Đề tài Các loại hình khoáng sản và các phương pháp tìm kiếm và chuẩn đoán khoáng sản thiếc

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ KHOÁNG SẢN THIẾC

Chương I: Khái quát về lịch sử tìm kiếm – khai thác thiếc

I.1. Khái quát về lịch sử tìm kiếm – khai thác thiếc trên thế giới 6

I.2. Khái quát về lịch sử tìm kiếm – khai thác thiếc ở Việt Nam 6

Chương II: Tổng quan về thiếc

II.1. Tính chất 8

II.2. Đặc điểm khoáng vật 8

II.3. Đặc điểm địa hóa 12

II.4. Kinh tế nguyên liệu khoáng 13

II.5. Công dụng 13

Phần 2: NGUỒN GỐC, ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO VÀ CÁC LOẠI HÌNH KHOÁNG SẢN THIẾC

Chương III. Các kiểu nguồn gốc và kiểu mỏ công nghiệp của khoáng sản thiếc

III.1. Đặc điểm địa chất các mỏ thiếc 16

III.2. Các kiểu mỏ khoáng. Liên hệ trên thế giới 17

III.3. Các kiểu công nghiệp. Liên hệ trên thế giới 28

III.4. Các kiểu mỏ khoáng và kiểu công nghiệp ở Việt Nam 29

Phần III: CÁC TIỀN ĐỀ, DẤU HIỆU TÌM KIẾM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THIẾC

Chương IV: Các tiền đề tìm kiếm

IV.1. Tiền đề magma 38

IV.2. Tiền đề cấu trúc – kiến tạo 40

IV.3. Tiền đề nguồn biến chất – nhiệt dịch 41

IV.4. Tiền đề địa mạo 42

 

Chương V. Các dấu hiệu tìm kiếm

V.1. Vết lộ thân quặng 44

V.2. Các vành phân tán tản lăng và trọng sa 44

V.3. Các vành phân tán thạch địa hóa (nguyên sinh và thứ sinh) 45

V.4. Các dấu hiệu địa vật lý 46

V.5. Các đới biến đổi nhiệt dịch 47

Chương VI: Các phương pháp tìm kiếm

VI.1. Phương pháp đo vẽ địa chất 48

VI.2. Phương pháp tảng lăn 49

VI.3. Phương pháp ảnh viễn thám 51

VI.4. Phương pháp địa hóa 51

VI.5. Phương pháp trọng sa 53

VI.6. Phương pháp khoan và khai đào 55

Phần IV: ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG SẢN THIẾC VÙNG ĐÔNG NÚI KHOR – LÂM ĐỒNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM

Chương VII. Mở đầu

Chương VIII. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên – Kinh tế – Nhân văn

