Đề tài Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I. Khái quát về thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam 2

1.1 Tình hình xuất khẩu 2

1.2 Tình hình nhập khẩu 6

Chương II. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực 9

2.1 DỆT MAY 9

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu 10

2.1.2 Thị trường tiêu thụ 11

2.1.3 Thuận lợi và khó khăn 13

2.2 DẦU THÔ 15

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 15

2.2.2 Thị trường tiêu thụ 16

2.2.3 Thuận lợi và khó khăn 20

2.3 GẠO 21

2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu 21

2.3.2 Thị trường tiêu thụ 23

2.3.3 Thuận lợi và khó khăn 25

2.4 ĐỒ GỖ 27

2.4.1 Kim ngạch xuất khẩu 27

2.4.2 Thị trường tiêu thụ 28

2.4.3 Thuận lợi và khó khăn 30

2.5 GIÀY DA 33

2.5.1 Kim ngạch xuất khẩu 33

2.5.2 Thị trường tiêu thụ 35

2.5.3 Thuận lợi và khó khăn 37

2.6 THỦY SẢN 39

2.6.1 Kim ngạch xuất khẩu 39

2.6.2 Thị trường tiêu thụ 41

2.6.3 Thuận lợi và khó khăn 44

2.7 CÀ PHÊ 47

2.7.1 Kim ngạch xuất khẩu 47

2.7.2 Thị trường tiêu thụ 49

2.7.3 Thuận lợi và khó khăn 52

2.8 HÀNG ĐIỆN TỬ, LINH KIỆN, MÁY TÍNH 54

2.8.1 Kim ngạch xuất khẩu 54

2.8.2 Thị trường tiêu thụ 56

2.8.3 Thuận lợi và khó khăn 58

2.9 CAO SU 59

2.9.1 Kim ngạch xuất khẩu 59

2.9.2 Thị trường tiêu thụ 61

2.9.3 Thuận lợi và khó khăn 64

2.10 TIÊU 67

2.10.1 Kim ngạch xuất khẩu 67

2.10.2 Thị trường tiêu thụ 69

2.10.3 Thuận lợi và khó khăn 71

2.11 ĐIỀU 76

2.11.1 Kim ngạch xuất khẩu 76

2.11.2 Thị trường tiêu thụ 77

2.11.3 Thuận lợi và khó khăn 78

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 84

3.1 GIẢI PHÁP CHUNG 84

3.2 GIẢI PHÁP CHO TỪNG MẶT HÀNG 85

3.2.1 Dệt may 85

3.2.2 Dầu thô 88

3.2.3 Gạo 88

3.2.4 Đồ gỗ 90

3.2.5 Giày da 92

3.2.6 Thủy sản 93

3.2.7 Cà phê 94

3.2.8 Điện tử, linh kiện, máy tính 95

3.2.9 Cao su 96

3.2.10 Tiêu 98

3.2.11 Điều 99

KẾT LUẬN 102

MỤC LỤC THAM KHẢO 103

 

 

 

 

 

 

