Trong những năm qua, nhóm mặt hàng rau quảnói chung và sản phẩm rau
quảchếbiến nói riêng đã có đóng góp đáng kểvào sựphát triển chung của nền
kinh tế. Bước đầu ngành CNCBRQ đã đạt được những kết quảtương đối trên
nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trước tiên ta xét đến những kết quảxuất khẩu các mặt hàng rau quả đã
qua chếbiến trong những năm qua. Năm 2000-2001, kim ngạch xuất khẩu của
ngành đã lọt vào “tốp” 10 nhóm mặt hàng đứng đầu cảnước, trong kim ngạch
xuất khẩu có tới 85-90% là sản phẩm chếbiến. Từnăm 1990 trởvềtrước, xuất
khẩu rau quảchủyếu được tập trung vào thịtrường Liên Xô cũvà các nước
Đông Âu, kim ngạch xuất khẩu rau quảcủa Việt Nam giảm mạnh, từ52,3 triệu
USD năm 1990 giảm xuống 33,2 triệu USD năm 1991; 32,3 triệu USD năm
1992; 23,6 triệu USD năm 1993 và năm 1994 chỉcòn 20,8 triệu USD. Đến năm
1995 xuất khẩu rau quảmới được phục hồi, đạt kim ngạch 56,1 triệu USD, mỗi
năm tăng bình quân 41,5 triệu USD ( tăng bình quân 32,6%/năm). Các mặt
hàng rau quảcủa Việt Nam đã có mặt ởgần 50 quốc gia và vùng lãnh thổtrên
khắp các châu lục của thếgiới, trong đó chủyếu là thịtrường châu Á, Bắc Âu,
Tây Âu, Mỹ. Nhìn chung kim ngạch cũng nhưthịtrường xuất khẩu tăng. Hiện
nay rau quả được xuất sang 40 nước trong đó nhiều nhất là sang Trung Quốc,
Đài Loan và Nhật
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3097 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng rất lớn do
vậy cần khai thác một cách triệt để, nếu làm được điều đó thì ngành CNCBRQ
của chúng ta phát triển rất tốt.
Thứ hai là thị trường rau quả thế giới ngày càng phát triển mạnh, nó buộc
ngành CNCBRQ của ta phải đầu tư phát triển sao cho tương ứng nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của thế giới. Tạo điều kiện cho chúng ta có được thị
14
trường tốt để phát triển ngành rau quả trong tương lai. Ta có thể tận dụng tiềm
năng của chúng ta để xuất khẩu sang các nước có nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm rau quả đã qua chế biến. Sau đây là một số thông tin xung quanh việc tiêu
thụ rau quả của các nước trên thế giới đễ từ đó tạo ra hướng đi mới cho
CNCBRQ Việt Nam:
Xu hướng tăng nhu cầu tiêu thụ các loại rau quả trái vụ, các loại quả nhiệt đới
cũng đang mở ra những cơ hội mới cho các nước đang phát triển.
Xuất khẩu rau quả chế biến toàn cầu đã tăng mạnh trong năm 2002, 2003 sau
khi giảm nhẹ trong năm 2000, đạt 14,283 tỷ USD trong năm 2003. EU (15) vẫn
là khu vực xuất khẩu rau quả chế biến lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất
khẩu đạt 2,55 tỷ USD trong năm 2003 nhưng trong năm 2003, Trung Quốc đã
vượt Hoa Kỳ, trở thành nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu rau quả chế biến.