VIII.1. Vị trí địa lý 58

VIII.2. Địa hình 58

VIII.3. Sông suối 58

VIII.4. Giao thông 58

VIII.5. Dân cư, kinh tế 59

Chương IX. KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CHI TIẾT

IX.1. Đặc điểm địa chất khu vực 60

IX.1.1. Địa tầng 60

IX.2.2. Magma xâm nhập 71

IX.1.3. Kiến tạo 77

IX.2. Đặc điểm khoáng sản thiếc 77

IX.2.1. Tiểu khu Cap Hirt 77

IX.2.2. Tiểu khu Núi Khor 83

IX.2.3. Nguồn gốc và sự phân bố quặng hóa 94

Chương X. Các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm

X.1. Các tiền đề tìm kiếm 99

X.1.1. Tiền đề magma 99

X.1.2. Tiền đề cấu trúc 99

X.2. Các dấu hiệu tìm kiếm 100

X.2.1. Vết lộ thân quặng 100

X.2.2. Đới đá biến đổi 100

X.2.3. Dị thường địa vật lý 100

X.2.4. Dị thường địa hóa 101

X.2.5. Dị thường trọng sa 103

Chương XI. Các phương pháp tìm kiếm và khối lượng thực hiện

NHẬN XÉT

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc108 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6699 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các loại hình khoáng sản và các phương pháp tìm kiếm và chuẩn đoán khoáng sản thiếc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gốc, vừa phản ánh mức độ tin cậy sự có mặt của thân quặng gốc. Đặc điểm hình dạng khoáng vật của cassiterit phản ánh chắc chắn nguồn gốc thành tạo của chúng. Ngoài tảng lăn trực tiếp của các khoáng vật chứa thiếc như cassiterit thì cần phải quan tâm đến tảng lăn các đá biến đổi như đá greizen, đá skarn, tourmalin, wolframit, clorit, sericit… Khi quan sát tảng lăn cần xem xét mức độ mài tròn, kích thước và hướng vận chuyển quặng để định hướng tìm kiếm quặng gốc. Bảng V.1. Liên quan giữa tổ hợp khoáng vật trong quặng thiếc với kiểu nguồn gốc thành tạo Kiểu thành tạo quặng gốc Các khoáng vật đi kèm Mạch pegmatit Tantan – niobi, lepidolit, spodumen, tourmalin, monzonit, đôi khi có molipdenit, wolframit Mạch thạch anh chứa quặng hoặc greizen Wolframit, topaz, tourmalin, fluorit, molipdenit, beril, bismut, bismutin Mạch thạch anh tourmalin đới biến đổi Wolframit, các khoáng vật bismut, các khoáng vật của đồng, pyrit, tourmalin, clorit, rutil, vàng, chalcopyrit, và xcobudit Mạch thạch anh sulfur, thạch anh – tourmalin – clorit – sulfur Các khoáng vật sulfur (nếu gần mỏ gốc), tourmalin, clorit, sắt, magnetit, granat, limonit V.2.2. Các vành trọng sa và sa khoáng Cassiterit là khoáng vật nặng (có tỷ trọng lớn). Khi được dòng nước vận chuyển, nó chỉ bị vỡ vụn, mài mòn và được tích tụ trong trầm tích bở rời ở các khe suối, lòng sông, thung lũng sông… có thể gần hoặc xa thân quặng gốc để tạo thành các vành trọng sa và sa khoáng. Dựa vào độ mài tròn của hạt khoáng vật có thể biết được khoảng cách vận chuyển. Bên cạnh đó, tổ hợp khoáng vật cộng sinh trong vành phân tán cũng giúp xác định nguồn gốc của thân quặng. Bảng V.2. Tổ hợp khoáng vật điển hình trong sa khoáng Khoáng vật chính Khoáng vật đi cùng trong mẫu trọng sa Quặng gốc Cassiterit Tourmalin, topaz, wolframit, columbit, spodo, beryl Mạch pegmatit Topaz, fluorit, wolframit, molipdenit, arsenopyrit, sheelit, columbit, beryl, monazit, tourmalin, pyrit, chalcopyrit Kiểu mỏ thạch anh – cassiterit Pyrotin, pyrit, arsenopyrit, chalcopyrit, stannin, galenit, sphalerit Kiểu mỏ cassiterit – sulfur V.3. Các vành phân tán thạch địa hóa (nguyên sinh và thứ sinh) Quặng thiếc trong quá trình thành tạo và bị phong hóa, phá hủy sẽ hình thành nên các vành phân tán thạch địa hóa nguyên sinh và thứ sinh có ý nghĩa quan trọng trong tìm kiếm khoáng sản. Những vành phân tán có hàm lượng Sn gấp 10 lần số Clark trở lên là những vành có triển vọng phát hiện quặng gốc. Dựa vào tính phân đới các nguyên tố trong vành phân tán nguyên sinh, có thể xác định mực xâm thực của các thân quặng và đặc biệt là tìm kiếm các thân quặng ẩn. Còn trong vành phân tán thứ sinh, do cassiterit là khoáng vật bền vững nên nó dễ thành tạo vành cơ học. Dưới tác dụng của trọng lực và dòng nước, cassiterit di chuyển ra xung quanh thân quặng tạo thành vành hay dòng phân tán. Bảng V.3. Dãy phân đới của các nguyên tố chỉ thị trong vành nguyên sinh Kiểu mỏ Dãy phân đới (từ dưới quặng đến trên quặng) Thạch anh – cassiterit (As, Be, W) – B – Sn – Cu – (Zn, Ag, Pb) Cassiterit – sulfur (W, Mo, As, Co) – (Sn, Cu) – (Zn, Ag, Pb) Ngoài ra, khi xem xét dấu hiệu tìm kiếm vành phân tán nguyên tố cần chú ý tập hợp các nguyên tố đi cùng với Sn. Mỗi kiểu mỏ – thành hệ quặng có tổ hợp nguyên tố khác nhau, cần chú ý đến tính phân đới của chúng. Bảng V.4. Tổ hợp các nguyên tố trong vành phân tán nguyên sinh Kiểu mỏ – thành hệ Tổ hợp các nguyên tố trong vành phân tán nguyên sinh Pegmatit Sn, Ta, Nb, Be, Li, Rb, W, Bo, F Thạch anh – cassiterit Sn, W, Ta, Nb, Li, Pt, F, U, Th, Mo, Be Cassiterit – tourmalin – sulfur Sn, As, Bi, Cu, Bo, Pb, Zn, Ag Sulfur – cassiterit Sn, Pb, Zn, Cu, Sb, Ag, As, In, Be Skarn chứa thiếc Sn, W, Cu, Ag, As, In V. 4. Các dấu hiệu địa vật lý Bao gồm các dấu hiệu sau: - Đới nâng cao của dị thường phóng xạ (do có sự tăng cao của K40 và sự có mặt của một số khoáng vật chứa kim loại phóng xạ như U, Th) - Đối với các mỏ kiểu skarn thường có kèm theo dị thường từ (có mặt magnetit, các khoáng vật nhóm pyroxen, amphibol) - Dị thường điện trường thiên nhiên có thể biểu hiện trong vùng phát triển thành hệ cassiterit – tourmalin – sulfur, sulfur – cassiterit. - Các mỏ kiểu pegmatit, thạch anh – cassiterit thường có thân quặng rõ ràng nên có điện trở suất khác với đá vây quanh. Để tìm kiếm có hiệu quả, phát hiện được những diện tích và đối tượng Sn có triển vọng cần phải xem xét đặc điểm địa chất của vùng, khu vực và các dấu hiệu tìm kiếm trực tiếp, gián tiếp khác. Từ đó lựa chọn các phương pháp thích hợp cho từng đối tượng (thành hệ, loại hình khoáng sản). V.5. Các đới biến đổi nhiệt dịch Dựa vào các đá biến đổi nhiệt dịch lộ ra trên bề mặt giúp ta có thể định hướng được sự hiện diện của quặng hóa thiếc không lộ trực tiếp trên bề mặt, bị các lớp thổ nhưỡng vùi lấp hay nằm ẩn dưới sâu. Bảng V.5. Mối liên quan giữa biến đổi nhiệt dịch và nguồn gốc của thiếc Kiểu mỏ – thành hệ Biến đổi nhiệt dịch Tổ hợp khoáng vật đá biến đổi Pegmatit chứa thiếc Greizen hóa, felspat hóa (felspat kali và albit) Thạch anh, muscovit, felspat Skarn chứa thiếc Skarn vôi, skarn magiê, greizen hóa yếu Pyroxen, amphibol, granat, magnetit Thạch anh – cassiterit Albit hóa, thạch anh hóa, greizen hóa Albit thay thế felspat kali Thạch anh, felspat, Xnvadit, lepidolit, topaz, tourmalin, fluorit Cassiterit – tourmalin – sulfur Thạch anh hóa, tourmalin hóa, clorit hóa, sericit hóa Tourmalin, clorit, thạch anh, sericit, kèm khoáng vật sulfur Sulfur – cassiterit Thạch anh hóa, clorit hóa, sericit hóa, kaolin hóa CHƯƠNG VI CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM KHOÁNG SẢN THIẾC VI.1. Phương pháp đo vẽ địa chất Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất là một trong những phương pháp cơ bản nhất trong việc tìm kiếm khoáng sản. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất dựa vào lộ trình thực địa nhằm phát hiện được khá nhiều các khoáng sản lộ ra bề mặt. Đối với công tác đo vẽ địa chất ở tỷ lệ chủ yếu từ 1/200.000 đến 1/25.000, điều tra khoáng sản gồm hai giai đoạn: - Giai đoạn I của công tác đo vẽ địa chất kèm theo tìm kiếm phát hiện hoặc còn gọi là tìm kiếm sơ bộ, ngày nay gọi là điều tra khoáng sản sơ bộ. - Giai đoạn II. Nếu phát hiện khoáng hoá ở giai đoạn I có triển vọng, sẽ tiến hành giai đoạn II tìm kiếm chi tiết hóa, ngày nay gọi là điều tra khoáng sản chi tiết. Các loại bản đồ liên quan trong quá trình điều tra khoáng sàng thiếc gồm: - Bản đồ địa chất: là bản đồ có nền bản đồ địa