MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
I-Những thành tựu 1
II-Tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua các năm 2
1. Kim ngạch xuất khẩu qua các năm 2
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 4
3. Thuận lợi 5
4. Khó khăn, hạn chế 6
III-Tình hình nhập khẩu của Việt Nam qua các năm 7
1. Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 7
2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 10
3. Tình trạng nhập siêu 13
4. Nguyên nhân nhập siêu 16
CHƯƠNG II: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM
A- NHÓM HÀNG NÔNG SẢN
1. TIÊU
1.1 Kim ngạch xuất khẩu 20
1.2 Thị trường tiêu thụ 22
1.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường 25
1.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường 27
2. ĐIỀU
2.1 Kim ngạch xuất khẩu 28
2.2 Thị trường tiêu thụ 31
2.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường 33
2.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường 34
3. GẠO
3.1 Kim ngạch xuất khẩu 37
3.2 Thị trường tiêu thụ 41
3.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường 43
3.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường 46
4. CÀ PHÊ
4.1 Kim ngạch xuất khẩu 48
4.2 Thị trường tiêu thụ 50
4.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường 52
4.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường 54
5. CAO SU
5.1 Kim ngạch xuất khẩu 56
5.2 Thị trường tiêu thụ 59
5.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường 61
5.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường 62
B-NHÓM HÀNG LÂM SẢN: GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ
6.1 Kim ngạch xuất khẩu 64
6.2 Thị trường tiêu thụ 66
6.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường 69
6.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường 71
C-NHÓM HÀNG THỦY SẢN
7.1 Kim ngạch xuất khẩu 74
7.2 Thị trường tiêu thụ 78
7.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường 81
7.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường 83
D-NHÓM HÀNG CÔNG NGHIỆP
8. DỆT MAY
8.1 Kim ngạch xuất khẩu 87
8.2 Thị trường tiêu thụ 89
8.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường 92
8.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường 93
9. DA GIÀY
9.1 Kim ngạch xuất khẩu 95
9.2 Thị trường tiêu thụ 98
9.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường 101
9.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường 102
10. DẦU THÔ
10.1 Kim ngạch xuất khẩu 106
10.2 Thị trường tiêu thụ 109
10.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường 112
10.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường 113
11. MÁY VI TÍNH,LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
11.1 Kim ngạch xuất khẩu 115
11.2 Thị trường tiêu thụ 118
11.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường 121
11.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường 122
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TỪNG MẶT HÀNG
I-Giải pháp chung 124
II-Giải pháp riêng từng mặt hàng 126
1.TIÊU 126
2.ĐIỀU 128
3.GẠO 131
4.CÀ PHÊ 133
5.CAO SU 136
6.GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 137
7.THỦY SẢN 139
8.DỆT MAY 141
9.DA GIÀY 142
10.DẦU THÔ 143
11.MÁY VI TÍNH,SẢN PHẨM VÀ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ 145
LỜI KẾT
141 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6547 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn đồ gỗ bằng tay nên chất lượng không đạt, dễ trầy xước thì nay, hầu hết các nhà máy chế biến gỗ ở Bình Dương, TPHCM hay Đồng Nai đều đã đầu tư các dây chuyền phun sơn hiện đại của Đức, Italia theo đúng các tiêu chuẩn của Mỹ, EU. Và song song với đầu tư máy móc, tăng năng lực sản xuất, các doanh nghiệp gỗ trong nước còn đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm tinh xảo, có giá trị gia tăng cao như sản xuất đồ gỗ trong nhà, các bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng khách, đầu tư nhiều cho các bộ phận thiết kế mẫu mã.
