Gỗ là nguyên liệu sống còn của làng nghề La Xuyên. Gỗ để sản xuất là những loại không có giác (tức là bìa, vỏ gỗ bên ngoài). Giác gỗ không được sử dụng vì hay bị mối mọt, không bền; nên phần này thường bị bỏ đi. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ: giác của gỗ lai, gỗ sưa thì tuổi thọ và chất lượng tương đương lõi. Ngoài ra, khi chọn gỗ phải chọn những cây có than thẳng đứng, ít mắt, bền chắc, dễ chạm, dễ đánh bóng.
Gỗ sản xuất phải là những loại gỗ quý: gỗ gụ, trắc, mun. Gỗ gụ được sử dụng nhiều nhất do giá rẻ, chỉ chiếm khoảng 30% giá trị sản phẩm. Hàng năm La Xuyên tiêu thụ hàng nghìn m3 gỗ.
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5488 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển của làng nghề khắc gỗ La Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện pháp để mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài.
2.1.6. Đường lối chính sách
Ý Yên là một huyện điển hình của tỉnh về thế mạnh làng nghề với 8 làng nghề đang hoạt động rất hiệu quả và là nhân tố chính thay đổi bộ mặt nông thôn ở huyện từng được coi là nghèo nhất tỉnh này. Điều này phản ánh sự tác động tích cực của đường lối chính sách đúng đắn của Nhà Nước, của tỉnh và việc áp dụng, thực thi đường lối đó ở huyện Ý Yên. Biểu hiện rõ nhất là chính sách thành lập các cụm công nghiệp tập trung: hỗ trợ vốn, đất đai cho các hộ sản xuất. Cụm công nghiệp 1 Yên Ninh hoàn thành (2003) đã tạo ra động lực mới cho sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất và hiệu quả tăng lên rõ rệt so với trước.
Để làng La Xuyên cũng như các làng nghề trong huyện phát triển bền vững đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần có sự quan tâm hơn nữa, trên cơ sở hình thành ban quản lý làng nghề riêng để hiểu rõ thực trạng và có định hướng đúng.
2.1.7. Các nhân tố khác
- Địa hình – đất đai
Nằm về phía đông nam huyện Ý Yên – vùng đồng bằng thấp, thôn La Xuyên có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.
- Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa đông bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Mùa này thường có gió mùa đông bắc đem theo không khí lạnh, mưa phùn, làm tăng độ ẩm nên ít bị hạn hán. Mùa hạ bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Thời gian này thường có gió mùa đông nam gây mưa nhiều, thỉnh thoảng có bão và áp thấp nhiệt đới.
Lượng mưa trung bình năm: 1200-2000mm.
Nhiệt độ trung bình năm: 23,70C.
Nói chung khí hậu có chỉ số cao về độ ẩm, ánh sang, thuận lợi cho sản xuất quanh năm. Tuy nhiên, mùa khô hoạt động sản xuất diễn ra đều đặn hơn so với mùa mưa do điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, lại giáp Tết Nguyên Đán nên nhu cầu thị trường tăng cao. Song thời tiết khô hanh lại dễ làm cho đồ gỗ dễ bị rạn nứt, mất màu. Để đảm bảo độ bền chắc, ít co giãn mỗi khi thời tiết thay đổi thì trong quy trình sản xuất phải có them công đoạn luộc sấy hoặc phơi gỗ thật khô trước khi đưa vào sản xuất.
- Yếu tố truyền thống – văn hóa
Nghề chạm khắc gỗ đã trở thành nghề truyền thống từ bao đời nay của dân làng La Xuyên. Ai đã đến La Xuyên đều không thể quên được âm thanh rộn rã của tiếng tràng, tiếng đục. Mặc dù quá trình sản xuất đã được cơ khí hóa nhiều công đoạn, song người dân trong làng vẫn giữ lối làm ăn truyền thống: coi trọng chất lượng và chữ tín lên hàng đầu. Sự làm việc cần cù, tỉ mỉ, bàn tay phẩm La Xuyên có đặc trưng riêng: nét chạm tỉ mỉ, tinh tế, thể hiện rõ rệt nét Á Đông cũng như khiếu thẩm mỹ của người Việt Nam. Đây là nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững của làng nghề.
