Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào

Trong nhiều năm qua, chúng ta đã khẳng định được đội ngũ chuyên môn giỏi, có đủ khả năng đảm trách được nhiều dự án lớn về dầu khí, mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước. Ta giàu lên và ta cũng muốn các nước giàu lên từ dầu khí. Xuất phát từ quan điểm này, Chính phủ đã có một Nghị định riêng về đầu tư ra nước ngoài cho lĩnh vực hoạt động dầu khí. Như vậy có thể thấy từng bước một chúng ta luôn sát với thực tế, mở rộng hành lang pháp lý để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát huy tiềm năng đầu tư ra nước ngoài.

Với khuôn khổ pháp lý mới thì các thủ tục đầu tư ra nước ngoài được đơn giản hóa hơn, cộng với nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng “đẻ” thêm nhiều doanh nghiệp có khả hăng tài chính để “quay vốn” bằng cách đầu tư ra nước ngoài. Và một trong những sự kiện tiêu biểu nhất năm nay là Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng cao su, thuỷ điện, thăm dò khai khoáng). Như thoả thuận giữa hai chính phủ về việc Lào cấp cho Việt Nam 10 vạn ha trồng cây cao su, đến nay Lào đã cấp cho Việt Nam được 7 vạn ha (70%) nhưng Việt Nam mới trồng được 3 vạn, chưa đầy 50% số đất họ cấp. Về phát triển thuỷ điện, theo thống kê của phía Lào, có 78 điểm khả thi xây dựng thuỷ điện. Thuỷ điện lớn nhất Việt Nam ký được là Luang Prabang 1.410 MW tương đương với 8,5% tổng công suất tiềm năng sông Mekong. Về thăm dò khoáng sản, Lào mới khảo sát 60% tổng diện tích tự nhiên đã có 500 điểm có khả năng khoáng sản trong đó phát hiện 232 điểm quặng gồm than, sắt, thiếc, vàng, đồng, chì, kẽm, muối mỏ, thạch cao, sét, đá quý... Đến tháng 7/2008, Lào đã cấp 20/30 mỏ cho Việt Nam. Việt Nam và Lào đã ký kết nhiều hiệp định quan trọng tạo điều kiện pháp lý cho thúc đẩy đầu tư của Việt Nam vào Lào và ngược lại như  hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định quá cảnh, hiệp định hợp tác lao động, hiệp định tránh đánh thuế trùng... Tuy nhiên, thị trường này cũng có nhiều thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải làm ăn bài bản, chuyên nghiệp, giữ đúng cam kết đã ký với Chính phủ Lào, tôn trọng luật pháp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tiềm năng ở Lào còn nhiều nhưng doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chú trọng đến thủy điện, khai khoáng và trồng cao su. Các doanh nghiệp đi sau nên tham khảo kinh nghiệm của các đơn vị đi trước và tìm hiểu kỹ về tập quán, văn hóa... của Lào để tránh rủi ro. CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO LÀO A. Nhân tố quốc gia I. Đối với nước đi đầu tư 1. Khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN Luật Đầu tư năm 2005 Luật Đầu tư năm 2005 quy định: Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; bảo lãnh vay vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Tư tưởng của các quy định trên khẳng định một chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 76: Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư cần phải có các điều kiện sau đây: Có dự án đầu tư ra nước ngoài; Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam; Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức gián tiếp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Việc sử dụng vốn của nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước. Trong đó quy định rõ quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài: Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quan thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận; Được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật; Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài. Về nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài, Luật quy định: Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư; Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu tư ở nước ngoài; Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam; Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật; Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, chúng ta thấy rõ tư tưởng của các quy định của pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ đầu tư ra nước ngoài là rõ ràng và thể hiện thế chủ động. Nghị định của Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, theo đó là Thông tư số 05/2001/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam và Thông tư số 01/2001/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Có thể nói đây là những văn bản quy phạm pháp luật cơ bản hình thành cơ sở pháp lý cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, trải qua thực tế đã bộc lộ rõ nhiều quy định còn thiếu cụ thể do chưa lường hết được các vấn đề mới nảy sinh, vì vậy nhiều điểm còn thiếu