Đề tài Các tình huống áp dụng CIP trong incoterms 2000

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU VỀ INCOTERMS 2000 VÀ CIP 2

1.1. Incoterms 2000 2

1.2. Điều kiện CIP trong Incoterms 2000 4

II. CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CIP TRONG INCOTERMS 2000 11

2.1. Các điều kiện áp dụng CIP trong Incoterms 2000 11

2.2. Một số điểm cần lưu ý khi áp dụng CIP trong Incoterms 2000 12

III. CÁC TÌNH HUỐNG ÁP DỤNG CIP TRONG INCOTERMS 2000 12

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4289 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các tình huống áp dụng CIP trong incoterms 2000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vered ex quay Delivered duty unpaid Delivered duty paid Giao tại biên giới Giao tại tầu (…tên cảng đến) Giao tại cầu cảng (…tên cảng đến) Giao tại đích, chưa nộp thuế Giao tại đích, đã nộp thuế (…tên nơi đến) Phân loại theo phương thức vận tải (Nhóm) điều kiện thương mại Phương thức vận tải EXW FCA CPT, CIP DAF, DDU, DDP Áp dụng cho mọi phương tiện vận tải, gồm: đường biển, hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, vận tải đa phương thức FAS, FOB CFR, CIF DES, DEQ Chỉ áp dụng đối với vận tải đường biển 1.2. Điều kiện CIP trong Incoterms 2000 CIP Cước phí và bảo hiểm trả tới (CARRIAGE AND INSURANCE PAID TO…) (…nơi đến quy định) 1.2.1. Khái niệm CIP trong Incoterms 2000 và nghĩa vụ của Bên bán và Bên mua “Cước phí và bảo hiểm trả tới…” nghĩa là người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở do người bán chỉ định nhưng người bán phải trả thêm cước phí cần thiết để mang hàng hóa tới nơi có nêu tên. Điều này có nghĩa là nười mua chịu mọi rủi ro và bất cứ phí tổn nào phát sinh sau khi hàng đã được giao như thế. Tuy nhiên, với điều kiện CIP, người bán cũng phải mua bảo hiểm để tránh cho người mua về rủi ro mất mát hoặc hư hại hàng hóa trong quá trình chuyên chở. Như vậy, người bán ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm. Người mua cần lưu ý là theo điều kiện CIP, người bán chỉ phải mua bảo hiểm ở mức tối thiểu. Nếu muốn có được mức bảo hiểm cao hơn, người mua phải thỏa thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mình mua bảo hiểm trên. “Người vận chuyển” có nghĩa là bất cứ ai, trong hợp đồng vận chuyển cam kết thực hiện hoặc ủy quyền người khác thực hiện việc chuyên chở bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa hoặc bằng cách kết hợp các phương thức đó. Nếu dùng nhiều người vận tải nối tiếp nhau để vận chuyển hàng tới nơi đến đã thỏa thuận, các rủi ro được chuyển sang khi hàng đã được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Điều kiện CIP đòi hỏi người bán hàng khai hải quan xuất khẩu. Điều kiện này có thể được dùng cho tất cả phương thức vận tải, bao gồm cả vận tải đa phương thức. CÁC NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN A1. Cung cấp hàng phù hợp với hợp đồng Người bán phải cung cấp hàng và hóa đơn thương mại hoặc thông báo điện tử tương đương phù hợp với hợp đồng bán hàng và bất kỳ bằng chứng nào khác về sự phù hợp mà hợp đồng yêu cầu. A2. Các giấy phép và các thủ tục Với rủi ro và phí tổn của mình, người bán phải xin giấy phép xuất khẩu hoặc giấy phép chính thức khác và tùy từng trường hợp, thực hiện các thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu hàng. A3. Hợp đồng vận tải và bảo hiểm Hợp đồng vận tải Người bán phải ký hợp đồng theo các điều kiện thông thường, bằng chi phí của mình, để chuyên chở hàng tới địa điểm đã thỏa thuận tại nơi đến có nêu tên theo tuyến đường thông thường và theo thông lệ. Nếu địa điểm không được thỏa thuận hoặc không được xác định bằng tập quán, người bán có thể chọn địa điểm thích hợp nhất cho mình tại nơi đến có