docx108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản của một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Philíppin nhằm củng cố và phát triển thị phần tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản cũng sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khó khăn lớn nhất cho xuất khẩu thủy sản năm 2010, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Ngoài ra, năm 2010, các DN chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đứng trước khó khăn về thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 40% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến. Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Để giải quyết việc thiếu nguyên liệu nhiều DN đã tăng cường nhập khẩu nguyên liệu từ các nước, nhưng đây chỉ là giải pháp trước mắt. Hơn nữa, có thể nói đến một số khó khăn đáng kể khác như tình trạng con giống (để nuôi trồng thủy sản) không bảo đảm, chất lượng thấp. Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến. Bên cạnh đó, do yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý và lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành thủy sản. VASEP nhận định tình trạng bỏ nuôi sẽ tái diễn trong năm 2010, và dự báo tỷ lệ sẽ tăng lên 50-60%, thiếu nguyên liệu, các nhà máy chỉ chạy 30-40% công suất. Thị trường cá tra philê tại EU, Mỹ, Nga và nhiều nơi khác hiện giá đứng ở mức 1,7-2,9 USD/kg như năm 2009 chứ không tăng, nên không thể nâng giá mua nguyên liệu. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương nhận định: Để giữ được thị trường ổn định và phát triển trong năm 2010, các DN Việt Nam cần phải có cái nhìn thận trọng trong việc xuất khẩu thủy sản cũng như phải biết nhận diện những khó khăn trước mắt và lâu dài để đạt kim ngạch xuất khẩu tốt nhất. 2.7. CÀ PHÊ : Trong các mặt hàng nông sản Việt Nam, cà phê là mặt hàng có vị trí khá quan trọng, cà phê đem lại hàng năm một lượng kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD, chiếm vị trí thứ nhì sau lúa gạo. Việt Nam trong nhiều năm liền là một trong các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. 2.7.1. Kim ngạch xuất khẩu : Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2001 đến nay tăng trung bình khoảng 30%. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng tới 53%. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng khoảng 1,1 triệu tấn cà phê (chủ yếu là cà phê robusta) sang 97 quốc gia, đạt kim ngạch 1,705 tỉ Đô la Mỹ, tăng 2,6% về lượng nhưng lại giảm tới 21,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Biểu đồ 2.19: Sản lượng cà phê Việt Nam gia đoạn 2006- 2010 (ĐVT: ngàn tấn) (Nguồn: Bộ Thương mại. * năm dự báo) Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2001 đến nay tăng trung bình khoảng 30%. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng tới 53%. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng khoảng 1,1 triệu tấn cà phê (chủ yếu là cà phê robusta) sang 97 quốc gia, đạt kim ngạch 1,705 tỉ Đô la Mỹ, tăng 2,6% về lượng nhưng lại giảm tới 21,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Sáu tháng đầu năm 2010, cả nước đã xuất khẩu được 741.000 tấn cà phê nhân, đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD, tăng hơn 23% về lượng nhưng giảm 12,07% về kim ngạch. Trong tháng 6, cả nước chỉ xuất khẩu khoảng 90.000 tấn cà phê, kim ngạch đạt 129 triệu USD. Hiện giá cà phê xuất khẩu chỉ còn 1.324 USD/tấn, giảm tới 1.433 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 3/2008 khi giá cà phê lên tới mức đỉnh là 2.757 USD/tấn. Mặc dù trong niên vụ cà phê 2008-2009, Việt Nam vẫn đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu với sản lượng 1,1 - 1,2 triệu tấn, nhưng về giá trị xuất khẩu lại xếp thứ tư trên thế giới. Theo Bộ NN & PTNT với giá xuất khẩu cà phê thế giới giảm và chất lượng cà phê không cao thì kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2009 mặc dù tăng với tốc độ 15,8%/năm tương đương 18,85 triệu bao, nhưng vẫn giảm 20% so với năm 2008. Vicofa cho biết do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều nên hạt đen nhiều (chỉ riêng hạt cà phê đen đã chiếm 15% sản lượng thu hoạch cà phê của cả nước), ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm khiến giá giảm. Mặc dù trong năm 2009, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm thúc đẩy việc tái cơ cấu lại cây cà phê, nhưng phần lớn người nông dân vẫn còn đầu tư và mở rộng diện tích sản xuất cây trồng hiện có.  Từ cuối năm 2008 đến nay, giá cà phê luôn biến động thất thường, có lúc tăng lên 1.600 - 1.700 USD/tấn rồi rơi xuống 1.200 USD/tấn (giá FOB tại cảng Tp.HCM), gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tháng 9 năm 2009, Vicofa đã công bố kế hoạch mua 3,33 triệu bao cà phê để tăng giá và hỗ trợ thu mua tạm trữ cà phê cho nông dân. Biện pháp này có thể đẩy giá tăng trong ngắn hạn nhưng xét về lâu về dài người nông dân vẫn phải gánh chịu những thiệt hại do những biến động của giá cà phê thế giới. 2.7.2. Thị truờng tiêu thụ : Ngày nay, cà phê là một trong những mặt hàng phổ biến nhất thế giới. Từ Hoa Kỳ, châu Âu cho tới châu Á, cà phê với nhiều màu sắc và hương vị khác nhau có thể được tìm thấy ở khắp các siêu thị, cửa hàng. Điều này đối với các khách hàng thật là tuyệt vời. Nhưng đối với những nhà sản xuất thì đây lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Năm 2008, tổng sản lượng cung cấp cho hoạt động xuất nhập khẩu cà phê của thế giới khoảng 8 triệu tấn, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ là chủ yếu. Hoa Kỳ nhập khẩu 1,35 triệu tấn cà phê các loại với kim ngạch đạt 4,12 tỉ USD tăng 17,3% so với năm 2007. Ngoài ra, Nhật Bản, Italia, Pháp và Đức cũng là các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu cà phê rất lớn với giá trị nhập khẩu cà phê trên 1 tỉ USD. Tính tới hết tháng 11 năm 2008, 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới đã nhập tổng kim ngạch 14,01 tỉ USD, chiếm 75,53% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới. So với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu cà phê các thị trường này tăng 14,19% (tương đương 1,75 tỉ USD). Biểu đồ 2.20 Top 10 nước có kim ngạch nhập khẩu cà phê lớn nhất 11 tháng năm 2008 (triệu USD) Nguồn: AGROINFO tổng hợp Thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Hiện cà phê nhân của Việt Nam đã xuất khẩu qua 75 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cà phê hòa tan cũng đã xuất khẩu sang 25 thị trường trên thế giới, trong đó nhiều nhất là các thị trường Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Úc, Hàn Quốc. Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao cho biết: 10 thị trường xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam là Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Hàn Quốc, Pháp, Anh và Nhật Bản. Mười thị trường này tiêu thụ 73,4% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong đó, Đức và Mỹ luôn là 2 thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam. Đáng chú ý là thị trường Nga. 7 năm trước bình quân Nga chỉ mua cà phê của Việt Nam 5.550T/vụ, xếp thứ 12 trong các thị trường châu Âu (và chiếm 0,665 thị phần) thì vụ này mua tới 20.589T xếp thứ 12 trong 75 nước và vùng lãnh thổ mua cà phê của Việt Nam và chiếm gần 2% thị phần. Thị