MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 5
1.1. Khái niệm thỏa thuận trọng tài 5
1.2. Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài 7
1.2.1. Tính tự nguyện 7
1.2.2. Tính độc lập 9
1.3. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài 16
1.4. Hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 21
2.1. Quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài 21
2.1.1. Đối tượng của thỏa thuận trọng tài 22
2.1.2. Thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài 33
2.1.3. Năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài 38
2.1.4. Sự rõ ràng của thỏa thuận trọng tài 41
2.1.5. Hình thức của thỏa thuận trọng tài 47
2.1.6. Ý chí của các bên khi ký kết thỏa thuận trọng tài 51
2.1.7. Vi phạm điều cấm của pháp luật 53
2.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện chế định pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài 54
KẾT LUẬN 57
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5767 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận thăm dò hoặc khai thác; liên doanh và các hình thức hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh khác; vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng đường hàng không; đường biển, đường sắt hoặc đường bộ”. Như vậy có thể thấy, Pháp lệnh đưa ra cách quy định tương đối rộng về hoạt động thương mại.
Tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng đã phát sinh không ít rắc rối cho các chủ thể tham gia hoạt động thương mại cũng như các chủ thể áp dụng pháp luật. Bởi có sự quy định khác nhau về hoạt động thương mại trong các văn bản pháp luật khác nhau. Pháp lệnh Trọng tài được ban hành vào thời điểm Luật Thương mại 1997 vẫn còn đang có hiệu lực. Pháp lệnh đã đưa ra khái niệm tương đối đầy đủ về hoạt động thương mại. Rõ ràng, đây là khái niệm có nội hàm rộng hơn so với 14 hành vi thương mại quy định tại Điều 45 Luật Thương mại 1997:
“Hành vi thương mại theo quy định của luật này bao gồm:
Mua bán hàng hóa;
Đại diện cho thương nhân;
Môi giới thương mại;
Ủy thác mua bán hàng hóa;
Đại lý mua bán hàng hóa;
Gia công trong thương mại;
Đấu giá hàng hóa;
Đấu thầu hàng hóa;
Dịch vụ giao nhận hàng hóa;
Dịch vụ giám định hàng hóa;
Khuyến mại;
Quảng cáo thương mại;
Trưng bày giới thiệu hàng hóa;
Hội chợ triển lãm thương mại”.
Từ thực tiễn áp dụng Luật Thương mại 1997 đã bộc lộ hạn chế khi quy định phạm vi các hành vi thương mại quá hẹp. Điển hình là vụ tranh chấp hợp đồng giữa hai công ty xây dựng Công ty Tyco Services Singapore PTE, LTD và Công ty Leighton Contractors VN, LTD về hợp đồng xây dựng được ký kết năm 1995 về việc xây dựng khu nghỉ mát tại miền Trung Việt Nam (Bản án số 02/PTDS ngày 21-1-2003 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh)Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2010), sđd, tr.244.
. Tranh chấp được đưa ra Trọng tài tại Queensland, Australia giải quyết và phán quyết trọng tài sau đó đã được chuyển sang Việt Nam để đề nghị công nhận và cho thi hành. Ngày 23/5/2002, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công nhận phán quyết trọng tài. Nhưng Công ty Leighton đã có đơn kháng cáo Quyết định sơ thẩm của tòa án với lý do là quan hệ hợp đồng trong vụ tranh chấp là quan hệ xây dựng, quan hệ này không phải là quan hệ thương mại theo Luật Thương mại 1997. Do đó, phán quyết trọng tài không thể công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Tháng 1/2003, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử lại vụ việc và bác Quyết định của Tòa sơ thẩm bởi lẽ các giao dịch trong hợp đồng giữa hai bên liên quan đến hoạt động xây dựng nhưng hoạt động xây dựng này lại không có bản chất thương mại theo pháp luật Việt Nam, do vậy phán quyết trọng tài không đủ điều kiện để được công nhận và thi hành tại Việt Nam. Như vậy, vấn đề đặt ra là khái niệm thương mại cần được mở rộng để phù hợp với các quy định và tập quán thương mại quốc tế. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại vào năm 2005 lại đưa ra định nghĩa khác về kinh doanh thương mại. Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 đưa ra khái niệm kinh doanh như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Và Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 cũng đã quy định hoạt động thương mại với nội hàm rộng hơn Luật Thương mại 1997 rất nhiều: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, khái niệm này vẫn còn hẹp so với Pháp lệnh. Chính vì thế, đã gây không ít khó khăn trong quá trình áp dụng.
