Đề tài Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên

MỞ ĐẦU. 1

NỘI DUNG . 4

 I. Vấn đề giao tiếp trong đời sống xã hội . 4

 II.Kiểm toán viên và vấn đề giao tiếp trong nghề nghiệp . 10

 III.Các mối quan hệ cơ bản của kiểm toán viên . 20

 IV.Phương hướng cải thiện, duy trì, phát triển những mối quan hệ

bản và nâng cao kỹ năng giao tiếp của kiểm toán viên . 29

 KẾT LUẬN . 33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 34

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với diễn biến tâm lý của đối tượng nhằm thu thập các thông tin cần thiết. Qua giao tiếp tốt với ban quản lý, kiểm toán viên sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi để tìm kiếm bằng chứng cần thiết cho cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên là chủ thể giao tiếp trong trường hợp phỏng vấn trực tiếp. Kiểm toán viên cần có được kĩ năng điều khiển chủ thể giao tiếp và kĩ năng điều khiển đối tượng giao tiếp, bằng thái độ nhẹ nhàng, thân thiện tìm kiếm thông tin, chứ không được nóng vội, doạ nạt bực tức, không đem lại kết quả gì lại gây khó khăn cho lần phỏng vấn sau. Mục đích của giao tiếp kiểm toán : Như chúng ta đã biết, mục tiêu của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán. Muốn đạt được mục tiêu này thì kiểm toán viên phải thu thập được các bằng chứng đủ về chủng loại số lượng và đảm bảo về chất lượng tức là chính xác, sát thực, có độ tin cậy cao để làm cơ sở cho việc đưa ra kết luận kiểm toán. Có nhiều phương pháp kĩ thuật khác nhau để thu thập bằng chứng kiểm toán. Một trong số đó là kĩ thuật phỏng vấn. Phỏng vấn là quá trình kiểm toán viên thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc thẩm vấn những người hiểu biết về vấn đề kiểm toán viên quan tâm. Như vậy, phỏng vấn là biểu hiện của giao tiếp kiểm toán viên và cũng có thể nói mục đích của giao tiếp kiểm toán là để thu thập bằng chứng kiểm toán, để giải quyết được mục tiêu của kiểm toán. Phỏng vấn chỉ giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng để củng cố cho các bằng chứng khác, thu thập thông tin phản hồi để củng cố luận cứ của kiểm toán viên. Những bằng chứng có được từ phỏng vấn chỉ mang tính chất định hướng, là bằng chứng phụ trợ. Nó có tính tin cậy thấp. Mặc dù vậy, bằng chứng kiểm toán có được do phỏng vấn rất quan trọng, độ tin cậy của nó phụ thuộc vào trình độ giao tiếp của kiểm toán viên trực tiếp phỏng vấn. Nhờ có giao tiếp kiểm toán, kiểm toán viên mới định hướng được công việc vào đâu và vào vấn đề nào là chủ yếu. Do đó, kiểm toán viên thực hiện được nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu năng của cuộc kiểm toán. Vì vậy, tuỳ theo mục đích khác nhau mà trong công việc kiểm toán viên tiến hành gặp ai, trao đổi với ai, xem xét những tài liệu nào. Mỗi cuộc kiểm toán đều có những tính chất riêng biệt khác nhau, để tìm ra những sai phạm, một mặt, kiểm toán viên phải có đầy đủ những kiến thức về công tác tài chính kế toán, chính sách, pháp luật, mặt khác khả năng thu được kết quả cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào nghệ thuật trong giao tiếp của mỗi kiểm toán viên. Đồng thời tuỳ theo tính cách của đối tượng mà kiểm toán viên tiếp xúc để lựa chọn phong cách giao tiếp và ngôn ngữ giao tiếp cho phù hợp. Ngoài mục đích quan trọng nhất là