trường ASEAN cũng có sự chuyển biến. Philippine đã mua 19.330T, Malaysia mua 17.903T, Thái Lan cũng đã tăng sản lượng lên 11.949T Biểu đồ 2.21: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang một số thị trường chính (ĐVT: 1000 USD) (Nguồn: Tổng cục thống kê) Các thị trường tiềm năng khác (Áo, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Hàn Quốc, Bồ Đào Nha...) được dự báo sẽ tăng kim ngạch nhập khẩu cà phê trong nhưng năm tới. Đây sẽ là những thị trường xuất khẩu rất tốt cho ngành cà phê thế giới trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm kéo theo nhu cầu tiêu dùng cà phê ở các thị trường chính đang có xu hướng giảm đi. Khi mà tình hình kinh tế ngày càng khó khăn thì thị trường trong nước là giải pháp tốt nhất. Năm 2009, theo số liệu cập nhật từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tiêu thụ cà phê Việt Nam đã tăng 18,2%/năm tương đương 1,06 triệu bao, cao hơn so với dự báo trước đó của BMI là 921.300 bao. Mặc dù con số trên khá ấn tượng nhưng tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cà phê năm 2008 và 2009 đã chậm lại do nền kinh tế tăng trưởng chậm và lạm phát cao.  Theo BMI, thu nhập tăng cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và sự phát triển của các cửa hàng cà phê kiểu phương Tây ở các khu vực thành phố trung tâm sẽ tác động tích cực tới sức tiêu thụ cà phê tại Việt Nam. Đến năm 2014, BMI dự báo tốc độ tiêu thụ sẽ tăng 46,2% tương đương 1,56 triệu bao.  Mặc dù sức tiêu thụ có tăng trong những năm gần đây, nhưng năm 2009 sức tiêu thụ nội địa chỉ đạt hơn 5% sản lượng cà phê của cả nước. Tiêu thụ trong nước chính là động lực hỗ trợ thực sự cho người nông dân và giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Vì thế, các biện pháp thiết thực từ phía chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành sẽ rất cần thiết để thúc đẩy thói quen uống cà phê của người dân. Bộ NN & PTNT đặt mục tiêu sẽ thúc đẩy sức tiêu thụ trong nước lên 10-15% sản lượng cà phê quốc gia. Tuy nhiên, BMI lo ngại sẽ khó đạt được mục tiêu này trong giai đoạn từ nay đến năm 2014. Bảng 2.22: Sản lượng và tiêu thụ cà phê tại Việt Nam 2007 2008 2009* 2010** 2011** 2012** 2013** 2014** Sản lượng1 (đơn vị: nghìn bao loại 60kg) 19.500 18.333 19.670 17.366 18.251 19.673 21.093 22.611 Tiêu thụ2 (đơn vị: nghìn bao loại 60kg) 858 900 1.064 1.101 1.189 1.292 1.420 1.556 (Ghi chú: *: ước tính; **: dự báo; Nguồn: 1USDA, Vicofa, BMI, 2USDA, BMI. ) 2.7.3. Thuận lợi và khó khăn : 2.7.3.1. Thuận lợi : Việt Nam là nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới với hơn 95% sản lượng là các loại hạt cà phê giá rẻ và chỉ có khoảng 2-3% sản lượng là các loại cà phê Arabica. Tuy nhiên, theo BMI, tổng sản lượng cà phê niên vụ 2008 đã giảm đáng kể, đạt khoảng 18,33 triệu bao loại 60 kg giảm 13,9% so với năm 2007 do mưa lớn và sương giá. Tổng sản lượng năm 2009 tăng trưởng 7,3% đạt ở mức 19,67 triệu tấn bất chấp điều kiện khí hậu không thuận lợi tại các tỉnh trồng cà phê lớn như Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắc Nông. Năm 2009, theo số liệu cập nhật từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tiêu thụ cà phê Việt Nam đã tăng 18,2%/năm tương đương 1,06 triệu bao, cao hơn so với dự báo trước đó của BMI là 921.300 bao. Mặc dù con số trên khá ấn tượng nhưng tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cà phê năm 2008 và 2009 đã chậm lại do nền kinh tế tăng trưởng chậm và lạm phát cao. Bộ Công Thương cũng dự báo, 4 tháng cuối năm 2010, mặt hàng này có thể đóng góp thêm khoảng 494 triệu USD so với kế hoạch năm. Việt Nam đang có lợi thế về nguồn cung, các nước xuất khẩu cà phê lớn như Brazil, Ấn Độ được dự báo nguồn cung sẽ bị giảm tới 6% trong thời gian tới do thời tiết và lượng cây cà phê già cỗi lớn. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới đã bắt đầu khởi sắc, thu nhập khả dụng của người dân tăng lên kéo theo nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng mang tính thư giãn, trong đó có cà phê, tăng cao. Tại thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất là Bỉ, nhu cầu sử dụng cà phê trong những tháng đầu năm đã tăng khá so với năm 2008 nên lượng cà phê xuất khẩu vào thị trường này dự tính sẽ gia tăng. Và tại thị trường nhiều nước châu Âu, người dân có xu hướng sử dụng các loại cà phê xay, đóng gói với kích cỡ nhỏ gọn, phù hợp với khả năng cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam. 2.7.3.2. Khó khăn : Sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu nên cà phê Việt Nam, theo dự báo của BMI, sẽ biến động theo cầu và giá cả cà phê robusta thế giới. Từ năm 1989 đến năm 2004, những năm khủng hoảng của ngành cà phê, giá cà phê luôn ở mức rất thấp khiến cho các nhà sản xuất phải chịu rất nhiều thua lỗ do chi phí sản xuất cao hơn giá bán. Có một số lo ngại rằng việc sản xuất các loại cà phê giá rẻ sẽ lại một lần nữa gây ra làn sóng giảm giá, từ đó tạo ra nhiều rào cản hơn cho nhà xuất trong việc mở rộng hoạt động sản xuất.  Những thách thức mà ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt trong tương lai gần bao gồm: Diện tích cà phê đang trở nên già cỗi; Phần lớn diện tích cà phê trồng không đúng quy cách; Chăm sóc không đúng kỹ thuật; Nguồn cây giống không đảm bảo; Việc sản xuất cà phê còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ.  Ngoài ra, cà phê Việt Nam mặc dù là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới nhưng vẫn bị giới đầu cơ nước ngoài thao túng, gây khó khăn rất nhiều cho nhà xuất khẩu Việt Nam. Trong tình hình chung đó, cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục một cách nhanh chóng những bất cập trên trong ngành cà phê Việt Nam hiện nay, lúc đó chúng ta mới mong ngành cà phê Việt Nam có thể phát triển một cách ổn định và bền vững. 2.8 HÀNG ĐIỆN TỬ, LING KIỆN, MÁY TÍNH 2. 8.1. Kim ngạch xuất khẩu: BIỂU ĐỒ 2.23 :Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử - máy tính qua các năm (ĐVT: Triệu USD) (Nguồn: Cục thống kê) Ngành công nghiệp sản xuất mát tính và linh kiện điện tử Việt Nam bước đầu hình thành và phát triển từ năm 1987 đến nay và tốc độ đang ngày càng gia tăng, đem lại một nguồn thu lớn cho nước ta. Tính đến tháng 7 năm 2010 thì kim ngạch xuất khẩu của ngành hang này trong cả nước đạt 1817 triệu USD, tăng 29% so với cùng kì năm ngoái. Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể thấy được rằng mức tăng trưởng của ngành đang dần hồi phục và ổn định sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008. Điểm nổi bật nhất trong việc xuất khẩu nhóm mặt hàng điện tử, máy tính là trong khi các mặt hàng chủ lực như máy in, linh phụ kiện máy in đang tiếp tục duy trì được lượng xuất khẩu cao thì nhóm các sản phẩm mới như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đang có mức tăng mạnh hơn và hứa hẹn là hướng đi mới để có thể đẩy mạnh hơn nữa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Cơ cấu xuất khẩu BIỂU ĐỒ 2.24 :Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng (Nguồn: cục hải quan) Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm máy in, bảng mạch các loại. Xuất khẩu máy in trong tháng đạt 68,9 triệu USD, tăng 20,5% so với tháng trước Trong tháng, mặt hàng máy in được xuất khẩu sang các thị trường Hà Lan (17 