MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO 2
1.Định nghĩa hàng tồn kho theo VAS 02 2
3.Ưu ,nhược điểm và điều kiện vận dụng của từng phương pháp 2
PHẦN II. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO 6
1.Mức dự phòng (MDF) được xác định dựa trên ba căn cứ 6
3.Nguyên tắc lập dự phòng: 6
4.Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 7
PHẦN III. VÍ DỤ VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỊ GIÁ 10
HÀNG TỒN KHO 10
PHẦN IV: KẾT LUẬN 17
18 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các phương pháp tính trị giá hàng tồn kho và kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp thương mại là một tổ chức kinh tế được thành lập với mục đích chủ yếu là tiến hành các hoạt động thương mại. Quá trình lưu chuyển hàng hóa bao gồm ba khâu: mua vào, dự trữ và bán ra. Do vậy hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Hàng tồn kho là toàn bộ giá trị hàng hóa, thành phẩm, nguyên liệu, vật liệu và các công cụ, dụng cụ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho không bao gồm những hàng hóa nhận bán hộ, nhận đại lý, ký gửi, ký quỹ, ký cược. Trong các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy kế toán hàng tồn kho là một nội dung quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp.
Theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường.
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang.
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Nắm bắt được tầm quan trọng của công tác kế toán hàng tồn kho cùng sự giao phó của giáo viên bộ môn nhóm 15 - Lớp: K7-HK12 tiến hành lựa chọn đề tài: “Các phương pháp tính trị giá hàng tồn kho và kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho” làm đề tài thảo luận.
Do kiến thức còn hạn chế nên bài thảo luận của nhóm không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn cho bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn.
Nhóm 15-K7-HK12 Xin chân thành cảm ơn.
PHẦN I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO
1.Định nghĩa hàng tồn kho theo VAS 02
*Nguyên liệu,vật liệu,công cụ dụng cụ tồn kho đã mua đang đi trên đường hoặc gửi đi gia công chế biến
*Hàng hóa mua để bán :hàng hóa tồn kho ,hàng mua đang đi trên đường ,hàng gửi đi gia công,chế biến,hàng gửi đi bán
*Hàng hóa thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi bán
*Sản phẩm dở dang :Sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản phẩm hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho
Hàng tồn kho là toàn bộ giá trị hàng hóa, thành phẩm ,nguyên vật liệu và các công cụ ,dụng cụ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh .Hàng tồn kho không bao gồm những hàng hóa nhận bán hộ,giữ hộ ,nhận bán đại lý ,ký gửi ,ký cược,ký quỹ .
Trong các doanh nghiệp thương mại ,dịch vụ hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản lưu động của doanh nghiệp
2.Các phương pháp tính giá hàng tồn kho:
_Phương pháp nhập trước –xuất trước (FIFO)
_Phương pháp nhập sau –xuất trước (LIFO)
_Phương pháp giá bình quân
_Phương pháp giá thực tế đích danh
_Phương pháp giá hạch toán
3.Ưu ,nhược điểm và điều kiện vận dụng của từng phương pháp
*Nhập trước –xuất trước:
Phương pháp này dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước sẽ được xuất bán và sử dụng trước ,hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ
Do vậy giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ ,giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
_Ưu điểm : Có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng,do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý.
:Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó.Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên bán cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn
_Nhược điểm:Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.Theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm ,vật tư,hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu
:Đồng thời nếu số lượng,chủng loại mặt hàng nhiều,phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều
*Nhập sau –xuất trước:
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả thiết là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó
Do đó giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau ,giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ
_Ưu điểm :Với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế.Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán
_Nhược điểm:Trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế
*Phương pháp giá hạch toán:
_Ưu điểm :Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về hàng trong công tác tính giá nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng do chỉ phải theo dõi biến động của hàng với cùng một mức giá và đến cuối kỳ mới điều chỉnh và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm hàng, số lần nhập ,xuất của mỗi loại nhiều hay ít
_Nhược điểm:Trong điều kiện hiện nay giá thực tế của hàng nhập kho luôn biến động phụ thuộc vào các yếu tố thị trường ,các chính sách điều tiết vi mô và vĩ mô cho nên việc sử dụng giá hạch toán cố định trong suốt kỳ kế toán là không còn phù hợp nữa
*Phương pháp giá thực tế đích danh:
Theo phương phát này doanh nghiệp phải biết được các đơn vị hàng hóa tồn kho và các đơn vị hàng hóa xuất bán thuộc những lần mua nào và dùng đơn giá của những lần mua đó để xác định trị giá cảu hàng tồn kho cuối kỳ
_Ưu điểm :Đây là phương án tốt nhất ,nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế.Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra
:Giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó
_Nhược điểm:Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn ,mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này
:Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này
*Phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp giá bình quân gia quyền trị giá của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ .Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc ngay sau khi nhập một lô hàng về
Khi áp dụng phương pháp này kế toán căn cứ vào đơn giá mua bình quân của từng loại hàng hóa trong một kỳ để xác định giá trị thực tế của hàng xuất kho cũng như là giá trị thực tế của hàng tồn kho
Đơn giá mua bình quân trong kỳ
=
Trị giá HH tồn kho đầu kỳ+ Trị giá HH nhập trong kỳ
Số lượng HH tồn đầu kỳ +Số lượng hàng hóa nhập trong kỳ
Đơn giá thực tế hàng xuất bán =Đơn giá mua bình quân x Khối lượng hàng hóa xuất bán
Sau đó xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo công thức :
Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ =Số lượng hàng hóa tồn kho x Đơn giá mua bình quân
_Ưu điểm :Việc tính toán khá đơn giản,dễ làm chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ ,không mang tính áp đặt chi phí cho từng đối tượng cụ thể như một số phương pháp tính giá hàng tồn kho khác
_Nhược điểm: Khi sử dụng phương pháp này trị giá của hàng tồn kho cuối kỳ chịu ảnh hưởng bởi giá của hàng tồn kho đầu kỳ và giá mua của hàng tồn kho trong kỳ.Như vậy phương pháp này có xu hướng che dấu sự biến động của giá
PHẦN II. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO
1.Mức dự phòng (MDF) được xác định dựa trên ba căn cứ
*Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
*Giá gốc hàng tồn kho
*Số lượng hàng tồn kho
_Giá gốc hàng hóa tồn kho:
+ Theo quy định của VAS 02: giá gốc của hàng hóa tồn kho bao gồm giá mua ,các loại thuế không được hoàn lại,chi phí vận chuyển,bốc vác trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.Việc hạch toán giá gốc của hàng hóa tồn kho vào tài khoản kế toán được tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC
+TK 1561:giá mua hàng hóa.Tài khoản này phản ánh giá mua hàng hóa và các khoản thuế không được hoàn lại
+TK 1562:chi phí mua hàng
_Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng hóa tồn kho:
Giá trị thuần có thể thực hiện HTK
=
Giá bán ước tính của hàng tồn kho
_
Chi phí ước tính để hoàn thành SP và chi phí ước tính cần thiết cho tiêu thụ hàng tồn kho này
2.Mục đích dự phòng giảm giá :
Nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư ,sản phẩm,hàng hóa tồn kho bị giảm giá đồng thời để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập BCTC cuối kỳ
3.Nguyên tắc lập dự phòng:
_Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính cho từng thứ hàng hóa
_Đối với hàng hóa dự trữ cho hợp đồng không thể hủy bỏ thì mức dự phòng là chênh lệch giữa giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá gốc
_Đối với hàng hóa tồn kho còn lại thì mức dự phòng là chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc
_Có chứng từ hợp lệ hợp lý để chứng minh giá vốn hàng tồn kho
_Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho
4.Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
*Chứng từ sử dụng :thuộc loại chứng từ hướng dẫn
BẢNG LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO
Ngày 31/12/N
Tên hàng hóa
Đơn vị tính
Số lượng
1 sản phẩm
Tổng trị giá gốc
Tổng giá trị thuần
Mức dự phòng
Trị giá gốc
Trị giá thuần
Tổng
*Tài khoản sử dụng:
TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
_Bên nợ :Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay lớn hơn số đã trích lập cuối niên độ trước
_Bên có :Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ kế toán
_Số dư có :Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn cuối kỳ
*Nguyên tắc hạch toán
_Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này > DP giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán trước thì lập dự phòng thêm phần chênh lệch và ghi tăng giá vốn
_Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này < dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán trước thì hoàn nhập dự phòng phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn
*Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm ghi:
Nợ TK 632
Có TK 159
*Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 159
Có TK 632
Ví dụ: Ngày 31/12/N doanh nghiệp X có tài liệu như sau :
Trị giá gốc của vật liệu A là 100tr đồng .
