Đề tài Các tiêu chí tài chính để chọn mã chứng khoán trên sàn giao dịch TP HCM

Chỉ số P/E là một chỉ số đươc sử dụng phổ biến trong đầu tư và phân tích chứng khoán. Do vậy phân tích nhiều khí cạnh của chỉ số P/E sẽ làm giải thích tại sao nó lại được sử dụng phổ biến.

Tỷ số P/E = Giá thị trường mỗi cổ phiếu/ Thu nhập mỗi cổ phiếu

Tỷ số này cho biết nhà đầu tư sắn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của công ty. Và thể hiện mối tương quan giữa giá cổ phiếu với mức độ hiệu quả hoạt động của công ty đó. Chỉ số này cao, giá cổ phiếu càng đắt, chỉ số P/E thấp thể hiện cổ phiếu là rẻ. Chỉ số P/E khi có EPS thấp do trả cổ tức bằng cổ phiếu, và thưởng cổ phiếu làm giảm EPS, kết hợp với kỳ vọng tăng cao dấn tới P/E, và giảm khi mà thu nhập và kỳ vọng của nhà đầu tư về cổ phiếu là đi xuống. Chú ý rằng thu nhập hiện tại là khác rất nhiều với lại thu nhập tương lai. Nếu thu nhập và cổ tức tăng trưởng nhanh hơn việc tăng P/E thì dẫn tới P/E có xu hướng giảm. Điều này sẽ tốt nều thì thị trường là hiệu quả thì P/E cao đồng nghĩa với rủi ro cao hơn với cổ phiếu có P/E thấp, khi cổ phiếu quy về đúng giá thị thực của nó. Nhưng trong thực thế thì thị trường là không hiệu quả do vậy căn cứ vào P/E cao phù hợp với nhà đầu tư mạo hiểm.

 

doc56 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3280 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các tiêu chí tài chính để chọn mã chứng khoán trên sàn giao dịch TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tương quan với doanh thu, một công cụ phổ biến và hữu hiệu thường được sử dụng là bảng báo cáo thu nhập được chuẩn hóa theo số phần trăm (common – size income statement). Trên báo cáo này, mỗi chi tiết được tính bằng 1 con số phần trăm (%) trên doanh thu. Vì vậy các nhà quản trị dễ dàng và nhanh chóng hơn khi nghiên cứu khuynh hướng biến động của chi phí, thu nhập và so sánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp qua những năm khác nhau. Tỉ số lãi gộp trên doanh thu (Gross profit margin) Tỉ số này dùng để đo lường % lãi gộp trên 1$ doanh thu ( Lãi gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán) nó được tính như sau: Lãi gộp Lãi gộp trên doanh thu = Doanh thu thuần Khi so sánh tỉ số này giữa các doanh nghiệp cùng ngành tại cùng một thời điểm hay với chính doanh nghiệp đó qua từng thời kỳ khác nhau ta sẽ thu được rất nhiều thông tin hữu ích. Cần chú ý đi sâu và phân tích nếu giá trị tỉ số quá thấp so với số bình quân của ngành. Tỉ số lãi hoạt động trên doanh thu (Operating Profit margin) Tỉ số lãi hoạt động được dùng để đo lường phần trăm lãi trên doanh thu thuần sau khi đã trừ mọi chi phí hoạt động (chưa kể đến lãi vay và thuế thu nhập ) EBIT Lãi hoạt động trên doanh thu = Doanh thu thuần Tỉ số này khi được so sánh với tỉ số bình quân của ngành hoặc với chính doanh nghiệp qua từng thời kỳ cũng cung cấp cho nhà phân tích tài chính nhiều thông tin có giá trị. Từ đó, họ sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn. Đôi khi các nhà phân tích tài chính thích cộng thêm khấu hao vào EBIT để tính thu nhập trước lãi, thuế và chi phí khấu hao của doanh nghiệp (EBITDA) điều này thích hợp khi phân tích hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất với chi phí khấu hao lớn. Tỉ số lãi thuần trên doanh thu ( Net Profit Margin) Tỉ số này cho ta thấy phần trăm lãi thuần trên doanh thu sau khi đã trừ hết các chi phí (bao gồm lãi vay và thuế) Lãi thuần sau thuế Lãi thuần trên doanh thu = Doanh thu thuần Các tỉ số khả năng sinh lợi nên được tính toán dựa trên doanh thu và thu nhập của những khu vực còn tiếp tục hoạt động trong doanh nghiệp bởi vì các nhà phân tích luôn tìm kiếm những thông tin hữu ích để giúp họ đưa ra những thông tin dự báo về doanh nghiệp. Số liệu của những khu vực đã ngưng hoạt động sẽ không thích hợp cho qúa trình phân tích. Tỉ số lãi trên tổng số tài sản (Return on Assets - ROA) Tỉ số lãi trên tổng tài sản được dùng để đo lường một cách tổng quát hiệu quả sử dụng tài sản trong qúa trình tạo ra thu nhập của doanh nghiệp Lãi thuần sau thuế Lãi trên tổng tài sản = tổng tài sản Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là một thước đo thích hợp cho tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Tỷ số này phản ánh lợi nhuận của công ty được sinh ra từ tổng tài sản(hoặc tài trợ). Thước đo này không phân biệt lợi nhuận được tạo ra từ nguồn tài trợ nào. Do vậy phân tích chỉ tập trung vào đánh giá hoặc dự báo thành quả hoạt động. Ngoài ra để tính tỷ suất sinh lợi đôi khi phải thực hiện một số điều chỉnh: Điều chỉnh tài sản không hoạt động Điều chỉnh tài sản vô hình Điều chỉnh khấu hao tích lũy. Chúng ta cần so sánh tỉ số của doanh nghiệp với tỉ số bình quân của ngành để có nhận xét hợp lý. Nếu nó quá thấp, cần phân tích kỹ những nhân tố tác động để tìm ra giải pháp khắc phục. Lãi trên vốn cổ phần ( Return equity – ROE) Tỉ số lãi trên vốn cổ phần được dùng để đo lường lãi suất thu được khi các cổ đông (bao gồm cả cổ đông giữ cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi) đầu tư vào doanh nghiệp. Đây là một trong những quan tâm lớn nhất đối với các cổ đông của công ty. Lãi sau thuế Lãi trên vốn cổ phần = (ROE) Vốn cổ phần Trong trường hợp nếu bạn chỉ muốn tính lãi trên vốn cổ phần đối với cổ đông thường công thức tính như sau: (lãi sau thuế - cổ tức cổ phiếu ưu đãi ) Lãi trên cổ phần thường = vốn cổ phần thường Lãi trên tổng vốn( Return on total capital – ROTC) Tỉ số này cho thấy cứ 1$ vốn đầu tư vào doanh nghiệp sẽ sinh ra bao nhiêu $ lãi. Nó được tính như sau: Lãi thuần sau thuế + Lãi vay Lãi trên tổng vốn = Tổng nguồn vốn Chúng ta cũng nên phân tích sâu hơn nếu tỉ số của doanh nghiệp quá thấp so với ngành. Đồng thời, nếu doanh nghiệp phần lớn sử dụng các tài sản cố định dưới hình thức thuê hoạt động, giá trị hiện tại (PV) của những tài sản này nên được bổ sung vào bảng cân đối kế toán ( Bên nợ: tài sản cố định, bên có: nợ dài hạn) để kết quả phân tích được chính xác hơn. 5. Chỉ số chứng khoán: Các nhà đầu tư cổ phần đặc biệt quan tâm đến các giá trị có ảnh hưởng mạnh đến giá thị trường của cổ phần như: Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Số liệu về thu nhập trên vốn cổ phần EPS được sử dụng rộng rãi trong khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lợi của một công ty. Thu nhập mỗi cổ phần là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó là thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần. Công thức chung: Lãi cơ bản trên cổ phiếu =( Lợi nhuận (lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông)/( Số bình quân gia quyền của cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ). Doanh nghiệp cần lưu ý phân biệt giữa số lượng cổ phiếu đang lưu hành, số cổ phiếu được phát hành và cổ phiếu được phép