Đề tài Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam - Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I. Tình hình chung về thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam

1. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam 4

2. Thị trường nhập khẩu cảu Việt Nam 6

II. Tình hình xuất nhập khẩu trên từng thị trường chủ lực của Việt Nam.

Thuận lợi – Khó khăn & Các giải pháp xuất khẩu cho từng thị trường .

1. Hoa Kỳ 8

2. EU 23

3. Nhật Bản 36

4. Trung Quốc 53

5. ASEAN 68

6. Singapore 83

7. Úc 93

8. Nga 104

III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.

KẾT LUẬN 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

 

doc123 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam - Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a mình tại thị trường này. Trong khi xuất khẩu sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ sang hầu hết các thị trường giảm thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại có xu hướng tăng khá bền vững. Việc thay đổi xu hướng tiêu dùng từ đồ nội thất cao cấp sang đồ nội thất hạng trung là cơ hội tốt đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam Hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là còn yếu ở khâu tiếp cận thị trường nên trong thời gian tới, cần thiết lập hệ thống bán sản phẩm tại chính thị trường Nhật Bản. Bộ Công Thương cũng khuyến nghị, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ quy định trong Hiệp định để tận dụng tối đa lợi thế về ưu đãi thuế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, vậy để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hoá, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như thời gian giao hàng. Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tận dụng cơ hội tăng xuất khẩu vào Nhật Bản, một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, bằng cách tìm hiểu kỹ đặc tính của thị trường này Để giữ mức tăng ổn định tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tạo dựng được thương hiệu của riêng mình bằng chất lượng tốt và thiết kế mới lạ. 4. TRUNG QUỐC 4.1 Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc NĂM Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại (1000USD) Tổng kim ngạch (1000USD) Giá trị (1000USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000USD) Tỷ trọng (%) 2008 4,535,670 21.25 15,652,126 24.76 -11,116,756 20,187,496 2009 4,909,025 23.00 16,440,952 26.00 -11,531,927 21,349,977 2010 7,309,416 34.25 20,019,678 31.66 -12,710,262 27,329,094 6 tháng đầu năm 2011 4,588,379 21.50 11,111,016 17.57 -6,522,637 15,699,395 Nguồn : Tổng cục thống kê, Bộ Công thương Đồ thị biểu diễn tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc Đồ thị biểu diễn cán cân thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chủ yếu sang thị trường Trung Quốc Sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6 tháng năm 2011 Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000USD) Tỷ trọng (%) Tổng xuất khẩu 4,535,670 100 4,909,025 100 7,309,358 100 4,588,379 100 Than đá 742,844 16.38 935,843 19.06 961,855 13.16 522,968 11.40 Cao su 1,056,988 23.30 856,713 17.45 1,420,788 19.44 736,086 16.04 Dầu thô 603,530 13.31 462,623 9.42 367,631 5.03 286,496 6.24 Máy vi tính và linh kiện 273,803 6.04 287,187 5.85 659,432 9.02 267,099 5.82 Gỗ và các sp từ gỗ 145,633 3.21 197,904 4.03 404,908 5.54 288,480 6.29 Điều 160,676 3.54 177,476 3.62 183,366 2.51 109,812 2.39 Thủy sản 81,096 1.79 124,857 2.54 162,557 2.22 103,123 2.24 Nguồn : Tổng cục thống kê, Bộ Công thương Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 4.5 tỉ USD, tăng 24.