phỏng vấn tìm kiếm bằng chứng, giao tiếp kiểm toán còn có một số mục đích khác không kém phần quan trọng. Đó là ban quản trị công ty kiểm toán thuyết phục khách hàng kí kết hợp đồng kiểm toán, ngoài việc kí kết một hợp đồng kiểm toán thông thường. Ví dụ đối với một khách hàng kiểm toán, sau một thời gian tìm hiểu sơ bộ về khách hàng, kiểm toán viên nhận ra rằng vì một số lí do nào đó, chẳng hạn, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng quá yếu đòi hỏi, nếu thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện rất nhiều các cuộc thử nghiệm cơ bản ( thử nghiệm chi tiết) như thế sẽ rất tốn thời gian và tiền bạc, đòi hỏi phải tăng chi phí kiểm toán. Nhưng khách hàng không chấp nhận thực hiện kiểm toán với mức giá phí cao như vậy, nhất là điều kiện hiện nay, trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, có quá nhiều các công ty kiểm toán độc lập thực hiện dịch vụ kiểm toán, họ cạnh tranh với ta cả về chất lượng dịch vụ cung cấp, cả về giá phí kiểm toán. Chính vì vậy kĩ năng giao tiếp tốt của ban quản lí kiểm toán là rất cần thiết. Các công ty kiểm toán độc lập cũng là các công ty kinh doanh, chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, do đó đối với họ vấn đề doanh thu, chi phí, lợi nhuận là rất quan trọng. Trong quá trình tiến hành kiểm toán, các kiểm toán viên thường phải xem xét hồ sơ kiểm toán của các kiểm toán viên tiền nhiệm. Nhưng đối với một người làm nghề kiểm toán, hồ sơ kiểm toán được coi là tài sản của kiểm toán viên. Vì vậy, kiểm toán viên tiền nhiệm có quyền không cho chúng ta xem hồ sơ kiểm toán của họ. Nhưng đối với các kiểm toán viên đang thực hiện kiểm toán thì hồ sơ kiểm toán của các kiểm toán viên tiền nhiệm là rất cần thiết và có thể được coi như không thể thiếu. Muốn có được thông tin trong hồ sơ kiểm toán viên tiền nhiệm lại đòi hỏi các kiểm toán viên phải có kĩ năng giao tiếp tốt, thân thiện, tạo niềm tin cho kiểm toán viên tiền nhiệm. Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên có thể bị khách hàng hoặc các bên thứ ba liên quan kiện vì một lí do nào đó, dù đúng hay sai, cứ bị kiện là một bất lợi đối với kiểm toán viên. Các kiểm toán viên sẽ thuê các luật sư biện hộ cho mình. Nhưng thế nào đi chăng nữa, dù luật sư có giỏi biện hộ đến đâu, tức là có tài giao tiếp đến đâu thì luật sư cũng không thể hiểu cặn kẽ về chuyên ngành kiểm toán. Trong khi biện hộ sẽ gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy, các kiểm toán viên đòi hỏi phải có trình độ giao tiếp, nói năng diễn đạt lưu loát để giải thích cụ thể bảo vệ mình trước tòa. Nếu không sẽ có nhiều điều bất lợi đặt ra buộc kiểm toán viên phải đối đầu, đó là sự mất uy tín, phải bồi thường thiệt hại bằng tiền, và cao hơn nữa có thể sẽ bị cấu thành trách nhiệm hình sự. Kiểm toán viên cần phải có kĩ năng giao tiếp tốt để tự bảo vệ mình. Công cụ giao tiếp chủ yếu của kiểm toán viên : Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ biểu cảm là hai công cụ giao tiếp chủ yếu của kiểm toán viên. Ngôn ngữ nói: Tuỳ theo đối tượng và thái độ của đối tượng giao tiếp, và còn tuỳ nơi, tuỳ chỗ mà kiểm toán viên lựa chọn những ngôn từ và giọng điệu cho thích hợp. Nhìn chung kiểm toán viên nên sử dụng những ngôn từ thông dụng, dễ hiểu và lịch thiệp nhưng phải phù hợp với truyền