Đến với Đà giang có phải Nguyễn Tuân chỉ là để ngợi ca vẻ đẹp tuyệt vời hùng vỹ của thiên nhiên Tây bắc? Có phải chỉ là để thoả mãn nhu cầu săn tìm cảm giác lạ của nhà văn? Hay còn vì một lý do nào khác? Thực ra Nguyễn Tuân đến với Tây bắc đến với sông Đà còn là đến với con người Tây bắc, đến với sản phẩm của dòng sông hung bạo: người lái đò sông Đà. Nguyễn Tuân đã dồn bút lực cho một Đà giang góc cạnh, dữ dằn là một cách để nhà văn đề cao ông lái đò. Ngợi ca dòng sông Đà là để tôn vinh người lái đò, chỉ có con người ấy mới tỏ ra tương xứng với một sông Đà hung bạo. Thực ra ông lái đò chỉ là một người lao động rất bình thường làm nghề chèo đò dọc trên dòng sông Tây bắc. Nhưng dưới cái nhìn đầy nghệ thuật của Nguyễn Tuân, ông lái đò là một người phi thường không những thế còn là một nghệ sỹ tài hoa và đó là một nét phong cách vô cùng độc đáo của Nguyễn Tuân: Nhân vật của ông dù là ai, già hay trẻ, nam hay nữ dù làm nghề gì thì cũng thuần một loại tài hoa, tài tử. Phải chăng, đó là sự hoá thân của chính Nguyễn Tuân “con người sinh ra để mà thờ nghệ thuật với hai chữ viết hoa”.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15009 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cách tiếp cận tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
2. Khái quát chung:
Sách giáo khoa Văn học 12 có nhận định: “Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sỹ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độ đáo”.
Quả thực, Nguyễn Tuân là một người nghệ sỹ luôn luôn đề cao tính nghệ thuật, đề cao cái tôi cá nhân của người nghệ sỹ. Bởi chính ông là một phong cách vô cùng độc đáo trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Nguyễn Tuân luôn có ý thức viết sao cho không giống ai từ đề tài, nhân vật, lối kết cấu cho đến hành văn, cách dùng từ, đặt câu,...và trong thực tế sáng tác, Nguyễn Tuân đã làm đúng được như thế. Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” được rút từ tập tuỳ bút “ Sông Đà”, xuất bản lần đầu năm 1960 thể hiện rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân sau cách mạng. Tìm hiểu tác phẩm này, chúng tôi cho rằng nên từ phong cách của Nguyên Tuân soi chiếu vào tác phẩm để có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm. Tức là ở một khía cạnh nào đó chúng ta đã dạy học tác phẩm theo thi pháp tác giả. Cần hướng dẫn học sinh biết cách tiếp cận tác phẩm, phân tích tìm hiểu tác phẩm từ phong cách tác giả.
Mặt khác, “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân như trên đã nói là một tác phẩm thuộc thể tài tuỳ bút, thể tài rất không quen thuộc đối với học sinh phổ thông, vì thế chắc chắn có ít nhiều khó khăn trong việc khám phá tác phẩm của các em. Huống hồ “Người lái đò sông Đà” lại là tuỳ bút của một lối viết thực sự rất độc đáo, phong phú và tài hoa đậm cái tôi nghệ sỹ của Nguyễn Tuân. Và vì thế trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam chỉ có Nguyễn Tuân mới có thể trở thành nhà tuỳ bút xuất sắc.
Vậy tiếp cận tác phẩm này còn cần phải đi từ thi pháp thể loại - một thể loại mới, khó đối với các em nên lại càng phải chú trọng hơn. Có như vậy, học sinh mới thấy được cái hay của tác phẩm và còn rõ hay ở chỗ nào vì sao như thế lại hay. Và chắc chắn các em cũng không những không sợ gặp Nguyễn Tuân gặp “Người lái đò sông Đà” mà biết đâu lại còn mong được gặp để trình bày để phat biểu về vẻ đẹp của tác phẩm theo con mắt, cái nhìn, trí tuệ, trái tim của chính các em.