Giá trị thuần có thể thực hiện được của vật liệu này là 80tr đồng.
Giá bán của sản phẩm do vật liệu A tham gia vào sản xuất nhỏ hơn giá thành sản xuất của sản phảm .
Như vậy , số tiền cần trích lập dự phòng cho vật liệu A là :
100 tr đồng – 80 tr đồng = 20 tr đồng
Giả sử ngày 31/12/N+1
Trị giá gốc vật tư A tồn kho là 120 tr đồng
Giá trị thuần có thể thực hiện được là 90 tr đồng
Do số trích lập dự phòng của vật liệu A ở cuối niên độ trước là 20 tr đồng
; số cần trích lập dự phòng cho vật liệu A ở niên độ này là :
120 tr đồng – 90 tr đồng = 30 tr đồng
Nên số tiền trích lập bổ sung bổ sung là 10tr đồng
Kế toán phản ánh tình hình trích lập dự phòng
Ngày 31/12/N
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán : 20 tr
Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho :20tr
Ngày 31/12/N+1
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán :10tr
Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho :10tr
PHẦN III. VÍ DỤ VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỊ GIÁ
HÀNG TỒN KHO
Tại doanh nghiệp X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng 10/200N có các tài liệu về tình hình nhập _xuất_tồn mặt hàng A như sau:
Tồn kho đấu tháng: Tồn kho 1000kg với đơn giá 10.500 (đồng/kg)
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
*Ngày 03/10, mua 2500kg của công ty Y,đơn giá 11.400 đ/kg, thuế GTGT là 10%, tiền hàng chưa thanh toán .Hàng về nhập kho đủ (PNK số 105)
*Ngày 07/10, mua 2000kg của công ty Z ,đơn giá 11.500 đ/kg, thuế GTGT là 10%, đã trả bằng TGNH.Hàng về nhập kho đủ (PNK số 106)
*Ngày 12/10, xuất kho 2500kg để bán cho công ty M, đơn giá 14.900 đ/kg, thuế GTGT 10% .Tiền hàng người mua nợ. (PXK số 184)
*Ngày 15/10, xuất kho 1000kg bán cho công ty N, đơn giá 15.100đ/kg ,thuế GTGT 10% .Tiền hàng đã nhận đủ bằng tiền mặt (PXK 185)
*Ngày 24/10,mua 3500 kg của công ty Y, đơn giá 10.700 đ/kg, thuế GTGT 10% .Tiền hàng đã thanh toán 1/3 bằng TGNH.Số còn lại nợ người bán.Hàng về nhập kho đủ (PNK số 107)
*Ngày 25/10, xuất kho bán cho công ty N 2500kg, đơn giá 14.600đ/kg, thuế GTGT 10% .Đã nhận được ½ tiền bán hàng.Còn lại cho công ty N nợ.(PXK số 186)
Cuối kỳ tồn kho :2500 kg
Để thấy rõ được ưu, nhược điểm trong từng phương pháp tính giá, ta tính giá xuất kho hàng hóa A theo các phương pháp sau:
*Phương pháp Nhập trước xuất trước:
Chứng từ
Diễn giải
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
01/10
Tồn đầu tháng
10,5
1.000
10.500
PNK105
03/10
Nhập kho
11,4
2.500
28.500
PNK106
07/10
Nhập kho
11,5
2.000
23.000
PXK184
12/10
Xuất kho
10,5
1.000
10.500
11,4
1.500
17.100
Tồn kho 07/10
11,4
1.000
11.400
11,5
2.000
23.000
PXK185
15/10
Xuất kho
11,4
1.000
11.400
11,5
500
5.750
Tồn kho 15/10
11,5
1.500
17.250
PNK107
24/10
Nhập kho
10,7
3.500
37.450
PXK186
25/10
Xuất kho
11,5
1.500
17.250
10,7
1.000
10.700
