Những giả định cơ sở:
“Biến động của thị trường” chỉ 3 yếu tố: biến động chính cung cấp thong tin cho quá trình Phân tích kỹ thuật là giá, khối lượng giao dịch và số lượng hợp đồng chưa tất toán (open interest).
Có 3 giả định làm cơ sở cho việc tiếp cận Phân tích kỹ thuật:
• Biến động thị trường phản ánh tất cả: Đây có thể coi là nền tảng của Phân tích kỹ thuật. Mọi lý thuyết, phân tích khác muốn được chấp nhận thì trước tiên phải hiểu và chấp nhận giả định này. Các nhà Phân tích kỹ thuật cho rằng bất cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá như tâm lý, chính trị hay các yếu tố tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. . . đều được phản ánh rõ trong giá thị trường. Do đó có người cho rằng việc nghiên cứu biến động của giá là tất cả những gì ta cần và thực sự không thể phản đối lại ý kiến này.
• Giá vận động theo xu thế: Khái niệm về xu thế là khái niệm vô cùng quan trọng trong Phân tích kỹ thuật do đó cần hiểu kĩ về giả định này trước khi muốn tìm hiểu sâu thêm về nó. Mục đích của việc xác lập đồ thị mô tả những biến động giá trên thị trường là nhằm xác định được sớm những xu thế giá, từ đó sẽ tham gia giao dịch trên cơ sở những xu thế này. Trên thực tế những kĩ thuật ở đây đều mang tính lặp lại những xu thế giá có từ trước tức là mục đích của Phân tích kỹ thuật là nhằm xác định sự lặp lại của những dạng biến động của giá đã xuất hiện trong quá khứ để có thể tận dụng kinh nghiệm và đưa ra những quyết định phù hợp.
• Lịch sử sẽ tự lặp lại : Phần lớn nội dung của Phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Chẳng hạn như những mô hình giá, những mô hình này đã được xác định và chứng minh từ hơn 100 năm nay, chúng giống như những bức tranh về đồ thị biến động giá. Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang là lên giá hay xuống giá. Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu quả trong tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý con người thì thường không thay đổi.
46 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lần, và mức 1,5 lần có thể cho thấy rằng công ty đang cố gắng giảm hàng dự trữ hoặc tăng giá trị của các tài sản dễ chuyển đổi khác của mình.
Việc sử dụng thông minh các hệ số đòi hỏi bạn phải vận dụng chúng trong mối liên hệ với các thông tin khác.
Chỉ số đòn cân nợ:
Chỉ số này liên quan đến cơ cấu vốn dài hạn của một công ty và được dùng để xác định mức độ rủi ro liên quan đến việc nắm giữ vốn cổ phần trong một công ty.
Một công ty với đòn cân nợ cao thì có nhiều khả năng gặp phải sự đi xuống trong chu trình kinh doanh bởi vì công ty đó phải tiếp tục trả các khoản nợ cho dù doanh số đang giảm sút. Một công ty với tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao có thể cho thấy tình hình tài chính vững mạnh.
Đòn cân nợ = Tổng nợ dài hạn / (Tổng vốn cổ phần + tổng nợ dài hạn)
Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động
Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng.
Xem xét xu hướng của kỳ thu tiền bình quân qua các thời kỳ của một công ty là có hiệu quả nhất. Nếu vòng quay các khoản phải thu tăng từ năm này qua năm khác cho thấy khả năng yếu kém trong việc quản lý công nợ ở một công ty.
Kỳ thu tiền BQ =( Phải thu khách hàng x 365 ngày) / Doanh thu bán chịu
Số ngày vòng quay hàng tồn kho:
Số ngày vòng quay hàng tồn kho cho thấy khoảng thời gian trung bình hàng tồn kho được lưu giữ.
Sự tăng lên của vòng quay hàng tồn kho qua các năm cho thấy sự chậm đi trong công việc kinh doanh hoặc là sự tích trữ hàng tồn kho ở một công ty, điều đó cũng có thể được hiểu rằng đầu tư vào hàng tồn kho đang trên mức cần thiết.
