Đề tài Các luật, qui chế và kế hoạch quốc gia và cấp tỉnh có ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 .1

ĐỊNH NGHĨA VÙNG: ĐẦM PHÁ THỪA THIÊN HUẾ.1

1. GIỚI THIỆU .1

2. DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC.1

3. DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC ĐẶC DỤNG.2

4. DIỆN TÍCH ĐẤT .2

5. VẤN ĐỀLẬP PHÁP TƯƠNG ỨNG ỞCẤP QUỐC GIA.3

6. CÁC KẾT QUẢ.3

CHƯƠNG 2 .5

CÁC QUYỀN SỞHỮU VÀ SỬDỤNG TRONG VÙNG ĐẦM PHÁ .5

1. qUYỀN SỞHỮU .5

Sởhữu toàn dân.5

2. CÁC QUYỀN VỀTÀI SẢN DƯỚI QUYỀN SỞHỮU TOÀN DÂN .6

3. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC .6

4. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI DIỆN TÍCH ĐẤT .8

4.1. CẤP ĐẤT .9

4.2. CHO THUÊ ĐẤT.9

4.3. THỜI HẠN SỬDỤNG ĐẤT .9

4.4. CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬDỤNG ĐẤT . 10

4.5. GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬDỤNG ĐẤT. 10

5. CÁC QUYỀN VỚI DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC ĐẶC DỤNG . 11

CHƯƠNG 3 .12

CÁC HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRÊN ĐẦM PHÁ .12

1. các hOẠT ĐỘNG THUỶSẢN, NHƯ ĐÃ QUY ĐỊNH ỞCẤP QUỐC GIA . 12

1.1. Khai thác tài nguyên thuỷsản . 13

1.2. Giấy phép đánh bắt . 13

1.3. Nuôi trồng thuỷsản . 14

1.3.1. Đất nuôi trồng thuỷsản . 15

1.3.2 Các vùng biển dành cho nuôi trồng thuỷsản. 15

2. QUY ĐỊNH VỀCÁC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT VÀ NUÔI TRỒNG THUỶSẢN ỞTỈNH THỪA

THIÊN HUẾ. 16

2.1. Quy hoạch tổng thể. 16

2.2. Các quy định vềquản lý thuỷsản đầm phá . 17

2.2.1. Các Hội nghềcá và các tổchức xã hội chuyên nghiệp. 18

2.2.2. Tưcách thành viên. 19

2.2.3. Uỷnhiệm quyền quản lý . 19

2.2.4. Quyền khai thác thuỷsản. 19

2.2.5. Các hoạt động bịcấm . 20

2.3. Quy định vềvùng nuôi tôm tập trung . 21

PHỤLỤC 1 . 23

PHỤLỤC 2 . 27

PHỤLỤC 3 .