hình lược giản cùng tỷ lệ, trên đó thể hiện các thành tạo địa chất, bao gồm các phân vị địa tầng (các tầng, tập, tướng khác nhau, tầng đánh dấu, thế nằm của đá), các khối magma xâm nhập (các pha, tướng khác nhau), các yếu tố biến dạng kiến tạo (đứt gãy, uốn nếp, đới dập vỡ). Đi kèm với bản đồ là cột địa tầng tổng hợp, biểu diễn quan hệ của các địa tầng theo thời gian và mặt cắt địa chất, biểu diễn quan hệ giữa các thể địa chất theo phương thẳng đứng qua một đường thẳng cắt qua vùng nghiên cứu có các thành tạo địa chất điển hình nhất. - Bản đồ khoáng sản: là bản đồ được thành lập trên nền địa chất (có các thành tạo địa chất, các yếu tố biến dạng kiến tạo và các yếu tố địa chất khác có liên quan khoáng sản). Trên đó có thể hiện các điểm khoáng sản (gồm các khoáng sàng và các biểu hiện khoáng sản) theo quy mô, hiện trạng khai thác (nếu có) bằng các ký hiệu theo quy ước. - Bản đồ sinh khoáng: là bản đồ được thành lập trên cơ sở các bản đồ chuyên hóa địa chất hoặc chuyên hóa kiến tạo, trong đó chứa đựng những quy luật phân bố các diện tích chứa quặng, khoáng sàng, biểu hiện khoáng sản và mối liên quan của chúng trong khôn gian và thời gian với các quá trình kiến tạo, magma, phong hóa, trầm tích và biến chất. - Bản đồ quy luật phân bố khoáng sản hay bản đồ dự báo tài nguyên khoáng sản: là bản đồ thể hiện quy luật thành tạo các khoáng sàng, biểu hiện khoáng sản và cả điểm khoáng hóa theo những điều kiện địa chất khác nhau bằng các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản. Bản đồ này có ý nghĩa chỉ đạo và định hướng cho công tác tìm kiếm và thăm dò tiếp theo. - Bản đồ kiến tạo: là bản đồ thành lập trên nền địa chất, có thể hiện các hoạt động kiến tạo, bao gồm sự phân chia các thành tạo địa chất theo lịch sử phát triển của vỏ Trái Đất thành các tầng, tập, bậc hay tổ hợp thạch kiến tạo khác nhau, biểu thị cấu trúc địa chất như thế nằm đá, các đứt gãy, khe nứt, trục nếp uốn, các loại đá mạch… - Bản đồ địa mạo: là bản đồ địa hình có biểu diễn các đặc trưng về các dạng địa hình, nguồn gốc địa hình và tuổi địa hình theo ký hiệu và màu sắc theo quy ước nhất định. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất không chỉ có ý nghĩa trong việc tìm kiếm khoáng sản thiếc mà còn là cơ sở khoa học trong việc đánh giá và khai thác khoáng sản về lâu dài. Đối với thiếc thì trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chất nên chú ý các mạch nhiệt dịch, những vùng có sự phát triển mạnh của greizen. VI.2. Phương pháp tảng lăn Đây là phương pháp chính xác và thực tế nhất, là dấu hiệu trực tiếp biểu hiện sự có mặt của thiếc trong diện tích tìm kiếm. Để dự đoán vị trí của quặng gốc theo tảng lăn, phải chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng, trước hết là kích thước và độ mài tròn của tảng lăn. Hai yếu tố đó có liên quan nhất định đến quãng đường di chuyển từ quặng gốc đến vị trí tảng lăn. Kích thước và độ mài tròn của tảng lăn Kích thước và độ mài tròn của tảng quặng lăn phụ thuộc vào hoàn cảnh di chuyển, tính chất cơ lý của đá hay quặng, tốc độ dòng nước, cấu trúc địa chất và địa hình, mạng sông suối. Thiếc là khoáng vật bền vững dưới tác nhân phong hóa do đó nó có thể di chuyển khá xa khỏi quặng gốc. - Tảng lăn di chuyển trong tàn tích, sườn tích và lũ tích ít bị mài mòn và ít nhiều giữ được độ sắc cạnh. - Tảng di chuyển theo mạng lưới sông suối bị mài mòn mạnh nhất. Dòng sông suối có thể mang những tảng có kích thước khác nhau, tùy thuộc vào tốc độ dòng nước và địa hình. Trong sườn tích, ngoài tác dụng của dòng nước, yếu tố địa hình rất quan trọng. Trong mùa mưa lũ, các trầm tích bở rời thường bị xói, cùng với tác động của dòng nước và trọng lực, các vật liệu được mang xuống chân rất mạnh, tạo thành các nón phóng vật với các vật liệu rất khác nhau. Độ mài tròn của tảng quặng có ý