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc trở thành thị trường đứng thứ 3 trong xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch năm 2008 đạt 4.536 tỷ USD (sau Mỹ và Nhật Bản). Buôn bán với Trung Quốc chiếm khoảng 14.07% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gồm 3 nhóm hàng chính. Trong đó, nguyên nhiên liệu và khoáng sản chiếm trung bình 55%; nông sản, thủy sản chiếm 15%; hàng công nghiệp chiếm 10%. Cao su là mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1.06 tỷ USD, chiếm tỷ trọng đến 65.9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kế đến là mặt hàng than đá đóng góp tỷ trọng 53.2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu than đá của Việt Nam Năm này cũng đánh dấu bước tăng trưởng vượt bậc của ngành dầu thô khi đạt tốc độ tăng trưởng so với 2007 là 94.92%, đạt 604 triệu USD. Giá dầu thô tăng cao vào đầu năm. Nhu cầu tăng vọt, trong khi nguồn cung không theo kịp là lý do đầu tiên đẩy giá dầu tăng phi mã. Đầu tàu tăng trưởng nóng ở Châu Á là Trung Quốc đã khiến nguồn dầu mỏ thế giới bị "ngốn" với tốc độ chóng mặt. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 4.9 tỉ USD, tăng 8.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Cao su là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 12/2009 nhưng lại đứng sau than đá về kim ngạch xuất khẩu năm 2009: than đá đạt 935.8 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc;  cao su đạt 856.7 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 17.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2009. Năm 2009, mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn cũng góp phần đáng kể làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 506 triệu USD, chiếm 10.3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2009 có tốc độ tăng trưởng cao là: hàng thuỷ sản đạt 124.9 triệu USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 2.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 197.9 triệu USD, tăng 35.9% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 4%; sản phẩm từ chất dẻo đạt 15.9 triệu USD, tăng 30.9% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 0.3%... Bên cạnh đó là một số mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2009 có độ suy giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu: đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt 215.7 nghìn USD, giảm 99% so với cùng kỳ năm ngoái, túi xách, ví, va li, mũ và ô dù đạt 7.4 triệu USD, giảm 34% so với cùng kỳ, sản phẩm gốm, sứ đạt 2 triệu USD, giảm 28%, chiếm 0.04% Năm 2010, Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc năm 2010 đạt gần 7,3 tỷ USD, tăng hơn 48% so với cùng kỳ năm 2009. Những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc là: Than đá 961 ngàn USD, chiếm 13.7% tổng kim ngạch; Cao su 1,4 tỷ USD, chiếm 19,49%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 659 triệu USD; Dầu thô 367 triệu USD; Gỗ và sản phẩm gỗ 404 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4,5 tỷ USD đạt được 61% so với năm 2010, tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang thi trường này đều đạt ở mức cao so với cung kì năm 2010. Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ thị trường Trung Quốc Sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6 tháng năm 2011 Kim ngạch (1000USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000USD) Tỷ trọng (%) Tổng nhập khẩu 15,652,126 100 16,440,952 100 20,019,463 100 11,111,016 100 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 3,769,469 24.08 4,155,283 25.27 4,457,295 22.26 2,412,037 21.71 Vải các loại 1,544,143 9.87 1,565,976 9.52 2,218,368 11.08 1,432,088 12.88 Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện 654,377 4.18 1,463,551 8.90 1,682,597 8.40 897,488 8.08 Xăng dầu các loại 446,100 2.85 1,290,162 7.85 1,064,605 5.32 