MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài về lý luận và thực tiễn 1
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 4
3. Đối tượng nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
CHƯƠNG I NGUỒN GỐC VÀ SỰ HÌNH THÀNH TÍN DỤNG ĐCCC
1.1 Khái niệm Tín dụng ĐCCC 5
1.2 Lịch sử hình thành tín dụng ĐCCC 5
1.2.1 Suy thoái kinh tế tại các nước đang phát triển 5
1.2.2 Tác động của các cuộc khủng hoảng dầu lửa và khủng hoảng nợ nước ngoài 7
1.2.3 Sự can thiệp của IMF và WB 12
1.3 Tính chất và đặc điểm của các thể thức tín dụng ĐCCC 18
1.3.1 Tính chất và đặc điểm 18
1.3.2 Mức tín dụng 18
1.4 Phân loại 20
1.4.1 Các khoản của IMF 20
1.4.2 Các khoản của WB 21
1.5 Điều kiện sử dụng tín dụng 21
1.5.1 Cải cách tài khoá 22
1.5.2 Cải cách thương mại 23
1.5.3 Cải cách khu vực tài chính 26
1.5.4 Cải cách DNNN và phát triển khu vực tư nhân 32
1.5.5 Cam kết của chính phủ 35
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÍN DỤNG ĐCCC Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
2.1 Tình hình phân bổ tín dụng ĐCCC 39
2.2 Tác động và hiệu quả của các khoản tín dụng ĐCCC 42
2.2.1 Đánh giá của IMF 42
2.2.2 Đánh giá của P. Mosley 47
2.2.3 Các đánh giá khác 50
2.2.4 Tác động đến thu nhập và giảm nghèo 51
2.2.5 Tác động đến sự thay đổi lâu dài của môi trường chính sách 52
2.3 Những bài học kinh nghiệm 54
2.3.1 Không thể coi thị trường là chiếc chìa khoá vạn năng 54
2.3.2 Các nước phát triển cũng phải điều chỉnh 56
2.3.3 Quyết tâm và năng lực thực hiện cải cách của các quốc gia được hưởng tín dụng 58
2.3.4 Độ trễ trong quá trình thực hiện và hiệu lực của chính sách 59
CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐCCC Ở VIỆT NAM
3.1 Các khoản tín dụng ĐCCC mà các IFI đã hỗ trợ cho Việt Nam 61
3.1.1 Thể thức ĐCCC mở rộng ESAF và tín dụng ĐCCC 61
1. Bối cảnh 61
2. Mục tiêu đề ra 65
3. Nội dung điều chỉnh 66
4. Tình hình thực hiện và hiệu quả 67
3.1.2 Thể thức tăng trưởng và giảm nghèo (PRGF) và chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC) 77
1. Bối cảnh 77
2. Mục tiêu đề ra 78
3. Nội dung điều chỉnh 79
4. Chi phí cải cách và nguồn trang trải 86
5. Một số nhận xét về PRGF và PRSC 87
3.2 Những bài học và khuyến nghị rút ra cho Việt Nam nói riêng và các nước đang phá triển nói chung 91
3.2.1 những bài học rút ra 91
3.2.2 Các khuyến nghị 95
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các thể thức tín dụng điều chỉnh cơ cấu và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương, chi phí tiếp cận thị trường vốn của các nước ESAF đã giảm đáng kể khi chế độ ngoại hối được tự do hoá. Tăng xuất khẩu đã chững lại hoặc giảm vào đầu những năm 80 và chỉ tăng khiêm tốn vào nửa sau của những năm 80, nhưng đã tăng trên 7% ở Châu Phi và Châu Mỹ Latinh vào đầu những năm 90 IMF, The ESAF at Ten Years: Economic Reform and Adjustment in Low-income Countries, Washington D.C - tr 22-23
. Trong khi người ta có thể chờ đợi những kết quả rất khả quan trong lĩnh vực này.
