MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .Trang1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp của đề tài 3
7. Cấu trúc 4
NỘI DUNG . 5
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI H MÔNG
1.1. Nguồn gốc của người H’Mông 5
1.2. Dân số và địa bàn cư trú 6
1.3. Ngôn ngữ 7
1.4. Tiểu kết 8
Chương 2. TÌM HIỂU CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
H’MÔNG TẠI XÃ QUẢNG HOÀ HUYỆN ĐĂK GLONG TỈNH ĐĂK NÔNG
2.1.Khái quát chung về xã Quảng Hoà huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông 9
2.1.1. vị trí địa lí 9
2.1.2 Dân Số 9
2.1.3. Đời sống văn hóa 10
2.2.Khái niệm lễ hội truyền thống 10
2.2.1. Khái niệm lễ hội 10
2.2.2. Khái niệm lễ hội truyền thống 10
2.3. Tìm hiểu các lễ hội truyền thống của người H’mông tại xã Quảng Hoà huyện
Đăk Glong tỉnh Đăk Nông 10
2.3.1. Lễ tết
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5864 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các lễ hội truyền thống của người H’ Mông tại xã Quảng Hòa huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. Và đề tài mà tôi đang tìm hiểu là đề tài khảo sát đầu tiên của tôi trong việc khái quát chung về một số lễ hội truyền thống của người H’mông tại xã Quảng Hòa huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông nhằm nâng cao kiến thức của tôi trong việc tìm hiểu văn hóa các dân tộc. Qua việc tìm hiểu về lễ hội truyền thống của người H’Mông tôi cũng muốn góp phần làm tư liệu tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu vấn đề này sâu hơn trong tương lai.
3. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu các lễ hội truyền thống của người
H’Mông để giúp mọi người hiểu hơn về những lễ hội truyền thống của người
H’ Mông. Qua đó nhằm nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy những gía trị văn hoá truyền thống của dân tộc H’ Mông. Bên cạnh đó mục đích nghiên cứu của đề tài góp phần làm tư liệu cho việc nghiên cứu sau này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng
Đề tài đi sâu vào nghiên cứư các lễ hội truyền thống của người H’ Mông trong đời sống xã hội như trong những ngày lễ tết, lễ hội, ngày cưới …Đồng thời đề tài còn đi sâu vào nghiên cứư bản sắc văn hoá riêng của dân tộc H’ Mông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện chưa cho phép nên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi của người H’ Mông tại xã Quảng Hoà huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin: Đây là phưong pháp được xem là cơ sở lý luận trong sự nhìn nhận đề tài, cấu trúc đề tài và sử lý nội dung.
- Phương pháp lịch sử: Để nghiên cứư về lễ hội truyền thống của người H’ Mông tại xã Quảng Hoà dưới góc độ lịch sử.
- Phương pháp điền dã: Là công cụ cơ bản trong việc thu thập và khai thác các thông tin văn hoá thông qua các lễ hội truyền thống.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Các phương pháp này được áp dụng trong việc xử lý các thông tin được khai thác từ việc đi khảo sát để trình bày trong đề tài.
6. Đóng góp của đề tài.
Đề tài là công trình nghiên cứư và giới thiệu một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về lễ hội truyền thống của người H’ Mông tại xã Quảng Hoà huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông và những giá trị văn hoá đặc sắc của người H’ Mông thông qua các lễ hội truyền thống đó.
Đề tài còn góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá của người H’ Mông nói riêng và của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.
Đề tài còn đem lại nguồn tư liệu cho các nhà nghiên cứư khoa học xã hội và văn hoá dân gian.
7. Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Đề tài gồm hai chương:
• Chương 1: Tổng quan về người H’ Mông
Nguồn gốc về người H’Mông
Dân số và địa bàn cư trú
Ngôn ngữ
Tiểu kết
• Chương 2: Tìm hiểu một số lễ hội truyền thống của người H’ Mông tại xã
Quảng Hoà huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông.