Các nước xuất khẩu rau quả chế biến lớn nhất thế giới (1000 USD)
1999 2000 2001 2002 2003
Tổng số 11.029.74 10.678.32 10.733.14 12.478.06 14.283.36
EU 15 (ngoại EU) 1.952.390 1.936.701 2.035.023 2.314.661 2.550.779
TrungQuốc 1.127.187 1.314.668 1.505.767 1.761.099 2.168.847
Hoa Kỳ 2.235.718 2.217.014 2.100.997 2.130.927 2.107.467
Braxin 1.340.033 1.134.436 925.855 1.133.586 1.292.107
Thái Lan 769.896 628.985 648.319 755.070 916.226
Các nước nhập khẩu rau quả chế biến lớn nhất thế giới (1000 USD)
1999 2000 2001 2002 2003
Tổng số, trong đó 11.425.437 11.260.23 10.973.5 12.225.4 13.803.3
EU 15(ngoại khối) 3.331.934 3.114.206 2.844.49 3.185.29 3.770.10
Hoa Kỳ 2.687.578 2.678.262 2.635.08 2.802.19 3.232.92
Nhật Bản 2.038.279 2.067.291 2.049.62 1.940.67 2.026.49
Canada 829.562 813.101 816.261 889.541 917.510
Nga 214.318 237.915 317.947 425.415 498.610
15
2/ Vùng cung ứng nguyên liệu đầu vào.
Ta biết rằng nguyên liệu là yếu tố quan trọng, chủ yếu của quá trình sản
xuất và chế biến, đặc biệt là ngành CNCBRQ thì nguyên liệu chính là các loại
rau quả, tỷ lệ các loại nguyên liệu khác ngoài rau quả là rất ít. Do vậy rau quả
có ảnh hưởng trực tiếp đến công nghiệp chế biến.
Thứ nhất là xét đến chủng loại rau quả: mỗi loại rau quả sẽ quyết định đến
việc các nhà máy chế biến phải đầu tư cho công nghệ chế biến như thế nào,
trình độ dây chuyền công nghệ ra sao đễ có thể chế biến các loại sản phẩm ra
quả sao cho phù hợp với loại nguyên liệu đó. Nếu doanh nghiệp không xác định
được rõ được vùng nguyên liệu mình sẽ khai thác thì rất khó khăn trong khâu
cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến.
Đối với những vùng nguyên liệu chuyên thâm canh một loại hay một số
loại rau quả cụ thể nào đó sẽ tạo điều kiện, thứ nhất là bảo đảm cho việc chế
biến được chuyên môn hoá, việc đầu tư cho thiết bị sẽ chuyên môn hoá, đồng
bộ hơn, do vậy làm cho quá trình chế biến diễn ra một cách linh hoạt, đều đặn,
sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt hơn; thứ hai là bảo đảm cho ngành
CNCBRQ luôn có đủ lượng nguyên liệu cần thiết cho chế biến. Đối với những
vùng trồng rau quả tập trung, chuyên môn hoá, thâm canh sản xuất theo kiểu
công nghiệp hoá thì các doanh nghiệp chế biến rau quả sẽ dễ dàng liên kết, thoả
thuận hợp tác với những người trồng rau quả trong việc đầu tư cho sản xuất,
trồng loại rau quả gì, bao nhiêu, như thế nào. Các doanh nghiệp có thể chủ
động trong việc đầu tư thêm vốn, giống, kỹ thuật canh tác cho những người
trồng rau quả nhằm mục đích vừa bảo đảm nguyên liệu cung cấp kịp thời cho
công tác chế biến đủ cả về số lượng, chất lượng được tốt hơn. Do vậy, làm cho
ngành CNCBRQ phát triển ổn định hơn, đỡ lo về mặt nguyên liệu đầu vào cho
việc chế biến, do đó tạo ra được uy tín với thị trường tiêu thụ sản phẩm trong
và ngoài nước trong việc vừa cung ứng kịp thời, vừa bảo đảm chất lượng.
Còn ngược lại đối với những vùng nguyên liệu phi tập trung, nằm rải rác ở
các hộ gia đình thì việc phát triển CNCB gặp rất nhiều khó khăn bởi lẽ: thứ
16
nhất là về chủng loại rau quả rất khó có thể bảo đảm phù hợp với việc chế biến
của nhà máy vì người dân thường trồng các loại rau quả chủ yếu nhằm phục vụ
nhu cầu của họ là chính, nếu có thừa thị họ mới đem bán, họ vẫn chưa chú ý
đến giá trị khác mà rau quả có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao cho họ, diện tích
trồng rau quả thì nhỏ bé, manh mún cho nên việc thu mua nguyên liệu để cung
ứng kịp thời cho nhà máy chế biến gặp rất nhiều khó khăn; Thứ hai là chất
lượng các loại rau quả do người dân trồng thường có chất lượng chưa cao bởi
vì trình độ canh tác của họ còn thấp, kỹ thuật lạc hậu, vốn ít vì vậy việc đầu tư
cho trồng các loại rau quả chưa cao. Do vậy, nguồn nguyên liệu rau quả cung
cấp cho các nhà máy chế biến thường không đảm bảo cả về số lượng, chất
lượng, tiến độ, chủng loại nên việc phát triển ngành CBRQ khó có thể đạt tới
trình độ cao.