nêu tên. Hợp đồng bảo hiểm Với chi phí của mình, người bán phải mua bảo hiểm hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng, để người mua hoặc bất cứ người nào khác có lợi ích bảo hiểm hàng hóa, được quyền trực tiếp khiếu nại người bảo hiểm bồi thường và cung cấp cho người mua đơn bảo hiểm hoặc chứng từ bảo hiểm khác. Hợp đồng bảo hiểm sẽ được ký kết với một người bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm có uy tín, và nếu không có thỏa thuận khác, phải phù hợp với mức bảo hiểm tối thiểu theo các Điều khoản bảo hiểm hàng hóa của Hội những người bảo hiểm London hoặc những điều khoản tương tự. Thời hạn bảo hiểm phải phù hợp với điều B4 và B5. Theo yêu cầu của người mua, do người mua chịu chi phí, người bán sẽ cung cấp cho người mua các bảo hiểm rủi ro, chiến tranh, đình công, bạo động và dân biến, nếu có thể được. Số tiền bảo hiểm tối thiểu phải là giá hàng ghi trong hợp đồng cộng 10% (nghĩa là 110%) và phải thể hiện bằng đồng tiền của hợp đồng. A4. Giao hàng Người bán phải giao hàng cho người vận tải đã được ký kết hợp đồng phù hợp với điều A3, hoặc nếu có nhiều người chuyên chở nối tiếp nhau, giao hàng cho người vận tải thứ nhất để vận chuyển hàng đến vị trí thỏa thuận tại nơi có nêu tên vào ngày hoặc trong thời hạn đã thỏa thuận. A5. Chuyển các rủi ro Trừ những quy định của điều B5, người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại hàng cho đến khi hàng đã được giao phù hợp với điều A4. A6. Phân chia các phí tổn Trừ những quy định ở điều B6, người bán phải trả: Mọi phí tổn liên quan đến hàng cho đến khi hàng đã được giao phù hợp với điều A4, cũng như cước phí và mọi chi phí khác ở điều A3a, bao gồm các phí xếp hàng và bất cứ phí dỡ hàng nào tại nơi đến đều được tính cho người bán theo hợp đồng vận tải; và Phí bảo hiểm nói ở điều A3b; và Tùy từng trường hợp, các chi phí về thủ tục hải quan cần thiết cho xuất khẩu hàng, cũng như mọi thuế quan, các thứ thuế và lệ phí khác phải trả khi xuất khẩu và để hàng quá cảnh thông qua bất kỳ nước nào khác, nếu các chi phí đó được tính cho người bán theo hợp đồng vận tải. A7. Thông báo cho người mua Người bán phải thông báo đầy đủ cho người mua là hàng hóa đã được giao phù hợp với điều A4 cũng như thông báo khác theo yêu cầu để cho phép người mua có các biện pháp cần thiết thông thường để nhận hàng. A8. Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông báo điện tử tương đương Người bán phải cung cấp cho người mua, với chi phí của người bán nếu theo tập quán, chứng từ vận tải thông thường hoặc các chứng từ (ví dụ một vận đơn đường biển có thể giao dịch, một giấy gửi hàng đường biển không giao dịch hoặc một chứng từ vận tải đường thủy nội địa, một vận đơn hàng không, một giấy gửi hàng đường sắt, một giấy gửi hàng đường bộ, hoặc một chứng từ vận tải đa phương thức) về hợp đồng chuyên chở đã được ký phù hợp với điều A3. Nếu người bán và người mua đã thỏa thuận liên lạc bằng phương tiện điện tử, chứng từ đề cập ở các đoạn trên có thể được thay thế bằng một thông báo điện tử (EDI) tương đương. A9. Kiểm tra – bao bì – ký mã hiệu Người bán phải trả các chi phí về các hoạt động kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, đo, cân, đếm) cần thiết nhằm mục đích giao hàng phù hợp với điều A4. Với chi phí của mình, người bán phải cung cấp bao bì thei yêu cầu để chuyên chở hàng với sự sắp đặt của mình (trừ khi theo tập quán của ngành thương mại đặc biệt, hàng mô tả trong hợp đồng được giao không cần bao bì). Bao bì phải được ghi ký mã hiệu thích hợp. A10. Các nghĩa vụ khác Theo yêu cầu và với rủi ro, chi phí của người mua, người bán phải giúp người mua nhận được các chứng từ hoặc thông báo điện tử tương đương (khác với những chứng từ ở điều