Truyền thống yêu nghề, giữ nghề được truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Thế hệ trẻ trong làng nếu không được học lên cao, đều tiếp nối nghề của gia đình. Lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn làng nghề được thể hiện rõ nét qua không khí tưng bừng ở các lễ hội của làng. Những lễ hội chính của làng:
Lễ ngành nghề: được tổ chức vào ngày 6/1 Âm Lịch. Đây là dịp để những phường thợ mộc, chạm trao đổi kinh nghiệm làm ăn, kết nạp thêm những người thợ mới, phân công công việc trong một năm.
Hội làng: Hội làng La Xuyên được tổ chức từ 10-15/1 hàng năm, những Tý, Ngọ, Mão, Dậu hội được mở với một quy mô lớn hơn. Ngày mở đầu dịp hội dân làng tổ chức làm lễ rước nước (lấy từ sông Sắt đoạn cầu Tào) để về tẩy trần, mở cửa thánh và nhà Phật. Kế đó là tổ chức lễ rước chân nhang từ phủ bà chúa Liễu ở Phủ Dầy (Vụ Bản). Ngày làng mở hội cũng là ngày mọi nhà làm cỗ cúng ở tổ đường, sắm hương hoa ra đình, phủ, lên chùa cầu phúc, thiết đãi bạn bè về chơi hội. Trong dịp hội, làng có tổ chức thi những sản phẩm đẹp của làng nghề truyền thống. Những sản phẩm có giá trị được đưa ra để dân làng bình chọn trao giải. Sự vinh quang đối với người thợ ở đây chính là tài tài năng của họ được cả cộng đồng công nhận. Ngoài ra còn có các ngày lễ:
Ngày 8/4: Ngày giỗ An Dương Vương, Lương Bỉnh Vương – các tướng thời vua Hùng.
Ngày 24/4: Kỷ niệm ngày ông tổ nghề mộc đặt chân đến mảnh đất này.
Ngày 4/6: Ngày giỗ ông tổ nghề mộc.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ LA XUYÊN
2.2.1. Lịch sử hình thành nghề gỗ và làng nghề chạm khắc gỗ
Theo nguồn tư liệu thì ông tổ nghề này là Ninh Hữu Hưng, quê ở xã Chi Phong – tổng Trường Yên – huyện Gia Viễn (nay là Hoa Lư – Ninh Bình). Sinh ra trong một gia đình làm thợ mộc chạm giỏi nổi tiếng cả vùng.
Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước định đô ở Hoa Lư, nhà vua tuyển nhiều nhân tài trong đó có ông Hưng để giao phó cho công việc xây dựng kinh đô và ông đã được vua Định Tiên Hoàng phong chức “Công tượng lục phủ giám tướng quân”.
Nhà Lê lên thay nhà Đinh. Vào năm 981, Đại Hành hoàng đế cho xây dựng lại cung thất, ông Ninh Hữu Hưng vẫn được trọng vọng như cũ. Ông lại là người có vũ dũng nên được chọn vào đội quan thiện cận bảo vệ nhà vua. Năm 991, một lần đi qua Thiết Lâm (vùng La Xuyên ngày nay), thấy ngôi miếu cổ, vua vào thăm. Đây là ngôi miếu thờ hai tướng thời Hùng Vương: An Như Vương và Lương Bình Vương nhưng thấy miếu cô quạnh, tường rêu siêu vẹo, đây lại là khu đất đẹp nhưng chỉ có dăm ba nhà lác đác ven sông. Vua đã cho ông Hưng ở lại đất này. Từ đó ông Hưng định cư ở đây và mang họ hàng đến định cư lập ấp ở hai bên bờ sông Sắt. Khi mới về đây, người dân một mặt khai khẩn đất hoang lấy đất canh tác, họ đắp đê cải tạo ruộng đồng, lấy nghề nông làm gốc. Chỉ có một số người làm nghề mộc. Dần dần khi nông nghiệp khấm khá hơn, nghề mộc phát triển. Nhiều người đến xin ông Hưng theo họ. Họ xẻ gỗ đẵn tre những thời gian nông nhàn, một số người trong làng với bộ nghề mộc đã ra đi làm cho các nhân dân làng trong vùng. Làng nghề dần dần ra đời. Số người tham gia làng nghề ngày một tăng. Từ hàng trăm năm trước đây, La Xuyên đã trở thành một làng mộc nổi tiếng gần xa.