triệu USD); Mỹ (12,1 triệu USD); Singapore (7,9 triệu USD); Trung Quốc (6,5 triệu USD) và Nhật Bản (4,1 triệu USD). Xuất khẩu bảng mạch các loại trong tháng đạt 43 triệu USD, tăng 40,5% so với tháng trước. Cả 5 tháng, xuất khẩu mặt hàng này đạt 194,1 triệu USD. Mặt hàng bảng mạch các loại xuất khẩu tháng 5 chủ yếu sang Thái Lan (25 triệu USD); Philippin (11,7 triệu USD) và Nhật Bản (4,2 triệu USD). Tuy nhiên, thực tế thì 95-98% sản phẩm điện tử, tin học xuất đi từ Việt Nam là của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, cơ cấu của ngành này cũng được thay đổi cho phù hợp với sở trường của Việt Nam và thích ứng một cách tốt nhất với môi trường hội nhập sâu rộng. Theo đó, sẽ tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa. Thị trường xuất khẩu: Trong 7 tháng đầu năm 2010, thị trường xuất khẩu chính mà các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới là các nước thuộc khu vực Đông Á, bao gồm các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và thị trường Đài Loan. Trong đó nổi bật nhất là thị trường Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất với hơn 71,5 triệu triệu USD trong tháng 7/2010 vừa qua Nhưng đáng nói là trong danh sách các chủng loại, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong nửa cuối tháng 6/2010 đã không chỉ còn các sản phẩm chính là máy in, linh kiện điện tử mà thêm vào đó là các sản phẩm máy tính, công nghệ thông tin như: RAM máy tính đạt hơn 8,2 triệu USD, máy tính xách tay đạt hơn 700 nghìn USD. BẢNG 2.25 : Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành điện tử tháng 6/2010 (đơn vị 1000USD) Mặt hàng Trị giá (1000USD) Mỹ 262660 CHND Trung Hoa 242302 Nhật Bản 189200 Hà Lan 107829 Xin-ga-po 107573 Thái Lan 97739 Đặc khu HC Hồng Công (TQ) 90707 Phi-li-pin 32687 Tiểu VQ A-rập Thống nhất 31446 Ấn Độ 30919 Ma-lai-xi-a 29267 Hàn Quốc 29206 Bra-xin 24451 Vương quốc Anh 22925 (Nguồn: cục thống kê) Các nước trong khu vực Đông Á khác vẫn chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng linh kiện, bán thành phẩm của Việt Nam trong nửa cuối tháng 6/2010. Tuy nhiên, trong danh sách đã xuất hiện một số mặt hàng nguyên chiếc hay phụ kiện máy tính, bao gồm bo mạch chủ máy tính. Điển hình như xuất khẩu bo mạch chủ sang Hồng Kông trong nửa cuối tháng 6/2010 vừa qua đạt gần 1.000 chiếc. Đáng lưu ý là toàn bộ số bo mạch chủ xuất khẩu sang Hồng Kông này đều mang thương hiệu Foxconn. Đứng thứ 2 trong danh sách thị trường xuất khẩu là các nước trong khu vực ASEAN. Trong đó nổi bật nhất vẫn là thị trường Singapore với kim ngạch ước tính đạt trên 19 triệu USD trong tháng 6/2010, nhưng các sản phẩm xuất sang thị trường này, ngoài máy in ra, đều mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp và chưa hoàn chỉnh thành 1 sản phẩm nguyên chiếc có thể đem tới kim ngạch xuất khẩu cao. Đứng đầu trong các thị trường nhập khẩu hàng điện tử, máy tính của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ. 7 tháng đầu năm, Hoa Kỳ nhập hơn 262 triệu USD hàng điện tử, máy tính và linh kiện từ Việt Nam, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.. Một thị trường khác đáng chú ý là Hà Lan, khi lượng và giá trị xuất khẩu mặt hàng này của nước ta đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, Myanmar cũng đang được xem là một thị trường tiềm năng của nước ta, trong đó có thể đẩy mạnh được xuất khẩu ngành hàng này, vì đây là những sản phẩm rất được ưa thích tại Myanmar. 