Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí học tiếng Anh

Ta nhận thấy rằng: khi mà các yếu tố khác bằng 0 thì chi phí cho việc học anh văn là 1.097.596 đồng, hay trong trường hợp này nhu cầu học anh văn của các bạn sinh viên luôn tồn tại. Ngoài ra,ta có thể tính được tác động chung của các biến thu nhập, điểm trung bình và thời gian tự học lên chi phí cho việc học anh văn : khi các biến tăng thêm 1 thì chi phí giảm xấp xỉ 100.000 đồng.

Đồng thời, từ các hệ số của phương trình, ta kỳ vọng rằng khi các biến như GPA hay TIME (có thể đạt được bằng khả năng của bản thân) có tác động khá lớn đến chi phí. Cứ mỗi khi ta làm tăng thêm 1 đơn vị GPA hay TIME thì chi phí học anh văn sẽ có xu hướng giảm xuống (điều này là phù hợp với mong muốn chung của sinh viên là tiết kiệm chi phí).

Bước tiếp theo chúng ta sẽ xem xét tác động của từng yếu tố lên chi phí cho việc học anh văn của sinh viên, từ đó để có những quyết định thay đổi các biến số này theo những mục đích khác nhau đến từ các đối tượng khác nhau.

 

doc10 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3155 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí học tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG1: LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI « Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới trên các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị… Để hoạt động được hiệu quả trong môi trường quốc tế thì việc thông thạo ngoại ngữ là một yêu cầu tiên quyết. Các công ty nước ngoài yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, các công ty trong nước cũng yêu cầu bằng B bằng C. Ngoại ngữ giờ là thời thượng, là một “mốt” mà ai cũng chạy theo. Tuy nhiên, chương trình dạy ngoại ngữ trong nhà trường thường không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của học sinh sinh viên. Học sinh sinh viên thường ưa thích lựa chọn các trung tâm ngoại ngữ hơn, vì nó tổ chức chuyên nghiệp hơn, vì nó đáp ứng được nhu cầu khác nhau của mỗi cá nhân. Ở Việt Nam, từ khi bước vào thiên niên kỉ mới, nhất là từ khi gia nhập WTO, các trung tâm ngoại ngữ, các viện ngôn ngữ mọc lên như nấm sau mưa. Các trung tâm này đến từ Việt Nam, Anh, Mỹ, Úc; dạy nhiều loại ngoại ngữ, trong đó chủ yếu vẫn là tiếng Anh. Tiếng Anh thì cũng có nhiều chương trình khác nhau như TOEFL, IELTS, TOEIC… Như vậy có thể thấy có rất nhiều chương trình, khóa học khác nhau, rất đa dạng để thu hút học viên đến trung tâm. Và các trung tâm rất quan tâm xem liệu học viên có thể chi trả bao nhiêu tiền cho việc học ngoại ngữ của mình, để từ đó xây dựng các khóa học, các chương trình khác nhau với các chiến lược giá đa dạng để thu hút sự quan tâm của học viên ở mỗi trình độ và khả năng tài chính khác nhau. Chính vì lí do trên, nhóm kinh tế lượng chúng tôi thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí học tiếng Anh”. Đây sẽ là một nguồn cung cấp thông tin cần thiết cho những trung tâm ngoại ngữ nhận biết được học viên của họ cần gì và có thể chi bao nhiêu cho việc học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LẬP MÔ HÌNH « Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên cho