Sản phẩm của Apple là sự đẳng cấp trong thiết kế và không giống bất kỳ một sản phẩm nghe nhìn giải trí điện tử nào. Những đòi hỏi khắt khe của Jobs trong công việc, cùng với việc không ngần ngại sa thải bất kỳ nhân viên nào không đáp ứng đủ yêu cầu đã tạo sức ép lên nhân viên để bản thân họ phải thật sự cố gắng, không những hoàn thành công việc được giao mà còn phải hoàn thành một cách xuất sắc. Khi Jobs về tiếp quản Apple, công ty đang trong tình trạng tuột dốc thảm hại, đội ngũ nhân viên kỷ luật thấp, không có nghị lực, thiếu tính sáng tạo, bộ máy hoạt động quan liêu . Lúc này, chính cách điều hành độc đoán của Jobs đã đưa nhân viên đi vào khuôn khổ, mọi người làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao và bộ máy công ty vận hành một cách hiệu quả nhất. Việc tham gia và giám sát đến từng chi tiết nhỏ nhất của Steve Jobs góp phần giảm thiểu đến mức tối đa những sai sót, tiết kiệm được chi phí, tạo ra những sản phẩm tương đối hoàn hảo, mang tính vượt trội của Apple so với các đối thủ cạnh tranh.
17 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 32039 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các loại phong cách lãnh đạo và ứng dụng trong kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách lãnh đạo:
Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền:
Khái niệm:
Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền là phong cách mà theo đó nhà quản trị triệt để sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ của mình để tác động đến người dưới quyền.
Các đặc điểm cơ bản:
Thiên về sử dụng mệnh lệnh
Luôn đòi hỏi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối
Thường dựa vào năng lực, kinh nghiệm, uy tín chức vụ của mình để tự đề ra các quyết định rồi buộc họ phải làm theo ý muốn hay quyết định của nhà quản trị.
Nhà quản trị chú trọng đến hình thưc tác động chính thức, thông qua hệ thống tổ chức chính thức.
Ưu nhược điểm:
Ưu điểm
Ưu điểm của phong cách độc đoán là nó cho phép giải quyết một cách nhanh chóng các nhiệm vụ.
Nhược điểm
Người lãnh đạo theo phong cách này có thái độ ứng xử lạnh nhạt, quan cách, hay can thiệp vào công việc của người khác nên không tận dụng được sức sáng tạo của nhưng người dưới quyền.
Những người lãnh đạo độc đoán chuyên quyền dễ gây ra tình trạng bất ổn của doanh nghiệp, tạo cơ sở để phát sinh bè phái, ảnh hưởng đến công việc chung.
Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền nhà quản trị là người có tính quyết đoán cao và dứt khoát khi đưa ra các quyết định quản trị, họ nắm bắt được thời cơ, cơ hội kinh doanh… Tuy vây với phong cách này triệt tiêu tính sang tạo của nhân viên cấp dưới, làm cho nhân viên cấp dưới có tâm lý lo sợ, có thể mang tới sự chống đối của cấp dưới.
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Khái niệm:
Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân đưa ra những tác động đến những người dưới quyền. Nói cách khác, họ rất ít sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ để tác động đến những người dưới quyền.
Các đặc điểm cơ bản:
Thường sử dụng hình thuc động viên khuyến khích
Không đòi hỏi cấp dưới phục tùng tuyệt đối
Thường thu thập ý kiến của những người dưới quyền, thu hút, lôi cuốn cả tập thể và tổ chức không chính thức
Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
Những nhà lãnh đạo theo phong cách Dân chủ luôn lắng nghe mọi phản hồi từ các nhân viên để điều chỉnh kịp thời công việc hoặc các mối quan hệ trong công ty.
Phong cách lãnh đạo dân chủ dường như được đặt ở vị trí trung gian khi nó điều hoà được sự độc đoán và tính tự do, các cá nhân luôn được khích lệ để đưa ra ý kiến, khích lệ tranh luận, ai cũng có cơ hội để nói lên điều mình suy nghĩ và quan tâm – ngay cả đối với những cá nhân bình thường tỏ ra rụt rè và kiệm lời, điều đó khiến các thành viên cảm thấy được tôn trọng, cảm thấy mình có ích, cảm thấy mình là một phần của nhóm, và qua đó nhóm cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
Nhược điểm:
Phong cách lãnh đạo dân chủ có nhiều ưu điểm nhưng không hẳn là không có nhược điểm, nó tốn khá nhiều thời gian để ra được một quyết định, và đôi khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán.