3/ Công nghệ chế biến.
Một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến CNCBRQ đó là công nghệ
chế biến. Dù một doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ như thế nào thì nó
cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của ngành CNCBRQ. Công nghệ
chế biến có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm, thời gian bảo
quản, giá thành sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thứ nhất công nghệ chế biến ảnh hưởng tới năng suất CBRQ. Với những
dây chuyền chế biến hiện đại, tiên tiến, phương pháp chế biến khoa học, làm
theo dây chuyền,do vậy làm cho năng suất chế biến rất cao. Còn đối với công
nghệ chế biến lạc hậu, chu yếu chế biến bằng phương pháp thủ công truyền
thống, it máy móc thiết bị thì năng suất thường rất thấp. Nhất là trong giai đoạn
hiện nay khi mà nền kinh tế hàng hoá phát triển thì vấn đề năng suất rất được
quan tâm vì nó có ảnh hưởng lớn tới việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, tới
khả năng cung cấp kịp thời cho thị trường.
Thứ hai là công nghệ chế biến có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Công nghệ chế biến có thể làm cho chất lượng sản phẩm rau quả tốt hơn cũng
có thể làm cho chất lượng của nó giảm đi. Với việc sử dụng trang thiệt bị hiện
đại, phương pháp chế biến tiên tiến, khoa học, dây chuyền công nghệ theo đúng
17
tiêu chuẩn quốc tế thì chất lượng các mặt hàng rau quả luôn có giá trị cao, chất
lượng được đảm bảo. Khi chất lượng sản phẩm có giá trị cao thì sẽ làm tăng vị
thế của các sản phẩm rau quả nước ta do vậy tạo được sự tin tưởng cho khách
hàng người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Từ đó công nghiệp chế biến có
điều kiện phát triển ngày càng mở rộng về quy mô theo cả chiều rộng và chiều
sâu, làm tăng vị thế của mình trên trường quốc tế.
Thứ ba là công nghệ chế biên với kỹ thuật hiện đại còn làm cho thời gian
chế biến các sản phẩm từ rau quả diễn ra nhanh chóng. Bởi vì làm theo hệ
thống chế biến dây chuyền, tính linh hoạt cao. Mặt khác việc bảo quản các sản
phẩm rau quả đã qua chế biến cũng lâu hơn vì với công nghệ đóng gói với kỹ
thuật cao hơn, dùng các loại chất có thể giữ được sản phẩm rau quả luôn tươi
trong thời gian bảo quản. Chính vì vậy mà việc tiêu thụ các loại sản phẩm rau
quả rộng rãi hơn, lâu hơn, có thể vận chuyển đi xa hơn, vì thế các sản phẩm rau
quả đến tay người tiêu dùng cuối cùng vẫn giữ được nguyên giá trị ban đầu,
mẫu mã đẹp, tạo được sự tin tưởng của khách hàng. Xu hướng ngày nay họ
thường muốn tiêu dùng những thứ chế biến sẵn có trên thị trường, do vậy các
sản phẩm rau quả được chế biến sẵn có thể giữ được lâu, sử dụng dễ dàng và
thuận tiện cho nên rất được ưa chuộng hiện nay.
Thêm vào đó với dây chuyền chế biến hiện đại , tiên tiến, sản xuất đồng
bộ theo dây chuyền có thể làm giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm rau
quả chế biến vì khi sử dụng toàn máy móc thiết bị để chế biến thì cần ít nhân
công, thời gian chế biến nhanh hơn, giảm hao hụt về nguyên liệu trong khi chế
biến do vậy làm giảm giá thành sản phẩm. Làm tăng khả năng cạnh tranh, tiêu
thụ ngày càng nhiều hơn, phù hợp với thu nhập của người dân. Mặt khác với
công nghệ chế biến lạc hậu, thủ công thì việc chế biến mật rất nhiều thời gian
và lao động, rau quả bị tổn thất rất nhiều cho nên đội giá thành lên cao, làm
giảm khả năng cạnh tranh, sản phẩm rau quả sản xuất ra rất khó tiêu thụ dẫn
đến việc ngành CNCBRQ rất khó có thể phát triển.
