Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất thị trường và liên hệ với lãi suất ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về lãi suất

1.1Lãi suất cơ bản và các phương pháp đo lường lãi suất

1.2Một số phân biệt về lãi suất

1.3Cấu trúc kỳ hạn và cấu trúc rủi ro trong lãi suất

1.4 Các loại lãi suất chính

Chương II: Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất

2.1Ảnh hưởng cung cầu của quỹ cho vay

2.2Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng

2.3Ảnh hưởng của bội chi ngân sách

2.4Tác động của sự thay đổi về thuế

2.5Những thay đổi trong đời sống xã hội

Chương III: Một số xu hướng và yêu cầu cải cách chính sách lãi suất ở Việt Nam.

Kết luận và kiến nghị

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất thị trường và liên hệ với lãi suất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng phù hợp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng. Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài chính, tiền tệ, được các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô. b/ Lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước Lãi suất cơ bản prime rate, còn gọi là prime được các ngân hàng thương mại tầm cỡ tại các trung tâm tài chính chủ lực của một nền kinh tế công bố và áp dụng đối với các khoản nợ dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. Tuy nhiên ở Việt nam thì lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước quy định. Dù các ngân hàng không nhất thiết thu lãi đúng như mức công bố, thường thì thu cao hơn và đôi khi thấp hơn, lãi suất cơ bản được xem là cơ sở để các mức lãi khác tham khảo áp dụng hoặc dựa vào đó để điều chỉnh. Vì nhiều lý do ảnh hưởng khác nhau, khi một lãi suất cơ bản tăng lên nhìn chung giá cả chứng khoán được xem là bất lợi. Có thể nhiều người nghĩ rằng lãi suất cơ bản chỉ quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn, bởi khi các "đại gia" đi vay họ luôn quan tâm đặc biệt tới mức lãi "ưu đãi số một" này, thật ra, sự chuyển biến của lãi suất cơ bản còn có ảnh hưởng trực tiếp đối với từng nhà đầu tư. Trước tiên, lãi suất này là yếu tố quyết định mức lãi mà nhà đầu tư phải trả nếu giả định họ phải mua chứng khoán bằng tiền đi vay, theo hình thức tài khoản bảo chứng margin. Khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất áp dụng trên tiền huy động sẽ tăng theo, do vậy chi phí mua giữ chứng khoán hoặc duy trì một vị thế đầu tư trong thị trường chứng khoán cost of carry hay carrying charges sẽ cao, người đầu tư dễ rơi vào tình huống rủi ro. Ngược lại, một sự cắt giảm lãi suất cơ bản sẽ làm giảm chi phí mua giữ chứng khoán đối với các khoản tiền huy động, điều này lại khuyến khích người đầu tư mua nhiều chứng khoán hơn, làm lượng cầu tăng, và hẳn là giá chứng khoán cũng tăng. Ta thấy đó, cả hai đằng có thể đều là bất lợi! Kế đó là, các sự thay đổi về lãi suất cơ bản là dấu hiệu quan yếu cho những thay đổi đang hoặc có thể xảy ra đối với các loại lãi suất khác. Chẳng hạn các tổ chức cho vay thường nâng lãi suất cơ bản lên để bù đắp sự gia tăng của chính chi phí tạo lập các nguồn vốn của họ, hoặc cũng có nghĩa là để đáp ứng sự cạnh tranh trong nhu cầu vay nợ của khách hàng. Như vậy, một sự gia tăng lãi suất cơ bản có thể là dấu hiệu của một trào lưu đói vốn. Ngoài ra, các khoản cho vay khi bị thu hẹp có thể gây áp lực làm tăng mặt bằng các lãi suất nói chung. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Bộ luật Dân sự. Tuy vậy, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là công cụ can thiệp trực tiếp đối với lãi suất kinh doanh của Ngân hàng thương mại, có hạn chế nhất định việc thử nghiệm và đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng có độ rủi ro cao, nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Xử lý vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của các Ngân hàng thương mại đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, đi kèm theo đó là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2009. Thông tư được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính Lãi suất cơ bản được xem là một loại lãi suất tham khảo quan trọng trong thị trường. Nhìn chung nó thay đổi chậm hơn hầu hết các lãi suất khác, do nó nằm trong tầm kiểm soát của các tổ chức cho vay. Nếu lãi suất huy động nóng federal funds rate có thể biến động lớn trong thời gian rất ngắn, thì lãi suất cơ bản được duy trì ở mức tương đối ổn định lâu hơn và nếu có biến động, nó sẽ diễn biến theo những nấc nhỏ 1/4%. Cũng cần xác định rằng lãi suất cơ bản là loại lãi suất ngắn hạn, nó có thể so sánh với loại lãi suất của các trái khoản kho bạc ngắn hạn của nhà nước T- bills. Và như một tất yếu, lãi suất cơ bản thường thường thấp hơn các lãi suất được trả cho trái phiếu công ty. Tuy nhiên, ta nên lưu ý thêm rằng, một sự gia tăng của loại lãi suất này sẽ luôn luôn còn là tin đáng buồn cho thị trường trái phiếu. LÃI SUẤT CƠ BẢN Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng 7% 626/QĐ-NHNN ngày 24/3/2009 01/04/2009 7% 1250/QĐ-NHNN ngày 22/5/2009 01/06/2009 7% 1539/QĐ-NHNN ngày 30/6/2009 01/07/2009 7% 1811/QĐ-NHNN ngày 30/7/2009 01/08/2009 7% 2024/QĐ-NHNN ngày 26/8/2009 01/09/2009 7% 2459/QĐ-NHNN ngày 28/10/2009 01/11/2009 8%/năm 2665/QĐ-NHNN 25/11/2009 01/12/2009 7% 2459/QĐ-NHNN 28/10/2009 01/11/2009 7,0%/năm 2232/QĐ-NHNN 01/10/2009 7% 2024/QĐ-NHNN 26/8/2009 01/09/2009 7% 1811/QĐ-NHNN 30/7/2009 01/08/2009 7% 1539/QĐ-NHNN 30/6/2009 01/07/2009 7% 1250/QĐ-NHNN 22/5/2009 01/06/2009 7% 1015/QĐ-NHNN 29/4/2009 01/05/2009 7% 626/QĐ-NHNN 24/03/2009 01/04/2009 7,0% 172/QĐ-NHNN 23/1/2009 01/02/2009 8.5%/năm 3161/QĐ-NHNN 19/12/2008 22/12/2008 10,0%/năm 2948/QĐ-NHNN 03/12/2008 05/12/2008 11% 2809/QĐ-NHNN 21/11/2008 11%/năm 2808/QĐ-NHNN 20/11/2008 21/11/2008 12%/năm 2559/QĐ-NHNN 3/11/2008 05/11/2008 13.0%/năm 2316/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/2008 14.00%/năm 2131/QĐ-NHNN 25/09/2008 01/10/2008 14%/năm 1906/QĐ-NHNN 29/8/2008 01/09/2008 14%/năm 1434/QĐ-NHNN 26/6/2008 01/07/2008 14%/năm 1317/QĐ-NHNN 10/6/2008 11/06/2008 12,00% 1257/QĐ-NHNN 30/5/2008 01/06/2008 12% 1099/QĐ-NHNN 16/5/2008 19/05/2008 8.75 978/QĐ-NHNN 29/4/2008 01/05/2008 8.75% 689/QĐ-NHNN 31/03/2008 01/04/2008 8.75% 479/QĐ-NHNN 29/2/2008 01/03/2008 8.75% 305/QĐ-NHNN 30/1/2008 01/02/2008 8.25%/năm 3096/QĐ-NHNN 01/01/2008 Năm 2008, việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã tạo nên tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử. Đó là 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi Năm 2008, việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã tạo nên tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử. Đó là 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 3 lần nới biên độ tỷ giá, 2 lần tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Xét về tần suất điều chỉnh đó, năm 2009 chính sách tiền tệ có sự ổn định hơn. Cụ thể, trong năm Ngân hàng Nhà nước chỉ một lần giảm lãi suất cơ bản từ 8,5% xuống 7%/năm và duy trì đến hết tháng 11 để rồi tăng trở lại 8% từ 1/12 đến nay. Riêng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu có 3 lần điều chỉnh, 2 lần giảm trong tháng 1 và 4, 1 lần tăng đầu tháng 12. