* Phương pháp tạo họa tiết:
+Bước 1: quan sát nhận xét.
Sau khi nhận được hoa lá quả, động vật thì phải tiến hành nhận xét trước khi chép
- Nhận xét đặc điểm và cấu tạo của hoa lá quả , tỉ lệ tổng thể và tỉ lệ từng bộ phận
- Hình từng cánh hoa cái lá, cái chung cái riêng
- Dáng thay đổi của hoa lá trên bề mặt và sự đổi chiều trong không gian .
+ Bước 2: Quy hình dáng chung tổng thể của hoa lá vào hình kỷ hà .
+ Bước 3: Phân ra từng đoạn, phác các hình kỷ hà nhỏ trong các hình lớn tương ứng với các mảng, các bộ phận chi tiết của hoa lá.
Tiến hành phát những hướng lớn của cành hoa hay cái lá, phác hình các bộ phận, chi tiết của hoa lá bằng những nét thẳng, cong đơn giản, tức là phân ra từng bộ phận để phác hình tương ứng theo dạng các hình kỷ hà chi tiết.
+ Bước 4: tiến hành vẽ hình và hoàn chỉnh hình :
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10859 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cách tạo họa tiết giúp học tốt phân môn trang trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
CÁCH TẠO HỌA TIẾT GIÚP HỌC TỐT PHÂN MÔN TRANG TRÍ
I/ Lý do chọn đề tài:
Ở trường THCS môn Mĩ thuật là môn học không thể thiếu mà hằng năm thường tổ chức các hội thi vẽ tranh. Xác định được hội thi vẽ tranh là một trong những phong trào không thể thiếu được trong trường học nhằm phát hiện và đào tạo những em học sinh có năng khiếu Mĩ thuật.
Phân môn trang trí là môn học giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, trí tưởng tượng và tư duy tốt.
Tuy nhiên, thực tế để các em học tốt phân môn trang trí hơn thì còn gặp rất nhiều khó khăn. Về mặt khách quan trường tôi là một ngôi trường nông thôn điều kiện kinh tế của phụ huynh còn nhiều khó khăn nên ít có thời gian quan tâm đến việc học tập của con cái, các em đến trường hay thiếu đồ dùng học tập: vở, giấy, bút chì, tẩy, màu,...Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc học môn Mĩ thuật. Mặt khác cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn, thiếu đồ dùng dạy học, chưa có phòng học Mĩ thuật riêng nên giờ học Mĩ thuật phải học tập trung trên lớp, đây là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em rất nhiều. Vì thế tôi luôn cố gắng, nỗ lực để tìm mọi biện pháp để giúp các em học vẽ được tốt hơn.
Sau một thời gian giảng dạy phân môn trang trí tôi thấy các em còn yếu về cách sắp xếp bố cục trong trang trí và tạo họa tiết trang trí. Xuất phát từ mong muốn những giờ dạy Mĩ thuật của mình sẽ đem lại niềm say mê và sự sáng tạo của học sinh, để giúp học sinh tạo được họa tiết và áp dụng vào bài trang trí cơ bản được tốt hơn. Nên tôi đã theo dõi, tìm tòi để viết nên chuyên đề : Cách tạo họa tiết giúp học sinh học tốt phân môn trang trí.
II/ Nội dung:
Để có thể giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường THCS tốt giáo viên phải để cho học sinh ý thức được môn Mĩ thuật là môn học bắt buộc như các môn học khác trong chương trình phổ thông.
Vì " Mĩ thuật là môn học có tính nghệ thuật " vậy khi dạy giáo viên không nên gò ép học sinh theo khuôn mẫu mà giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi và thể hiện bằng cách nhìn, cách nghĩ và quan trọng hơn là bằng cảm xúc và sự thích thú của chính mình.
Giáo viên có nhiệm vụ giải thích cho học sinh biết khi tạo họa tiết phải giữ được nét đặc trương của đối tượng được tạo.Có thể cho học sinh xem mẫu họa tiết đã được tạo của các họa sĩ và các bài vẽ của học sinh năm trước vẽ đẹp để học sinh thấy.
