Mở rộng khả năng thâm nhập hàng hóa vào các nước láng giềng, tận dụng được các ưu thế về mặt địa lí khi xâm nhập thị trường xuất khẩu. Cụ thề như sau: Việt Nam có 25 tỉnh biên giới với 4.510 km, trên đó có 23 cửa khẩu quốc tế, 24 cửa khẩu chính, 42 cửa khẩu phụ, trên 160 đường mòn lối mở qua biên giới và 24 khu kinh tế cửa khẩu. Đây là những “luồng” thông thương chính giữa Việt Nam với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia nhờ ưu thế về địa lý, hạ tầng thương mại. Xuất khẩu mậu biên tận dụng được những thuận lợi về mặt địa lí nói trên.
Thêm vào đó Thương mại biên giới là cơ chế đặc biệt, một ngoại lệ không bị ràng buộc bởi quy định của WTO. Do vậy, Việt Nam có thể chủ động về chính sách ưu đãi đặc thù nhằm khuyến khích thương nhân phát triển thị trường sang Trung Quốc, Lào và Campuchia.
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các phương thức xuất khẩu hàng hóa thực trạng và giải pháp cho hình thức gia công xuất khẩu da giày Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh. Đối với hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu và xăng dầu (trừ dầu nhờn) phải được sự chấp thuận của Bộ Thương mại.
Thời hạn hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu tại Việt nam không quá 125 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục nhập khẩu. Trường hợp cần gia hạn thêm, thương nhân có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục nhập khẩu để giải quyết. Mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày và không quá 3 lần gia hạn cho mỗi lô hàng.
Hàng tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục tại hải quan cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu được Chính phủ cho phép nơi có tổ chức hải quan và phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi thực xuất ra khỏi Việt Nam.
Phương thức thanh toán tiền mua bán hàng hoá tạm nhập tái xuất phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như đối với thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục hải quan, thực hiện như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thông thường khác.
Đặc điểm về hàng hóa, giá cả và thực hiện hợp đồng
Hình thức kinh doanh này không phải nhằm vào giá trị sử dụng hàng hóa cho nền kinh tế nước mình mà để bán lại cho người mua nước khác, để giải quyết khó khăn giữa hai bên hay để thu ngoại tệ.
Hàng hóa
Hàng hóa phải đáp ứng và có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của nước ngoài, tức là loại hàng hóa có nhu cầu lớn trên thế giới để được tiêu thụ dễ dàng nhanh chóng.
Để đảm bảo có hàng giao cho người cuối cùng, người tái xuất nhằm vào loại hàng hóa có mức cung lớn và có nhiều nguồn cung khác nhau.
Để đảm bảo có lời, người kinh doanh tìm các mặt hàng có cung cầu lớn, quan hệ cung cầu thường xuyên biến đổi, tức giá cả luôn biến đổi để hưởng chênh lệch giá.
Giá cả
Phải dựa vào giá quốc tế và phải nắm được giá quốc tế cũng như dự đoán được khuynh hướng biến động giá trên thị trường quốc tế.
Thực hiện
Hàng hóa mua bán được thực hiện ở nhiều địa điểm giữa người mua và người bán khác nhau, có nhiều hợp đồng được ký kết liên quan nối tiếp nhau về việc mua bán cốt để hưởng chênh lệch giá, nên việc thực hiện hợp đồng phải đảm bảo đúng lúc, nhanh chóng, kịp thời.
2.6.1.2 Ký kết hợp đồng
Người kinh doanh tạm nhập tái xuất thường ký một hợp đồng mua hàng và một hợp đồng bán hàng riêng biệt, giống với các hợp đồng bình thường nhưng phải chú ý là hai hợp đồng có sự liên quan chặt chẽ và hợp đồng thứ 2 phụ thuộc vào hợp đồng thứ 1.
Người tam nhập tái xuất mua hàng nào sẽ bán như thế, có nghĩa là giữa hai hợp đồng có sự phù hợp về hàng, bao bì, ký mã hiệu, về thời gian giao hàng và có lúc cả về chứng từ hàng.