Thứ tư một điều hết sức quan trọng là sự ảnh hưởng của công nghệ chế
biến đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. ATVSTP, nhất là đối với mặt hàng
là các sản phẩm rau quả thì cần có sự quan tâm đặc biệt vì nó có ảnh hưởng
18
trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng. Với công nghệ chế biến theo dây
chuyền hiện đại, quy trình chế biến khép kín, khả năng xử lý các chất độc hại từ
rau quả là rất tốt, việc có bao bì bảo quản ngày càng tôt sẽ làm cho việc giữ gìn
vệ sinh là rất đảm bảo.
Tóm lại với việc phát triển tốt công nghệ chế rau quả thì một mặt bảo đảm
số lượng rau quả được chế biến hàng loạt, năng suất lao động tăng, chất lượng
được đảm bảo, an toàn trong sử dụng, sử dụng các mặt hàng rau quả một cách tiện
lợi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho ngành NCBRQ của chúng ta phát triển.
4/ Lao động.
Như bất cứ một ngành công nghiệp nào thì yếu tố lao động cũng có ý
nghĩa hết sức quan trọng, là nguồn lực chủ yếu tạo ra sản phẩm. Riêng đối với
ngành CNCBRQ thì nó lại có ý nghĩa quan trọng hơn bởi lẽ: Ngoài việc tham
gia trực tiếp vào quá trình sản xuất rau quả cung ứng nguyên liệu
phục vụ cho các nhà máy chế biến rau quả thì họ còn tham gia trực tiếp vào quà
trình bảo quản và chế biến rau quả. CNCBRQ là một ngành cần rất nhiều lao
động ở một số khâu như: Sơ chế ban đầu, thu gom nguyên liệu. Muốn ngành
CNCBRQ phát triển với quy mô lớn và rộng khắp thì ngoài việc phát triển các
yếu tố khác thì cũng nên đặc biệt quan tâm đến vấn đề tuyển chọn lao động sao
cho có đủ khả năng, trình độ, năng lực chuyên môn vào quà trình chế biến, lao
động có tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm làm ra, năng suất lao động,
vệ sinh của các loại sản phẩm chế biến ra.
5/ Các chính sách kinh tế của Nhà nước.
Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến định hướng phát triển của ngành
CNCBRQ thông qua các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô. Các chính sách đó có
cả những tác động tích cực và tiêu cực. Nếu Nhà nước có các chính sách kinh
tế tích cực như khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân chăm lo phát triển
ngành công nghiệp này thì sẽ có nhưng chính sách ưu đãi về thuế, tạo điều kiện
cho vay vốn, cung cấp được các thông tin về thị trường... từ đó có thể giúp cho
CNCBRQ có điều kiện phát triển.
19
PHẦN III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CNCBRQ
I/ THỰC TRẠNG.
1/ Những kết quả đạt được.