+Thêm vào đó,với lợi thế giá rẻ (xuất phát từ nguồn nhân công giá rẻ của nước ta) cùng với đội ngũ thợ nghề cần cù sáng tạo và tài hoa.Hàng đồ gỗ gia dụng Việt Nam đã thâm nhập thị trường 120 nước, vùng lãnh thổ và đang có cơ hội vượt qua các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan để vào thị trường giàu tiềm năng Hoa Kỳ, nơi hàng năm kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ lên tới 15 tỷ USD. Và với lợi thế giá rẻ hơn 10% so với đồ gỗ Trung Quốc, nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu thế giới, hàng đồ gỗ Việt Nam đang được các công ty nhập khẩu và các công ty bán lẻ đồ gỗ Mỹ tìm kiếm để nhập khẩu. Tại thị trường Nhật Bản, hiện đồ gỗ nội thất của Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 với 7,3% thị phần, đồng thời là nước có tốc độ xuất khẩu lớn nhất vào thị trường này.
Khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm gỗ của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các nhà nhập khẩu (ví dụ như Pháp:người tiêu dùng Pháp đang rất ưa chuộng các sản phẩm gỗ của Việt Nam).
+Thứ năm, việc thuê chuyên gia nước ngoài làm việc trong các nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam để đảm trách các khâu thiết kế, tiếp thị sản phẩm không còn là chuyện hiếm, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn mở cả văn phòng đại diện, công ty thương mại tại những thị trường đồ gỗ lớn như Mỹ, EU (trong đó có Pháp) để đảm nhận khâu phân phối, chào hàng trực tiếp.
+ Ngoài nhập khẩu gỗ nguyên liệu của nước ngoài, có doanh nghiệp đã tham gia đầu tư trồng rừng quy mô lớn ở trong nước, đầu tư các nhà máy sản xuất gỗ nguyên liệu như ván ép, gỗ MDF nhằm tiến tới chủ động nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu lâu dài.
+Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU nói chung và Pháp nói riêng hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường Pháp so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaysia..., do các nước này không được hưởng GSP...
6.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường
Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng lớn và thuận lợi trong xuất khẩu gỗ thì thách thức với việc xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam cũng không phải là nhỏ.
+ Thứ nhất, sản phẩm gỗ Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Đông Âu...và trên thực tế thì thị phần đồ gỗ Việt Nam trong danh mục thị phần đồ gỗ nhập khẩu của nước ngoài còn quá nhỏ bé. Chẳng hạn đồ gỗ Việt Nam chỉ chiếm 7,5% trong kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Nhật, 0,92% của Mỹ và 0,25% của EU.
+ Thứ hai, sản phẩm gỗ Việt Nam còn mắc phải một số nhược điểm, như: quy mô sản xuất nhỏ, còn manh mún, thiếu đầu tư cho sản xuất từ mẫu mã đến chất lượng, công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường còn thấp, kém hiệu quả, nguồn cung nguyên liệu và phân phối còn chưa đồng bộ, ít nhiều còn manh nha...
+ Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ngành gỗ nói riêng còn chưa biết liên kết lại khi chưa đủ mạnh. Đây là một đặc điểm cố hữu của các doanh nghiệp trong nước.Bên cạnh đó, mức độ đầu tư vào công nghệ chế biến sản phẩm gỗ chưa cao. Đại bộ phận các DN sản xuất gỗ, đặc biệt là hàng đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị lạc hậu, trong khi đó, yêu cầu của các thị trường ngày càng cao.
+Việt Nam có đội ngũ thợ nghề cần cù sáng tạo và tài hoa, nhưng nhìn chung giá nhân công rẻ, chưa thoả đáng, nên chưa phát huy được tối ưu tiềm năng con người trong quá trình sản xuất một cách tốt nhất. Đã bắt đầu xảy ra tình trạng, một số nghệ nhân tay nghề cao “nhảy” từ các doanh nghiệp trong nước sang các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất đồ gỗ để có đồng thù lao thỏa đáng cho trí tuệ tay nghề và sức lực lao động của họ.