thống và phong tục Việt Nam, dùng các đại từ nhân xưng tương ứng với tuổi tác của từng người để chứng tỏ vừa thân mật, vừa tôn trọng nhân cách của người đang giao tiếp. Kiểm toán viên nên sử dụng các ngôi cho phù hợp để giữ đúng tư thế của mình, nếu giao tiếp trong công việc hay hội họp thì nên xưng tôi vì lúc này kiểm toán viên trên cương vị đại diện cho kiểm toán Nhà nước. Khi giao tiếp không chính thức hay ngoài công việc mà mình đang giải quyết thì tuỳ từng đối tượng mà xưng anh, em, cháu... cho phù hợp lứa tuổi tạo sự gần gũi thân mật. Từ xa xưa ông cha ta đã nói: “ Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. ” Trong bất cứ hình thức giao tiếp nào kiểm toán viên nên bình tĩnh nói nhỏ nhẹ, êm ái, dõng dạc không nên tạo không khí căng thẳng nhất là khi tranh luận vấn đề gây cho đối tượng cảm giác mạnh dẫn đến kết cục không tốt đẹp. Sự ngọt ngào bao giờ cũng làm cho đối tượng phải dịu dọng và làm hài lòng dù cho họ có tức giận đến mấy. Ngọt ngào là liều thuốc an thần cho con người, là ngọn lửa sưởi ấm bầu không khí giao tiếp được êm thấm, thân mật và sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên không phải lúc nào, ở đâu kiểm toán viên cũng thể hiện như vậy mà có những trường hợp kiểm toán viên cần phải thể hiện sự kiên quyết, cứng rắn để đi đến một kết luận dứt khoát. 3.2. Ngôn ngữ biểu cảm: Ngôn ngữ biểu cảm là sự hỗ trợ cho ngôn ngữ nói, giúp cho kiểm toán viên diễn tả tình cảm đối với đối tượng. Sự biểu cảm tốt, đúng lúc sẽ giúp cho công việc kiểm toán đạt kết quả cao. Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy kiểm toán viên cũng cần phải biết cách sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm trong ứng xử. Lời nói nụ cười biểu lộ niềm vui trong giao tiếp, phải thận trọng thể hiện sự chân thật, tôn nghiêm, thân thiết sao cho đúng chỗ, đúng lúc. Không bao giờ được đùa cợt, khinh thường đối tượng khi giao tiếp, làm sao luôn thể hiện sự khiêm tốn, giữ mức độ thân thiết nhưng không suồng sã để đối phương coi thường; lễ phép nhưng lại không tỏ ra sợ sệt; nghiêm túc nhưng không quá lạnh nhạt. Với người nhiều tuổi và cấp trên bao giờ cũng thể hiện sự tôn kính; với cấp dưới, người ít tuổi, ta đối xử hoà nhã, lịch sự. Tuy vậy, đôi khi cũng cần phải biết nén những xúc cảm, những suy tư để tránh sự lợi dụng hay lạm dụng. Hết sức cảnh giác khi đối tượng có quà cáp, biếu xén và thái độ nịnh bợ, nếu không sẽ dễ bị lợi dụng. Trong bất cứ công việc nào, nếu có sự chuẩn bị kĩ lưỡng thì ta đã nắm chắc được một số phần trăm cơ hội thắng cuộc, chúng ta thực hiện công việc sẽ có hiệu quả hơn. Đối với kiểm toán viên cũng vậy, trong khi giao tiếp với đối tượng, kiểm toán viên cần chuẩn bị sẵn một loạt câu hỏi và lời đối thoại để hướng nội dung vào trọng tâm vấn đề. Có thể coi sự chuẩn bị đó như chiếc chìa khoá mở được cánh cửa lớn cho nguồn thông tin thêm phong phú. Đây là nghệ thuật trong giao tiếp đối với hoạt động kiểm toán; trong công tác có những vụ việc kiểm toán viên phải giao tiếp với một đối tượng nhiều lần, hỏi đi hỏi lại để kiểm tra đối chiếu các thông tin, số liệu đã thu thập được để tìm ra đáp số. Vì vậy, trong giao tiếp kiểm toán viên cần theo dõi sự biểu cảm của đối tượng để luận đoán ra tâm tư và tình cảm của họ, từ đó tìm ra bản chất của sự việc. Phong