Đề tài Các xu hướng phát triển của báo chí thế giới

MỤC LỤC

KHÁI QUÁT CHUNG 4

1. Toàn cầu hóa thông tin 5

1.1 Điều kiện hình thành toàn cầu hóa thông tin 5

1.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa thông tin 6

2. Quốc tế hóa báo chí 7

2.1 Biểu hiện của quốc tế hóa trong lĩnh vực báo in 7

2.2 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực phát thanh 7

2.3 Biểu hiện quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực truyền hình 8

2.4 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực thông tấn 8

2.5 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực báo mạng 8

3. Thương mại hóa báo chí 9

3.1 Điều kiện hình thành thương mại hóa báo chí 9

3.2 Biểu hiện của thương mại hóa báo chí 10

3.3 Ảnh hưởng của thương mại hóa với báo chí 12

4. Tập trung và độc quyền hóa báo chí 14

4.1 Khái niệm 14

4.2 Quá trình hình thành 15

4.3 Biểu hiện của tập trung hóa, độc quyền hóa 17

5. Quá trình phân hóa và chuyên môn hóa 19

6. Gia tăng mối quan hệ giữa báo chí và kỹ thuật 20

7. Xu hướng đa phương tiện 21

7.1 Khái quát chung 21

7.2 Nguyên nhân báo chí phát triển theo hướng đa phương tiện. 23

7.3 Biểu hiện của báo chí phát triển theo hướng đa phương tiện 24

7.4 Truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam 25

8. Báo chí công dân 26

8.1 Sự ra đời của “báo chí công dân” 26

8.2 Sức mạnh của báo chí công dân 27

8.3 Những hạn chế của báo chí công dân 28

9. Tiểu kết 29

CHƯƠNG II – XU HƯỚNG CỤ THỂ VỚI TỪNG LOẠI HÌNH 31

1. Đối với báo in 31

1.1 Sự thay đổi trong cách trình bày. 31

1.2 Những thay đổi trong các tin, bài 37

1.3 Xu hướng báo giá rẻ, báo miễn phí, báo đọc nhanh 40

2. Báo điện tử 47

2.1 Ưu điểm và hạn chế của báo mạng 48

2.2 Xu thế của báo mạng 54

3. Báo phát thanh 57

3.1 Phát thanh trong bối cảnh mới 57

3.2 Xu hướng của phát thanh hiện đại 58

4. Báo truyền hình 63

4.1 Thách thức và giải pháp cho truyền hình 64

4.2 Xu hướng phát triển của truyền hình 68

 

CHƯƠNG III – XU HƯỚNG BÁO CHÍ VIỆT NAM 80

1. Ảnh hưởng của các xu hướng báo chí thế giới tới báo chí Việt Nam 80

2. Một vài xu hướng nổi bật của báo chí Việt Nam 80

2.1 Xu hướng thương mại hóa báo chí biểu hiện rõ rệt 80

2.2 Xu hướng hình thành tập đoàn báo chí 81

2.3 Xã hội hóa báo chí ở Việt Nam 85

 

CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN 89

 