niêm yết. Số lượng cổ phiếu dùng tính toán chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu là cổ phiếu đang lưu hành, nghĩa là số cổ phiếu thực tế đang nắm giữ bởi các cổ đông (kể cả các cổ đông bị hạn chế giao dịch như cổ đông nhà nước, cổ đông sáng lập, thành viên HĐQT,...) và không bao gồm số cổ phiếu do chính doanh nghiệp nắm giữ (cổ phiếu quỹ) hoặc được phép phát hành nhưng chưa phát hành. Trong thực tế có nhiều trường hợp có thể gây biến động tới số lượng cổ phiếu đang lưu hành và do vậy P/E sẽ thay đổi, và do đó chúng ta phải điều chỉnh lại số cổ phiếu thường đang lưu hành. - Trường hợp công ty thực hiện mua lại cổ phiếu trên thị trường làm cổ phiếu quỹ/ bán cổ phiếu quỹ: ngày ghi nhận số cổ phiếu lưu hành giảm/ tăng thêm là ngày kết thúc đợt mua/ bán đó. Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm được tính như sau: Số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ =[(Số cổ phiếu đầu kỳ)x(Số ngày từ đầu kỳ đến khi kết thúc đợt mua/ bán CPQ) +( Số cổ phiếu lưu hành sau khi thực hiện mua/ bán CPQ)x(Số ngày từ khi kết thúc đợt mua/ bán CPQ cho đến cuối kỳ)]/ Tổng số ngày trong kỳ. - Trường hợp công ty thực hiện phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược/ cán bộ công nhân viên: ngày ghi nhận số cổ phiếu lưu hành tăng thêm là ngày lượng cổ phiếu này chính thức được giao dịch trên TTGDCK. Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm được tính như sau: Số lượng cổ phiếu bình quânlưu hành trong kỳ =[(Số cổ phiếu đầu kỳ) x (Số ngày từ đầu kỳ đến khi cổ phiếu phát hành riêng lẻ được chính thức giao dịch) + (Số cổ phiếu lưu hành sau khi thực hiện phát hành riêng lẻ) x (Số ngày từ khi cổ phiếu phát hành riêng lẻ được giao dịch cho đến cuối kỳ)]/ Tổng số ngày trong kỳ Trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu/ cổ phiếu thưởng: số cổ phiếu lưu hành trong kỳ được điều chỉnh qua 2 giai đoạn: + Điều chỉnh hồi tố: tất cả các sự kiện xảy ra trước ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu/ cổ phiếu thưởng (XR) phải được điều chỉnh theo hệ số tương ứng với tỷ lệ trả cổ tức hoặc thưởng cổ phiếu. Hệ số điều chỉnh = (Tổng số lượng cổ phiếu sau khi trả cổ tức/ thưởng cổ phiếu)/( Tổng số lượng cổ phiếu trước khi trả cổ tức/ thưởng cổ phiếu) + Điều chỉnh tăng số lượng cổ phiếu: số lượng cổ phiếu tăng thêm do trả cổ tức/ cổ phiếu thưởng được cộng vào số cổ phiếu lưu hành kể từ ngày lượng cổ phiếu này chính thức được giao dịch. - Trường hợp phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu: số cổ phiếu lưu hành trong kỳ được điều chỉnh qua 2 giai đoạn: + Từ ngày giao dịch không hưởng quyền mua (XR) đến khi cổ phiếu phát hành thêm chính thức được giao dịch: số lượng cổ phiếu lưu hành phải được điều chỉnh theo hệ số giá giữa giá đóng cửa trước ngày XR và giá tham chiếu của ngày XR. Trường hợp công ty vừa thực hiện trả cổ tức và chốt quyền mua cùng một ngày thì giá đóng cửa của ngày trước ngày XR phải được trừ đi cho lượng cổ tức bằng tiền mặt cổ đông được nhận. Hệ số giá = (Giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày XR – cổ tức tiền mặt (nếu có))/( Giá tham chiếu của ngày XR) Giá tham chiếu ngày XR = (Giá đóng cửa trước ngày XR x KL cổ phiếu được nhận quyền mua + Giá phát hành x KL cổ phiếu phát hành thêm)/( Tổng khối lượng cổ phiếu sau khi phát hành) + Điều chỉnh tăng số lượng cổ phiếu: số lượng cổ phiếu tăng