nhà tiểu thuyết lớn nhất thế kỷ XX nhận xét: "Người sáng lập Thời Hiện Đại không chỉ là Descartes mà còn là Cervantes" (6,11). Để Marthe Robert đi đến khẳng định: "Đôn Kihôtê hiển nhiên là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên."
Ẩn số "Hiện Thực"? "Cervantes đã sống như những người mà tiểu sử và lịch sử chợt thấy có nét tương đồng, Cervantes đã chiến đấu ở Lêpantô, bị cầm tù ở Achên, đã định sang châu Mỹ, sang Napôlết… Những người như Cervantes nhìn thấu ngọn ngành sự việc, nơi những người khác chỉ nhìn lướt qua" (9,28). Bởi lẽ đó trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê ta đã thấy một cái nhìn thấu suốt hiện thực. Đáng buồn thay, "thói đời ngày càng đen bạc" (I,11). Hiện thực nghèo đói, hiện thực tù túng, tầm thường quá. Vì thế Đôn Kihôtê và sau đó là cả bác giám mã Xantrô Panxa muốn vượt thoát khỏi thế giới ấy, muốn tự làm nên chính mình, muốn vượt lên trên cái tầm thường, hướng tới cái phi thường. Nhưng hiện thực lại không có chỗ đứng cho lý tưởng. Bởi thế hai thầy trò Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa bị cười nhạo, chế giễu ở mọi lúc, mọi nơi trên con đường họ đi. Từ đây, cất lên yêu cầu hiện thực phải có chỗ đứng cho lý tưởng.
Ẩn sô "Lý Tưởng"? Đôn Kihôtê mang trong mình lý tưởng về một xã hội công bằng, tự do, hạnh phúc; lý tưởng về một cái đẹp toàn mỹ được công nhận và tôn thờ; lý tưởng về mối quan hệ bình đẳng bác ái giữa người với người. Ngay cả Xantrô Panxa "cũng là một hiệp sĩ nữa nhưng thuộc một lý tưởng khác" (Đamasô Alôngsô). Xantrô thừa nhận: "Tôi đã rời bỏ quê hương, bỏ lại vợ con để đến theo hầu Ngài, nghĩ rằng việc đó đáng giá hơn chứ không phải là kém hơn" (I,20). Trong sâu thẳm cũng như bao người nông dân khác trên đất nước Tây Ban Nha, Xantrô ước vọng rời bỏ quê hương, làm giàu ở một mảnh đất khác. Rõ ràng cả hai nhân vật này đều mang trong mình những lý tưởng lớn lao kỳ vĩ. Thiết nghĩ đó là lý tưởng của muôn đời, vẻ đẹp của nó còn lấp lánh mãi. Nhưng cũng phải nhận ra rằng bên cạnh cái lớn lao kỳ vĩ ấy là tính ngây thơ, hão huyền. Người ta không thể cải biến xã hội ấy bằng cách quay về thời kỳ của các hiệp sĩ đạo. Đôn Kihôtê chiến đấu với những tên khổng lồ tưởng tượng mà thực chất là cối xay gió, là những bao đựng rượu. Đôn Kihôtê cười giễu cả những hiểm nguy, những pháp thuật tưởng tượng do tiếng chày nện vải, tiếng lừa kêu… tạo nên. Đôn Kihôtê tự hành hạ mình một cách vô duyên cớ khi xa cách một tình nương hầu như không quen biết. Xantrô chẳng băn khoăn gì khi đi nhận chức thống đốc ở "hòn đảo" Baratariô nhưng lại chỉ toàn đi bộ. Từ đây cất lên tiếng cười lưỡng trị có tác dụng phủ định, hạ huyệt những cái cũ, lỗi thời, hoang đường thoát ly hiện thực của tiểu thuyết hiệp sĩ. Đồng thời, từ đây đặt ra yêu cầu con diều lý tưởng dù bay cao bay xa cũng phải có sợi dây nối liền với hiện thực; yêu cầu lý tưởng phải sát hợp với hiện thực và phải được hiện thực hoá.
