Trong các cuộc dã ngoại, thanh niên được thoát khỏi các thiết chế xã hội như gia đình, cơ quan, trường học.Họ có các hành vi ứng xử theo khuôn mẫu và chuẩn mực của nhóm. Những chuẩn mực này nhiều khi là do ngẫu hứng, đôi khi đối lập với các chuẩn mực xã hội. Thời gian này cũng là lúc cá nhân thể hiện sự tự lập của mình, các hành động được thực hiện theo nhu cầu của cả nhóm, tạo ra tâm lý thoải mái cho cá nhân, giúp cá nhân có những giây phút thư giãn tinh thần. Do vậy mà loại hình dã ngoại ngày càng được tầng lớp thanh niên ưa thích.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5639 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các loại hình giải trí của thanh niên Hà Nội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần cơ sở lý luận
I . Tính cấp thiết của đề tài:
Xã hội ngày một phát triển, khoa học công nghệ ngày càng cao, máy móc đã thay con người giải quyết nhiều công việc. Con người đã có nhiều thời gian rỗi hơn để dành cho những nhu cầu khác. Một trong những nhu cầu đó là được giải trí. Giải trí là nhu cầu cao của con người, đặc biệt là tâng lớp thanh niên. Thông qua hoạt động giải trí, con người tái sản xuất sức lao động, hoà nhập vào cộng đồng, tạo mối liên hệ với cộng đồng.
Xã hội ngày nay phát triển làm xuất hiện rất nhiều các loại hình giải trí, mỗi loại hình giải trí mang những đặc điểm và sự bổ ích khác nhau, lượng người tham gia vào mỗi loại hình giải trí cũng không bằng nhau. Với lứa tuổi thanh niên, đây là giai đoạn hoàn thiện nhân cách, trưởng thành của các cá nhân. Giải trí được tầng lớp thanh niên rất quan tâm vì qua giải trí, họ có điều kiện để thể hiện mình, để học hỏi và trau dồi những kinh nghiệm sống từ bạn bè, cộng đồng xã hội..Với thanh niên Hà Nội, điều kiện sống là môi trường náo nhiệt, nhịp sống công nghiệp quanh năm tiếp xúc với sự ồn ào. Do vậy mà giải trí đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của tầng lớp thanh niên Hà Nội. Chính vì tầm quan trọng của giải trí như vậy, nên thanh niên Hà Nội trong thời điểm hiện nay rất quan tâm đến hoạt động giải trí. Họ tham gia vào rất nhiều hoạt động giải trí , dành nhiều thời gian rỗi cho giải trí. Từ tháng 10 năm 1999, khi Chính phủ áp dụng hai ngày nghỉ cuối tuần thì nhu cầu giải trí lại càng cao. Để tìm hiểu các loại hình giải trí cũng như thực trạng và mức độ tham gia của tầng lớp thanh niên vào các hoạt động giải trí trong thời điểm hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, tôi chọn đề tài "Các loại hình giải trí của thanh niên Hà Nội hiện nay".
Qua đề tài này góp phần vào việc tìm hiểu về các hoạt động giải trí của thanh niên thủ đô.
II. ý nghĩa của đề tài:
1. ý nghĩa khoa học:
- Góp phần hình thành quan niệm đúng đắn khoa học về giải trí, hiểu được giải trí là nhu cầu khách quan của con người, là một trong những nhân tố góp phần hình thành nhân cách của con người.
- Đề tài làm rõ và nhằm phân biệt giữa hoạt động giải trí và các hoạt động trong thời gian rỗi nhưng không phải là giải trí, tránh cái nhìn lầm lẫn và thiếu thiện cảm về giải trí do các loại hình hoạt động khác mà được quy chụp là giải trí. Đề tài sẽ hướng sự chú ý của xã hội vào việc cần thiết phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu giải trí của xã hội vì sự phát triển hài hoà, gồm cả tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của con người.