Việc thực hiện hợp đồng mua hàng phải chắc chắn, bảo đảm giao hàng đúng hạn, chật lượng… để có thể thực hiện hợp đồng bán hàng cho người khác đúng hạn, nếu không sẽ làm giảm uy tín trên thị trường quốc tế và gây nên việc mất tín nhiệm trong tương lai.
Người tạm nhập tái xuất luôn cố dùng vốn của người khác trong kinh doanh thường tìm cách thực hiện trả tiền hàng (khi mua hàng) trả chậm và thu được tiền hàng nhanh với tư cách bán hàng, còn lại sẽ trả dứt sau một thời gian nhất định nào đó. Phương thức thanh toán thường dùng là L/C chuyển nhượng hoặc L/C giáp lưng
phải ký kết hợp đồng chặt chẽ, chính xác trong từng hợp đồng và cả trong sự phân phối giữa hai hợp đồng mua bán. Ngoài ra, cả hai hợp đồng phải thực hiện nghiêm chỉnh nên việc chọn khách hàng mua bán là yếu tố hàng đầu vì nếu việc thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm chỉnh của một bên sẽ làm ảnh hưởng đến 2 bên còn lại.
2.6.2 Vai trò
Phương thức trên dùng để giải quyết một số khó khăn trong quan hệ buôn bán giữa hai nước hoặc nhằm phát triển tăng thu ngoại tệ, tạo sự cận bằng xuất nhập khẩu giữa hai nước để duy trì phát triển quan hệ mậu dịch hoặc để giải quyết trường hợp hàng của nước này không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nước kia trong khi hai bên muốn phát triển quan hệ thương mại với nhau.
Tạo đều kiện thuận lợi cho các công ty xuất nhập khẩu thuộc các nước mà quan hệ thương mại bị cấm đoán như cấm vận (trường hợp: Mỹ áp dụng đối với Việt Nam trước đây); phân biệt đối xử có thể trao đổi mậu dịch với nhau.
Tăng thu ngoại tệ như khi nhập lô hàng lớn lại xuất thànhh các lô hàng nhỏ hơn, có thể thu được mức chênh lệch giá do được hưởng chiết khấu nhiều khi nhập hàng số lượng lớn và do có thể thuê tàu trong nước với cước phí hạ.
Có thể thu lời do lợi dụng chênh lệch giá giữa các thị trường khác nhau hoặc chênh lệch giá giữa hai thời điểm mua và bán.
Người kinh doanh dùng để đổi mới dự trữ hàng hóa của mình.
2.6.3 Điều kiện thủ tục để tạm nhập tái xuất các loại hàng hoá vào lãnh thổ Việt Nam.
2.6.3.1 Đối với hàng hoá phải xin phép Bộ Công thương thì hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị gửi về Bộ Thương mại theo mẫu;
- Báo cáo tình hình thực hiện tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu theo mẫu;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;
- Hợp đồng mua hàng và Hợp đồng bán hàng.
2.6.3.2 Đối với hàng hoá không phải phải xin phép Bộ Công thương thì làm thủ tục trực tiếp tại cửa khẩu Hải quan
2.6.4 Khuyết điểm
- Có thời hạn không quá 120 ngày.
- Do các doanh nghiệp khác đầu cơ nên có thể bị mua với giá cao.
2.7 Chuyển khẩu hàng hóa:
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Các hình thức chuyển khẩu hàng hóa
a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Cơ sở pháp lý của hình thức chuyển khẩu là hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp nước xuất khẩu) và hợp đồng bán hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp nước nhập khẩu). Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng, tuỳ theo điều kiện cụ thể do doanh nghiệp Việt Nam tự quyết định.
Doanh nghiệp Việt Nam được kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu là doanh nghiệp được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hoá và được Bộ Thương mại cho phép kinh doanh theo hình thức này.