Không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của các thành viên vì còn tuỳ xem vấn đề được nêu ra có thuộc phạm vi hiểu biết và chuyên môn của họ hay không. Trong nhiều trường hợp, thành viên nhóm không có đủ năng lực để có thể thảo luận sâu về một vấn đề nêu ra, ví dụ như vấn đề quản lí, vấn đề tạo dựng “thương hiệu nhóm”, vấn đề “đối ngoại”...v...v...những lúc như vậy, luôn cần có một trưởng nhóm đủ chuyên môn và khả năng ra quyết định.
Phong cách lãnh đạo dân chủ nhà quản trị phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới, quyết định của nhà quản trị được cấp dưới chấp nhận và làm theo. Tuy nhiên với phong cách lãnh đạo này nhà quản trị dễ là người theo chân cấp dưới, khó lựa chọn quyết định cho mình, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh.
Phong cách tự do
Khái niệm:
Phong cách tự do là phong cách mà theo đó nhà quản trị rất ít sử dụng quyền lực để tác động để tác động đến người dưới quyền, thậm chí không có những tác động đến họ.
Các đặc điểm cơ bản:
Nhà quản trị đóng vai trò là người cung cấp thông tin
Nhà quản trị thường không tham gia vào hoạt động tập thể và sử dụng rất ít quyền lực của mình để tác động đến người dưới quyền.
Phân tán quyền hạn cho cấp dưới, để cho cấp dưới sự độc lập cao và quyền tư do hành động lớn.
Ưu nhược điểm :
Ưu điểm
Phong cách lãnh đạo tự do sẽ tạo ra môi trường mở trong nhóm, trong doanh nghiệp. Mỗi thành viên đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp nhưng tư tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra.
Nhược điểm
Phong cách lãnh đạo tự do dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, dẫn tới tùy tiện, lơ là công việc.
Với phong cách này nhà quản trị cấp cao có điều kiện thời gian để tập trung sức lực vào vấn đề chiến lược, tôn trọng và phát huy tối đa quyền tự do và chủ động của cấp dưới, tạo điều kiện để cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định quản trị. Vì vậy khai thác được tài năng của những người dưới quyền, quyết định của nhà quản trị dễ được cấp dưới chấp nhận và làm theo. Tuy nhiên với phong cách quản trị khó kiểm soat cấp dưới, lệ thuộc vào cấp dưới, khó phát huy vai trò của nhà quản trị.
Trên đây đã nêu lên 3 đặc điểm phong cách lãnh đạo của nhà quản trị, qua đó thấy được không có một phong cách quản trị nào sẽ là phong cách sử dụng tối ưu. Vì vây để thành nhà quản trị giỏi cần kết hợp được cả 3 phong cách để phát huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm để thành nhà lãnh đạo giỏi.
III, Ứng dụng trong quản trị kinh doanh:
1, Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền:
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả.
Nhà lãnh đạo sẽ là một huấn luyện viên tốt với đầy đủ năng lực và trình độ. Nhờ đó, nhân viên sẽ được động viên để học hỏi những kỹ năng mới. Đây sẽ là một môi trường hoàn toàn mới dành cho các nhân viên.
Ngoài ra, trong trường hợp tập thể đang trong giai đoạn bắt đầu hình thành, là giai đoạn tập thể chưa ổn định, mọi thành viên thường chỉ thực hiện công việc được giao theo nhiệm vụ, nhà lãnh đạo nên sử dụng phong cách độc đoán.
Cũng cần độc đoán với: Những người ưa chống đối; Không có tính tự chủ; Thiếu nghị lực; Kém tính sáng tạo.