cách giao tiếp của kiểm toán viên : Trong hoạt động kiểm toán, các kiểm toán viên đều đã được trang bị rất đầy đủ vũ khí để giúp họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đó là các chuẩn mực, quy trình, quy định, quy chế ... song vấn đề phong cách giao tiếp thường hay bị xem thường.Trong hoạt động xã hội chung cũng như trong hoạt động kiểm toán, vấn đề phong cách giao tiếp đã và đang diễn ra rất phong phú và đa dạng, nghĩa là ở mỗi kiểm toán viên đều thể hiện những phong cách riêng của mình như phong cách dân chủ, độc đoán và tự do phóng khoáng, vấn đề là ở chỗ sao cho đem lại hiệu quả cao trong công việc. Thực tế trong những năm qua đã bộc lộ rất nhiều những khuyết tật trong vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên. Có kiểm toán viên còn ít tuổi nhưng trong giao tiếp luôn thể hiện sự ngạo mạn coi thường người khác dẫn đến gây mất cảm tình, hiệu quả công tác kém, để lại dư luận không tốt... Vì vậy, trong giao tiếp kiểm toán viên phải: Luôn thể hiện sự khiêm tốn và dân chủ làm cho bầu không khí tiếp xúc được thoải mái, tự nhiên gây được nhiều thiện cảm với đối tượng. Phát huy được tự do tư tưởng và bảo đảm sự tôn trọng của nhân cách con người. Thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ, gạt đi mọi áp chế và cường quyền. Luôn giữ đúng mức giữa trên dưới, giữa ít tuổi với nhiều tuổi để đảm bảo tính lịch sự, có văn hoá, tránh tự do quá trớn. Ngoài hai công cụ giao tiếp là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ biểu cảm, phong cách giao tiếp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán. Nếu có phong cách giao tiếp phù hợp thì sẽ thu thập được nhiều thông tin hơn, các thông tin thu thập được cũng chính xác hơn, làm sáng tỏ được các luận cứ, các nghi ngờ của kiểm toán viên. Khi mọi thắc mắc đã được giải đáp thì kết luận kiểm toán đưa ra phản ánh đúng hơn, chính xác hơn về đối tượng được kiểm toán, từ đó nâng cao độ tin cậy của thông tin trên các báo cáo tài chính. 5. Một số nguyên tắc giao tiếp trong kiểm toán : Để công tác kiểm toán đạt hiệu quả cao, các kiểm toán viên nên nghiên cứu, áp dụng một số nguyên tắc giao tiếp sau: 5.1. Tôn trọng nhân cách của mọi đối tượng : Trong công việc kiểm toán viên luôn phải tiếp xúc với nhiều dạng người khác nhau, vì vậy phải luôn giữ đúng tư thế tác phong, với cấp trên và người có quyền thế không tỏ ra sợ sệt, với cấp dưới và người đồng đẳng không tỏ ra coi thường hay thương hại. Hãy biết đối xử với họ một cách hết sức dân chủ, bình đẳng và đúng mực. Kiểm toán viên cũng giống như một “ bác sỹ ” đang đi tìm nguyên căn gây bệnh để tìm một phương thuốc đặc hiệu. Tôn trọng nhân cách của đối tượng chính là ta đang cùng họ sửa chữa những sai lầm thiếu sót trong công tác quản lý tài chính. 5.2. Lắng nghe nhiều hơn nói : Cần phải nghe mọi phía, mọi điều, dù cho đó là lời nói dài dòng ta cũng cần kiên nhẫn nghe và phải biết cách nghe, nghe cả hai tai với thái độ thận trọng, có ghi nhớ, song để nghe cho tốt bản thân cũng phải biết nói sao cho lọt tai mọi người để họ lại nói cho ta nghe. Đó là cả một nghệ thuật khơi gợi tâm tư, tình cảm của con người để họ tin yêu, quý trọng ta, nói cho ta biết mọi điều. Trong công tác kiểm toán đôi khi gặp phải những đối tượng nóng nảy, ta cần hết sức bình tĩnh, ôn hoà để giải quyết, tránh dùng những từ thiếu văn hoá để tranh luận - điều đó chỉ làm giảm uy tín và sức mạnh của kiểm toán viên – “ Kẻ nổi nóng thường là kẻ đuối lý và thiếu sáng suốt ”. 