Ẩn số "Hành Động"? Tinh thần dấn thân hành động để hiện thực hoá lý tưởng của Đôn Kihôtê là đáng trân trọng nhưng hành động như thế nào lại là chuyện khác. Lý tưởng của Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa là cao đẹp, tiến bộ, mục đích hành động là phù hợp với lý tưởng nhưng phương thức hành động theo kiểu những hiệp sĩ thuở trước là một phương thức lỗi thời. Do đó, trong các hành động của mình Đôn Kihôtê đều thất bại thảm hại và chịu những tổn thất nặng nề. Thông qua việc chỉ ra tính lỗi thời, lạc hậu của phương thức hành động hiệp sĩ trong thời đại đó, "Đôn Kihôtê " đã báo hiệu sự cáo chung của tư tưởng hiệp sĩ để khai sinh ra tư tưởng hiện đại. Từ đây đặt ra đòi hỏi về một phương thức hành động mới, đúng đắn để hiện thực hoá lý tưởng.
Cervantes đã đưa ra phương trình với 3 ẩn số đầy phức tạp đó và giải những bước đầu tiên mở đường những nhà tiểu thuyết sau này tiếp bước.
Bằng việc phát hiện ra độ vênh giữa hiện thực và lý tưởng, lý tưởng và hành động Cervantes xứng đáng là người mở đầu Thời Hiện Đại, người nhìn ra cái tâm bão của Thời Hiện Đại. Đúng là khi Đôn Kihôtê bước ra khỏi nhà, anh ta không còn đủ sức nhận ra thế giới nữa. Khi đó: "Thượng đế từ từ rời khỏi vị trí của Người nơi từ đó Người đã điều khiển toàn vũ trụ và ngòi bút của các giá trị trong vũ trụ đó, phân biệt cái thiện với cái ác và ban cho mỗi sinh vật một ý nghĩa… Cái thế giới này thiếu mất vị phán xét tối cao, đột nhiên hiện ra trong một tình trạng nhập nhằng đáng sợ. Chân lý thần thánh duy nhất bị tan rã thành hàng trăm chân lý tưởng đối mà những con người chia lấy cho nhau" (6,13),
Từ những phân tích trên có thể thấy thủ pháp trò chơi có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc tạo nên giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của tiểu thuyết Đôn Kihôtê bất hủ.
CHƯƠNG II: CÁC TRÒ CHƠI LỒNG GHÉP
Tiểu thuyết Đôn Kihôtê của Cervantes được tổ chức theo hình thức kết cấu truyện lồng trong truyện. Đây không phải là một hình thức kết cấu mới mẻ. Cervantes đã ảnh hưởng từ truyện "Nghìn lẻ một đêm" của phương Đông bí ẩn. Trong Đôn Kihôtê, xung quanh câu chuyện về cuộc phiêu lưu của thầy trò Đôn Kihôtê mà ta có thể coi là mạch chính còn có rất nhiều mạch nhánh là các câu chuyện lồng ghép. Trên tinh thần xem cả thế giới tiểu thuyết "Don Quijote" (Đôn Kihôtê) là một lễ hội Carnaval mà ở đó Dôn Quijote (Đôn Kihôtê) - Sancho Panza (Xantrô Panxa) là hai nhân vật trung tâm ta thấy sự xuất hiện của các câu chuyện kể như một trò diễn trong cuộc diễu hành kỳ lạ và ý nghĩa của nó không chỉ là sự lồng thêm đơn thuần" (7,13). Do đó bên cạnh trò chơi hiệp sĩ, trong câu chuyện còn có hai trò chơi lớn khác: trò chơi mục ca và trò chơi bợm nghịch.
I. Trò chơi mục ca
(Xem bảng 2: Trò chơi mục ca)
1. Luật chơi
1.1. Cơ sở của luật chơi
Luật chơi của trò chơi mục ca cũng có cơ sở hiện thực: đó là đời sống của những người mục phu. Đó là những người sống theo các nhóm nhỏ, làm công việc chăn thả gia súc trên những triền núi, những cánh đồng cỏ xanh bao la, bát ngát. Những người dân du mục không có một cuộc sống ổn định mà nay đây mai đó, giường của họ là đồng cỏ, nhà của họ là những lều vải dựng tạm, họ sống chan hòa giữa thiên nhiên đất trời. Tinh thần toát lên từ cuộc sống của họ là sự an nhàn, hòa nhập với thiên nhiên, là sự mộc mạc, bình dị.