pdf43 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các luật, qui chế và kế hoạch quốc gia và cấp tỉnh có ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đưa ra các quy định liên quan đến vấn đề này, nhưng trong trường hợp cần thiết, với sự đồng ý của Bộ Thuỷ sản, UBND các tỉnh có thể bổ sung thêm vào các quy định này cho phù hợp với tình hình đánh bắt thuỷ sản tại địa phương các tỉnh (Điều 8). Ngoài ra, như đã quy định tại Điều 15, UBND các tỉnh có “trách nhiệm ban hành các quy định về ngư trường của các sông, hồ, đầm phá và các vùng nước tự nhiên khác trong phạm vi quyền hạn của mình phù hợp với hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.” 1.2. Giấy phép đánh bắt Nói chung, theo tinh thần Điều 16, các tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động thuỷ sản phải có giấy phép đánh bắt thuỷ sản ngoại trừ các cá nhân đánh bắt bằng thuyền có tải trọng dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu thuyền đánh bắt. Về nguyên tắc, việc quy chiếu đến “các hoạt động thuỷ sản” cũng kéo theo phạm vi áp dụng cơ chế này trên một vùng đầm phá, do các hoạt động thuỷ sản phải được hiểu như “việc đánh bắt các tài nguyên thuỷ sản ở vùng đầm phá” (như đã quy định tại Điều 2, Luật Thuỷ sản) và do ở Thừa Thiên Huế, ngư dân vùng đầm phá đánh cá bằng thuyền có tải trọng lớn hơn hoặc nhỏ hơn. 14 Nhưng các thuật ngữ “tổ chức” và “cá nhân” phải được hiểu một cách phù hợp với Điều 17 tiếp theo, quy định các điều kiện để cấp giấy phép đánh bắt. Cụ thể là, các tổ chức và cá nhân được cấp giấy phép đánh bắt nếu họ “đăng ký ngành nghề đánh bắt”20. Do vậy, chỉ có các “tổ chức kinh tế” (và những cá nhân tham gia các hoạt động thuỷ sản mang tính chất thương mại) được cấp giấy phép đánh bắt. Và điều này có nghĩa rằng ngư dân đánh bắt với quy mô nhỏ, thành phần phỏ biến nhất trong số những người sử dụng diện tích mặt nước đầm phá, bị loại ra khỏi hệ thống cấp phép này. Giấy phép đánh bắt bao gồm các điều kiện liên quan đến các loại hình đánh bắt thuỷ sản; loại ngư cụ; ngư trường cho phép; thời điểm đánh bắt; thời hạn của giấy phép đánh bắt; và các nội dung cần thiết khác được luật quy định (Điều 16). Nội dung của giấy phép đánh bắt cũng nêu một số quyền hạn và nghĩa vụ mà Luật Thuỷ sản đã quy định cho những đối tượng được cấp giấy phép. Và do vậy, các quyền và nghĩa vụ cụ thể này không liên quan đến ngư dân hoạt động quy mô nhỏ. Các quyền này (Điều 20) là: được đánh cá như quy định trong giấy phép đánh bắt; được thông báo về diễn biến thời tiết, tình trạng tài nguyên thuỷ sản, các hoạt động thuỷ sản, tiếp thị sản phẩm cá; được cung cấp kỹ thuật đánh bắt bởi những cơ quan chuyên môn; và các quyền lợi khác theo luật pháp quy định. Ngoài ra, các quyền lợi hợp pháp của họ dựa trên sản phẩm và đầu tư trong đánh bắt của họ phải được Nhà nước bảo vệ. Các nghĩa vụ của những tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động thuỷ sản (Điều 21) là: tuân theo các quy định được nêu trong giấy phép; đóng thuế, lệ phí theo luật định; đánh dấu ngư cụ đang sử dụng trong các ngư trường bằng cách đánh dấu dễ nhận biết theo quy định của Bộ Thuỷ sản; chịu sự giám sát và kiểm tra của các cơ quan và lực lượng chức năng theo quy định pháp luật; tham gia cứu hộ người và tàu đánh cá gặp nạn; tuân theo các quy định về ngư trường, đảm bảo an ninh trật tự trên ngư trường; phát hiện, tố cáo và đề phòng các hành vi vi phạm luật thuỷ sản; và tuân theo các nghĩa vụ khác theo quy định luật pháp. 1.3. Nuôi trồng thuỷ sản Luật Thuỷ sản quy định các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành bởi các tổ chức và cá nhân theo 2 phương thức khác nhau: nuôi trồng thuỷ sản trong đất liền và nuôi trồng thuỷ sản trên biển. Trước tiên, trái với quy định về đánh bắt khai thác tài nguyên thuỷ sản và giấy phép đánh bắt (xem khổ trên), có thể xem các “tổ chức” và “cá nhân” trong trường hợp này như bất cứ tổ chức hay cá nhân vào, do không có tham chiếu nào về mục đích kinh tế của các hoạt động này. Do đó, những ngư dân hoạt động nhỏ lẻ cũng có thể được bao gồm trong cơ chế này. Thứ hai, nếu Luật này chỉ xét đến các vùng biển dành cho nuôi trồng thuỷ sản, và do đó loại trừ các vùng đầm phá, thì vẫn phù hợp để thảo luận phạm vi của quy định này do có sự tồn tại của nhiều điểm tương đồng trong số các kỹ thuật được sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản (lồng nuôi nổi hay chắn sáo) ở cả vùng biển và vùng đầm phá. Do đó, các nguyên tắc cơ bản trong việc quy định này ít nhất có thể được xem là mang tính gợi ý cho các quy định sâu hơn và cụ thể về vùng đầm phá. Tiếp đến, Luật Thuỷ sản quy định các quyền hạn trong việc xây dựng các kế hoạch cấp tỉnh dành cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, và dành cho các khu vực nuôi trồng thuỷ sản (Điều 23). 20 Các điều kiện khác cần được thoả mãn: Họ phải có thuyền đánh cá được đăng ký và kiểm tra; họ phải có ngư cụ và trang thiết bị đánh bắt phù hợp; và những người chỉ huy và điều hành trên thuyền phải có một số bằng cấp và chứng chỉ nhất định theo pháp luật. 15 Cụ thể hơn, trên cơ sở các quy hoạch tổng thể trên toàn quốc được Chính phủ thông qua, các quy hoạch tổng thể được xây dựng bởi UBND các tỉnh, và các kế hoạch liên quan đến việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản được các tỉnh ban hành, UBND các cấp dưới chuẩn bị kế hoạch cụ thể về địa điểm nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi quyền hạn của mình (trình cho HĐND cùng cấp phê duyệt và báo cáo lên UBND cấp trên trực tiếp). Ngoài ra, Bộ Thuỷ sản cũng quy định các tiêu chuẩn, quy trình và thủ tục của các địa điểm nuôi trồng thuỷ sản; chủ trì việc điều phối với các Bộ ngành tương ứng, các UBND các tỉnh để hướng dẫn, kiểm tra và ghi nhận các địa điểm nuôi trồng chất lượng đạt yêu cầu được tiến hành bằng các phương thức bán thâm canh và thâm canh đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm (Điều 24). Các văn bản pháp luật khác có ảnh hưởng đến vấn đề quy định các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gồm có: • Quyết định số 04/2002/QD – BTS ngày 24/1/2002 của Bộ Thuỷ sản; • Bộ Thuỷ sản, Quyết định số 03/2002/QD-BTS ngày 23/1/2002 về các quy định trong việc quản lý thuốc dành cho các loài thuỷ sản; • Danh mục các loại thuốc và hoá chất cấm sử dụng và kinh doanh trong nuôi tôm của Bộ Thuỷ sản như đã nêu rõ trong Quyết định số 07/2005/QD-BTS ngày 23/1/2005; và danh mục được cập nhật hằng năm của Bộ Thuỷ sản. 1.3.1. Đất nuôi trồng thuỷ sản Điều 27 Luật Thuỷ sản tham chiếu theo Luật Đất đai dành cho việc cấp, cho thuê và thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản (xem ở trên, Chương 2, Khổ 4). Tuy nhiên, Luật Thuỷ sản cũng quy định sâu hơn về các quyền và nghĩa vụ. Cụ thể là, các tổ chức và cá nhân sẽ được “tư vấn, tập huấn, và chuyển giao các kỹ thuật mới trong nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất cá bột mới, phòng ngừa và phát hiện bệnh cá, được thông tin về tình trạng môi trường và bệnh cá cũng như tiếp thị sản phẩm cá bởi các cơ quan chuyên môn về thuỷ sản” (Điều 25). Và như là những nghĩa vụ: các tổ chức và cá nhân phải “báo cáo các con số thống kê nuôi trồng thuỷ sản theo quy định pháp luật về thống kê” và “tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường” (Điều 26). Cần phải lưu ý rằng, bằng Luật này, “đất nuôi