A8) được lập hoặc được chuyển tại nước gửi hàng và/ hoặc nước xuất xứ mà người mua có thể yêu cầu để nhập khẩu hàng, và nếu cần để hàng quá cảnh thông qua bất kỳ nước nào khác. Người bán phải cung cấp cho người mua thông tin cần thiết để mua bảo hiểm bổ sung theo yêu cầu. CÁC NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA B1. Trả tiền hàng Người mua phải trả tiền hàng như đã được quy định trong hợp đồng bán hàng. B2. Các giấy phép và các thủ tục Với rủi ro và chi phí của mình, người mua phải xin giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép chính thức khác và tùy từng trường hợp, thực hiện mọi thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng và để hàng quá cảnh thông qua bất kỳ nước nào khác. B3. Hợp đồng vận tải và bảo hiểm Hợp đồng vận tải Không có nghĩa vụ Hợp đồng bảo hiểm Không có nghĩa vụ B4. Nhận hàng Người mua phải chấp nhận việc giao hàng khi hàng đã được giao phù hợp với điều A4 và nhận hàng từ người chuyên chở tại nơi có nêu tên. B5. Chuyển các rủi ro Người mua chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hại hàng kể từ khi hàng đã được giao phù hợp với điều A4. Nếu không thông báo cho người bán theo đúng điều B7, người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại hàng kể từ ngày thỏa thuận hoặc ngày hết hiệu lực của thời hạn xếp hàng, tuy nhiên, với điều kiện hàng đã được cá biệt hóa, nghĩa là để tách riêng hẳn hoặc được phân biệt một cách nào khác đó là hàng của hợp đồng. B6. Phân chia các phí tổn Trừ các quy định của điều A3a, người mua phải trả: Mọi phí tổn liên quan đến hàng kể từ lúc hàng đã được giao phù hợp với điều A4; và Mọi chi phí và phí tổn liên quan đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển cho đến khi hàng tới nơi đến đã thỏa thuận, trừ khi các phí tổn đó được tính cho người bán theo hợp đồng vận tải; và Phí dỡ hàng, trừ khi các chi phí và phí tổn đó được tính cho người bán theo hợp đồng chuyên chở; và Mọi chi phí phải trả thêm về hàng hóa, nếu người mua không thông báo cho người bán phù hợp với điều B7, kể từ ngày thỏa thuận hoặc ngày hết hiệu lực của thời hạn gửi hàng đã ấn định; tuy nhiên, với điều kiện hàng đã được cá biệt hóa, nghĩa là để tách riêng hẳn hoặc được phân biệt một cách nào khác đó là hàng của hợp đồng. Tùy từng trường hợp, mọi thuế quan, các thứ thuế và phí tổn khác cũng như các chi phí để thực hiện các thủ tục hải quan phải trả khi nhập khẩu hàng và nếu cần, để hàng quá cảnh thông qua bất kỳ nước nào khác, trừ khi các chi phí đó được bao gồm trong cước phí của hợp đồng chuyên chở. B7. Thông báo cho người bán Một khi có quyền xác định ngày giao hàng và/ hoặc cảng đến, người mua phải thông báo đầy đủ cho người bán về các chi tiết đó. B8. Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông báo điện tử tương đương Người mua phải chấp nhận chứng từ vận tải phù hợp với điều A8 nếu chứng từ đó phù hợp với hợp đồng. B9. Kiểm tra hàng hóa Người mua phải trả các chi phí về bất cứ cuộc kiểm tra nào trước khi gửi hàng, trừ khi việc kiểm tra đó được thực hiện theo lệnh của nhà chức trách ở nước xuất khẩu. B10. Các nghĩa vụ khác Người mua phải trả mọi chi phí và phí tổn để nhận được các chứng từ hoặc thông báo điện tử tương đương nói ở điều A10 và hoàn trả cho người bán các chi phí mà người bán đã phải trả để giúp người mua thực hiện điều đó. Người mua phải cung cấp cho người bán thông tin cần thiết để mua bảo hiểm bổ sung theo yêu cầu. 1.2.2. Một số trách nhiệm cụ thể đối với các bên Tiêu thức Trách nhiệm của Bên bán Trách nhiệm của Bên mua a. Về vận tải Người bán phải, bằng chi phí của mình, ký hợp đồng vận tải với điều kiện thông thường để chuyên chở hàng hoá đến điểm thoả thuận ở nơi đến quy định theo một tuyến đường