Xuất phát từ đời sống của những mục phu, một loại tiểu thuyết cũng đã ra đời: tiểu thuyết mục ca. Vào thế kỷ XVII, tiểu thuyết mục ca rất phát triển ở Tây Ban Nha. Chịu ảnh hưởng của văn học Italia, nhưng tiểu thuyết mục ca Tây Ban Nha mang đậm tính chất quý tộc hơn. Từ chỗ các mục phu là những người chăn thả gia súc hết sức bình thường thì "các nhân vật nam nữ mục đồng trong các cuốn tiểu thuyết Tây Ban Nha là những người bất mãn và bất bình với xã hội mới - xã hội tư bản và không muốn chung sống với xã hội ấy. Mặt khác, họ cũng cảm thấy chán ngán cuộc sống chật hẹp, đầy dối trá và cạnh tranh của giai cấp mình và cảm thấy bất lực trước thời thế. Họ bèn tìm đường thoát ly, rời bỏ lụa là gấm vóc, họ khoác trên mình tấm áo của người chăn cừu, tìm về với chốn thôn dã hoặc chốn núi non sống giữa thiên nhiên cây cỏ" (12, 170).
Các cuốn tiểu thuyết mục ca này cũng thu hút sự quan tâm, thích thú của đông đảo quần chúng nhân dân. Bởi những câu chuyện tình lãng mạn, lâm ly của những đôi nam nữ mục đồng, họ mải miết đi tìm hạnh phúc trong tình yêu, coi tình yêu chẳng những là nguồn tiêu sầu giải muộn mà còn là mục đích của cuộc sống. Bởi những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, khoáng đạt nên thơ. Bởi tinh thần của một cuộc sống tự do, phóng khoáng... Không riêng gì quần chúng nhân dân mà bản thân các nhà văn đương thời cũng thích thú say mê các cuốn truyện này. Một trong những truyện nổi tiếng nhất là "Nàng Đianna" của Môngtơmayo. Cuốn tiểu thuyết này có tiếng vang lớn không chỉ ở Tây Ban Nha mà ở cả Tây Âu. Trong tác phẩm "Galatê" của Cervantes thời trẻ cũng như vở hài kịch "Hai chàng công tử ở Vêrêna", "Đêm thứ 12" của Shakespeare đều có bóng dáng của cuốn tiểu thuyết này.
Ngay trong tác phẩm Đôn Kihôtê, ta cũng thấy đông đảo các nhân vật đều đọc và hâm mộ các tiểu thuyết mục ca. Cũng giống như với tiểu thuyết hiệp sĩ, họ say sưa bàn luận về nội dung, các nhân vật trong tiểu thuyết mục cao. Trong thư viện của chàng quý tộc nghèo cũng có không ít tiểu thuyết mục ca như cuốn "Đianna", cuốn "Chàng chăn cừu Philida"... và cả cuốn "Galatêa" của Cervantes.
Cuộc sống của các mục phu và những tiểu thuyết mục ca chính là cơ sở của luật chơi mục ca. Đây cũng là con đường phổ biến luật chơi để thu hút đông đảo người tham gia vào trò chơi.
1.2. Nội dung của luật chơi
Như đã trình bày trong bảng 2, nội dung của luật chơi mục ca bao gồm 3 điểm chính:
Thứ nhất, những người tham gia phải cải trang làm mục phu có vật dụng cần thiết để hành nghề. Vật dụng của họ thường là những bộ trang phục của dân du mục, gia súc để chăn thả, lều vải và một ít thức ăn. Cuộc sống của họ khá đơn giản, tạm bợ.