Khái quát chung về xã Quảng Hòa huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông
Khái niệm về lễ hội truyền thống
Tìm hiểu lễ hội truyền thống của người H’Mông tại xã Quảng Hòa huyện
Đăk Glong tỉnh Đăk Nông.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI H’MÔNG
1.1. Nguồn gốc của người H’Mông.
Tên tự gọi: H’Mông, Na, Miẻo. Tên gọi khác: Mẹo, Mèo, Miếu hạ, Mán trắng. Người H’ Mông chủ yếu sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tập trung nhiều ở tỉnh Hà Giang
Người H’Mông là nhóm người có nguồn gốc từ châu Âu, di dân dần đến vùng đồng khô Siberia rồi mới đến định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà vài ngàn năm trước. (Trong thế kỉ XVII những nhà truyền giáo Tây phương lần đầu tiếp xúc với nhóm H’Mông sống hoang dã ở vùng Vân Nam- Trung Quốc lấy làm ngạc nhiên thấy họ không có nét thuần á châu mà lại có người có màu tóc hung, bạch kim và vài người lại có mắt xanh- chính vì vậy mà người Hoa gọi họ là Miêu, hay mèo). Hình ảnh những cô gái H’ Mông (Vân Nam-Trung Quốc) ở tất cả các triều đại lớn của Trung Hoa đều có bóng dáng của những cuộc tàn sát giữa Hoa tộc và Miêu tộc một cách tàn bạo và không cho họ tồn tại song song với Hoa tộc. Cho đến năm 1855 khi bị quân Thanh truy sát xuống tận Vân Nam, người Miêu cùng đường đã phải kéo xuống Miến Điện và Đông Dương (trong đó đến Việt Nam là khoảng 6000 người kéo vào Đồng Văn ở gần biên giới.) Và từ đó một nhóm người Miêu của Trung Hoa định cư sinh sống trên các thung lũng của miền núi phía Bắc Việt Nam và được gọi theo cách của người Việt Nam là người Mông. Về lịch sử, theo các nhà nghiên cứu, dân tộc H’Mông là dân tộc thiểu số sống ở Trung Quốc (người Trung Quốc gọi là Miêu). Trong lịch sử, từ thế kỷ thứ IV, ở Trung Quốc đã hình thành Vương quốc H’Mông. Trong nhiều thế kỷ, họ phải liên tục đấu tranh chống lại sức ép của người Hán. Đến thế kỷ X, Vương quốc H’Mông tan rã.
Tuy nhiên, người H’Mông không chịu sự đồng hóa của người Hán. Do sự chèn ép của người Hán, người H’Mông di cư xuống phía Nam. Như vậy, người H’Mông sống ở các nước trên thế giới hiện nay đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Những mâu thuẫn giữa người Hán và người H’Mông ở Trung Quốc trong lịch sử dẫn tới sự di cư của người H’Mông rất nặng nề, cho đến nay vẫn tồn tại dưới dạng này, dạng khác ..
1.2. Dân số và địa bàn cư trú
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc H’ Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Do tập quán du mục nên một số người H'Mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kom Tum.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người H’Mông ở Việt Nam có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người H’Mông cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (231.464 người, chiếm 31,9 % dân số toàn tỉnh và 21,7 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Điện Biên (170.648 người, chiếm 34,8 % dân số toàn tỉnh và 16,0 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Sơn La (157.253 người, chiếm 14,6 % dân số toàn tỉnh và 14,7 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Lào Cai (146.147 người, chiếm 23,8 % dân số toàn tỉnh và 13,7 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Lai Châu (83.324 người), Yên Bái (81.921 người), Cao Bằng (51.373 người), Nghệ An (28.992 người), Đắk Lắk (22.760 người), Đắk Nông (21.952 người), Bắc Kạn (17.470 người), Tuyên Quang (16.974 người), Thanh Hóa(14.799 người).
Trên thực tế cho thấy các cư dân H’Mông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cư dân đồng tộc ở các nưóc khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào.