Điều kiện, thủ tục kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu: (Điều 5, điều 6, điều 7, điều 8, điều 9 theo Quyết định ban hành Quy chế về kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu và Quy chế về kinh doanh theo hình thức tạm nhập để tái xuất )
Điều 5. Mặt hàng kinh doanh:
5.1. Mặt hàng kinh doanh phụ thuộc vào chính sách mặt hàng của nước bên bán và của nước bên mua, theo thông lệ và tập quán quốc tế.
5.2. Mặt hàng kinh doanh phụ thuộc vào phạm vi kinh doanh xuất nhập khẩu ghi trong giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Trường hợp ngoài phạm vi kinh doanh xuất nhập khẩu phải được Bộ Thương mại xem xét trước khi ký hợp đồng mua hàng, bán hàng.
Điều 6. Các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu không phải xin giấy phép xuất nhập khẩu từng chuyến, mà thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua hàng (ký với doanh nghiệp của nước xuất khẩu) và hợp đồng bán hàng (ký với doanh nghiệp của nước nhập khẩu).
Điều 7. Việc thanh toán tiền hàng theo hình thức chuyển khẩu phải thông qua ngân hàng nơi danh nghiệp mở tài khoản và tuân thủ các quy định và hướng dẫn về thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 8. Hồ sơ và quy trình thực hiện, các doanh nghiệp phải:
8.1. Nộp cho Phòng Giấy phép xuất nhập khẩu một bản hợp đòng mua hàng, một bản hợp đồng bán hàng (bản photocopy có công chứng). Nếu các hợp đồng này đều hợp lệ, chậm nhất là 7 ngày kể từ lúc ký nhận, Phòng Giấy phép xuất nhập khẩu sẽ đóng dấu và ký tên vào bản hợp đồng chính, xác nhận hợp đồng đã được đăng ký tại Phòng Giấy phép xuất nhập khẩu (ngày...tháng... năm).
8.2. Nộp cho Hải quan cửa khẩu tờ khai kèm các chứng từ sau đây để làm thủ tục hải quan trong các trường hợp nói tại Điều 2.22 và 2.23...
8.2.1. Hợp đồng mua hàng, hợp đồng bán hàng (bản photocopy có công chứng) đã được Phòng Giấy phép xuất nhập khẩu ký tên đóng dấu xác nhận "đã đăng ký".
8.2.2. Vận tải đơn (bản copy).
8.2.3. Hoá đơn thương mại - Invoice - do doanh nghiệp nước ngoài (bán hàng) lập đòi tiền doanh nghiệp Việt Nam và hoá đơn thương mại do doanh nghiệp Việt Nam lập đòi tiền doanh nghiệp nước ngoài (mua hàng) bản copy.
8.2.4. Phiếu đóng gói hàng hoá - Packing list - bản copy.
Căn cứ các chứng từ trên, Hải quan cửa khẩu cho làm các thủ tục hải quan cần thiết.
8.3. Nộp cho ngân hàng thương mại một bản hợp đồng mua hàng, một bản hợp đồng bán hàng (bản chính) đã được Phòng Giấy phép xuất, nhập khẩu ký tên, đóng dấu xác nhận "đã đăng ký" để làm thủ tục thanh toán.
Điều 9. Hàng quý, doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu phải báo cáo tình hình và kết quả thực hiện gửi về Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan.
2.7.3 Ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm:
- Doanh nghiệp thực hiện vai trò nhà môi giới thương mại để kiếm lời.
- Nếu biết cách phối hợp giữa người bán (thực thụ) với người mua (thực thụ) thì doanh nghiệp không cần bỏ vốn mà vẫn có thể kiếm lời (trong trường hợp này, thường sử dụng các loại L/C Back to Back, Transferable L/C…)
- Chi phí kinh doanh và thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động chuyển khẩu thường thấp hơn so với hình thức tạm nhập tái xuất khẩu.
Hạn chế:
Chuyển khẩu trong thực tế là hình thức kinh doanh phức tạp, có nhiều rủi ro, đòi hỏi trình độ của nhà kinh doanh phải cao, phải rất am hiểu về thị trường, giá cả, các phương thức thanh toán quốc tế.