2. ý nghĩa thực tiễn:
- Đề tài nhằm phác thảo một bức tranh về các loại hình giải trí của thanh niên Hà Nội, mức độ tham gia vào các loại hình giải trí.
- Thấy được sự lệch chuẩn khi nhu cầu giải trí không được đáp ứng đầy đủ, nó sẽ góp phần khuyến cáo cho xã hội về mức độ và hậu quả của việc không quan tâm đúng mức đến giải trí của thanh niên. Một số khuyến nghị của đề tài góp phần giúp các nhà quản lý thấy được thực trạng và xu hướng của các loại hình giải trí từ đó đề ra các chính sách nhằm phát triển các loại hình giải trí mang tính lành mạnh, và hạn chế những loại hình giải trí có xu hướng lệch chuẩn, để xây dựng đời sống văn hoá tinh thần cho thanh niên thủ đô nói riêng và cư dân thủ đô nói chung.
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Mục đích:
- Tìm hiểu về thực trạng giải trí của thanh niên Hà Nội
- Đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển các loại hình giải trí lành mạnh và loại bỏ những loại hình giải trí mang tính lệch chuẩn.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu những loại hình giải trí mà tầng lớp thanh niên Hà Nội ưa thích.
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến việc tham gia vào những loại hình giải trí không lành mạnh.
- Đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế sự tham gia của thanh niên Hà Nội vào các loại hình giải trí này.
IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: Thanh niên chưa có gia đình riêng, sinh sống và cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu: Các loại hình giải trí mà thanh niên Hà Nội thường tham gia.
- Phạm vi nghiên cứu : Các loại hình giải trí của thanh niên Hà Nội trong thời gian rỗi.
V. Phương pháp nghiên cứu:
- Báo cáo sử dụng phương pháp phân tích tài liệu. Tài liệu được sử dụng là luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Đinh Thị Vân Chi với đề tài “ Nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội”.
VI. Hệ khái niệm
1. Khái niệm nhu cầu:
Theo nghĩa từ, nhu là cần thiết, cầu là đòi hỏi, mong muốn. Nhu cầu có cơ sở sinh vật nhưng không thể cho đó là biểu hiện của bản tính người tồn tại nguyên dạng của con người từ thời đại này sang thời đại khác. Ngoài sự thoả mãn những nhu cầu cơ bản của sự sinh tồn, con người còn có những nhu cầu xã hội khác. Do vậy nhu cầu của con người có tính sinh học và tính xã hội.
Có thể đưa ra một ý niệm về nhu cầu như sau. Nhu cầu là những đòi hỏi không ngừng phát triển về đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân, với tư cách là thành viên của một xã hội, được thể hiện và đáp ứng thông qua trình độ hoạt động sản xuất và trình độ hoạt động tiêu thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của xã hội.
2. Khái niệm nhu cầu giải trí
Có 6 nhu cầu xã hội cơ bản của con người trong đó có nhu cầu giải trí-tái sáng tạo. Đó là nhu cầu nghỉ ngơi và tinh thần bằng chuyển trạng thái hoạt động:từ các hoạt động sinh tồn sinh vật sang các hoạt động thẩm mỹ. Nhu cầu chính yếu là tái nhận thứcc hiện thực theo phương thức thẩm mỹ. Các nhu cầu phụ thuộc là sự sản xuất và tiêu thụ tác phẩm biểu tượng tính, sự phát triển các năng lực cảm thụ thẩm mỹ, chế độ thời gian rỗi, thiết chế thời gian rỗi và phương tiện giải trí.
Dưới góc độ văn hoá, nhu cầu giải trí được xác định là nhu cầu sản xuất và tiêu thụ các tác phẩm văn hoá.
3. Khái niệm thời gian rỗi
Trong bất kỳ thời đại nào con người cũng tiêu dung thời gian rỗi cho bốn loại hoạt động:
- Hoạt động lao động xã hội
- Hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong đời sống xã hội
- Hoạt động duy trì, bảo vệ đời sống vật chất cá nhân nhằm thoả mãn các nhu cầu cá nhân.