1.Cơ sở lý luận:
Nghệ thuật trang trí là một loại hình nghệ thuật ra đời rất sớm so với nhiều loại hình nghệ thuật khác, có thể nói nghệ thuật trang trí ra đời cùng với xã hội loài người do đáp ứng nhu cầu làm đẹp và vẻ đẹp của con người.
Vai trò quan trọng của việc tạo họa tiết đối với việc học tập trang trí. Như chúng ta đã biết cái đẹp trong nghệ thuật không bao giờ thoát ly cái đẹp trong đời sống bởi vì cái đẹp trong cuộc sống là ngọn nguồn của cái đẹp trong nghệ thuật. Nói cách khác cơ sở của cái đẹp trong nghệ thuật chính là cái đẹp trong cuộc sống. Không có loại hình nghệ thuật nào lại không lấy chất liệu từ trong cuộc sống để rồi trả lại cho cuộc sống ở một dạng tốt hơn.
Muốn làm trang trí tốt thì phải nghiên cứu hoa lá quả và động vật thiên nhiên. Muốn có bài trang trí đẹp thì phải có họa tiết trang trí đẹp và muốn tạo ra họa tiết trang trí đẹp thì phải nghiên cứu thiên nhiên và dựa vào thiên nhiên.
Đành rằng một bài trang trí phụ thuộc rất lớn vào óc tưởng tượng sáng tạo của người vẽ. Dù óc tưởng tượng sáng tạo của con người có phong phú đến đâu đi nữa thì cũng không phong phú được bằng thiên nhiên và quan trọng hơn hết là không có một trí tưởng tượng phong phú nào lại không có cơ sở từ thực tế.Con người có vốn sống, kinh nghiệm sống càng phong phú bao nhiêu thì óc tưởng tượng sáng tạo cũng sẽ phong phú bấy nhiêu.
Một vấn đề nữa còn nói rõ thêm đó là khi cái đẹp trong nghệ thuật chính là cái đẹp trong cuộc sống và muốn làm trang trí tốt thì phải nghiên cứu thiên nhiên. Không có nghĩa là sao chép cái hình ảnh trong thực tế thiên nhiên và đưa ngay vào bài làm. Cái ghi chép được trong thiên nhiên chưa phải là những họa tiết trang trí. Nói cách khác là phải biến cái ghi chép từ thực tế trở thành họa tiết trang trí bằng cách đơn giản hóa, lược bỏ những cái không cần thiết không thuộc về bản chất và nâng nó lên một hình thức mới, mỹ hóa hình ảnh dưới cách nhìn nghệ thuật phù hợp với nội dung và một hình thức trang trí cụ thể. Công việc này thường được gọi là cách điệu hay tạo họa tiết trang trí.
2. Thực trạng ban đầu:
Đa số học sinh làm bài trang trí nhưng chưa biết tạo ra họa tiết để áp dụng vào bài trang trí, chỉ biết chép lại họa tiết đã có sẵn, hình vẽ trong thiên nhiên mà chưa qua cách điệu, nên bài vẽ không mang tính sáng tạo.
Học sinh xem Mĩ thuật chỉ là môn phụ nên học sinh chi phối nhiều bởi các môn học: Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh...
Học sinh còn mơ hồ về họa tiết trang trí và hình vẽ trong tranh vẽ đề tài.
Khi dạy trang trí, giáo viên nêu kiến thức cơ bản về họa tiết trang trí và sự cần thiết của nó, sau đó giáo viên hướng dẫn phương pháp để học sinh thực hiện.
3. Biện pháp:
Để học sinh dần dần nắm được các khái niệm và phương pháp tạo họa tiết Giáo viên cần có những biện pháp để hướng dẫn học sinh tạo được họa tiết ứng dụng vào bài trang trí tốt hơn.