31/10
Tồn cuối tháng
10,7
2.500
26.750
Tổng
8.000
88.950
6.500
72.700
2.500
26.750
*Phương pháp Nhập sau xuất trước:
Chứng từ
Diễn giải
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
01/10
Tồn đầu tháng
10,5
PNK105
03/10
Nhập kho
11,4
2.500
28.500
PNK106
07/10
Nhập kho
11,5
2.000
23.000
PXK184
12/10
Xuất kho
11,5
2.000
23.000
11,4
500
5.700
Tồn kho 07/10
10,5
1.000
10.500
11,4
2.000
PXK185
15/10
Xuất kho
11,4
1.500
17.100
Tồn kho 15/10
10,5
1.000
10.500
11,4
500
5.700
PNK107
24/10
Nhập kho
10,7
3.500
37.450
PXK186
25/10
Xuất kho
10,7
2.500
26.750
31/10
Tồn cuối tháng
10,5
1.000
10.500
11,4
500
5.700
10,7
1.000
10.700
Tổng
8.000
88.950
6.500
72.550
2.500
26.900
*Phương pháp giá hạch toán:
Giả sử giá hạch toán của 1kg hàng hóa A là 10.500đ/kg.Khi đó :
Hệ số giá
=
10.500.000 + 88.950.000
=1,052
10.500.000 + 84.000.000
-Trị số hàng hóa A xuất kho ;
6.500x 10.500 x 1,052 = 71.799.000(đ)
-Trị số hàng hóa tồn kho A cuối kỳ :
10.500.000+ 88.950.000-71.799.000=27.651.000(đ)
*Phương pháp giá thực tế đích danh :
Theo Phương pháp này thì đơn vị giá của hàng hóa tồn kho và các đơn vị hàng hóa xuất bán thuộc những lần mua vào và dùng đơn giá của những lần mua đó để xác định giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ .
Giá thực tế hàng hóa A xuất kho :
+ Ngày 12/10, xuất 2.500 kg. trong đó 1.000kg tồn đầu kỳ, 1.500kg nhập ngày 5/10
Khi đó , giá thực tế xuất kho ngày 12:
1.000x 10.500 + 1.500 x 11.400 = 27.600.000(đ)
+ Ngày 15/10, xuất 1.500 kg của lô hàng nhập ngày 7/10
Khi đó, giá thực tế xuất kho ngày 15:
1.500 x 11.500 = 17.250.000(đ)
+Ngày 25/10, xuất 2.500kg. Trong đó : 1.000kg nhập ngày 3/10 , 500 kg nhập ngày 7/10 và 1.000kg của lô hàng nhập ngày 24/10:
Khi đó , giá thực tế xuất kho ngày 25/10 :
x 11.400 + 500 x 11.500 + 1.000 x 10.700 = 27.850.000(đ)
Tổng giá trị thực tế xuất kho :
27.600.000 + 17.250.000 + 27.850.000 = 72.700.000(đ)
Giá thực tế hàng hóa A tồn kho cuối kỳ :
2.500 x 10.700 =26.750.000(đ)
*Phương pháp giá bình quân :
-Bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá
Bình quân
=
(1.000 x 10.000) + (2.500x 11.400)+(2.000x 11.500)+(3.500x 10.700)
=
11.050(đ/kg)
1.000 + 2.500 + 2.000+ 3.500
Trị giá hàng hóa xuất kho = (2.500 + 1.500 + 2.500)x 11.050
= 71.825.000(đ)
Trị giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ = 2.500 x 11.050 =27.625.000(đ)
-Bình quân sau mỗi lần nhập :
+ Đơn giá bình quân ngày 3:
(1.000x 10.500)+ (2.500x11.400)
=
39.000.000
=
11.142,86
(đ)
1.000+ 2.500
3.500
+ Đơn giá bình quân ngày 7 :
(3.500 x 11.142,86)+ (2.000 x 11.500)
=
62.000.000
=
11.272,73
5.500
5.500
+ Giá trị thực tế xuất kho:
Ngày 12: 2.500 x 11.272,73 = 28181.825(đ)
Ngày 15; 1.500 x 11.272,73 = 16.909.095(đ)
+ Giá tính đến ngày 24 :
(1.500x 11.272,73)+(3.500x 10.700)
=
54.359.095
=
10.871,82(đ)
5.000
5.000