Số ngày vòng quay HTK = (Hàng tồn kho x 365 ngày) / Giá vốn hàng bán
Kỳ thanh toán bình quân:
Kỳ thanh toán tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình của một công ty trong việc thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp.
Sự gia tăng kỳ thanh toán tiền bình quân qua các năm là dấu hiệu của việc thiếu hụt vốn đầu tư dài hạn hoặc khả năng quản lý tài sản lưu động yếu kém, đó là kết quả của việc gia tăng các khoản phải trả nhà cung cấp, gia tăng hạn mức thấu chi tại ngân hàng.
Kỳ TTBQ = (Phải trả khách hàng x 365 ngày) / Tổng giá trị hàng mua chịu trong năm
Nhóm chỉ số đầu tư của cổ đông
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS):
Thu nhập của mỗi cổ phần cho thấy khả năng sinh lợi của một công ty. Thu nhập trên mỗi cổ phần được xem như là chỉ số đơn lập quan trọng nhất trong việc xác định giá trị cổ phiếu.
EPS =(Tổng thu nhập thuần - cổ tức cổ đông ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân.
Tỷ suất thu nhập trên thị giá cổ phần:
Tỷ suất này phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty với giá cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào, cụ thế hơn, tỷ suất này thể hiện kỳ vọng hiện hành của nhà đầu tư vào thu nhập từ việc đầu tư vào cổ phần của một công ty.
Tỷ suất TN trên thị giá cổ phần = Cổ tức trên một cổ phần / Thị giá một cổ phần
Chỉ số giá trên thu nhập (P/E): là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - PM) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:
PE = Thị giá mỗi cổ phần(PM) / thu nhập mỗi cổ phần(EPS)
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu XYZ không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Chúng ta chỉ cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu XYZ, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu XYZ.
Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu.
Nhìn chung, một công ty với chỉ số P/E cao cho thấy các nhà đầu tư đang kỳ vọng sự tăng trưởng về lợi nhuận trong tương lai của công ty đó cao hơn so với các công ty có chỉ số P/E thấp.
Việc đánh giá sẽ có hiệu quả hơn hơn khi so sánh P/E của công ty này với P/E của công ty khác trong cùng ngành và so sánh với P/E trung bình của ngành.
Các chỉ số khác:
Ngoài 4 chỉ số quan trọng trên các nhà đầu tư còn dựa trên 2 chỉ số sau để phân tích có nên đầu tư vào loại chứng khoán của công ty hay không. Đó là: chỉ số rủi ro và chỉ số tăng trưởng tiềm năng.
Chỉ số rủi ro: bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ.
Chỉ số rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh được định nghĩa như là rủi ro liên quan đến những biến động trong doanh thu. Để đo lường rủi ro kinh doanh ngưòi ta dùng nhiều phương thức từ đơn giản đến phức tạp.
Phương thức đơn giản:
Bốn chỉ số dưới đây đại diện cho phương thức đơn giản trong việc tính toán các chỉ số rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh là rủi ro mà công ty có thể kiếm được ít tiền hơn hoặc tệ hơn là mất tiền khi doanh số giảm xuống. Trong một môi trường có doanh số đang trên đà sụp giảm, một công ty có thể thua lỗ nếu công ty ấy sử dụng chi phí cố định quá nhiều. Nếu phần lớn chi phí trong công ty chỉ là chi phí biến đổi thì nó sẽ ít khi nào rơi vào tình trạng trên. Tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng chi phí cố định và chi phí biến đổi. Do vậy việc hiểu được cấu trúc chi phí cố định của doanh nghiệp thật sự là điều cần thiết khi đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó. Một vài chỉ số thường được sử dụng là :
+ Chỉ số biến lợi nhuận phân phối: Chỉ số này cho biết phần lợi nhuận tăng thêm từ sự thay đổi của mỗi đô la trong doanh thu. Nếu chỉ số biên phân phối lợi nhuận của công ty bằng 20%, sau đó nếu có sự sụp giảm $50.000 trong doanh thu thì sẽ có sự sụp giảm $10.000 trong lợi nhuận. Biến phân phối= 1 - (chi phí biến đổi/ doanh thu)
+ Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh (OLE): Chỉ số đòn bẩy kinh doanh được sử dụng để dự đoán bao nhiêu phần trăm thay đổi trong thu nhập và tỷ suất sinh lợi trên tài sản đối với mỗi phần trăm thay đổi trong doanh thu.