* Quá trình thực hiện:
* Cách chọn hoa quả
Đối với hoa quả phải chọn có hình dáng đẹp. Hình dáng đẹp thể hiện ở chổ có đường nét uốn lượng, hấp hẫn, đơn giản, khúc chiết, mềm mại, trong hình dáng có những đường nét biến dị thay đổi khác nhau tạo nên sự thay đổi dài ngắn trong đường nét, to nhỏ trong hình mảng.
Ví dụ: + Các loại hoa: hoa sen, hoa cúc, hoa hướng dương, hoa huệ, hoa chanh, hoa dâm bụt, hoa mướp…
+ Các loại lá: lá khoai lang, đu đủ, mướp, sắn, cúc …
+ Các loại quả: Quả lựu, Na, Dứa…
+ Động vật và các loại chim: Gà, vịt, thỏ, mèo, sóc, ngựa, hưu, nai…chim công, hoàng yến, chào mào, bồ câu, bướm, các loài tôm, cá vàng, cá chép …
* Phương pháp tạo họa tiết:
+Bước 1: quan sát nhận xét.
Sau khi nhận được hoa lá quả, động vật thì phải tiến hành nhận xét trước khi chép
- Nhận xét đặc điểm và cấu tạo của hoa lá quả , tỉ lệ tổng thể và tỉ lệ từng bộ phận
- Hình từng cánh hoa cái lá, cái chung cái riêng
- Dáng thay đổi của hoa lá trên bề mặt và sự đổi chiều trong không gian .
+ Bước 2: Quy hình dáng chung tổng thể của hoa lá vào hình kỷ hà .
+ Bước 3: Phân ra từng đoạn, phác các hình kỷ hà nhỏ trong các hình lớn tương ứng với các mảng, các bộ phận chi tiết của hoa lá.
Tiến hành phát những hướng lớn của cành hoa hay cái lá, phác hình các bộ phận, chi tiết của hoa lá bằng những nét thẳng, cong đơn giản, tức là phân ra từng bộ phận để phác hình tương ứng theo dạng các hình kỷ hà chi tiết.
+ Bước 4: tiến hành vẽ hình và hoàn chỉnh hình :
* Tiến hành cách điệu :
Muốn cách điệu sự vật thì phải nghiên cứu khảo sát hình dạng của nó, phải nắm được bản chất cái đẹp của sự vật một cách sâu sắc với tinh thần nghiên cứu thật sự, sau đó mói tiến hành các bước cách điệu. Có như vậy thì hình vẽ cách điệu mới có diện mạo, có tâm hồn và mới thể hiện được bản chất của sự vật.
+ Đơn giản họa tiết:
Trong quá trình ghi chép chúng ta đã nghiên cứu nắm rõ những nét đặc điểm bản chất của sự vật và đã ghi chép lại hình thể của sự vật đó với một tinh thần đơn giản bước đầu, để tiến hành tạo họa tiết ta phải tiếp tục đơn giản hơn nữa, đơn giản họa tiết trong bước này là vẽ lại hình vật một cách đơn giản bằng đường nét hình mảng kỷ hà. Lược bỏ các chi tiết không cần thiết chỉ giữ lại những nét đặc trưng điển hình của sự vật.
+ Triển khai đường nét:
Hình vẽ chúng ta vừa đơn giản nói trên nó chỉ là một mặt cụ thể của hình thức sự vật, trong quá trình nghiên cứu chúng ta đã nắm được những nét đặc điểm của sự vật một cách tổng thể nhiều mặt. Vì vậy đây là bước vận dụng các kiến thức hiểu biết về sự vật và và dựa vào hình vẽ đơn giản tổng quát của bước 1 để tìm và triển khai thêm những đường nét chính phụ có hình tượng trưng chỉ rõ đặc tính bản chất của sự vật đó
Việc thêm nét và chi tiết là nhằm mục đích làm rõ ý và nổi bật được đặc điểm của hoa lá thú vật chứ không phải là làm cho rắc rối thêm.