thông thường và cách thức thông thường. Nếu không thoả thuận được hoặc không thể xác định được điểm đến trên thực tế thì người bán có thể chọn một điểm ở nơi đến quy định phù hợp nhất cho mình. Không có nghĩa vụ b. Về bảo hiểm Thứ nhất, người bán phải tự chịu chi phí mua loại bảo hiểm hàng hoá như thoả thuận trong hợp đồng để người mua, hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích từ hàng hoá được bảo hiểm, có quyền kiện đòi bồi thường trực tiếp từ người bảo hiểm, và cung cấp cho người mua hợp đồng bảo hiểm hoặc bằng chứng khác về việc mua bảo hiểm. Bảo hiểm phải được mua ở người bảo hiểm hoặc một công ty bảo hiểm có uy tín và, trừ khi có quy định khác, với mức bảo hiểm tối thiểu theo Các điều khoản bảo hiểm hàng hoá của Hiệp hội những người bảo hiểm Luân đôn hoặc bất kỳ nhóm điều khoản nào tương tự. Thời hạn bảo hiểm phải phù hợp với điều B5 và B4. Khi được người mua yêu cầu, người bán phải, với chi phí do người mua chịu, mua bảo hiểm đối với rủi ro về chiến tranh, đình công, bạo động và dân biến, nếu có thể mua được. Mức bảo hiểm tối thiểu phải bao gồm tiền hàng quy định trong hợp đồng cộng với 10% (nghĩa là 110%) và phải được mua bằng đồng tiền dùng trong hợp đồng mua bán. Không có nghĩa vụ c. Về chuyển giao rủi ro Người bán phải giao hàng cho người chuyên chở được ký hợp đồng như quy định ở điều A3, nếu có những người chuyên chở tiếp sau người chuyên chở đầu tiên, để vận chuyển hàng hoá tới điểm thoả thuận ở nơi đến quy định vào ngày hoặc trong thời hạn quy định. Người bán phải, theo quy định ở điều B5, chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá cho đến thời điểm hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4 Người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá kể từ thời điểm hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4. Người mua phải (nếu người mua không thông báo theo như quy định ở điều B7)chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng với điều kiện là hàng hoá đã được cá biệt hoá rõ ràng là thuộc hợp đồng, tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng. d. Về quyền thông quan hàng hoá Người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép xuất khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có quy định, mọi thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu hàng hoá Người bán phải ( theo quy định ở điều B6) trả nếu có quy định, chi phí về các thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu, cũng như thuế quan, thuế và các lệ phí khác phải nộp khi xuất khẩu và qúa cảnh qua nước khác, nếu những chi phí này là do người bán phải trả theo hợp đồng vận tải Người bán phải, theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và chi phí, giúp đỡ người mua để lấy các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương(ngoài những chứng từ nêu ở điều A8) được ký phát hoặc truyền đi tại nước gửi hàng và/hoặc nước xuất xứ mà người mua cần có để nhập khẩu hàng hoá, và nếu cần thiết,để quá cảnh qua nước khác. Người mua phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép nhập khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có quy định, mọi thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc nhập khẩu hàng hoá và quá cảnh qua nước khác. II. CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CIP TRONG INCOTERMS 2000 2.1. Các điều kiện áp dụng CIP trong Incoterms 2000 NHÀ NHẬP KHẨU NHÀ XUẤT KHẨU LỢI ÍCH Không phải tổ chức vận tải. Không phải mua bảo hiểm Không phải làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hóa Được nhận hàng hóa bên trong nội địa Chủ động trong tổ chức vận tải Chủ động trong mua bảo hiểm Giảm bớt rủi ro Không phải làm thủ tục nhập khẩu và quá cảnh cho hàng hóa HẠN