thêm do cổ đông hiện hữu thực hiện quyền mua được cộng vào số cổ phiếu lưu hành kể từ ngày lượng cổ phiếu này chính thức được giao dịch. Trường hợp việc phát hành quyền được thực hiện kéo dài trong 2 năm (chốt ngày hưởng quyền trong năm trước và lượng cổ phiếu phát hành thêm chính thức giao dịch vào năm sau): số lượng cổ phiếu lưu hành đầu kỳ của năm sau cũng phải được điều chỉnh cho hệ số giá như trên. Trường hợp tách/ gộp cổ phiếu: ngày ghi nhận cổ phiếu lưu hành tăng/ giảm là ngày cổ phiếu được giao dịch trở lại sau khi tách/ gộp. Tất cả các sự kiện xảy ra trước ngày này đều phải điều chỉnh theo tỷ lệ tách/ gộp cổ phiếu. Tỷ lệ tách/ gộp cổ phiếu =( Số lượng cổ phiếu sau khi tách/ gộp) x (Số lượng cổ phiếu trước khi tách/ gộp) Cổ tức một cổ phiếu thường DPS Thuật ngữ cổ tức dùng để chỉ việc phân phối lợi nhuận kiếm được từ hoạt động của công ty. Còn việc phân phối các nguồn lợi khác không phải lợi nhuận hoạt động thường được gọi là phân phối lợi nhuận thay vì gọi là cổ tức. Trên thực tế không có những quy định pháp lý nào bắt buộc các công ty cổ phần phải trả cố tức cho cổ đông của mình. Việc chi trả cổ tức, mức cổ tức cụ thể, thời hạn chi trả cổ tức và hình thức chi trả cổ tức đều do Đại hội đồng cổ đông quyết định dựa trên cơ sỏ lợi nhuận sau thuế, thu được từ hoạt động kinh doanh trong năm tài chính sau khi đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và tài chính khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Công ty thường trả trả cổ tức bằng tiền mặt, cổ phiếu, nhưng thỉnh thoảng có thể trả bằng tài sản khác. Thông thường khi công ty cổ phần có sở hữu chứng khoán trong các công ty khác thì công ty đó có thể phân phối số chứng khoán này cho cổ đông của mình như một hình thức trả cổ tức bằng tài sản tài chính hoặc cũng có thể phân phối cổ tức bằng các sản phầm tài chính của chính công ty. Việc trả cố tức như vậy phụ thuộc vào chính sách tài chính của công ty, thể hiện là chính sách tài trợ nhằm đem lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư. Nhưng khi trả cổ tức hoàn toàn bằng tiền mặt thấy rằng đồng tiền mặt được sử dụng chưa hiệu quả. Ví dụ về việc chi trả cổ tức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Năm Cổ tức Bằng tiền mặt (% trên mệnh giá) Bằng cổ phiếu (% trên số lượng) 2004 12% 24,7% Cổ tức một cổ phiếu thường được tính theo công thức sau: Cổ tức một cổ phiếu thường =( LNST – Cổ tức CPƯĐ –LNGL)/ Số CPTĐLH Tỷ lệ chia cổ tức = cổ tức một cổ phiếu thường/lợi nhuận một cổ phiếu thường Tỷ lệ chi trả cổ tức nói lên công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữa lại để tái đầu tư. Đây là nhân tố quyết định đến giá thị trường của công ty, và thể hiện bản chất của chính sách cổ tức, và nó tác động đến bản thân công ty trên nhiều khí cạnh – tài sản, hoạt động đầu tư và các yếu tố khác. Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức = ROE * (1- tỷ lệ chi trả cổ tức) Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức này thể hiện rằng việc chia trả ành hưởng như thế nào đến tỷ lệ tăng trường năm tới, nếu đem so sành với thời gian tăng trưởng của cổ tức thì sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhiền sâu sắc về chính sách cổ tức của công ty. Khi công ty không chi trả cổ tức, hoặc chia ít và giữ lại phần lớn lợi nhuận ròng thì điều đó không nhất thiết có nghĩa công ty đang “không làm lợi gì cho cổ đông”, và