Đề tài Các mục tiêu và giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty FPT telecom đến năm 2015

Trong giai đoạn 2010 đến 2015, FPT Telecom đặt ra mục tiêu cho hoạt động dịch vụ viễn thông là củng cố và phát triển công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về dịch vụ viễn thông, cụ thể như sau:

 Sẽ triển khai cung cấp dịch vụ ở trên tất cả tỉnh/thành phố, triển khai mạng điện thoại cố định, mở rộng đầu tư đường truyền internet VDSL 2+ Mục tiêu của FTEL là dịch chuyển 50-55% đến năm 2015 so với 25-30% khách hàng ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh từ sử dụng dịch vụ kết nốt ADSL 2+ sang VDSL 2+).

 Đẩy mạnh toàn cầu hóa, cung cấp những giải pháp và ứng dụng tốt nhất, thúc đẩy sự phát triển của khách hàng ở khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản trong nền kinh tế toàn cầu.

 Nâng cao thị phần: hiện nay FPT Telecom chiếm 30% thị phần về dịch vụ viễn thông. Trong giai đoạn 2010-2015 sẽ nâng thị phần lên là 40% về dịch vụ viễn thông.

 Duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng trong các năm tới từ 40% lên 45% và giữ vững định hướng phát triển của công ty

 Trong giai đoạn từ 2010-2015, FTEL đặt mục tiêu tăng trưởng trên 30% so với năm trước về doanh thu và lợi nhuận trước thuế

 

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8597 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các mục tiêu và giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty FPT telecom đến năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ Trực tuyến. Hơn 10 năm qua, từ một trung tâm xây dựng và phát triển mạng Trí tuệ Việt Nam với 4 thành viên, giờ đây, FPT Telecom đã trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông và dịch vụ trực tuyến với tổng số hơn 2.000 nhân viên và hàng chục chi nhánh trên toàn quốc (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ...) Thông tin về công ty cổ phần viễn thông FPT Tên công ty : Công ty cổ phần viễn thông FPT Tên viết tắt : FPT TELECOM Trụ sở chính : 48 Vạn Bảo, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Tel : (84-4) 7300 8888 Fax : (84-4) 7300 8889 Chi nhánh tại TPHCM : Lô 37 -39 A, đường số 19 KCX Tân Thuận F Tân Thuận Đông, Q7, TP HCM Tel : (84-8) 7300 8888 Fax : (84-8) 7300 8889 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA FPT TELECOM LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG: Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng Đại lý cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động Đại lý cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động Đại lý cung cấp dịch vụ truyền hình, phim ảnh, âm nhạc trên mạng Internet, điện thoại di động Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông và Internet SỨ MẠNG CỦA CÔNG TY Mục tiêu của FPT Telecom chỉ đơn giản là tích hợp mọi dịch vụ trên một kết nối duy nhất, giúp khách hàng tận hưởng toàn bộ dịch vụ kết nối băng thông rộng trong cuộc sống hằng ngày của mình. Công ty FPT Telecom tin rằng sự phát triển về công nghệ là điều kiện quan trọng nhất của các mục tiêu về kinh tế và phát triển xã hội trong tương lai. FPT Telecom hiểu rằng trách nhiệm hàng đầu của mình là đem đến những sản phẩm và dịch vụ truyền thông chất lượng tốt nhất cho các công ty, cá nhân sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình. Đồng thời công ty sẽ luôn tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho toàn thể nhân viên của công ty để họ gắng hết sức mình phục vụ tốt và tận tụy với công việc của công ty. Khẩu hiệu của chúng tối là “ FPT nỗ lực làm khách hàng hài long trên cơ sở hiểu biết sâu sắc và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của họ với lòng tận tụy và năng lực không ngừng được nâng cao”. TẦM NHÌN CỦA CÔNG TY FPT TELECOM FPT Telecom mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh, bằng nổ lực, sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ về tài năng và vật chất, phong phú về tinh thần. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA FPT TELECOM Một số sự kiện nổi bậc: Năm 1997 công ty đã thành lập Trung tâm dịch vụ trực tuyến( FPT Online Exchange) với nhiệm vụ xây dựng và phát triển mạng trí tuệ Việt Nam (TTVN) Năm 1998 là nhà cung cấp dịch vụ Internet đứng thứ 2 tại Việt Nam với 31% thị phần Năm 1999 phát triển mới 13000 thuê bao Internet Năm 2001 ra đời tin nhanh Việt Nam VnExpress.net Năm 2002 chính thức trở thành Nhà cung cấp dịch vụ cổng kết nối Internet (IXP), ra đời báo điện tử VnExpress Năm 2003 được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ Internet Phone. Thành lập công ty Truyền thông FPT Năm 2004 một trong những công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ ADSL tại Việt Nam Năm 2005 thành lập công ty cổ phần Viễn thông FPT. Được cấp giấy phép Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông Năm 2006 tiên phong cung cấp dịch vụ truy cập Internet bằng cáp quang Năm 2007 được Bộ Thông tin và Truyền thông trao giấy phép “ Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông” Năm 2008 chính thức trở thành thành viên của Liên minh AAG( Asia – American Gateway). Ngày 01/04 chính thức hoạt động theo mô hình tổng công ty với 9 công ty thành viên được thành lập. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHÂN TÍCH NGÀNH ( CNTT) Có thể nói, so với sự phát triển CNTT thế giới cũng như so với các ngành nghề khác, thì lĩnh vực CNTT là một ngành tương đối trẻ ở Việt nam. Nhưng đây là được xem là một ngành có vai trò chủ đạo, định hướng chiến lược cho nền kinh tế đất nước theo hướng hiện đại hóa. Trong giai đoạn 5 năm 2002-2007, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam là khá cao và ổn định, đạt khoảng 25%/năm. Riêng trong năm 2007, quy mô của ngành này đạt gần 3, 8 tỷ USD, trong đó có 3 tỷ USD doanh số phần cứng, 498 triệu USD doanh số phần mềm (xấp xỉ mục tiêu mà Nghị quyết 07/CP đặt ra cho năm 2005 là 500 triệu USD - PV) và 180 triệu USD công nghiệp nội dung số. Đó là một con số thống kê được nêu ra tại Hội thảo quốc gia với chủ đề "Công nghiệp CNTT trong xu thế đầu tư mới" vừa được tổ chức cuối tuần qua, tại Hà Nội. Tuy nhiên, xu thế đầu tư mới là thế nào, bối cảnh suy thoái kinh tế sẽ tác động ra sao đến sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam và công nghiệp CNTT cần phải có sự điều chỉnh gì cho phù hợp với xu thế phát triển mới dường như lại chưa được hội thảo này đặt ra và có kết luận. Việt Nam hiện là quốc gia đứng trong danh sách Top 20 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm và dịch vụ trên thế giới. Nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu hiện nay và nền kinh tế suy thoái còn kéo dài một vài năm nữa mới có cơ hồi phục, đồng thời có những tác động tiêu cực tới sự phát triển của thị trường CNTT -TT toàn cầu, thì ngành công nghiệp CNTT Việt Nam cần phải chuẩn bị gì để vừa giảm thiểu những tác động tiêu cực, vừa đảm bảo duy trì tăng trưởng ổn định? Đâu là những kịch bản phát triển của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam trong giai đoạn tới? Đây là những tình huống cần phải được dự tính một cách khoa học và cẩn trọng. Tính toán được các kịch bản phát triển một cách khoa học và cẩn trọng, chúng ta mới chủ động đối phó được với tất cả các tình huống xảy ra, với những biện pháp xử lý nhanh chóng, chủ động và chính xác, vừa giảm tác động tiêu cực, vừa có thể nhanh chóng nắm bắt được những thời cơ phát triển mới ngay cả trong giai đoạn gian khó. Trong tất cả các ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay, công nghiệp CNTT là một trong những ngành gắn bó khá sâu sắc và chặt chẽ với thị trường CNTT thế giới. Có nghĩa rằng khi người ta “sổ mũi, nhức đầu” thì mình cũng chẳng thể tránh khỏi “ngạt mũi, hắt hơi”. Như vậy, có thể dự báo được rằng năm tới sẽ tiếp tục là năm khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung, cũng như của ngành công nghệ cao nói riêng. Cụ thể, các thị trường phần mềm và dịch vụ trên thế giới - nơi tiêu thụ các sản phẩm, giải pháp ứng dụng CNTT - sẽ bị ảnh hưởng theo hướng thu hẹp quy mô và sức tiêu thụ. Như thế, những tác động xấu đến thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, gia công phần mềm trong nước là không thể tránh khỏi, đặc biệt là những doanh nghiệp có thị phần chủ yếu ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản... Đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao vào Việt Nam chắc chắn cũng không thoát khỏi tác động, khi các tập đoàn công nghiệp CNTT thế giới gặp khó khăn và tạm thời thu hẹp đầu tư ra bên ngoài. Như vậy, xu hướng củng cố và mở rộng thị trường CNTT nội địa cũng cần được các doanh nghiệp CNTT hết sức lưu ý, để tạo cho mình một vị thế an toàn nhất định và kiên nhẫn vượt qua khủng hoảng. Trong cái "nguy" vẫn tiềm ẩn những cái "cơ" để chúng ta khai thác. Giai đoạn thị trường công nghiệp CNTT trầm lắng sẽ là một cơ hội để chúng ta chuẩn bị tốt hơn cho đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng quy trình kinh doanh chuyên nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng CNTT để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh... Để đến khi thị trường phục hồi và phát triển, chúng ta sẵn sàng tâm thế nắm bắt những cơ hội mới. Để chủ động vượt "nguy", sẵn sàng nắm bắt "cơ hội", không thể phó mặc cho doanh nghiệp hay đẩy trách nhiệm cho các cơ quan quản lý. Tất cả cùng phải chung tay gánh vác, trong đó cơ quan quản lý Nhà nước ngành công nghiệp CNTT cần phải đóng vai trò đầu tàu, dự báo tốt tình hình, kịp thời xây dựng những văn bản, chính sách hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghệ CNTT PHÂN TÍCH CÔNG TY THEO MA TRẬN SWOT Thế mạnh Thế mạnh của FPT chính là quy mô về vốn, công nghệ và đặc biệt đó là con người. Quy mô vốn lớn Đội ngũ nhân viên chất lượng cao, cho đến nay FPT Telecom đã có đội ngũ nhân viên hơn 1100 người tại Hà Nội và Tp.HCM. Họ đều là những nhân viên trẻ, năng động, có trình độ cao, nhiệt tình và sáng tạo. Đó là tài sản quý báu nhất và là nền tảng tạo ra mọi thành công của FPT. Nhiều cán bộ của FPT Telecom đã giành được những chứng chỉ quốc tế như CCNA, CCNP, CCIE về mạng của CISCO, các chứng chỉ quốc tế về các thế hệ máy chủ MINI RS/6000, AS/400, SUN, HP… Hệ thống phân phối chuyên nghiệp và rộng khắp với hơn một ngàn đại lý có mặt trên 51 tỉnh thành. FPT nỗ lực làm chủ công nghệ trên mọi lĩnh vực hoạt động và đã đạt được hàng nghìn chứng chỉ công nghệ quốc tế quan trọng của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Đây là nền tảng vững chắc, giúp FPT không ngừng tạo nên những giá trị gia tăng hiệu quả cho khách hàng và người tiêu dùng. Là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam. FPT Telecom được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ Internet có chính sách dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam, Hiện FPT chiếm 30% thị phần Internet tại Việt Nam. Báo điện tử Tin nhanh Việt Nam VnExpress ra đời tháng 2/2001 do FPT Telecom quản lý đã chính thức được Bộ Văn hoá thông tin Việt Nam công nhận là cơ quan báo chí vào tháng 11/2002. Cho đến nay, VnExpress.net là tờ báo điện tử lớn nhất tại Việt Nam với khoảng 90 triệu độc giả hàng tháng, được đánh giá là trang thông tin tiếng Việt có số lượng người truy cập lớn nhất trên thế giới (xếp hạng Top 500 trên thế giới - nguồn www.alexa.com). Hiện nay, FPT Telecom độc quyền cung cấp hai trò chơi trực tuyến nổi tiếng trên thế giới tại Việt Nam: MU Online - Xứng Danh Anh Hùng và PTV - Giành Lại Miền Đất Hứa đã được đông đảo người dùng Internet đón nhận và ủng hộ. Luôn được sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT, có những đối tác kinh doanh, đối tác chiến lược Điểm yếu: Sự thay đổi kỹ thuật chưa