trồng thuỷ sản” bao gồm cả “đất phi nông nghiệp với diện tích mặt nước” phần nằm giữa các vùng có nước và khô ráo trên vùng đầm phá). Trái lại, theo Luật Đất đai, “đất nuôi trồng thuỷ sản” được bao gồm trong “nhóm đất nông nghiệp” và “diện tích mặt nước đặc dụng” được bao gồm trong “nhóm đất phi nông nghiệp”. Và do đó, kết hợp 2 quy định này với nhau, kết quả mâu thuẫn là bao gồm “đất phi nông nghiệp” (diện tích mặt nước đặc dụng) trong “nhóm đất nông nghiệp”. Nhưng điều quan trọng nhất là quy định về đất nông nghiệp, như được nêu trong Luật Đất đai, có thể được mở rộng cho đất phi nông nghiệp bằng một Luật khác, Luật Thuỷ sản. 1.3.2 Các vùng biển dành cho nuôi trồng thuỷ sản Theo các xem xét đề cập ở trên (xem phần 1.3), chỉ có vấn đề cấp các vùng biển dành cho nuôi trồng thuỷ sản, và các quyền và nghĩa vụ liên quan của các tổ chức và cá nhân, sẽ được thảo luận.21 21 Lưu ý rằng Luật Thuỷ sản cũng quy định việc cho thuê các vùng biển dành cho nuôi trồng thuỷ sản, nhưng đề cập đến các tổ chức và cá nhân (Việt Nam và nước ngoài) sử dụng các vùng biển tương ứng với các dự án được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Và Những vấn đề này nằm ngoài đối tượng của nghiên cứu này. 16 Việc phân bổ các vùng biển phải được thực hiện theo quy hoạch tổng thể về phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Bằng Điều 28, UBND các huyện và xã cấp miễn phí các vùng biển cho cư dân địa phương trực tiếp thực hiện nuôi trồng thuỷ sản và cho những người mà sinh kế chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập phát sinh từ nuôi trồng thuỷ sản, như đã được UBND xã xác nhận, hay cho những người cần chuyển đổi cơ cấu công việc trong đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến cá, trồng trọt và dịch vụ, do các chính sách của Nhà nước quy định về tái tổ chức sản xuất, lựa chọn và cơ cấu nghề nghiệp. Thời hạn cuả việc cấp các vùng biển không được quá 20 năm. Khi kết thúc thời hạn, nếu người sử dụng muốn tiếp tục sử dụng những diện tích đó và Nhà nước không thu hồi quyền sử dụng này, quyền sử dụng sẽ được tiếp tục kéo dài với một quyết định cấp mới. Tiếp đến, các quyền và nghĩa vụ được áp dụng bình đẳng cho người sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản theo Luật Thuỷ sản. Các quyền đó là: được nhà nước bảo vệ khi người khác xâm phạm quyền sử dụng hợp pháp của họ đối với những vùng biển sử dụng cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản; được bồi thường khi Nhà nước thu hồi những diện tích đó cho các mục đích công cộng, an ninh quốc phòng trước thời hạn cấp (diện tích mặt nước) kết thúc; được tư vấn, tập huấn và chuyển giao các kỹ thuật mới về nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất cá giống mới, phòng ngừa và phát hiện bệnh cá, và được thông báo về tình trạng môi trường và bệnh cá cũng như tiếp thị sản phẩm cá bởi các cơ quan chuyên môn ngành thuỷ sản (Điều 25). Các nghĩa vụ là: sử dụng có hiệu quả các vùng biển được cấp theo đúng mục đích; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính liên quan đến việc sử dụng vùng biển; báo cáo số liệu thống kê về nuôi trồng thuỷ sản theo quy định pháp luật về thống kê; trả lại vùng biển khi có quyết định thu hồi theo luật định; và tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường. 2. QUY ĐỊNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Các quy định cơ bản ở cấp tỉnh có ảnh hưởng đến vấn đề quản lý tài nguyên hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế bao gồm 3 văn bản pháp luật: • Quyết định của UBND tỉnh số 3677/QD-UB ngày 25/10/2004 phê duyệt quy hoạch tổng thể dành cho việc quản lý và khai thác các tài nguyên thuỷ sản vùng đầm phá Thừa Thiên Huế đến 2010 (xem phụ lục 1); • Các quy định về quản lý ngành thuỷ sản đầm phá ở Thừa Thiên Huế, được ban hành kèm theo Quyết định số 4260/2005/QD-UB ngày 19/12/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (xem phụ lục 2); • Những quy định về quản lý môi trường các vùng nuôi tôm tập trung ở tỉnh Thừa Thiên Huế, được ban hành kèm theo Quyết định số 3014/2005/QD- UBND ngày 19/12/2005 bởi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (xem phụ lục 3). 