5.3. Bàn bạc, thảo luận dân chủ : Bàn bạc, thảo luận một cách dân chủ, có lý có tình trước một vấn đề là bảo đảm tính dân chủ và biết lấy lý làm trọng, cứ để cho đối tượng nói hết cái lý của họ, sau đó ta đưa pháp lý ra để bác bỏ một cách ôn tồn, chớ dùng cường quyền mà ép buộc thay cho cái lý của mình, cái gì chưa rõ, chưa đủ bằng chứng thì chưa nên quy kết, cái gì đã đủ bằng chứng thì cần cương quyết thuyết phục đối tượng tự trình bày. 5.4. Thông cảm với từng hoàn cảnh của đối tượng : Thông cảm không có nghĩa là cho qua hoặc bao che, mà phải biết đặt địa vị của mình vào vị trí của đối tượng nếu họ chỉ là người thừa hành mới thấy hết được nỗi khổ tâm của họ, như vậy ta mới dễ dàng tìm được ai là thủ phạm của vấn đề. 5.5. Kiên nhẫn chờ đợi trong giao tiếp : Kiểm toán là một công việc rất cần sự kiên trì và tỉ mỉ, có những sự việc giải thích một lần chưa thông, ta giải thích tiếp và chờ đợi cho đến lúc họ tỉnh táo nhận ra vấn đề mới thôi. Đây là chờ đợi đầy đủ để thu nhận được bằng chứng kiểm toán đi đến kết luận chính xác, tức là chờ đợi có nguyên tắc, trên cơ sở pháp lý. Trong công tác kiểm toán có nhiều vấn đề có liên quan đến nhiều người nên để hiểu biết vấn đề tận gốc ta phải khôn khéo, nếu nóng vội dễ dẫn đến thất bại. 5.6. Biết cách chấp nhận trong giao tiếp : Đó là chấp nhận các cá tính của đối tượng: nóng nảy, khinh rẻ, kiêu căng, thô lỗ, hoặc tế nhị, văn hoá, lịch sự, đài các...Kiểm toán vốn là nghề có mối quan hệ rộng rãi, phức tạp, đòi hỏi mỗi kiểm toán viên phải có sự khôn khéo bởi vì con người khi sinh ra chẳng ai hoàn hảo cả, có lúc thế này, lúc thế khác, cuộc sống thay đổi thì tâm hồn cũng thay đổi, con người phải biết chấp nhận cái rủi, cái may của cuộc đời – chấp nhận là biết thích nghi với cuộc sống, với hoàn cảnh khách quan. 5.7. Tạo ra sự hoà nhập và hoà hợp : Sống biết điều là biết thời thế, biết cách thích nghi với từng con người để tạo ra sự hoà nhập và hoà hợp. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, mỗi người chúng ta nên biết mình, biết người và biết điểm dừng, nghĩa là sống vừa theo pháp luật, lại vừa theo truyền thống của dân tộc, theo phong tục tập quán của từng địa phương, tuỳ thời thế mà nói năng, ứng xử và giải quyết công việc cho thích hợp mới thành công. Các mối quan hệ cơ bản của kiểm toán viên : Trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán, kiểm toán viên có rất nhiều mối quan hệ công tác. Để hoàn thành công việc kiểm toán có chất lượng và hiệu quả, kiểm toán viên phải biết sử dụng thành thục các công cụ giao tiếp, lựa chọn phương thức giao tiếp hợp lý, phù hợp với từng đối tượng giao tiếp để có các mối quan hệ tốt. Sau đây chúng tôi muốn đề cập đến một số mối quan hệ cơ bản của kiểm toán viên: Quan hệ với các trợ lý : Mục tiêu, nguyên nhân nảy sinh mối quan hệ: Tuỳ thuộc vào mục tiêu, đối tượng kiểm toán, tuỳ thuộc vào phạm vi, tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán để bố trí người thực hiện hợp lý. Cần phải xác định người phụ trách ( chủ nhiệm kiểm toán ) và số người tham gia cuộc kiểm toán đó. Quy mô của nhóm kiểm toán phụ thuộc vào mục