Trong những năm qua, nhóm mặt hàng rau quả nói chung và sản phẩm rau
quả chế biến nói riêng đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nền
kinh tế. Bước đầu ngành CNCBRQ đã đạt được những kết quả tương đối trên
nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trước tiên ta xét đến những kết quả xuất khẩu các mặt hàng rau quả đã
qua chế biến trong những năm qua. Năm 2000-2001, kim ngạch xuất khẩu của
ngành đã lọt vào “tốp” 10 nhóm mặt hàng đứng đầu cả nước, trong kim ngạch
xuất khẩu có tới 85-90% là sản phẩm chế biến. Từ năm 1990 trở về trước, xuất
khẩu rau quả chủ yếu được tập trung vào thị trường Liên Xô cũ và các nước
Đông Âu, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm mạnh, từ 52,3 triệu
USD năm 1990 giảm xuống 33,2 triệu USD năm 1991; 32,3 triệu USD năm
1992; 23,6 triệu USD năm 1993 và năm 1994 chỉ còn 20,8 triệu USD. Đến năm
1995 xuất khẩu rau quả mới được phục hồi, đạt kim ngạch 56,1 triệu USD, mỗi
năm tăng bình quân 41,5 triệu USD ( tăng bình quân 32,6%/năm). Các mặt
hàng rau quả của Việt Nam đã có mặt ở gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
khắp các châu lục của thế giới, trong đó chủ yếu là thị trường châu Á, Bắc Âu,
Tây Âu, Mỹ. Nhìn chung kim ngạch cũng như thị trường xuất khẩu tăng. Hiện
nay rau quả được xuất sang 40 nước trong đó nhiều nhất là sang Trung Quốc,
Đài Loan và Nhật
Kim ngạch rau qủa xuất khẩu
• 1995 : 50 tr USD
• 1996 : 100 tr USD
• 1997 : 70 tr USD
• 1998 : 50 tr USD
• 1999 : 100 tr USD
20
• 2000 : 200 tr USD
• 2001 : 300 tr USD
• 2002 : 200 tr USD
• 2003 : 119 tr (9 tháng đầu năm, riêng thị trường TQ chỉ đạt 24,2 tr USD)
Đáng chú ý, xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm nay sang Nhật Bản cũng
tăng khá mạnh, tăng tới 76,26%, đạt 13,6 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu
sang một số nước phát triển như Pháp, Singapore,… cũng tăng khá mạnh.
Thị trường xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2005
Thị trường Kim ngạch XK tháng
5/2005 (1000 USD)
Kim ngạch XK 5 tháng
đầu năm 2005 (1000 USD)
Tổng cộng 17.922 98322
Trung Quốc 1.635 16760
Nhật Bản 2.903 13590
Đài Loan 1.824 8651
Nga 1.182 6451
Mỹ 801 4997
Indonesia 104 4330
Hàn Quốc 485 3097
Hà Lan 666 2836
Pháp 598 2696
Singapore 453 2255
Hồng Kông 435 2043
Malaysia 382 1928
Thứ hai có liên quan đến các cơ sở chế biến. Trước năm 1999, cả nước ta
chỉ mới có 12 nhà máy và 48 cơ sở chế biến rau quả, công suất chế biến trên
dưới 150.000 tấn sản phẩm/năm. Sau 4 năm thực hiện đề án, đã có 12 dự án
xây dựng nhà máy mới, đưa tổng công suất chế biến lên 290.000 tấn sản
phẩm/năm. Bên cạnh đó việc xây dựng nhà máy chế biến nhỏ và vừa cũng đã
được đầu tư và không ngừng phát triển. Cả nước hiện có 25 đơn vị quốc doanh,
7 đơn vị liên doanh, 129 cơ sở tư nhân và hơn 10.000 hộ tham gia chế biến rau
quả. So với chỉ tiêu năm 2010, năng lực chế biến công nghiệp hiện nay của
nước ta đã đạt 44,6% và chế biến trong dân đạt 50%. Hiện nay, cả nước có 12
21
dây chuyền mới được đầu tư nâng cấp, với tổng công suất hơn 50000 tấn sản
phẩm/năm có trình độ công nghệ chế biến hiện đại, đạt tiêu chuẩn của châu Âu,
châu Mỹ. Chương trình chế biến rau quả, triển khai được 20 dự án với tổng
công suất trên 120000 tấn sản phẩm/năm, trong đó có 9 dự án đã được phê
duyệt với tổng công suất 44600 tấn sản phẩm/năm, ví dụ như: xây dựng dự án
“ Hệ thống kho mát bảo quản hoa quả tại Lạng Sơn thực hiện phương thức
buôn bán hai chiều “ và xây dựng mô hình bảo quản mận Bắc Hà ( Lào Cai ).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2003, tổng
diện tích rau, quả và hoa trên cả nước đạt 1,27 triệu ha, tổng sản lượng đạt
13,875 triệu tấn. Nếu đem so với năm 2010, chỉ tiêu về diện tích đã đạt 97% và
sản lượng đạt 69,4%. Chính nhờ đề án này, nhiều vùng nông thôn của nước ta
đã hình thành và phát triển được những vùng rau quả đặc sản, những vùng
nguyên liệu tập trung lớn như xoài của tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp; vải thiều