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần điều chỉnh giảm từ tháng 3. Biên độ tỷ giá có 2 lần điều chỉnh, lần nới rộng từ +/-3% lên +/-5% từ 24/3 và thu hẹp lại từ +/-5% xuống +/-3% từ ngày 26/11. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ghi nhận một lần điều chỉnh trực tiếp, tăng mạnh 5% trong ngày 26/11, lên +/-5% từ 24/3 và thu hẹp lại từ +/-5% xuống +/-3% từ ngày 26/11. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ghi nhận một lần điều chỉnh trực tiếp, tăng mạnh 5% trong ngày 26/11.` c/ Lãi suất trái phiếu chính phủ Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Và đặc điểm của trái phiếu thông thường có ba đặc điểm chính: - Mệnh giá - Lãi suất định kỳ - Kỳ hạn Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ – con nợ giữa người phát hành và người đầu tư Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn và như vậy, trái chủ là chủ nợ của người phát hành. Là chủ nợ, người nắm giữ trái phiếu (trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành. Lãi suất của các trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu tố: + Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó. + Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao. + Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao. - Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn. Những phân tích ở trên có thể cũng khá đủ để giúp cho chúng ta biết lãi suất được điều hành và có những nội dung như thế nào trong quá trình chúng giữ vai trò đo lường, tính toán chi phí đầu tư giao dịch, giải quyết những tình huống cung cầu của thị trường, làm căn cứ tham khảo, xem xét hiệu quả, .... Như vậy nếu có một thông tin về quyết định tăng hay giảm lãi suất của một nước, để làm nguội bớt hay khuyến khích tăng trưởng một không gian kinh tế. ta có thể xác định được ngay đó là loại lãi suất nào ? Và chúng ta thử ghi nhận để tham khảo thêm một ý sau: nếu không có một thị trường tiền tệ thì sẽ không có các lãi suất thị trường. Mà lãi suất thị trường chính là năng lượng, hay có thể nói là chất men, kích hoạt thị trường trái phiếu. Không có các lãi suất nhạy cảm đó thì khó có một thị trường mua bán trái phiếu hữu hiệu. Nguyên nhân chính gây diễn biến lãi suất phức tạp trên thị trường tiền tệ trong 3 tháng đầu năm 2008 được chỉ ra là do nhiều ngân ngân hàng chấp hành đúng các tỉ lệ an toàn trong hoạt động, sử dụng vốn vay trên thị trường liên ngân hàng với kỳ hạn ngắn để cho vay khách hàng, gặp rủi ro kỳ hạn khi thiếu hụt vốn khả dụng không thu hồi được nợ để bù đắp. Trong dư nợ tín dụng của một số ngân hàng có trên 50% là sử dụng vốn vay từ liên ngân hàng . Khi thiếu vốn khả dụng, các ngân hàng này phải chấp nhận vay với mức lãi suất cực cao để có vốn, hành động này "châm ngòi" cho cuộc đua tăng lãi suất lan rộng toàn hệ thống. Một nguyên nhân nữa là các ngân hàng thương mại không chú ý đúng mức đến việc chuyển dịch cơ cấu tài sản theo hướng lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản bằng cách tăng tỉ trọng đầu tư vào các giấy tờ có giá do ngân hàng nhà nước, Chính phủ phát hành-là những tài sản có độ rủi ro thấp và khi cần thiết có thể giao dịch trên thị trường mở để tìm nguồn vốn hỗ trợ thanh khoản. Diễn biến lãi suất trái chiều, nhiều khi không thuận chiều cả với cung-cầu vốn cũng thể hiện thái độ và khả năng liên