tiêu, phạm vi kiểm toán nói riêng và vị trí, yêu cầu, nội dung và tinh thần của cuộc kiểm toán nói chung. Việc bố trí này phải bảo đảm sao cho người gánh vác trách nhiệm và đội ngũ nhân viên kiểm toán phải có trình độ tương xứng với công việc cần kiểm toán. ở các doanh nghiệp lớn có khối lượng công việc kiểm toán nhiều, khi tiến hành cuộc kiểm toán cần phải bố trí từ hai người trở lên cùng thực hiện, trong đó phải có một người chịu trách nhiệm chính - đó là chủ nhiệm kiểm toán – những người khác còn lại gọi là trợ lý. Yêu cầu về trình độ của các trợ lý là cần có chuyên môn sâu rộng, nhưng không nhất thiết phải có kinh nghiệm thực tế nhiều như kiểm toán viên, có thể là các sinh viên chuyên ngành kiểm toán mới ra trường. Có thể các kiểm toán viên chuyên nghiệp cũng là trợ lý kiểm toán trong trường hợp cuộc kiểm toán rất phức tạp và quy mô lớn. Nguyên tắc quan hệ giữa chủ nhiệm kiểm toán với trợ lý: Chủ nhiệm kiểm toán là người chịu trách nhiệm toàn bộ và đến cùng mọi công việc và là người chịu trách nhiệm bảo đảm kết quả của báo cáo kiểm toán. Các trợ lý được chủ nhiệm kiểm toán phân công nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm kiểm toán về các phần việc được giao và phải hoàn thành với chất lượng tốt nhất, đúng thời gian quy định. Chủ nhiệm kiểm toán phải hướng dẫn chu đáo cho các trợ lý về những phần việc được giao. Biểu hiện cụ thể của mối quan hệ: Trong quá trình thực hiện kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán phải luôn giám sát kiểm tra chất lượng và tiến độ các phần việc đã phân công cho trợ lý, phải thẩm định đánh giá xem các công việc của trợ lý có được hoàn hảo không, có đảm bảo về mặt chất lượng không? Vì nếu sử dụng kết quả làm việc của trợ lý mà dẫn đến sai sót nghiêm trọng thì người phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, các bên thứ ba, thậm chí trước pháp luật là chủ nhiệm kiểm toán, không phải các trợ lý. Vì vậy, các kiểm toán viên chính có quyền lựa chọn trợ lý cho mình và toàn quyền phân công công việc cho các trợ lý trong một cuộc kiểm toán. Về phía các trợ lý có trách nhiệm phải gắng sức hoàn thành tốt nhất công việc được giao để giữ tín nhiệm với chủ nhiệm kiểm toán. Nhất là đối với các kiểm toán viên tập sự thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho các kiểm toán viên tập sự tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế bổ ích bổ sung vào những kiến thức lí thuyết đã được học trên sách vở để có cơ hội trở thành kiểm toán viên chính. Định hướng phát triển mối quan hệ: Cả về hai phía - kiểm toán viên chính và các trợ lý - đều phải cố gắng tạo ra những cuộc giao tiếp chân thành, cởi mở cả trong và ngoài công việc. Các trợ lý tạo ra cái nhìn thiện cảm trong con mắt kiểm toán viên chính để họ sẵn lòng truyền đạt kinh nghiệm của chính bản thân họ cho mình. Kiểm toán viên chính vừa giao nhiệm vụ một cách cụ thể, cương quyết, không đùa cợt, nhưng cũng không được ngạo mạn, coi thường các trợ lý. Muốn thực hiện tốt được những điều trên, để đạt được mục đích riêng cuả từng bên và mục đích chung của cuộc kiểm toán đồng thời tạo được mối quan hệ tốt đẹp thì kĩ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng hàng đầu. 2.Quan hệ với các chuyên gia : Mục tiêu, nguyên nhân nảy sinh mối quan hệ: Trong khi thực