- Hoạt động thuộc đời sống tinh thần của cá nhân.
Loại hoạt động thứ tư diễn ra không nhiều trong đời sống con người. Đó là số thời gian còn lại của mỗi người sau khi đã làm xong ba loại bổn phận trên. Người ta gọi đó là thời gian rỗi, đặc điểm của nó là con người có thể tự do làm những gì mình thích, và đó là sự chuyển từ hoạt động tất yếu, cưỡng bức sang tự do, tự giác, tự nguyện.
VII. Giả thuyết nghiên cứu
- Các loại hình giải trí của thanh niên Hà Nội rất phong phú và đa dạng
- Bên cạnh những loại hình giải trí lành mạnh vẫn tồn tại những loại hình giải trí lệch chuẩn .
Phần kết qủa nghiên cứu
1. Một vài nét về hoạt động giải trí của thanh niên Hà Nội
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật đã thay thế con người để trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thời gian lao động của con người ngày càng rút ngắn lại và thời gian rỗi càng nhiều hơn. Khi con người có được một thời gian rỗi đáng kể, họ muốn sử dụng nó một cách hợp lý và đem lại hiệu quả cho bản thân họ. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên. lứa tuổi mà theo các nhà khoa học đánh giá là có xu hướng cá nhân cao, luôn muốn thoả mãn những nhu cầu bản thân. Một trong những nhu cầu lớn mà tầng lớp thanh niên đặt ra đó là nhu cầu giải trí. Giải trí đem lại cho con người sự thoải mái và giải toả tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Đặc biệt theo một nghiên cứu mang tên"Khẳng định sự nhận diện thông qua các hoạt động giải trí"(Identify affirmation through leasure activities) đã chỉ rõ vai trò của giải trí trong việc khẳng định cái tôi của chủ thể. Chính giải trí là môi trường để cá nhân thể hiện mình. Thông qua giải trí, mỗi người tạo cơ hội thể hiện mình là ai và cho phép mọi người hiểu rõ về họ hơn. Vì vậy mà giải trí đã trở thành hoạt động thường nhật trong thời gian rỗi của tầng lớp thanh niên. Sự phát triển của công nghệ đồng thời với sự phát triển dân trí tạo ra rất nhiều các hình thức giải trí, mỗi loại hình có một đặc trưng riêng, sự bổ ích riêng. Nghiên cứu các loại hình giải trí của thanh niên Hà Nội trong thời điểm hiện nay ta có thể thấy các loại hình giải trí của thanh niên Hà Nội rất phong phú và đa dạng. Ta có thể tách các hoạt động giải trí của thanh niên Hà Nội theo các cấp độ thời gian rỗi để thâý các loại hình giải trí ở mỗi cấp độ và sự chênh lệch trong việc sử dụng thời gian rỗi cho các loại hình giải trí khác nhau.
1.1 Giải trí cấp ngày:
Giải trí cấp ngày được diễn ra trong thời gian rỗi cấp ngày. Nghĩa là khoảng thời gian còn lại sau khi đã trừ đi các hao phí thời gian cho việc lao động(học tập), việc gia đình,việc riêng, ngủ, ăn uống, nghỉ ngơi. Theo kết quả nghiên cứu của luận án tiến sĩ"Nhu cầu giải trí của thanh niên " - Đinh Thị Vân Chi: thời gian rỗi cấp ngày của thanh niên Hà Nội là 2h6'/ ngày, ăn nghỉ 3h19', làm thêm 0h43', làm việc/học 7h31', nghủ 7h33', việc riêng1h42', việc gia đình 2h 04'.