2.8.3. Thuận lợi và khó khăn: 2.8.3.1. Thuận lợi: Đã gia nhập WTO, có cơ hội tiếp cận những thành tựu, khoa học công ngệ mới, cải tiến sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thâm nhập vào thị trường thế giới. Các doanh nghiệp đã tạo được kênh phân phối, bảo hành vào bảo trì sản phẩm rộng rãi. Có lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, năng động, khả năng tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ dễ dàng và nhanh chóng. Sự hồi phục kinh tế ở nhiều thị trường lớn sẽ kéo theo nhu cầu tiêu dung sản phẩm máy tính, điện tử tăng nhanh, đơn đặt hang và giá xuất khầu tăng lên. Một thời gian dài ngành điện tử phát triển trong vỏ bọc của Nhà nước với vô số những chính sách ưu đãi và bảo hộ. 2.8.3.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi khi gia nhập WTO thì ngành điện tử nước ta cũng đối mặt với nhiều khó khăn do việc chậm cải tiến hoạt động sản xuất ở doanh nghiệp cũng như việc hoạch định chiến lược hoạt động của toàn ngành. Ngành điện tử của nước ta vẫn còn loay hoay ở công đoạn gia công và lắp ráp trong khi các nước trong khu vực đã đạt đến khâu sang chế và sản xuất, xuất khẩu thành phẩm. Thời gian qua, cũng đã có một số ít doanh nghiệp trong nước đã tự thiết kế,, sản xuất ra sản phẩm nhưng số lượng sản phẩm cũng khá ít. Hiện nay sản phẩm điện tử Việt Nam hầu như chẳng ai biết, những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là của doanh nghiệp nước ngoài, một phần vì vốn đầu tư của chúng ta còn ít, một phần vì trình độ kĩ thuật còn yếu kém. Nhiều ưu đãi, trợ cấp của Nhà nước bị cắt bỏ nên chi phí sản xuất sẽ bị đẩy lên và thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhiều biến động, đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động hơn để thích nghi. Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đa số quy mô vừa và nhỏ nên hạn chế trong hoạt động kinh doanh, nên khó có điều kiện mở rộng quy mô, cải tiến kỹ thuật, đầu tư nghiên cứu sản phẩm Các doanh nghiệp chưa chủ động sản xuất được linh kiện điện tử để chủ động sản xuất mà đang phải nhập khẩu một khối lượng lớn linh kiện điện tử và nguồn cung ứng phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. 2.9. CAO SU: 2.9.1. Kim ngạch xuất khẩu: Cao su là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn của Việt Nam. HIện nay tổng diện tích cao su của cả nước đạt khoảng 522,2 nghìn ha tạo ra các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD; tạo việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động ở miền núi, vùng đồng bào thiểu số trong đó có các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Bộ, Tây Bắc. Dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cao su xuất khẩu đã giảm mạnh trong quý 4/2008 sang đến tháng 1/2009, nhưng sau đó đã tăng dần. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam đang có những tín hiệu khả quan, so với cùng kỳ năm 2009, về lượng đã tăng 2,3% và trị giá tăng tới 92,4%. Theo hiệp hội cao su Việt Nam đến tháng 7 năm 2010, xuất khẩu cao su của Việt Nam giảm nhẹ về lựơng nhưng tăng mạnh kim ngạch với trên 85% so với cùng kỳ năm ngoái do được giá. Theo bộ công thương, sản lượng cao su xuất qua cửa khẩu Móng Cái (chiếm khoảng 50% lượng cao su của Việt Nam) từ đầu tháng 7 đến nay đạt 350-450 tấn/ ngày chỉ bằng 30% mức trung bình/ ngày của các tháng đầu năm. BIỂU ĐỒ 2.26:Kim ngạch xuất khẩu cao su 2008- 6t/ 2010(Đv triệu USD) (Nguồn: Cục hải quan) Giá xuất khẩu FOB bình quân tháng 7 của cao su SVR3L, loại phổ biến trên thị trường vào khoảng 3.083 USD/tấn, cao gần gấp đôi so với cùng kì năm ngoái, Sang tuần đầu tháng 8/2010, giá cao su thiên nhiên đang tăng so với tháng 7/2010 do các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã quay lại thị trường tìm nguồn cung sau thời gian giảm nhập khẩu trong tháng 