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các xu hướng phát triển của báo chí thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những tờ báo in dày dặn, thông tin hấp dẫn với những chuyên mục khá tiện ích và hoàn toàn miễn phí. Tờ báo đã chọn một hướng đi đó là tự mình tìm đến với độc giả qua kênh phát hành miễn phí. Và những gì mà nó thu được là đánh dấu bước đầu thành công. Mỗi kỳ phát hành 2 vạn bản tại các tuyến phố buôn bán sầm uất như Bạch Mai, Hàng Đào, các tụ điểm ẩm thực, các quán cà phê, các trung tâm thương mại lớn… Những cuộc điện thoại về tòa soạn đã chứng tỏ sự quan tâm của độc giả tới tờ báo. Và số lượng độc giả là 5 vạn, một con số rất lớn đối với một tờ báo chưa phải là lớn như báo Thương mại. Hướng đi này của báo Thương mại đã chuẩn bị cho sự hội nhập báo chí thế giới. (Theo Người làm báo 2006). Miễn phí nhưng vẫn có lợi nhuận: Báo miễn phí sống chủ yếu nhờ quảng cáo. Sự phổ biến của kiểu báo này là một mảnh đất tốt lành để các nhà quảng cáo tìm đến. Thu nhập từ quảng cáo ở báo miễn phí đã tăng 1,5% trong một năm và 22,6% trong vòng 5 năm (theo Hiệp hội báo chí thế giới). Quảng cáo là đứa con tinh thần của báo phát không. Sự xuất hiện của báo đọc nhanh miễn phí và phát với số lượng lớn là cơ hội để giới lười đọc báo tiếp cận một cách rộng rãi, nhanh chóng, dễ dàng, ít tốn kém (so với truyền hình, internet…) Các tờ báo phát không này chủ yếu sống bằng quảng cáo. Quan hệ giữa báo miễn phí đọc nhanh và quảng cáo là hình thức cộng sinh. Trong các tờ báo đọc nhanh thành công nhất về mặt quảng cáo là tờ Express với lượng phát hành 150.000 bản mỗi số và tỉ lệ quảng cáo lúc nào cũng chiếm 50% số trang. Đối với những tờ báo lớn đây là con số mơ ước... Nhiều hãng kinh doanh báo miễn phí đã có doanh thu khổng lồ từ việc kinh doanh thị trường chứng khoán. Như vậy dù phát không những vẫn sẽ có lợi nhuận thậm chí lợi nhuận cao nếu nó thực sự thu hút độc giả. Vấn đề ở đây là tờ báo phải sinh động, thông tin phong phú, hấp dẫn độc giả. Người đứng đầu Hiệp hội báo chí thế giới (WAN) đặt tại Paris phát biểu: “Báo chí đang tiếp tục tiến bước trong quá trình khai thác hàng loạt những kênh phân phối mới bắt từ những tờ báo miễn phí hàng ngày. Chúng đang chứng tỏ sức bật không thể tưởng tượng được để chống lại sự tấn công dữ dội của hàng loạt các cuộc cạnh tranh về truyền thông”. Cuộc cạnh tranh của các báo miễn phí Tập đoàn Metro International của Thụy Điển có trụ sở đặt ở Anh là tập đoàn đi đầu trong trào lưu báo miễn phí. Ngay sau khi ra đời Metro đã được độc giả hưởng ứng nhiệt liệt và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tại một số quốc gia thậm chí những quốc gia có nền báo chí phát triển như Mỹ. Hiện nay con số các quốc gia mà Metro có mặt là 25. Metro có mặt ở khắp mọi nơi với số độc giả mà khiến tất cả các tờ báo khác phải mơ ước. Trong đó 40% số độc giả là dưới 30 tuổi. Những con số thống kê này đã làm cho tất cả các tòa soạn phải giật mình. Và đến mùa thu 2002 đã có khoảng chục tờ báo đọc nhanh miễn phí được phát hành. Nơi đầu tiên có sự cạnh tranh quyết liệt giữa những tờ báo đọc nhanh miễn phí là Chicago. Tờ Red Eye được tung ra ngày 30/10/2002 bởi tập đoàn Tsibune phát hành từ thứ hai đến thứ sáu nhằm vào độc giả trẻ vốn đang chán báo khổ lớn Chicago Tsibune mỗi tuần một lần (Có khoảng 500.000 thanh thiếu niên sử dụng internet để nắm các tin tức mà không hề sử dụng báo). Chicago SunTimes cũng mau chóng tung ra một tờ báo đọc nhanh tương tự có tên là Red Streak để cạnh tranh với đối thủ là Tsibune. Mặc dù Red Streak xuất hiện muộn hơn một chút so với Red