Hải Dương; nhãn lồng Hưng Yên; mận tam hoa Lào Cai; thanh long Bình
Thuận... với giá trị thương phẩm rất cao. Không chỉ đầu tư cho cây trồng,
những năm qua, năng lực chế biến rau, quả cũng đã được các ngành, các địa
phương đầu tư mạnh và hoạt động tương đối hiệu quả. Các nhà máy thuộc
doanh nghiệp Nhà nước có tổng công suất 143.747 tấn sản phẩm/năm (chiếm
xấp xỉ 50%), các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 48.65) tấn sản phẩm/năm
(chiếm 16%), số còn lại thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong số các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty Rau quả nông sản là đơn
vị có vai trò chủ đạo với tổng công suất chế biến trên 100.000 tấn sản
phẩm/năm (chiếm 34% tổng công suất cả nước) và trên 50% số các nhà máy
mới được đầu tư với trình độ thiết bị công nghệ hiện đại. Mặc dù so với mục
tiêu năm 2010 (650.000 tấn sản phẩm/năm), tổng công suất chế biến rau quả
hiện tại còn nằm ở tỷ lệ thấp (44,6%), nhưng trong những năm qua Nhà nước
cũng đã cố gắng đầu tư và hình thành được một hệ thống các nhà máy ở hầu
khắp các vùng trồng trọng điểm, có trình độ công nghệ tiên tiến, sản xuất ra sản
phẩm đạt chất lượng cao, phần nào đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Bên cạnh
22
đó, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến rau quả ở
các quy mô khác nhau đã tạo nên động lực cho các thành phần kinh tế phát
triển hàng trăm ngàn cơ sở chế biến nhỏ. Các cơ sở này đã tập hợp lao động và
tài chính tổ chức sơ chế, bảo quản chủ yếu ở các dạng sấy, chiên sấy, đông lạnh,
đóng góp phần tích cực vào công đoạn sau thu hoạch và giải quyết sự dư thừa
sản phẩm tươi vào các thời điểm chính vụ.
2/ Những tồn tại của ngành CBRQ.
Thứ nhất là về vấn đề tiêu thụ các loại sản phẩm rau quả trong nước và
xuất khẩu. Trái với tốc độ tăng nhanh diện tích và sản lượng rau quả hiện nay,
việc tiêu thụ sản phẩm rau quả gặp rất nhiều khó khăn và ách tắc. Rau quả Việt
Nam xuất khẩu rất khó khăn, năm 1998 cả nước chỉ mới xuất khẩu được dưới
10.000 tấn, mới bằng 0,25% sản lượng rau quả sản xuất trong nước. Các năm
1999-2000 xuất khẩu trái cây có tăng song sản lượng xuất khẩu còn nhỏ bé.
Rau quả Việt Nam không chỉ ách tắc trong xuất khẩu mà tiêu thụ cũng rất khó
khăn ở thị trường nội địa và rất khó cạnh tranh với các loại rau quả cùng loại,
nhất là các loại trái cây nhập khẩu. Theo tổng cục hải quan, chỉ tính riêng
nguồn nhập khẩu chính ngạch, hiện mỗi năm nước ta nhập khẩu từ 20.000 đến
30.000 tấn trái cây tươi, đấy là chưa kể các loại rau quả đã qua chế biến. Ngoài
ra hàng năm nguồn trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc qua con đường tiểu
ngạch vào nước ta có khối lượng khá lớn. Riêng lượng ngoại tệ để nhập khẩu
trái cây chính ngạch hàng năm ước tính tới 13-15 triệu USD/năm. Mặc dù Việt
Nam là "vựa" rau quả và hoa tươi các loại có chất lượng và giá trị thương phẩm
cao, tuy nhiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang đi trên con đường hẹp,
khâu thực hiện đang lúng túng và tốc độ tăng trưởng chậm chạp. Trong 3 năm
qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả (tính cả hạt tiêu) đạt 328 triệu USD/năm, chỉ
đạt 32,8% chỉ tiêu đề ra cho năm 2010. Thậm chí trong hai năm 2002 và 2003
kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này còn có xu hướng giảm. Tiêu thụ rau quả
trong thời gian qua chủ yếu là nội tiêu và dưới dạng tươi, chỉ mới có 7% lượng
rau quả được xuất khẩu. Đến thời điểm này, Việt Nam không có thị trường xuất
23
khẩu trái cây mà chủ yếu là buôn chuyến; thông tin thị trường và các vấn đề
liên quan đến trái cây rất hạn chế, nhất là thị trường thế giới. Hệ thống phân
phối rau quả Việt Nam bị đánh giá là manh mún và tự phát. Thông thường,
nông dân sau khi thu hoạch rau quả xong, sẽ có một lực lượng rất đông các
thương lái tới thu gom. Thương lái bán cho các nhà bán buôn và những người
này chuyển lại cho các hộ bán lẻ để phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng.