Nếu doanh nghiệp có OLE lớn hơn 1 thì sau đó đòn bẩy kinh doanh vẫn được duy trì. Nếu OLE bằng 1, sau đó tất cả các chi phí là biến đổi, vì vậy cứ 10% gia tăng trong doanh thu, thì ROA của công ty cũng gia tăng 10%.
Chỉ số ảnh hưởng đòn bẩy kinh doanh ( OLE)= chỉ số Biên lợi nhuận phân phối/ phần trăm thay đổi trong thu nhập (ROA)
+ Mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính( FLE): Công ty sử dụng nợ để tài trợ cho
các hoạt động, do đó sẽ tạo nên ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và gia tăng tỷ suất sinh lợi cho các cổ đông, thể hiện rủi ro kinh doanh tăng thêm khi doanh thu thay đổi.
FLE = thu nhập hoạt động/ thu nhập thuần.
Nếu một công ty có FLE bằng 1.33 thì, khi thu nhập hoạt động gia tăng 50% sẽ tạo nên sự gia tăng 67% trong thu nhập ròng.
+ Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE) bằng sự kết hợp giữa OLE và FLE ta có hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE).
TLE= OLE x FLE
Trong ví dụ trước, doanh số gia tăng $50.000, OLE bằng 20% và FLE bằng 1.33. Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tồng thể bằng $13,333, ví dụ, thu nhập ròng sẽ tăng $13.33 cho mỗi $50.000 doanh thu tăng thêm.
Chỉ số rủi ro tài chính
Các chỉ số về rủi ro tài chính liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, phân tích việc sử dụng nợ của công ty.
+ Tỷ số nợ trên tổng vốn: Chỉ số này cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng
cấu trúc vốn của công ty. Tỷ số nợ trên vốn lớn ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và và do đó làm cho công ty trở nên rủi ro hơn.
Nợ trên tổng vốn= tổng nợ/ tổng vốn
Trong đó:
Tổng nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn
Tổng vốn = tổng nợ + tổng vốn chủ sở hữu.
+ Tỷ số nợ trên vốn cổ phần:
Nợ trên vốn cổ phần= tổng nợ/ tổng vốn cổ phần
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay:
Chỉ số này cho biết với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng EBIT đảm bảo thanh toán và được đo lường:
Khả năng TT lãi vay = thu nhập trước thuế và lãi vay ( EBIT)/ lãi vay
Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định:
Trong doanh nghiệp ngoài lãi vay thì còn một số chi phí tài chính cố định khác như chi phí thuê tài chính, thuê hoạt động,…
Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định = thu nhập trước các chi phí tài chính cố định/ chi phí tài chính cố định
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay:
Dòng tiền hoạt động điều chỉnh được định nghĩa là dòng tiền hoạt động + chi phí tài chính cố định + thuế phải trả
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay = dòng tiền hoạt động điều chỉnh/ chi phí lãi vay
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định:
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định = dòng tiền hoạt động điều chỉnh / chi phí tài chính cổ định
Chỉ số chi tiêu vốn :
Chỉ số này cho biết thông tin bao nhiêu tiền mặt được tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp sẽ được để lại sau khi thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của chi tiêu vốn để phục vụ cho các khoản nợ của công ty. Nếu chỉ số này bằng 2, có nghĩa là công ty đang hoạt động bằng 2 lần so với những gì nó thật sự cần để tái đầu tư cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, phần thặng dư có thể được phân bổ để trả bớt nợ.
Chỉ số chi tiêu vốn = dòng tiền hoạt động/ chi tiêu vốn.
Chỉ số dòng tiền với nợ:
Chỉ số này cung cấp thông tin cho biết bao nhiêu tiền mặt của công ty tạo ra từ hoạt động có thể được sử dụng để trả tổng nợ.