Eye (đều được phát hành số đầu tiên trong cùng một tháng) nhưng phần nào cũng làm giảm sự chú ý các công ty quảng cáo và độc giả đối với Red Eye. Chỉ trong 6 tháng cuối năm, báo đọc nhanh miễn phí được các tập đoàn truyền thông thi nhau phát hành. Ngày 4/8/2003 Express được tung ra bởi Washington Post. Trong tháng 11/2003 ở Pallas diễn ra cuộc chiến báo đọc nhanh thứ hai: ngay sau khi tờ Quick được phát hành vào ngày 10/11 do Pallas –Morning News, ngày 12/11 tòa báo American Consoliadated Media đã phát hành miễn phí tờ AM Newspaper –Express do 225 người bán báo phát với câu chuyện đăng trên trang nhất về vụ án một tỷ phú New York giết người hàng xóm và chặt xác ra thành nhiều mảnh, cho dù AM Newspaper - Express ra muộn hơn Quick 2 ngày nhưng cũng kịp làm cho đối thủ bị lu mờ. Tất cả các tờ báo đọc nhanh đều có phong cách như Metro International và đều từ bỏ khổ rộng đặc trưng của báo trước đây để sử dụng khổ nhỏ với đặc trưng của loại tạp chí giải trí. 1.4 Tương lai của báo in – báo in điện tử epaper Nó không phải là những website thông tin mà chúng ta hay gọi chung là báo điện tử, nó cũng không phải là những newsletter dạng text hay dạng HTML gửi đến hộp thư của chúng ta mỗi ngày. Hãy tưởng tượng bạn đang cầm một tờ báo trên tay. Tờ báo này hiện nguyên xi trên màn hình vi tính. Đó chính là e-paper. Báo chí eNewspaper viết tắt là E – paper là loại hình báo chí được hiển thị trên một loại giấy điện tử, có màu sắc tươi nét, sống động, gọn nhẹ. Tại sao phải sinh ra ePaper làm gì, nó có lợi gì? Chắc chắn đây là câu hỏi đang đặt ra với nhiều người. Suốt nhiều thế kỷ, báo đã trở thành một thứ hàng hóa không thể thiếu mỗi ngày đối với nhiều người. Và Internet xuất hiện, làm thay đổi đáng kể cách thức tiếp cận thông tin. Ngoài các tờ báo in truyền thống, giờ đây người sử dụng có thể đọc tin qua máy tính, thiết bị trợ giúp kỹ thuật số (PDA) và điện thoại di động. Cung cấp tin tức qua Internet gần như là một chiến lược đương nhiên đối với các báo và ngành xuất bản nói chung. Nhưng khi làm như vậy, các báo đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc cũng như hình ảnh thương hiệu của mình, website của các báo trở thành các "cổng Internet" trong khi thực chất không phải như vậy. Mặt khác, nhiều độc giả đã quen thuộc với tờ báo mà họ thích, sẽ có cảm giác không thoải mái với cách cung cấp thông tin này. Hiện tại, hầu hết các báo đều có phiên bản online nhưng nội dung và thiết kế trang (layout) thì không hoàn toàn giống với bản in. Ảnh thì nhỏ, nội dung thì theo kiểu đổ chữ tự do từ đầu đến cuối, còn việc lật trang thì rõ ràng là hoàn toàn khác với kiểu lật trang báo in. Một số công ty cung cấp bản tin cho khách hàng ở dạng file PDF để đảm bảo "nguyên dạng" - và quả thật là trông rất hấp dẫn, nhưng cách thức này chỉ hữu hiệu với các bản tin ít trang. Với các tờ báo lớn thì download rất lâu và khó tìm kiếm, khó đọc và khó chuyển bài, lật trang. Thêm vào đó là yếu điểm không thể theo dõi chính xác số lượng người thuê bao download các file PDF này. Giải pháp eNewspaper, viết tắt là ePaper, đã ra đời vào khoảng năm 2003 và chậm rãi tiến vào thị trường trước khi trở thành một xu hướng mới bắt đầu từ khoảng giữa năm 2004. Điều thú vị là các tờ báo nhỏ lại nhanh chân hơn các báo lớn trong lĩnh vực này. Xét về quốc gia thì đi đầu về ePaper không phải là báo chí Mỹ hay châu Âu mà lại là những tờ báo của Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaixia và... Ôman. Thử xem một số tờ như Hindustan Times của Ấn Độ, theSun và The Edge Financial Daily của Malaixia và quả thực là thấy rất ấn tượng. Với