Trong thời gian rỗi cấp ngày của thanh niên Hà Nội có các hình thức giải trí phổ biến như xem tivi, đọc sách báo, nghe nhạc, chơi thể thao, đi chơi. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy xem tivi là hoạt động giải trí được thanh niên Hà Nội ưa thích nhất, 33.93%. Loại hình này "tiêu tốn" thời gian rỗi của thanh niên nhất. Với sự phổ biến của nó cũng như là thời lượng phát rất cao. Bên cạnh đó các chương trình tivi ngày càng phong phú, mới mẻ và hấp dẫn là nguyên nhân tạo nên tỷ lệ người xem cao.
Một hoạt động giải trí cũng rất phổ biến trong giới thanh niên nói chung và thanh niên Hà Nội nói riêng là nghe nhạc. Nghe nhạc chiếm tỷ lệ khá cao, bộ phận thanh niên Hà Nội "chi phí" thòi gian rỗi vào nó là 29.37 %. Thời điểm này nghe nhạc nói chung có xu hướng ngày càng phát triển, nó được coi là loại hình giải trí mang tính thưởng thức nghệ thuật. Thoạt nhìn nghe nhạc không phải là hoạt động(con người như bị thụ động khi nghe nhạc) nhưng xét về bản chất, nghe nhạc là sự chuyển đổi của não từ hoạt động lao động sang hoạt động thẩm mỹ. Và vì vậy, nó mang tính giải trí cao.
Chơi các môn thể thao cũng là hoạt động giải trí có tỷ lệ thanh niên tham gia cao, 26.79%. ở đây ta không đề cập dến việc luyện tập thể thao tăng cường sức khoẻ mà chỉ quan tâm tới sự tham gia các hình thức thể thao trong thời gian rỗi nhằm mục đích giải trí. Xét từ góc độ đó các môn thể thao mà thanh niên Hà Nội thường tham gia có thể kể tới bóng đá, cầu lông, bơi lội..
Bóng đá là môn thể thao rất phổ biến, nó được xem là môn thể thao vua. Do đó nó lôi cuốn thanh niên tham gia rất đông đảo. Có thể đá bóng sau giờ làm việc tại các sân bóng cơ quan hoặc tại các sân chơi ở địa bàn cư trú. Thậm chí thanh niên có thể đá bóng ở các vỉa hè, lòng đường.
Cầu lông là hoạt động thể thao khá đơn giản, không đòi hỏi và yêu cầu cao đối với người chơi. Do vậy mà hình thức này rất phổ biến ở mọi khu dân cư.
Bơi lội từ năm 1990 trờ lại đây với sự phong phú của các bể bơi hiện đại và tiện nghi đã thoả mãn được nhu cầu của tầng lớp thanh niên Hà Nội.
Một hoạt động giải trí mà chúng ta phải đề cập tới trong các loại hình giải trí của thanh niên Hà Nội thời điểm này là "hội chứng" chat-INTERNET
Với sự phát triển chóng mặt của các trung tâm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thanh niên ngày càng cao. Hiện nay chưa có con số thống kê cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng bao nhiêu trung tâm và dịch vụ chat-INTERNET. Nhưng qua quan sát ta có thể thấy được mật độ dày đặc của loại hình giải trí này. Đây là loại hình giải trí mà thanh niên Hà Nộ rất ưa chuộng hiên nay. Với giá cả rất phù hợp, các khách hàng có thể được thoải mái khi"dạo chơi" trên INTERNET, gửi một lá thư, nghe một bản nhạc, truy cập thông tin mà mình muốn. ở đây, chúng ta cũng chỉ đề cập đến lĩnh vực giải trí trong chat-INTERNET chứ không xét đến khía cạnh công việc. Với sự phát triển nhu cầu ngày càng cao đối với chat-INTERNET cần có một nghiên cứu cụ thể và quy mô để có thể hiểu được nguyên nhân, thực trạng và xu hướng của loại hình giải trí này.
Tóm lại với thời gian rỗi trung bình 2h6'/ngày, khuôn mẫu giải trí cấp ngày của thanh niên Hà Nội có thể được nhận xét như sau: Đó là những hình thức giải trí tương đối phổ biến và phù hợp với quảng đại quần chúng, về cơ bản chúng không đòi hỏi chi phí cao hay những chuẩn bị phức tạp về mặt kĩ thuật.