+Thứ ba, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Mặc dù xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể mang về hơn 2 tỷ USD trong năm 2008, nhưng chi phí cho nhập khẩu gỗ đã chiếm trên 1/3. Hiện 80% nguyên liệu cho sản xuất, chế biến gỗ dựa vào nguồn nhập khẩu. Thị trường cung ứng gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam vẫn là Malaysia, Lào, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, New Zealand... Nhưng nguồn gỗ nhập khẩu cũng đang gặp khó khăn khi các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ bé, thiếu vốn, chỉ các công ty lớn liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, mới có đủ tiền lớn để mua gỗ. Lý do vì các nước xuất khẩu gỗ thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Họ hạn chế khai thác gỗ rừng trồng bằng biện pháp không bán lẻ, mà bán cả lô lớn vài ngàn m3 với nhiều chủng loại gỗ khác nhau. Các nước Malaysia, Indonesia cấm xuất khẩu gỗ tròn từ lâu, và mới đây đã tuyên bố cấm xuất khẩu gỗ xẻ. Lào cũng chỉ cho xuất khẩu một ít gỗ nguyên liệu.
Nếu phải nhập gỗ ở những nước xa hơn, đầu vào phải gánh thêm chi phí, nhất là trong hoàn cảnh giá xăng dầu tăng cao, giá đầu ra không tăng như hiện nay. Khi nguyên liệu phụ thuộc vào nước ngoài đã không chủ động sản xuất, lại khó cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
+ Thứ tư, tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ khiến lượng đặt hàng của khách hàng hiện không còn giữ mức tăng trưởng mỗi năm như trước.
+ Thứ năm, những yêu cầu sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến cũng đang đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam bởi những quy định và xu hướng tiêu dùng mới của các thị trường quốc tế.Người tiêu dùng ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường rất cao. Họ đòi hỏi những sản phẩm gỗ sử dụng phải đến từ những nguồn hợp pháp.
+ Thứ sáu, xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi: các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU có sự kiểm soát chất lượng, nguồn gỗ với các luật lệ mới được ban hành như: Hiệp định "Tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ" (FLEGT) đến tháng 1/2012 sẽ có hiệu lực. Theo Hiệp định này tất cả các chuyến hàng xuất khẩu vào thị trường này sẽ được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc. Ngoài ra ngày 1/4/2010, đạo luật Lacey cấm buôn bán lâm sản bất hợp pháp, trong đó có gỗ và sản phẩm từ gỗ vào Hoa Kỳ, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp tờ khai, chứng từ rõ ràng về tên, loại gỗ, quốc gia khai thác gỗ, cách thức khai thác..., tức là phải có chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council) của Hội đồng quản lý rừng bền vững thế giới.
Đặc điểm chung của cả FLEGT và Lacey đều đòi hỏi nhà xuất khẩu phải trình bày chuỗi hành trình của lâm sản, tất cả các khâu từ khai thác cho đến thành phẩm một cách minh bạch, rõ ràng để nhà chức trách Mỹ và EU có thể truy xét nguồn gốc nguyên liệu.
Những điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ VN vì VN nhập khẩu gỗ với số lượng lớn nên nếu như trước đây nhập khẩu gỗ chỉ cần quan tâm đến chứng chỉ rừng FSC nhưng giờ ngoài FSC ra còn cần nhiều chứng chỉ khác gây ra cái khó cho ta là hiện nay Việt Nam không biết quốc gia nào, công ty nào có thể bán gỗ cho Việt Nam với đầy đủ các giấy phép như vậy.
+ Một khó khăn nữa phải kể đến là sức cạnh tranh mua nguyên liệu của Việt Nam yếu hơn Trung Quốc, Malaysia, Indonexia,... Vì các nước này có đủ nguồn gỗ không cần phải nhập khẩu nguyên liệu nên đỡ tốn kém, giá thành hạ hơn.
+ Thêm nữa,từ khi bị Mỹ đánh thuế chống phá giá cao, một số doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ Trung Quốc bắt đầu đầu tư ồ ạt sang sản xuất tại Việt Nam để tránh hàng rào thuế nhập khẩu cao của Mỹ. Điều này vô tình đẩy các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam thêm những đối thủ ngay cùng một sân chơi, nhưng có lẽ điều lo ngại hơn cả là các doanh nghiệp Trung Quốc rất biết tận dụng nhân công Việt Nam, biết cách khai thác bàn tay tài hoa của những người thợ. Đặc biệt, họ có những quy trình công nghệ sản xuất hiện đại hơn các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu còn đang gặp khó khăn về nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu gỗ nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm xuất khẩu. Mặc dù các ngân hàng thông báo đảm bảo vốn cho những đối tượng ưu tiên, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng thực tế việc tiếp cận vốn cũng không hề dễ dàng hoặc nếu có thì vẫn phải chịu giá vốn khá cao. Ngoài ra, doanh nghiệp trong nước còn phải chịu nhiều chi phí cao do các thủ tục hành chính rườm rà, làm mất nhiều cơ hội; tiền thuê kho bãi, bến cảng cao; bốc xếp vận chuyển chậm. Những yếu tố này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ trên thị trường quốc tế.