2.7.4 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu
- Trình tự thực hiện:
- Đối với cá nhân, tổ chức:
+ Đăng ký tờ khai;
+ Nộp Phiếu đăng ký làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu (theo mẫu 20-PĐK/2009 ban hành kèm theo Quyết định số 1127/QĐ-TCHQ ngày 03/6/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan);
+ Chuyển Phiếu đăng ký, Biên bản bàn giao cùng tờ khai hải quan chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hoặc Chi cục Hải quan quản lý CFS/kho ngoại quan (dưới đây gọi chung là Hải quan cửa khẩu xuất/kho) để làm thủ tục tiếp theo.
- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
1. Công việc của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
a. Tiếp nhận Phiếu đăng ký làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu (theo mẫu 20-PĐK/2009 ban hành kèm theo Quyết định số 1127/QĐ-TCHQ ngày 03/6/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) do doanh nghiệp nộp. Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày/ tháng/ năm tiếp nhận vào cuối phiếu và lưu cùng hồ sơ lô hàng;
b. Lập Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu: 02 bản;
c. Theo dõi, cập nhật thông tin, lưu trữ và phản hồi từ Hải quan cửa khẩu xuất/kho;
d. Phối hợp với Hải quan cửa khẩu xuất/kho để truy tìm lô hàng trong trường hợp quá thời gian qui định mà không đến cửa khẩu xuất/kho;
đ. Xử lý vi phạm liên quan đến lô hàng xuất khẩu;
f. Kiểm tra, đối chiếu, xác nhận vào Bảng thống kê biên bản bàn giao do Hải quan cửa khẩu xuất/kho fax đến với hồ sơ các lô hàng do Chi cục đã làm thủ tục chuyển cửa khẩu nêu tại điểm 1.1 và điểm 1.2 trên. Nếu phát hiện có sai lệch thì phối hợp với Hải quan cửa khẩu xuất/kho để xác minh, làm rõ.
Trường hợp lô hàng xuất khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hoá thì thực hiện thêm:
g. Niêm phong lô hàng xuất khẩu đã kiểm tra thực tế;
h. Thu lệ phí hải quan theo qui định;
i. Niêm phong hồ sơ hải quan gồm: 01 tờ khai hàng hoá xuất khẩu (bản lưu người khai hải quan), giao hàng hoá và hồ sơ hải quan đã niêm phong cho người khai hải quan vận chuyển đến cửa khẩu xuất/kho.
2. Công việc của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất/kho:
a. Tiếp nhận hồ sơ chuyển cửa khẩu, đối chiếu Biên bản bàn giao với hồ sơ hải quan;
b. Kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hoá; nếu phát hiện niêm phong hàng hoá không còn nguyên vẹn thì lập biên bản vi phạm và thông báo cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết để phối hợp và có biện pháp xử lý kịp thời;
c. Ký xác nhận Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê biên bản bàn giao và fax cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu;
d. Giám sát hàng hoá cho đến khi hàng hoá thực xuất khẩu theo qui định;
e. Cập nhật vào sổ hoặc nhập máy theo dõi hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai hải quan;
+ Hợp đồng mua bán, gia công;
+ Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu;
+ Phiếu lấy mẫu...
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: theo thời hạn đối với hàng xuất nhập khẩu thương mại.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan.
- Lệ phí nếu có: 20.000đồng
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Tờ khai xuất khẩu,
+ Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
+ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
+ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Thủ tướng chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
+ Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2.8 Xuất khẩu mậu biên
Là hình thức xuất khẩu tự doanh đặc biệt, doanh nghiệp tự tổ chức đưa hàng hóa của mình đến các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Campuchia, Lào để xuất khẩu
2.8.1 Đặc điểm
Khác với hình thúc xuất khẩu tự doanh thông thường, kinh doanh xuất khẩu mậu biên có những dạng đặc thù sau đây:
- Doanh nghiệp ít khi ký kết hợp đồng xuất khẩu.