đồng bộ, chưa nhất quán. Đặc biệt là có nhiều điều khoản của văn bản không phù hợp với thực tế. Trong khi đó, không ít quy định can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đến khi Luật Đầu tư ban hành năm 2005 với các quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã khắc phục được những hạn chế nêu trên. Với quan điểm tích cực tiếp thu và sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài, ngày 9 tháng 8 năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đây là văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết Luật Đầu tư. Trong đó nói rõ: Các nhà đầu tư tại Việt Nam (sau đây gọi là nhà đầu tư) gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp; Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hoá, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi; Hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam. Bên cạnh Nghị định số 78/2006/NĐ-CP còn có Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Có thể nói hoạt động dầu khí là một trong những thế mạnh của ta. Bởi đây là hoạt động hình thành và hoạt động thực hiện dự án dầu khí về tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác dầu khí, kể cả hoạt động vận chuyển bằng đường ống, xử lý dầu thô và các hoạt động khác phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã khẳng định được đội ngũ chuyên môn giỏi, có đủ khả năng đảm trách được nhiều dự án lớn về dầu khí, mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước. Ta giàu lên và ta cũng muốn các nước giàu lên từ dầu khí. Xuất phát từ quan điểm này, Chính phủ đã có một Nghị định riêng về đầu tư ra nước ngoài cho lĩnh vực hoạt động dầu khí. Như vậy có thể thấy từng bước một chúng ta luôn sát với thực tế, mở rộng hành lang pháp lý để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát huy tiềm năng đầu tư ra nước ngoài. Với khuôn khổ pháp lý mới thì các thủ tục đầu tư ra nước ngoài được đơn giản hóa hơn, cộng với nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng “đẻ” thêm nhiều doanh nghiệp có khả hăng tài chính để “quay vốn” bằng cách đầu tư ra nước ngoài. Và một trong những sự kiện tiêu biểu nhất năm nay là Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. 2 Thủ tục hành chính 2.1. Những thay đổi tích cực Tháng 2 - 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 78 theo hướng tiếp tục đơn giản hoá thủ tục hành chính và tăng cường quản lý dòng vốn và hiệu quả vốn ĐTRNN. Như vậy, chính phủ đã có những sửa đổi về luật pháp tạo ra điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài. Các cơ quan quản lý nhà nước đang tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính đối với đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản thuận tiện, mở rộng hơn nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính ngay cả đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Từng bước phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Công tác thẩm tra, cấp phép cho các dự án đầu tư ra nước ngoài cũng được cải thiện đáng kể. Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp nước ngoài từng bước chặt chẽ hơn. 2.2. Những vướng mắc Xét từ góc độ doanh nghiệp, quy trình thủ tục ĐTRNN hiện nay vẫn còn phức tạp. Đồng thời, Nhà nước cũng chưa có những chính sách hỗ trợ hữu hiệu cho các doanh nghiệp ĐTRNN trong hoạt động làm ăn xa xứ. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép cho các dự án theo từng giai đoạn Vướng mắc trong đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí là các văn bản pháp lý quy định đầu tư thường lạc hậu so với thực tế đầu tư, là sự phân cấp chưa rõ ràng, “nên cái gì cũng phải xin”. Đặc biệt trong đặc thù của ngành dầu khí phải quyết định nhanh, khi đã có hợp đồng phải thực hiện cam kết ngay. Thực tế đòi hỏi Nhà nước cần có những chính sách linh hoạt hơn, nhất là đối với một số lĩnh vực đặc biệt. Các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng đầu tư ra nước ngoài hiện nay đang gặp nhiều khó khăn từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Tập đoàn dầu khí quốc gia Petro Việt Nam cơ quan có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài nhất để thăm dò, khai thác dầu khí cũng than phiền rằng họ vướng rất nhiều cơ chế, mà đặc biệt là thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài. Thông thường, khi muốn mua một mỏ dầu, Petro Việt Nam phải lập dự án, rồi chờ các cơ quan nhà nước phê duyệt, trong khi vẫn phải đàm phán với đối tác nước ngoài. Quá trình này tốn rất nhiều thời gian. Chúng tôi muốn một mỏ dầu trị giá 100 triệu USD, thì phải xin phép nhiều cấp. Khi xong được thủ tục, giá của mỏ đó đã cao lên, hoặc công ty nước ngoài khác đã mua xong rồi và thế là dự án không thành. Như vậy ta có thể thấy