Có một câu hỏi đặt ra là: Với các quy định của pháp luật như vậy thì những tranh chấp nội bộ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu có được giải quyết bằng trọng tài không? Có ý kiến cho rằng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp này vì nó không được liệt kê tại Pháp lệnh. Mặt khác những tranh chấp này thuộc thẩm quyền của tòa án được quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004:
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác.
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
Có ý kiến khác lại cho rằng đây là những tranh chấp đương nhiên thuộc thẩm quyền của trọng tài vì đây chính là trường hợp “các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra, Nghị định 116/CP ngày 05/9/1994 về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế trước đây vốn được coi là nhiều bất cập nhưng cũng xác lập phạm vi thẩm quyền của trọng tài gồm:
Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế;
Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty;
Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
Vì vậy, không có lý do gì, Pháp lệnh được coi là tiến bộ hơn, lại hạn chế thẩm quyền của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp trên Vũ Ánh Dương (2008), “Thực tiễn áp dụng Pháp lệnh Trọng tài thương mại tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam”, Tạp chí Khoa hoc pháp lý, (Số 3/2008), tr.6.
. Mặc dù các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên của công ty với nhau và giữa các thành viên của công ty với công ty phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động, giải thể công ty không phải là các tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh nhưng chúng tất yếu không thể tránh khỏi và được xem như những hệ quả phái sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Còn các tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu là tranh chấp thương mại thuần túy (cổ phiếu, trái phiếu là hàng hóa trên thị trường chứng khoán). Do đó, những tranh chấp này đương nhiên thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại Nguyễn Đình Thơ (2008), “Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Số 6/2008), tr.52.
.
Về các loại tranh chấp này trên thực tế cũng đã diễn ra không ít. Điển hình là vụ tranh chấp giữa Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp Việt Nam (gọi tắt là VIGECAM) và Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản (Quyết định số 02/2008/QĐST-KDTM ngày 20-5-2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2010), sđd, tr.145.
. Tranh chấp giữa hai bên là tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần, đã được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài thương mại Quốc tế Á Châu (gọi tắt là ACIAC). Theo VIGECAM, tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần không phải là tranh chấp về hành vi thương mại theo quy định tại Luật thương mại 2005, vì vậy tranh chấp này không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Do đó, VIGECAM đã yêu cầu tòa án hủy Quyết định trọng tài. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã không đồng ý với lý do hủy Quyết định trọng tài mà VIGECAM đưa ra. Tòa án đã lập luận như sau: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Đầu tư 2005 quy định hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu… là hình thức đầu tư gián tiếp vào doanh nghiệp. Do đó, khi VIGECAM đồng ý chuyển nhượng cổ phần của mình cho Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản tức là đồng ý chuyển nhượng phần vốn đã đầu tư cho Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản để Công ty tiếp tục đầu tư vào hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ. Vì vậy, Hội đồng Trọng tài xác định tranh chấp về việc chuyển nhượng cổ phần của VIGECAM với Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản là tranh chấp về đầu tư là có căn cứ, phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài. Như vậy, tòa án đã áp dụng Pháp lệnh theo hướng mở. Khác với cách lý giải của các tác giả nêu ở trên, tòa án đã căn cứ vào quy định tại Luật Đầu tư 2005 để lý giải cho việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài giải quyết các tranh chấp về mua bán, chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu… Thiết nghĩ, cách lý giải của tòa án như vậy hoàn toàn thuyết phục.
Như vậy, phạm vi điều chỉnh rộng hẹp của khái niệm thương mại trong hệ thống pháp luật nêu trên đã tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo trong việc áp dụng các quy định pháp luật về luật nội dung cũng như luật tố tụng. Đặc biệt, điều này còn ảnh hưởng đến quá trình Việt Nam thích ứng với các quy định và tập quán thương mại quốc tế. Có thể nói đây là một trong những trở ngại lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực tiễn áp dụng Pháp lệnh lại nảy sinh vướng mắc khác, đó là việc xác định các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Hiện nay trọng tài Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại. Nếu trọng tài giải quyết tranh chấp không thuộc thẩm quyền quy định trong Pháp lệnh thì quyết định trọng tài sẽ bị hủy bởi tòa án. Do đó, việc xác định đâu là tranh chấp phát sinh thuộc hoạt động thương mại và đâu là tranh chấp không thuộc hoạt động thương mại có vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài và là một trong những nguyên nhân khiến cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Tuy nhiên trên thực tế việc phân biệt này không hề đơn giản.