- Không nhất thiết phải thanh toán bằng ngoại tệ mạnh mà thanh toán hoặc bằng hàng hóa hoặc bằng nội tệ của nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
- Ở thời điểm giao và nhận hàng hóa có đại diện của người bán và người mua.
2.8.2 Ưu điểm
- Mở rộng khả năng thâm nhập hàng hóa vào các nước láng giềng, tận dụng được các ưu thế về mặt địa lí khi xâm nhập thị trường xuất khẩu. Cụ thề như sau: Việt Nam có 25 tỉnh biên giới với 4.510 km, trên đó có 23 cửa khẩu quốc tế, 24 cửa khẩu chính, 42 cửa khẩu phụ, trên 160 đường mòn lối mở qua biên giới và 24 khu kinh tế cửa khẩu. Đây là những “luồng” thông thương chính giữa Việt Nam với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia nhờ ưu thế về địa lý, hạ tầng thương mại. Xuất khẩu mậu biên tận dụng được những thuận lợi về mặt địa lí nói trên.
Thêm vào đó Thương mại biên giới là cơ chế đặc biệt, một ngoại lệ không bị ràng buộc bởi quy định của WTO. Do vậy, Việt Nam có thể chủ động về chính sách ưu đãi đặc thù nhằm khuyến khích thương nhân phát triển thị trường sang Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Tăng doanh thu bán hàng.
Khuyết điểm
Rủi ro trong kinh doanh cao đặc biệt đối với các doanh nghiệp phía Nam đưa hàng hóa lên biên giới Trung Quốc vì tính tự phát của hình thức xuất khẩu này cao.
Thời gian qua, mặc dù được đầu tư nhiều nhưng hạ tầng thương mại biên giới còn rất hạn chế, khiến chi phí lưu thông hàng hóa cao và hàng Việt rất khó khăn cạnh tranh với hàng Trung Quốc và Thái Lan.
Hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia tuy đã tạo lực đẩy mạnh cho xuất khẩu nhưng riêng với thương mại biên giới với nhiều đặc thù nên chưa thể “phủ sóng” đến, nhất là về đối tượng, chủng loại hàng hóa.
Trong bối cảnh đó, chương trình XTTM thương mại biên giới với ngân sách 16 tỷ đồng cho năm 2010 được DN hy vọng giúp họ nâng cao năng lực kinh doanh biên mậu.
5 nội dung của chương trình XTTM biên giới 2010
- Nâng cao năng lực cho thương nhân xuất khẩu sang Trung Quốc: Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo về chính sách, phương thức kinh doanh, kỹ thuật đóng gói, bảo quản, nhãn mác..
- Phát triển hệ thống phân phối tại Trung Quốc: chọn 5 điểm bán tại Quảng Tây, Côn Minh và Vân Nam để tổ chức quảng bá và bán hàng Việt…
- Phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại các cửa khẩu phía Bắc: Khuyến khích DN đầu tư hạ tầng thương mại phục vụ xuất khẩu biên mậu.. . với mức hỗ trợ 50% và không quá 2 tỷ đồng.
- Tổ chức phân phối hàng sang Campuchia: Hỗ trợ 100% kinh phí cho DN bán hàng vào nội địa Campuchia .
- Tổ chức kênh phân phối hang Việt đến khu vực biên giới: Hỗ trợ 100% kinh phí cho các phiên chợ bán hàng Việt quy mô vừa và nhỏ tại khu vực biên giới. Đầu tiên là nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, giao nhận- vận chuyển và phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến thị trường biên mậu”.
Đây cũng là cơ sở quan trọng để đạt được mục tiêu thứ hai, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt tại thị trường biên giới, trước các loại hàng nhập khẩu hiện đang lan tràn ở khực biên giới.
Gắn liền với nâng cao năng lực cho DN, hàng hóa của Việt Nam là xây dựng các hành lang và kênh phân phối từ các cửa khẩu, khu kinh tế của khẩu vào thị trường các nước láng giềng.