1.2 Giải trí cấp tuần:
Giải trí cấp ngày đã giúp con người có những giờ phút thoải mái và thư giãn sau mỗi ngày làm việc. Nhưng do hạn chế về thời gian cũng như sự lặp lại thói quen(ngày nào cũng vậy) đã tạo ra sự nhàm chán và làm giảm hiệu quả giải trí. Do vậy cần phải có sự thay đổi để tạo ra sự mới mẻ gây hưng phấn cho não tạo tâm lý thoải mái cho cá nhân khi bắt tay vào công việc.
Phân tích tài liệu cho thấy trong 2 ngày nghỉ cuối tuần, thanh niên Hà Nội thường giải trí ngoài trời như đi chơi với bạn bè, dã ngoại, làm những việc ưa thích và chơi thể thao.
Thứ nhất, đi chơi với bạn bè, đây là hình thức phổ biến trong giới thanh niên. ở lứa tuổi này thanh niên có nhu cầu giao tiếp cá nhân cao. Qua đi chơi với bạn bè các cá nhân thể hiện mình cũng như học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm sống của bạn bè. Hoạt động chiếm tỷ lệ là 17.82 %. Hình thức "đi chơi với bạn bè" gồm những hoạt động:
- Đi xem phim, ca nhạc, sân khấu: Do sự phát triển của các loại hình giải trí khác như xem tivi, vi tính nối mạng dẫn đến nhu cầu đến các rạp chiếu phim, nhà hát trong thời kỳ khủng hoảng. Một số điều tra gần đây cho thấy thanh niên đang có xu hướng quay trở lại với rạp chiếu bóng, nhà hát. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành sân khấu và điện ảnh nước nhà. Thanh niên đến rạp(nhà hát) không đơn thuần để thưởng thức nghệ thuật mà đồng thời để thoả mãn những nhu cầu khác(giao tiếp với bạn bè, tâm sự với người yêu, trình diễn các trang phục mới..). Do vậy nếu các rạp không thoả mãn cùng lúc những nhu cầu đó thì họ sẽ chọn các địa điểm khác (hình thức giải trí khác) để thưởng thức nghệ thuật. Tỷ lệ thanh niên không đi xem các loại hình sân khấu như sau: tuồng 98.6 %, chèo 95.8%. cải lương 94.6%, kịch nói 87.4 %.
- Đi uống cà phê. Hình thức này rất phổ biến trong giới thanh niên. Qua quan sát chúng ta có thể thấy được lượng thanh niên đến các quán cà phê là rất đông. Không chỉ cuối tuần mà hầu như các buổi tối các quán cà phê thu hút
hàng trăm lượt thanh niên lui tới. Có những thanh niên tới quán 4-5 tối/tuần(đi uống cà phê gần như là giải trí cấp ngày của bộ phận thanh niên này). Chúng ta có thể thấy ngoài mục đích đi uống cà phê các thanh niên đến đây còn thoả mãn các nhu cầu như giao tiếp bạn bè, làm quen..Còn có người đến đây chỉ vì muốn hưởng không khí và khung cảnh ở các quán cà phê(náo nhiệt hoặc yên tĩnh).
- Đi hát karaoke. Thanh niên Hà Nội thường đi hát Karaoke trong những dịp vui, ngày nghỉ và lúc rỗi rãi ngày thường. Họ thường hát tại quán 74%, tại nhà 26 %. Những bài hát mà họ ưa thích là ca khúc cách mạng 31.4%, nhạc vàng 28.8%, ca khúc nước ngoài 20.5%, những bài hát khác 22.8%.
Qua hình thức karaoke các cá nhân một mặt được giải toả tinh thần, mặt khác là phương tiện thử nghiệm khả năng âm nhạc của mình. Từ góc độ văn hoá, karaoke là phương thức thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật. Karaoke có thể trở thành một phương tiên để phổ biến một lối sống văn hoá và phổ biến âm nhạc truyền thống của dân tộc với tầng lớp thanh niên.