1.3. Ngôn ngữ
Cho đến nay chúng ta đều biết đến tiếng H’Mông là một ngôn ngữ nằm trong hệ ngôn ngữ Miêu-Dao (hay Mông-Miền). Nhưng trên thực tế vấn đề phân loại theo quan hệ họ hàng của ngôn ngữ này đã từng có nhiều ý kiến khá khác nhau. Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ Mông thuộc nhánh Miêu-Dao trong hệ Hán-Tạng (trong đó phải kể đến các nhà khoa học Trung Quốc). Trong những ý kiến đáng chú ý ta còn phải kể đến Paul K. Benedict với quan điểm quy các ngôn ngữ trong khu vực thành 2 hệ cơ bản: Hán-Tạng và Nam Thái (Austro-Thai). Trong đó vị trí các ngôn ngữ Miêu-Dao được định vị trong hệ Nam Thái.
Còn André G. Haudricourt từng bước đem so sánh cả hệ thống thanh điệu và cả lớp từ vựng cơ bản giữa các ngôn ngữ Miêu-Dao với các ngôn ngữ của hệ Hán-Tạng và hệ Nam Á. Ông đã cho rằng "các ngôn ngữ Miao-Yao hình như tạo nên mối liên hệ giữa các ngôn ngữ Nam Á và các ngôn ngữ Tạng-Miến". Đây cũng chính là cơ sở để một hướng các nhà ngôn ngữ sau này không xếp các ngôn ngữ Miêu-Dao vào Nam Á hay Hán-Tạng mà là một họ ngôn ngữ độc lập vì những kiến giải của Haudricourt "không thuần tuý là sự so sánh từ vựng mà là sự phục nguyên, một thao tác thể hiện tính quy luật của những chuyển đổi âm thanh". Kế thừa những nghiên cứu đi trước, Martha Ratliff đã đưa ra một bảng phân loại các ngôn ngữ Mông-Miền (hay Miêu-Dao) khá chi tiết trong đó tác giả đã định vị ngành Mông trắng (Mông Đơư) như sau:
Hệ ngôn ngữ (language family): Mông-Miền (Hmong-Mien)
Nhóm ngôn ngữ: Mông (Hmongic)
Nhánh: thuộc các phương ngôn Tứ Xuyên - Quý Châu - Vân Nam (Sichuan - Quizhou - Yunnan), còn gọi là nhánh Mông phía Tây (West Hmongic branch)
Tiểu nhánh: Tứ Xuyên - Quý Châu - Vân Nam
Phương ngữ: Mông trắng (White Mông)
Trong cuốn từ điển Bách khoa thư ngôn ngữ đã phân các ngôn ngữ H’Mông-Miền (hay Miêu-Dao) thành hai nhánh chính:
Mông - gồm có: Dananshan Hmong, Hmong Đông, Hmong Bắc, Hmong Tây, Hmong Daw, Hmong Njua, Miao Đỏ, Pa Heng, Punu
Miền (hay Dao) - gồm có: Ba Pai, Mien, Biao Mien, Iu mien, Mun, She
ở đây Mông Leng (Mông Lềnh) được xác định như một tên gọi khác của ngành Mông Njua (Mông Xanh) nằm trong nhánh Mông.
1.4. Tiểu kết
Nhìn chung ở Việt Nam, người H’Mông là dân tộc thiểu số có số dân đông, sinh sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Theo điều tra dân số năm 1999, ở nước ta có 787,604 người H’Mông, chiếm 1% dân số cả nước. Trong những năm gần đây, có sự di chuyển của người H’Mông vào các tỉnh phía Nam, chủ yếu vào các tỉnh Tây Nguyên, bên cạnh xu hướng từ Đông sang Tây (Lào) vẫn tiếp tục.
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI H’MÔNG TẠI XÃ QUẢNG HÒA HUYỆN ĐĂK GLONG TỈNH ĐĂK NÔNG.
2.1. Khái quát chung về xã Quảng Hòa huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông
2.1.1. Vị trí địa lí
Quảng Hòa là một xã vùng sâu, vùng xa cách trung tâm huyện 130km. Phía đông giáp xã Đăk Sal huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp xã Quảng Sơn huyện Đăk Glong tỉmh Đăk Nông, phía nam giáp xã Liên SRôn’H huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng , phía bắc giáp xã Quảng Phú huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông điều kiện kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng còn gặp nhiều khó khăn, toàn xã có bảy thôn, từ thôn 6 đến thôn 12 có 939 hộ, 4833 khẩu với 11 thành phần dân tộc, chủ yếu là dân tộc H’Mông di cư từ phía bắc vào trình độ nhận thức rất thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã.