622,777 5.61 Sắt thép các loại 2,308,865 14.75 815,662 4.96 1,519,043 7.59 720,761 6.49 Phân bón các loại 719,931 4.60 596,026 3.63 603,399 3.01 259,137 2.33 Hóa chất 360,546 2.96 407,445 2.43 506,749 2.53 345,171 3.11 NPL dệt may da giày 463,750 2.30 399,116 2.48 671,006 3.35 408,620 3.68 Nguồn : Tổng cục thống kê, Bộ Công thương Năm 2008, Trung Quốc hiện đứng đầu với kim ngạch năm 2008 là 15.625 tỷ USD. Việt Nam chỉ chiếm 0.78% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc Trong quan hệ thương mại Việt - Trung, Việt Nam vẫn là nước nhập siêu. Con số nhập siêu từ Trung Quốc cũng ngày càng tăng . Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2008, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 11 tỷ USD, tăng 21.7% so với 2007, chiếm 61.6% so với tổng kim ngạch nhập siêu cả nước năm 2008 Dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng đạt kim ngạch 3.7 tỷ USD, tăng 57% so với năm 2007. Kế đến là mặt hàng sắt thép, đạt kim ngạch 2.3 tỷ USD, giảm nhẹ 1.13% so với 2007. Kim ngạch nhập khẩu vải tăng 14.5% so với năm 2007, chiếm 35% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải cả nước. Kim ngạch nhập khẩu phân bón cũng đánh dấu mức tăng trưởng 22% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 49% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón, giảm khoảng 10% so với 2007. Năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2009 đạt 16 tỉ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2009, nhập siêu từ Trung Quốc đạt 11.5 tỉ USD, giảm 8.4% so với năm 2008 nhưng là do nhập khẩu nói chung đều giảm trong bối cảnh suy giảm kinh tế. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 4 tỉ USD, tăng 10.2%, chiếm 25.3%; vải các loại đạt 1.6 tỉ USD, tăng 1.4%, chiếm 9.5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1.5 tỉ USD, tăng 123.7%, chiếm 8.9%.. Một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2009 có tốc độ tăng trưởng mạnh là: xăng dầu các loại đạt 1.3 tỉ USD, tăng 189.2%, chiếm 7.8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc; nguyên phụ liệu thuốc lá đạt 75 triệu USD, tăng 171.1%, chiếm 0.5%.. Mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2009 có tốc độ suy giảm là: lúa mì đạt 97 nghìn USD, giảm 98.5%; dầu mỡ động thực vật đạt 927 nghìn USD, giảm 97.7%; sữa và sản phẩm sữa đạt 199.7 nghìn USD, giảm 92.4%... Năm 2010, Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc đạt trên 20 tỷ USD, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 30.5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước. Đứng đầu về kim ngạch là nhóm sản phẩm máy móc, phụ tùng với 2,4 tỷ USD, chiếm 21.7% tổng kim ngạch; đứng thứ 2 là mặt hàng vải may mặc với 1,4 tỷ USD, chiếm 12%; tiếp đến maý vi tính 897 triệu USD. Năm 2010, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ, chỉ có 7/39 nhóm mặt hàng bị sụt giảm kim ngạch. 6 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch nhập đạt được 11,11 tỷ ÚSD, tính đến nữa năm Việt Nam trở thành nước nhập siêu từ các sản phẩm của Trung Quốc, đặt biệt máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,4 tỷ USD chiếm 21,7% so với tổng kim ngạch của cả nước. Thuận lợi Thị trường Trung Quốc có 4 đặc điểm lớn. Thứ nhất, đây là thị trường khổng lồ với dân số hơn 1,3 tỷ người, có nhu cầu rất lớn phục vụ ổn định đời sống người dân và xã hội trước mắt cũng như các nhu cầu dự trữ chiến lược trong trường hợp thiên tai, biến đổi khí hậu. Trung Quốc còn là công xưởng lớn nhất thế giới có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với tất cả các loại nguyên, nhiên vật liệu, khoáng sản, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tiêu dùng trong nước, cho gia công xuất khẩu. Thứ hai, Trung Quốc là thị trường láng giềng lớn nhất của Việt Nam. Hai nước có chung đường biên giới dài trên 1450 km với 8 cặp cửa khẩu quốc tế và 13 cặp cửa khẩu chính cùng nhiều cửa khẩu phụ và chợ đường biên. Phong tục tập quán, nền văn hoá có nhiều nét tương đồng. Hệ thống chính trị và mô hình phát triển kinh tế cơ bản giống nhau. Thứ ba, đây là thị trường có nhu cầu đa dạng. Nhu cầu giữa các vùng miền ở Trung Quốc khác nhau. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới. Miền Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu thường xuyên về thuỷ hải sản do không có biển. Địa hình miền núi hiểm trở. Miền Đông và các đặc khu kinh tế cần nhiều loại sản phẩm cao cấp từ các nước láng giềng phía Nam; đồ gỗ cao cấp, thuỷ hải sản tươi sống cao cấp, hoa quả nhiệt đới cao cấp. Các tỉnh phía Nam và giáp biên thường xuyên có nhu cầu về than, khoáng sản (do vận chuyển từ phía Bắc xuống không hiệu quả). Thứ tư, đây là thị trường đang phát triển. Hiện Trung Quốc đang hoàn thiện dần thị trường trao đổi hàng hoá tại các đô thị, trung tâm kinh tế thông qua hệ thống chợ bán buôn, chợ đầu mối và hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích. Thị trường nông thôn Trung Quốc với hơn 700 triệu người tiêu dùng chủ yếu vẫn thông qua hệ thống chợ truyền thống và hệ thống hơn 2 vạn cửa hàng “Lợi dân” do Bộ Thương mại Trung Quốc xây dựng và quản lý tại các địa phương từ cấp xã trở lên. Hiện nay, thị trường nội địa Trung Quốc đang được củng cố và sắp xếp lại do Chính phủ chuyển trọng tâm từ kinh tế hướng ra xuất khẩu sang chủ động mở rộng nhu cầu trong nước. Có nghĩa là hàng nước ngoài vào thị trường Trung Quốc sẽ khó khăn hơn do chính sách hỗ trợ khuyến khích sản xuất và sử dụng hàng nội địa. Do lợi thế tuyệt đối về vị trí địa lý, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và bờ biển dài, nên cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu hai nước tuy cơ bản là tương đồng, nhưng về trước mắt và lâu dài Trung Quốc ngày càng phụ thuộc và có nhu cầu tăng lên đối với năm nhóm hàng ta có nhiều tiềm năng phát triển. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có tiềm năng phát triển xuất khẩu sang Trung Quốc Nhóm hàng nông sản nhiệt đới. Cụ thể, Cao su tự nhiên, nhu cầu thường xuyên ổn định đồng thời có xu hướng tăng lên do ngành công nghiệp ôtô ngày càng phát triển. Những năm qua, nguồn cung hoa quả nhiệt đới chủ yếu do Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan cung cấp nhưng mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của một số tỉnh phía Nam Trung Quốc. Chưa đủ sức và điều kiện vươn xa lên Đông Bắc và vào sâu trong lục địa. Các loại hạt và gia vị (đào lộn hột, hạt tiêu, quế, hồi). Cà phê mới xâm nhập vào thị trường Trung Quốc trong khi nhu cầu tiêu dùng đối với loại đồ uống này tăng lên nhanh chóng, nhất là tại các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn do thói quen sinh hoạt đã thay đổi cơ bản. Thế hệ trẻ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong dân số... Tương lai sắp tới các mặt hàng như gạo chất lượng cao, hoa tươi của ta sẽ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Nhóm hàng đồ gỗ cao cấp gồm bàn ghế giả cổ, các loại đồ dùng gia đình hàng ngày từ gỗ chất lượng cao như đũa, hộp, lọ hoa đồ gỗ điêu khắc. Thuỷ hải sản. Bao gồm, thuỷ hải sản đông lạnh và thuỷ hải sản khô xuất khẩu chủ yếu vào miền Tây. Hải sản tươi sống cao cấp chủ yếu xuất khẩu vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn nằm sâu trong lục địa. Các mặt hàng thực phẩm chế biến bao gồm: Hoa quả sấy khô, bánh, mứt, kẹo chế biến từ nguyên liệu và hương liệu trái cây nhiệt đới như bánh sầu riêng, kẹo dừa, bánh đậu xanh... Nhóm hàng giày dép sản xuất từ nguyên liệu cao su: 1/1/2010, Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đã