Còn một vấn đề gây tranh cãi nữa là trọng tài Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp ngoài hợp đồng hay không? Pháp lệnh Trọng tài Việt Nam không cho chúng ta câu trả lời về vấn đề này. Khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh chỉ định nghĩa về thỏa thuận trọng tài là “thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại”. Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh cũng liệt kê các hoạt động nào là hoạt động thương mại mà không hề đề cập đến phạm vi giải quyết của trọng tài có bao gồm cả những tranh chấp ngoài hợp đồng hay không? Có ý kiến cho rằng trọng tài hoàn toàn có quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng Vũ Ánh Dương (2008), tlđd, tr.7.
. Vì nếu hiểu theo nguyên tắc được làm những gì pháp luật không cấm thì theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh các bên có thể đưa tranh chấp ngoài hợp đồng ra giải quyết tại trọng tài. Ngoài ra tranh chấp thương mại rất đa dạng và phức tạp có thể phát sinh từ hợp đồng cụ thể nhưng có những tranh chấp không phát sinh từ hợp đồng. Do đó, không có lý do gì những tranh chấp thương mại phát sinh ngoài hợp đồng lại không được giải quyết bằng trọng tài.
Xoay quanh vấn đề thẩm quyền của trọng tài có rất nhiều ý kiến trong quá trình soạn thảo Dự thảo Luật Trọng tài. Dự thảo đưa ra ngày 25/11/2008 đã quy định thẩm quyền của trọng tài rất rộng, trọng tài có thẩm quyền giải quyết “mọi tranh chấp liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của các bên dân sự phát sinh từ nghĩa vụ hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng”. Đến Dự thảo đưa ra ngày 30/4/2009 Điều 2 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài cũng bao gồm những tranh chấp như trọng Dự thảo 25/11/2008 nhưng được thêm vô khoản 2 quy định những tranh chấp không được giải quyết bằng trọng tài bao gồm: Tranh chấp liên quan đến các quyền nhân thân, tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân, gia đình và thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình; tranh chấp liên quan đến việc phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; những trường hợp pháp luật có liên quan quy định. Dự thảo đưa ra vào đầu năm 2010 lại đưa ra những hai phương án:
Phương án 1
Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau đây:
Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại áp dụng theo quy định của Luật thương mại.
Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
Tranh chấp giữa các bên phát sinh không từ hoạt động thương mại đã được quy định ở các Luật khác.
Phương án 2
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài:
Tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng có thể được giải quyết bằng Trọng tài.
Các tranh chấp sau đây không thuộc thẩm quyền của trọng tài:
Tranh chấp liên quan đến các quyền nhân thân, tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân, gia đình và thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình;
Tranh chấp liên quan đến việc phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
Tranh chấp về bất động sản;
Tranh chấp giữa các chính phủ, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;
Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác theo quy định của pháp luật;
Khi thảo luận Dự thảo LTTTM xung quanh vấn đề này có ba loại ý kiến khác nhau Ủy ban Tư pháp, “Báo cáo xin ý kiến UBTVQH một số vấn đề lớn về Dự thảo Luật Trọng tài”.
:
Loại ý kiến thứ nhất tán thành với phương án 1 của Dự thảo Luật Trọng tài thương mại, theo đó trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có liên quan đến hoạt động thương mại và tranh chấp giữa các bên phát sinh không từ hoạt động thương mại nhưng được quy định ở các luật khác. (35 ý kiến tại tổ, 6 ý kiến tại hội trường).
Loại ý kiến thứ hai tán thành với phương án 2 Dự thảo Luật Trọng tài thương mại, theo đó nên mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài thương mại giải quyết cả các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng, không phân biệt tranh chấp thương mại với dân sự, trừ một số tranh chấp liên quan đến các quyền nhân thân, quan hệ hôn nhân và gia đình, thừa kế, phá sản, bất động sản. (03 ý kiến tại tổ, 02 ý kiến tại hội trường).
Loại ý kiến thứ ba đề nghị chỉ nên quy định phạm vi thẩm quyền của trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 2005. (12 ý kiến tại tổ, 02 ý kiến tại hội trường).