Đến đời vua Lý Thái Tổ niên hiệu Thuận Thiên năm Kỷ Mùi (1020) ngày 6 /4 ông Ninh Hữu Hưng mất, thọ 81 tuổi. Để tỏ long tôn kính ông, nhân dân đã dựng miếu thờ và còn cung kính rước thần vị thờ cùng các tướng thời Hùng Vương.
Tại đình làng La Xuyên còn đôi câu đối:
“Quy viên củ phương trí xảo do ư trưởng thương
Chuẩn bình thắng trực hóa tài xuất hung chung”
Dịch ra là:
“Phép khuôn nghề quy củ tròn vuông, thông minh khéo bởi tay làm
Chuẩn xác đều nảy mực thẳng ngang, thể chế tự nhiên, từ bụng nghĩ”
Từ lâu người dân làng La Xuyên đã có câu ca:
“Giai nhân con cháu cái nành
Dẫu không khoa bảng cũng thành nghệ nhân”
(La Xuyên trước đây có tên là Cái Nành)
Trải qua nhiều thăng trầm song làng nghề La Xuyên vẫn nổi tiếng gần xa bởi tài hoa, khéo léo trong nghề chạm khắc gỗ.
Giai đoạn trước năm 1954:
Đây là giai đoạn phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc. Nhìn tổng thể chung, thủ công nghiệp nước ta giai đoạn này không có điều kiện để phát triển mạnh bởi các nguyên nhân: xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư Việt Nam, năng suất thu nhập từ nông nghiệp thấp, nhu cầu mua sắm nói chung nhỏ bé đã không tạo ra thị trường đủ lớn cho thủ công nghiệp phát triển, thêm nữa là chính sách cưỡng chế “công tượng” của chế độ phong kiến, chính sách kìm hãm phát triển kinh tế của thực dân Pháp.
Song ở giai đoạn này cũng phải ghi nhận một thời kỳ phát triển khá mạnh của nghề chạm khắc gỗ: đó là Lý - Trần, khi mà ảnh hưởng Phật giáo vào nước ta rất mạnh mẽ. Lịch sử còn ghi lại: “Trong nhân gian từ thường quân đến thứ quâm đều nô nức đến nương cửa Phật…Nơi nào đất tốt phong cảnh đẹp là cắm đất dựng chùa, chùa chiền mọc lên như nấm từ kẻ chợ đến thôn quê”. Trong dòng chảy chung đó, người thợ La Xuyên đã từng đi xứ Đông, xứ Đoài xây dựng đình chùa, tạc tượng, chạm phù điêu: đền Trần (Nam Định), chùa Cổ Lễ, chùa Phúc Nhạc, chùa keo Thái Bình. Phương thức sản xuất của làng nghề thời kì này đơn giản, linh hoạt: Ai mướn thì đi, ai thuê thì làm, tổ chức thợ thành phường hộ chuyên môn trong đó thợ cả nắm chủ kĩ thuật một cách thàng thạo, nhận khoán công việc và trách nhiệm đôn đốc thợ bạn, thợ học nghề.
Giai đoạn từ 1954 đến 1986:
Sau khi hòa bình lập lại Miền Bắc có một thời gian ổn định lại tình hình, Đảng và Nhà Nước có chủ trương đưa nhân dân vào làm ăn tập thể thành lập HTX thủ công và nông nghiệp nhằm xây dựng Miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN) làm hậu phương vững chắc cho miền Nam. Năm 1960, ở Yên Ninh hợp tác xã thủ công nghiệp Đồng Tâm ra đời. Đây là hợp tác xã cấp cao do Nhà Nước quản lý chuyên sản xuất cho mậu dịch quốc doanh. Hằng năm Nhà Nước giao kế hoạch, cung cấp nguyên liệu và mẫu mã, kích thước, chất lượng cho hợp tác xã. Các hợp tác xã có trách nhiệm giao nộp đủ sản phẩm phân phối nguyên liệu, lương thực thực phẩm đến từng hộ xã viên. Trang thiết bị của thời kì này được cơ khí hóa, sử dụng điện trong sản xuất với các máy: máy vòng đẩy, máy cưa vòng, máy tời gỗ, năng suất lao động đã tăng lên đáng kể. Nguyên liệu gỗ do Nhà Nước cung cấp. Tính đến đàu những năm 80, hợp tác xã Đồng Tâm đã sản xuất một khối lượng như Liên Xô và Đông Âu. Do vây Liên Xô và Đông Âu sụp đỏ thì việc sản xuất thủ công mất hẳn thị trường tiêu thụ, dần dần giải thể.