những màn hình phẳng chất lượng cao, nhìn những tờ báo trên mạng "như thật" này đúng là cũng hấp dẫn, nhất là những người đã trở thành độc giả trung thành của một tờ báo nào đó. Nó chẳng khác nào như việc cầm tờ báo trên tay, khi con chuột di đến bài nào thì bài đó sẽ được "highlighted" và click vào thì hiện một cửa sổ khác với đầy đủ nội dung. Vì đây là "đọc có trả tiền" chứ không phải báo miễn phí nên độc giả sẽ không bị khó chịu bởi những hình quảng cáo trong bài. Dễ dàng hiểu được vì sao các tòa soạn báo lại mặn mà với ý tưởng này đến vậy. Báo in số, hay còn gọi là báo in điện tử, tận dụng ưu thế của hai xu hướng truyền thông thịnh hành nhất hiện nay là tăng trưởng mạnh của quảng cáo trực tuyến và sự phổ biến của những thiết bị cầm tay như iPod. Gần như mọi tờ báo in có tiếng hiện nay đều chạy song song một website của riêng mình, nhưng ít độc giả nào lại lôi laptop ra đọc báo trong khi chờ tàu hay mạo hiểm tới mức đọc chúng trong... nhà vệ sinh. Nhưng tình hình có thể đảo ngược 180 độ với báo in điện tử. Chưa kể nó còn giúp các tòa soạn báo cắt giảm được tới 75% chi phí nhờ xóa bỏ được khoản phí phát hành. Nhiều người lạc quan đã xem đây như một "cứu cánh", nhưng trên thực tế, không ai dám nói chắc về nhu cầu dành cho "giấy điện tử". Hãy thử lấy một ví dụ: Bạn thích đọc tờ Thanh Niên nhưng đang phải đi công tác tận châu Âu. Không hề gì, chỉ cần mở máy tính và đọc ngay số ra buổi sáng (nhớ tính đến đoạn lệch múi giờ), và nếu bận chạy đi họp thì chỉ cần ra một lệnh để in vào khổ giấy lớn, vậy là có trong tay nguyên xi tờ báo để đọc trên tàu hoặc xe buýt. Xét ở góc cạnh tòa soạn báo, dưới đây là một số ưu điểm chính của ePaper: - Đảm bảo tính nhất quán về thương hiệu của tờ báo, đối với cả bản in và bản điện tử; - Có khách hàng đăng ký mua báo trên toàn cầu. - Tăng doanh thu trực tuyến - Tăng doanh thu quảng cáo trên mạng (có thể thay nhiều quảng cáo chứ không bị ấn định như báo in). - Tự động lưu trữ dạng kỹ thuật số tất cả các số báo. Và đương nhiên, công nghệ mới cho phép sử dụng luôn cả video hay audio, rồi còn cho phép tìm kiếm chữ, hình ảnh hay quảng cáo, cho phép đánh dấu trang (bookmark), kết nối trực tiếp trên mạng. (Theo Vietnam Journalism) Báo điện tử Báo mạng hay báo chí internet tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống internet trên toàn cầu. Web (World Wide Web) được sinh ra với mục đích tạo giao diện chung dễ sử dụng trong quá trình truy cập thông tin trên internet. Vào cuối những năm cuối của thập kỷ 80 nó được Tim Berners Lee, một nhà vật lý ở viện nghiên cứu hạt nhân châu Âu Cern đề xuất và tiến hành nghiên cứu cùng với cộng sự của ông là Robert Caililau. Năm 1991, người dùng được nhận bản thử nghiệm đầu tiên và từ đó một cuộc cách mạng trên internet đâ bùng nổ. Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo Internet đầu tiên. Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu. Một khảo sát lần đầu tiên về độc giả Internet của hãng dịch vụ thống kê truy cập Nielsen/NetRatings công bố mới đây cho thấy 1/5 số người lướt web thích đọc báo mạng hơn các phiên bản phi trực tuyến. Có lẽ đó cũng chính là một động lực khiến các tờ báo giấy - vừa là để cạnh tranh vừa là không thể cưỡng lại xu thế điện tử hóa - cũng đã phải lập tức triển khai phiên bản điện tử, trong đó phần lớn phát hành lại các bài báo từ bản giấy và có cập nhật thêm thông tin riêng. 