2.1.2. Dân số
Tổng số dân trên địa bàn xã có 10 thành phần dân tộc với 926 hộ và 4766 nhân khẩu trong đó:
Dân tộc
Số hộ
Số khẩu
Kinh
105
360
M’nông
23
108
Ê Đê
1
1
Thái
9
59
Tày
190
775
Mường
28
147
Nùng
39
150
Dao
21
137
H’mông
509
3026
Hoa
1
3
2.1.3. Đời sống văn hóa
Do Quảng Hòa là một xã vùng sâu, vùng xa. Do đó điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống vật chất cũng như đời sống văn hóa tinh thần của bà con. Hơn nữa do trình độ dân trí còn thấp kém nên cũng ảnh hưởng rất nhiều tới vấn đề xây dựng văn hóa.
2.2. Khái niệm lễ hội truyền thống
2.2.1 . Khái niệm lễ hội
Là loại hình văn hóa tiêu biểu nhất trong sinh hoạt cộng đồng của người Việt Nam. Lễ hội mang tính tổng hợp của truyền thống văn hóa Việt Nam. Lễ Hội bao gồm 2 phần: Phần Lễ (tế rước mang màu sắc tâm linh) và Phần Hội (các trò chơi dân gian, vừa thể hiện tính khéo léo vừa nêu cao tinh thần thượng võ, tính đoàn kết của cộng đồng).
2.2.2. Khái niệm lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử và vẫn còn phát triển cho tới ngày nay.
2.3. Một số lễ hội truyền thống của người H’Mông tại xã Quảng Hòa huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông
2.3.1. Lễ tết
Ngày nay lễ tết của dân tộc H’Mông tại xã Quảng Hòa vẫn còn giữ nguyên được những nét truyền thống của những lễ tết cổ truyền trước đây. Lễ tết chính là dịp để cho bà con cầu mong có một năm mới hạnh phúc và may mắn. Để hiểu về lễ tết cổ truyền của dân tộc H’Mông tại xã Quảng Hòa diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu lễ tết sau của dân tộc H’Mông.
Xuân về là lúc hoa đào, hoa mận nở trắng rừng. Các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc đều có tục lệ đón xuân đặc trưng riêng của dân tộc mình. Nhưng cho dù là dân tộc nào thì tục lệ đón năm mới đều toát lên ước vọng mong muốn một năm hạnh phúc và nhiều may mắn.
Dân tộc H' Mông được coi là cộng đồng dân cư có cá tính mãnh liệt và phóng khoáng nhất. Họ sống trên các rẻo cao miền núi phía Bắc, đời sống người H'Mông gắn liền cùng nương ngô, cây súng kíp...
Tết của dân tộc H' Mông rơi vào cuối tháng một, đầu tháng Chạp âm lịch. Tết thường kéo dài trong nhiều ngày với nhiều sinh hoạt cộng đồng... Trong ngày Tết, bên cạnh nghi lễ tín ngưỡng còn có nhiều trò chơi dân gian quen thuộc nhưng đầy tính thượng võ như chơi cù, ném pao, bắn nỏ, đua ngựa, múa khèn, chọi chim họa mi...
Trong phần vui hội, tất nhiên không thể thiếu được phần múa hát.
Người H’Mông không đón giao thừa. Đối với họ, tiếng gà gáy đầu tiên của sáng sớm mùng Một mới là cái mốc đánh dấu một năm mới bắt đầu. Tối hoặc nửa đêm 30, người ta cúng ma nhà (tổ tiên) bằng một con lợn sống, một con gà còn sống (và phải là gà trống, mà tốt nhất là gà trống tơ). Sau đó mới mang lợn và gà ấy đi giết thịt (nhà nào giàu có thì thịt một con lợn từ 28, 29 để ăn trước). Thịt xong đem cúng một mâm thịt chín, rồi ăn cơm uống rượu đến khi nghe thấy tiếng gà gáy đầu tiên.