Với một số tình huống đòi hỏi ta phải hành động khẩn trương và kịp thời, chẳng hạn như hoả hoạn. Mọi nỗ lực phải dốc hết vào xử lý tình huống. Những lúc này doanh nghiệp cần một sự lãnh đạo cứng rắn và uy quyền như phong cách lãnh đạo độc đoán
Hay khi có sự bất đồng trong tập thể, trước sự thù địch, chia rẽ nội bộ, nhà quản trị cần phải áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực của mình…
Sau đây là ví dụ điển hình về người lãnh đạo thành công theo phong cách lãnh đạo độc đoán:
Steve Jobs – một nhà lãnh đạo đã gặt hái vô số thành công, đưa Apple từ một công ty không tên tuổi trở thành một đế chế hùng mạnh, một đại gia tên tuổi trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghiệp giải trí. Thông thường, khi nhắc đến phong cách lãnh đạo độc đoán, người ta thường có những thành kiến không hay đối với nhà lãnh đạo sử dụng phong cách lãnh đạo đó. Họ nghĩ rằng những nhà lãnh đạo ấy thường lạm dụng quyền lực để buộc cấp dưới phục tùng theo mệnh lệnh của mình. Nhưng có người đã từng nói :” Dân chủ không tạo nên những sản phẩm tuyệt vời. Để làm được điều đó , các anh cần một nhà độc tài thông thái”. Với Steve Jobs dường như ông đã đồng tình với câu nói này và ông lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo duy nhất, đó là phong cách lãnh đạo độc đoán . Thực tế cho thấy, qua 12 năm ở Apple với cương vị là giám đốc điều hành , dưới sự lãnh đạo tài tình của ông, Apple đã tạo ra những sản phẩm vô cùng tuyệt vời có thể kể đến như Ipod, Iphone, Imac, Macbook Air, … Tuy nhiên, không chỉ mang lại những thành công vang dội, phong cách lãnh đạo độc đoán của ông cũng tạo ra những hệ quả tiêu cực.
Ông thường xuyên áp đặt những suy nghĩ khác người của mình lên người khác. Ông hay đưa ra những quyết định một cách độc đoán trong chớp mắt, khiến không ít lần Jobs làm mọi người phải ngạc nhiên sững sờ. Sự ra đời của chiếc máy iMac năm 1997 chính là minh chứng cho sự độc đoán của ông. Với ý tưởng kỳ lạ về thiết kế như quả cầu trong phim khoa học viễn tưởng, Jobs đã nhận được 38 lý do từ chối từ bộ phận kỹ sư, họ cho rằng ý tưởng này là không thể thực hiện được. Nhưng Jobs gạt phắt đi và khẳng định “ Tôi là tổng giám đốc và tôi nghĩ chúng ta làm được”. Tuy nhiên, không phải lúc nào Jobs cũng đúng. Việc ra những quyết định mang tính độc đoán mà không bàn bạc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của mọi người đã đưa Jobs đối mặt với những sai lầm chết người. Một ví dụ điển hình là vào trước 1985, trong khi các hãng máy tính sản xuất phần cứng khác ứng dụng phần mềm điều hành của Microsoft, thì Jobs lại khăng khăng tự nghiên cứu và sản xuất phần mềm điều hành riêng cho máy của mình. Tuy nhiên, khi sản xuất ra thì phần mềm đã lỗi thời so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Trước khi Jobs tiếp quản, khu công sở có một bầu không khí thoải mái. Các nhân vên thích đi loanh quanh hút thuốc và tán gẫu trong sân khu liên hiệp R&D. Vài nhân viên có vẻ tiêu phí hầu hết thời gian để ném thức ăn cho chó của họ. Jobs bắt buộc phải có những nguyên tắc mới. Ông ra lệnh là không cho hút thuốc tại bất cứ nơi nào trong tổ chức. Rồi ông cấm chó vào công sở, lấy cớ vì chó bẩn thỉu và vài người dị ứng với nó. Các nhân viên đã rất bất bình và cho rằng Jobs không hiểu họ. Mọi người đang nhận thức rằng Jobs có thể khẳng định uy quyền của mình ở bất cứ mặt nào trong công ty. Mọi việc trong Apple đã, đang và sẽ đi theo tầm nhìn của nhà giám đốc độc đoán này, từ quy định cấm hút thuốc, cách nấu nướng có lợi cho sức khỏe đến việc biên tập những mẩu quảng cáo trên truyền hình.