2.1 Ưu điểm và hạn chế của báo mạng a. Những ưu thế của báo mạng so với các loại hình báo chí khác: Sự ra đời của báo mạng đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin trước đây của một bộ phận công chúng đọc giả. Nếu như trước đây công chúng phải chờ đến một thời điểm nhất định trong ngày, thường là buổi sáng để cầm một tờ báo in trong tay và đọc nó, hoặc phải chờ đến một giờ nhất định để xem một chương trình trên ti vi hay trên đài phát thanh. Thì nay, với sự ra đời và phát triển vượt bậc của công nghệ internet, báo mạng có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày chỉ qua một cái kích chuột. Bạn chỉ cần trỏ vào các siêu liên kết (Hyperlink), hay chỉ càn gõ tên địa chỉ (URl) vào máy là nhận được ngay thông tin yêu cầu. Cùng với các ngôn ngữ lập trình được thiết kế riêng cho Web như HTML, XML, Java... các trang web được hiện ra một cách sống động nhất. Thông tin không chỉ hiện ra dưới dạng văn bản (text), các đối tượng đồ hoạ (graphics) mà còn là các hoạt cảnh chuyển động (media clip) kèm theo âm thanh sống động... Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống cung cấp. Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video). Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các website báo chí. Một thế mạnh nữa của báo mạng là khả năng tương tác nhiều chiều. Đơn giản nhất là khả năng tương tác hai chiều giữa công chúng và toà soạn: người đọc có thể phát biểu ý kiến, bình phẩm thông tin và đưa lên mạng. Nhờ đó toà soạn có thể nắm bắt nhanh tâm tư, chính kiến, nguyện vọng, thị hiếu của đọc giả để có những điều chỉnh cần thiết. Với khả năng tương tác nhiều chiều toà soạn có thể tổ chức nhiều cuộc giao lưu trực tuyến giữu đọc giả trong, ngoài nước với các vị lãnh đạo hoặc các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học... về những đề tài mà nhiều người quan tâm. Đây là một lợi thế của báo mạng mà báo in không thể làm được và rất hạn chế đối với truyền hình và phát thanh. Báo mạng có sức chứa to lớn cả về không gian và thời gian, tức dung lượng của thông tin gần như không hạn chế. Mỗi một tờ báo mạng là một cấu trúc rộng về không gian với nhiều mảng khác nhau, mỗi mảng gần như một tờ báo riêng. Chẳng hạn như về thời sự quốc tế, thời sự trong nước, giáo dục, khoa học, thể thao, văn hoá, văn nghệ, âm nhạc, công nghệ thông tin, giải trí... Với lợi thế nhanh và mạnh, sức chứa thông tin khổng lồ và khả năng tương tác nhiều chiều giữa toà soạn và bạn đọc, báo điện tử đang “chiếm ngôi” của báo giấy. Ghi chép của phóng viên VietNamNet từ chuyến đi khảo sát báo chí Pháp: Hiện nay ở một số quốc gia có nền báo chí phát triển như Pháp, Mỹ, phần lớn các báo giấy đều có xu hướng lên mạng. Một số báo lớn, có uy tín ở Pháp như Le Monde, Liberation, L’Express đều có bản điện tử, trong đó, L’Express và Le Monde trên mạng đã hoạt động được 10 năm. Trong bối cảnh báo điện tử và báo miễn phí đang lấn sân báo giấy, việc đưa các bài viết trên báo giấy cộng thêm tin tức, hình ảnh, video mới nhất lên Internet đang là một trong những giải pháp nhằm giữ chân độc giả. Lý giải nguyên nhân tại sao báo mạng lại thu hút được nhiều bạn đọc, bà Dorothee Tromparent – Phóng viên, chuyên gia truyền thông đa phương tiện thuộc trường Đại học báo chí Lille, Pháp cho biết: “có hai lý do chính. Thứ nhất, báo giấy không còn sức lôi cuốn như trước kia nữa. Thứ hai, việc cập nhật thông tin nhanh, hình ảnh minh hoạ đẹp cũng khiến độc giả bị báo mạng cuốn hút”. Theo bà Tromparent, trong vòng 2-3 năm tới, báo điện tử sẽ phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Pháp, nơi 90% người dùng Internet thích xem báo mạng. Xu hướng này không chỉ giới hạn ở báo viết hay tạp chí. Hiện nay ở Pháp, nhiều đài phát thanh và hàng chục kênh truyền hình cũng lần lượt phát sóng các chương trình qua Internet. Canal