+ Cuối cùng là vấn đề giá nguyên liệu, thực tế nguyên liệu gỗ ở Việt Nam không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến gỗ xuất khẩu. Từ nguồn tài nguyên gỗ bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi mà ta phải nhập tới 80% gỗ nguyên liệu. Hiện giá nguyên vật liệu gỗ đang tăng do nạn cháy rừng, lũ lụt, môi trường suy thoái… Nhiều nước như Lào, Myanma, Inđônêxia - vốn là bạn hàng cung cấp đồ gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam - nay đã ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô, nên ta phải nhập gỗ qua sơ chế, giá thành đắt. Hơn nữa, chi phí cho cước vận chuyển cũng không nhỏ, do giá dầu mỏ và nhiên liệu thế giới tăng; ước tính trong 3 năm qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã tăng từ 20-22%. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của các doanh nghiệp do tỷ trọng gỗ phụ liệu trong giá xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng mạnh.
C-NHÓM HÀNG THỦY HẢI SẢN
7.1 Kim ngạch xuất khẩu
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn lợi thủy, hải sản giàu có và phong phú trong khu vực và trên thế giới và có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, đứng thứ 4 về sản lượng sản xuất và qui mô xuất khẩu thủy sản (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia). Trong thời gian qua thuỷ sản đang trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và thuỷ sản chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, da giày nếu xét về kim ngạch xuất khẩu. Trên thị trường thế giới, Việt Nam đang dần trở thành một trong những nước xuất khẩu thuỷ sản quan trọng với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các năm.
Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy hải sản qua các năm
ĐVT:TRIỆU USD
NĂM
KIM NGẠCH
MỨC TĂNG (GIẢM) XUẤT KHẨU
TUYỆT ĐỐI
TƯƠNG ĐỐI(%)
2000
1478,5
-
-
2001
1816,4
337,9
22,85
2002
2021,7
205,3
11,30
2003
2199,6
177,9
8,80
2004
2408,1
208,5
9,48
2005
2732,5
324,4
13,47
2006
3358
625,5
22,89
2007
3763,4
405,4
12,07
2008
4510,1
746,7
19,84
2009
4250
-260,1
-5,77
6T/2010
2022
-
-
NGUỒN: Bộ công thương và Tổng cục thống kê
Ta có thể thấy qua bảng số liệu trên kim ngạch xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng qua các năm với mức tăng trưởng bình quân gần 13%/năm tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 307,94 triệu USD/năm (giai đoạn từ năm 2000-năm 2009).
Năm 2000,xuất khẩu thuỷ sản có sự tăng trưởng vượt bậc với kim ngạch là 1,478 tỷ USD, đánh dấu mặt hàng thủy sản VN có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN.
Nếu năm 1990 kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 205 triệu USD thì chỉ sau 12 năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng lên gấp 10 lần, từ 205 triệu USD đến 2.021,7 triệu USD vào năm 2002.
Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt kết quả khá ngoạn mục so với các ngành kinh tế khác và so với các nước trong khu vực. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Châu Á có ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế các nước trên thế giới và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác có sút giảm thì kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vẫn tăng.Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong các năm 2001, 2002, 2003 có tốc độ tăng trưởng khá cao.
Năm 2004, do hậu quả của các vụ kiện bán phá giá, điều kiện sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn nên tốc độ tăng trưởng năm 2004 có chậm lại nhưng đã nhanh chóng đạt lại tốc độ tăng trưởng trên 9,48%. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng đã tăng đến 13,47%.