Giai đoạn từ 1986 đến nay:
Nước ta thực hiện công cuộc Đổi Mới với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cơ chế quản lý với tiểu thủ công nghiệp có sự thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt từ khi có nghị quyết XVI (1988): “Trong nền kinh tế hàng hóa, Nhà Nước đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh cho các đơn vị kinh tế, các cơ quan Nhà Nước không trực tiếp can thiệp vào hoạt động cơ sở mà từng bước mở rộng tạo điều kiện cho các cơ sở chủ động tiếp cận thị trường.” Năm 1988, HTX Đồng Tâm giải tán và chuyển thành HTX doanh nghiệp cổ phần. Bên cạnh hình thức tổ chức HTX doanh nghiệp cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), tổ hợp, hình thức sản xuất hộ gia đình phát triển mạnh. Đặc biệt từ 2003, khi Cụm công nghiệp Yên Ninh hình thành, sản xuất làng nghề được mở rộng và thực sự hiệu quả.
2.2.2. Thực trạng phát triển làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên
2.2.2.1. Ngành sản xuất gỗ trong cơ cấu kinh tế làng La Xuyên
Biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản xuất làng La Xuyên năm 2007 (%)
(Nguồn: Sở Công Thương Nam Định)
Bảng: Giá trị sản xuất CN-TTCN xã Yên Ninh phân theo thôn
(năm 2007)
Thôn
Giá trị sản xuất CN-TTCN
(triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Ninh Xá
5972
20
Trịnh Xá
4406
15
Lũ Phong
4491
15
La Xuyên
14990
50
Tổng số
29859
100
(Nguồn: Sở Công Thương Nam Định)
Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu trên có thể thấy: CN_TTCN mà ngành chủ yếu là sản xuất gỗ đóng vai trò chủ đạo, chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thôn La Xuyên, chiếm đến 80% giá trị sản xuất của cả thôn, chiếm 50% giá trị sản xuất CN-TTCN toàn xã Yên Ninh. Điều này khẳng định ngành sản xuất gỗ là ngành mũi nhọn, là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế La Xuyên nói riêng và toàn xã Yên Ninh nói chung. Song có thể thấy, tỉ trọng ngành dịch vụ (bao gồm dịch vụ đời sống và dịch vụ nghề gỗ) vẫn còn thấp (mới đạt 6% năm 2007). Rõ rang ngành dịch vụ chưa phát huy hết tiềm năng hiện có và chứng tỏ sức lôi kéo của những dịch vụ ăn theo của sản xuất TTCN chưa lớn. Trong khi đó, tỉ trọng của sản xuất nông nghiệp vẫn còn lớn (10% năm 2007). Điều này cho thấy sản xuất TTCN ở La Xuyên vẫn gắn chặt với nông nghiệp – một đặc trưng ở các làng nghề Việt Nam. Do sản xuất TTCN diễn ra tại nông thôn, hoạt đông jsanr xuất nông nghiệp (chủ yếu trồng lúa) ngày nay được cơ giới hóa nhiều công đoạn, lại là sản xuất mùa vụ nên người dân làng nghề vẫn kết hợp sản xuất TTCN với sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm tới đây, cần định hướng phát triển mạnh ngành dịch vụ, tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, giảm tỉ trọng nông nghiệp, đa dạng hóa hoạt động sản xuất TTCN để có cơ cấu kinh tế hợp lý hơn.
Trong những năm vừa qua, đặc biệt từ sau khi cụm công nghiệp Yên Ninh hoang thành (2003), ngành sản xuất gỗ La Xuyên có sự phát triển thực sự mạnh mẽ. Quy mô sản xuất mở rộng, nguồn vốn được hỗ trợ dẫn đến giá trị sản xuất liên tục tăng.