Web là một trong những công ty đầu tiên của Pháp, cùng với nouvo.com tiên phong trong lĩnh vực truyền hình trên mạng. Mạng Internet đã giảm thiểu rào cản giữa các phương tiện truyền thông. Các bản tin trên mạng đang trở nên đa phương tiện, đa dịch vụ và đa hỗ trợ. Một bản tin “đặc sắc”, đa phương tiện thực sự đã được tập đoàn Radio France cho ra mắt. Theo đó, cùng một lúc nghe bình luận, người dùng Internet còn có thể tham khảo nguồn tin mà phóng viên thu thập, xem hình ảnh được ghi lại từ hiện trường… Ngoài ưu thế có gắn kèm các phương tiện nghe nhìn, báo mạng còn có khả năng chứa thông tin tư liệu cực lớn. Khi truy cập một bài báo trên mạng, ngay lập tức độc giả có thể vào xem các bài có liên quan với chỉ một cú nháy chuột vào đường link gắn kèm. Đây là một khả năng mà báo giấy không thể có. Báo điện tử lại có thể giúp giảm khoảng 75% chi phí sản xuất và phát hành cho các tờ báo. Chi phí phát hành lên tới 55 tỉ USD của ngành công nghiệp báo chí Mỹ đã giảm đi một cách đáng kể trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây khi mà báo in phải cạnh tranh mạnh mẽ với báo điện tử trên Internet về phương diện độc giả và quảng cáo. Trò chuyện với VietNamNet, ông Eric Mettout, tổng biên tập báo mạng L’Express nói “với một hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn, độc giả có thể tìm được những bài viết của báo L’Express được đăng từ cách đây hơn một chục năm. Hiện nay, một số bài viết của L’Express báo giấy đã xuất hiện trên mạng cùng với lúc báo in được phát hành”. Cùng lúc cuốn hút độc giả của báo giấy, báo điện tử còn lấy đi quảng cáo, nguồn lợi nhuận quan trọng của báo giấy. Với Internet, khi mua hàng, người dùng có thể so sánh cùng lúc sản phẩm của các hãng khác nhau với vài cú nháy chuột. Trong khi đó, ít ai có đủ kiên trì để xem hàng chục các tờ rơi hay nhiều số báo để tìm ra một nơi có giá cả hợp lý nhất. Tóm lại, có thể mô tả diện mạo của một tờ báo điện tử hoàn chỉnh như một cấu trúc mở rộng về không gian cho nhiều đối tượng bạn đọc, dày về thời gian với sự tích luỹ nhiều tầng thông tin. Một cơ cấu giao diện hai chiều giữa toà soạn và bạn đọc, một tổ hợp dịch vụ thông tin đa dạng đọc, nghe, nhìn phong phú. Tuy tuổi đời của báo mạng mới chỉ dừng lại là con số trên một chục năm so với lịch sử hàng trăm năm của báo chí. Nhưng không phải mới ra đời mà báo mạng chịu lép vế trước những loại hình báo chí khác. Nhờ những ưu thế vượt trội của mình mà báo mạng ngày càng thu hút công chúng đến với mình. Theo một khảo sát mới đây, gần 70% người Mỹ cho rằng báo chí truyền thống không phản ánh đầy đủ và gần một nửa đang chuyển sang Internet để lấy tin tức. Cuộc khảo sát trên mạng của We Media/Zogby Interactive cho thấy trong khi hầu hết mọi người nghĩ rằng báo chí có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng cuộc sống, có đến 64% không hài lòng với chất lượng báo chí trong cộng đồng nơi họ ở. Gần 50% trong số 1.979 người tham gia cuộc khảo sát nói nguồn tin tức và thông tin chủ yếu của họ là Internet, tăng từ 40% cách đây 1 năm. Chưa đến một phần ba coi truyền hình là nguồn cung cấp thông tin, trong khi 11% thường xuyên nghe đài và chỉ 10% đọc báo. Hơn một nửa số người trong độ tuổi từ 18 đến 29 lướt mạng để đọc tin, và tỷ lệ này ở những người từ 65 tuổi trở lên là 35%. Người già là nhóm duy nhất không chọn Internet là nguồn tin quan trọng nhất, với 38% chọn truyền hình. Một báo cáo khác của Hiệp hội các Nhật báo Mỹ, doanh số quảng cáo trên báo in ở nước này trong năm 2007 giảm 7,9%, mức giảm tồi tệ thứ hai trong vòng hơn nửa thế kỷ qua. Điều đáng nói là những