Về tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng GDP đầu người bị giảm trong những năm 80, đã tăng nhẹ vào đầu những năm 90 và đạt 1% vào giữa những năm 90 do có sự gia tăng đáng kể trong nhu cầu của thế giới, tỉ lệ trao đổi thương mại được cải thiện. Điều này giúp thu hẹp chênh lệch về mức tăng GDP đầu người giữa các nước điều chỉnh với các nước đang phát triển khác từ 2.2 điểm phần trăm xuống còn 0.9 điểm phần trăm trong thời gian 1991-1995. Tuy nhiên, do tốc độ tăng GDP ở các nước điều chỉnh còn thấp hơn các nước đang phát triển khác, mức GDP đầu người bình quân của các nước này đã bị tụt hậu so với các nước kia. Ngoài ra, mức tăng trưởng kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các nước điều chỉnh, trong đó các nước ở châu Mỹ La tinh có mức tăng cao nhất, còn châu Phi nói chung lại có mức tăng trưởng âm. Như vậy hình thái tăng trưởng của các nước điều chỉnh- khả năng thích ứng với sự điều chỉnh chính sách, những cú sốc tỉ lệ trao đổi thương mại..- không khác gì nhiều các nước đang phát triển khác. Trong các yếu tố góp phần vào mức tăng trưởng nói trên, các chính sách kinh tế vĩ mô và cơ cấu( các yếu tố nội sinh) đóng góp khoảng một nửa, còn lại là các yếu tố ngoại sinh.
Xét về tính bền vững đối ngoại, cán cân vãng lai của các nước điều chỉnh hầu như không được cải thiện nhiều do tỉ lệ tiết kiệm không tăng. Nợ nước ngoài của khu vực công đã tăng gấp đôi theo con số tuyệt đối trong thời gian 1985-1995 (từ 82 tỉ USD lên 191 tỉ USD) , trong đó phần cho vay ưu đãi của các nhà tài trợ đa phương tăng mạnh, còn tín dụng của khu vực tư nhân lại giảm đáng kể.
Dựa trên 2 chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững đối ngoại: (i) Tỉ lệ dịch vụ nợ/xuất khẩu( gánh nặng nợ “đối ngoại”) và (ii) Tỉ lệ dịch vụ nợ /GDP (gánh nặng nợ “đối nội”) thì với các nước phi chuyển đổi, chỉ tiêu (i) đã giảm từ 40-45% xuống 28% năm 1995 (khoảng 33% ở các nước điều chỉnh mắc nợ nhiều- các nước HIPC). Tuy nhiên, chỉ tiêu (ii) không được cải thiện, phản ánh mức tăng trưởng cao hơn của xuất khẩu/ GDP ở các nước điều chỉnh trong thời gian này.
Trong số 35 nước nói trên, số liệu cho thấy có 12 nước được coi là có tiến bộ rõ rệt và 10 nước được coi là có tiến bộ "hạn chế" hướng tới sự bền vững đối ngoại do có sự cải thiện ở cả 2 chỉ tiêu. Tuy nhiên, trong số này có nhiều nước vẫn tiếp tục có gánh nặng lớn: 13 nước có tỉ lệ (i) trên 25% vào năm 1995, và có 5 nước là Honduras, Kenya, Madagaxca, Xiêra Lêôn và Zimbabuê không đạt được tiến bộ nào. Lí do chính là những nước đạt được tiến bộ rõ ràng có tỉ lệ tăng GDP thực và tăng xuất khẩu cao hơn những nước không có tiến bộ từ 3-6 điểm phần trăm.
Tóm lại, việc thực hiện các chương trình điều chỉnh ở số các nước nói trên đã tạo nên tác động tích cực chủ yếu sau: (i) tăng GDP ở các nước điều chỉnh phi chuyển đổi nhìn chung đã đuổi kịp các nước đang phát triển khác: (ii) các chỉ số xã hội ở hầu hết các nước này đã được cải thiện; (iii) gần ba phần tư các nước điều chỉnh đã tiến gần hơn tới sự bền vững đối ngoại; (iv) thâm hụt ngân sách đã giảm; và (v) lạm phát cao gần như đã biến mất. Thành tích này có thể xuất phát từ môi trường toàn cầu thuận lợi, nhưng quá trình tự do hoá và cơ cấu lại được thực hiện trong thập kỷ qua cũng đóng góp một phần quan trọng. Tuy nhiên, một thực tế cần thừa nhận là với tất cả những biện pháp điều chỉnh chính sách và cơ cấu đã thực hiện, các nước điều chỉnh hiện vẫn là những nước nghèo nhất trên thế giới. Để thu hẹp khoảng cách với các nước khác, các nước điều chỉnh phải hướng tới mức tăng trưởng cao hơn nữa. Phải chăng các chương trình điều chỉnh có những khiếm khuyết nhất định, hay do các nguyên nhân khác mà chúng không phát huy được hết hiệu quả? Mục 2.2 sẽ cố gắng giải đáp câu hỏi này.