Như vậy, loại ý kiến tán thành với phương án 1 chiếm đa số. Và Thường trực Ủy ban Tư pháp và Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng tán thành với loại ý kiến thứ nhất này. Ở nước ta, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài chưa phổ biến và chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay chưa nên mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài giải quyết cả các tranh chấp về dân sự (theo loại ý kiến thứ hai) mà chỉ giới hạn thẩm quyền của Trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 và các trường hợp liên quan đến một bên có hoạt động thương mại, cũng như một số trường hợp được các luật khác quy định là phù hợp. Mặt khác nếu chỉ giới hạn phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 (theo loại ý kiến thứ ba) thì sẽ không bảo đảm được tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật. Bởi vì, nhiều văn bản pháp luật hiện hành đã quy định những trường hợp tranh chấp tuy không phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng các bên được quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đó bằng trọng tài, như Điều 208 của Bộ luật hàng hải Việt Nam, quy định về nguyên tắc xác định lỗi và bồi thường tổn thất trong tai nạn đâm va, Điều 12 của Luật Đầu tư năm 2005 quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư, Điều 131 của Luật Chứng khoán quy định về giải quyết tranh chấp, ... Do đó cần thiết phải quy định các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật không phải là hoạt động thương mại nhưng được pháp luật khác quy định thì cũng được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thoả thuận. Đó là các lý do Thường trực Ủy ban Tư pháp và Cơ quan chủ trì soạn thảo đưa ra để lý giải cho ý kiến của mình.
Và đến ngày 17/6/2010 khi Luật Trọng tài thương mại được thông qua, quy định trên đã được ghi nhận trong Luật mới. Đối tượng của thỏa thuận trọng tài bao gồm:
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.
Rõ ràng với cách quy định như trên đã mở rộng thẩm quyền của trọng tài ở mức độ nhất định, không quá rộng cũng không quá hẹp. Đồng thời cũng đã giải quyết được sự mâu thuẫn, chồng chéo ở các văn bản pháp luật khác nhau quy định về thẩm quyền của trọng tài bằng cách quy định cho phép trọng tài giải quyết các tranh chấp không phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng được pháp luật khác quy định được giải quyết bằng trọng tài.
Về thẩm quyền của trọng tài, pháp luật về trọng tài của các nước trên thế giới đều quy định cho trọng tài một thẩm quyền rất rộng. Ở nhiều nước, để mở rộng thẩm quyền của trọng tài pháp luật quy định thẩm quyền của trọng tài theo cách loại trừ. Tức là pháp luật chỉ liệt kê những loại việc không thuộc thẩm quyền của trọng tài. Điều 5 Luật Trọng tài Newzerland quy định phạm vi xét xử bằng trọng tài là “Mọi quyền tùy thuộc vào các bên có thể được giải quyết bằng trọng tài, trừ trường hợp phụ thuộc vào quyền xét xử bắt buộc dành riêng cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”. Luật Trọng tài Trung Quốc quy định mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc quyền sở hữu giữa các công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác trên cơ sở bình đẳng có thể được giải quyết bằng trọng tài (Điều 2) đồng thời loại trừ các tranh chấp không được giải quyết bằng trọng tài bao gồm các tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ và thừa kế, tranh chấp hành chính (Điều 3) Trần Hữu Huỳnh (2000), “Một số vấn đề cơ bản về thỏa thuận trọng tài trong thương mại quốc tế”, Tạp chí Luật học, (Số 01/2000), tr.21.
. Bộ luật tố tụng dân sự của Indonesia cho phép các bên có thể thỏa thuận đưa ra trọng tài giải quyết mọi vấn đề mà họ quan tâm trừ vấn đề hôn nhân gia đình, về hộ tịch và một vài vấn đề khác theo luật định Nguyễn Đình Thơ (2006), tlđd, tr.19.
.Trong khi đó một số nước lại quy định thẩm quyền của trọng tài theo phương pháp liệt kê. Tuy nhiên, các nước đều rất cân nhắc, áp dụng khái niệm thương mại quy định trong Luật Mẫu UNICITRAL. Vì vậy, mặc dù sử dụng phương pháp liệt kê nhưng thẩm quyền của trọng tài vẫn rất rộng. Theo Điều 2 của Luật Trọng tài Nhật Bản thì các bên có thể đưa ra trọng tài giải quyết tất cả các tranh chấp dân sự đã phát sinh hay có thể phát sinh không kể có hợp đồng hay không có hợp đồng. Điều 1 Luật Trọng tài Braxin quy định “Những người có khả năng ký kết hợp đồng có thể đưa ra trọng tài để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quyền về tài sản mà họ có quyền quyết định” Trần Hữu Huỳnh (2000), tlđd, tr.22.
. Nhìn chung pháp luật trọng tài của hầu hết các nước đều quy định cho trọng tài một thẩm quyền rất rộng.
Thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài
Một trong những vấn đề ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đó là thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài chỉ có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên khi người ký kết thỏa thuận trọng tài có thẩm quyền ký kết. Người ký thỏa thuận trọng tài phải là người có quyền quyết định phương thức giải quyết tranh chấp hoặc là người được ủy quyền. Khi thỏa thuận trọng tài được ký bởi người không có thẩm quyền thì thỏa thuận đó không thể hiện được ý chí đích thực của các bên. Do đó, thỏa thuận trọng tài sẽ không còn ý nghĩa. Khoản 2 Điều 18 LTTTM quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi “người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật”.
Tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân với nhau thì các cá nhân đó chính là người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài. Các cá nhân này có thể ủy quyền cho người khác ký kết thỏa thuận trọng tài. Việc ủy quyền này sẽ tuân theo quy định của BLDS 2005 về đại diện theo ủy quyền. Theo đó, người đại diện theo ủy quyền sẽ có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài theo văn bản ủy quyền với người được đại diện. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi tranh chấp phát sinh giữa pháp nhân với pháp nhân. Trong trường hợp này người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của pháp nhân. Bởi Khoản 3 Điều 86 BLDS 2005 đã quy định “người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự”. Khoản 4 Điều 141 BLDS quy định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là “người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Khoản 1 Điều 143 BLDS quy định “cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp 2005, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, không phải lúc nào hợp đồng hay thỏa thuận trọng tài cũng do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký kết mà được ủy quyền cho người khác ký kết. Chính vì thế, nảy sinh vấn đề là có những trường hợp người ký kết không được ủy quyền hoặc việc ủy quyền không tuân thủ đúng quy định của pháp luật hoặc người ủy quyền không thực hiện đúng theo phạm vi ủy quyền…
Trong thực tế đã có nhiều quyết định trọng tài bị tòa án hủy do người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền vì không được ủy quyền. Trong Quyết định số 2611/2009/QĐST-KDTM ngày 10-9-2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2010), sđd, tr.172.
, tòa án đã tuyên hủy Quyết định trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam xét xử vụ tranh chấp giữa nguyên đơn là Công ty xuất nhập khẩu Shanghai Zhong Jing và bị đơn là Công ty cho thuê tài chính II- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (chi nhánh Nam Sài Gòn). Ngày 05-10-2005 ông Nguyễn Văn Thu- Phó Giám đốc đại diện cho Công ty cho thuê tài chính II- Nam Sài Gòn ký Hợp đồng bán hàng số SHZJ/CTP- 0501 với Công ty xuất nhập khẩu Shanghai Zhong Jing và Công ty TNHH thương mại sản xuất in bao bì nhựa Cường Thịnh Phát. Tại Điều 9 Hợp đồng có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận này do ông Nguyễn Văn Thu ký, nhưng ông Nguyễn Văn Thu không có một văn bản nào được Công ty cho thuê tài chính II- Nam Sài Gòn cho phép ông Thu ký thỏa thuận này. Mặt khác, trên thực tế ông Nguyễn Văn Thu cũng không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty cho thuê tài chính II- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (chi nhánh Nam Sài Gòn). Vì thế ông Nguyễn Văn Thu ký kết thỏa thuận trọng tài là không đúng thẩm quyền. Tại phiên tòa ông Phạm Nhật Kiều là đại diện ủy quyền của Công ty cho thuê tài chính II- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (chi nhánh Nam Sài Gòn) không thừa nhận có việc ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Thu thỏa thuận chọn trọng tài xét xử khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh.
Đối với trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu do không có thẩm quyền ký kết này Nghị quyết 05/2003/NQ-HĐTP có hướng dẫn “Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh về nguyên tắc chung nếu người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật thì thoả thuận trọng tài đó vô hiệu. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp mà một bên có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án yêu cầu người có thẩm quyền ký kết thoả thuận trọng tài cho biết ý kiến bằng văn bản có chấp nhận thoả thuận trọng tài do người không có thẩm quyền ký kết trước đó hay không. Nếu họ chấp nhận thì trong trường hợp này thoả thuận trọng tài không vô hiệu và vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng Trọng tài theo thủ tục chung”. Như vậy, pháp luật đã không áp dụng Khoản 2 Điều 10 một cách cứng nhắc. Sự linh hoạt của pháp luật giúp các thỏa thuận trọng tài không bị vô hiệu trong những trường hợp không cần thiết nhưng vẫn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên. Giúp tiết kiệm thời gian của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Trường hợp một bên tranh chấp yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài với lý do người ký kết thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền diễn ra khá nhiều trên thực tế. Tuy nhiên không phải trường hợp không có thẩm quyền ký kết nào cũng dẫn tới việc hủy quyết định trọng tài. Điều này được thể hiện rõ trong tranh chấp giữa Tập đoàn Kumgang A.D System Corporation và Công ty TNHH Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Thái Bình Dương (Bản án số 11/KTPT ngày 14-01-2005 của Tòa Phúc thẩm- Tòa án
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận Trọng tài thương mại.DOC