Chỉ số dòng tiền so với nợ = dòng tiền từ hoạt động/ tổng nợ
Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ
đông và nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.
Chỉ số tăng trưởng (G) =RR x ROE
Trong đó:
RR= Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1- ( cổ tức/ tổng thu nhập ròng)
ROE = thu nhập ròng / tổng vốn chủ sở hữu= thu nhập ròng/ doanh thu * doanh thu/ tổng tài sản * tổng tài sản/ vốn cổ phần.
Hạn chế của các chỉ số tài chính:
Trên đây là một số các chỉ số tài chính cơ bản nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tài chính và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên còn có các hạn chế sau:
Nhiều công ty lớn hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của các ngành khác
nhau. Đối với những công ty như thế này thì rất khó tìm thấy một loạt các chỉ số ngành có ý nghĩa.
Lạm phát có thể là yếu tố làm cho bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp bị”
bóp méo” đi đáng kể. Trong trường hợp này, lợi nhuận có thể cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên phân tích các chỉ số tài chính của một công ty qua thời gian hay qua phân tích so sánh với các đối thủ cạnh tranh nên được xem xét kỹ càng.
Yếu tố mùa vụ cũng có thể là sai lệch các chỉ số tài chính. Hiểu yếu tố mùa vụ
ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp có thể giảm thiểu khả năng hiểu sai các chỉ số tài chính. Ví dụ, hàng tồn kho của doanh nghiệp bán lẻ có thể cao trong mùa hè để chuẩn bị cung cấp cho khách hàng vào năm học mới. Do đó, khoản phải trả của doanh nghiệp tăng lên và ROA của nó thấp xuống.
Các phương pháp kế toán khác nhau cũng có thể bóp méo sự so sánh giữa các
công ty với nhau, thậm chí là ngay trong 1 công ty.
Thật khó để nhận định được một chỉ số là tốt hay xấu. Một chỉ số tiền mặt cao
trong quá khứ đối với công ty tăng trưởng có thể là một dấu hiệu tốt, nhưng cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy công ty đã chuyển qua giai đoạn tăng trưởng và nên được định giá thấp xuống.
Vì vậy cần phải hết sức lưu ý rằng các chỉ số đứng một mình thì nó cũng
không có nhiều ý nghĩa. Các nhà phân tích khi sử dụng các chỉ số tài chính cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác thí dụ như:
Chỉ số trung bình ngành:
+ So sánh công ty với trung bình ngành là dạng so sánh phổ biến hay gặp.
+ So sánh trong bối cảnh chung của nền kinh tế: Đôi khi cần phải nhìn tổng thể chu kỳ kinh tế, điều này sẽ giúp nàh phân tích hiểu và dự đoán được tình hình công ty trong các điều kiện thay đổi khác nhau của nền kinh tế, ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái.
+ So sánh với kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp : đây cũng là dạng so sánh thường gặp. So sánh dạng này tương tự như phân tích chuỗi thời gian để nhìn ra khuynh hướng cho các chỉ số.
Thương hiệu, sản phẩm và hệ thống phân phối - dịch vụ :
Thương hiệu:
+ Trước đây, các sản phẩm thường gánh chịu trách nhiệm về số phận của một công ty. Nếu hàng hóa bán ra bị sụt giảm, doanh nghiệp sẽ kết luận sản phẩm của họ đang gặp thất bại. Ngày nay, các công ty không đổ lỗi cho sản phẩm mà là cho thương hiệu. Các thương hiệu trở nên quý giá hơn những tài sản hữu hình của chúng và cũng có nghĩa là chúng hoàn toàn có thể đánh mất giá trị này bất cứ lúc nào. Nếu hình ảnh thương hiệu bị vấy bẩn qua một vụ tai tiếng truyền thông, một sự kiện gây tranh luận hay ngay cả một lời đồn đại được rao truyền qua Internet thì một công ty cũng có thể thấy mình đang đối mặt với những nguy hiểm cận kề. Như vậy, việc thiết lập thương hiệu không còn đơn giản là một cách để tránh khỏi thất bại nữa. Nó là tất cả, các công ty sống hay chết là tùy thuộc vào sức mạnh thương hiệu của họ.