hành lang pháp lý của Việt Nam trong việc đầu tư ra nước ngoài nói chung và ngành dầu khí nói riêng còn quá chặt chẽ. Các quan chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận hiện nay chúng ta chưa có được một kế hoạch tổng thể xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam và việc đầu tư này nhìn chung còn dựa trên mối quan hệ giữa các chính phủ hoặc các địa phương. - Không chỉ khó khăn ở khâu chờ dự án được cấp phép, các doanh nghiệp còn bức xúc về việc chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận về. Theo quy định, lợi nhuận của các dự án đầu tư phải chuyển về nước chậm nhất là 6 tháng khi năm tài chính kết thúc, nhưng lại chưa có quy định rõ ràng lợi nhuận bao gồm cụ thể những gì. Chủ đầu tư VN muốn chuyển lợi nhuận thành vốn đầu tư tiếp để khỏi phải chuyển tiền đầu tư ra cũng không phải là chuyện đơn giản. Việc chuyển tiền ra nước ngoài cũng đang làm đau đầu không ít doanh nghiệp. Đại diện một doanh nghiệp cho biết, thường thì các ngân hàng "săm soi quá kỹ" nên việc chuyển tiền không phải lúc nào cũng đơn giản. Cầm giấy phép đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp đã nhiều tuần, nhưng các nhà đầu tư ở Công ty cổ phần Cao su Việt Lào chưa thể trở thành nhà đầu tư ở nước ngoài vì tiền vẫn còn nằm ở trong nước. Công tác quản lý đầu tư ra nước ngoài của VN còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của các cơ quan trong việc quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài cũng còn hạn chế, chưa thành lập được đoàn khảo sát tại chỗ để đánh giá sâu hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ của VN ở nước ngoài với các doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước. Một số doanh nghiệp cho rằng, chính những vướng mắc trong thủ tục như trên đã khiến họ rất nản lòng, không muốn mở rộng đầu tư ra nước ngoài và chờ đợi một sự thay đổi. - Thủ tục vẫn nhiêu khê Quy định là vậy, nhưng trong thực tế việc đầu tư ra nước ngoài đang vấp phải nhiều khó khăn do những thủ tục quản lý từ phía cơ quan Nhà nước. Thứ nhất, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài chưa được phân cấp, còn tập trung ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các doanh nghiệp ở địa phương muốn đầu tư ra nước ngoài đều phải tốn thời gian đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư  để xin phép. Tính ra, doanh nghiệp muốn hoàn thiện thủ tục để có được giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải qua 11 đầu mối các cơ quan quản lý trong nước. Khó khăn thứ hai, các doanh nghiệp trong nước muốn có giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải có văn bản cho phép hoặc thoả thuận với bên nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia lại có quy định chỉ được phép đầu tư vào quốc gia đó khi đã được sự cho phép của quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư mang quốc tịch. Điều này để tránh được nạn “rửa tiền” thông qua việc đầu tư ra nước ngoài, quốc gia tiếp nhận đầu tư muốn những đồng tiền “sạch” chảy vào thị trường của mình. Sự trái nhau về những quy định cấp phép đầu tư này sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp muốn đem vốn ra nước ngoài kinh doanh. Thứ ba, vướng mắc nhiều nhất hiện nay là vấn đề chuyển vốn ra nước ngoài để thực hiện đầu tư. Thông tư số 01/2001/TT- NHNN ngày 19/1/2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp phải mở một tài khoản tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải được thực hiện thông qua tài khoản này. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải làm thủ tục đăng ký với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa phương mình có trụ sở chính về việc mở tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Như vậy, cùng một việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài doanh nghiệp phải hai lần đăng ký mở tài khoản, với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và với ngân hàng thương mại khác hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình mở tại ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư trên cơ sở quy định tại giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra, để mở được tài khoản tại ngân hàng phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư doanh nghiệp phải chứng minh được dự án đầu tư, giấy phép đầu tư do nước ngoài cấp... Như vậy giai đoạn làm khảo sát, thăm dò, thiết kế dự án của doanh nghiệp tại nước ngoài sẽ không được chuyển tiền ra nước ngoài. Đây sẽ là khó khăn cho doanh nghiệp khi hoạt động chuẩn bị cho dự án đầu tư, trong khi đây là giai đoạn cần thiết để có được giấy phép chấp thuận đầu tư của nước doanh nghiệp muốn đầu tư. Khó khăn thứ tư là doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về