Steve Jobs có thái độ rất khắt khe đối với nhân viên của mình, ông luôn đòi hỏi sự hoàn hảo đến từng chi tiết và không chấp nhận một sai sót nào dù là nhỏ nhất. Ông còn nổi tiếng với tính lạm quyền cá nhân, bởi ông có thể sa thải bất cứ một nhân viên nào trong cơn nóng giận. Nhiều nhân viên cấp cao của ông tại Apple đã làm việc với Jobs nhiều năm liền, trong số đó một số người đã phải ngậm ngùi ra đi, họ cho rằng, tuy Jobs tàn bạo, nhưng khi ở bên ông, họ chưa bao giờ làm việc tốt hơn thế. Ông cũng khét tiếng trong việc la hét các giám đốc và các nhân viên của công ty một cách không thương tiếc. Bên cạnh đó, Jobs còn là người nổi tiếng quá khắt khe với công đoàn, ông đã áp dụng nhiều biện pháp để đàm phán với đại diện công đoàn, như: dọa phá sản, thuê ngoài… để có thể đạt được những thỏa thuận có lợi cho Apple. Chính vì vậy, không khí làm việc luôn căng thẳng và nghẹt thở dưới áp lực của công việc và đòi hỏi nghiêm khắc từ vị giám đốc.
Cách thức điều hành của Jobs trong công việc: Là cha đẻ của 103 bản quyền của Apple, mọi thứ từ giao diện của iPod đến hệ thống hỗ trợ cho bộ thang máy được dùng trong các cửa hàng bán lẻ của Apple, ông luôn có sự tham gia và giám sát đến từng chi tiết nhỏ nhất. Ông không thể yên tâm mọi thứ sẽ hoàn hảo nếu không có sự giám sát chặt chẽ trong mọi khâu.
Biện pháp trừng phạt của Apple là hết sức nghiêm khắc: Với bất kì ai vi phạm nguyên tắc im lặng, dù là vô tình hay chỉ là sự vi phạm “chút xíu” đều phải nhận án phạt thường là sa thải ngay lập tức. Điển hình là Edward Eigerman – một người đã từng có 4 năm kinh nghiệm làm kĩ sư cho Apple đã bị đuổi khỏi hãng hồi năm 2005 khi đồng nghiệp của anh dính líu vào vụ tiết lộ một vài phác thảo về phần mềm mới cho khách hàng. Mặc dù không liên quan nhưng Eigerman bị đuổi vì là bạn của thủ phạm.
Nhìn chung, tuy đôi lúc phong cách lãnh đạo của Steve có dấy lên không ít dư luận nhưng có thể thấy dưới sự lãnh đạo của Steve, Apple đã lấy lại vị thế thủ lĩnh của mình bằng những đột phá trong công nghệ số. Năm 1997, Jobs quay trở lại với “Quả táo” đã tạo nên cơn sốt lớn trên thị trường, nhanh chóng đưa Apple sánh vai với các đối thủ như Dell, Hewlett – Packard. Nhờ tài cầm quân của Steve Jobs, Apple phát triển mạnh mẽ, liên tục vươn tới những “lãnh địa” vốn không phải là thế mạnh của họ với những phát minh độc đáo. _ Trên thị trường máy tính: Phải kể đến là sự trở lại “đường đua” trên thị trường máy tính của Apple khi Steve Jobs tiếp quản lại vào những năm 1997 – 1998 với các dòng máy tính được thay đổi kiểu dáng và sản xuất với nhiều màu sắc khác nhau. Hệ điều hành Mac OS X của Apple cũng được hoàn thiện không ngừng với giao diện người dùng còn ấn tượng hơn cả Window ... Hiện nay, Apple chính là ông trùm dẫn đầu thị trường download nhạc hợp pháp trên Internet.
Sản phẩm của Apple là sự đẳng cấp trong thiết kế và không giống bất kỳ một sản phẩm nghe nhìn giải trí điện tử nào. Những đòi hỏi khắt khe của Jobs trong công việc, cùng với việc không ngần ngại sa thải bất kỳ nhân viên nào không đáp ứng đủ yêu cầu đã tạo sức ép lên nhân viên để bản thân họ phải thật sự cố gắng, không những hoàn thành công việc được giao mà còn phải hoàn thành một cách xuất sắc. Khi Jobs về tiếp quản Apple, công ty đang trong tình trạng tuột dốc thảm hại, đội ngũ nhân viên kỷ luật thấp, không có nghị lực, thiếu tính sáng tạo, bộ máy hoạt động quan liêu . Lúc này, chính cách điều hành độc đoán của Jobs đã đưa nhân viên đi vào khuôn khổ, mọi người làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao và bộ máy công ty vận hành một cách hiệu quả nhất. Việc tham gia và giám sát đến từng chi tiết nhỏ nhất của Steve Jobs góp phần giảm thiểu đến mức tối đa những sai sót, tiết kiệm được chi phí, tạo ra những sản phẩm tương đối hoàn hảo, mang tính vượt trội của Apple so với các đối thủ cạnh tranh.