Thứ hai, địa điểm tổ chức trò chơi là những không gian rộng của thiên nhiên như núi rừng, đồng cỏ. Đó là nơi để các mục phu chăn thả gia súc, họ cứ thế dẫn đàn gia súc của mình đi từ nơi này đến nơi khác, chẳng cần biết mình đang ở đâu miễn là được sống giữa thiên nhiên. Thời gian chơi cũng không bị bó buộc, họ chẳng cần phân định ngày và đêm, ngày thì dẫn đàn gia súc đi kiếm ăn, chiều tối thì lùa gia súc về, tối lại ngồi ngâm ngợi những khúc tình ca. Cuộc sống của họ cứ kéo dài từ ngày này sang ngày khác, lặp đi lặp lại như thế.
Thứ ba, hành động của nhân vật phải là: "lang thang khắp nơi, khi ca hát, lúc ngâm ngợi những khúc bi ai, uống nước trong vắt của những giếng khơi... lời ca mang lại thú vị, tiếng khóc niềm an ủi, thần Apôlô gợi thi hứng và tình yêu mang lại những ý nghĩ tốt đẹp" (II, 67). Như vậy, hành động dẫn những đàn gia súc đi lên những triền núi hay lang thang khắp các cánh đồng chỉ là cái cớ để tạo cho họ một không gian riêng. Còn mục đích thực chất của họ là kiếm tìm tình yêu. Mà thường là chẳng ai tìm được hạnh phúc trong tình yêu bởi khi họ tìm được hạnh phúc của mình cũng là lúc họ rời bỏ cuộc sống mục phu. Ở đây những nam nữ mục đồng đều là những người gặp chuyện đau khổ, trắc trở cho tình yêu. Vì đau khổ mà họ tìm về với núi rừng như một hình thức chạy trốn thực tại, tự an ủi vỗ về chính mình. Để bộc lộ niềm đau khổ, chán chường thậm chí là bi quan của mình họ mượn đến những vần thơ tình bi ai của thần Apôlô, mượn đến những khúc hát ai oán mong có thể vơi bớt phần nào.
2. Người tham gia trò chơi
2.1. Tập thể người tham gia đông đảo
Trước hết những người tham gia trò chơi mục ca cũng là một tập thể đông đảo. Bên cạnh những cái tên cụ thể như: Antôni, Grixôxtômô, Marxêla, Carđêniô, Luxinđa, Đôrôtêa, Đôn Phernanđô, Đôn Luix, Baxiliô còn có rất nhiều người không được nêu tên, họ nằm trong một số đông chung chung như: có rất nhiều chàng trai si tình theo đuổi Marxêla, tiếng than khóc của họ vang vọng khắp núi rừng hay có nhiều chàng trai đem lòng yêu Lêanđra nhưng không được nàng đáp lại cũng như bỏ vào rừng sắm vai mục phu... Thế giới nhân vật của trò chơi mục ca bao gồm cả những chàng trai nghèo khổ như Baxiliô, người lao động bình thường như Antôni nhưng phần đông đều là con em các gia đình quí tộc, giàu có. Grixôxtômô là một quý tộc giàu có trong làng, đã theo học nhiều năm ở trường đại học Xalamanca, là người học rộng, biết nhiều. Marxêla cũng là con gái của một điền chủ vô cùng giàu có trong làng...
Tuy khác nhau về địa vị, xuất thân, nhưng nhìn chung họ đều giống nhau ở chỗ: đó là những nam nữ trẻ tuổi, có sắc đẹp và tài năng có lòng nhiệt tình sôi nổi của tuổi trẻ cùng khát vọng về một tình yêu hạnh phúc. Có thể thấy trong thế giới của trò chơi mục ca, ta đều bắt gặp những nam nữ thanh niên chỉ mới ở độ tuổi đôi mươi. Riêng có Đôn Kihôtê là ngoại lệ. Nhưng những khát vọng táo bạo của chàng, những hành động phi thường dũng cảm của chàng khiến ta cứ có cảm giác chàng là một "con người trẻ" chứ không phải đã ở độ tuổi ngoài ngũ tuần. Ngoài ra cũng có những gia đình quyền quý và quý tộc giàu sang đưa vợ con, bạn bè và họ hàng thân thuộc tới vui chơi tại một thắng cảnh thiên nhiên, tụ tập nhau lại thành một Arcađia(*) Một miền của Hi Lạp cổ, dân cư làm nghề chăn cừu, được các thi sĩ xưa ca ngợi là mảnh đất của hạnh phúc và nhân ái.