CHẾ Chịu rủi ro cao Bảo hiểm chi quy định ở mức tối thiểu Phải làm thủ tục nhập khẩu và quá cảnh cho hàng hóa Phải chịu phí vận tải Phải chịu phí bảo hiểm Phải làm thủ tục xuất khẩu TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG Khi không có điều kiện tổ chức vận tải Khi không có điều kiện mua bảo hiểm Khi nhập khẩu những hàng hóa đặc thù Khi có lợi thế về vận tải Khi có điều kiện mua bảo hiểm Khi muốn sớm chuyển giao rủi ro 2.2. Một số điểm cần lưu ý khi áp dụng CIP trong Incoterms 2000 Cần tránh nhầm lẫn điều kiện CIP với DDU và DDP. Cùng là người bán chịu trách nhiệm vận tải và mua bảo hiểm cho tới khi hàng hóa vào nước xuất khẩu nhưng CIP thì chuyển giao rủi ro ngay khi hàng được giao cho bên xuất khẩu, còn DDU,DDP thì điểm chuyển giao là khi người mua nhận được hàng. Bên cạnh đó, với điều kiện CIP thì người mua phải vận chuyển hàng từ nơi nhận tới kho hoặc nơi sử dụng, trong khi DDU,DDP thì hàng được giao ngay tại kho hoặc nơi sử dụng. Bên nhập khẩu cần chú ý về điều kiện bảo hiểm. Theo điều kiện CIP người bán phải mua bảo hiểm cho người mua, tuy nhiên mức bảo hiểm quy định chỉ là mức tối thiểu.Đối với những mặt hàng như nguyên liệu hoặc công nghiệp chế tạo, dễ gặp phải những rủi ro như mất cắp, sai sót trong quá trình bốc dỡ, quản lý hàng,vì vậy mức bảo hiểm tối thiểu theo điều kiện CIP sẽ không phù hợp,rủi ro cho bên mua sẽ nhiều hơn. Vì thế bên mua có thể nâng mức bảo hiểm cho hàng hóa bằng 2 cách : Yêu cầu người bán phải mua thêm nếu pháp luật nước sở tại quy định mua được và phải nêu rõ trong hợp đồng. Tự mua thêm Đối với bên bán, khi họ có lợi thế về vận tải, có nghĩa là có khả năng tổ chức vận tải với chi phí rẻ hơn, vận chuyển an toàn hơn. Và khi việc mua bảo hiểm cho lô hàng cũng dễ dàng thì điều kiện CIP sẽ là lợi thế cho họ. Nhưng khi không có được hai lợi thế trên thì họ sẽ vấp phải khó khăn lớn,chi phí cho vận tải và bảo hiểm lớn sẽ khiến cho giá bán cao lên, giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Đối với bên mua, khi không có khả năng vận tải và mua bảo hiểm mà cần nhận hàng trong nội địa, họ buộc phải chọn CIP để có thể nhập khẩu hàng hóa. Nhưng khi họ có khả năng tổ chức vận tải và mua bảo hiểm với chi phí rẻ hơn thì CIP sẽ khiến họ không tận dụng được những lợi thế trên III. CÁC TÌNH HUỐNG ÁP DỤNG CIP TRONG INCOTERMS 2000 Câu 1. Khi 2 bên không có ý định chọn lan can tàu làm điểm chuyển giao rủi ro thì nên sử dụng điều kiện FCA thay cho FOB, CPT thay cho CFR, CIP thay cho CIF, đúng hay sai? Giải thích? Câu 2. Ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thường chọn nhóm F và các doanh nghiệp nhập khẩu thường chọn nhóm C, tại sao? Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên chọn điều kiện thương mại quốc tế như thế nào để có lợi cho mình? Trả lời: Câu 1: Đúng bởi vì: FOB tương đương với FCA, CFR tương đương với CPT, CIF tương đương với CIP, nhưng chỉ khác duy nhất ở chỗ hàng hoá trong điều kiện thương mại FOB – CFR – CIF phải được đưa qua khỏi lan can tàu (to pass over ship’rail) ở cảng đi và vận tải bằng đường biển hay đường thuỷ nội địa theo phương thức tàu truyền thống từ lâu, còn FCA – CPT – CIP, người bán giao hàng cho người vận tải (có thể cho người vận tải thứ nhất vì còn có thể có người vận tải kế tiếp trong vận tải liên hợp hay vận tải đa phương thức) là hết trách nhiệm đối với hàng. Cần lưu ý là người vận tải đó có thể nhận hàng từ kho hàng của người bán lên tàu chở container ở cảng đi, hàng được chứa trong thùng container để chất lên tàu chở container, loại tàu này không có lan can tàu như loại tàu thông thường để làm ranh giới phân chia trách nhiệm rủi ro đối với hàng giữa người bán và người mua. Vận tải hàng bằng container hàng hải hiện