2.1. Quy hoạch tổng thể Nội dung của quy hoạch tổng thể nhằm giảm bớt 30% hoạt động khai thác các tài nguyên thuỷ sản đến năm 2010, cụ thể là giảm bớt số lượng và mật độ ngư cụ, tạo nên một hệ thống giấy phép đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, cấm khai thác theo từng chu kỳ22, và tăng kích thức mắt lưới tối thiểu. 22 Việc khai thác các tài nguyên thuỷ sản bằng chắn sáo bị cấm trong 3 tháng mỗi năm bắt đầu từ tháng 1/2008 (và ít nhất là đến 2010, dựa trên vùng phạm vi thời gian của kế hoạch). 17 Quy hoạch tổng thể chia vùng đầm phá thành 3 khu vực: rất nhạy cảm, nhạy cảm, và bình thường. Liên quan đến tất cả những điều này, quy định nêu rõ các ao nuôi trồng thuỷ sản bất hợp pháp (được hiểu là những ao nuôi không được cho phép xây dựng trên diện tích mặt nước đặc dụng) sẽ bị bãi bỏ. Tham chiếu đến: • khu vực rất nhạy cảm: chỉ có những giấy phép đánh bắt ngắn hạn (1 năm) được cấp, trong khi đó việc mở rộng diện tích nuôi tôm bị cấm; • khu vực nhạy cảm: chỉ có những giấy phép đánh bắt trung hạn (5 năm) được cấp và việc mở rộng diện tích nuôi tôm bị cấm; • khu vực bình thường: các giấy phép đánh bắt dài hạn (10 năm) được cấp. Một điểm quan trọng cần lưu ý rằng các hoạt động thuỷ sản quy mô nhỏ được chấp nhận với bất kỳ loại giấy phép nào. Việc sử dụng chất nổ, xiếc điện, giã cào, lưới cào lươn bị cấm tuyệt đối. Ngoài ra, việc quy hoạch này quy định một số trách nhiệm cho UBND ở cấp huyện: cụ thể là, họ “không thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các khu đất nằm gần đầm phá có thể làm cạn và gây xuống cấp cho đầm phá”23. Sự quy chiếu ở đây dành cho vùng đất nằm giữa vùng ngập nước và khô nơi các ao nuôi trồng được xây dựng. Quy hoạch tổng thể xét đến hệ thống quản lý ngành thuỷ sản dựa vào cộng đồng. Trước hết, nó chỉ rõ rằng các tổ chức ngư dân ở mọi cấp trong hệ thống Hội Nghề cá Việt Nam sẽ là những đối tác chính về phía chính quyền trong vấn đề đồng quản lý việc khai thác thuỷ sản, nhằm giảm bớt chi phí quản lý cho chính quyền, và để nâng cao dân chủ cơ sở trong các hội nghề cá trong vấn đề tự quản phạm vi đánh bắt, tài nguyên thuỷ sản, môi trường thuỷ sinh (và các lĩnh vực có liên quan khác như giao thông thuỷ, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn...). Tiếp đến, nó chỉ ra rằng các UBND có trách nhiệm phối hợp với ngành thuỷ sản đế thực hiện hệ thống cấp giấy phép khai thác thuỷ sản để quản lý hiệu quả và sử dụng hợp lý các tài nguyên thuỷ sản đầm phá. Tương tự như vậy các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, dựa trên quy hoạch tổng thể, có trách nhiệm thực hiện đồng quản lý trên các lĩnh vực liên quan đến sản xuất và phát triển các tài nguyên thuỷ sản, và để đảm bảo quản lý tổng hợp vùng đầm phá và ven bờ. Cần lưu ý rằng quy hoạch tổng thể đem lại hiệu quả mang tính chất chương trình. Nó không phải là một đạo luật rõ ràng, nên nội dung của nó cần được cụ thể hoá trong những văn bản quy phạm pháp luật sâu hơn. Và các quy định về vấn đề quản lý ngành thuỷ sản đầm phá (xem khổ tiếp theo) là những ví dụ cho vấn đề này. 2.2. Các quy định về quản lý thuỷ sản đầm phá Trên cơ sở quy hoạch tổng thể nói trên, xuất phát từ quan điểm về môi trường, các quy định khẳng định rằng vấn đề quản lý thuỷ sản đầm phá phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững cho đánh bắt thuỷ sản; và được liên kết chặt chẽ với vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thuỷ sinh trên cơ sở đảm bảo sinh kế cho người dân vùng đầm phá và lợi ích kinh tế cho toàn xã hội. 23 “Ranh giới giữa mặt nước và vùng nội địa được xác định bằng bản đồ địa hình xuất bản năm 1994 bởi Tổng cục Địa chính” (Điều 2, khổ 2 trong Quy hoạch tổng thể). 