2.2.2 Đánh giá của P.Mosley
Theo phương pháp WWI, Mosley Mosley P., Jane Harrigan & John Toye (1995), Aid and Power: the World Bank and Policy-based
-Lending, Routledge Publisher, London, 1995
đã dùng phép hồi quy của kinh tế lượng để đo lường tác động của các yếu tố nội sinh khác nhau, gồm: các chương trình của IMF, các chương trình của WB (và cả tác động của nguồn tài trợ kèm theo các chương trình của 2tổ chức này), mức độ thực hiện khung điều kiện ràng buộc theo các chương trình của nước chủ nhà, và các yếu tố ngoại sinh (tỉ lệ trao đổi thương mại, thời tiết) với các chỉ tiêu đích. Với số liệu thu thập đươc từ 19 nước thực hiện chương trình (chủ yếu là do WB hỗ trợ, có một số nước được cả IMF hỗ trợ) từ năm 1980-1986 (có phân chia ra 3 loại: toàn bộ các nước này, nhóm nước có thu nhập thấp ở tiểu Sahara châu Phi, và nhóm nước có thu nhập trung bình), các phép tính hồi quy cho thấy kết quả như dưới đây.
Tăng trưởng GDP. Mức độ thực hiện khung điều kiện có tác động tốt nói cách khác việc tuân thủ tốt thì đem lại tác dụng tốt, nhưng nguồn tài trợ của chương trình lại có tác động xấu ngoài dự kiến. Tổng cộng lại, hai biến số này có tác động tích cực, nhưng yếu, đối với tăng trưởng GDP. Nguồn tài trợ của IMF có tác động tốt với nhóm nước có thu nhập trung bình. Tác động của đầu tư rất yếu. Các yếu tố ngoại sinh lại có tác động quyết định đến tăng trưởng GDP.
Tăng xuất khẩu, nguồn tài trợ của WB có tác động rất xấu trong năm đầu, nhưng lại tốt sau 2 năm thực hiện chương trình. Tuy nhiên, mức độ thực hiện khung điều kiện lại có tác động rất tích cực với cả 3 nhóm nước. Tài trợ của IMF có tác dụng tốt với tất cả các nước và nhóm nước tiểu Sahara, nhưng lại xấu với nhóm nước thu nhập trung bình. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là các yếu tố ngoại sinh lại không có tác động đáng kể nào.
Tăng nhập khẩu, tài trợ của WB có tác động xấu lúc ban đầu, nhưng lại tốt trong những năm sau. Mức độ thực hiện khung điều kiện và khoản tài trợ của IMF có tác động tốt. Các yếu tố ngoại sinh có tác động xấu.
Tỉ lệ Đầu tư/GDP. Tài trợ của WB không có tác động rõ ràng, lúc tốt, lúc xấu (không đáp ứng được mục tiêu chính). Mức độ thực hiện khung điều kiện có tác động chung là xấu, nhưng yếu. Tài trợ của IMF và yếu tố thời tiết hầu như không có tác động gì. Thay đổi trong tỉ lệ trao đổi thương mại có tác động tốt.
Luồng đầu tư tư nhân nước ngoài. Tài trợ của WB có tác động xấu. Mức độ thực hiện khung điều kiện có tác động với tất cả các nước nói chung và với nhóm nước tiểu Sahara nói riêng, nhưng lại có tác động xấu với nhóm nước thu nhập trung bình. Khoản tài trợ của IMF có tác động xấu, nhưng không rõ ràng. Đầu tư của chính phủ lại có tác động tốt (ngược lại với quan điểm cho rằng đầu tư công cộng tăng sẽ chiếm chỗ của đầu tư tư nhân).