thật nhanh so với yêu cầu của thị trường Cơ cấu vốn đầu tư kinh doanh chưa hiệu quả, bị phân bổ nhiều và chưa hợp lý Trong lĩnh vực viễn thông mà chủ chốt là cung cấp dịch vụ internet, thì 3 đại gia là FPT telecom, Viettel Telecom và VNPT chiếm hơn 95% thị phần trong nước. Trong đó thì Viettel là một đối thủ đáng gờm, đang dần vượt qua VNPT và sắp tới là FPT, trong khi đó FPT Telecom đang phải thu hẹp các hoạt động khó đem lại lợi nhuận và bỏ qua các khách hàng tiềm năng của mình Do phải tối ưu hóa ở mức tối đa việc thuê băng thông đường truyền đi quốc tế, khách hàng của FPT thường không được hưởng các dịch vụ giống như quảng cáo Cơ hội: Tăng trưởng GDP cao và ổn định Việt Nam gia nhập WTO mở ra cơ hội mới cho công ty xâm nhập thị trường quốc tế Lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của FPT –lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông là một lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển và hiện tại trong nước tương đối ít đối thủ cạnh tranh. Được sự ưu đãi về vốn của Tập đoàn công ty để đầu tư mở rộng phân phối sản phẩm Việt Nam hiện là quốc gia đứng trong danh sách Top 20 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm và dịch vụ trên thế giới, có nhiều khả năng phát triển mạnh ra thị trường quốc tế Quốc hội Việt Nam coi giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, trong đó phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển. Đặc biệt là hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không và đường biển… Các hàng rào thuế quan đang được xoá bỏ, cơ sở hạ tầng thông tin đang được phát triển mạnh mẽ. Lãi suất cho vay trong nước đang ở mức hợp lý Công nghệ thông tin ngày được áp dụng rộng rãi, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Hiện có gần 100% các trường đại học, cao đẳng đã thực hiện kết nối internet bằng nhiều hình thức khác nhau; nhiều bệnh viện cơ sở đã ứng dụng CNTT vào phục vụ chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Đe dọa: Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm cho việc cạnh tranh của FPT không chỉ dừng ở các công ty trong nước. Tăng trưởng nhanh chóng hướng tới tự do hoá và toàn cầu hoá các dịch vụ, kết hợp với sự chậm chạp trong cải tổ bưu chính đã tạo ra sự cạnh tranh mãnh liệt trong lĩnh vực riêng về thị trường bưu chính cho cả quốc gia và quốc tế Rủi ro hoạt động trong lĩnh vực Tài Chính ngân hàng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính có những tác động tiêu cực tới sự phát triển của thị trường công nghệ thông tin toàn cầu.Cụ thể, các thị trường phần mềm và dịch vụ trên thế giới - nơi tiêu thụ các sản phẩm, giải pháp ứng dụng CNTT - sẽ bị ảnh hưởng theo hướng thu hẹp quy mô và sức tiêu thụ. Như thế, những tác động xấu đến thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, gia công phần mềm trong nước là không thể tránh khỏi, đặc biệt là FPT có thị phần ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản… Nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít và yếu kém do chương trình giảng dạy lạc hậu, thất bại về việc huấn luyện kỹ năng, đặc biệt yếu kém về trình độ ngoại  ngữ. Chỉ số cạnh tranh CNTT của Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới thấp do sự thiếu minh bạch và rào cản hành chính trong đầu tư CNTT từ VN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy giảm Việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn hạn chế. Tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh, đòi hỏi FPT phải nắm bắt nhanh để theo kịp. Sự phát triển của các đối thủ III. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI (EFE) STT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiềm năng của thị trường lớn Việc Việt Nam gia nhập WTO mở ra cơ hội mới cho việc xâm nhập thị trường quốc tế Được sự ưu đãi về vốn của Tập đoàn công ty để đầu tư phát triển dịch vụ Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho hoạt động viễn thông phát triển Các hàng rào thuế quan đang được xoá bỏ, cơ sở hạ tầng thông tin đang được phát triển mạnh mẽ Lãi suất cho vay trong nước đang ở mức hợp lý Công nghệ thông tin ngày được áp dụng rộng rãi, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và y tế Kinh tế Việt Nam mở cửa, các đối thủ cạnh tranh tiềm năng dễ dàng thâm nhập thị trường Tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy giảm Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Công ty Viettel và VDC TỔNG CỘNG 0.14 0.12 0.10 0.14 0.08 0.06 0.12 0.09 0.08 0.07 1.00 3 4 3 2 4 2 4 2 1 3 0.42 0.48 0.3 0.28 0.32 0.12 0.48 0.18 0.08 0.21 2.87 Việc lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của FPT Telecom được xây dựng trên cơ sở đánh giá các cơ hội và nguy cơ chủ yếu mà môi trường đem đến cho công ty. Các yếu tố được xếp theo mức độ quan trọng đối với hoạt động của công ty. Sau đó, phân loại theo mức phản ứng của công ty đối với từng yếu tố. (4: phản ứng tốt, 3: phản ứng trên trung bình, 2: phản ứng trung bình, 1: ít phản ứng). Kết quả cho thấy tổng số điểm đạt được là 2.8, trên mức trung bình 0.37. Điều này cho thấy FPT Telecom phản ứng khá tốt đối với các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, mức phản ứng cửa công ty đối với sự suy giảm kinh tế và khả năng thâm nhập vào thị trường Việt Nam của các đối thủ vẫn ở mức thấp IV. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ (IFE) STT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Tổng điểm quan trọng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng trên cùng một đường truyền Internet, đáp ứng mở rộng thị trường Đội ngũ nhân viên trẻ năng động,có trình độ cao, được đào tạo chuyên nghiệp Năng lực và trình độ của ban điều hành Luôn được sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT, có những đối tác kinh doanh, đối tác chiến lược Khả năng về vốn và tài chính lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường Thị trường mục tiêu rộng Hệ thống phân phối rộng và chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành Sự thay đổi về kỹ thuật chưa thật nhanh so với yêu cầu của thị trường Cơ cấu vốn đầu tư kinh doanh chưa hiệu quả, bị phân bổ nhiều và chưa hợp lý Các dịch vụ cho khách hàng thường không giống với quảng cáo TỔNG CỘNG 0.14 0.13 0.12 0.12 0.10 0.08 0.06 0.10 0.07 0.08 1,00 3 4 4 2 3 1 2 3 3 2 0.42 0.52 0.48 0.24 0.30 0.08 0.12 0.30 0.21 0.16 2.83 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong giúp các nhà quản trị chiến lược tóm tắt và đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu quan trọng đối với hoạt động của siêu thị. Kết quả cho thấy tổng số điểm đạt được là 2.83 trên mức trung bình là 0.83. Điều này cho thấy các yếu tố nội bộ của FPT Telecom là khá tốt, với mức điểm đội ngũ nhân viên trẻ năng động,có trình độ cao, được đào tạo chuyên nghiệp là cao nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý sự thay đổi về kỹ thuật chưa thật nhanh so với yêu cầu của thị trường. CHƯƠNG III CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA FPT TELECOM ĐẾN NĂM 2015 I. CƠ SỞ XÂY DỰNG MỤC TIÊU: Năm 2008, doanh thu và lợi nhuận của FTEL đều tăng trên 50% so với năm 2007. Doanh thu thuần đạt 1.299 tỷ đồng, tăng 51% và lợi nhuận sau thuế đạt 262 tỷ đồng, tăng 50,4%. Trong năm qua, FTEL đã chuyển sang mô hình Tổng công ty với việc thành lập các công ty con bao gồm: Cty TNHH Viễn thông FPT Miền Bắc (FTN) Cty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam (FTS) Cty TNHH Dữ liệu trực tuyến FPT (IDS) Cty TNHH Quảng cáo trực tuyến FPT (ADS) Cty TNHH Một thành viên Viễn thông Quốc tế FPT (FTI) Từ 2001 – 2007, tốc độ tăng trưởng trung bình của FPT vào khoảng 40%/năm. Trong tất cả các ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay, công nghiệp CNTT là một trong những ngành gắn bó khá sâu sắc và chặt chẽ với thị trường CNTT thế giới. Có