việc học anh văn” được nghiên cứu dựa trên lí thuyết về hành vi tiêu dùng của Philip Kotker. Lí thuyết này nêu lên và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của người tiêu dùng. Theo đó, có rất nhiều yếu tố chi phối đến hành vi chi tiêu của người tiêu dùng, nhưng tựu trung lại, chúng được phân vào 2 nhóm chủ yếu: nhóm các kích tố bên ngoài và nhóm các yếu tố thuộc về đặc tính cá nhân. Nhóm các kích tố bên ngoài bao gồm các yếu tố kích thích của marketing và các tác nhân kích thích khác. Các yếu tố kích thích của marketing chính là các hoạt động của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối như các biện pháp hoạch định sản phẩm, định giá, phân phối và chiêu thị nhằm mục đích thuyết phục khách hàng chi tiền cho sản phẩm và dịch vụ. Còn các yếu tố khác chính là những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như luật pháp, tập tục văn hóa…cũng có tác động lớn tới hành vi tiêu dùng của mỗi người. Các yếu tố này thuộc về môi trường vĩ mô, mang tính khách quan, nhà sản xuất khó tác động mà chỉ có thể lợi dụng nó để thông qua đó mà tác động gián tiếp đến khách hàng. Nhóm các yếu tố đặc tính cá nhân bao gồm 4 nhóm nhỏ khác, đó là nhóm những yếu tố thuộc về trình độ văn hóa, nhóm những yếu tố mang tính chất nhóm xã hội, nhóm những yếu tố mang tính chất cá nhân và nhóm những yếu tố mang tính chất tâm lí. Nhóm những yếu tố thuộc về trình độ văn hóa lại bao gồm những yếu tố nhỏ hơn, gồm: văn hóa quốc gia, nhánh văn hóa, địa vị xã hội. Nhóm những yếu tố mang tính chất xã hội như chuẩn mực nhóm xã hội, gia đình, vai trò và địa vị của cá nhân trong nhóm xã hội. Nhóm những yếu tố mang tính chất cá nhân bao gồm các yếu tố tuổi tác và giai đoạn của chu trình đời sống gia đình, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, kiểu nhân cách và quan niệm về bản thân, lối sống. Nhóm những yếu tố mang tính chất tâm lí bao gồm động cơ, tri giác, lĩnh hội, niềm tin và thái độ. Những yếu tố này có tác động sâu sắc đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng và rất khó định lượng. Cơ chế mô tả tác động của các yếu tố trên tới hành vi của người tiêu dùng có thể tóm lại một cách cô đọng như sau: Giai đoạn 1 – Nảy sinh nhu cầu. Nhóm các kích tố bên ngoài cùng nhóm các yếu tố thuộc về đặc tính cá nhân làm nảy sinh nơi người tiêu dùng những trạng thái căng thẳng về mặt sinh lí hoặc tâm lí. Giai đoạn 2 – Ý thức nhu cầu. Người tiêu dùng dần ý thức được nguyên nhân dẫn đến các trạng thái căng thẳng đó và phát hiện ra họ cần các công cụ để giải tỏa căng thẳng. Các công cụ đó thường là hàng hóa và dịch vụ và cầu về các công cụ này chính là cầu về các sản phẩm và dịch vụ để giải tỏa căng thẳng. Chúng ta vẫn thường gọi “cầu về các công cụ để giải tỏa căng thẳng” là “cầu về sản phẩm và dịch vụ của người tiêu dùng”. Giai đoạn 3 – Giai đoạn tìm kiếm thông tin, đánh giá, đưa ra các quyết định chi tiêu. Sau khi ý thức được nhu cầu, người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm thông tin với mục tiêu tìm ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất. Trong giai đoạn này, các kích tố bên ngoài tiếp tục tác động đến người tiêu dùng