- Đi câu cá: Đây là loại hình tương đối mới và nó có xu hướng phát triển trong một vài năm gần đây. Thực chất của việc đi câu cá là một cuộc dã ngoại, muốn tìm hiểu thiên nhiên, muốn tận hưởng thiên nhiên. Trong các buổi đi câu cá có thể tổ chức ăn uống, hát hò tạo môi trường giao tiếp giữa các cá nhân.
Như vậy đi chơi với bạn bè rất phổ biến và nó được biểu hiện dưới những hình thức rất đa dạng. Nó trở thành khuôn mẫu giao tiếp và tương tác của thanh niên hiện nay.
Thứ hai, với điều kiện thực tế sống trong môi trường quanh năm ồn ào náo nhiệt, thanh niên Hà Nội thường có nhu cầu đi dã ngoại, 18.25%. Trong những ngày nghỉ cuối tuần hoặc những ngày lễ, họ thường tổ chức đi thăm quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đền thờ, miếu mạo ngoại thành hoặc các tỉnh khác. Các hình thức tổ chức cũng khác nhau, nhóm bạn tự tổ chức, khu phố tổ chức hay Đoàn thể của trường..
Trong các cuộc dã ngoại, thanh niên được thoát khỏi các thiết chế xã hội như gia đình, cơ quan, trường học...Họ có các hành vi ứng xử theo khuôn mẫu và chuẩn mực của nhóm. Những chuẩn mực này nhiều khi là do ngẫu hứng, đôi khi đối lập với các chuẩn mực xã hội. Thời gian này cũng là lúc cá nhân thể hiện sự tự lập của mình, các hành động được thực hiện theo nhu cầu của cả nhóm, tạo ra tâm lý thoải mái cho cá nhân, giúp cá nhân có những giây phút thư giãn tinh thần. Do vậy mà loại hình dã ngoại ngày càng được tầng lớp thanh niên ưa thích.
Hoạt động giải trí mà thanh niên Hà Nội thường tham gia trong thời gian rỗi cuối tuần là làm những việc ưa thích, 13.89%, tuỳ vào sở thích và khả năng của mỗi người mà có một loạt hoạt động: vẽ, đi siêu thị, nội trợ...Một số bộ phận thanh niên sử dụng thời gian rỗi để giải trí bằng cách thực hiện những khả năng cuả mình và qua đó họ muốn thể hiện mình, muốn thỏa mãn nhu cầu được làm việc mà mình thích(vẽ, nội trợ). ở Việt Nam đang có một hình thức, nhất là nữ giới, dù không được mua hàng cũng thích vào siêu thị ngắm hàng và thư giãn nhờ không khí mát mẻ và cách mua bán văn minh.
Tóm lại có thể nhận xét về các loại hình giải trí cấp tuần của thanh niên Hà Nội như sau:
- Những hoạt động giải trí được ưa chuộng trong dịp nghỉ cuối tuần thường là những hoạt động giải trí vừa thoả mãn nhu cầu giao tiếp đến với thiên nhiên.
- Đây thường là những hoạt động tập thể vừa thoả mãn nhu cầu giải trí vừa thoả mãn nhu cầu giao tiếp, ít có hoạt động cá nhân.
- Có những hoạt động mang tính tự do cao, có phần ngẫu hứng, ít bị ràng buộc bởi những khuốn mẫu cố định nên có tính giải trí cao.