Bảng 2.4 So sánh một số chỉ tiêu kinh tế giữa các nhóm nước
( Cuối những năm 70, đầu những năm 80)
Chỉ tiêu kinh tế
Nhóm C
Nhóm K
1976-81
1982-86
1976-81
1982-86
Tiêu dùng/GDP(%)
81.9
85.7
81.8
84.4
Đầu tư/ GDP(%)
27.1
19.3
21.1
20.5
CCTT*/GDP(%)
-7.2
-4.8
-4.7
-6.7
X/khẩu thực/GDP(%)
12.9
-0.4
13.4
-1.3
N/khẩu thực/GDP(%)
11.7
-4
15.6
-3.4
CCTT: cán cân thanh toán
Nguồn: Mosley P., Jane Harrigan & John Toye (1995), Aid and Power: the World Bank and Policy-based
-Lending, Routledge Publisher, London, 1995
Theo phương pháp WW2- so sánh giữa Nhóm nước có chương trình (gọi tắt là nhóm C): Bôlivia, Burundi, Chilê, Costarica, Bờ biển Ngà, Gana, Guyana, Jâmica, Kenya, Malawi, Nêpan, Niger, Pakistan, Panama, Philipines; với nhóm các nước không có chương trình (Nhóm K): Colombia, Ruanđa, Pêru, Honduras, Cameroon, Zămbia, Enxanvado, Nicaragua, Tazania, Zimbabuê, Miến điện, Môritani, Ai cập, Guatêmala, Inđônêsia; thì kết quả đánh giá cho thấy, mặc dù có mức tăng ban đầu cao hơn và được nhận viện trợ qua chương trình, Nhóm C lại có các chỉ tiêu kinh tế kém hơn nhiều Nhóm K, như minh hoạ trong Bảng 2.3. Cũng theo bảng này, sau khi thực hiện chương trình (thời gian 1982-1986). Nhóm C có nhỉnh hơn Nhóm K đôi chút về các tỉ lệ tăng. Tiêu dùng/ GDP, CCTT/GDP, và tăng xuất khẩu /GDP, nhưng các chỉ tiêu khác lại thấp hơn. Đây là điều đáng lo ngại, vì cần lưu ý rằng mục tiêu chính của SAL/SAC là điều chỉnh để tăng trưởng Mosley P., Jane Harrigan & John Toye (1995), Aid and Power: the World Bank and Policy-based
-Lending, Routledge Publisher, London, 1995- tr 205-206
. So sánh kết quả đánh giá này với đánh giá của riêng WB. Có thể kết luận là các chương trình ĐCCC có giúp các quốc gia điều chỉnh giảm được chứ chưa thoát khỏi đói nghèo.
2.2.3 Các đánh giá khác
Cần phải nhấn mạnh ngay rằng, đánh giá của đa số các chuyên gia kinh tế độc lập với các IFI, về hiệu quả của các khoản tín dụng ĐCCC là “chê nhiều hơn khen”. Đa số các chỉ trích xoay quanh 7 vấn đề sau:
Tính thiếu minh bạch của các IFI trong các vấn đề xung quanh
các khoản tín dụng này. Đối với các khoản tín dụng có thể kéo theo những chương trình ĐCCC quyết định vận mệnh kinh tế của cả quốc gia nhưng các IFI lại đưa ra rất ít thông tin đối với chính phủ cũng như nhân dân các nước này. Nhiều nhà kinh tế còn cho rằng các hồ sơ tín dụng nếu có được đưa ra công chúng thì cũng đã bị “dọn sạch” các thông tin quan trọng. Tính thiếu minh bạch cũng còn thể hiện ở khả năng rất hạn chế của các IFI trong việc đánh giá hiệu quả của các khoản tín dụng này và tính lạc quan rất thiếu khoa học của các IFI trong quá trình đánh giá.
Việc thiếu thông tin cũng trực tiếp kéo theo một vấn đề khác là
sự tham gia rất hạn chế của nhân dân các nước điều chỉnh trong khi, như đã nói ở trên, những khoản vay này lại quyết định vận mệnh kinh tế của cả nước, và trong khi về mặt lý thuyết thì các nội dung ĐCCC phải được đưa ra thảo luận rỗng rãi trong các cơ quan chính phủ, các tổ chức quần chúng, các tổ chức phi chính phủ. Ngay cả các nghị sĩ quốc hội cũng không được biết về nội dung một dự thảo thoả thuận với các IFI trước khi khoản tín dụng được thông qua, trong khi trách nhiệm thực hiện các điều chỉnh này thì sẽ có vai trò rất quan trọng của họ.