kết hệ thống của các ngân hàng thương mại Việt nam để hỗ trợ nhau đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu. Xu hướng biến động của lãi suất trái phiếu Chính phủ trên thị trường Việt Nam. Từ đầu năm 2009 đến nay, Kho bạc Nhà nước đã gặp nhiều khó khăn trong việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng đồng Việt Nam. Nguyên nhân là do thiện chí và khả năng tham gia vào thị trường sơ cấp của các nhà đầu tư đã giảm đáng kể bởi tính thanh khoản thị trường bị thắt chặt (kết quả từ việc phục hồi hoạt động cho vay mạnh mẽ của các ngân hàng) và lãi suất chung cuộc tại các phiên đấu giá đã xuống thấp dưới mức thị trường thứ cấp. Ngoài việc giảm lượng phát hành tại thị trường sơ cấp, một số đợt phát hành đã đến kỳ đáo hạn trong năm vừa qua. Thực tế, quy mô của các đợt phát hành trái phiếu và tín phiếu Chính phủ bằng đồng việt Nam đã giảm từ 123,7 nghìn tỷ xuống 100,4 nghìn tỷ kể từ đầu năm 2009. Do đó nhân tố cung là nguyên nhân gây nên quan ngại về nhu cầu vốn của Chính phủ nhằm tài trợ cho chương trình kích cầu trị giá 8 tỷ USD, đã chuyển biến ngược lại, gây nên xu hướng tăng trên thị trường lãi suất trong nước. Do thiếu sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài (xuất phát bởi những quan ngại xung quanh vấn đề đồng nội tệ và thiếu dòng tiền hai chiều trên thị trường), thị trường lãi suất trong nước sẽ tiếp tục bị chi phối bởi các nhân tố nội tại. Những động lực trong nước vẫn chỉ ra xu hướng đi lên của lãi suất trái phiếu Chính phủ. Trong khi đó, thị trường sơ cấp vẫn có sức hút đối với các ngân hàng, đồng thời lãi suất sẽ vẫn giữ nguyên nếu như kho bạc Nhà nước tiếp tục đưa ra lãi suất chung cuộc (SOR) thấp hơn mức thị trường thứ cấp, bất chấp sự tăng lên gần đây của lãi suất tín phiếu kho bạc Nhà nước kỳ hạn 364 ngày từ 8,4% lên 9%. Thực tế, Chính phủ vẫn tập trung vào tăng trưởng kinh tế bằng việc giữ lãi suất chung cuộc ở mức thấp nhằm tránh việc rót thêm vốn cho phục hồi trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, các đợt phát hành trên thị trường sơ cấp giảm đi sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới tính thanh khoản của thị trường sơ cấp và khiến nhà đầu tư phải ngần ngại tham gia đầu tư dài hạn. Đồng thời, với sự hỗ trợ tài chính từ các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế (như khoản vay 1 tỷ USD mới đây từ Ngân hàng Thế giới và Nhật Bản), nhu cầu Chính phủ về khai thác thị trường vốn trong nước sẽ bị giảm đi. Do đó, nhu cầu điều chỉnh thị trường để đạt mức lãi suất chung cuộc cao hơn sẽ bị hạn chế, ít nhất là trong trung và ngắn hạn. Thêm vào đó, giá cả dường như đang tăng trở lại với lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 công bố ở mức 3,0% so với cùng kỳ năm trước (và so với mức 2,4% trong tháng 9). Điều này sẽ làm giảm hơn nữa sự hấp dẫn của trái phiếu Chính phủ trong bối cảnh thiếu những biện pháp bảo hộ chống lại lạm phát bởi các sản phẩm trái phiếu. Chương II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LÃI SUẤT 2.1.Ảnh hưởng cung cầu của quỹ cho vay Trước hết chúng ta tìm hiểu qua về khái niệm cung tiền tệ là gì và cầu tiền tệ là gì để từ đó phân tích ảnh hưởng của chúng tới lãi suất. Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trường. Các nhà kinh tế đã định nghĩa M là tiền giao dịch bao gồm: M1 là tổng số tiền kim khí và tiền giấy lưu thông bên ngoài ngân hàng công với tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc và định nghĩa rộng hơn M2. M2 bao gồm những tài sản như tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoài kim khí , tiền giấy và tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc. Quyền kiểm soát mức cung tiền tệ là do Chính phủ quyết định, bởi vì hạn chế mức cung tiền tệ là điểu cần thiết để tiền có giá trị . Cầu tiền tệ là nhu cầu về tiền của cá nhân , đơn vị , tổ chức để làm phương tiện giao dịch , trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ…. Đường thẳng S biểu thị ngân hàng trung ương giữ cung cấp tiền tệ ở một lượng nhất định trước gọi là M. Đường cong về mức cung tiền tệ được vẽ thẳng đứng vì việc cung cấp tiền tệ được định ra ở M cho mọi lãi suất. Khi dân chúng ( các hộ gia đình và các hàng kinh doanh ) muốn giữ lượng tiền M1 khác nhau ở những mức lãi suất khác nhau, lãi suất thấp thì số tiền dôi ra lớn. Điểm giao giữa cung và cầu tiền tệ trên đồ thị xác định mức lãi suất cân bằng. Đây là mức lãi suất ở điểm số lượng tiền do ngân hàng trung ương đề ra làm mục tiêu phù hợp với số tiền mà công chúng muốn nắm giữ. Từ điều này cho thấy ngân hàng trung ương có thể tác động cung và cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ. Và vì lãi suất là giá cả của tín dụng nên bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu hoặc cả cung và cầu tiền tệ không cùng một tỷ lệ sẽ là thay đổi mức lãi suất trên thị trường. Khi chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ: ngân hàng trung ương muốn kiềm chế lạm phát sẽ thực hiện một chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua công cụ của nó.Thay đổi mức dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu, giảm hạn mức tín dụng, cung tiền tệ sẽ giảm đi đường S sẽ dịch chuyển sang trái thành S’ lãi suất tăng. Khi lãi suất tăng mức đầu tư sẽ giảm, cầu tiền tệ giảm , các nhà doanh nghiệp và các hộ gia đình cắt giảm lượng tiền mặt và tài khoản séc của họ, đường D dịch chuyển sang trái tạo thành D’. Giao điểm giữa D’ và S’ tạo thành một điểm cân bằng lãi suất mới. Khi chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ: ngân hàng trung ương lo sợ sắp có suy thoái sẽ tăng mức cung tiền tệ bằng cách bơm tiền vào lưu thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ, lãi suất có xu hướng giảm xuống. Tín dụng trở nên dồi dào hơn lãi suất giảm xuống. Kết quả là việc tiến hành các dự án đầu tư dự án mới có lợi hơn, số tiền chi tiêu về nhà máy , thiết bị, kho hàng tăng lên, người tiêu dùng có khuynh hướng mua nhiều hàng hơn….Vốn đầu tư tăng, tổng mức cầu tiền tệ tăng lên , dịch chuyển đường D sang phải tao ra thăng bằng mới cho lãi suất trên thị trường. Ngoài ra những thay đổi dự định trong cầu tiền tệ (không phải do sự thay đổi trong mức giá cả , tổng sản phẩm, hoặc lãi suất gây ra) cũng ảnh hưởng đến lãi suất cân bằng. Nghiên cứu nhân tố cung cầu tiền tệ tác động qua lại đến lãi suất có một ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ . Khi nào thì ngân hàng trung ương bơm tiển ra lưu thông, khi nào thì rút tiền về để điều chỉnh lãi suất thị trường một cách hợp lý, trên cơ sở đó ổn định thị trường , thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, giảm lạm phát. Và muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì sự ổn định của thị trường vốn phải được đảm bảo vững chắc. 2.2.Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng Khi mức lạm phát được dự đoán tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất có xu hướng tăng. Giải thích điều này như sau: nếu nhìn từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa cho thấy, để duy trì lãi suất không thay đổi, tỷ lệ lạm phát tăng khi đó lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng. Nếu lạm phát tăng công chúng sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hàng hóa hoặc những dạng thức phi tài chính khác . Tất cả những điều này làm giảm cung tiền tệ và gây áp lực tăng lãi suất của các ngân hàng cũng như trên thị trường. Từ mối quan hệ này cho thấy ý nghĩa của việc khắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổn định lãi suất. Tóm lại khi lạm phát dự tính tăng , lãi suất tăng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát tăng. Trên cơ sở đó có một chính sách lãi suất hợp lý, khi lạm phát cao nhà nước cần phải nâng lãi suất danh nghĩa đảm bảo cho lãi suất thực dương. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách Khi trung ương và địa phương bội chi ngân sách nhà nước sẽ trực tiếp làm cho cầu tiền tệ tăng lên làm cho tăng lãi suất. Sau nữa, việc bội chi ngân sách nhà nước sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng lạm phát và do đó mà sẽ gây áp lực tăng lãi suất. Nhìn ở góc độ khác khi bội chi ngân sách nhà nước tăng lên thì thường Chính phủ gia tăng việc phát hành trái phiếu. Lượng trái phiếu tăng lên sẽ có xu hướng làm giảm giá trái phiếu. Lãi suất thị trường theo đó mà tăng lên. 2.3.Tác động của sự thay đổi về thuế Mục tiêu của nền kinh tế phát triển là: Tạo ra sản lượng cao, tăng nhanh tổng sản phẩm quốc dân Đạt tỷ lệ người có công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp Đảm bảo giá cả ổn định trong điều kiện thị trường tự do hoạt động. Để đạt được mục tiêu trên nhà nước phải sử dụng các công cụ bằng các chính sách khác nhau. Một trong những chính sách tài chính là tác động của thuế. Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp luôn tác động đến lãi suất. Nếu các hình thức thuế này tăng lên có nghĩa là điều tiết đi một phần thu nhập của cá nhân hay tổ chức cung cấp dịch vụ. Do vậy để duy trì một mức lợi nhuận thực tế nhất định họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi của thuế. Điều quan trọng được rút ra từ mối quan hệ này là xác lập và điểu chỉnh đối với chính sách thuế nhằm hạn chế những tác động ngoài ý muốn của mỗi thay đổi nói trên của thuế. Khi nhà nước thực hiện chính sách tăng chi tiêu, giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến thăng bằng của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất. Ngoài ra thuế còn tác động trực tiếp mức sản lượng tiềm năng. Chẳng hạn như việc giảm thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư làm cho các ngành tăng đầu tư vào máy móc, nhà máy, tổng sản phẩm tiềm năng được tăng lên, tăng lượng cầu tiền tệ, đường cầu dịch chuyển sang bên phải, lãi suất tăng lên. 2.4.Những thay đổi trong đời sống xã hội Đời sống xã hội thay đổi cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của lãi suất. Điển hình là sự phát triển của thị trường tài chính với các công cụ tài chính đa dạng và phong phú. Các công cụ này không chỉ khác nhau ỏ thời gian , phương pháp tính, giá cả mà cả về sự co giãn của giá cả theo lượng cầu của chúng. Khi cơ cấu chứng khoán thay đổi hay sự xuất hiện của các chứng khoán mới và sự phát triển cả về chiều rộng hay chiều sâu cũng đều tác động đến lãi suất. Ngoài ra chính trị, tình hình kinh tế cũng ít nhiều tác động đến lãi suất . Như các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới hay các luồng vốn đầu tư ra, vào các nước. Tất cả những vấn đề trên đều phải đưa ra