Riêng trong năm 2006,ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản khá cao (22,89%) và trên thực tế thì xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm này hoàn thành rất sớm kế hoạch, nguyên nhân là do năm này ta đẩy mạnh xuất khẩu và hầu hết các thị trường chủ lực đều có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là các thị trường khu vực EU và Đông Âu, với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu cá tra và basa.
Xuất khẩu thủy sản chung của Việt Nam đã biến động khá lớn trong hai năm 2008 và 2009.
Trong năm 2008,nền kinh tế tăng trưởng chậm,lạm phát, tỷ giá đồng USD bấp bênh, chi phí đầu vào tăng vọt, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng…khiến cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn vay ngân hàng để thu mua nguyên liệu cho sản xuất thêm vào đó là sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thủy sản vào thời điểm đó đặc biệt là tôm,tình hình nuôi tôm gặp khó khăn do dịch bệnh, diện tích ao tôm bị thu hẹp tại nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực ĐBSCL gây thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu rất lớn.Tuy nhiên trong những tháng đầu năm 2008, giá trị mặt hàng cá tra chế biến xuất khẩu khá cao thêm vào đó nắm bắt tình hình thị trường các doanh nghiệp xuất khẩu chuyển từ “trọng tâm” của các cuộc khủng hoảng là: EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… để “khai phá” những mảnh đất mới: Nga, Ucraina, Ai Cập…giúp cho xuất khẩu thủy sản vẫn tăng 20% về giá trị dù năm 2008 được đánh giá là một năm “gian khó” của ngành thủy sản.
Năm 2009, Việt Nam XK 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 thị trường. Số lượng sản phẩm và thị trường XK đều tăng so với năm 2008, nhờ sự linh hoạt đa dạng hóa sản phẩm và thị trường của các doanh nghiệp XK. Trong đó, tôm đông lạnh là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất (39,4%), cá tra 31,6%, mực, bạch tuộc 6,45%, cá ngừ 4,26%, hàng khô 3,77%, cá biển và các loại hải sản khác chiếm 14,5%.
Tuy nhiên,kim ngạch xuất khẩu 2009 giảm 5,77% về giá trị tương ứng với mức gỉam là 260,1 triệu USD so với năm 2008, lần đầu tiên giảm sau 13 năm.Nguyên nhân xuất phát từ sự sụt giảm xuất khẩu sang thị trường EU- nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 25,8% kim ngạch XK và chiếm hơn 40% xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Nhưng trong năm 2009, xuất khẩu cá tra sang thị trường này giảm 7,3% vì nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến thông tin xấu “bôi bẩn” cá tra ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập khiến cho giá trung bình xuất khẩu cá tra giảm từ 2,27 USD/kg năm 2008 xuống còn 2,21 USD/kg năm 2009. Thêm vào đó là sự vắng mặt của thị trường Nga 4 tháng đầu năm do lệnh cấm thủy sản Việt Nam từ cuối năm 2008 cũng là một yếu tố khiến xuất khẩu thủy sản giảm, vì Nga vốn là thị trường đơn lẻ tiêu thụ nhiều nhất cá tra của Việt Nam trong năm 2008. Ngoài ra xuất khẩu mực, bạch tuộc và cá ngừ, cá biển và các loại hải sản khác cũng giảm đáng kể do sản lượng đánh bắt giảm nguyên nhân do ảnh hưởng của các cơn bão lớn; Trung Quốc cấm biển và sự cạnh tranh giá thu mua nguyên liệu của giới thương gia Trung Quốc, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng trong các doanh nghiệp chế biến.
Sau mức giảm 5,5% của năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 2,02 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2005 - 6 tháng/2010
Cùng với cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng 6 tháng đầu 2010 như sau:
=> Mặc dù trở thành nước xuất khẩu thủy sản nhiều năm nhưng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn còn khá đơn điệu, chủ yếu là cá, tôm, nhuyễn thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô. Tuy cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta đã được bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác nhưng nhìn chung vẫn còn khá đơn điệu. Công nghệ chế biến của ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thế giới.