2. Các loại hình giải trí không lành mạnh của thanh niên Hà Nội
Bên cạnh những hình thức giải trí lành mạnh, hiện nay còn tồn tại những loại hình giải trí đi ngược lại các chuẩn mực xã hội trong tầng lớp thanh niên Hà Nội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. ở đây chúng ta đề cập đến nguyên nhân xuất phát từ việc không đáp ứng được thoả đáng các nhu cầu giải trí của thanh niên. Khi nhu cầu không được đáp ứng thoả đáng, các thành viên buộc phải tự tổ chức những hoạt động giải trí tuỳ theo khả năng và điều kiện của từng người. Các hoạt động này không có định hướng, không có tổ chức, không được quản lý nên mang tính tự phát cao. Không ít trường hợp chúng biến dạng thành những hoat động tiêu cực, tác động xấu tới sự phát triển toàn diện của thanh niên.
Tác động tiêu cực này được thể hiện rõ trong sự xuất hiện những lệch chuẩn trong giải trí của thanh niên Hà Nội. Lệch chuẩn được hiểu là hành vi, hành động tư duy không theo khuôn mẫu ứng xử chung được xã hội công nhận, không đúng như những điều xã hội trông đợi ở cá nhân trong vị trí xã hội mà cá nhân đó nắm giữ. Nói cách khác, lệch chuẩn là hành vi lệch ra ngoài những chuẩn mực- giá trị xã hội.
Có thể thấy các loại hình giải trí được coi là lệch chuẩn như: hoạt động của các sàn nhảy, hoạt động của các quán karaoke ôm, chơi điện tử ăn tiền, đá bóng dưới lòng đường, xem băng hình nội dung xấu, đua xe trái phép...
ở đây chỉ xem xét lệch chuẩn trong hoạt động giải trí như xem nghe, đọc các văn hoá phẩm có nội dung xấu, cá độ, đua xe trái phép...
Khi thực tế không phù hợp với nhu cầu thì chủ thể luôn phải ý thức điều đó và tìm phương án tối ưu dung hoà sự xung đột. Khi đó, các hoạt động giải trí mà chủ thể mong muốn sẽ biến chúng trở thành các hoạt động khác. Những hoạt động thay thế này có thể là lệch chuẩn nếu chúng được định hướng bởi hệ chuẩn mực đặc trưng của từng nhóm xã hội chứ không phải là hệ chuẩn mực phổ quát của toàn xã hội
- Cá độ, chơi trò ăn tiền:
Với sự phát triển của cơ chế hàng hoá dẫn đến thực trạng mọi việc đều cần phải có tiền. Các loại hình giải trí cũng không tránh khỏi xu thế đó, điện tử ăn tiền, đánh bài ăn tiền...đã trở thành phổ biến trong một bộ phận tầng lớp thanh niên Hà Nội . Một hiện tượng đang có xu hướng phát triển trong thời điểm hiện tại đó là cá độ thể thao. Trong tháng 5/1999 cả nước khám phá, bắt giữ 420 vụ với 1600 đối tượng tham gia và thu giữ số tiền mặt 1.4 tỷ đồng. Đây là một vấn đề nan giải đối với các cấp, ngành liên quan.
- Đua xe trái phép:
ở Việt Nam đua xe chưa từng được đưa vào hoạt động hợp pháp, mọi hình thức đua xe đều được coi là phạm pháp. Đua xe không những gây mất trật tự an ninh xã hộ, gây nguy hiểm cho bản thân người lái mà nó còn gây hại đến những người xung quanh. Đối tượng đua xe thường là các thanh niên con nhà khá giả, do ăn chơi đua đòi, không được sự quản lý của gia đình. Một thực tế là một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên tham gia vào đua xe. Đây là một thực trạng báo động cho việc quản lý của gia đình và nhà trường đến con em họ. Một khi chưa được tổ chức và quản lý chặt chẽ thì đua xe trái phép còn phát triển tự phát như một hình thức "nổi loạn" của tuổi trẻ, chúng ta khó lường trước được hậu quả.
- Xem sách báo, băng hình độc hại:
Từ khoảng những năm 80, một số sách báo, tranh đồi truỵ bắt đầu xuất hiện và được lưu truyền bí mật trong sinh viên. Từ nay, nó trở thành phổ biến tại Ký túc xá sinh viên các trường đại học Hà Nội. Và đó không phải là hiện tượng riêng có của các trường đại học Hà Nội. Tại TP. Hồ Chí Minh, đã hình thành một "đường dây" cung cấp loại ấn phẩm này cho thanh niên.