nay rất thông dụng, tạo tiện lợi cho việc xếp dỡ và bảo quản hàng đi khắp nơi trên thế giới. Như vậy, theo các điều kiện FCA – CPT – CIP, người bán sau khi giao hàng cho người vận tải ở trên bờ là hết trách nhiệm, tức kết thúc trách nhiệm sớm hơn điều kiện FOB – CFR – CIF. * FOB (Free on board): giao lên tàu và FCA (free carrier) giao cho người vận tải. FCA Chỉ bốc hàng lên phương tiên vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị trí đó nằm trong cơ sở của người mua. Sau khi bốc hàng lên phương tiện vận tải là tôi hết trách nhiệm. Lấy ví dụ , tôi bán 2 container về đèn chiếu sáng theo điều kiện FCA sang Mỹ, cơ sở sản xuất của tôi ở quận Tân Bình. Nếu tôi giao hàng ở cơ sở quận Tân Bình, thì tôi phải thuê xe nâng để chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến. Lấy trường hợp, vẫn bán theo điều kiện FCA, nhưng giao hàng ở kho trung chuyển ở Tân Cảng chẳng hạn, lúc này việc vận chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến, người mua phải tự lo lấy. (người bán đã phải vận chuyển hàng đến tận kho trung chuyển). Điều này có lợi cho những nhà xuất khẩu, bán hàng nhiều, có vị trí tập kết hàng tốt. Còn FOB, chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu, khi hàng đã lên tàu thì hết trách nhiệm. * CFR (cost and freight): Tiền hàng và cước phí và CPT (Carriage paid to): cước trả tới. Với CFR người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận. Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển). CPT= CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định) Như vậy, CPT giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định. * CIP (cost, insurance paid to) và CIF (Cost, insurance and freight): tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí. Trong 13 điều kiện, chỉ có 2 điều kiện CIP (Carriage and Isurance paid to…: Cước phí và phí bảo hiểm trả tới đích) và CIF (Cost Insurance and Freight: Tiền hàng, phí bảo hiểm, cước phí) là quy định người bán phải có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng vì quyền lợi của người mua. Người bán phải ký hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm có uy tín để bảo hiểm hàng và trả phí bảo hiểm, nhưng xét cho cùng, phí bảo hiểm đó thực sự do người mua chịu vì khi trả tiền hàng theo CIF hoặc CIP, tiền hàng đó đã bao gồm cả phí bảo hiểm. Cần lưu ý là trong cả hai điều kiện trên, người bán chỉ có trách nhiệm phải mua bảo hiểm với mức độ rủi ro ít nhất, tức mua bảo hiểm theo điều khoản “C” trong 3 điều khoản bảo hiểm hàng: A – B – C, nên nếu hàng bị hư, bị ăn cắp, bị rủi ro vì chiến tranh, đình công, bạo loạn, dân biến sẽ không được bảo hiểm bình thường vì điều khoản “C” không bao gồm các rủi ro đó. Muốn được bồi thường do các rủi ro trên, người mua có thể yêu cầu người bán mua bảo hiểm bổ sung và tất nhiên, người mua phải chịu phí bảo hiểm bổ sung đó; hoặc bản thân người mua phải tự mua bảo hiểm thêm các rủi ro trên. Trong hợp đồng, bên có thể ghi như sau, sau khi đã thoả thuận: Ví dụ: CIF + W + SRCC (W: war, S: strike, R: riots, CC: civil commotions). Trong 11 điều kiện còn lại, 2 bên tự quyết định việc mua và chọn các điều khoản bảo hiểm cần mua thích hợp để phòng chống rủi ro đối với hàng và lợi ích của chính mình. CIF và CIP đều giống nhau, chỉ khác: CIF: dùng cho vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa, trong khi CIP dùng cho mọi phương thức vận tải (vận tải hàng không,…) CIF: hàng được giao “qua khỏi lan can tàu” là người bán kết thúc trách nhiệm; trong khi CIP, người bán chỉ cần giao hàng cho người vận tải là hết trách nhiệm, tức trách nhiệm của người bán kết thúc sớm hơn CIF. Câu 2: * Trước hết ta tìm hiểu về nhóm F và nhóm C. Nhóm F, gồm có 3 điều kiện: FCA (Free carrier): giao