5 và 6/2010, đồng thời nhiều thị trường khác cũng gia tăng lượng cao su nhập khẩu như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ... Trong khi đó, nguồn cung từ các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam đều tăng chậm do thời tiết không thuận lợi. Kể từ tháng 6/2009, giá cao su đã tăng liên tục và chạm mức kỷ lục 410 USD/tấn vào tháng 4/2010. Nhưng vào đầu tháng 5/2010, giá cao su đột ngột giảm mạnh cho đến giữa tháng 6/2010 thì mới đổi chiều tăng trở lại. Sang tháng 6 và 7/2010, xuất khẩu cao su đã phục hồi trở lại. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, trong tháng 7/2010, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt khoảng 85 ngàn tấn, trị giá 237 triệu USD, tăng 46,7% về lượng và tăng 44,5% về trị giá so với tháng 6/2010. Nếu so với cùng kỳ năm 2009, lượng xuất khẩu đã tăng 2,3% và trị giá tăng tới 92,4%. Đáng chú ý là bên cạnh cao su nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam cũng đang có những tăng trưởng đáng kể. Trong 7 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu sản phẩm cao su đã đạt 145 triệu USD, tăng khoảng 87% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng giá trị của mặt hàng lốp xe xuất khẩu chiếm khoảng 70 – 80% tổng giá trị của sản phẩm cao su xuất khẩu. BẢNG 2.27 :Giá cao su RSS3 và TSR20 bình quân hàng tháng trên thị trường SICOM (tháng 8/2010) Giá BQ TSR20 RSS3 T1/2010 303.72 309.20 T2/2010 308.8 312.74 T3/2010 317.63 333.86 T4/2010 328.09 396.48 T5/2010 288.70 366.78 T6/2010 290.01 356.58 T7/2010 292.64 327.42 2.9.2. Thị trường xuất khẩu: Sau nhiều năm gia nhập WTO, cao su Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều thị trường, có mặt tại Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và mở rộng sang Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ và Châu Phi. Sauk hi ga nhập WTO đầu tư nước ngoài vao ngành cao su càng tăng, thành công nhiều phụ thuộc phần lớn vào việc triển khai linh hoạt các cam kết. Theo hiệp hội cao su Việt Nam (VRA) thì Trung Quốc là thị trường lớn của ngành cao su xuất khẩu, chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Theo VRA, so với cùng kỳ năm 2009, mặc dù lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có sự sụt giảm mạnh (trong đó tháng 5 sụt giảm đến 46% so với tương ứng 2009) do Trung Quốc ngừng giao dịch cao su biên mậu, song Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với sản lượng cao su trên 160.000 tấn trong tháng 7, chiếm 50% tổng lượng cao su xuất khẩu. Mặc dù cuối tháng 6, Trung Quốc đã cho phép nhập khẩu trở lại theo đường biên mậu tuy nhiên chính sách hạn chế số lượng các doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc khiến cho việc xuất khẩu cao su tại các cửa khẩu tiểu ngạch không ổn định, giá cả tăng giảm thấy thường. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, khiến cho các thị trường này đều có mức tăng đáng kể so với cùng kỳ 2009 như Đài Loan tăng 58,9%, Đức tăng 70,8%, đặc biệt là Nga tăng đến 137,9%. BẢNG 2.28 : Thị trường xuất khẩu cao su của nước ta 6 tháng 2010 Nước sản lượng(tấn) trị giá (1000USD) CHND Trung Hoa 140096 378259 Hàn Quốc 13349 35200 Đài Loan 11371 33639 Ma-lai-xi-a 11603 30251 Đức 9586 28510 Liên bang Nga 8153 25586 Mỹ 7088 17067 Ấn Độ 4564 13593 Nhật Bản 4340 13526 Thổ Nhĩ Kỳ 4447 12712 In-đô-nê-xia 3566 7511 Tây Ban Nha 2548 7460 I-ta-li-a 2067 6296 (Nguồn Cục thống kê) Theo đánh giá của toàn ngành thì Châu Âu là thị trường có tiềm năng đối với cao su Việt Nam, tuy nhiên khả năng xâm nhập là rất hạn chế, do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtonghopnop.docx
Tài liệu liên quan