nghĩa rất lớn trong tìm kiếm. Căn cứ vào độ mài tròn của tảng, có thể suy đoán được khoảng cách đến khoáng sàng gốc và có thể tìm ra thân quặng gốc. Độ mài tròn của tảng lăn K được tính bằng tỷ số giữa bán kính lớn nhất (R) trên bán kính nhỏ nhất của tảng lăn: K = R/r Qua thực tế nghiên cứu người ta rút ra rằng: - Ở khoảng cách 0,5 – 1 km cách quặng gốc, tảng quặng lăn hầu như không tròn cạnh - Ở khoảng cách 1 – 3 km cách quặng gốc, tảng quặng lăn có độ tròn thô, nhưng còn giữ được hình dạng ban đầu - Ở khoảng cách hơn 3 km cách quặng gốc, tảng quặng lăn bị mài tròn mạnh, gần có dạng hình cầu Khoảng cách của vật liệu quặng lăn đến khoáng sàng gốc Khoảng cách từ quặng gốc đến vị trí tảng lăn quặng bị mài mòn phụ thuộc vào tính chất cơ học của tảng, kích thước, tỷ trọng và độ cứng của chúng. Các tảng càng lớn, cứng và nhẹ sẽ di chuyển xa hơn các tảng nhỏ, mềm và tỷ trọng lớn hơn. Cassiterit là một khoáng vật khá bền vững, độ cứng trung bình và tỷ trọng lớn nên chúng không thể di chuyển quá xa so với quặng gốc, thường chúng di chuyển tối đa khoảng 7 – 8km. Phương pháp tìm kiếm Lộ trình đầu tiên trong các vùng rừng núi được bắt đầu đi ngược dọc các thung lũng sông suối. Khi phát hiện được mảnh vỡ hay cuội quặng ở sông suối, lộ trình sẽ bố trí lên sườn nơi dự kiến có thể phát hiện được các mảnh quặng và thân quặng gốc. Nếu trên sườn có khá nhiều mảnh quặng thì vẽ sơ đồ phân bố chúng và khoanh diện tích vành tảng lăn. Nhiều khi vành tảng lăn có ý nghĩa công nghiệp, người ta phải dùng hố, giếng, hào… để khống chế hết chiều dày lớp phủ và ranh giới của vành phân tán. Từ đó có thể suy đoán vị trí thân quặng gốc và đánh giá được triển vọng của quặng trong vành tảng lăn. Khi tìm kiếm theo vành tảng lăn, cần nghiên cứu hình dáng và đặc điểm của vành phân tán như: chiều dày lớp phủ, các tầng chứa sản phẩm, kích thước và tính chất vật liệu quặng , hàm lượng và quy mô quặng, mối liên quan với quặng gốc. Hình dáng của vành phân tán tùy thuộc vào sự phân bố của thân quặng và đặc điểm địa hình. Phương pháp này không chỉ sử dụng các tảng lăn quặng gốc mà còn sử dụng các tảng lăn đới đá biến đổi để tìm kiếm. VI.3. Phương pháp ảnh viễn thám Mục đích của phương pháp ảnh viễn thám trong việc tìm kiếm thiếc đó là phát hiện các cấu trúc nghi ngờ trước khi bắt đầu tìm kiếm chi tiết. Phương pháp này sử dụng để định hướng trong công tác thăm dò và tìm kiếm. Thông thường trong công tác văn phòng trước mùa thực địa thì người ta sẽ tiến hành công tác giải đoán ảnh. Giải đoán ảnh máy bay, ảnh viễn thám có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian, vạch ra lộ trình tìm kiếm một cách chính xác và có định hướng. Các cấu trúc địa chất quan trọng cần đặc biệt quan tâm chú ý khi giải đoán đó là địa hình – địa mạo, các cấu trúc mạch thạch anh, các khe nứt, đứt gãy trong khu vực tìm kiếm. Các yếu tố địa hình – địa mạo là tiền đề quan trọng trong việc tích tụ các sa khoáng thiếc, dựa vào những tài liệu thu thập được về quặng gốc trong khu vực, trên ảnh viễn thám ta có thể chỉ ra được những vị trí có nhiều khả năng tích đọng các sa khoáng có ý nghĩa. Ngoài ra phân tích ảnh viễn thám còn cho thấy được các khe nứt tách, các đứt gãy trong khu vực nghiên cứu. Thông thường quặng hóa theo các kênh dẫn là các khe nứt tách, các đứt gãy xuyên lên bề mặt, do đó nắm được phương hướng phát triển của các khe nứt, các đứt gãy là một cách hiệu quả nhất để thiết kế các lộ trình tìm kiếm chi tiết. VI.4. Phương pháp địa hóa Trong tìm kiếm thiếc, phương pháp địa hóa được sử dụng khá phổ biến. Trong quá trình thành tạo thiếc thì một phần không nhỏ dung dịch quặng thấm ra bên ngoài mạch quặng gốc, nhất là trong các đới greizen hóa, do đó tìm kiếm thiếc trong vành phân tán nguyên sinh là hết sức cần thiết. Ngoài ra cũng cần phải áp dụng các phương pháp tìm