Biểu đồ: Giá trị sản xuất CN –TTCN thôn La Xuyên giai đoạn 2000 - 2008
Từ năm 2000 – 2008, giá trị sản xuất CN – TTCN thôn La Xuyên tăng lên khá nhanh: tăng 1,6 lần (tương ứng tăng 6 tỉ đồng). Đặc biệt giai đoạn từ 2002 – 2007, tốc độ tăng trưởng rất cao, mỗi năm tăng 28%. Đỉnh cao là năm 2007, giá trị sản xuất CN – TTCN đạt xấp xỉ 15 tỉ đồng, đóng góp rất lớn vào nền kinh tế chung của thôn cũng như của xã Yên Ninh. Tuy nhiên cuối năm 2008, đầu năm 2009, dưới tác động của khủng hoảng kinh sản phẩm gỗ La Xuyên tiêu thụ chậm hơn năm 2007. Song thị trường của làng nghề chủ yếu là trong nước nên doanh nghiệp và người sản xuất không quá lao đao như ở làng Đồng Kỵ. Từ năm 2010 đến các tháng năm 2011 tình hình kinh doanh đang có dấu hiệu phục hồi.
2.2.2.2. Nguyên liệu
Gỗ là nguyên liệu sống còn của làng nghề La Xuyên. Gỗ để sản xuất là những loại không có giác (tức là bìa, vỏ gỗ bên ngoài). Giác gỗ không được sử dụng vì hay bị mối mọt, không bền; nên phần này thường bị bỏ đi. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ: giác của gỗ lai, gỗ sưa thì tuổi thọ và chất lượng tương đương lõi. Ngoài ra, khi chọn gỗ phải chọn những cây có than thẳng đứng, ít mắt, bền chắc, dễ chạm, dễ đánh bóng.
Gỗ sản xuất phải là những loại gỗ quý: gỗ gụ, trắc, mun... Gỗ gụ được sử dụng nhiều nhất do giá rẻ, chỉ chiếm khoảng 30% giá trị sản phẩm. Hàng năm La Xuyên tiêu thụ hàng nghìn m3 gỗ.
Nguồn cung cấp gỗ của làng trước đây chủ yếu nhập từ Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An nhưng từ khi Nhà Nước có lệnh cấm buôn bán gỗ trái phép từ nguồn nhập gỗ chuyển sang Lào nhưng nguồn cung này không ổn định. Những xưởng chứa gỗ lớn tập trung nhiều ở cụm công nghiệp.
2.2.2.3 Lao động trong nghề gỗ
Ngành sản xuất gỗ mỹ nghệ La Xuyên ngày càng thu hút nhiều lao động ở nông thôn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Biểu đồ: Cơ cấu lao động sản xuất kinh doanh của làng nghề (%)
Nguồn: Sở công thương Nam Định
Trong tổng số 812 hộ của cả thôn thì có 250 hộ (chiếm 31%) chuyên sản xuất TTCN, 339 hộ (chiếm 42%) sản xuất nông nghiệp kiêm CN –TTCN và chỉ có 138 hộ thuần nông (chiếm 17%), còn lại 85 hộ trong ngành dịch vụ (chiếm 10%). Như vậy, có đến 73% hộ sản xuất CN –TTCN tương đương 1001 người trong tổng số 1560 người (chiếm 64%) tham gia sản xuất TTCN, đó là chưa kể những người tham gia sản xuất dịch vụ phục vụ nghề gỗ, người già và trẻ em cũng tham gia trong nhiều công đoạn. Ngoài ra nghề gỗ của thôn còn thu hút 600 – 800 lao động từ các làng xã phụ cận tới làm thuê, gồm thợ quanh năm và mùa vụ. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực hơn tăng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng trong khu vực nông nghiệp.
Người dân La Xuyên đã gắn bó lâu đời với nghề gỗ. Chính đó là yếu tố quan trọng tạo nên kinh nghiệm, tình yêu nghề của những người nghệ nhân. Ngày nay, trước những thay đổi của thị hiếu người tiêu dung các nghệ nhân ở đây lại kịp thời nắm bắt kết hợp được tài hoa của mình với nhu cầu của khách hàng. Đây là nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề.
Về truyền nghề, dạy nghề: chủ yếu là hình thức kèm cặp tại chỗ, truyền nghề theo kinh nghiệm, làm lâu dần thành quen. Việc nhận dạy nghề tại nhà rất phổ biến. Ngoài ra, ở La Xuyên có một trường chuyên dạy nghề: hợp tác xã Đồng Tâm, quy trình dạy khá bài bản và khoa học.
Song một hạn chê về chất lượng lao động ở đây là trình độ học vấn. Đa số các thợ làm nghề, kể cả các chủ hộ lớn chỉ tốt nghiệp THCS. Điều này ảnh hưởng rõ rệt đến trình độ quản lý, khả năng khai thác thị trường, hiểu biết về luật...Do vậy, để mở rộng sản xuất, hình thành nhiều công ty cần nâng cao trình độ cho lao động ở đây.