phân tích nghiên cứu một cách tổng thể trước khi đưa ra bất kỳ một kết luận hoặc quyết định nào liên quan đến lãi suất. Chương III XU HƯỚNG VÀ YÊU CẦU CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM 1. Khái quát các vấn đề về lãi suất ở Việt nam. a/ Giai đoạn trước năm 1988-1989 Đặc trưng của lãi suất ở Việt nam giai đoạn trước khi thực hiện cải cách nền kinh tế, hệ thống ngân hàng như sau: - Lãi suất được quy định bởi nhà nước một cách cứng nhắc, với mục đích phát triển của các doanh nghiệp quốc doanh là chính. - Lãi suất trần thấp (có khi âm) và cố định - Lãi suất cho vay ngân hàng lại nhỏ hơn lãi suất tiền gửi ( lãi suất đầu ra nhỏ hơn lãi suất đầu vào) - Lãi suất dài hạn nhỏ hơn lãi suất ngắn hạn. Lãi suất được hình thành trên cơ sở thị trường, tức là do quan hệ cung và cầu tiền tệ trên thị trường quyết định. Trong các nước như vậy lãi suất trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng được quan tâm, theo dõi một cách chặt chẽ. Trái lại giai đoạn này, nước ta lại theo đuổi chính sách tài chính kiềm chế, nền kinh tế được tổ chức theo cơ chế hóa tập trung. Khi đó vai trò của lãi suất không được nhìn nhận một cách đúng đắn, lãi suất mang nặng tính chất bao cấp về tài chính trong toàn bộ nền kinh tế quốc doanh. Hậu quả đối nước ta là những mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu vốn đầu tư. Thị trường tài chính bị chia cắt manh mún không thể kiểm soát nổi, rủi ro nhiều nên không thể góp phần phát triển kinh tế. Thêm nữa không thể kiểm soát được lạm phát và sự biến động của thị trường hối đoái, thiếu vốn một cách trầm trọng. Lạm phát đã không được thừa nhận đến khi phải thừa nhận thì lạm phát đã ở mức phi mã. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng trì trệ, trang thiết bị lạc hậu nhưng lại thiếu vốn đầu tư trầm trọng. Lãi suất không đáp ứng được vai trò của mình là công cụ, là đòn bẩy thúc đẩ kinh tế phát triển. Lãi suất không những không thu hút được vốn đầu tư, tiết kiệm mà thậm chí nó còn tạo cơ hội cho việc đổ xô vay vốn ngân hàng đểm đầu cơ hàng hóa. Tiềm lực tài chính nhàn rỗi trong dân chúng lại được nắm giữ ở dạng tài sản vàng, dollar và các đồ dùng có giá trị khác (những dạng tài sản không sinh lời). b/ Giai đoạn sau cải cách Sau khi thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng cuối năm 1988 đầu năm 1989, chính sách lãi suất ở Việt nam có những thay đổi đáng kể. Trước hết phải nhắc đến Quyết định 29NH/QĐ ngày 16/03/1989 quy định mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 8%/tháng hay 96%/năm, lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng là 12%/tháng hay 144%/năm. Quyết định này cho thấy lần đầu tiên ở nước ta lãi suất cho vay các loại cũng được điều chỉnh cùng hướng với lãi suất tiền gửi. Điều này đã góp phần quan trọng vào việc chặn đứng lạm phát phi mã vào quý II/1989. Việc điều chỉnh lãi suất đồng bộ với những cải cách khác và điều chỉnh khác đã tạo ra những động thái mới đưa nền kinh tế dần ổn định và phát triển. Sau đợt điều chỉnh mức lãi suất theo Quyết định 29NH/QĐ ngày 16/03/1989 là những đợt điều chỉnh tiếp theo. Và cho đến nay khi ngân hàng nhà nước được phép ấn định mức lãi suất tiền gửi và cho vay trong toàn hệ thống ngân hàng thì lãi suất liên tục được điều chỉnh cho phù hợp vói tình hình kinh tế nói chung. Qua đó mới thấy được vai trò quan trọng của lãi suất. Khi chúng ta xác định lãi suất và điều chỉnh một cách hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26694.doc
Tài liệu liên quan