(II, 58) nhưng người đại diện cho họ vẫn là những nam nữ thanh niên hết sức trẻ tuổi. Không chỉ trẻ mà các nhân vật trong trò chơi mục ca còn có vẻ đẹp ngoại hình và trí tuệ. Các cô gái hiện lên đều là những trang tuyệt sắc giai nhân. Vẻ đẹp của Marxêla khiến "ai trông thấy cũng phải cảm ơn Chúa vì đã hi sinh ra một người đẹp như vậy" (I, 12). Còn hai cô gái chăn cừu muốn phục hồi cuộc sống điền viên thì khi vừa xuất hiện đã được miêu tả là "rất xinh đẹp... tóc hai người xõa trên vai, hoe vàng không thua gì ánh mặt trời, đầu mang vòng nguyệt quế xanh và mống gà đỏ... Cảnh tượng này khiến Xantrô kinh ngạc, Đôn Kihôtê hồi hộp, và cả mặt trời cũng phải dừng lại để ngắm (II, 58). Ngay cả các chàng trai cũng đều được miêu tả là rất xinh trai, hào hoa, phong nhã. Không chỉ có vậy họ còn là những người rất tài giỏi. Antôni được miêu tả là "tài hoa và tài tình lắm, đặc biệt là anh ta có tài kéo nhị thì không ai bằng" (I,11). Baxiliô tuy là một chàng trai nghèo nhưng "nhanh nhẹn có một, rất giỏi ném lao, đánh vật và tung cầu, chạy nhanh như hoẵng, chạy nhẹ như dê và chơi ném ky thì tuyệt; anh hát hay như chim sơn ca, và nghe anh chơi đàn lục huyền tưởng như đàn biết nói vậy: đặc biệt, anh đánh kiếm không thua gì tay kiếm cừ khôi nhất" (II, 19). Dường như tác giả đã không tiếc lời miêu tả những nhân vật này, họ hiện lên tựa những tiên đồng ngọc nữ với vẻ đẹp vẹn toàn, thánh thiện, có cả sắc, tài và tình. Cũng bởi vậy mà ở họ còn ánh lên sự nhiệt tình, sôi nổi, bồng bột rất đáng yêu của tuổi trẻ.
Nếu như các nhân vật trong trò chơi hiệp sĩ rất không thuần nhất, từ ý thức tham gia trò chơi đến địa vị, xuất thân thì trái lại các nhân vật trong trò chơi mục ca lại khá thuần nhất. Trò chơi hiệp sĩ mở ra một thế giới hết sức đa dạng, nhiều chiều như chính cuộc đời thực thì trò chơi mục ca lại chỉ mở ra một thế giới khá nhỏ hẹp, đơn điệu, không đa dạng sắc màu.
2.2. Hoạt động của người tham gia trò chơi
Theo thống kê của chúng tôi có 8 tiểu trò trò chơi nằm trong kiểu trò chơi mục ca. Các tiểu trò chơi này đồng thời cũng là những câu chuyện lồng ghép trong cốt chuyện chính, xoay quanh cuộc phiêu lưu của Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa. Lẽ dĩ nhiên mỗi tiểu trò chơi có nội dung khác nhau, với những hoạt động khác nhau. Nhưng tất cả các nhân vật đều rời bỏ cuộc sống thường nhật của bản thân, khoác lên mình bộ quần áo mục phu và lang thang khắp núi rừng. Tuy nhiên có người thì do yêu mà chưa được đáp lại (Antôni) có người do đem lòng yêu mà không được đáp lại (Grixôxtômô), cũng có người bị phụ bạc (Carđêniô, Đôrôtêa), lại có người tưởng tượng bị tình nương hắt hủi (Đôn Kihôtê), người lại muốn phục hồi cuộc sống điền viên thuở trước. Tuy hoàn cảnh khác nhau nhưng nhìn chung điểm khởi đầu và kết thúc hành động của họ là giống nhau. Khởi đầu là nỗi đau về tình yêu không thành. Kết thúc là bỏ vào rừng làm mục phu. Và cuộc sống mục phu của họ được tiến hành đúng theo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các kiểu trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê.doc