địa bàn đầu tư, về các quy định pháp lý về đầu tư... Thường thì các doanh nghiệp tự tìm hiểu, nhưng đây là một điều khó khăn cần các cơ quan chức năng, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các thị trường cung cấp cho doanh nghiệp. Đôi khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam cùng đầu tư một lĩnh vực tại một thị trường dẫn đến sự cạnh tranh không cần thiết và các cơ quan chức năng phải là đầu mối cung cấp thông tin về từng thị trường khi có doanh nghiệp trong nước tìm hiểu để tránh tình trạng này. 3. Các chính sách hỗ trợ Trong thời gian dài, chúng ta thiếu chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.Ngay cả các cơ quan nhà nước đầu mối như bộ Kế hoạch và đầu tư, bộ Tài chính và ngân hàng Nhà nước cũng không phối hợp với nhau hiệu quả trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài. VCCI luôn ủng hộ và khuyến khích, DN, doanh nhân tích cực hưởng ứng và nhiệt tình tham gia các hiệp hội DN, tạo điều kiện để liên kết phát triển các quan hệ sản xuất, kinh doanh thương mại và đầu tư; khuyến khích các DN, doanh nhân VN hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư tại Lào trên tinh thần hợp tác cùng phát triển và quyết tâm hoàn thành các dự án đã đăng ký, cố gắng thiết lập thị trường nội bộ, ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau... Trong thời gian qua, các DN VN tại Lào đã có sự phát triển nhanh, vững mạnh về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng DN nói riêng cũng như sự phát triển chung của nước bạn Lào và VN. Việc thành lập Hiệp hội DN VN hợp tác và đầu tư tại Lào là một biểu hiện sinh động cho mối liên kết để hội nhập thành công và cũng là minh chứng cho sự đoàn kết hợp tác toàn diện Việt - Lào, khẳng định vị thế và thương hiệu của chính các DN. Tháng 2-2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài". Đây được xem như "bệ phóng" cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài với quy mô và tầm nhìn mang tính chiến lược. Đề án đặt mục tiêu thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhằm chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường các biện pháp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời quản lý có hiệu quả hoạt động này, đặc biệt là đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ cũng định hướng doanh nghiệp không chỉ tiếp tục khai thác và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế Việt Nam trong đầu tư vào các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực, Nga... mà còn từng bước mở rộng đầu tư sang các nước, thị trường mới như Mỹ La tinh, Đông Âu, châu Phi... Ngày 15/12/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành Thông tư số 25/2009/TT-NHNN về bổ sung Điều 1 Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu từ 0-5% cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào đang được áp dụng, hai nước cũng cho phép vận tải hàng hóa qua biên giới và đẩy nhanh việc kêu gọi vốn đầu tư để xây dựng các trung tâm thương mại. Trước mắt là công trình xây dựng trung tâm thương mại tại thành phố Viên chăng (Vientiane). Hai nước đã lập khu thương mại tự do ở cửa khẩu quốc tế Dansavan - Lao Bảo (Quảng Trị) và cho phép các tỉnh biên giới mở các cửa khẩu phụ và tổ chức 11 điểm chợ biên giới. Dự kiến, một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện để cung cấp cho thị trường Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước... có thể được hưởng chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, đơn cử như được hưởng lãi suất ưu đãi. Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh vực đặc thù (sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước...), chẳng hạn cho miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước bạn. Các hỗ trợ “vô hình” khác nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cung cấp thông tin (về chính sách thu hút đầu tư, luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nước sở tại; tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể). II. Về phía các chính sách của Lào 1. Những thuận lợi - Sự ưu đãi về các quy định trong việc thu hút đầu tư Lào đưa ra 2 "công thức" kêu gọi đầu tư từ Việt Nam là 3 + 2 (Việt Nam có kỹ thuật, vốn và thị trường, Lào có tài nguyên khoáng sản và lao động) và 2,5 + 2,5 (Việt Nam có vốn, công nghệ và một phần thị trường, Lào có tài nguyên khoáng sản, lao động và một phần thị trường - nhờ vào việc Lào được hưởng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với 35 nước). Các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư gồm thủy điện, khoáng sản, du lịch, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng... Có một điểm đặc thù nữa, đó là