chính thức được thực thi đầy đủ trên cả ba lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Với 13 triệu km2, dân số khoảng 2 tỷ người và GDP lên tới gần 6.000 tỷ USD, ACFTA là khu vực thương mại lớn nhất thế giới, chỉ sau Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Khó khăn Trung Quốc bắt đầu áp dụng kiểm dịch thực vật theo tiêu chuẩn của WTO, theo cam kết của nước này với Tổ chức Thương mại thế giới: Từ đầu năm đến nay, tại cửa khẩu Lào Cai chưa có một doanh nghiệp nào mở hồ sơ xuất khẩu hoa quả tươi, tại cơ quan Hải quan sở tại. Nguyên nhân là do sản phẩm hoa quả tươi của Việt Nam không vượt qua được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, do cơ quan Kiểm dịch thực vật phía Trung Quốc áp dụng theo tiêu chuẩn của WTO tại cửa khẩu này. Xuất khẩu nông sản hiện nay phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, trong khi phần lớn các mặt hàng xuất vào thị trường này đều giảm về lượng và giá trị xuất khẩu. Chỉ có sắn là mặt hàng duy nhất xuất vào Trung Quốc tăng về lượng cũng như giá trị, nhưng chỉ khoảng 400 triệu đô la Mỹ. Trong khi GDP, thương mại nội địa, sản xuất công nghiệp tăng trưởng thì tình hình xuất khẩu lại khá ảm đạm, đứng đầu là sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu dầu thô, với mức giảm hơn 53% mất 5,5 tỉ đô la Mỹ so với dự kiến. Kế đến là nhóm nông lâm thủy sản, tuy tăng về số lượng xuất khẩu nhưng giá lại giảm trên 8,8%. Cụ thể, hai mặt hàng lớn là cá tra, tôm xuất khẩu tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá vẫn giảm. Nhiều mặt hàng vươn lên chi phối thị phần như tiêu, cà phê, nhưng bị tình trạng đầu cơ làm giá giảm, làm điêu đứng các doanh nghiệp và nông dân. Công tác tổ chức thị trường xuất khẩu, biện pháp xúc tiến thương mại và hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tốt. Sức cạnh tranh trong 5 tháng cuối năm sẽ khốc liệt hơn, khi mà nền kinh tế các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hồi phục sớm hơn dự kiến, nhất là Trung Quốc. Sự gia tăng cạnh tranh từ các nước cùng xuất khẩu sang Trung Quốc nhất là các nước trong khu vực ASEAN. Ví dụ như cao su, Trung Quốc vẫn đánh giá Thái Lan là nguồn nhập quan trọng do mủ cao su của Thái Lan có chất lượng tốt và doanh nghiệp Thái giao hàng rất nhanh. Trung Quốc và Thái Lan đang chuẩn bị cho dự án liên doanh trồng và chế biến cao su tại đông và đông bắc Thái Lan. Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày,… với lợi thế chủ yếu là chi phí nhân công thấp hầu như không thể thâm nhập thị trường này. Với những ngành hàng này Trung Quốc luôn được xem là nước xuất khẩu chủ lực trên thế giới. Trung Quốc khó đưa hàng vào các thị trường lớn do suy giảm kinh tế tất yếu sẽ chuyển sang kêu gọi người dân trong nước sử dụng hàng nội địa nên sẽ hạn chế hàng nhập khẩu, nhất là các nước có chung đường biên giới như Việt Nam. Chẳng hạn với mặt hàng thủy sản, nước này đưa ra các quy định mới tăng cường kiểm soát dịch bệnh trên hàng thủy sản nhập khẩu có nguyên nhân từ việc chính thủy sản Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bị đình lại do có dư lượng thuốc thú y vượt mức an toàn. Mặt khác, quy định nhập khẩu hàng hóa ngặt nghèo hơn cũng là cách để Trung Quốc điều chỉnh lại cán cân thương mại, hạn chế hàng chất lượng chưa cao vào thị trường nội địa. Giải pháp Về phía Nhà nước: Cần khắc phục như những vướng mắc trong việc thực thi Hiệp ñịnh ACFTA, việc thực thi các Hiệp định đã ký như quy định về kiểm dịch, kiểm nghiệm động vật, thực vật... Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu còn bất hợp lý, chưa có sự chuyển dịch tích cực. Buôn bán biên giới không ổn định và thiếu lành mạnh, tình trạng buôn lậu, hàng nhái, hàng giả trên toàn tuyến biên giới vẫn diễn ra khá nhiều. Thực hiện lộ trình cắt giảm thuế danh mục thông thường trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), 50% tổng số dòng thuế đạt 0 - 5% vào năm 2009. Điều đó tạo cơ hội cho nhiều mặt hàng của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng cao su tự nhiên, cà phê, chè, tiêu, điều, gạo, dây và cáp điện, giày dép, hải sản, dệt may, rau quả, gỗ, nhựa, dầu động - thực vật, sắn lát, tinh bột sắn, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc Tăng cường công tác quy hoạch cửa khẩu biên giới, tăng mức đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Mặt khác, cần phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp chính sách cụ thể, hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp biên mậu có thực lực kinh tế, giữ chữ tín, thực hiện đúng pháp luật hoàn thành việc thay đổi hình thức kinh doanh, tự nâng cấp. Đồng thời, cũng cần phải phát huy ưu thế về giá nhân công thấp, nguồn tài nguyên phong phú của các khu vực biên giới, nghiên cứu chính sách hiện hành có liên quan đến khu ngoại quan hoặc khu gia công xuất khẩu, lựa chọn các khu vực biên giới có điều kiện để xây dựng khu gia công chế biến tại khu vực biên giới, khuyến khích và ủng hộ nguồn vốn trong dân đầu tư vào khu vực này, hướng tới hai thị trường trong nước và ngoài nước, phát triển ngành chế biến chế tạo, dần dần làm thay đổi hiện trạng “không nghề không giàu”, tiến tới thúc đẩy nâng cầp sản nghiệp tại khu vực biên giới, thúc đẩy cửa khẩu biên giới phát triển Hướng đề xuất với Chính phủ là tạo thuận lợi cho đầu tư các loại hình khu hợp tác kinh tế biên giới, quy hoạch hệ thống cửa khẩu, chợ biên giới để tạo thêm động lực và sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, Chính phủ cần rà soát hệ thống văn bản hợp tác với Trung Quốc, nếu cần có thể sửa đổi, bổ sung để tránh tình trạng điều hành, chỉ đạo quản lý nhà nước lúng túng. Về phía doanh nghiệp: Điều đáng lưu ý đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam là cần nắm vững quy tắc xuất xứ mẫu E trong Hiệp định ACFTA để được hưởng ưu đãi thuế quan Tận dụng những ưu đãi này để đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam nên có chiến lược sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và tìm đối tác thích hợp trong khu vực ACFTA. Hơn thế nữa, theo lộ trình cam kết, từ năm 2013, 40% tổng số dòng thuế sẽ đạt 0% và 100% tổng số dòng thuế sẽ đạt 0% vào năm 2015, linh hoạt đối với 250 dòng thuế đạt 0% vào năm 2018 Các doanh nghiệp Việt Nam cần biết chấp nhận cạnh tranh, phải học tập các doanh nghiệp Trung Quốc, hợp tác với họ trên từng công đoạn, từng khâu chế tác, từng phân khúc thị trường. Những công đoạn nào có thể hợp tác, nên triển khai việc hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tránh việc bán nguyên liệu thô, rất kém hiệu quả. Nếu không cạnh tranh được về giá cả hàng may mặc, doanh nghiệp có thể sản xuất dòng sản phẩm có chất lượng cao hơn, hợp thời trang hơn và duy trì được thị phần ở thành thị trong nước và hướng tới thị trường xuất khẩu khác. Thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu được xem là biện pháp quan trọng. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gồm 3 nhóm hàng chính là nguyên nhiên liệu và khoáng sản, chiếm trung bình 55%; nông sản, thủy sản chiếm 15%; hàng công nghiệp chiếm 10% cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc ít thay đổi, trong khi nhập khẩu rất đa dạng. Muốn tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cần có cơ cấu hàng hóa mới, đưa thêm nhiều mặt hàng mới, đẩy mạnh nghiên cứu cơ cấu xuất khẩu để đưa thêm nhiều mặt hàng mới. Doanh nghiệp đã xây dựng, quảng bá và đăng ký thương hiệu trong và ngoài nước. Cuối cùng doanh nghiệp cần thiết phải có chiến lược