Việc áp đặt những suy nghĩ của mình lên người khác và đưa ra những quyết định mang tính độc đoán mà không bàn bạc và tham khảo ý kiến của bất kì ai, sẽ làm tăng tính rủi ro trong những quyết định, xác suất xảy ra sai lầm là rất lớn. _ Việc Steve Jobs tự đưa quyết định và áp đặt ý kiến cho nhân viên khiến cho họ bất mãn và khó chịu vì ý kiến của mình không được tôn trọng, làm cho họ cảm thấy nhà lãnh đạo không hiểu được tâm tư và nguyện vọng của họ, từ đó mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới ngày càng xa cách. Nhân viên không còn hứng thú đóng góp ý kiến cho công việc. Hậu quả là công ty bỏ phí nguồn ý tưởng sáng tạo dồi dào từ nhân viên của mình. Việc đòi hỏi quá khắt khe của Jobs trong công việc sẽ tạo áp lực lớn lên nhân viên, khiến nhân viên dễ xảy ra tình trạng bị stress, không khí làm việc lúc nào cũng đầy căng thẳng, nhân viên đôi lúc sẽ không có được một môi trường làm việc thoải mái, hiệu quả làm việc bị giảm sút. Phong cách lãnh đạo độc đoán của Jobs làm cho ông có tầm ảnh hưởng quá lớn đối với Apple đến nỗi bất cứ một động tĩnh nào của ông cũng dẫn đến một hệ quả rất lớn đối với công ty, chẳng hạn như sau khi nghe tin ông bị ung thư thì ngay lập tức giá cổ phiếu của Apple giảm xuống nhanh chóng.
2, Phong cách lãnh đạo dân chủ
Công tác quản lý được điều hành ở tất cả các lĩnh vực của đời sống. Nó có những nét chung đồng thời cung có những đặc điểm riêng tuỳ thuộc vào người đứng đầu. “Nhạc trưởng” của tổ chức người nhạc trưởng chính là người có trách nhiệm gánh vác lãnh đạo trong tổ chức ở mỗi chủ thể quản lý thì họ có một cách làm cách nghĩ riêng để thểhiện quyền hạn và trách nhiệm đối với tập thể. Chính điều này làm nên cái tôi - phong cách của mỗi nhà quản lý.
Có nhà quản lý cho rằng: các vấn đề công việc đều co cấp dưới tự tìm đáp án và thực hiện, người lãnh đạo chỉlà chất xúc tác thúc đẩycông việc và kiểm tra. Có nhà lãnh đạo cho rằng, người lãnh đạo trước hết là phải trưng cầu thu thập hỏi han ý kiến của cấp dưới sau đó mới đưa ra quyết định cuối cùng.
Trên thực tế việc thểhiện phong cách lãnh đạo nào chủyêú chi phối bởi cá tính riêng của mỗi nhà quản lý.
Tuy nhiên những phong cách này ít nhiều bị chi phối bởi môi trường bên ngoài. Cụ thể hiện nay có rất nhiều nước xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc dân chủ trong hoạt động quản lý. Và trong môi trường như vậy nhà quản lý lãnh đạo tổ chức của mình thực hiện theo phong cách này nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.
Ngày nay, trong hoạt động kinh doanh không còn đất cho sự tồn tại của một ông giám đốc chỉ biết ngồi chờ đợi khách hàng tới mua bán mà không cần tính đến nhu cầu, nguyện vọng của họ. Và cũng không còn những ông giám đốc chỉ biết ngồi ra lệnh và chờ đợi cấp dưới tuân thủ. Bối cảnh mới của sự phát triển đất nước, nền kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh.
Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý. Điều đó có nghĩa là người lãnh đạo - quản lý phải là người hoàn toàn khác với những ông chủ tư bản trước kia điều khiển xí nghiệp bằng roi vọt, ra những quyết định từ chiếc ghế phô tơi, hay những vị giám đốc không dám nghĩ, dám làm chỉ thụ động làm theo những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời bao cấp.
Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ phải có một phong cách quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ùng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể khẳng định rằng, phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong làm ăn của một doanh nghiệp.
Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định. Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý
Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ để một hoặc một vài nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định (xác định xem những gì cần phải làm và làm như thế nào). Tuy nhiên, nhà lãnh đạo vẫn sẽ duy trì cho mình quyền ra quyết định cuối cùng. Sử dụng phong cách lãnh đạo này hoàn toàn không có nghĩa là nhà lãnh đạo cho thấy sự yếu kém của mình, trái lại đây là dấu hiệu của sức mạnh khiến các nhân viên phải tôn trọng bạn.
Phong cách lãnh đạo này thường được sử dụng khi bạn đã nắm được một phần thông tin, còn các nhân viên của bạn đã có những phần thông tin còn lại. Cần chú ý rằng, một nhà lãnh đạo không mong đợi việc họ sẽ biết tất cả mọi thứ - đó là lý do vì sao bạn tuyển dụng những nhân viên có trình độ và kỹ năng. Sử dụng phong cách lãnh đạo này là vì lợi ích của cả hai bên - nó cho phép các nhân viên cảm thấy mình một phần của tập thể cũng như sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn.
Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh cũng như từng giai đoạn phát triển, điều kiện cụ thể của công ty mà áp dụng phong cách quản trị dân chủ để có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Phong cách dân chủ thường được áp dụng trong những ngành kinh doanh mang tính quyết đoán không cao. Các quyết định quản trị ít phụ thuộc vào thời gian và tính quyết doand như xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng…Những ngành nghề có biến động mạnh, phụ thuộc nhiều vào sự quyết đoán của nhà quản trị như chứng khoán, bất đống sản, tài chính ngân hàng, vàng… không nên áp dụng phong cách dân chủ.
Ứng dụng trong phong cách lãnh đạo của Henry Ford
Xe hơi đã và đang vẫn còn là biểu tượng của cuộc sống văn minh. Sự phát triển và bùng nổ xe hơi cũng là biểu hiện tích cực của một thời đại công nghiệp hiện đại. Và nói đến lịch sử xe hơi là phải nói về Henry Ford.
Tên tuổi của ông gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Henry Ford được mệnh danh là ông vua xe hơi của nước Mỹ. Tập đoàn xe hơi Ford ngày nay vẫn là một trong những tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới với hàng triệu xe xuất xưởng mỗi năm và doanh thu lên tới hàng trăm tỉ USD.
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm cùng nền kinh tế, tập đoàn xe hơi Ford hiện vẫn đang là một trong những tập đoàn công nghiệp quan trọng bậc nhất của nước Mỹ. Và Henry Ford được nhắc đến như một thiên tài kỹ thuật đồng thời là một nhà quản lý công nghiệp tài ba.
Henry Ford có được một đội ngũ nhân sự lành nghề, tinh thông công việc. Nhưng có được đã khó mà giữ được họ lại càng khó hơn trong một môi trường cạnh tranh tự do hiện nay. Vào những năm 20-30 của thế kỷ 20, ngoài Ford còn có rất nhiều hãng xe hơi mới được thành lập ở Mỹ. Vì thế việc cạnh tranh giành và giữ những nhà quản lý và nhất là đội ngũ công nhân, nhân viên giỏi là điều không dễ dàng gì.
Henry Ford ý thức được rất rõ lợi nhuận mà mình có được và do công nhân làm ra. Chính vì vậy mà ông đã tỏ ra rất chú ý đến việc xây dựng một chế độ đãi ngộ và lương thưởng phù hợp cho công nhân. Điểm đáng chú ý là Henry Ford làm điều này hoàn toàn xuất phát từ ý nghĩ của bản thân chứ chưa hẳn là sức ép từ bên ngoài. Điều này khác hẳn với quan điểm kinh doanh thu lợi nhuận tối đa của các chủ tư bản mới nổi.
Kết quả tuyệt vời đối với Henry Ford không chỉ đó là kết quả của những sáng kiến vĩ đại mà còn là tổng thể của những hành động ầm nhìn vĩ đại. Ông tôn sùng “chủ nghĩa tập thể” và chính tập thể đã giúp Ford thành công
Một kết quả phi thường chỉ có thể đến từ một sáng kiến vĩ đại và một hành động phi thường. Nhưng hơn ai hết, Ford luôn luôn quý trọng những con người làm việc cho mình, vì cuộc đời ông đã chứng kiến bao đổi thay, thất bại và cả hận thù. Với ông, con người là tài sản quý giá nhất mà một nhà lãnh đạo có. Và ông cần phải có những quyết định táo bạo - quyết định của một nhà lãnh đạo - tất cả chỉ để cho họ.