con số này đã bao gồm mức tăng trưởng về doanh số quảng cáo trên bản điện tử của các báo. Khi nền kinh tế phát triển chậm lại, báo in đặc biệt bị ảnh hưởng mạnh trong tháng 4 năm 2007 - thời gian đỉnh điểm cho hoạt động bán quảng cáo - với mức doanh số giảm tới 10,3% so với cùng kỳ năm 2006. Nếu chỉ tính riêng quảng cáo trên báo in thì mức giảm cho cả năm là 9,4%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1950, khi hiệp hội bắt đầu thống kê. Doanh số bán quảng cáo trên bản điện tử của các báo in tăng 18,8%, ít hơn so với mức tăng trưởng hằng năm tới 30% trong 3 năm trước. Doanh số quảng cáo trên Internet mới chỉ chiếm 7,5% tổng doanh số quảng cáo trong năm 2007, vì thế vẫn còn phải mất nhiều năm nữa thì mức tăng trưởng quảng cáo trên mạng mới vượt được báo in. (Theo New York Times) Số lượng độc giả truy cập website của các tờ báo ở Mỹ lên tới mức kỷ lục vào năm 2007 chứng tỏ website là một trong vài điểm sáng ít ỏi đối với ngành báo in đang gặp nhiều khó khăn. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nhật báo Mỹ, số lượng người truy cập (unique visitor) website của các nhật báo Mỹ trong năm 2007 đã tăng hơn 6% và đạt mức trung bình hằng tháng là 60 triệu. Số lần ghé thăm hằng tháng trong quý IV tăng tới 9% so với cùng kỳ năm 2006 với 39% những người thường xuyên truy cập Internet ghé thăm trang web của các nhật báo và thời lượng trung bình là 44 phút mỗi tháng. Số liệu điều tra này được đưa ra vào lúc ngành báo in đang ngày càng trở nên phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo từ website. Các chủ báo hy vọng mức tăng trưởng từ doanh số trên Internet sẽ bù lại được sự sụt giảm từ báo in. (Reuters) b. Những hạn chế và thách thức đối với báo mạng: Bên cạnh vai trò tích cực và to lớn của loại hình truyền thông điện tử, chúng ta cũng nên nhận diện sâu sắc mặt trái, mặt phức tạp của nó, những thách thức mà nó mang lại để có những phương sách ứng xử thích hợp. Sau phát thanh truyền hình, truyền thông điện tử cuốn mọi quốc gia vào thời đại thông tin mở. Với sự tồn tại trôi nổi trên mạng vô số những website đủ màu sắc, với sự mở rộng mạng lưới Internet đến từng trường học, đến các vùng nông thôn xa xôi, vào tận các gia đình riêng, sự giao lưu thông tin hầu như đã và sẽ càng chọc thủng biên giới ngăn cách giữa các quốc gia, giữa các nền văn hoá và giữa các xu hướng chính trị. Chúng ta phải thừa nhận một điều rằng: Quyền lực của một tờ báo chính là bạn đọc. Bạn đọc càng đông, tác động xã hội càng lớn. Từ khuynh hướng xã hội của nó thì tác động ấy có thể tốt nhưng cũng có thể xấu. Bản thân độc giả nhiều khi cũng là nạn nhân. Bởi đứng trước một khối lượng khổng lồ thông tin trên các tờ báo mạng mang nhiều màu sắc chính trị khác nhau, nhiều khuynh hướng khác nhau họ bị rơi vào một mê hồn trận thông tin không biết thật giả ở đâu mà lần. Ngoài ra, báo mạng cũng phải đối diện với một vấn đề rất lớn đó là có thể bị “biên tập” lại ngay khi đã được ban biên tập chỉnh sửa rồi. Với tình trạng “hỗn quân hỗn quan” hiện nay của Internet, điều này khó có thể tránh khỏi. Các hacker có thể tấn công bất cứ một site nào khi họ tìm được lỗi của hệ thống. Một ưu thế của báo mạng như đã nói ở trên đó chính là khả năng tương tác nhiều chiều của báo mạng. Tức là sau mỗi bài báo của các phóng viên được đẩy lên thì chỉ vài phút sau đã có thông tin phản hồi, ý kiến của đọc giả. Thông tin phản hồi này xuất hiện ngay dưới phần tin của phóng viên vừa đăng trong mục diễn đàn. Số người truy nhập được thống kê đầy đủ bằng một cơ chế phiên làm việc và xuất hiện công khai ngay trên trang báo. Chính điều