Tuy nhiên, cơm cúng có thể thiếu thịt (đối với những nhà nghèo) nhưng không thể thiếu món bánh dày. Chính vì vậy, trong lễ hội thì thi giã bánh dày bao giờ cũng rất vui và được thi đầu tiên.
Cơm nếp được nấu sẵn và mang đến, sau khi nghe hiệu lệnh, cơm được đổ ra cối và lập tức được giã nhanh chóng, vì giã lúc nóng thì bánh sẽ dẻo, cũng như khi giã giò phải giã thật nhanh tay khi thịt vừa pha xong còn nóng.
Mỗi đội được giã trong vòng 50 phút, thành phẩm là 5 chiếc bánh đường kính 20cm, bánh phải trắng, dẻo, và kéo dài 30 cm không bị đứt. Cộng với điểm thời gian và trình bày sẽ quyết định đội thắng cuộc.
Trong khi đàn ông giã bánh
... thì phụ nữ chuẩn bị lá, và bóp vụn lòng đỏ trứng gà để trộn vào bột trước khi nặn thành bánh.
Các hội đều rất khẩn trương. Lễ hội hội tụ dân tộc H’Mông hoa, H’Mông xanh... trong cộng đồng người H’Mông.
Bánh đã giã xong, chắc chỉ trong vòng 10 phút, 4 chiếc với đường kính 20cm được đặt trên lá chuối, một chiếc được đặt trên đĩa để ban giám khảo chấm.
Và phần thưởng đã được trao cho đội giã nhanh nhất, bánh trắng và trình bày đẹp nhất và tất nhiên phải kéo dài bánh 30cm mà không đứt.
Từng đám thanh thiếu niên vẫn tiếp tục đến hội.
Nhìn chung Lễ tết truyền thống của người H’Mông hiện nay tại xã vẫn còn mang đậm bản sắc của các lễ tết truyền thống ngày xưa.
2.3.2. Hội Gàu Tào
Hội Gàu Tào là lễ hội được tổ chức nhân dịp tết đến xuân về để cho bà con cùng đón một mùa xuân mới an lành và hạnh phúc… Hiện nay tại xã Quảng Hòa hội Gàu Tào vẫn được tổ chức nhân dịp mỗi độ xuân về để cho bà con cùng đón một năm mới an khang và gặp nhiều may mắn.
Người H’Mông đi chơi Tết dọc sườn núi, váy áo sóng sánh, áo hồng, khăn hồng, ô cầm tay cũng màu hồng như bức tranh hoa điểm xuyết núi rừng rẻo cao sơn cước làm ngất ngây lữ khách du xuân.
Hội Gầu Tào ở đây được tổ chức giữa những sườn núi tràn nắng. Một cây nêu cao như đỉnh Tả Ngài Chồ nằm giữa sân khấu chính, trên đỉnh có một vòng lá tre non và có gắn một dải lanh dài hai màu xanh đỏ. Người H’Mông đứng chen vai xung quanh, trên núi, dưới đồi, ô xòe tươi thắm.
Sau phần lễ của thầy cúng theo phong tục, là phần hội được các bạn trẻ đón chờ.
Hội Gầu Tào ở đây được tổ chức giữa những sườn núi tràn nắng...
Dưới chân cây nêu để một bầu rượu và một cây khèn. Bất cứ chàng trai nào ghé qua đều muốn uống một chén và nâng cây khèn trên tay, cuối mắt đầu mày với đám con gái ăn mặc đẹp như mang cả mùa xuân xuống núi.
Rượu uống vào bồng bềnh say đắm, tiếng khèn trở nên tha thiết và réo rắt, thoảng như có lời thì thầm của đại ngàn, tiếng róc rách của dòng chảy dưới thung sâu, tiếng bước chân ngựa trên đường thiên lý. Vừa thổi khèn vừa nhảy múa, những vòng quay xoay tròn và dữ dội, bước chân dường như không chạm đất, ngỡ như thể chính ánh mắt say mê của các cô gái đã chắp cánh cho chàng trai bay lên.
Hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống đón năm mới của người H’Mông, được tổ chức từ ngày mồng 4 đến mồng 6 Tết âm lịch hàng năm.