hòng định hướng cho sự tìm kiếm của người tiêu dùng. Nhưng hiệu quả do các kích tố bên ngoài tác động lên người tiêu dùng mạnh đến đâu thì còn phụ thuộc vào tương tác giữa tính chất của nhóm các kích tố bên ngoài và tính chất của nhóm các đặc tính cá nhân. Nơi diễn ra sự tương tác này chính là hộp đen ý thức của người tiêu dùng. Và kết quả của quá trình tương tác này là quyết định lựa chọn hàng hóa, lựa chọn nhãn hiệu, lựa chọn nhà kinh doanh, lựa chọn khối lượng mua…của người tiêu dùng. Áp dụng lí thuyết này để phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu của sinh viên cho việc học Tiếng anh, ta có một số định hướng quan trọng về các biến độc lập ảnh hưởng đến chi tiêu cho việc học Tiếng anh như sau: Biến thu nhập của gia đình sinh viên, kí hiệu INCOME. Thu nhập gia đình càng cao thì sinh viên càng chi tiêu nhiều cho việc học Tiếng anh. Hơn nữa, tác động của thu nhập tới việc học còn phụ thuộc vào việc sinh viên đó có ý định đi du học hay không. Xét hai sinh viên có các yếu tố (ngoại trừ yếu tố ý định du học) giống nhau thì tác động của thu nhập gia đình lên chi tiêu cho việc học tiếng anh của sinh viên có ý định đi du học rõ ràng sẽ cao hơn mức chi của sinh viên chưa có ý định đi du học hoặc sinh viên có ý định nhưng chưa rõ ràng. Đơn vị tính: triệu đồng/tháng Biến điểm trung bình phản ánh trình độ, kí hiệu GPA. Điểm trung bình môn tiếng anh của sinh viên càng cao, chứng tỏ trước kia họ đã chi tiêu nhiều cho việc học anh văn và kiến thức đă khá vững nên hiện tại họ chủ yếu tự học nên chi phí cho việc học anh văn sẽ thấp hơn. Đơn vị tính: điểm. Biến thời gian tự học, kí hiệu TIME. Thời gian tự học tiếng anh càng nhiều thì chi tiêu cho việc học anh văn càng ít. Lí do là những đối tượng tự học tiếng anh nhiều thường đã qua giai đoạn chi tiêu rất nhiều cho việc học anh văn trước đó và kiến thức cũng đã khá vững. Hiện tại họ thường tự học thông qua việc đọc các giáo trình môn học bằng tiếng anh, đọc tin tức bằng tiếng anh trên báo hoặc mạng, đọc truyện bằng tiếng anh với đa phần nguồn tài liệu là từ các thư viện. Đơn vị tính: giờ/tuần. Biến ý định đi du học, nhận giá trị 0 nếu sinh viên không có ý định đi du học hoặc ý định đi du học không chắc chắn, 1 nếu sinh viên có ý định đi du học chắc chắn. Biến đánh giá của sinh viên về mức độ tiến bộ trong trình độ tiếng anh khi học trên lớp và tự học, kí hiệu PROGRESS. Sinh viên càng tiến bộ khi tự học và học trên lớp thì chi tiêu của họ cho việc học tiếng anh càng thấp và ngược lại. Đơn vị đo lường: thang đo khoảng cấp độ từ 1 đến 5. Biến mức độ tiếp xúc của sinh viên đối với thông tin về các khóa học tiếng anh, kí hiệu AD. Sinh viên càng tiếp xúc nhiều với thông tin về các trung tâm dạy ngoại ngữ, về các khóa học, về …thì chi tiêu của họ cho việc học tiếng anh càng tăng. Mô hình dự kiến COST = β1 + β2 (+) INCOME + β3(-) GPA + + β4(+) ABROAD(+) + β5(-) TIME + β6(-) PROGRESS + β 7(+) INCOME.ABROAD + β9(+) AD + CHƯƠNG 3 : ƯỚC LƯỢNG VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH « Ước lượng và kiểm định mô hình: Dependent Variable: COST Method: Least Squares Date: 05/28/09 Time: 17:27 Sample: 1 74 Included observations: 74 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.   