Việc vận chuyển rau quả cũng rất tuỳ tiện và cẩu thả. Đa số sản phẩm rau quả
của Việt Nam được vận chuyển trên những phương tiện kém chất lượng như xe
máy cũ, xe thồ... Theo tính toán của các nhà khoa học, từ lúc nông dân thu
hoạch cho tới khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng, tổng hao hụt ước tính lên
tới 1050% khối lượng sản phẩm.Hao hụt này cũng đã ảnh hưởng lớn đến tính
cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội Trái cây Việt Nam,
kim ngạch xuất khẩu trái cây đã giảm mạnh trong vòng 4 năm qua, từ gần 330
triệu USD vào năm 2001 xuống còn hơn 178 triệu USD vào năm 2004, và còn
có thể tiếp tục giảm trong năm nay. Vấn đề thương hiệu cho hàng hóa Việt
Nam nói chung, trong đó có mặt hàng rau quả cần được phát triển trong một
môi trường Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ và đang hội nhập nền kinh tế
khu vực và thế giới. Nước ta rất phong phú về chủng loại trái cây, trong đó có
rất nhiều giống có chất lượng cao và hương vị đặc biệt. Tuy vậy, chúng ta vẫn
chưa xuất khẩu được bằng con đường chính ngạch như một số nước quanh ta.
Vì vậy, cần đầu tư xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa cho từng
chủng loại trái cây. Ta chưa có thương hiệu riêng cho từng chủng loại trái cây
trên thị trường thế giới (trừ thương hiệu bưởi Năm Roi của Công ty Hoàng Gia
tỉnh Vĩnh Long). Vì chưa có thương hiệu nên các nước láng giềng đã chiếm ưu
thế một số loại trái cây như xoài, sầu riêng, cam, quýt, mận. Bởi vậy, ngay từ
bây giờ, chúng ta phải chọn một số chủng loại trái cây có ưu thế và khả năng
cạnh tranh để đầu tư các khâu kỹ thuật, xây dựng thương hiệu và chiến lược
xúc tiến thương mại, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm thị phần trên
thế giới. Vài năm gần đây kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam liên tục giảm.
24
Dự kiến cả năm 2004, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 120 triệu USD, giảm tới
31,5 triệu USD so với năm 2003. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, rau quả
Việt Nam có chất lượng không đồng đều, do sản xuất phân tán, chủng loại
không ổn định và mang tính thời vụ; vấn đề thu hoạch và bảo quản sau thu
hoạch còn nhiều bất cập. Tại các khu vực sản xuất nguyên liệu tập trung cho
chế biến công nghiệp, năng suất, chất lượng rau quả còn thấp và sản lượng
không đáp ứng đủ so với yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó ới nhiều lợi thế
trong sản xuẩt rau quả và mặt hàng xuất khẩu đa dạng, Việt Nam đã xuất khẩu
được nhiều loại rau quả tươi cũng như chế biến sang hơn 50 nước trên thế giới
nhưng Việt Nam chưa hình thành được các mặt hàng chủ lực, có địa vị thống trị
trên thị trường như dứa của Thái Lan, chuối của Philippine, rau tươi và rau chế
biến của Trung Quốc. Thị phần của hầu hết các mặt hàng rau quả Việt Nam còn
ở mức rất hạn chế, không tạo được tác động chi phối đến thị trường thế giới.