Đây là hội cầu phúc, cầu tự, cầu sức khỏe, cầu cho lúa xếp đầy bồ, ngô treo đầy gác, trâu bò đứng chật trong chuồng, nhà nhà con đàn cháu đống, hàng xóm vui vẻ thuận hòa, “người yên, vật thịnh”. Những nét văn hóa điển hình và đặc trưng nhất của người H’Mông được thể hiện rõ nét qua lễ hội lớn nhất trong năm này.
Giữa những đám hội là những dải bậc thang dài, những tốp người đang đứng ngồi náo nhiệt, túm tụm lại thành từng nhóm, náo nức và rộn ràng. Góc xa có đám cây cầu quay bập bênh, bập bênh của người H’Mông cao dễ tới 2 mét, mỗi người đu một bên và quay, bay chơi vơi giữa đất trời trong tiếng hò reo của mọi người. Một trò chơi mạo hiểm, đòi hỏi sự khỏe mạnh và lòng dũng cảm.
Hội còn có nhiều trò chơi và thi đấu khác như “Chọi bò” (giống như chọi trâu) hay “chọi chim” (thi xem con chim nào hót to nhất và lâu nhất). Người chiến thắng luôn mời những đối thủ khác về quán thắng cố do chiến sỹ biên phòng Pha Long nấu, rồi cùng nhau say cho đến khi nào hết hội mới thôi.
Say rồi có khi ngủ ngay bên lề đường, đã có vợ cầm ô che mưa che nắng, hay nằm vắt vẻo trên lưng ngựa đã có vợ đi bên dắt ngựa về nhà. Mai lại đến hội, lại vui chơi và say tiếp.
Con đường vào hội đông nghẹt người, hai bên lề đầy ắp những mẹt hàng xanh đỏ. Cách không xa là khu ẩm thực, nơi mà không người H’Mông nào đi hội có thể bỏ qua.
Hiện nay lễ hội này tại xã dường như không còn giữ nguyên bản sắc như những lễ hội trước. Tuy nhiên hàng năm lễ hội vẫn diễn ra theo các dịp lễ tết để cho bà con các dân tộc H’Mông có được một năm mới may mắn và vui vẻ.
2.3.3. Hội ném Pao
Hội ném Pao là một tromg những lễ hội không thể thiếu của dân tộc H’Mông. Đây là trò chơi dân gian đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi bà con. Hàng năm tại xã hội ném Pao vẫn được tổ chức để cho mọi người cùng tham gia và cùng đón một lễ hội thật vui vẻ và đầy ý nghĩa. Để hiểu thêm về hội ném Pao của dân tộc H’ Mông chúng ta cùng tìm hiểu về cách tổ chức trò chơi và ý nghĩa của lễ hội.
Đàu Pao có nguồn gốc từ trò Lải Pao (ném pao) truyền thống của người H’Mông. Theo lời kể của anh Vàng A Thào là một người H’Mông thì không ai còn nhớ trò chơi này được sáng tạo ra khi nào, mọi người chỉ truyền nhau rằng: thấy anh em nam giới đánh bóng chuyền vui quá, chị em rất thích nhưng lại không biết chơi nên nghĩ ra cách kết hợp Lải Pao và bóng chuyền để tạo ra một trò chơi mới với cách chơi vừa đơn giản lại không kém phần thú vị.
Đàu Pao thường được tổ chức trên một khoảnh đất rộng đã được san phẳng và dọn dẹp sạch sẽ. Sân thi đấu được kẻ sẵn có chiều dài từ 12mX8m(hoặc 10mX6m), cũng có lưới giống như sân bóng chuyền nhưng lưới của Đàu Pao gồm hai phần, một được căng bằng lưới bóng chuyền hoặc dây thừng, mặt lưới cách đất 3,5 m, một được căng bằng dây thừng cách mặt lưới thứ nhất 0,5m.