Một chỉ trích khác cũng đang ngày càng được nhắc đến đó là
hiệu ứng xấu của các chương trình này đối với những người nghèo, có một thực tế là ở nhiều nước đã được hưởng tín dụng, những người nghèo lại càng nghèo đi, và sự bất bình đẳng trong xã hội lại càng gia tăng. Chính nội dung giảm chi tiêu chính phủ đã kéo theo hậu quả này
Các khoản tín dụng này cũng có tác động xấu với các nhà sản
xuất địa phương do tác dụng của việc giảm thiểu các hàng rào thuế quan. Các nhà sản xuất địa phương còn non yếu lại đang quen với sự bảo hộ của nhà nước trở nên rất lúng túng khi không còn được bao bọc bởi các hàng rào bảo hộ
Việc huy động tối đa các nguồn lực trong nước để sản xuất hàng
xuất khẩu cũng dẫn tới sự phá huỷ môi trường nghiêm trọng. Chỉ trích này không chỉ áp dụng cho các chương trình ĐCCC nhưng khía cạnh khuyến khích xuất khẩu của các khoản tín dụng ĐCCC này cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ phá hủy môi trường và vắt kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Sự bất cập của việc áp dụng chung một mô hình cho tất cả các
nước đang phát triển gặp khó khăn, bất kể điều kiện tự nhiên kinh tế, chính trị xã hội cũng là đề tài của nhiều phê phán. Và sự chỉ trích còn hướng rộng ra các nhận định, chính sách của các IFI nói chung, trong suốt lịch sử phát triển của mình mà gần đây nhất là trong các đánh giá quá lạc quan và hời hợt đối với các nước Châu á khủng hoảng và sau đó là các biện pháp cữu vãn tình thế cũng rất kém hiệu quả.
Và cuối cùng điều mà các nhà kinh tế cũng như bất cứ người
nào quan tâm đến vấn đề khó có thể chấp nhận , đó là sự thất bại quá rõ ràng của rất nhiều khoản tín dụng ĐCCC ở các nước đang phát triển được hưởng các khoản tín dụng này.
2.2.4 Tác động đến thu nhập và giảm nghèo
Khi thiết kế và thực hiện chương trình ĐCCC ở các nước đang phát triển, các IFI thường cho rằng, một khi các chỉ số đích, nhất là tăng trưởng được cải thiện, thu nhập đầu người mặc nhiên tăng và nghèo đói và bất bình đẳng sẽ giảm xuống. Mô hình tăng trưởng của WB đã đưa ra những dự báo hết sức lạc quan về vấn đề này.
Nhìn chung, bằng chứng thực tế cho thấy có mối tương quan thuận giữa tăng trưởng và giảm nghèo. Tổng kết của WB WB, Operations Evaluation Department (OED) (1995), Structural and Sectoral Adjustment Lending: World Bank Experience (1980-1992 - tr 1,2
về 33 nước điều chỉnh ở Châu Mỹ la tinh, Đông và Đông Nam á, Trung Đông và Châu Phi cho thấy 2 phần 3 số nước điều chỉnh đã cải thiện được tỉ lệ tăng trưởng và giảm được nghèo đói từ 1-2%. Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng không được cải thiện nhiều, phản ánh thực tế WB đã không thực sự coi trọng vấn đề này. Báo cáo của Ban Đánh giá tác động của các chương trình của WB, sau khi nghiên cứu 21 chương trình tín dụng ở 17 nước với con số lên tới 2 tỉ USD tín dụng cho gia đoạn 96-98, đã đánh giá rằng: “Có thể cho rằng các nước được hưởng các khoản tín dụng ĐCCC đã đạt được những kết quả tốt về hạn chế lạm phát, và tăng trưởng so với các nhóm nước khác. Có thể suy luận một cách hợp lý rằng, các nước này cũng đã đạt được những kết quả tốt về giảm nghèo. Không nước nào có các số liệu về tình trạng nghèo đói trước và sau khi có các khoản tín dụng. Vì vậy, chúng tôi không thể đo lường được những thay đổi trên lĩnh vực giảm nghèo, trước và sau khi có khoản tín dụng ĐCCC.”
Như vậy có thể thấy rõ là các IFI đã rất thiếu sót trong khi thiết kế và thực hiện các chương trình về tín dụng ĐCCC đối với mục tiêu giảm nghèo. Đây cũng chính là khía cạnh bị phê phán nhất của các khoản tín dụng ĐCCC. Nhiều nhà kinh tế học trên thế giới, độc lập với các IFI, và thậm chí trong các báo cáo nội bộ độc lập của các IFI, cũng đã chỉ trích rất nặng nề vấn đề này. Việc các IFI, thay ESAF và SAC bằng PRGF và PRSC cũng nhằm để phần nào khoả lấp lỗ hổng này.