Sự phân công lao động trong làng nghề ngày càng được chuyên môn hóa sâu sắc. Ngoài các thợ trực tiếp tham gia sản xuất còn có những bộ phận chuyên lo “đầu ra” và “đầu vào”. Người già và trẻ em, phụ nữ làm công việc phụ.
2.2.2.4. Quy trình, kĩ thuật và công nghệ sản xuất
a. Quy trình sản xuất
Để tạo nên sản phẩm gỗ hoàn chỉnh với những nét chạm đục tinh tế cần trải qua nhiều công đoạn, từ tạo hình ban đầu đến chau chuốt hoàn thiện sản phẩm mà khâu nào cũng đòi hỏi sự cẩn trọng, khéo léo và tính kiên nhẫn của người thợ.
Giai đoạn thiết kế
Muốn làm được sản phẩm đẹp thì cần có bản thiết kế đẹp, chi tiết, tỉ mỉ về quy cách, hình dáng trang trí mĩ thuật. Các mẫu này có thể là những mẫu truyền thống, có thể là do khách hàng yêu cầu hoặc truyền từ hộ sản xuất này đến hộ sản xuất khác. Hiện có rất nhiều mẫu hàng của Trung Quốc, Đài Loan. Thường với các thợ giỏi, nhìn khúc gỗ, họ có thể hình dung ra làm đồ dung nào thì hợp lý.
Giai đoạn sản xuất
Trong giai đoạn này có 2 công việc chính: mộc và chạm khảm.
Phần mộc: đảm bảo dựng tổng thể được sản phẩm trên cơ sở xử lý gỗ ban đầu một cách hợp lý và kinh tế nhất. Trong phần mộc, lại có các công đoạn sau:
- Cưa gỗ khối:
Dùng máy cưa lớn xẻ gỗ tròn thành các khối có kích thước nhỏ hơn.
- Cưa gỗ theo hình:
Gỗ khối nhỏ được vẽ định hình theo mẫu, sau đó cưa định hình sơ bộ để thuận tiện gia công tiếp.
- Bào thắng, lấy mực:
Gỗ đã cưa định hình được đưa vào bào phẳng và nhẵn, sau đó người thợ lấy dấu chuẩn để gia công chi tiết theo mẫu hoa văn, kiểu dáng.
- Đục, cắt mộng
Các chi tiết của sản phẩm được lien kết với nhau chủ yếu bằng ghép mộng. Ở khâu này, chi tiết gỗ được tạo mộng theo dấu mực chuẩn bằng đục tay hoặc một số máy cầm tay. Đục mộng bằng tay thường tiến hành với các chi tiết nhỏ, phức tạp đòi hỏi sự khéo léo của người thợ.
- Dựng khung sơ bộ.
Sản phẩm sau khi đã được đục, cắt mộng sẽ ghép nối với nhau để dựng thành khung sơ bộ nhằm chỉnh sửa hình dáng và khắc phục khuyết tật trước khi tiến hành khâu hoàn thiện bề mặt. Khi dựng khung, người ta kết hợp cả ghép mộng và gắn keo để liên kết các chi tiết.
Phần chạm khảm: có thể được tiến hành trước khi dựng khug sơ bộ vì khi các chi tiết gỗ tách rời dễ tiến hành chạm hơn.
- Chạm:
Đây là quá trình người thợ tạo hình trên gỗ. Với nhiều loại đục khác nhau, người thợ chạm những đường nét hoa văn theo một cách tỉ mỉ, tinh tế. Thường người thợ chạm những cảnh theo tích xưa. Sauk hi tạo hình xong sản phẩm sẽ được cạo, gọt chỉnh sửa các đường nét cho mềm mại.
- Khảm trai:
Đây là công đoạn gắn các vỏ trai đã được chọn lưa, cắt gọt tạo nên sản phẩm tạo nên những hình thù sinh động, tạo nên vẻ sang trọng, huyền bí.