Người chơi chia làm hai đội, mỗi đội từ 6-9 người (chỉ nữ giới mới được chơi). Một trận Đàu Pao thường kéo dài 3-5 séc. Khởi đầu cuộc chơi, một người sẽ đứng ở góc phải cuối sân phát pao sang phần sân của đội kia, người chơi của đội đối diện sẽ phải bắt được quả pao đã ném sang và ném trả lại. Hai đội sẽ ném qua lại như vậy qua khoảng không gian trống giữa hai phần lưới cho đến khi quả pao rơi xuống đất, rơi ra khỏi sân, pao ném lên trên hoặc xuống dưới hai phần lưới. Mỗi lần để pao rơi, hoặc ném ra ngoài, chạm lưới như vậy bị tính thua một điểm. Séc đấu kết thúc khi một bên thua 15 điểm. Cũng có một cách chơi khác, hai bên thống nhất thời gian thi đấu, séc đấu kết thúc khi hết khoảng thời gian đã quy ước, bên nào bị tính nhiều điểm hơn là thua .
Đàu Pao không quá phức tạp, song lại đòi hỏi sức khỏe, sự chính xác, khéo léo, dẻo dai, những phẩm chất người phụ nữ H’Mông có thừa. Tôi có cảm giác rằng mỗi lần chị em bắt quả pao về tay mình là mỗi lần họ nhận về niềm vui, may mắn cho năm mới, mỗi lần ném pao đi là một lần vứt trả lại bầu trời lồng lộng trên kia những nhọc nhằn, vất vả suốt cả năm đã qua. Chị em tham gia trò chơi rất nhiệt tình và phấn khởi, kết thúc trận đấu tất nhiên có người thắng, kẻ thua nhưng trên khuôn mặt tất cả các mọi người đều lộ rõ ánh mắt tươi vui, nụ cười rạng rỡ. Họ ôm chầm lấy nhau mà nhảy múa, mà chúc mừng. Một năm không có nhiều ngày vui như thế để những người phụ nữ vốn quen thuộc với nương ngô, nương sắn, với công việc bếp núc, thêu thùa được có cơ hội cười, nói, hò hét, được bình đẳng như nam giới. Đàu Pao không còn là một trò chơi giải trí đơn thuần mà còn là cơ hội để giao lưu, thể hiện tinh thần cộng đồng vốn luôn tiềm tàng trong dòng máu, trong từng hơi thở của người H’Mông. Kết thúc cuộc thi bên chủ nhà sẽ mời cơm, rượu, mình vừa được đi chơi vui lại vừa được giao lưu, kết bạn...
Đàu Pao đã trở thành trò chơi phổ biến của dân tộc H’Mông. Nó cùng với nhiều trò chơi khác đem lại nét đẹp văn hóa và đặc trưng của người H’Mông.
Hiện nay lễ hội ném pao tại xã Quảng Hòa vẫn còn giữ được những nét đặc trưng riêng của dân tộc H’Mông và hàng năm mỗi độ tết đến xuân về bà con nơi đây vẫn thường xuyên tổ chức lễ hội để đón một cái tết thật sung túc và vui vẻ.
2.3.4. Hội đua Cà kheo
Trong các lễ hội của người H’Mông thì hội đua cà kheo cũng là một trong những lễ hội không thể thiếu trong các dịp lễ hội. Ngày nay tại xã Quảng Hòa hội đua cà khoe là một trong những lễ hội thu hút được nhiều người đến xem và có đông đảo mọi người tham gia vào trò chơii. Để biết thêm về hội đua cà khoe của người H’Mông chúng ta cùng tìm hiểu hội đua cà khoe sau của người H’Mông để xem lễ hội được tổ chức như thế nào.
Hội đua Cà kheo là trò chơi không thể thiếu được đối với lễ hội của đồng bào vùng cao. Đây là trò chơi đòi hỏi người chơi dũng cảm, khéo léo lấy cân bằng và có những bước chân đi chính xác kết hợp nhịp nhàng cả tay lẫn chân. Cuộc chơi là thi chạy về đích, cự ly và số lần chạy tùy theo cuộc chơi mà quy định, nếu ai mà về sau thì người đó thua cuộc. Cây Cà kheo thường đựơc làm bằng cây tre đực nhỏ nhưng rất chắc, rồi đục tra một miếng gốc nhỏ để đặt bàn chân lên, tùy theo cuộc chơi mà người ta quy định chiều cao từ mặt đất lên đến chỗ đặt chân, thông thường là 40-45 cm là được. Cuộc đua diễn ra sôi nổi những tiếng reo hò, cười vui sảng khoái của khán giả là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho người chơi. Đây cũng là dịp để các chàng trai thể hiện lòng dũng cảm, sức khỏe của mình trước các cô gái, còn các cô gái thì thông qua các cuộc chơi ý tứ chọn cho mình người mà mình ưng ý.