nghĩa rằng khi người ta “sổ mũi, nhức đầu” thì mình cũng chẳng thể tránh khỏi “ngạt mũi, hắt hơi”. Như vậy, có thể dự báo được rằng năm tới sẽ tiếp tục là năm khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung, cũng như của ngành công nghệ cao nói riêng. Cụ thể, các thị trường phần mềm và dịch vụ trên thế giới - nơi tiêu thụ các sản phẩm, giải pháp ứng dụng CNTT - sẽ bị ảnh hưởng theo hướng thu hẹp quy mô và sức tiêu thụ. Như thế, những tác động xấu đến thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, gia công phần mềm trong nước là không thể tránh khỏi, đặc biệt là những doanh nghiệp có thị phần chủ yếu ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản... II. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015 Trong giai đoạn 2010 đến 2015, FPT Telecom đặt ra mục tiêu cho hoạt động dịch vụ viễn thông là củng cố và phát triển công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về dịch vụ viễn thông, cụ thể như sau: Sẽ triển khai cung cấp dịch vụ ở trên tất cả tỉnh/thành phố, triển khai mạng điện thoại cố định, mở rộng đầu tư đường truyền internet VDSL 2+ …Mục tiêu của FTEL là dịch chuyển 50-55% đến năm 2015 so với 25-30% khách hàng ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh từ sử dụng dịch vụ kết nốt ADSL 2+ sang VDSL 2+). Đẩy mạnh toàn cầu hóa, cung cấp những giải pháp và ứng dụng tốt nhất, thúc đẩy sự phát triển của khách hàng ở khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản trong nền kinh tế toàn cầu. Nâng cao thị phần: hiện nay FPT Telecom chiếm 30% thị phần về dịch vụ viễn thông. Trong giai đoạn 2010-2015 sẽ nâng thị phần lên là 40% về dịch vụ viễn thông. Duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng trong các năm tới từ 40% lên 45% và giữ vững định hướng phát triển của công ty Trong giai đoạn từ 2010-2015, FTEL đặt mục tiêu tăng trưởng trên 30% so với năm trước về doanh thu và lợi nhuận trước thuế III. MA TRẬN SWOT VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY SWOT Các cơ hội (O): 1. Tiềm năng của thị trường lớn 2. Gia nhập WTO mở ra cơ hội mới cho việc xâm nhập thị trường quốc tế 3. Được sự ưu đãi về vốn của Tập đoàn công ty 4. Nhà nước có nhiều chính sách tạo điều kiện cho hoạt động viễn thông 5. Cơ sở hạ tầng thông tin đang được phát triển mạnh mẽ Các đe dọa (T): 1. Kinh tế Việt Nam mở cửa, các đối thủ cạnh tranh tiềm năng dễ dàng thâm nhập thị trường 2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy giảm 3. Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Công ty Viettel và VDC Các điểm mạnh (S): 1. Đội ngũ nhân viên trẻ năng động. 2. Năng lực và trình độ của ban điều hành 3. Luôn được sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT 4. Khả năng về vốn và tài chính lớn 5. Thị trường mục tiêu rộng 6. Hệ thống phân phối rộng và chuyên nghiệp 7. Sản phẩm có trình độ kỹ thuật cao,có uy tín Kết hợp S-O: S1,S2,S4,S6,S7+ O1,O3,O7=> thâm nhập thị trường bằng sản phẩm và dịch vụ có kỹ thuật cao, hiện đại=>Chiến lược thâm nhập thị trường S1,S2,S3,S4,S6+ O1,O2=> dựa vào năng lực và sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu về CNTT để phát triển thị trường=> chiến lược phát triển thị trường trong và ngoài nước. Kết hợp S-T: S1,S2,S4,S7+T2 =>cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý =>chiến lược phát triển sản phẩm mới S1,S2,S3,S7+T1,T3 =>cái tiến dịch vụ, xây dựng sự trung thành của khách hàng với công ty => chiến lược khác biệt hóa sản phẩm,dịch vụ Các điểm yếu (W): 1. Sự thay đổi về kỹ thuật chưa thật nhanh so với yêu cầu của thị trường 2. Cơ cấu vốn đầu tư kinh doanh chưa hiệu quả 3. Các dịch vụ cho khách hàng thường không giống với quảng cáo Kết hợp W-O: W1,W2 +O2,O3 => sử dụng vốn hiệu quả để nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại => chiến lược đầu tư nâng cấp kỹ thuật W3+O1,O5 => nâng cấp sản phẩm dịch vụ=> chiến lược phát triển sản phẩm