hiện một cuộc kiểm toán, cho dù đã lựa chọn được đội ngũ kiểm toán viên đầy đủ năng lực kiểm toán nhưng đến khi phải đối mặt với một vấn đề có tính kĩ thuật, chẳng hạn như về xây dựng, công nghiệp hoá dầu, đánh giá trữ lượng khoáng sản, các loại thiết bị kĩ thuật cao...; và vấn đề có tính nghệ thuật như xem xét một bức hoạ nổi tiếng, đồ cổ, đá quý... trong nhóm kiểm toán viên thực hiện không có ai am hiểu tường tận vấn đề chuyên sâu đó thì phải thuê một chuyên gia về lĩnh vực cần kiểm toán để thực hiện một số công việc thay cho kiểm toán viên. Chuyên gia là những cá nhân hoặc một nhóm người có kỹ năng kiến thức chuyên môn sâu và kinh nghiệm nghề nghiệp, được hành nghề hợp pháp về các lĩnh vực chuyên môn nào đó ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Để có căn cứ chắc chắn cho nhận xét, đánh giá của mình đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong những trường hợp cần có hiểu biết chuyên môn đặc biệt, kiểm toán viên cần phải có ý kiến xác định của chuyên gia về chuyên môn đó. Nguyên tắc quan hệ giữa kiểm toán viên và chuyên gia: Khi đã có ý định sử dụng tư liệu của chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán thì kiểm toán viên cần phải có những hiểu biết nhất định đối với chuyên gia đó về các mặt: Bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm và uy tín nghề nghiệp, giấy phép hành nghề. Các sự việc điển hình chuyên gia đã thực hiện hoặc các tư liệu của chuyên gia đã xử lý. Đảm bảo tính độc lập của các chuyên gia về cả hai mặt: độc lập về tình cảm, độc lập về kinh tế. Xem xét mối quan hệ của chuyên gia với đơn vị được kiểm toán từ đó rút ra tính khách quan của các kết luận do chuyên gia cung cấp. Biểu hiện cụ thể của mối quan hệ: Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có ý định sử dụng tư liệu của chuyên gia thì cần phải thảo luận kĩ và truyền đạt cho chuyên gia các phần việc mà chuyên gia sẽ làm. Trong những điều kiện nhất định, kiểm toán viên yêu cầu bằng chứng kiểm toán về các ý kiến cuả chuyên gia sau khi chuyên gia đã hoàn tất công việc của mình. Thí dụ: Kiểm toán viên yêu cầu chuyên gia thống kê cung cấp các thông tin có nhận định của chuyên gia về quỹ dự phòng lương hưu của doanh nghiệp. Tài liệu này chuyên gia đã hoàn tất và doanh nghiệp đã xác nhận, kiểm toán viên phải khẳng định rằng nội dung ý kiến cuả chuyên gia là thích hợp và được bao gồm trong ý kiến mà kiểm toán viên đã truyền đạt cho chuyên gia. Kiểm toán viên phải cân nhắc xem nguồn tư liệu mà các chuyên gia cung cấp có thích hợp với hoàn cảnh cụ thể không. Các thủ pháp để xem xét là: Hỏi trực tiếp chuyên gia để chuyên gia tự khẳng định xem nguồn tư liệu có đầy đủ, hợp lý và đáng tin cậy không. Kiểm tra lại các tư liệu mà doanh nghiệp đã cung cấp cho chuyên gia để khẳng định những tài liệu đó là xác đáng. Nếu các tư liệu của chuyên gia không chứng minh được các giải trình có liên quan trong các thông tin tài chính thì kiểm toán viên phải khắc phục bằng cách thảo luận trực tiếp với chuyên gia và các nhà quản lý doanh nghiệp để áp dụng các thủ pháp bổ sung, kể cả có thể tìm chuyên gia khác để khắc phục sự chưa nhất quán này. Trường hợp sau khi thực hiện các thủ pháp bổ sung vẫn đi đến kết luận: + Tư liệu của các chuyên gia là thiếu nhất quán với các thông tin trong các