kiếm địa hóa khác như kim lượng bùn đáy, lớp phủ bở rời, sinh địa hóa, khí địa hóa, thủy địa hóa… Tìm kiếm địa hoá sẽ giúp ta khoanh vùng các vành phân tán thiếc từ đó tìm kiếm quặng hóa xuất hiện trong khu vực hoặc tìm kiếm các thân quặng nằm ẩn sâu bên dưới. Thông thường các dung dịch tạo quặng sẽ thấm đọng ở cánh treo của thân quặng do đó nắm được đặc điểm cấu trúc – địa chất trong khu vực là hết sức cần thiết cho việc định hướng lấy mẫu. Đối với các phương pháp kim lượng lớp phủ bở rời cần quan tâm nhiều đến sườn núi và ở các chân sườn vì thông thường quặng sẽ tích tụ ở những khu vực này. Trong đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản hay tìm kiếm đánh giá triển vọng khoáng sản kim loại, phương pháp thạch địa hóa được tiến hành qua hai giai đoạn: Giai đoạn I: Điều tra khoáng sản sơ bộ, tìm kiếm đánh giá sơ bộ Phương pháp này có những đặc điểm riêng biệt, được tiến hành phụ thuộc vào đặc điểm kiến tạo, mặt cắt địa chất và mức độ lộ đá gốc của vùng. Ở những vùng uốn nếp, phương pháp có thể được tiến hành ở những khu vực lộ tốt, lộ yếu hoặc khu vực bị phủ. - Ở khu vực lộ tốt, việc lấy mẫu địa hóa có thể được tiến hành ở đá gốc lộ trên mặt hoặc ở các tảng lăn của thành tạo eluvi. Mẫu được lấy theo phương pháp mẫu rãnh – điểm bằng búa. Trọng lượng mẫu 150 – 200g. - Ở khu vực lộ kém, nơi bề dày các trầm tích bở rời từ 0,2 – 10m, mẫu thạch địa hóa được lấy ở tầng đại diện (tức là tầng có khả năng bắt gặp được vành phân tán nhưng không sâu lắm). Nếu bề dày lớp bở rời trên thân quặng sàng mỏng, có thể dùng búa, cuốc, xẻng để lấy mẫu. Ở những nơi lớp phủ dày, có thể phải dùng các thiết bị chuyên dùng để lấy mẫu. Khối lượng mẫu địa hóa lấy trong trầm tích bở rời 50 – 100g. - Ở khu vực có lớp phủ dày 10 – 25m hoặc lớn hơn, việc lấy mẫu địa hóa phải nhở đến khoan chuyên dụng cho công tác địa hóa hoặc các lỗ khoan phục vụ cho các mục đích khác. Mẫu địa hóa được lấy ở phần dưới cùng của trầm tích bở rời có khả năng gặp các vành phân tán do đá gốc hoặc thân quặng tạo nên. Mẫu trong lỗ khoan ở đá gốc cũng như trong lớp bở rời được lấy theo khoảng cách 1 – 5m. Trọng lượng mẫu 100 – 150g. Trong các khu vực lớp phủ dày như vậy, không nên lấy mẫu trên mặt bởi vì hoặc không gặp vành phân tán hoặc có gặp vành phân tán thì có thể là những vành giả liên quan với việc di chuyển các nguyên tố hóa học do nước mặt và nước ngầm. Mẫu được lấy theo từng điểm. Giai đoạn II: Điều tra khoáng sản chi tiết, tìm kiếm đánh giá Ngoài các phương pháp nêu trên: đo vẽ địa chất, giải đoán ảnh, trọng sa… còn tiến hành công tác địa hóa (cả nguyên sinh và thứ sinh). Ở thực địa, mẫu được lấy: - Trong diện tích được khoanh có triển vọng sau giai đoạn I - Trong các công trình khai đào như hố, hào, giếng… và trong các lỗ khoan (lấy mẫu lõi khoan) - Có mật độ dày hơn và có hệ thống theo tuyến hơn so với giai đoạn I - Mẫu được lấy theo điểm trên tuyến (hay luống) Bảng VI.1. Phương pháp lấy mẫu địa hóa đối với các khu lộ tốt và lộ yếu Tỷ lệ bản đồ Khoảng cách giữa các tuyến (m) Khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu (m) Số lượng mẫu/km2 1:200.000 1:100.000 1:50.000 1:25.000 1:10.000 1:5.000 1:2000 2000 1000 500 250 100 50 25 – 20 100 – 200 50 – 100 50 20 – 50 10 – 25 5 – 20 2 – 10 2,5 – 5 10 – 20 40 80 – 200 400 – 1000 1000 – 4000 4000 – 5000 Bảng VI.2. Phương pháp lấy mẫu địa hóa đối với những nơi có lớp phủ dày Mạng lưới Xác suất phát hiện ra vành phân tán Số lượng lỗ khoan trên 1km2 600 x 200 700 x 200 850 x 170 1000 x 150 1100 x 100 1200 x 60 0.96 1.0 1.0 0.99 0.98 0.97 8 7 7 6 9 14 Tiếp tục thực hiện các bước gia công mẫu, phân tích, xử lý toán học kết quả phân tích và trình bày kết quả lấy mẫu. Phần kết quả trình bày cần phải thể hiện rõ bản đồ dị thường địa hoá các trường dị thường của thiếc và các nguyên tố liên