Mục tiêu tăng thu nhập cũng cũng đạt được kết quả nghèo nàn. Nghiên cứu của Easterly Easterly W. (2001), The Lost Decades: Developing Countrie’s Stagnation in spite of Policy Reform from 1980-1998, World Bank, Washington D.C - tr 17
cho thấy trong thời kỳ 1980-1998, WB và IMF đã thực hiện 958 khoản vay ĐCCC cho các nước đang phát triển, nhưng tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người ở các nước này không hề thay đổi, khác hẳn với mức tăng từ 2,7%-3,3%/năm theo dự báo của WB. Có thể kết luận là các khoản tín dụng ĐCCC có giúp các quốc gia điều chỉnh giảm được, chứ chưa thoát khỏi nghèo đói
2.2.5 Tác động đến sự thay đổi lâu dài của môi trường chính sách
Mục tiêu của chương trình ĐCCC không chỉ dừng lại ở chỗ cải thiện các chỉ số đích trong một vài năm, mà còn đi xa hơn, là tạo môi trường chính sách thân thiện với thị trường dài hạn và bền vững ở các nước đang phát triển. Với IMF, do trọng tâm và phạm vi hoạt động là các chính sách kinh tế vĩ mô và cán cân thanh toán, mục tiêu này chủ yếu là sự bình ổn kinh tế vĩ mô, còn với WB, tổ chức có tôn chỉ là xoá đói giảm nghèo, đây là mục tiêu lâu dài của hoạt động hỗ trợ ĐCCC. Chính vì vậy, WB rất quan tâm đến tác động lâu dài của các khoản tín dụng ĐCCC và tính liên tục của việc thực hiện các biện pháp cải cách đến môi trường chính sách của các nước điều chỉnh, với thí dụ điển hình là Thổ nhĩ kỳ có chương trình ĐCCC được thiết kế theo nhiều giai đoạn nối tiếp nhau. Tuy nhiên, liệu chương trình ĐCCC có duy trì được tiến trình cải cách và tạo đà cho những cải cách mới hay không; năng lực, ý thức và quyết tâm tiếp tục thực hiện những cải cách khó khăn hơn có được nâng cao hơn không nếu không có sự hỗ trợ tiếp tục của các nhà tài trợ bên ngoài là những vấn đề mà các IFI luôn muốn giải đáp.
Trên thực tế, mục tiêu trên có thể không trở thành hiện thực vì những nguyên nhân sau. Thứ nhất, việc theo dõi và giám sát quá trình cải cách rất khó khăn. Các cú sốc bất thường do tác động không thuận của các yếu tố ngoại sinh (như khủng hoảng tài chính tiền tệ, biến động của tình hình chính trị quốc tế, giá dầu tăng vọt...) có thể buộc chính phủ phải trì hoãn, hoặc thậm chí từ bỏ những cam kết cải cách nhất định (như giảm thuế, giảm thâm hụt ngân sách, tự do hoá thương mại và tài chính..). Thứ hai, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy là nhiều biện pháp cải cách được thực hiện khi có chương trình, tức là có sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của nhà tài trợ (công cụ "cái gậy và củ cà rốt") khi chính phủ gặp khó khăn vì nguồn tài chính. Sau khi hết hỗ trợ, chính phủ thấy không bị áp lực phải tiếp tục cải cách. Thứ ba, việc giải ngân là một trong những mục tiêu của các nhà tài trợ, nên nhiều trường hợp các cam kết trong chương trình không được thực hiện, nhưng vẫn được giải ngân, tạo tâm lý ỷ lại ở phía nước điều chỉnh. Nghiên cứu của Mosley Mosley P., Jane Harrigan & John Toye (1995), Aid and Power: the World Bank and Policy-based
-Lending, Routledge Publisher, London, 1995- tr 178
cho thấy, trong số các khoản tín dụng điều chỉnh của WB được chọn làm mẫu nghiên cứu, chỉ 53% khung điều kiện ràng buộc đặt ra được thực hiện theo yêu cầu, nhưng hầu hết các khoản tín dụng, nhất là ở những nước có đầu tư lớn của WB, vẫn được giải ngân, mặc dù việc giải ngân có bị chậm với 72% trường hợp. Ngoài ra việc duy trì các biện pháp cải cách còn phụ thuộc vào các yếu tố như ý chí chính trị của tầng lớp lãnh đạo, tương quan lực lượng trong bộ máy nhà nước giữa một bên là các nhà lãnh đạo có xu hướng cải cách và một bên có xu hướng bảo thủ, và lượng hỗ trợ tài chính bên ngoài không lớn đến mức mà nếu không có nó, động lực cải cách không còn tỏ ra hấp dẫn.