+ Giá thực tế xuất kho ngày 25:
2.500x 10.871,82 = 27.179.550 (đ)
Qua ví dụ trên ta thấy các phương pháp tính giá khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến bảng cân đối kế toán
Ø Phương pháp FIFO cho kết quả số liệu bảng cân đối kế toán là sát nhất với giá phí hiện tại so với các phương pháp khác vì giá của các lần mua sau cũng được phản ánh trong giá hàng tồn kho cuối kỳ còn lại giá vốn hàng xuất là giá cũ từ trước
ØNhưng phương pháp này đưa ra sự dự đoán chính sác nhất giá trị hiện tại của hàng tồn kho trong nhưng kì giảm sút thì phương pháp này giúp doanh
nghiệp giảm đi gánh nặng thuế . Nó không phải là đối tượng cho những quy định và những yêu cầu của những điều khoản ràng buộc thuế như phương pháp LIFO gánh chịu .
ØPhương pháp LIFO tạo ra sự ảnh hưởng khác nhau tới báo cáo tài chính do phương pháp này thường phản anh số liệu giá vốn hàng bán theo giá phí hiện hành, phương pháp này cũng có nhiều thuận lợi thiết thực về thuế thu nhập doanh nghiệp.
ØPhương pháp giá bình quân gia quyền trong tính giá hàng tôn kho là phương pháp tạo ra sự quân bình ở giữa hai phương pháp trên trong việc ảnh hưởng tới bảnh cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh .
ØPhương pháp giá hạch toán hiện nay không phù hợp nên các doanh nghiệp không sử dụng để tính giá trị hàng xuất kho nữa .
ØPhương pháp thực tế đích danh đã tuân thủ đúng nguyên tắc phù hợp kế toán , chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế . Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra , nên các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được phản ánh một cách trung thực.
Tóm lại
Việc lựa chọn phương pháp nào thì được công khai trên báo cáo và phải sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán , không thay đổi tùy tiện để đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong kế toán . Trên cơ sở tuân thu nguyên tắc chung của kế toán và tùy theo điểu kiện cụ thể về số lượng hàng hóa , số lần nhập xuất , trình độ nhân viên kế toán , điều kiện kho bãi mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá hàng xuất kho cho hợp lý và hiệu quả .
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu các phương pháp tính giá hàng tồn kho và trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một phần quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp , việc tính giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán , từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp .
Vì vậy , việc lựa chọn đúng phương pháp tính giá và mức lập dự phòng giảm giá hợp lý sẽ giúp công tác kế toán của doanh nghiệp được chính xác và mang lại lợi nhuận kinh tế cao .
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các phương pháp tính trị giá hàng tồn kho và kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.doc