quan, cộng sinh chặt chẽ. Ngoài phương pháp này thì trong công tác đo vẽ bản đồ cần phải tiến hành thêm các phương pháp như bùn đáy, thuỷ địa hoá, sinh địa hóa và khí địa hóa. VI.5. Phương pháp trọng sa Đây là phương pháp rất quan trọng và chủ yếu nhất Phương pháp trọng sa được sử dụng để phát hiện và đánh giá, khoanh định các vành và vành phân tán các khoáng vật có ích, cỡ hạt nhỏ và các khoáng vật đi cùng trong các trầm tích eluvi và deluvi. Cơ sở của phương pháp này là vành phân tán khoáng vật nặng và các điều kiện địa mạo thuận lợi cho lắng đọng, tích tụ các khoáng vật nặng. Việc lấy mẫu trọng sa được tiến hành theo một mạng lưới nhất định: Ở giai đoạn I: thường lấy mẫu các trầm tích aluvi theo các dòng suối (gọi là trọng sa dòng hay trọng sa diện tích), theo mạng lưới tùy thuộc vào tỷ lệ đo vẽ bản đồ và điều tra khoáng sản: - Ở tỷ lệ 1/200.000: 1000 – 2000 m lấy 1 mẫu - Ở tỷ lệ 1/50.000: 250 – 500 m lấy 1 mẫu Ở giai đoạn II: tiến hành lấy mẫu trầm tích aluvi (trọng sa dòng), deluvi và cả eluvi (trọng sa sườn) theo mạng lưới tuỳ thuộc vào tỷ lệ diện tích công tác điều tra khoáng sản, kích thước vành và dòng phân tán được phát hiện ở giai đoạn I. Các tuyến lấy mẫu thường được bố trí song song với các sườn đồi. Mẫu được lấy từ các hố. Trọng lượng mẫu đãi từ 25 – 50 kg nhưng có trường hợp đến 100kg khi phát hiện cassiterit hạt mịn. Tạo thực địa, xác định sơ bộ những khoáng vật chính bằng kính trọng sa và bằng các phản ứng vi hóa hoặc các thiết bị chuyên dụng khác. Đối với cassiterit thường có màu cánh gián hoặc màu nhựa thông, khi tác dụng với dung dich HCl và kẽm sẽ có màu xám trắng rất dễ nhận biết Sau khi có kết quả nghiên cứu thì phải lập bản đồ trọng sa. Kết quả này rất có ý nghĩa trong việc tìm kiếm thiếc. Vì thiếc là nguyên tố bền, có tỷ trọng cao do đó chúng chỉ di chuyển được quãng đường trung bình. Nghiên cứu độ mài tròn và thành phần các khoáng vật cộng sinh có vai trò quan trọng trong việc định hướng tìm kiếm quặng gốc. VI.6. Phương pháp khoan và khai đào Qua công trình khai đào và khoan, có thể quan sát một cách trực tiếp đá gốc và thân quặng, nghiên cứu cấu trúc địa chất và hình thái thân quặng, các biến đổi về hình dáng, cấu trúc và thành phần quặng đang nghiên cứu, khoanh ranh giới thân quặng, đới khoáng hóa và lấy các loại mẫu. Công trình khai đào và khoan là phương tiện duy nhất để kiểm tra trực tiếp kết quả thu được bằng các phương pháp tìm kiếm khác. Đồng thời công trình khai đào và khoan cũng là phương pháp tìm kiếm các thân quặng sản ẩn mà các phương pháp khác khó phát hiện cũng như nghiên cứu ranh giới địa chất, cấu trúc địa chất. Công trình khai đào phục vụ trong công tác tìm kiếm chủ yếu là các công trình trên mặt, công trình nông: hố, giếng, hào, hào tuyến. Rất ít trường hợp sử dụng đến lò (chỉ khi thăm dò, khai thác). Thi công các công trình thường được thực hiện bằng thủ công có khi kết hợp cả hai biện phát. Mục đích của phương pháp khai đào là tìm kiếm trực tiếp các thân quặng, cho thấy cấu trúc phát triển của các mạch, thân quặng, sự biến đổi của các đá vây quanh. Gồm nhiều phương pháp từ đơn giản đến phức tạp như công trình dọn sạch, hố - hố cạn, giếng - giếng nông, hào – hào tuyến. Nhược điểm của phương pháp này là không thể sử dụng đối với các thân quặng có độ sâu lớn, chỉ có thể quan sát và mô tả phần thân quặng nằm gần bề mặt. Phương pháp khoan có ưu thế là có thể dùngở những độ sâu khác nhau, từ hàng chục đến hàng trăm, hàng nghìn mét mà công trình khai đào không thể vươn tới được. Tuy nhiên phương pháp khoan lại vấp phải một nhược điểm lớn là không quan sát trực tiếp được các cấu trúc địa chất, lấy mẫu kém chính xác hơn khai đào. Đối với thiếc thì nên sử dụng các phương pháp khai đào sẽ hiệu quả hơn, bởi cấu trúc các thân quặng chứa thiếc thường phát triển các đới đá