+ Nhà đầu tư có thể chấp nhận trả giá cao hơn khi mua một loại cổ phiếu có thương hiệu (ví dụ như ACB…)
è Giá chứng khoán cao hay thấp cũng phụ thuộc vào thương hiệu của loại chứng khoán đó, nó bắt nguồn công ty nào phát hành, nguồn gốc phát triển ra sao…
HĐQT, Ban giám đốc, Ban kiểm soát :
HĐQT, Ban giám đốc, Ban kiểm soát phải là những người có năng lực, công bằng, rõ ràng và có trách nhiệm trong mọi công tác, phải thống nhất nhau, đặc biệt là Ban kiểm soát vì chính họ là người cho biết mọi thông tin liên quan đến doanh nghiệp có chính xác không, thông tin này có thể làm ảnh hưởng xấu hay tốt đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp.
Phân tích kỹ thuật:
3.2.1 Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành : Lịch sử của Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm.
Charles H. Dow (đưa ra chỉ số bình quân của giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mĩ, năm 1884)
William Peter Hamilton (tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “The Stock Market Barometer” vào năm 1922).
Richard W. Schabacker năm 1920_1930 đưa ra khái niệm phân tích kĩ thuật.
Tiếp đó là Edward và Magee (người cha của Phân tích kỹ thuật) với “Technical Analysis of Stock Trend”.
Bây giờ là : John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, … thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật ” và được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung.
Các quan điểm về Phân tích kỹ thuật:
Nguyên lý của thành công trong đầu tư chứng khoán là dựa trên giả định rằng trong tương lai người ta sẽ tiếp tục lặp lại những sai lầm mà họ đã mắc phải trong quá khứ. (Edwin Lefevre, Reminiscenses of a Stock Operator).
Thị trường chứng khoán hay bất kì thị trường nào đều không bao giờ phản ánh đúng giá trị thực của một hàng hóa được trao đổi bên trong đó mà nó phản ánh giá trị mà nhà đầu tư nhận thức được và cho rằng nó đáng giá như thế.
Giá của bất kì một chứng khoán đã cho nào đều không chi ra mối quan hệ thực tế giữa cung và cầu mà là phản ánh kỳ vọng tương lai của cung và cầu.
Hiểu một cách rộng nhất thì Phân tích kỹ thuật luôn cố gắng nghiên cứu tình trạng “sức khỏe hiện tại của toàn thị trường hay của mỗi chứng khoán với mục đích là nhằm dự báo biến động tương lai của giá bằng cách dựa trên những kinh nghiệm có được với các hình mẫu kĩ thuật (hay mô hình kĩ thuật) thị trường đã xuất hiện trong quá khứ và áp dụng lại khi có mô hình tương tự xuất hiện. Giả thuyết căn bản trong Phân tích kỹ thuật là những kiến thức đã có về giá và hình mẫu đồ thị trong quá khứ sẽ được sử dụng “tham khảo” nhằm xác định giá có xu thế như thế nào trong tương lai đối với mỗi thị trường cụ thể.
Những giả định cơ sở:
“Biến động của thị trường” chỉ 3 yếu tố: biến động chính cung cấp thong tin cho quá trình Phân tích kỹ thuật là giá, khối lượng giao dịch và số lượng hợp đồng chưa tất toán (open interest).
Có 3 giả định làm cơ sở cho việc tiếp cận Phân tích kỹ thuật:
Biến động thị trường phản ánh tất cả: Đây có thể coi là nền tảng của Phân tích kỹ thuật. Mọi lý thuyết, phân tích khác muốn được chấp nhận thì trước tiên phải hiểu và chấp nhận giả định này. Các nhà Phân tích kỹ thuật cho rằng bất cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá như tâm lý, chính trị hay các yếu tố tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. . . đều được phản ánh rõ trong giá thị trường. Do đó có người cho rằng việc nghiên cứu biến động của giá là tất cả những gì ta cần và thực sự không thể phản đối lại ý kiến này.