7.2 Thị trường tiêu thụ
Trong những năm qua, xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực về việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Từ chỗ xuất khẩu chủ yếu qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore, ngày nay thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở khắp các châu lục trên thế giới. Cho tới nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản (chiếm tỉ trọng hơn 60% xuất khẩu thủy sản), đưa Việt Nam trở thành một trong 6 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới.
Tuy hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng tính đến hết tháng 6/2010, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn là 3 thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản có sự thay đổi rõ nét từ năm 2000. Nếu như trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore thì nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia trên thế giới và được nhiều quốc gia ưa chuộng. Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (so với Mỹ 16% và Nhật Bản 19%). Mặc dù gặp khủng hoảng song châu Âu vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam.
EU hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam, 27 nước thuộc khối EU đã tiêu thụ khoảng 26% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, có 4 quốc gia thuộc khối EU là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia. Các thị trường nhập khẩu lớn khác là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Australia và Đài Loan.
Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU đạt 1,12 tỉ USD (đứng thứ 2 sau giày da về khối lượng xuất khẩu) giảm 2,9%; sang Nhật Bản đạt 761 triệu USD, giảm 8,4%; sang Hoa Kỳ đạt 711 triệu USD, giảm 3,8%;…
Thị trường
Chỉ tiêu
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
8 tháng đầu 2007
Nhật Bản
Giá trị
467,3
465,9
538,0
582,9
754,9
813,4
842,6
396,2
Tỷ trọng
31,6
25,6
26,6
25,6
31,4
29,7
25,1
18,8
Mỹ
Giá trị
298,2
489,0
655,7
782,2
592,8
634,0
664,2
413,6
Tỷ trọng
20,2
26,9
32,4
34,4
24,7
23,1
19,8
19,7
EU
Giá trị
99,2
107,0
84,4
127,2
243,9
436,7
723,5
527,9
Tỷ trọng
6,7
5,9
4,2
5,6
10,2
15,9
21,5
25,1
Trung Quốc, Hồng Kông
Giá trị
291,7
316,7
302,3
147,8
131,2
134,4
164,3
113,5
Tỷ trọng
19,8
17,4
15,0
6,5
5,5
4,9
4,9
5,4
ASEAN
Giá trị
77,8
64,9
79,5
73,1
165,7
123,2
150,9
108,1
Tỷ trọng
5,3
3,6
3,9
3,2
6,9
4,5
4,5
5,1
Các nước khác
Giá trị
244,3
372,9
361,8
562,4
513,3
597,3
812,5
545,1
Tỷ trọng
16,4
20,6
17,9
24,7
21,3
21,9
24,2
25,9
Tổng cộng
Giá trị
1.478,5
1.816,4
2.021,7
2.275,6
2.400,8
2.739,0
3.358,0
2.104,4
Tỷ trọng (%)
100
100
100
100
100
100
100
100
NGUỒN: THỐNG KÊ HẢI QUAN VIỆT NAM
• Thị trường EU:
Trong các năm qua EU là một thị trường thương mại quốc tế quan trọng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự có chỗ đứng đáng kể trên thị trường này và EU vẫn còn là thị trường giàu tiềm năng cần khai phá. Do đó, để thâm nhập tốt thị trường này doanh nghiệp cần chú ý đến các khía cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng và các vấn đề môi trường và xã hội. Hiện nay và cả trong tương lai, quyền lợi của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Do vậy, chất lượng sản phẩm là yếu tố thành công quan trọng nhất khi nhắm vào thị trường EU.
EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng rất cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Các khách hàng EU là nổi tiếng về mẫu mốt, thị hiếu, khác với khách hàng Việt Nam thì giá cả có vai trò quyết định trong việc mua hàng. Do đó, khi các sản phẩm đạt các yếu tố về chất lượng, thời trang và giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội hấp dẫn được người tiêu dùng ở Châu Âu. Đây là các vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải chú ý để thâm nhập và thành công ở thị trường này.