+ Tìm liên quan bố cục giữa phần chính và phần phụ và điều hòa, phân mảng chính phụ trong toàn bộ hình thể của sự vật, xây dựng các đường nét thăng bằng.
Trong cả 3 bước trên người vẽ có thể chọn và vận dụng một trong 2 cách xây dựng bố cục của họa tiết cách điệu hoặc xây dựng theo dáng đăng đối tuyệt đối các thành phần họa tiết hoặc xây dựng một bố cục cách điệu dựa theo hình thái tự nhiên của sự vật. Đối với hoa lá, có thể chỉ cách điệu 1 cái hoa, 1 cái lá song cũng có thể cách điệu 1 cành hoa, lá …
+ Làm phác thảo đen trắng và phác thảo màu:
Khi làm phác thảo đen trắng và phác thảo màu nên tránh các mảng tương phản quá mạnh, các mức thâm độ vừa phải, màu sắc nên ít và đơn giản.
+ Thực hiện :
Thông thường thực hiện với khuôn khổ nhỏ. Mặc khác đây chỉ là bài thực hiện một bài cách điệu riêng rẻ, điều quan trọng hơn là trong quá trình vận dụng đưa họa tiết này vào thực hiện trong một bố cục trang trí chúng ta còn phải thay đổi phối trí lại cho phù hợp với kiểu thức và đặc điểm của hình thức trang trí, đó là một việc làm thể hiện thêm tài khéo và năng lực sáng tạo của học sinh.
Ngoài ra trong tiết học khi học sinh hoàn thành bài tôi thường cho học sinh dán bài trong lớp học rồi cho các em chọn những bài vẽ đẹp và yêu cầu các em nhận xét. Bên cạnh đó tôi còn cho các em chọn những bài chưa đạt để các em nhận xét rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau. Ngoài ra tôi luôn tuyên dương những em có bài vẽ đẹp, động viên góp ý ngay cho một số bài vẽ chưa đạt của các em.
III/ Kết luận:
Qua một thời gian giảng dạy, theo dõi bài vẽ của các em tôi thấy các em đã nhớ cách áp dụng vào bài vẽ của mình không chỉ ở bài cũ mà các bài mới về sau các em vẫn nhớ và làm theo. Các em tiến bộ rõ rệt trong cách sử dụng họa tiết vào bài vẽ trang trí. Sản phẩm của các em được treo ở lớp học để các bạn ngắm nhìn, khen ngợi là động lực để các em cố gắng vẽ đẹp hơn nhiều, hầu như các em luôn muốn vẽ đẹp hơn từ đó tôi thấy bài vẽ các em đã có nhiều họa tiết phong phú và sang tạo.
Những biện pháp tôi đã nêu có những ưu điểm, rất nhiều học sinh học tốt hơn thấy rõ. Thông qua thực hành giúp cho tư duy các em phát triển. Việc giảng dạy Mĩ thuật nhằm phát hiện năng khiếu, nuôi dưỡng nhân tài để chuẩn bị cho các em sau này trưởng thành sẽ giúp ích cho xã hội. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác. Đồng thời rèn luyện đức tính cần cù, chịu khó, cẩn thận. Giáo dục cho học sinh biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy tốt truyền thống Mĩ thuật của dân tộc.
Trên đây chỉ là những ý kiến của tôi nhằm định hướng giúp các em học tốt hơn nữa bộ môn Mĩ thuật về phần cách tạo họa tiết trong trang trí. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô trong HĐSP để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Duy xuyên 20/10/2011
Duyệt của tổ trưởng chuyên môn Người viết chuyên đề
Tổ trưởng
Văn Phú Thống Trần Thị Hồng
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DUY XUYÊN
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
---&---
Chuyên đề chuyên môn:
CÁCH TẠO HỌA TIẾT GIÚP HỌC TỐT
PHÂN MÔN TRANG TRÍ
Giáo viên : TRẦN THỊ HỒNG
Tổ : Anh - Mỹ Thuật
Tháng 10 năm 2011
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cách tạo họa tiết giúp học tốt phân môn trang trí.doc