3, Phong cách lãnh đạo tự do:
Mỗi thành viên trong nhóm đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp những tư tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra.
Các thành viên có quyền tham gia vào quyết định các việc lớn của doanh nghiệp nên khai thác được tính sáng tạo của các thành viên, và vì vậy có nhiều phương án để lựa chọn khi giải quyết 1 vấn đề
Phong cách này tạo cho nhân viên sự thoải mái trong công việc, không bị gò bó dẫn đến hiệu quả công việc có thể sẽ cao hơn.
Phong cách này phù hợp với các nhà quản trị không có khả năng quyết đoán cao và chính xác, mọi việc được đưa ra bàn bạc và giảm được các sai lầm do quyếtđịnh của nhà quản trị.
William Henry Gates III thường được biết dưới tên Bill Gates, là một doanh nhân người Mỹ, người đi tiên phong trong lĩnh vực phần mềm máy vi tính. Cùng Paul Allen, ông đã sáng lập nên tập đoàn Microsoft, một công ty phần mềm được coi là lớn nhất thế giới. Trong suốt sự nghiệp tại Microsoft, Bill Gates giữ chức chủ tịch đồng thời đóng vai trò kiến trúc sư trưởng phần mềm của hãng. Trong suốt hơn 30 năm qua, Tập đoàn Microsoft đã tăng trưởng không ngừng với một tốc độ đáng kinh ngạc, nuôi sống cả trăm ngàn nhân viên hoạt động trên khắp thế giới, luôn nhận được sự chú ý cũng như sự ngưỡng mộ của công chúng. Nhiều thanh niên Mỹ tìm cách bắt chước con đường Bill Gates đã đi, kể cả việc bỏ học giữa chừng! Thế nhưng, một câu hỏi quan trọng được đặt ra “Thành công mà Bill đạt được là do đâu?”. Không có gì là ngẫu nhiên cả, từ vai trò một kĩ sư phần mềm cho tới cương vị chủ tịch tập đoàn Microsoft ông đều đã làm rất tốt. Năng lực chuyên môn của Bill là thứ mà không một ai có thể phủ nhận, sản phẩm của hãng luôn gắn liền với tên tuổi của ông, Bill là người giàu nhất và có lẽ, quyền lực nhất trong làng công nghệ.
Đối với bất cứ một doanh nhân thành đạt nào, điều mà người ta luôn tìm kiếm và học hỏi ở họ chính là cách thức làm việc và phong cách lãnh đạo, đó cũng chính là những người bạn đồng hành trên đường tới thành công cuả họ.Bill Gates là một nhà lãnh đạo điển hình của sự pha trộn nhiều phong cách: độc đoán chuyên quyền, dân chủ và tự do. Trong từng trường hợp, từng tình huống mà Bill Gates thể hiện các loại phong cách lãnh đạo khác nhau. Nó vừa tạo ra được sự uy quyền quyết đoán nhất định của 1 nhà quản trị tài ba có nguyên tắc, vừa tham khảo ý kiến của các thành viên khác, phát huy được khả năng và tính sáng tạo của họ. Tuy phong cách độc đoán chuyên quyền được ông thể hiện nhiều hơn cả nhưng phong cách tự do cũng được ông thể hiện khá độc đáo. Điều này được thể hiện thông qua các cách quản lý của ông trong công ty.
Ở Microsoft, sáng thứ bẩy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất một tiếng mời các vị phó chủ tịch đến, nghe trình bày và “thọc” vào các chi tiết của từng dự án. Bill đặc biệt rất quan tâm về các hiệu suất công việc. Bill giữ được kiểm soát tới từng bộ phận thông qua các phó chủ tịch công ty. Điều này chứng tỏ ông luôn lắng nghe ý kiến của mọi người giúp cho công việc quản lý được dễ dàng hơn.
Bill Gates và các giám đốc điều hành đều để để xe ở bãi chung, ăn trong nhà ăn chung hoặc trong phòng làm việc, tự làm những công việc đáng ra dành cho các thư ký như xem thư, soạn thư, chuyển thư... Nhờ đó, họ huỷ bỏ được nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các loại phong cách lãnh đạo và ứng dụng trong kinh doanh.doc