các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Lào có thêm 7 yêu cầu riêng dựa trên quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Đầu tư trên địa bàn của Lào nhìn chung còn khó khăn, phức tạp, thiếu nhiều thứ. Vì vậy, phía Lào muốn thông qua dự án của doanh nghiệp Việt Nam giúp đỡ cho địa phương trên địa bàn đầu tư 7 lĩnh vực liên quan đến: điện, đường, trường, trạm, việc làm, dạy nghề và cơ chế 3+2 Có vẻ như yêu cầu này đối với các doanh nghiệp là nặng nề nhưng thực chất, yêu cầu của phía bạn cũng không cao. Đơn cử như xây dựng trạm xá cũng chỉ là căn nhà 3-4 gian không nhất thiết phải trang bị đầy đủ. Vì vậy cũng không tốn nhiều vốn của doanh nghiệp. Một hướng mới phía Lào cũng đang thực hiện vài năm nay trở lại đây là đổi công trình lấy dự án. Trước đây, phía bạn áp dụng phương pháp các nhà đầu tư đến tìm hiểu thị trường, cam kết với đối tác Lào và thông qua chính phủ ký thoả thuận ghi nhớ. Như vậy, thỏa thuận ghi nhớ ràng buộc giữa nhà đầu tư với chính phủ còn với địa phương và cơ quan khác lại nằm ở bước tiếp theo. Những cơ hội lớn mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, nhất là ở 3 lĩnh vực thế mạnh Việt Nam đầu tư sang Lào (trồng cao su, thuỷ điện, thăm dò khai khoáng). - Cấp phép trong vòng từ 5 - 15 ngày Chính quyền thành phố Viêng Chăn đã lựa chọn 10 dự án (trong số 160 dự án thu hút đầu tư) tốt nhất để dành cho các nhà đầu tư Việt Nam. Đó là các dự án sản xuất nhựa, thuốc bảo vệ thực vật, phân vi sinh, gạch men, sành sứ-thủy tinh, dệt vải bông và các dự án về dịch vụ vận tải, y tế, bán lẻ… Đây là những dự án được Lào cấp phép trong vòng 5 ngày đối với 10 dự án này và các dự án còn lại tối đa 15 ngày Lào cũng cho phép các nhà đầu tư Việt Nam nâng mức sử dụng lao động đến từ ngoài nước trong các dự án đầu tư tại Lào lên mức tối đa là 15% so với mức chung 10% của luật pháp nước này. 2. Những khó khăn - Luật pháp chưa quy định rõ ràng Quá trình triển khai đầu tư thành công, hiện tại vẫn còn không ít vướng mắc. Ông Phương Hữu Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn đầu tư Việt Phương phản ánh: nhiều luật của Lào hiện không còn phù hợp và phải chỉnh sửa, bổ sung. Chẳng hạn, khi Tập đoàn đầu tư Việt Phương đầu tư một khu đô thị tại Lào muốn nhượng đất hoặc quyền sử dụng đất cho người Lào thì chưa được quy định trong luật nước này. - Sự thay đổi nhanh chóng trong luật Dự án thủy điện Luongprabang tại Lào khi được tổng công ty Điện lực Dầu khí quyết định đầu tư thực sự là một bất ngờ bởi có quy mô tới 1.400 MW, lớn gấp vài lần các dự án thủy điện của các doanh nghiệp Việt Nam khác đang và chuẩn bị được triển khai tại đây. Với vốn đầu tư dự kiến khoảng 2 tỷ USD ở thời điểm cách đây khoảng 2 năm, dự án này, theo đánh giá của các chuyên gia, đến nay có thể phải cần tới gấp rưỡi số vốn dự tính ban đầu để triển khai. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, dự án cũng đang phải đối mặt với một số quyết định mới của nước chủ nhà, chẳng hạn như,  cột nước chỉ được duyệt là 310 mét so với mức tính toán của chủ đầu tư là 312 mét. Đến lúc này, đề nghị được kéo dài thời gian thực hiện dự án lên 40 năm so với 30 năm trước đó hay nâng cột nước lên như mức tính toán ban đầu của PVP vẫn chưa nhận được câu trả lời cuối cùng của nước sở tại. Trong khi đó, theo các chuyên gia, nếu không được chấp nhận ít nhất 1 trong 2 điều kiện nói trên thì cơ hội để dự án có hiệu quả kinh tế là rất khó khăn.  Không chỉ Luongprabang, một số dự án thủy điện khác mà các doanh nghiệp Việt Nam nhắm tới ở Lào như Sekaman 3, Sekaman 1… cũng gặp những khó khăn nhất định trong quá trình tính toán hiệu quả đầu tư. Nhất là khi các dự án cận kề ở những bậc thang thủy điện tiếp theo được đầu tư bởi những đối thủ có lợi thế về chế tạo thiết bị hay kinh nghiệm đến từ Trung Quốc.  - Sự giới hạn trong quy định về lao động Một khó khăn khác đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào hiện nay là nguồn lao động tại chỗ còn hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Việc phải đưa lao động từ Việt Nam sang, hay đưa lao động Lào sang Việt Nam đào tạo, đã làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Mặt khác, chính phủ nước này quy định việc đưa lao động nước ngoài đầu tư sang Lào không được vượt quá 10% lao động phổ thông và kỹ thuật không quá 20%. Đây là quy định khiến cho nhiều doanh nghiệp thấy vướng mắc. Số lượng lao động Việt Nam đưa sang bị hạn chế trong khi lao động Lào không đủ cung cấp. B. Nhân tố quốc tế 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2006 Khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến đầu tư quốc tế trên những khía cạnh chính sa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112221.doc
Tài liệu liên quan