Sauk hi phần mộc và chạm đã hoàn thành, công việc cuối cùng là đánh vecni, phun sơn để tăng độ bóng, bền đẹp của sản phẩm. Thời gian hoàn thành một sản phẩm tùy thuộc loại sản phẩm, vài ngày hoặc có khi kéo dài hàng tháng.
b. Kĩ thuật và công nghệ sản xuất
Công cụ sản xuất của làng nghề La Xuyên trước đây chủ yếu là thô sơ, phần lớn do người lao động sáng tạo. Những năm gần đây, các hộ gia đình, các hộ gia đình, doanh nghiệp đã có sự đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị khá nhiều. Đó là việc thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa trong sản xuất của làng nghề. Những công việc như: xẻ, rọc, cắt, đục, bào, lấy nền đã được thực hiện bằng máy, ngay cả đánh giấy ráp cũng có thể thực hiện bằng máy rung giấy ráp. Riêng máy cưa lớn (60 triệu/cái), cả làng có khoảng chục hộ đầu tư máy và xẻ gỗ cho cả làng. Điều này giải phóng một phần công lao động của người thợ, tạo ra năng suất cao gấp 3-5 lần so với trước. Tuy nhiên đối với sản phẩm gỗ mỹ nghệ, các công đoạn sản xuất không thể cơ khí hóa hoàn toàn, đặc biệt là công đoạn chạm. Do vậy, kĩ thuật, công nghệ sản xuất của làng hiện nay là bán cơ khí.
Quy trình sản xuất nhiều công đoạn, sử dụng nhiều loại máy móc khác nhau, do vậy phải có vốn rất lớn mới có thể sở hữu tất cả các loại máy móc. Ngoại trừ một số hộ ông chủ hoặc các doanh nghiệp trang bị khá đầy đủ máy móc còn đa phần các hộ trong làng ở một số công đoạn phải thuê một số hộ có máy, chuyên làm một công đoạn của quy trình sản xuất. Tuy nhiên một tình trạng thường gặp ở làng nghề là do tai nạn máy móc gây ra.
Cơ khí hóa, điện khí hóa trong sản xuất là bước phát triển nhảy vọt trong sản xuất của làng nghề. Tuy nhiên, đầu tư máy móc, trang thiết bị phải phù hợp điều kiện vốn, mặt bằng sản xuất, trình độ tiếp cận công nghệ, an toàn lao động cho người dân cũng như đảm bảo tính kinh tế, môi tường và vẫn giữ được nét độc đáo cuả sản phẩm.
Điện
Điện
Cưa gỗ khối, (Máy cưa)
Mùn cưa, tiếng ồn, bụi
Cưa gỗ theo hình
Mùn cưa, tiếng ồn, bụi
Điện
Điện
Keo, cồn
Điện
Bào thắng, lấy mực (máy bào)
Đục, cắt mộng
Dựng khung sơ bộ
Chạm
Phoi bào, tiếng ồn
Phoi bào, tiếng ồn
Hơi keo, gỗ vụn
Gỗ vụn, tiếng ồn
Điện, keo, cồn, giấy ráp
Làm nhẵn, sửa khuyết tật (máy đánh giấy ráp)
Bụi, tiếng ồn, giấy ráp, hơi keo
Vỏ trai, keo ồn
Khảm trai
Vỏ tra thừa, hơi keo cồn
Sơn, vecni
Phun sơn, đánh vecni (chổi quét, máy sơn)
Hơi sơn, hơi vecni
Sản phẩm
Gỗ tròn
Chất thải
Sơ đồ: Quy trình sản xuất một sản phẩm gỗ
2.2.2.5. Tổ chức sản xuất – kinh doanh
a. Các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh
Trong thời kì bao cấp, làng nghề truyền thống được tập thể hóa thành HTX. Lúc đó sản xuất nông nghiệp là chính còn các nghề thủ công là phụ. Người dân tự tổ chức thành các đội ngành nghề, được chấm công như lao động nông nghiệp.
Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, các HTX kiểu cũ tan rã, đội ngành nghề không còn tồn tại. Sản xuất trong làng nghề được trở về với mô hình truyền thống vốn có là hộ gia đình. Bình quân mỗi hộ gia đình có số vốn lưu động từ vài trăm đến vài tỉ đồng. Với mô hình sản xuất này, hầu như tất cả các thành viên của gia đình đều được huy động vào những công việc khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt từ 1990 đến nay, sau khi Luật tư nhân được thi hành, nhiều chủ hộ có năng lực đã thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân với nhu cầu lao động lớn.