2.9 Xuất khẩu theo hình thức thương mại điện tử
2.9.1 Định nghĩa Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (e-commerce) bao gồm các họat động kinh doanh, giao dịch thương mại dựa trên các công cụ điện tử (electronic) mà cụ thể là mạng Internet và WWW (World Wide Web - tức những trang web hay website). Các hoạt động thương mại trong Thương Mại Điện Tử có thể là: mua bán hàng hóa; quảng cáo; marketing; tìm kiếm đối tác và khách hàng; trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, thanh toán trực tuyến, hỗ trợ khách hàng, tìm kiếm thông tin về hàng hóa, dịch vụ…Các hoạt động này khi được thực hiện trên mạng Internet đã đem lại rất nhiều tiện dụng và lợi ích so với các hình thức thương mại truyền thống.
Ưu điểm- Lợi ích của thương mại điện tử:
1. Đối với cá nhân:
-Người tiêu dùng dễ dàng tham khảo thông tin về các sản phẩm và dịch vụ, so sánh giá cả, chất lượng mẫu mã của nhiều nhà cung cấp trước khi quyết định mua hàng. -Người tiêu dùng có thể mua hàng ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào, thanh toán qua mạng và được giao hàng tận nơi, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.
-Các cá nhân có thể mua bán, trao đổi với nhau các nhu cầu mua bán giữa cá nhân với cá nhân, các vật dụng cũ, các đồ sưu tầm với những hình thức mới như đấu giá, bán lẻ trên phạm vi toàn cầu.
-Người tiêu dùng có thể khai thác một nguồn thông tin khổng lồ trên mạng Internet, dễ dàng tìm ra sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất của các nhà cung cấp ở khắp nơi trên thế giới-Với những tiện ích của Internet, người tiêu dùng được hưởng lợi khi sản phẩm có thể được bán với giá thấp hơn so với các kênh phân phối khác.
-Các dịch vụ như ngân hàng, giáo dục …sẽ có cách phục vụ tiện lợi hơn và đỡ mất thời gian và công sức của người sử dụng
2. Đối với Doanh nghiệp:
-Doanh nghiệp có một kênh phân phối mới tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, mở rộng thị trường ra toàn cầu.
-Doanh nghiệp có thể cắt giảm rất nhiều chi phí về nhân công và mặt bằng, chi phí marketing, in ấn tài liệu, chi phí cho các khâu trung gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
-Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ khách hàng tốt hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.
-Việc liên lạc, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp có thể diễn ra nhanh chóng, không bị giới hạn về khoảng cách địa lý, tăng hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh của doanh nghiệp
-Rút ngắn sự cách biệt trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có qui mô khác nhau, doanh nghiệp nhỏ có khả năng tạo ra hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng không thua gì các doanh nghiệp lớn.
-Thương Mại Điện Tử tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới, tạo nên những cuộc cách mạng trong việc thay đổi những phương thức kinh doanh.
Tóm lại:
-Đối với người tiêu dùng: quyền của người mua được gia tăng đáng kể trong việc chọn lựa hàng hóa, tham khảo thông tin, mua hàng với giá rẻ hơn và được phục vụ tốt hơn.-Đối với doanh nghiệp: Thương Mại Điện Tử đem đến những lợi ích: giúp Doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh, đem lại dịch vụ hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng.
Với khả năng kết nối mở Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng. Ngày nay chúng ta thấy Internet xuất hiện trong mọi lĩnh vực : thương mại, chínhh trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội ..., và cũng từ đó các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet.