Kết hợp W-T: W1,W3+T1,T3 => chiến lược phát triển sản phẩm để đối phó với đối thủ cạnh tranh MA TRẬN BCG: 20% II I ? III COW DOG IV 0.79 18% 10% 0 10 1 0,1 V% P Số liệu thống kê của công ty cổ phần viễn thông FPT như sau: Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm: 18% Thị phần tương đối của công ty FPT so với đối thủ cạnh tranh là 0.79. Trong đó, của FPT Telecom là 30%, thị phần của Viettel là 31%,thị phần của VDC là 38% Ma trận BCG là một công cụ để phân tích danh mục đầu tư Trục tung biểu thị tốc độ tăng trưởng Trục hoành biểu thị thị phần Ô số I của ma trận được đặt tên là “?”, hàm ý là nghi vấn, cần phải cân nhắc khi chọn lựa chiến lược trong ô này. Ô số II có tên là “*”, ô này có rất nhiều lợi thế, triển vọng tốt. Ô số III được đặt tên là “COW”, với hàm ý có khả năng sinh lợi cao, mức lợi nhuận nhiều, đó là nơi làm ra tiền cho doanh nghiệp Ô số IV được đặt tên là “DOG” với hàm ý là nơi phát sinh những khó khăn tốn kém, không có lợi. Nhìn vào ma trận ta thấy đường thẳng biểu hiện cho tốc độ tăng trưởng (V% ) và thị phần (P) của FPT Telecom gặp nhau tại ô số I. Đây là ô có triển vọng tốt. Chính vì thế, các chiến lược phát triển sản phẩm mới và chiến lược khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ sẽ được ưu tiên thực hiện. Để có thể lựa chon một chiến lược tối ưu phù hợp với điều kiện của công ty, ta sẽ thiết lập ma trận QSPM IV. MA TRẬN QSPM Stt Các yếu tố so sánh Hệ số quan trọng Phát triển sản phẩm Khác biệt hóa sản phẩm Điểm Quy đổi Điểm Quy đổi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Sản phẩm có trình độ kỹ thuật cao, có uy tín Đội ngũ nhân viên trẻ năng động,có trình độ cao, được đào tạo chuyên nghiệp Năng lực và trình độ của ban điều hành Được sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT, có những đối tác kinh doanh, đối tác chiến lược Khả năng về vốn và tài chính lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường Thị trường mục tiêu rộng Hệ thống phân phối rộng và chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành Kinh tế Việt Nam mở cửa, các đối thủ cạnh tranh tiềm năng dễ dàng thâm nhập thị trường Tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy giảm Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Công ty Viettel và VDC 3 4 4 2 3 1 2 2 1 3 4 2 1 4 4 3 3 4 2 3 12 8 4 8 12 3 6 8 2 9 4 3 2 3 3 3 4 3 1 4 12 12 8 6 9 3 8 6 1 12 TÔNG CỘNG 72 77 Ma trận QSPM cho phép ta có thể đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế để từ đó lựa chọn chiến lược phù hợp. Qua ma trận QSPM trên, ta chọn chiến lược khác biệt hóa sản phẩm cho công ty FPT Telecom, vì tính quy đổi bằng 77, cao hơn tính quy đổi của chiến lược phát triển sản phẩm mới V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC: 1. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Đẩy nhanh tiến độ xây dựng , lắp đặt mới các hệ thống thông tin viễn thông Nắm bắt nhanh và áp dụng các biện pháp KH-KT, tiếp thu chuyển giao công nghệ từ các đối tác chiến lược. 2. Tăng cường hoạt động Marketing, phân phối tới khách hàng Đẩy nhanh việc giới thiệu các dịch vụ của công ty với các khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm năng Chú trọng các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, làm đúng như những điều đã quảng cáo, tạo uy tín của công ty trong long khách hàng, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn. 3. Nắm bắt và hiểu biết sâu rộng về các dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác biệt, tốt và giá thành phù hợp 4. Phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng những chính sách cụ thể trong việc tuyển chọn, đào tạo cán bộ nhân viên cho công ty Xây dựng chính sách thi đua, khen thưởng, đãi ngộ nhằm khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác mục tiêu và giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty fpt telecom đến năm 2015.doc
Tài liệu liên quan