C 983.7734 332.8082 2.955977 0.0043 INCOME 0.048451 0.020701 2.340554 0.0223 GPA -70.28259 34.90967 -2.013270 0.0482 ABROAD 19.57599 166.9947 0.117225 0.9070 TIME -36.25477 12.93648 -2.802522 0.0066 PROGRESS 13.34784 39.30052 0.339635 0.7352 INCOME*ABROAD -0.002208 0.028243 -0.078176 0.9379 AD 37.96699 31.00095 1.224704 0.2250 R-squared 0.338230     Mean dependent var 599.8514 Adjusted R-squared 0.268043     S.D. dependent var 389.5550 S.E. of regression 333.2818     Akaike info criterion 14.55766 Sum squared resid 7331066.     Schwarz criterion 14.80675 Log likelihood -530.6334     F-statistic 4.818943 Durbin-Watson stat 0.725874     Prob(F-statistic) 0.000200 R2 hiệu chỉnh = 0.268 à Các biến có ý nghĩa giải thích cho mô hình ở mức 26.8% Kiểm định T-test: Kiểm định giả thiết các giả thuyết sau: Ho: β2= 0 vs H1: β2± 0 Nhận thấy Prob. =0.0223< 0.05 à Bác bỏ Ho: β1= 0 à Biến INCOME có ý nghĩa giải thích ở mức ý nghĩa 0.05 Tiến hành tương tự ta được kết quả sau: à Biến GPA có ý nghĩa giải thích ở mức ý nghĩa 0.05 à Biến ABROAD là biến không có ý nghĩa giải thích àBiến TIME là biến có ý nghĩa giải thích ở mức ý nghĩa 0.01 à Biến PROGRESS là biến KHÔNG có ý nghĩa giải thích . à Biến interaction INCOME*ABROAD không có ý nghĩa giải thích à Biến AD không có ý nghĩa giải thích Kiểm định F-Test (đối với các biến ko có ý nghĩa): H0: β4= β6= β7= β8=0; H1: Không phải là H0 ( Giá trị ESSU tính được khi chạy mô hình không có biến ABROAD, PROGRESS, AD, INCOME*PROGRESS )< F0.05(J,N-K)=F0.05(4,66)=2.51 à Không thể bác bỏ H0 à Nên loại các biến ABROAD, PROGRESS, AD, INCOME*PROGRESS. Như vậy, sau khi kiểm định T-test và F-test ta có đủ bằng chứng thống kê để tiến hành loại các biến ABROAD, PROGRESS, AD, INCOME*PROGRESS ra khỏi mô hình. Lựa chọn mô hình tối ưu: Mô hình mới : COST = 1 + 2INCOME + 3GPA + 4TIME Dependent Variable: COST Method: Least Squares Date: 05/22/09 Time: 18:40 Sample: 1 74 Included observations: 74 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.   C 1097.596 288.4602 3.805016 0.0003 GPA -65.39654 34.09266 -1.918200 0.0592 INCOME 0.048856 0.014216 3.436726 0.0010 TIME -34.82243 12.56770 -2.770788 0.0072 R-squared 0.318544     Mean dependent var 599.8514 Adjusted R-squared 0.289339     S.D. dependent var 389.5550 S.E. of regression 328.3976     Akaike info criterion 14.47887 Sum squared resid 7549147.     Schwarz criterion 14.60341 Log likelihood -531.7180     F-statistic 10.90710 Durbin-Watson stat 0.619330     Prob(F-statistic) 0.000006 R2 hiệu chỉnh = 0.289 (tăng lên gần 2% so với mô hình trước) à Các biến có ý nghĩa giải thích cho mô hình ở mức 28.9% Kiểm định F-test (tính có ý nghĩa của cả mô hình): Kiểm định giả thiết: Ho: β2= β3= β4=0, H1: Không phải H0 Ta thấy, Prob(F-statistic)= 0.000006, do đó, bác bỏ giả thiết Ho, tức là : β1,β2, β3 không đồng thời bằng 0 hay một cách đồng thời, các biến có ý nghĩa trong việc giải thích những biến động trong chi phí học tiếng Anh của sinh viên. Vậy mô hình tối ưu là: COST = 1097.596 + 0.0488 INCOME – 65.3965 GPA – 34.8234 TIME CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN Mô hình: COST = 1097.596 + 0.0488INCOME – 65.3965GPA – 34.8234TIME Ý nghĩa mô hình: Ta nhận thấy rằng: khi mà các yếu tố khác bằng 0 thì chi phí cho việc học anh văn là 1.097.596 đồng, hay trong trường hợp này nhu cầu học anh văn của các bạn sinh viên luôn tồn tại. Ngoài ra,ta có thể tính được tác động chung của các biến thu nhập, điểm trung bình và thời gian tự học lên chi phí cho việc học anh văn : khi các biến tăng thêm 1 thì chi phí giảm xấp xỉ 100.000 đồng. Đồng thời, từ các hệ số của phương trình, ta kỳ vọng rằng khi các biến như GPA hay TIME (có thể đạt được bằng khả năng của bản thân) có tác động khá lớn đến chi phí. Cứ mỗi khi ta làm tăng thêm 1 đơn vị GPA hay TIME thì chi phí học anh văn sẽ có xu hướng giảm xuống (điều này là phù hợp với mong muốn chung của sinh viên là tiết kiệm chi phí). Bước tiếp theo chúng ta sẽ xem xét tác động của từng yếu tố lên chi phí cho việc học anh văn của sinh viên, từ đó để có những quyết định thay đổi các biến số này theo những mục đích khác nhau đến từ các đối tượng khác nhau. Biến INCOME: Có thể nói trong 3 biến đang xét, thì biến thu nhập gia đình- INCOME là biến có hệ số nhỏ nhất. Ta nhận thấy rằng, khi thu nhập gia đình tăng thêm 1000 đồng thì cost tăng thêm 48 đồng, tức là khi thu nhập gia đình tăng lên 1 triệu đồng thì các bạn sẵn sàng bỏ thêm 48000 đồng cho việc học anh văn. Nhìn chung, tác động của biến số này là khá thấp, bởi vì biến số này không nằm trong tầm kiểm soát của các bạn sinh viên, do đó, có tác động không đáng kể tới quyết định chi tiêu cho anh văn của các bạn. Biến GPA: Biến này có tác động lớn nhất đến chi phí. Khi điểm trung bình môn anh văn ở học kì gần nhất tăng thêm 1, thì chi phí giảm hơn 65000 đồng. Sở dĩ biến này có tác động lớn như vậy là vì để tăng được GPA lên 1 đơn vị đòi hỏi bản thân người học phải có sự nỗ lực rất lớn. Và chính vì nhận thấy sự tiến bộ khá rõ rệt trình độ anh văn của mình (thể hiện qua điểm trung bình) nên các bạn sẵn sàng giảm chi phí anh văn khá nhiều. Biến TIME Thời gian tự học cũng có tác dụng tương đối quan trọng đến chi phí bỏ ra. Cứ mỗi giờ tự học được tăng lên trong tuần, cost sẽ giảm 34000 đồng. Kiến nghị giải pháp: Từ những phân tích như trên, nhóm chúng tôi đưa ra một số đề xuất dự trên mô hình này như sau: Đối với sinh viên: Như các bạn đã thấy, thời gian tự học anh văn ở nhà cũng là một trong những yếu tố giúp các bạn cắt giảm chi phí học anh văn nói riêng và chi phí nói chung. Theo mô hình trên nếu như mỗi ngày bạn chỉ dành ra 1 tiếng để học anh văn thì mỗi tháng bạn sẽ tiết kiệm được 975000 đồng! Do vậy việc tăng cường thời gian tự học anh văn tại nhà không những giúp bạn nâng cao trình độ anh văn của mình mà còn giúp các bạn cắt giảm một khoản chi phí đáng kể. Đối với các trung tâm anh văn: Ở đây chúng ta sẽ tập trung vào phân tích biến GPA. Ta nhận thấy rằng khi GPA tăng lên 1 đơn vị thì cost giảm 65000 đồng. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ xét đối với những sinh viên đã và sẽ đi học tại các trung tâm anh văn. Khi học viên (là sinh viên) đến học tại trung tâm, và nếu như việc học này có hiệu quả thì GPA của sinh viên đó sẽ tăng và do đó xu hướng của họ là cắt giảm chi phí. Và nếu như chi phí cho việc học ở trung tâm không đổi hay thường có xu hướng tăng lên ở những cấp bậc cao hơn thì có khả năng học viên đó sẽ rời khỏi trung tâm. Và do đó mà các trung tâm anh văn cần phải có giải pháp để giữ các bạn lại. Nhóm chúng tôi đưa ra hai gói giải pháp như sau: Thứ nhất: Trung tâm có thể kết hợp với nhà trường, thực hiện chương trình giảm giá đối với những học viên có tiến bộ (thể hiện qua việc tăng điểm trung bình anh văn) bởi vì các sinh viên này có xu hướng giảm chi phí cho việc học anh văn. Để làm được điều này, các trung tâm anh văn có thể tăng số lượng của mỗi lớp học lên vài em và sau đó dùng số tiền thu được này để tạo ra nguồn kinh phí giảm đều cho các đối tượng học sinh của lớp. Cũng cần lưu ý thêm rằng, những học sinh có mức độ tiến bộ và điểm môn học anh văn cao thường không đòi hỏi việc kèm sát sao của giáo viên đối với học viên nên việc tăng thêm số lượng học viện lên một vài em trên một lớp là khả thi. Ngoài ra, việc gia tăng số học viên được đào tạo bởi trung tâm sẽ là cơ sở tốt cho việc PR và marketing trung tâm đến với đông đảo sinh viên hơn. Thứ hai: Theo như quan sát ở trên, chúng ra thấy rằng, khi trình độ càng lên cao, sinh viên có xu hướng chi tiêu ít hơn cho việc học anh văn của mình. Trong khi đó, các trung tâm lại có xu hướng tăng dần học phí ở những lớp có cấp bậc cao hơn. Mặc dù việc làm của các trung tâm là cần thiết và có vẻ hợp lý nhưng nó lại làm giảm đáng kể số học viên muốn chi tiền cho khóa học lên cao với chi phí còn cao hơn nữa. Do đó mà chúng tôi đưa ra một số kiến nghị cho các trung tâm anh văn như sau: Các trung tâm nên khai xây dựng những khóa học ở cấp độ elementary thật tốt và yêu cầu học viên trả học phí cao cho những khóa này. Việc này là khả thi bởi vì ở trình độ thấp thì các học viên rất sẵn lòng trả một mức chi phí cao. Ngoài ra việc các trung tâm đầu tư kỹ cho khóa học này là việc cần thiết vì đây là giai đoạn học viên cần xây dựng cho mình phương pháp và nền tảng để học anh văn. Hơn nữa, nếu trung tâm đã đào tạo cho học viên được phương pháp và nền tảng tốt ở các lớp trình độ thấp thì khi lên các lớp cao, các giáo viên sẽ không còn mất quá nhiều công sức cho học viên và cũng có thể gia tăng học viên của một lớp như đã nói trên để tạo ra khả năng giảm học phí cho các lớp trình độ upper intermediate. Điều quan trọng là trung tâm phải đủ năng lực và kỹ năng để đưa thông tin về phương pháp tạo nền căn bản của mình đến với các khách hàng mục tiêu thật đầy đủ và thuyết phục được các học viên rằng khi học ở trung tâm, với mức trình độ cao hơn học viên sẽ được giảm giá thay vì tăng giá. Và đây hẳn sẽ là một sự khác biệt hóa cho những trung tâm tiên phong thực hiện giải pháp này. . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO « TS. Lê Hồng Nhật, Trần thị Trúc Phượng (2007), Tập bài giảng kinh tế lượng TS. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nguyên Lý Marketing, NXB ĐHQG TPHCM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK7T.NHOM 02_NOI DUNG.doc
  • xlsK7T_NHOM 02_SO LIEU.xls
Tài liệu liên quan