biến đổi theo chiều ngang ra các đá vây quanh. Nhiều tài liệu địa chất cũng cho thấy các thân quặng thiếc chỉ phát triển ở phần đá mái của các xâm nhập granitoit hoặc ở các rìa tiếp xúc do đó độ sâu thành tạo của chúng không lớn. Mục đích của các công trình khai đào là xác định các cấu trúc thân quặng nhằm xác định hướng phát triển của chúng là chính, nhằm mô hình hóa và dự đoán mức độ bóc mòn cũng như đánh giá mức độ dồi dào của quặng hóa. Trong việc tìm kiếm thiếc, phương pháp đo vẽ địa chất, trọng sa và khoan – khai đào được xem là những phương pháp quan trọng và chủ yếu nhất. PHẦN IV ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG SẢN THIẾC VÙNG ĐÔNG NÚI KHOR – LÂM ĐỒNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM CHƯƠNG VII MỞ ĐẦU Khu vực Đông Núi Khor nằm trong cấu trúc địa chất bao gồm các thành tạo trầm tích bở rời tuổi Đệ tứ, đá phun trào hệ tầng Đơn Dương; đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Sông Phan, hệ tầng Trà Mỹ; các thành tạo granitoit thuộc phức hệ Ankroet và phức hệ Định Quán. Khu vực Đông Núi Khor nằm trong đới quặng thiếc Đà Lạt – Đạ Chais (Nguyễn Tiên Tuý và nnk, 1995), năm 2000, trong quá trình đo vẽ và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, tập thể tác giả đề án Bắc Đà Lạt đã phát hiện được các thân quặng thiếc gốc với hàm lượng Sn 0,14 - 3,57%. Trên cơ sở các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm thiếc đã phát hiện được, đề án Bắc Đà Lạt đã tiến hành lập đề cương điều tra chi tiết khoáng sản thiếc khu vực Đông Núi Khor. Đề cương được lập trên diện tích 30km2 và đã được Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam phê duyệt ngày 25/02/2002. Kết quả công tác tổng hợp tài liệu mùa văn phòng năm 2002 đã xác định khu vực Đông Núi Khor có triển vọng về thiếc gốc kiểu thạch anh – tourmalin – cassiterit. Do đó, đề án lập đề cương mở rộng diện tích điều tra chi tiết thành 40km2 và được Liên đoàn chấp thuận và phê duyệt ngày 21/03/2003. Tổ hợp các phương pháp đã tiến hành gồm có: lộ trình đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản chi tiết 1:25.000, đãi mẫu trọng sa sườn, trọng sa công trình, lấy mẫu kim lượng deluvi, đo địa vật lý điện mặt cắt phân cực kích thích, điện tự nhiên, đo xạ đường bộ chi tiết, khai đào công trình, khoan máy, lấy các loại mẫu phân tích. Bản đồ địa hình được sử dụng trong công tác thực địa theo tỷ lệ 1:25.000 thuộc hệ tọa độ UTM. Trong công tác văn phòng, bản đồ được chuyển sang hệ VN - 2000. CHƯƠNG VIII KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ – NHÂN VĂN VIII.1. Vị trí địa lý Khu vực Đông Núi Khor thuộc địa phận xã Đa Nhim, xã Đạ Sas, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, nằm phía đông nam trung tâm xã Đạ Chais khoảng 10km theo đường mòn. Diện tích điều tra chi tiết được giới hạn: - Tọa độ địa lý: 12° 01' 13" - 12° 04' 31" vĩ độ Bắc. 108° 32' 52" - 108° 36' 42" kinh độ Đông. - Tọa độ ô vuông: X : 1.330.000 - 1.336.000 Y : 233.000 - 240.000 Diện tích thuộc tờ các bản đồ hệ tọa độ quốc gia VN.2000 tỷ lệ 1:50.000, danh pháp: Buôn Đa Rơ Hoa (D – 49 – 134 –C). VIII.2. Địa hình Khu vực nghiên cứu thuộc địa hình núi cao với các đồi nhấp nhô, độ cao tuyệt đối 1.140 - 1.750m. Địa hình bị phân cắt mạnh mẽ, độ chênh cao lớn với các khe suối phổ biến dạng chữ "V" sườn xâm thực dốc 10 - 350. VIII.3. Sông suối Mạng thuỷ văn trong khu vực là hệ thống suối cấp IV, thuộc thượng nguồn sông Đa Nhim. Hướng dòng chảy từ đông - tây, chuyển sang bắc - nam, tây bắc - đông nam và đông bắc - tây nam. VIII.4. Giao thông Khu vực nghiên cứu chỉ có vài đường mòn của dân và đường khai thác cũ của lâm nghiệp đã hư hỏng. Do đó,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác loại hình khoáng sản và các phương pháp tìm kiếm và chuẩn đoán khoáng sản thiếc.doc
Tài liệu liên quan