18 Tiếp đến các quy định khẳng định rằng “để đẩy mạnh dân chủ cơ sở và trao quyền cho địa phương, và để giảm bớt chi phí quản lý đối với ngành thuỷ sản vùng ven bờ, Nhà nước khuyến khích quản lý thuỷ sản dựa vào cộng đồng”. 2.2.1. Các Hội nghề cá và các tổ chức xã hội chuyên nghiệp Phần quan trọng nhất (và thú vị nhất) trong nội dung của các quy định này đề cập đến “Hội nghề cá”. Những hiệp hội như thế ở cấp cơ sở được xem là “các tổ chức xã hội chuyên nghiệp” (Điều 4). Theo Điều 114 của Bộ Luật dân sự, một tổ chức xã hội chuyên nghiệp là một pháp nhân trong các mối quan hệ dân sự (có nghĩa là nó có các quyền lợi và nghĩa vụ24 dân sự tương ứng với mục đích hoạt động của nó) khi: • Nó được phép thành lập và quy chế của nó được cơ quan hữu quan thông qua; • Thành viên của nó là những cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí vì mục đích hỗ trợ cho các nhu cầu chung của các thành viên và mục đích của hội. Một tổ chức xã hội chuyên nghiệp có trách nhiệm dân sự với tài sản của chính họ. Điều này có nghĩa là không những nó có thể có quyền dân sự mà còn phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm.(*) (*)trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ. Điều này cũng có nghĩa là nếu nó không thực hiện một cách tự nguyện, nó có thể bị buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật (Điều 10, Bộ Luật dân sự). Và như vậy một thành viên đơn lẻ không có trách nhiệm dân sự với tài sản của chính ông ta/bà ta cho việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự của tổ chức xã hội chuyên nghiệp. Một điều quan trọng cần lưu ý rằng, trong trường hợp tổ chức xã hội chuyên nghiệp chấm dứt hoạt động, tài sản của tổ chức không được phân phối cho các thành viên của nó nhưng nó phải được giải quyết theo quy định của pháp luật (Điều 144, Bộ Luật dân sự). Ngoài ra, các tổ chức xã hội chuyên nghiệp, với tư cách là những pháp nhân, có thể hợp nhất với các tổ chức xã hội chuyên nghiệp khác để hình thành một pháp nhân mới phù hợp với quyết định của các cơ quan, ban ngành có liên quan với sự thoả thuận của những pháp nhân đó. Sau khi hợp nhất, pháp nhân trước đó chấm dứt; và, các quyền và nghĩa vụ dân sự được chuyển giao cho pháp nhân mới (Điều 104, Bộ Luật dân sự). Tương tự như vậy, một pháp nhân có thể được sát nhập vào một pháp nhân khác có cùng loại, phân chia hoặc tách ra thành nhiều pháp nhân (Điều 105 và 106, Bộ Luật dân sự). Lưu ý rằng theo các quy định này, các hội nghề cá đặt dưới Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS); chúng hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản25 và chính quyền xã; 24 Các quyền và nghĩa vụ dân sự có thể được thiết lập từ: các giao dịch dân sự hợp pháp; quyết định của toà án hoặc cấp có thẩm quyền khác; tranh chấp pháp lý được pháp luật quy định; sự tạo ra giá trị phi vật thể là chủ thể của các quyền sở hữu trí tuệ; sự sở hữu tài sản có cơ sở pháp lý; gây nên thiệt hại qua các hành động trái pháp luật; việc thực hiện những công việc không được cho phép; sự sở hữu hay sử dụng tài sản hay có được tài sản không có cơ sở pháp lý; [và/hoặc] các cơ sở khác theo quy định pháp luật (theo Điều 13, Bộ Luật dân sự). 