Cũng theo Mosley và OED WB, Operations Evaluation Department (OED) (1995), Structural and Sectoral Adjustment Lending: World Bank Experience (1980-1992 - tr 6
, bằng chứng thực tế về một số quốc gia có chương trình điều chỉnh của WB trong những năm 80 cho thấy, ngay cả ở những quốc gia có mức độ tuân thủ cam kết cao, vẫn có nhiều trường hợp đảo ngược chính sách, nhất là trong lĩnh vực chính sách thương mại, chẳng hạn như việc áp dụng trở lại các hạn chế nhập khẩu, hay trong các lĩnh vực tỉ giá hối đoái và lãi suất thực dương. Những nước có khả năng duy trì được các chính sách cải cách là nhữn nước có đội ngũ cán bộ quản lý có xu hướng cải cách và vẫn nắm được quyền lực trong những lĩnh vực chính sách quan trọng như tài chính và tiền tệ, còn những nước phổ biến tình trạng đảo ngược chính sách là những nước mà cải cách không mang lại kết quả mong muốn, hay có những cú sốc bất thường ảnh hưởng đáng kể đến tiến trình cải cách. Như vậy, đề xướng và thực hiện cải cách đã khó duy trì cải cách lại càng khó hơn.
2.3 Những bài học kinh nghiệm
2.3.1 Không thể coi thị trường là chiếc chìa khoá vạn năng
Học thuyết kinh tế Tân cổ điển, còn gọi là chủ nghĩa tự do mới,
hay “chủ nghĩa thị trường chính thống”, mà các IFI đã dựa trên đó để đề ra các chương trình ĐCCC đi đôi với các khoản tín dụng ĐCCC, có luận điểm cốt lõi là giảm bớt vai trò của chính phủ để loại trừ các vướng mắc cơ cấu, chủ trương trông cậy tối đa vào các lực lượng thị trường để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng. Khi áp dụng học thuyết này vào các nền kinh tế đang phát triển thì nó đã thể hiện tính bất cập. Các nước đang phát triển có đặc trưng là thiếu vắng cả khuôn khổ thể chế và pháp lý đầy đủ lẫn các thị trường phát triển hoàn hảo, do vậy không thể chỉ trông chờ thị trường giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả các vấn đề kinh tế và xã hội. Có sự nhất trí rộng rãi rằng, tuy kinh tế học Tân cổ điển có thể đưa ra khuôn khổ giúp phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, nhưng khuôn khổ đó khó phát huy được tác dụng ở các nước đang phát triển thiếu những điều kiện nhất định, mà những điều kiện này chỉ có thể được tạo ra nhanh chóng nhờ vai trò của chính phủ. Việc phủ nhận vai trò kinh tế của chính phủ vô hình chung tước đi công cụ duy nhất để xây dựng khuôn khổ pháp lý và thực hiện những đầu tư then chốt với nền kinh tế, cũng như để giúp các nước này nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển. Khi mở cửa cho cạnh tranh quốc tế, do luôn thấy mình ở thế bất lợi nếu để cho thị trường quyết định mọi việc, các nước đang phát triển thường buộc phải có sự bảo hộ và hỗ trợ nhất định cho các ngành kinh tế non trẻ và các ngành mũi nhọn ưu tiên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai của nền kinh tế. Như John Williamson, tác giả của “Sự đồng thuận Washington” (Washington Consensus, ám chỉ sự thống nhất về tư duy chính sách kinh tế của WB, IMF mà đằng sau là Bộ Tài chính Mỹ, đều có trụ sở ở thủ đô Washington của Mỹ để phân chia trách nhiệm sao cho cả 2 tổ chức này đều hỗ trợ các khoản tín dụng ĐCCC trên một khuôn khổ chung là Văn bản khuôn khổ chính sách-PFP ) đã từng cảnh báo nguy cơ các nội dung cải cách trong các khoản tín dụng ĐCCC do các IFI tài trợ ở các nước đang phát triển sẽ bị mất uy tín nếu các tổ chức này tin rằng thị trường có thể giải quyết được mọi việc, khi ông viết rằng: “ sự cần thiết phải tự do hoá không nhất thiết có nghĩa là phải nghiêng hẳn sang thái cực của chủ nghĩa thị trường chính thống và vai trò tối thiểu của chính phủ” Williamson J. (2000), “What should the World Bank think about the Washington Consensus”, The World Bank Research Observer, 2000 (Vol. 15, No. 2) - tr 252
.
Qua những thất bại của nhiều khoản tín dụng hỗ trợ ĐCCC ở nhiều nước đang phát triển, các IFI và nhất là bản thân các quốc gia được hưởng tín dụng ĐCCC cần phải ý thức được vấn đề then chốt này và không ảo tưởng về liều “thần dược” thị trường.