cho người vận tải; FAS (Free alongside ship): giao dọc mạn tàu; FOB (Free on board): giao lên tàu. Đối với điều kiện của nhóm này, người bán làm thủ tục hải quan nhưng không trả chi phí vận tải chính và địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa là sau khi giao hàng ở nước xuất khẩu. Nhóm C, gồm có 4 điều kiện: CFR (cost and freight): Tiền hàng và cước phí; CIF (Cost, insurance and freight): tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí; CPT (Carriage paid to): cước trả tới; CIP (Carriage and Insurance paid to): cước và bảo hiểm trả tới. Đối với các điều kiện nhóm này người bán làm thủ tục hải quan, chịu chi phí vận tải chính, mua bảo hiểm (đối với điều kiện CIF và CIP). Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa là sau khi giao hàng ở nước xuất khẩu. * Ở Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu thường chọn nhóm F và các doanh nghiệp nhập khẩu thường chọn nhóm C, bởi vì các nguyên nhân sau: - Một là, do nhận thức sai lầm của nhà xuất khẩu cho rằng trách nhiệm về hàng hóa của nhà xuất khẩu đối với điều kiện nhóm C là tại nước nhập khẩu, còn  đối với điều kiện nhóm F là tại nước xuất khẩu. - Hai là, do vị thế trong đàm phán của nhà xuất khẩu ở Việt Nam còn thấp: những nhà xuất nhập khẩu chuyên nghiệp đều biết rõ những lợi ích cụ thể của từng điều kiện thương mại trong Incoterms nên bên nào cũng muốn giành những lợi ích cho doanh nghiệp, quốc gia mình. Tuy nhiên, do vị thế của nhà xuất khẩu ở Việt còn thấp nên việc lựa chọn điều kiện nào là phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. - Ba là, do năng lực của nhà xuất khẩu yếu nên chưa hiểu biết hết những lợi ích khi xuất khẩu theo điều kiện nhóm C, đặc biệt là các doanh nghiệp mới xuất khẩu, họ chưa biết làm thế nào để thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa một cách hiệu quả nhất. - Bốn là, do hoạt động của các Công ty tải ở Việt Nam chưa phát triển mạnh nên một số tuyến đường quốc tế các Công ty vận tải ở Việt chưa thực hiện được. Hơn nữa chất lượng vận tải ở Việt Nam chưa làm cho nhà xuất khẩu an tâm (trọng tải, tuổi thọ phương tiện vận tải…). Ngoài ra chi phí vận tải, bảo hiểm ở Việt còn cao hơn các nước nhập khẩu. - Năm là, do thói quen. Trước đây, các nhà xuất nhập khẩu ở Việt chủ yếu là xuất khẩu với điều kiện FOB và nhập với điều kiện CIF. Điều kiện này cũng có nhiều ưu điểm riêng nên các nhà xuất nhập khẩu Việt vẫn thường xuyên áp dụng và trở thành thói quen nên rất khó để chuyển sang các điều kiện khác. * Để có lợi cho mình các doanh nghiệp nên chọn bán theo nhóm C (CIF, CIP, CFR) và mua theo nhóm F (FOB, FCA, FSA), bởi vì điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp cũng như lợi ích quốc gia: - Thứ nhất, nguồn thu ngoại tệ gia tăng: Đối với điều kiện nhóm C người bán chịu trách nhiệm về chi phí nhiều hơn nhóm F nên giá bán với điều kiện nhóm C bao giờ cũng cao hơn nhóm F nên nguồn thu ngoại tệ sẽ gia tăng. Trong quý I năm 2008 nhập siêu ở mức 7,4 tỷ USD, đạt mức kỷ lục trong nhiều năm qua. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu lựa chọn điều kiện nhóm C thay thế nhóm F sẽ góp phần bình ổn cán cân thanh toán và hạn chế tình trạng nhập siêu. - Thứ hai, tạo điều kiện cho các công ty vận tải ở Việt Nam phát triển: trong thời gian qua, các công ty vận tải của Việt Nam phát triển chưa mạnh so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore… nguyên nhân chủ yếu là do “cầu” chưa tăng.  Do đó, nếu các nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C thay thế nhóm F thì sẽ “cầu” tất yếu sẽ gia tăng, vì đối với nhóm C, nhà xuất khẩu chịu chi phí vận tải chính nên chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25793.doc
Tài liệu liên quan