Giá vận động theo xu thế: Khái niệm về xu thế là khái niệm vô cùng quan trọng trong Phân tích kỹ thuật do đó cần hiểu kĩ về giả định này trước khi muốn tìm hiểu sâu thêm về nó. Mục đích của việc xác lập đồ thị mô tả những biến động giá trên thị trường là nhằm xác định được sớm những xu thế giá, từ đó sẽ tham gia giao dịch trên cơ sở những xu thế này. Trên thực tế những kĩ thuật ở đây đều mang tính lặp lại những xu thế giá có từ trước tức là mục đích của Phân tích kỹ thuật là nhằm xác định sự lặp lại của những dạng biến động của giá đã xuất hiện trong quá khứ để có thể tận dụng kinh nghiệm và đưa ra những quyết định phù hợp.
Lịch sử sẽ tự lặp lại : Phần lớn nội dung của Phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Chẳng hạn như những mô hình giá, những mô hình này đã được xác định và chứng minh từ hơn 100 năm nay, chúng giống như những bức tranh về đồ thị biến động giá. Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang là lên giá hay xuống giá. Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu quả trong tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý con người thì thường không thay đổi.
3.2.2 Phân tích chỉ số kỹ thuật:
3.2.2.1 Chỉ số giá cổ phiếu:
Hiện nay các nước trên thế giới dùng 5 phương pháp để tính chỉ số giá cổ phiếu, đó là :
Phương pháp Passcher: Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với khối lượng (quyền số) là số lượng chứng khoán niêm yết thời kì tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu khối lượng tính toán.
Người ta dùng công thức sau để tính:
Ip = ∑ Qt Pt / ∑QtPo
Trong đó : Ip là chỉ số giá Passcher
Pt là giá thời kì t
Po là giá thời kì gốc
Qt là khối lượng thời điểm tính hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính toán. Chỉ số bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy khối lượng là khối lượng thời kì tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu khối lượng (cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời điểm tính toán. Và các chỉ số KOSPI (Hàn Quốc), S&P500 (Mỹ), FTSE100 (Anh), TOPIX (Nhật)…và VN- Index của Việt Nam áp dụng theo phương pháp này.
Phương pháp Laspeyres: Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kì gốc. Như vậy kết quả tính sẽ phụ vào cơ cấu giá trị thời kì gốc:
IL = ∑Qo Pt / ∑ Qo Po
Trong đó : IL là chỉ số giá bình quân Laspeyres
Pt là giá thời kì báo cáo
Po là giá thời kì gốc
Qo là khối lượng (quyền số) thời kì gốc hoặc cơ cấu của khối lượng C (số lượng cổ phiếu niêm yết) thời kì gốc.
Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của Đức.
Chỉ số giá bình quân Fisher : Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher và chỉ số giá Laspeyres: phương pháp này trung hòa được yếu điểm của hai phương pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc vào khối lượng hoặc giá trị (quyền số) của cả 2 thời kì : kì gốc và kì tính toán.
I F = (I P I L )1/2
Trong đó: IF là chỉ số Fisher
IP là chỉ số giá Passcher
IL là chỉ số giá bình quân Laspeyres
Về mặt lý luận có phương pháp này, nhưng trong thống kê chưa thấy nước nào áp dụng.
Phương pháp bình quân đơn giản : Ngoài các phương pháp trên , phương pháp tính giá bình quân đơn giản cũng thường được áp dụng. Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng tham gia tính toán :
Ip =(åPi ) /n
Trong đó :
IP là giá bình quân
Pi là giá Chứng khoán i
n là số lượng chứng khoán đưa vào tính
Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ, Nikkei225 của Nhật, MBI của Ý áp dụng phương pháp này. Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết khá đồng đều,hay độ lệch chuẩn (s) của nó thấp.