Bên cạnh đó là băng hình độc hại mà số người xem phần đông là thanh niên. Một cuộc thăm dò tại một trường cấp III cho thấy có 78 % nam sinh và 27 % nữ sinh đã từng xem phim sex"nặng"(phim có những cảnh sex chiếm 20 % thời lượng trở lên). Theo thống kê các cơ sở không có giấy phép kinh doanh đạt con số kỷ lục:62% cửa hàng sách, 50 % cơ sở kinh doanh văn hóa phẩm, 26 5 cơ sở kinh doanh băng hình......
Hiện nay số lượng các sản phẩm văn hoá độc hại ở Hà Nội là rất lớn. Chúng được bầy bán khắp nơi. Chúng ta có thể hiểu nhu cầu tò mò tìm hiểu của tuổi trẻ về những gì chưa biết. Như vấn đề giới tính, tình dục là không phải xấu. Xét từ khía cạnh giáo dục giới tính nó còn có tác động tích cực. Tuy nhiên do không được hướng dẫn, không nhận thức đầy đủ dẫn đến những hành vi sai sau khi đọc và xem những văn hoá phẩm độc hại.
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận:
Nhu cầu giải trí đóng vai trò vô cung quan trọng trong đời sống của cá nhân và toàn xã hội nói chung. Nó tạo sự cân bằng bởi những hoạt động lao động sản xuất-chính trị-xã hội khác. Chính nhờ có nó mà xã hội luôn ổn định và phát triển. Đối với thanh niên, những người đang phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình thì nhu cầu này càng quan trọng. So với trước đây nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội đã có nhiều biến đổi sâu sắc cả về chất và lượng. Điều đó diễn ra như quy luật của thời gian và như hệ quả của nền kinh tế thị trường và sự giao lưu văn hoá bên ngoài. Đã xuất hiện trong nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội nhiều nét mới theo xu hướng gia tăng tính tập thể và tính tự do của các hoạt động giải trí như một chỉ báo về sự giải phóng con người và đề cao tính cá nhân trong xã hội Việt Nam hiện đại. Song song với nó là xu hướng đan xen giữa nhu cầu giao tiếp trong đời sống tinh thần của thanh niên. Những biến đổi ấy mang lại cho thanh niên Hà Nội một đời sống văn hoá-tinh thần, phong phú hơn, đồng thời cũng đặt ra trước xã hội đòi hỏi cao hơn về sự quan tâm đáp ứng.
Thực tế sự đáp ứng đối với nhu cầu của thanh niên hiên nay còn hạn chế. Do đó làm nảy sinh những loại hình giải trí tiêu cực, những tụ điểm giải trí không lành mạnh. Đây là một thực tế đáng buồn bởi tầng lớp kế cận này phải được tiếp thu những giá trị văn hoá cao cấp, những giá trị chuẩn mực truyền thống của dân tộc.. Những chủ nhân tương lai của đất nước phải là người phát triển toàn diện cả đức và tài.
2. Khuyến nghị:
Thực tế đang đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của toàn xã hội đối với nhu cầu giải trí của thanh niên. Cần triển khai đầy đủ các biện pháp đa dạng, trên nhiều lĩnh vực , từ biện pháp quản lý hành chính, xử lý dân sự và hình sự đến các biện pháp giáo dục, tác động tới nhận thức, làm thay đổi dần quan niệm xã hội đối với giải trí.
Đây là công việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi thời gian và sự đầu tư thoả đáng, không chỉ về kinh phí mà cả công sức và trí tuệ xã hội. Nó đồng thời đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, các cấp, các ngành và các đoàn thể cũng như từng gia đình và nhóm sở thích. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trên mới có thể đáp ứng được thoả đáng nhu cầu giải trí cho thanh niên nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60272.doc