báo cáo tài chính hoặc + Tư liệu của các chuyên gia không tạo được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp. Khi đó kiểm toán viên sẽ lập báo cáo kiểm toán loại chấp nhận từng phần, ý kiến từ bỏ hay ý kiến trái ngược nhau sao cho thích hợp với thực tế. Khi lập báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ, kiểm toán viên không nên dẫn chứng các tư liệu của chuyên gia, vì như vậy có thể bị hiểu lầm là kiểm toán viên dè dặt hoặc có ý định đổ trách nhiệm cho chuyên gia, như thế sẽ không có lợi cho kiểm toán viên. Trường hợp lập báo cáo chấp nhận từng phần, kiểm toán viên có thể viện dẫn tư liệu của chuyên gia để giải thích cho lý do không hoàn hảo này. Nhưng cần có sự đồng ý của chuyên gia, nếu chuyên gia từ chối mà kiểm toán viên lại cho là cần thiết thì có thể xin ý kiến các cơ quan tư vấn pháp lý. Trong mọi trường hợp ý kiến kết luận của chuyên gia đều phải ghi thành văn bản và lưu trong hồ sơ kiểm toán. Định hướng phát triển mối quan hệ: Kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán thường xuyên có mối quan hệ liên lạc, sử dụng ý kiến của các chuyên gia. Nếu có được mối quan hệ tốt với chuyên gia thì kiểm toán viên có thể định hướng cụ thể những công việc mà chuyên gia cần phải làm. Các chuyên gia cũng là những người làm dịch vụ, kiểm toán viên nên thống nhất cụ thể mức giá phí với chuyên gia, tránh xích mích trong quá trình thực hiện kiểm toán, vì người chịu trách nhiệm cao nhất đối với báo cáo kiểm toán là các kiểm toán viên mà không phải là các chuyên gia. Kiểm toán viên không có nghiệp vụ chuyên môn như chuyên gia nên không can thiệp quá sâu vào các quan niệm và các phương pháp của chuyên gia. Tuy nhiên kiểm toán viên phải hiểu được các quan niệm và phương pháp này để khẳng định rằng các quan niệm và phương pháp đó là hợp lý, nhất quán với hiểu biết của kiểm toán viên về đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như kết quả của các thủ pháp kiểm toán đã được thực thi. Quan hệ với các kiểm toán viên khác : Mục tiêu, nguyên nhân nảy sinh mối quan hệ: Khi một doanh nghiệp lớn, tổng công ty ( công ty mẹ ) còn nhiều đơn vị thành viên, chi nhánh... ( các công ty con ) thì kiểm toán viên làm kiểm toán ở công ty mẹ được coi là kiểm toán viên chính, còn các kiểm toán viên kiểm toán ở các công ty con gọi là các kiểm toán viên khác. Cùng trong một tổng công ty nên các kiểm toán viên chính và các kiểm toán viên khác không thể tránh khỏi quan hệ phụ thuộc vào nhau, chịu ảnh hưởng của nhau. Đối với bản thân tổng công ty, mục đích của kiểm toán viên là nâng cao hiệu năng, hiệu quả của quản lý, do vậy các kiểm toán viên khác phải có trách nhiệm liên lạc, thông báo các kết quả kiểm toán của mình cho kiểm toán viên chính. Đối với mục tiêu của kiểm toán tài chính, các kiểm toán viên khác càng cần có mối quan hệ chặt chẽ với kiểm toán viên chính, thông báo những sai phạm của các công ty thành viên có ảnh hưởng đến tổng công ty... Nguyên tắc quan hệ giữa kiểm toán viên chính và kiểm toán viên khác: Dù các kiểm toán viên làm việc ở các hãng kiểm toán khác nhau, có quốc tịch khác nhau, hoặc chưa hề quen biết nhau nhưng cùng kiểm toán cho một công ty lớn thì cũng phải tuân thủ các mối quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV489.doc
Tài liệu liên quan