Nhà Nước có cơ chế thông thoáng: “Nhà Nước quản lý các xử lý các xí nghiệp ngoài quốc doanh thông qua việc cấp giấy phép kinh doanh, thông qua chế độ thuế và các chính sách khác. Cơ quan chính quyền các cấp không được giao các chỉ tiêu pháp lệnh cho những đơn vị kinh tế này, những đơn vị nào có sản phẩm xuất khẩu thì được quyền sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vật tư và thiết bị.”
“Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp dù là quốc doanh, tập thể cổ phần đều là chủ thể sản xuất hàng hóa, tồn tại trong hệ thống nhất định như một cơ thể sống vận động trên thị trường, lấy thị trường làm môi trường sống của mình”. Do vậy, làng nghề có động lực mới để phát triển.
Hiện nay, ở làng nghề La Xuyên có các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh sau: Hộ gia đình, HTX, các công ty, doanh nghiệp.
Bảng Số cơ sở sản xuất kinh doanh gỗ mỹ nghệ tại thôn La Xuyên
Tổ chức sản xuất kinh doanh
Năm 2007
HTX
1
Công ty TNHH
9
Doanh nghiệp tư nhân
10
Hộ gia đình
635
(Nguồn: UBND xã Yên Ninh)
Hộ gia đình
Là đơn vị sản xuất, một đơn vị kinh tế và cũng là một đơn vị sinh hoạt. Các thành viên trong gia đình đều có chung một cơ sở kinh tế, có chung sở hữu đối với tài sản dung cho sinh hoạt và đối với tư liệu sản xuất. Thành quả chung của gia đình thể hiện qua tổng thu nhập đều được tiêu dùng chung. Đây vẫn là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến và phù hợp nhất ở làng nghề La Xuyên.
Hợp tác xã
Ở làng nghề La Xuyên hiện nay có 1 HTX là HTX thủ công – một HTX cao cấp do Nhà Nước quản lý, chuyên sản xuất cho mậu dịch quốc doanh. Sau đổi mới, do không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, HTX Đồng Tâm giải thể. Dưới sự chỉ đạo của huyện ủy, UBND huyện và phòng công nghiệp huyện, HTX Đồng Tâm đã trở thành doanh nghiệp cổ phần do các xã viên tự đóng góp vốn, xây dựng định hướng hoạt động sản xuất. Hiện nay ngoài sản xuất kinh doanh đồ gỗ, HTX còn liên kết với trường dạy nghề Trung Ương tuyển sinh và dạy nghề.
Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH
Đây là hình thức tổ chức sản xuất có thể phát triển ở nơi có trình độ tập trung hóa cao, có quan hệ rộng với các thị trường, có khả năng và yêu cầu đổi mới công nghệ để mở rộng quy mô sản xuất, phải đăng ký cấp phép hoạt động bởi Nhà Nước. Các hình thức này được phát triển từ một số tổ chức sản xuất hoặc hộ gia đình có tiềm lực khá, có trình độ tổ chức và khả năng tiếp cận thị trường. Hiện tại, cả thôn La Xuyên có 19 công ty, doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả. Trong tương lai, hình thức này sẽ tăng về số lượng và quy mô sản xuất.
b. Các mô hình sản xuất TTCN
Hộ tự sản tự tiêu
Hộ tự sản tự tiêu chiếm số lượng lớn nhất. Đây là những hộ tự sản xuất hàng TTCN, tự hạch toán chi phí lỗ lãi và tự tìm nguồn tiêu thụ cho mình. Trong 80 hộ được điều tra thì số hộ tự sản tự tiêu chiếm đến 80%.
Đặc trưng cơ bản của nhóm hộ này là: quy mô sản xuất mang đậm tính chất gia đình, độc lập sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chỉ thuê làm một số công đoạn sản xuất do gia đình không có máy móc, không thuê lao động hoặc nếu thuê bình quân chỉ 1-2 người/hộ. Một số hộ còn khoán sản phẩm cho 1 – 2 hộ khác khi hàng nhiều, không làm kịp. Trong các hộ này hình thành chuyên môn hóa một sản phẩm nào đó: chuyên sản xuất lèo cánh tủ, chuyên sập gụ tủ chè, chuyên làm hàng lưu niệm, chuyên tạc tượng...Hình thức tiêu thụ sản phẩm khá đa dạng: khách quen, khách vãng lai tìm đến chọn lựa sản phẩm ưng ý hoặc đặt hàng, đổ cho các đại lý ở Nam Định,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bi lng g7895 La Xuyn.docx