Phương pháp bình quân nhân đơn giản :
Cách tính :
IP = (P Pi)1/2
Chúng ta chỉ nên dùng loại chỉ số này khi lệch chuẩn khá cao, (s) cao. Các chỉ số : Value line (Mỹ), FT-30 (Anh) áp dụng phương pháp tính bình quân nhân đơn giản này. Tuy nhiêu về mặt lý luận, chúng ta có thể tính theo phương pháp bình quân cộng hoặc bình quân nhân gia quyền với quyền số là số chứng khoán niêm yết. Quyền số thường được dùng trong tính toán chỉ số giá cổ phiếu là số chứng khoán niêm yết. Riêng ở Đài Loan thì họ dùng số chứng khoán trong lưu thông làm quyền số, bởi vì tỷ lệ đầu tư của công chúng rất cao ( 80-90%) ở đây.
3.2.2.2 Chỉ số chứng khoán Việt Nam
Chỉ số chứng khoán là thước đo cơ bản nhất, cho thấy mức thay đổi giá chung của phiên giao dịch hiện hành so với phiên giao dịch liền kề trước đó, đặc trưng bởi điểm hoặc phần trăm:
VN-Index = å Q1P1/åQo Po
VN-Index = (tổng giá trị hiện hành cổ phiếu)/(tổng giá trị cổ phiếu ở thời điểm gốc)
Trong đó,
∑Q1P1 : Tổng giá trị tại thời điểm tính
∑Q0 P0 : Tổng giá trị tại thời điểm gốc (Hệ số chia)
P0 , P1 : Giá cả giao dịch thực tế tại thời điểm gốc và thời điểm tính.
Q0 , P0 : Khối lượng cổ phần của công ty tại thời điểm gốc và thời điểm tính.
Trong trường hợp có thay đổi số chứng khoán niêm yết, chẳng hạn thêm một loại cổ phiếu, chỉ số VN-Index được điều chỉnh:
VN-Index = (tổng giá trị hiện hành cổ phiếu + giá trị điều chỉnh cổ phiếu)/(tổng giá trị cổ phiếu ở thời điểm gốc)
Nếu có loại cổ phiếu rút khỏi thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index sẽ là:
VN-Index = (tổng giá trị hiện hành cổ phiếu - giá trị điều chỉnh cổ phiếu)/(tổng giá trị cổ phiếu ở thời điểm gốc).
3.2.3 Phân Tích Biểu Đồ Kỹ Thuật:
3.2.3.1 Các loại biểu đồ:
Hiện nay trên Thị trường chứng khoán các chuyên viên phân tích dùng rất nhiều các loại biểu đồ khác nhau để phân tích, trong đó có 3 loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất đó là: biểu đồ dạng đường (Line chart), biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), biểu đồ dạng ống (Candlestick chart).
Biểu đồ dạng đường (Line chart) .
Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên Thị trường chứng khoán, và cũng là loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội…và nó cũng là loại biểu đồ được con người dùng trong thời gian lâu dài nhất. Nhưng hiện nay trên Thị trường chứng khoán do khoa học kỹ thuật phát triển, diễn biến của Thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được sử dụng nhất là trên các Thị trường chứng khoán hiện đại. Hiện nay nó chủ yếu được sử dụng trên các Thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như Thị trường chứng khoán dùng phương pháp khớp lệnh liên tục.Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, lý do chính là vì nó được sử dụng trên tất cả các Thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ trước tới nay. Hiện nay loại biểu đồ này ít được sử dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại vì các Thị trường chứng khoán hiện đại ngày nay thường diễn biến khá phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp trong phân tích.
Đồ thị biến động VNIndex
Hiện nay trên các Thị trường chứng khoán hiện đại đang dùng một số loại biểu đồ trong Phân tích kỹ thuật mang lại hiệu quả cao đó là Bar chart và Candlestick chart.
Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart).
Ví dụ về dạng biểu đồ dạng then chắn (Bar chart):
Cổ phiếu General Electric (Mỹ)
Trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay các chuyên viên phân tích thường dùng loại biểu đồ này trong phân tích là chủ yếu lý do chính vì tính ưu việt của nó đó là sự phản ánh rõ nét
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán.doc