thâm nhập và phát triển mặt hàng trên thị trường Trung Quốc. Với các tiền đề vững chắc được nêu trên, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin, lựa chọn cách tiếp cận thị trường, xây dựng mối quan hệ bạn hàng tại thị trường Trung Quốc thông qua các hội chợ quốc tế, chuyên ngành tổ chức tại Trung Quốc. Cạnh đó, có thể lựa chọn đối tác thông qua danh sách các doanh nghiệp Trung Quốc được Bộ Thương mại Trung Quốc, Uỷ ban Xúc tiến mậu dịch Trung Quốc thẩm định và công bố hàng năm. Cũng có thể thông qua hệ thống các hiệp hội ngành hàng của Trung Quốc giới thiệu. Thông qua giới thiệu của Thương vụ và các Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cũng là kênh đáng tin cậy. 5. ASEAN 5.1 Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Asean NĂM Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại (1000USD) Tổng kim ngạch (1000USD) Giá trị (1000USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000USD) Tỷ trọng (%) 2008 10,194,815 28.35 19,570,866 32.53 -9,376,051 29,765,681 2009 8,591,867 23.89 13,813,070 22.96 -5,221,203 22,404,937 2010 10,623,359 29.54 16,401,301 27.26 -5,777,942 27,024,660 6 tháng đầu năm 2011 6,553,243 18.22 10,385,201 17.26 -3,831,958 16,938,444 Nguồn : Tổng cục thống kê, Bộ Công thương Đồ thị biểu diễn tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – ASEAN Đồ thị biểu diễn cán cân thương mại giữa Việt Nam – ASEAN 5.2 Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chủ yếu sang thị trường Asean. Sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 Kim ngạch (1000USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000USD) Tỷ trọng (%) Tổng xuất khẩu 10,194,815 100 8,591,867 100 10,623,359 100 6,553,243 100 Gạo 1,524,966 14.96 1,330,132 15.48 1,758,058 16.55 943,487 14.40 Dầu thô 2,824,388 27.70 2,304,604 26.82 1,571,118 14.79 737,944 11.26 Máy vi tính và linh kiện 731,637 7.18 647,603 7.54 519,573 4.89 253,350 3.87 Hàng dệt may 178,171 1.75 196,972 2.29 254,533 2.40 160,950 2.46 Thủy sản 192,666 1.89 202,832 2.36 214,739 2.02 130,437 1.99 Cà phê 144,380 1.42 99,828 1.16 132,205 1.24 105,321 1.61 Than đá 121,260 1.19 93,451 1.09 121,032 1.14 54,585 0.83 Cao su 63,190 0.62 66,289 0.77 211,052 1.99 108,643 1.66 Nguồn : Tổng cục thống kê, Bộ Công thương Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 11 tỷ USD, tăng 30.48% so với năm 2007. Các mặt hàng xuất khẩu chính sang ASEAN chủ yếu là gạo, dầu thô và một số hàng tiêu dùng như thủy sản, cà phê, sản phẩm nhựa, đồ điện và thiết bị điện... Mặt hàng dầu thô không thay đổi vị trí số 1 trong số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN cho dù đang phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong năm 2008, mặt hàng này đã tăng trưởng dương trở lại cho dù nó chỉ có 1.84%. Do lợi thế về địa lý và nhu cầu phù hợp với sản phẩm gạo Việt Nam nên ASEAN là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam. Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong khu vực. Trong năm này kim ngạch xuất khẩu gạo lại tiếp tục gia tăng 14.96% so với năm 2007 đạt hơn 1.5 tỷ USD về mặt giá trị. Năm 2009 tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của ASEAN giảm 15.72% so với năm 2008. kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào khối này năm 2009 đạt 8,7 tỉ USD tương đương 17.63% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu sang Singapore đạt 2,06 tỷ USD, Philippines đạt 1,4 tỷ USD, Thái Lan đạt 1,27 tỷ USD, Malaysia đạt 1,67 tỷ USD, Campuchia đạt 1,12 tỷ USD, Indonesia đạt 762 triệu USD, Lào 164 triệu USD... Mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang các nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_cac_thi_truong_xuat_khau_chu_luc_cua_viet_nam_71.doc
Tài liệu liên quan