ngược lại, khi công ty tăng tỷ lệ chi trả cổ tức thì điều đó cũng có nghĩa là công ty đang làm lợi cho cổ đông. Số thu nhập giữ lại không bao giờ làm lợi cho cổ đông, xét về phương diện làm tăng giá trị cổ phần. Nó phụ thuộc thu nhập giữ lại đó được sử dụng vào việc gì, và hiệu suất ấy cao đến mức nào. Đối với các công ty niêm yết đang đứng trước 2 sự lựa chọn sau: Giữ lại lợi nhuận và chỉ chi cổ tức khi nhu cầu vốn đầu tư được đáp ứng. Chi cổ cổ tức cao và phát hành cổ phiếu đề tài trợ cho các dự án mới. Cả hai cổ tức giá cổ phiếu biến động và ành hưởng tới giá cổ phiếu, còn cách hai thì chi phí phát hành cao làm giảm giá trị của công ty. Nếu xét trong ngắn hạn thì chia cổ tức cao có nhiều lợi điểm. Chính sách cổ tức phù hợp với các công ty niêm yết là “cổ tức tiền mặt ổn định ở mức vừa phải trong ngắn hạn, và trong dài hạn cổ tức là phần còn lại sau khi tài trợ cho các dự án có tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lời của lợi nhuận giữ lại”. Là nhà đầu tư thì phụ thuộc vào thời gian năm giữ cổ phiếu, chiến lược đầu tư để đánh giá cổ phiếu có chi trả hợp lý với chiến lược của mình để đảm bảo thu nhập hiện tại và xu hướng trong tương lai của cổ phiếu. Ví dụ tỷ lệ chia trả cổ tức Ngân hàng thưong mại cổ phấn Á Châu. Chỉ tiêu 2004 2005 9/2006 Tỷ lệ chia cổ tức (%) 36,7 28 38 (*) Bằng tiền mặt (% trên mệnh giá ) 12 12 08 Bằng cổ phiếu (% trên số lượng) 24,7 16 30 (*) Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2004, 2005 và 30/9/2006. Tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu P/E Chỉ số P/E là một chỉ số đươc sử dụng phổ biến trong đầu tư và phân tích chứng khoán. Do vậy phân tích nhiều khí cạnh của chỉ số P/E sẽ làm giải thích tại sao nó lại được sử dụng phổ biến. Tỷ số P/E = Giá thị trường mỗi cổ phiếu/ Thu nhập mỗi cổ phiếu Tỷ số này cho biết nhà đầu tư sắn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của công ty. Và thể hiện mối tương quan giữa giá cổ phiếu với mức độ hiệu quả hoạt động của công ty đó. Chỉ số này cao, giá cổ phiếu càng đắt, chỉ số P/E thấp thể hiện cổ phiếu là rẻ. Chỉ số P/E khi có EPS thấp do trả cổ tức bằng cổ phiếu, và thưởng cổ phiếu làm giảm EPS, kết hợp với kỳ vọng tăng cao dấn tới P/E, và giảm khi mà thu nhập và kỳ vọng của nhà đầu tư về cổ phiếu là đi xuống. Chú ý rằng thu nhập hiện tại là khác rất nhiều với lại thu nhập tương lai. Nếu thu nhập và cổ tức tăng trưởng nhanh hơn việc tăng P/E thì dẫn tới P/E có xu hướng giảm. Điều này sẽ tốt nều thì thị trường là hiệu quả thì P/E cao đồng nghĩa với rủi ro cao hơn với cổ phiếu có P/E thấp, khi cổ phiếu quy về đúng giá thị thực của nó. Nhưng trong thực thế thì thị trường là không hiệu quả do vậy căn cứ vào P/E cao phù hợp với nhà đầu tư mạo hiểm. Chỉ số P/E nên so sánh giá cổ phiếu với lợi nhuận trong thời gian không ít thời gian 5 năm, tốt nhất là 7 năm đến 10 năm. Và chỉ số này đêm so sánh với chỉ số P/E ngành và toàn thị trường để xem thị trường đang đánh giá cổ phiếu cao hay thấp. Hệ số giá trên giá trị sổ sách một cổ phiếu P/B Tỷ số PB so sánh giá thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách hay mệnh giá cổ phiếu, công thức xác định như sau: Tỷ số P/B = (giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách hay mệnh giá cổ phiếu. P/B cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cho một cổ phiếu cao hơn gấp bao nhiêu lần giá trị sổ sách. Hệ số