này đã gây ra một sức ép lớn cho ban biên tập và phóng viên. Vì họ không thể có các ý kiến cá nhân hay bình luận gì. Qua đó gần như thấy rằng báo mạng có một hình thức riêng, rất đặc biệt để đánh giá “đẳng cấp” các phóng viên dựa vào các webmaster lưu giữ thư của đọc giả. Một mặt trái nữa của báo mạng, đó chính là việc có nhiều ý kiến cho rằng: tin tức trên báo mạng đôi khi chỉ chuẩn ở khái niệm “đưa tin nhanh nhất chứ chưa chắc đã đúng nhất, hoặc có văn phong hay nhất”. Các mẩu tin viết vội mang tính thời sự cao được viết theo kiểu tin thư thì rõ ràng cái “thô” sẽ đầy rẫy. Các tin tức phá bỏ hầu hết các niêm luật, không có trọng chứng hay nói xa hơn là chưa mang đầy đủ tính đạo đức của báo chí truyền thống. Nhanh thì càng dễ ẩu. Với báo mạng phóng viên đôi khi cũng chính là các biên tập viên. 2.2 Xu thế của báo mạng a. Lấy tốc độ cập nhật thông tin làm trọng tâm Đưa tin nhanh là một lợi thế và cũng là một tiêu chí hàng đầu của các báo điện tử. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các tờ báo điện tử, để có thể thu hút độc giả các tờ báo mạng phải đẩy nhanh tốc độ cập nhật thông tin. Những sự kiện thời sự nóng (breaking news) là trận địa nóng bỏng nhất. Họ thường huy động sức mạnh tổng lực cho những sự kiện này. Để chạy đua đưa tin sớm nhất, trước hết, báo điện tử có thể chỉ chạy một cái tít và một câu mở đầu tin để thông báo sự kiện mới xảy ra. Sau đó họ mới bổ sung dần thông tin, ảnh, các dữ liệu khác. Đối với những sự kiện lớn được công chúng quan tâm đặc biệt, họ còn có thể tường thuật trực tiếp sự kiện bằng hình ảnh (web TV) và bằng chữ để độc giả có thể theo dõi liên tục sự kiện đang diễn ra. Nhưng vấn đề quan trọng đầu tiên là làm thế nào để có được thông tin sớm nhất. Ngoài số lượng phóng viên có hạn của mình theo dõi từng lĩnh vực, các báo chỉ có thể dựa vào mạng lưới đông đảo cộng tác viên và cộng đồng bạn đọc thân thiết gắn bó với tờ báo. Tờ báo nào xây dựng được đội quân này đông đảo hùng mạnh thì càng có nhiều cơ hội tiếp nhận được thông tin nhanh. Một xu hướng mới của báo điện tử là công chúng tham gia ngày càng nhiều vào nội dung tờ báo. Trong rất nhiều trường hợp, bạn đọc không chỉ thông báo sự kiện cho báo mà họ còn ghi hình chụp ảnh và tường thuật sự kiện. Chẳng hạn như trong thảm hoạ sóng thần ở châu Á tháng 12-2004, nhiều khách du lịch châu Âu đã viết nhật ký trực tuyến (blog) tường thuật sự kiện và chụp ảnh, quay camera nhiều hình ảnh đưa lên mạng internet, sau đó được nhiều báo sử dụng. Trong khi đó, một số đài ở Việt Nam với số lượng phóng viên lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người nhưng số phóng viên này lại chưa được huy động để giúp báo điện tử nâng cao sức cạnh tranh thông tin. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do chưa có cơ chế để mọi phóng viên trong cơ quan đều có trách nhiệm săn tin. Mặt khác, viết tin và làm các sản phẩm cho báo điện tử cũng có những yêu cầu riêng và đòi hỏi sức ép về thời gian, kỹ năng sử dụng mạng internet cùng các thiết bị ngày càng tinh xảo phức tạp như máy tính xách tay, máy ảnh, máy camera, xử lý ảnh bằng kỹ thuật số, dựng hình... Đây là một thách đố lớn đối với nhiều nhà báo quen viết cho báo in hàng ngày, nhất là những nhà báo lớn tuổi. b. Kết hợp nhiều loại hình trên tờ báo điện tử Giờ đây khi vào một trang báo điện tử, công chúng không chỉ được đọc bài viết của phóng viên mà còn có thể theo dõi được cả bài viết đó dưới nhiều loại hình khác như là phát thanh, clip. Để có thể hút côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLịch sử báo chí - Xu hướng phát triển của báo chí.doc