• Thị trường Hoa Kỳ
Là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới, thu hút sự quan tâm của cả thế giới nên cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng vô cùng gay gắt và quyết liệt. Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trường Hoa Kỳ kể từ năm 2002 sau khi BTA có hiệu lực, trong khi các đối thủ cạnh tranh của ta đã có hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phân phối tại thị trường này từ rất lâu.
Thuỷ sản chế biến xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa nhiều, chủ yếu mới xuất khẩu dưới dạng sơ chế cho nên trị giá xuất khẩu thấp. Nguyên nhân là do các cơ sở thuỷ sản chưa hiểu hết được nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ, chưa có sự hợp tác đầu tư với đối tác Hoa Kỳ về công nghệ chế biến thuỷ sản như chúng ta đã làm với các nhà đầu tư Nhật Bản.
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là khá rộng lớn và đầy tiềm năng. Hiện nay, thị trường còn được mở rộng ra thêm. Tuy nhiên, vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu thủy sản như: bị kiện là bán phá giá, kiểm dịch vệ sinh thực phẩm…
7.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường
+Thuận lợi đầu tiên của thủy sản Việt Nam là tiềm năng thuỷ sản của Việt Nam còn rất lớn. Và thông qua hình thức liên doanh và tự đầu tư, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đã nâng cấp trang thiết bị chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới.
+Việt Nam có 470 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về An toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó 245 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang EU, 34 doanh nghiệp được xuất vào Mỹ và Canada. Thuỷ sản là một trong ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên phát triển. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD (tăng gần 12% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thủy sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, đồng thời khẳng định, thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội.
+Đáng chú ý, dù là năm đầu tiên gia nhập WTO, nhưng xuất khẩu thủy sản có chuyển biến lớn về nhiều mặt: số lượng DN đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính (EU, Mỹ, Nhật Bản…) tăng hai lần so với trước; hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại.
+Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản rất năng động, thể hiện qua các mặt sau:
• Thứ nhất, là họ chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
• Thứ hai, chú ý đổi mới về phương pháp quản lý.
• Thứ ba, luôn cải tiến công nghệ.
• Thứ tư, thực hiện tốt việc quản lý tài chính.
• Thứ năm, do sớm hội nhập nên các doanh nghiệp khá năng động trong việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường, cả về công nghệ chế biến cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và An toàn vệ sinh thực phẩm.
+Tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Giám đốc cũng như nhân viên kỹ thuật nắm bắt nhanh nhạy công nghệ mới, nắm bắt thông tin thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm.
+Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản luôn chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và VASEP tổ chức, vì vậy đã chủ động điều tiết và phát triển thị trường, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng. Họ cũng tích cực nắm bắt các luật lệ quốc tế cũng như các quy định của các nước thông qua các lớp đào tạo, tập huấn hoặc hội thảo.
7.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường
+ Khó khăn đầu tiên là ngành thuỷ sản Việt Nam phải đối mặt với yêu cầu ngày càng cao về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm (từ 1/1/2010 các sản phẩm thủy sản VN (ngoại trừ các sản phẩm thuộc nhóm nuôi trồng từ giống bột, một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ), khi xuất khẩu vào Châu Âu phải có thêm các hồ sơ chứng nhận đánh bắt hợp lệ cùng các hồ sơ thủ tục an toàn vệ sinh thực phẩm hiện hành), các yêu cầu về bảo vệ môi trường, các vụ kiện chống bán phá giá và tranh chấp thương mại từ các nước: Nhật Bản, Canada, Mỹ, cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ Trung Quốc và một số quốc gia trong khối ASEAN.
+Thêm vào đó các rào cản thương mại quốc tế thường gặp đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu như: rào cản thuế quan (thuế phần trăm, thuế quan đặc thù như hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá…) và rào cản phi thuế quan (biện pháp cấm, hạn ngạch xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, rào cản kỹ thuật…).Các yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thuỷ sản ổn định và lâu dài như quy hoạch, giống nuôi trồng, đánh bắt… còn mang nhiều yếu tố tự phát chưa trở thành qui trình c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh thuc.docx
- Bia 1.doc