này càng cao thì rủi ro càng lớn. Tuy nhiên trong vài trường hợp chỉ số P/B không mấy có ý nghĩa đối với những công ty trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ nghiên cứu,… lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố vô hình, vì giá trị sổ sách không phản ánh đước các yếu tố như phát minh sáng chế, sáng tạo của nhân viên, thương hiệu,…P/B thật sự có ý nghĩa trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng,.. với thị trường đang phát triển, P/B được cho là hợp lý trong khoảng 2 – 3 lần, khi thị trường tăng trưởng nóng không nên đầu tư khi P/B quá 5 lần. Hệ số giá trên dòng tiền P/CF Tỷ số này ít phổ biến hơn tỷ số P/E nó chỉ sử dụng trong một số ngành mà giá cổ phiếu quan hệ chặt chẽ với ngân lưu hơn là với lợi nhuận ròng. Tý số P/CF = Gá cổ phần/ Ngân lưu trên cổ phần Tỷ số giá – dòng tiền ( P/CF): Hiện giá cổ phiếu chia cho dòng tiền mỗi cổ phần. Dòng tiền: Trong nội dung của chỉ số giá – dòng tiền, dòng tiền thường được tính là thu nhập dòng cộng với khấu hao. V= Tỷ số P/CF x CFPS Chí số giá – dòng tiền được tính toán bằng cách lấy giá cổ phiếu hiện tại chia cho dòng tiền trên mỗi cổ phần thường. Tương tự như thu nhập, dòng tiền có thể được lấy dòng tiền của bốn quý gần nhất. Có nhiều cách xác định dòng tiền, nhưng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là thu nhập ròng cộng với khấu hao. Nó rất dễ để thấy rằng một công ty có khấu khấu hao cao sẽ làm giảm thu nhập ròng, nhưng dòng tiến cao hơn, kể từ khi khấu hao là dòng tiền không đổi. Còn CFPS là dòng tiền trên mỗi cổ phần được tính bằng cách lấy dòng tiền chia cho vốn cổ phần. Một công ty là có quan hệ mật thiết để có một chỉ số thu nhập tôt khi thu nhập trên mỗi cổ phiếu là không quan trọng hơn dòng tiền trên mỗi cổ phiếu. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP.HCM Tổng quan về thị thị trường chứng khoán nước ta hiện nay Ngày 11 tháng 07 năm 1998, Chính phủ ra Quyết định số 127/1998/QÐ-TTg thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm giao dich Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Khi đi vào hoạt động, tại TTGDCK TP.HCM chỉ có 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch, chỉ số VNINDEX bắt đầu là 100, sau một năm chỉ số cao nhất lên đến 570 điểm. Quy mô niêm yết thị trường hiện tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM tính đến 13/11/2007 với 534 mã chứng khoán trong đó 125 mã cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ, và trái phiếu, giá trị niêm yết đạt 81.829.970,27 triệu đồng. Bàng 2.1 Quy mô niêm yết sàn TP.HCM Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu Khác Số chứng khoán niêm yết 534,00 125,00 2,00 407,00 0,00 Khối lượng niêm yết(ngàn CK) 3.278.475,20 2.630.228,33 100.000,00 548.246,87 0,00 Giá trị niêm yết(Triệu đồng) 81.829.970,27 26.302.283,27 1.000.000,00 54.527.687,00 0,00 Tỉ trọng(%) 100,00 32,14 1,22 66,64 0,00 Nguồn: HoSEC Còn tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã có 98 cổ phiếu và 159 trái phiếu đăng ký niêm yết, tổng giá trị niêm yết ước đạt 73,416,530,770,000 đồng. Bảng 2.1Qquy mô niêm yết sàn Hà Nội Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu Số chứng khoán niêm yết 257 98 159 Tổng khối lượng niêm yết 1,839,899,203 1,228,593,217 611,305,986 Tổng giá trị niêm yết 73,416,530,770,000 12,285,932,170,000 61,130,598,600,000 Về các công ty chứng khoán thi