Ngày nay hội đua cà kheo của dân tộc H’Mông tại xã Quảng Hòa vẫn là lễ hội không thể thiếu trong các dịp lễ bởi vì hội đua cà kheo không chỉ đơn thuần mang lại tiếng cười cho mọi người mà thông qua lễ hội ta thấy cần phải có những người dũng cảm thì mới tham dự được trò chơi và đây cũng là một lễ hội ý nghĩa cho những chàng trai và các cô gái có thể kết bạn với nhau.
2.3.5. Hội thi bắn nỏ
Trong lễ hội vùng cao, bao giờ cũng có môn thi bắn nỏ. Tùy theo mỗi cuộc thi mà thi bắn xa hay gần, số lượng mũi tên trúng đích thì tùy theo quy ước mà tổ chức cho phù hợp. Muốn bắn trúng đích thì nhất thiết người chơi phải thường xuyên luyện tập. Cây nỏ được làm bằng gỗ tốt, cánh nỏ làm bằng một nửa cây tre đực, hay gỗ dẻo được vót nhẵn bảo đảm độ chắc, khỏe, bền, thông thường dài từ 1-1,3 mét. Người dân vùng cao rất coi trọng cây nỏ bởi nó luôn gắn bó trong cuộc sống: Khi thì rèn luyện sức khỏe, lúc săn bắt thú rừng, khi có giặc đến làng, bản thì cây nỏ là vũ khí vô cùng lợi hại, vì thế trong các lễ hội ngày xuân, lễ hội bắn nỏ được coi là môn không thể thiếu được
Ngày nay hội thi bắn nỏ của người dân H’Mông tại xã Quảng Hòa vẫn luôn được tổ chức thường xuyên vào các mùa lễ hội. Đây cũng là dịp để cho mọi người cùng giao lưu, học hỏi và thể hiện sức khỏe, tài năng bắn nỏ của mình.
2.4. Tiểu kết
Nhìn chung bà con dân tộc người H’Mông có đời sống văn hóa tinh thần phong phú. Trong đó các lễ hội truyền thống của người H’Mông đã tạo nên bản sắc văn hóa cũng như những đặc trưng riêng cho văn hóa người H’Mông từ đó góp phần tạo dựng bản sắc chung cho cả dân tộc Việt Nam. Các lễ hội truyền thống của dân tộc H’Mông có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, nó không chỉ đem lại tiếng cười và mua vui cho mọi người mà qua những lễ hội truyền thống đó nó còn thể hiện tinh thần đoàn kết cố kết cộng đồng dân tộc của bà con dân tộc nơi đây. Đó là một ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc và cao đẹp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Như vậy qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lễ hội truyền thống của người H’Mông tại xã Quảng Hòa huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông. Chúng ta có thể nhận thấy dân tộc H’Mông có một nền văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc. Ở mỗi lễ hội đều có những biểu hiện và ý nghĩa riêng mang màu sắc dân tộc sâu sắc. Từ đó tạo nên văn hóa đặc trưng riêng cho dân tộc H’Mông.
Qua việc tìm hiểu lễ hội tryền thống của người H’Mông tại xã Quảng Hòa huyện
Đăk Glong tỉnh Đăk Nông, một lần nữa tôi muốn khẳng định hơn về vai trò quan trong của lễ hội truyền thống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong đời sống tinh thần. Bởi vì lễ hội chính là dịp để cho mọi người có thể giao lưu, cộng cảm, và có những khát vọng cao đẹp về cuộc sống. Và lễ hội cũng chính là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, nó còn củng cố tinh thầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các lễ hội truyền thống của người H’ Mông tại xã Quảng Hòa huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông.doc