Thị phần của một số nước châu Á trên thị trường rau quả thế giới giai đoạn
1997-2001
Việt Nam Trung Quốc Thái Lan Indonesia Ấn Độ
Quả tươi 4,8 2,6 32,6 2,7
Quả khô 5,8 10,6 18,3 1,6
Dứa hộp 0,9 3,4 45,2 11,5
Nấm hộp 1,2 52,0 1,7 7,4 1,1
Nguyên nhân của tình trạng đó là tuy đã có những tiến bộ nhất định khả
năng mở rộng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của Việt Nam khá hạn chế, chủ
yếu phụ thuộc vào thị trường những nước lân cận như Trung Quốc. Xuất khẩu
rau quả, đặc biệt là rau quả tươi sang các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản còn gặp nhiều trở ngại về công nghệ bảo quản và chế biến cũng
như khả năng đáp ứng các yêu cầu về hàng nhập khẩu của các thị trường này.
Với thị trường Trung Quốc: Trong những năm tới, Trung Quốc vẫn là thị
trường có nhiều tiềm năng phát triển đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam.
Trung Quốc là thị trường lớn, dễ thâm nhập, yêu cầu về chất lượng không quá
25
cao, nhu cầu tiêu dùng của cư dân cũng rất đa dạng. Các nước khác trong khu
vực: Đài Loan và Hàn Quốc cũng là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ hai
của Việt Nam, chiếm khoảng 10% và 6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các nước
ASEAN cũng là những thị trường xuất khẩu rau quả quan trọng của Việt Nam,
trong đó Singapore, Malaysia và Indonesia nhập khẩu 1-2 triệu USD/năm. Nhật
Bản: Hiện tại và trong những năm tới, Nhật Bản vẫn là khu vực đầy tiềm năng
của nhiều loại rau quả như bắp cải, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, dứa,
cà chua, thanh long, tỏi, hoa… Đây cũng là những mặt hàng mà nước ta có
năng lực sản xuất khá dồi dào. Năm 2003, Nhật Bản đã nhập khẩu một lượng
rau quả trị giá khoảng trên 16 triệu USD từ Việt Nam. Tuy vậy, lượng kim
ngạch này mới chỉ chiếm 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật
Bản. Thị trường EU: Do khoảng cách xa và chi phí vận chuyển cao, Việt Nam
chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu các loại rau quả đóng hộp, nước quả. Các thị
trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam trong khu vực này là Đức,
Pháp, Hà Lan, Italia, Anh và Thuỵ Sĩ. Trong những năm gần đây, các nước
châu Âu có xu hướng tăng cường nhập khẩu các loại quả nhiệt đới. Thị trường
Bắc Mỹ: Trong những năm qua, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị
trường Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, đã có những bước tiến đáng kể.
Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là rau quả chế biến và nước quả. Theo
thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, kim ngạch nhập khẩu rau quả chế biến
của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã tăng từ 5,0 triệu USD năm 1999 lên 5,7 triệu USD
năm 2003. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận
lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Kể từ khi Hiệp định
thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ xuất khẩu rau quả của Việt Nam
vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc
(MFN), thuế nhập khẩu giảm đáng kể. Thị trường Nga: Việt Nam được hưởng
chế độ GSP của Nga nên chính sách thuế không đặt ra áp lực cạnh tranh đối với
xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này. Thị trường Nga trước mắt
và lâu dài còn cần nhiều hàng nông sản, rau, trái cây vùng nhiệt đới. Việt Nam
26
có nhiều cơ hội có thể chiếm lĩnh được thị trường khu vực Viễn Đông của Nga,
như đã làm trước kia. Vấn đề đặt ra là cách thức tổ chức sản xuất và xuất khẩu
rau qảu từ lúc chọn giống, cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, vận
chuyển nội địa, giao hàng lên tàu lạnh.
Thứ hai là những hạn chế về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quả.pdf