đến ngày 13/11/2007 thì đã có 62 công ty chứng khoán với nhiều sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư và thị trường chứng khoán. Sự phát triển của thị trường chứng khoán nước hiện đã có 21 Công ty quản lý quỹ, 1 ngân hàng chỉ định thanh toán và 8 ngân hàng lưu ký chứng khoán. Vì vậy đến nay hấu hết các dịnh vụ đến thị trường chứng khoán đều xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Các hoạt động của thị trường chứng khoán đã dần đi vào ổn định với nhiều văn bản điều chỉnh các quan hệ trên thị trường chứng khoán được ban hành. Sự ra đởi của Luật chứng khoán, đã nâng cao quy mô, năng lực của các công ty chứng khoán đã được cấp phép, và hướng dẫn những thông lệ tốt về quản trị công ty,bên cạnh đó các văn bản này có tác dụng tích cực trong việc thực hiện mở của thị trường dịch vụ tài chính như đã cam kết. Dù diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam lúc này vẫn đang trong xu thế điều chình , song theo hầu hết các ý kiến nhận định thì thị trường sẽ có những khởi sắc và phát triển hơn vào cuối năm. Cơ sở của những lạc quan đó không gì khác ngoài sự phát triển của các doanh nghiệp niêm yết, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều doanh nghiệp lớn sẽ được cổ phần hóa và bán đấu giá ra công chúng và một điều quan trọng đó là giá cổ phiếu sau một thời gian điều chỉnh đã quay về giá trị thực của nó. Chỉ tiêu tài chính công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM Nhìn chung khi đầu tư cổ phiếu, các nhà đầu tư thường nhằm vào mục tiêu cổ tức hay lợi vốn tùy theo tình hình cho phép đầu tư ngắn hạn hay dài hạn. Để làm được điều này thì việc phân tích các chỉ số tài chính cơ bản ở hiện tại để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cũng như các biến động có thể xảy ra trong tương lai. Sự biến động của thị trường trong giai đoạn vừa qua, có rất nhiều ý kiến cho rằng các cổ phiếu Việt Nam là quá đắt dựa trên tiêu chí chỉ số P/E thị trường. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi chỉ số P/E một mình không thể phản ánh bức tranh thị trường nhất là đối với một thị trường tăng trưởng nhanh như thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cổ phiếu niêm yết đã được chia tách rất nhiều lần thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu và thưởng cổ phiếu trong năm 2006 và đầu năm 2007. Điều này dẫn tới chỉ số lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS) bị giảm đáng kể, kết hợp với kì vọng cao về thị trường khiến giá cổ phiếu không giảm tương ứng, đã dẫn đến chỉ số P/E ngày càng tăng. Bên cạnh đó việc mua bán cổ phiếu dựa vào giá trần giá sàn, hay ảnh hưởng của cung cầu nên giá cổ phiếu đang diễn ra trên sàn cũng tạo ra sự điều chỉnh giá cổ phiếu và sự biến động của thị trường chứng khoán mới nổi. Trong phân tích nhóm đưa ra các nhìn sự biến động của cổ phiếu dựa trên “các chỉ số tài chính cơ bản tác động đến cổ phiếu”. Cơ sở phân tích dựa trên những bằng chứng kinh tế vĩ mô tăng trưởng cao, sự minh bạch của thị trường chứng khoán, hiệu quả quản lý thị trường của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, và quan trọng nhất là sự hoạt động có hiệu quả của các công ty niêm yết được chọn làm phân tích, và giải thích cho triển vọng sắp tới của cổ phiếu. Kết quả tóm tắt phân tích: Các chỉ số tài chính cơ bản của các công ty niêm yết vẫn đang ở mức tốt, cùng với tốc độ phát triển