25 Lưu ý rằng hệ thống pháp luật Việt Nam đưa ra một cơ chế khác dành cho “các tổ chức chính trị xã hội” (Điều 112, Bộ Luật dân sự). 19 chúng được hỗ trợ bởi Sở Thuỷ sản và Phòng NNPTNT huyện và được hướng dẫn về chuyên môn của các hội nghề cá cấp trên. (Điều 4). 2.2.2. Tư cách thành viên Điều 3 trong quy định nêu rõ các cá nhân và hộ gia đình tham gia hoạt động thuỷ sản trên đầm phá có thể tự tổ chức thành các hội đoàn thuỷ sản ở cấp thôn, liên thôn và xã26. Liên quan đến vấn đề này, cần phải lưu ý rằng ngay cả nếu không có tham chiếu trong quy định dành cho các tổ chức (ví dụ các hợp tác xã...) trong số các thành viên có thể có của các hội nghề cá, có thể bao gồm cả họ dựa trên tư cách thành viên được chấp nhận trong các tổ chức xã hội chuyên nghiệp, như đã nêu trong Bộ Luật dân sự. Và có thể xem là hợp pháp khi các ngư dân thành viên tiến hành cả hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản trên mặt nước (chắn sáo và nuôi cá lồng). Thực ra, có thể kết hợp Điều 3, chỉ đề cập khái quát đến “thuỷ sản đầm phá”, và Điều 34 xem “chắn sáo và nuôi lồng dành cho các tài nguyên thuỷ sản... phải được quy định rõ trong quyền đánh bắt của các hội nghề cá”. Do đó, có vẻ như những người làm nghề nuôi trồng thuỷ sản tiến hành hoạt động của họ trong các ao nuôi trồng thuỷ sản (trên diện tích mặt nước đặc dụng hoặc trên đất) bị loại trừ khỏi tư cách thành viên trong các hội (xem khổ 2.3 ở dưới). 2.2.3. Uỷ nhiệm quyền quản lý Trong quy định nêu rõ rằng Nhà nước trao quyền quản lý các tài nguyên thuỷ sản trong những khu vực nhất định của vùng đầm phá cho các hội nghề cá ở cấp cơ sở. Trên cơ sở này, các hội nghề cá quy định một cách thích hợp và sáng tạo các hoạt động thuỷ sản của các thành viên của mình (đảm bảo sự hài hoà giữa các thành viên, giữa các thành viên với các hội và toàn thể xã hội). Cụ thể, các hội nghề cá có thể sắp xếp các ngư trường trong khi duy trì các ngư trường truyền thống của các cá nhân và hộ gia đình phù hợp với quy hoạch tổng thể của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng. Ngoài ra, các hội nghề cá phải đóng vai trò là những đơn vị quản lý thay mặt cho chính quyền các cấp trong lĩnh vực thuế thuỷ sản đầm phá, quản lý và bảo vệ các tài nguyên thuỷ sinh và giao thông vận tải qua ngư trường... Thuế khai thác tài nguyên thuỷ sinh trên đầm phá phải đóng góp đầy đủ vào ngân sách xã. UBND các xã quy định tỉ lệ phần trăm thuế được trích lại cho các hội nghề cá ở địa phương để chi cho những chi phí đi thu thuế trong cộng đồng, quản lý, tổ chức và thực hiện việc bảo vệ các tài nguyên thuỷ sản và các hoạt động phát triển. Các hội nghề cá chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về ngư trường và tài nguyên giữa các cá nhân và/hoặc thành viên trong hộ gia đình. Chỉ khi nào việc giải quyết tranh chấp thất bại thì chính quyền mới can thiệp (Điều 8). 2.2.4. Quyền khai thác thuỷ sản Với mục đích thực hiện các sắp xếp chung trong quy hoạch tổng thể (xem khổ 2.1 trong Chương này), Quy định nêu rõ rằng UBND cấp huyện trao quyền đánh bắt cho các hội nghề cá (ở cấp thôn và cấp xã) trên các thuỷ vực nhất định, trên diện tích được giao, và dựa trên số lượng và và loại ngư cụ, mùa đánh bắt và các loài thuỷ sinh (Điều 13). Lưu ý rằng bằng những quy định này, các quyền đánh bắt bao gồm một số trách nhiệm: kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm luật thuỷ sản, các trách nhiệm bảo vệ ngư trường, phát triển các tài nguyên thuỷ sinh, đảm bảo giao thông đường thuỷ thông suốt, ngăn chặn sự 26 Lưu ý rằng theo sự sắp đặt này một hội nghề cá giữa 2 hoặc 3 xã có thể xem như là không được chấp