2.9.3 Nhược điểm của thương mại điện tử:
Tuy nhiên thì cũng có một số hoạt động kinh doanh không thích hợp TMĐT. Ví dụ, nhiều thực phẩm nhanh hỏng và các mặt hàng đắt tiền như đồ trang sức hoặc đồ cổ không thể kiểm tra được một cách xác đáng từ điểm xa theo các công nghệ mới sẽ được phát minh ra trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết những bất lợi của TMĐT ngày nay bắt nguồn từ tính chất mới lạ và tốc độ phát triển nhanh của các công nghệ cơ bản. Những bất lợi này sẽ biến mất khi TMĐT hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động và được toàn bộ dân chúng chấp nhận. Nhiều sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi những nhận xét của khách hàng tiềm năng được trang bị và sẵn sàng mua qua Internet. Ví dụ, nhà kinh doanh tạp phẩm trực tuyến Peapop chỉ thực hiện các dịch vụ giao hàng của mình trong một số thành phố. Do nhiều khách hàng tiềm năng của Peapop bắt đầu kết nối với Internet và bắt đầu thấy sự tiện lợi của việc mua bán trực tuyến, nó sẽ có thể mở rộng thêm nhiều khu vực.Trong TMĐT bởi chi phí và lợi nhuận rất khó xác định. Chi phí, là một chức năng của công nghệ, có thể thay đổi nhanh chóng thậm chí chỉ trong thời gian ngắn thực hiện các dự án TMĐT do những công nghệ cơ bản đang thay đổi một cách nhanh chóng. Nhiều công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ được các công nhân có các kỹ năng về công nghệ, thiết kế và quá trình kinh doanh cần thiết để làm TMĐT có hiệu quả. Một vấn đề khác mà các công ty muốn kinh doanh trên Internet phải đối mặt đó là khó khăn trong việc thống nhất cơ sở dữ liệu đang hiện hành và phần mềm xử lý giao dịch được thiết kế cho thương mại truyền thống thành phần mềm có thể dành riêng cho TMĐT.Cùng với các vấn đề về công nghệ và phần mềm, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những trở ngại về văn hoá và luật pháp trong TMĐT. Nhiều người tiêu dùng ở một mức độ nào đó vẫn e ngại việc gửi số thẻ tín dụng trên Internet, có một số người tiêu dùng khác đơn giản thường hơn có thể thích hợp được với sự thay đổi và cảm thấy không thoải mái trong việc xem các hàng hoá trên màn hình máy tính hơn là xem trực tiếp.Môi trường pháp lý mà TMĐT được quản lý là các bộ luật hoàn toàn không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Luật kiểm soát TMĐT được viết ra khi các tài liệu được ký dự tính hợp lý trong bất kỳ giao dịch kinh doanh nào. Khi có nhiều các doanh nghiệp và cá nhân thấy được lợi ích của TMĐT là hấp dẫn, thì những bất lợi liên quan đến công nghệ và văn hoá này sẽ không còn tồn tại nữa.
Bảng tổng kết các phương thức xuất khẩu
Phương thức XK
Đặc điểm
Ưu điểm
Hạn chế
Điều kiện áp dụng
1.XK tại chỗ
Là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay chính đất nước của mình để thu ngoại tệ thông qua việc giao hàng hóa bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngoài, hoặc bán hàng sang khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt độn trên lãnh thỗ Việt Nam.
- Ký kết hợp đồng ngoại thương với người mua nước ngoài
- Làm đầy đủ thủ tục hải quan
- Tăng kim ngạch xuất khẩu
- Giảm rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu
- Gỉam chi phí kinh doanh xuất khẩu: chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm hàng hóa
- Thủ tục khá phức tạp.
- Giá trị xuất khẩu không cao
- Không tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như giao nhận, các phương thức vận tải
- Thích hợp với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường.
2. XK gia công
Đây là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách
- Trong gia công quốc tế gắn liền với hoạt động sản xuất.
- Mối quan hệ giữa 2 bên được xác định trong hợp đồng gia công.
- Về thực chất, là một hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao động được sử dụng thể hiện trong hàng hóa chứ không phải là xuất khẩu lao động trực tiếp.
- Đây là hình thức rất thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm tổ chức hàng xuất khẩu; kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu, tích lũy vốn…
- Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít
- Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ
- Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de tai 3.doc