nền kinh tế Việt Nam ở mức cao, sẽ đảm bảo cho các công ty niêm yết một tình hình tài chính tốt. Chỉ số P/E hiện tại đang ở mức cao, sẽ tiến dần tới mức hợp lý trong dài hạn, nhờ tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu, lợi nhuần thuần, và áp lực tăng vốn cho các dự án đầu tư có khả năng giảm. Sự đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh chính, sang lĩnh vực chứng khoán, bất động sản giúp cải thiện tình hình tài chính, nhưng sẽ gây khó khăn cho việc quản trị công ty, và nhà đầu tư khó đánh giá đúng tiềm năng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu tài chính cơ bản của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – mã chứng khoán STB Sự kiện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (SacomBank) trở thành ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM vào ngày 12/7/2006 là sự kiện rất quan trọng của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam và là bước ngoặc cho sự phát triển của Sacombank trong thời kỳ hội nhập, và tiếp tục dẫn đầu khối ngân hàng TMCP Việt Nam về vốn điều lệ ( 4.449 tỷ đồng, tháng 6/2007), về mạng lưới hoạt động , số lượng cổ đông đại chúng (trên 13.000 cổ đông) cùng hệ thống các công ty liên doanh và trực thuộc hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý quỹ đầu tư (VFM), kiều hối (SacomRex), chứng khoán (SBS), thuê tài chính (SacombankLeasing), quản lý nợ và khái thác tài sản,…Bên cạnh đó Sacombank đã xây có quan hệ mật thiết với các định chế tài chính nước ngoài, tiếp tục nhận được hỗ trợ kỹ thuật của IFC, ANZ và tổ chức CIDA, liên kết với tổ chức thẻ quốc tế vầ tham gia diễn đàn quốc tế. Đây là những điểm quan trọng để Sacombank phát triển bền vững. Bảng 2.2.1 chỉ tiêu tài sản – vốn điều lệ- thu nhập Chỉ tiêu 2007E 2006 2005 2004 2003 2002 2001 Tổng tài sản (tỷ đồng) 49589 24.764.00 14.456.00 10.395.00 7.304.00 4.296.00 3.134.00 Vốn điều lệ (tỷ đồng) 4448 2.089.00 1.250.00 740.00 505.00 271.70 190.00 Vốn chủ sở hữu ( VĐL+Các quỹ dự trữ, tỷ đồng) 2.429.80 1.710.80 859.20 590.10 321.50 216.60 Tổng thu nhập 1.995.70 1.208.60 835.90 617.90 347.10 254.00 Tổng chi phí 1.452.50 902.50 637.90 492.80 267.80 214.50 Thu nhập trước Thuế 543.50 306.10 198.00 125.10 79.20 39.50 Thu nhập sau thuế 407.90 234.40 151.20 90.20 53.90 26.90 Đơn vị: tỷ đông Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 Sacombank Tổng tài sản đến quý 3 năm 2007 đạt 49.589 tỷ đồng tăng 100,2% so với năm 2006 và tăng 15.8 lần, với tốc độ tăng bình quân 60% năm. Với việc gia tăng tài sản trong đó đa phần là tài sản có tính sinh lời cao, và có tinh thanh khoản phù hợp với điều kiện kinh doanh của ngân hàng. Sự gia tăng tài sản còn phục cụ cho nhu cầu tín dụng ngày tăng cao tại các vùng kinh tế trọng điểm. Tính đến thời điểm quý 3 năm 2007 vốn điều lệ của Sacombank đạt 4.448 tỷ tăng 113 % so với đầu năm và gấp 23.4 lần năm 2001, tốc độ vốn điều lệ tăng trưởng bình quân đạt 71% năm. Như vậy theo Nghị định 141/2006/NĐ –CP các NHTM CP phải tăng vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng vào năm 2010 thì Sacombank, đã hoàn thành . Ngoài ra cơ cấu vốn góp của các đối tác chiến lược nước ngoài đã đạt 30% theo quy định của ngân hàng nhà nước. Sự gia tăng nhanh chóng của vốn điều lệ tạo điều kiện cho Sacombank nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDetainghiencuu khoa hoc.doc
Tài liệu liên quan