nhận. 20 xuống cấp của môi trường nước và đảm bảo việc đóng thuế cho Nhà nước. Và Nhà nước khuyến khích các hội nghề cá phát triển các quy định về tự quản nhằm hoàn thành những trách nhiệm này. Là thành viên của một hội nghề cá, ngư dân sử dụng nò sáo có thể đặt lưới của họ chỉ trong vùng diện tích mặt nước được giao cho hội của mình. Tuy nhiên, họ phải duy trì sự thông thoáng cho việc di chuyển của các loài thuỷ sinh. Ngư dân sử dụng ngư cụ di động được chấp nhận thực hiện hoạt động của họ ở “các vùng lân cận” (được hiểu như vùng cạnh nò sáo), nhưng họ không được gây ảnh hưởng đến nò sáo (Điều 14). Các hội nghề cá được trao quyền đánh bắt trong thời hạn 10 năm ở các thuỷ vực thông thường và 5 năm ở các thuỷ vực nhạy cảm. Ở những thuỷ vực rất nhạy cảm, UBND huyện hằng năm thường trao quyền đánh bắt hoặc giao UBND xã tiến hành đấu giá hằng năm để khai thác (Điều 18). UBND cấp huyện có quyền huỷ bỏ hoặc thu hồi các quyền này, trên toàn bộ hoặc một số khu vực của những thuỷ vực được giao, trong các trường hợp sau (Điều 19): • hội nghề cá không tồn tại nữa; • hội nghề cá tự nguyện trả lại những thuỷ vực được giao; • thời hạn sử dụng thuỷ vực được giao đã kết thúc; • hội nghề cá không đánh bắt, bảo vệ những tài nguyên thuỷ sinh hay lạm dụng tài nguyên mà không được sự cho phép của các ban ngành hữu quan; • hội nghề cá vi phạm nghiêm trọng luật về quản lý thuỷ sản hoặc những luật khác; • thời hạn sử dụng quyền đánh bắt chưa kết thúc nhưng Nhà nước cần sử dụng thuỷ vực dành cho phát triển kinh tế xã hội. Như đã nêu trong quy hoạch tổng thể, hoạt động thuỷ sản mang tính chất thể thao và vui chơi giải trí, và hoạt động thuỷ sản quy mô nhỏ (bao gồm câu cá, chài, lưới bạc với chiều dài của lưới dưới 50 m, chơm cá, bắt sò, cua, ốc bằng tay) có thể tự do sử dụng mặt nước đầm phá, và những loại hình này không được bao gồm trong quy định về những quyền đánh bắt. Tuy nhiên, những hoạt động này không được gây ảnh hưởng đến ngư cụ đã được đăng ký bới các hội nghề cá địa phương (Điều 21). Cuối cùng, trong khuôn khổ các hội của mình, các thành viên có thể tạo nên những hình thức hợp tác kinh tế thuỷ sản tự nguyện trong cộng đồng như: tín dụng, tiết kiệm, chế biến và bán sản phẩm thuỷ sản, cung ứng nguyên liệu... (Điều 9). 2.2.5. Các hoạt động bị cấm Các quy định nghiêm cấm: • đánh bắt sử dụng thuyền máy có công suất quá 16.5 mã lực. • sử dụng hoá chất độc hại, thuốc nổ, xiếc điện để khai thác các tài nguyên thuỷ sản; • xả rác, để rò rỉ chất gây ô nhiễm và độc hại quá mức giới hạn; • sử dụng lưới kéo, giã cào, cào lươn, lưới rê, cào vẹm khi đánh bắt bằng thuyền máy; • huỷ hoại các rừng ngập mặn, và các cảnh quan sinh học đặc biệt khác; • thả các loài thuỷ sản bị nhiễm bệnh vào vùng nuôi hoặc vào các thuỷ vực đầm phá; • xây dựng, huỷ hoại hay thay đổi các công trình xây dựng trên các thuỷ vực đầm phá mà không được phép của các ban ngành hữu quan và từ đó dẫn đến tổn thất nghiêm trọng cho các tài nguyên thuỷ sinh; • đánh bắt và bán các tài nguyên thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao, quý hiếm hoặc đang có nguy cơ bị tuyệt chủng được nêu trong danh mục các loài được bảo vệ theo quy định của Nhà nước. 21 Quy định đồng thời cũng xét đến khả năng để khẳng định các vùng không được đánh bắt, nơi việc khai thác bị cấm trong một thời gian ngắn hoặc dài. Nhưng việc xác định được dựa trên các nghiên cứu sâu hơn và những đề xuất mà Sở Thuỷ sản chịu trách nhiệm. Liên quan đến những vùng này, các h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác luật, qui chế và kế hoạch quốc gia và cấp tỉnh có ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.pdf
Tài liệu liên quan