2.3.2 Các nước phát triển cũng cần điều chỉnh
Các IFI thường cho rằng, khó khăn kinh tế của các nước đang phát triển chủ yếu do nguyên nhân bên trong, nhất là do các chính sách kinh tế không phù hợp của các chính phủ, cơ cấu kinh tế kém hiệu quả và kém khả năng thích ứng với các cú sốc bên ngoài. Vì vậy khi tài trợ các khoản tín dụng ĐCCC, các IFI thường bỏ qua tác động của những thay đổi bất lợi của môi trường bên ngoài và chính sách kinh tế của các nước đang phát triển đới với khả năng thành công của những chương trình ĐCCC do họ đưa ra . Trên thực tế, các nước được hưởng tín dụng có thể thay đổi chính sách, nhưng không thể làm gì với tỉ lệ trao đổi thương mại thay đổi bất lợi cho hàng hoá xuất khẩu của họ, lãi suất quồc tế tăng do chính sách thắt chặt tiền tệ của nhiều nước công nghiệp làm giảm nguồn vốn bên ngoài vào và làm tăng gánh nặng nợ cũ của họ, tăng trưởng ở chính các nước công nghiệp giảm sút làm giảm mức cầu chung của thế giới. Tình hình đó làm giảm tác dụng của các biện pháp điều chỉnh, từ đó rất khó cải thiện được tình hình kinh tế ở các nước điều chỉnh.
Một số công trình nghiên cứu cho thấy, trong nhiều trường hợp, chính các chính sách của các nước công nghiệp nhằm khắc phục các khó khăn kinh tế của họ, như tăng lãi suất để chống lạm phát, thực hiện chủ nghĩa bảo hộ bằng những biện pháp thuế quan tinh vi, chủ trương tự do hoá tài chính triệt để, đưa ra những chuẩn mực mới ngặt nghèo hơn về lao động và môi trường với sản phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển....đã làm trầm trọng hơn, và thậm chí châm ngòi cho các khó khăn kinh tế của các nước đang phát triển. Như phần đánh giá tác động của các khoản tín dụng ĐCCC (mục 2.2) đã cho thấy, mặc dù chính sách của các nước điều chỉnh đã được cải thiện đáng kể qua các chương trình điều chỉnh, nền kinh tế và mức thu nhập của các nước này không có mức cải thiện tương ứng, phần nào phản ánh khiếm khuyết của thị trường. Easterly Easterly W. (2001), The Lost Decades: Developing Countrie’s Stagnation in spite of Policy Reform from 1980-1998, World Bank, Washington D.C - tr 17
đã chứng minh tác động rất lớn của các nước OECD đối với các nước đang phát triển: khi các nước OECD giảm tăng trưởng bình quân 1% có thể kéo theo mức giảm bình quân 2,1% tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Trên thực tế, trong thời gian từ năm 60-70 đến những năm 80-90, tăng trưởng của các nước OECD đã giảm từ 3,2% xuống 1,8%, kéo theo mức giảm tăng trưởng 2,5% oả các nước đang phát triển (ttất nhiên ở đây có mối quan hệ qua lại: tăng trưởng giảm ở các nước đang phát triển đến lượt nó có thể góp phần làm giảm tăng trưởng ở các nước OECD). Mosley Mosley P., Jane Harrigan & John Toye (1995), Aid and Power: the World Bank and Policy-based
-Lending, Routledge Publisher, London, 1995- tr 217-220
cũng kết luận rằng, cải thiện trong tỉ lệ trao đổi thương mại và giá hàng xuất khẩu có tác động rất thuận lợi đến tăng trưởng GDP, đầu tư và nguồn tài trợ bên ngoài ở các nước được hưởng tín dụng ĐCCC, có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của các khoản tín dụng này. Còn theo OED WB, Operations Evaluation Department (OED) (1995), Structural and Sectoral Adjustment Lending: World Bank Experience (1980-1992), Washington D.C - tr 24
, thì sự cải thiện trong cán cân thanh toán, một trong những mục tiêu quan trọng của ĐCCC, đã bị hạn chế bởi tình trạng xấu đi liên tục của tỉ lệ trao đổi thương mại và lãi suất cao của thế giới.
Rõ ràng tình hình và chính sách kinh tế của các nước phát triển có tác động rất mạnh đến nền kinh tế các nước đang phát t