Với riêng “Người lái đò sông Đà” thì giữa phong cách nghệ thuật của nhà văn với thể loại của tác phẩm lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vì một dặc điểm trong phong cách của Nguyễn Tuân chính là ở sở trường tuỳ bút. Chỉ có tuỳ bút mới có thể giúp Nguyễn Tuân thể hiện được phong cách tự do, phóng túng và cái tôi độc đáo, tài hoa, uyên bác của chính ông. Chung quy lại, cách khám phá “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân vẫn đi từ phong cách của Nguyễn Tuân (chú trọng thêm thể loại của tác phẩm) để cảm nhận vẻ đẹp của thiên tuỳ bút xuất sắc này.
3. Cụ thể:
a, Tiếp cận tác phẩm từ thi pháp tác giả tức là từ phong cách nghệ thuật của nhà văn:
Nguyễn Tuân là người ưa mới lạ độc đáo, thích biến ảo, biến hoá nên văn của ông cũng bắt người đọc phải thực sự tham gia vào trò chơi rượt đuổi nghệ thuật đầy thú vị mà cũng rất nhọc nhằn, công phu. Vốn là kẻ có sẵn máu phiêu lãng giang hồ, luôn có nhu cầu săn tìm cảm giác lạ, Nguyễn Tuân đã tìm đến với sông Đà, một dòng chảy vĩ đại của núi rừng Tây bắc nên thơ hùng vĩ. Đó là một con người hiếu động, thích “xê dịch”, vì thế mà hay đi. Đi để “thay thực đơn cho giác quan”. Tất nhiên phải là mới lạ bất ngờ và mãnh liệt. Nguyễn Tuân quyết không chấp nhận, không chịu nổi những gì bằng phẳng, nhợt nhạt, yên ổn, mực thước, khuôn phép, những cái quẩn quanh đơn điệu. Chỉ có đi, mà đã đi thì đi đến đầu sông, ngọn nguồn tới những nơi tận cùng của tổ quốc, “xê dịch” trên bộ, trên sông, trên trời, trên biển. Nên nhớ là Nguyễn Tuân “xê dịch” có mục đích: đi thực tế, đi công tác, đi mà gắn bó, mà thấy đâu cũng là quê hương; chứ không như trước cách mạng, “xê dịch” vì chán đời, vì bất mãn với thời cuộc, vì “có chỗ để bỏ”.
Và thế là Nguyễn Tuân đến với Đà giang và ông đã in cái bản ngã độc đáo và vẻ đẹp rất chủ quan của tâm hồn, thêm cái tưởng tượng vào cải vẻ đẹp khách quan của dòng sông để dưới ngòi bút của nhà văn tuôn chảy một Đà giang mang dấu ấn thật riêng của Nguyễn Tuân. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân tìm đến sông Đà để thoả mãn sự khát thèm cảm giác lạ; sông Đà thực sự là cả một nguồn cảm hứng vô cùng mãnh liệt của ngòi bút Nguyễn Tuân. Bởi sông Đà cũng độc đáo như sự độc đáo của chính tác giả nó. Cái độc đáo của Đà giang nằm ngay ở lời đề từ:
Chúng thuỷ giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu
Sông Đà đi ngược với mọi dòng sông. Chỉ riêng điều đó đã kích thích mạnh giác quan của người nghệ sỹ vốn ưa sự độc đáo duy nhất này. Một đối tượng độc lạ rất thích hợp với một ngòi bút độc chiêu. Và Nguyễn Tuân đã làm cho sông Đà thêm phần độc đáo bởi cách nhìn lạ lẫm, tài hoa của mình: Một dòng sông vừa hung bạo lại vừa trữ tình. Tính cách của sông Đà là một hệ thống những phảm chất đối chọi nhau, và phải từ những nghịch lý ấy, con sông mới có điều kiện phô bày hết vẻ phức tạp, sự phong phú đầy hấp dẫn của nó.
* Nguyễn Tuân thực sự chỉ có cảm hứng mãnh liệt với những hiện tượng gây cảm giác lạ:
Sông Đà của Nguyễn Tuân trước hết là một con sông tột cùng của sự dữ dội, bạo liệt với những cái hút nước khủng khiếp làm chóng mặt người, những thác gềnh ngang ngược, lấc cấc, đặc biệt là cảnh gió thác man dại, cuồng loạn, bủa vây và sẵn sàng nhấn chìm tất cả. ở cảnh này Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc cái cảm giác thót tim, có người còn cho rằng ông thích gây áp lực lên hệ thần kinh người đọc, bắt họ phải chiêm nghiệm cảm giác lạ lùng ấy cùng với ông. Còn ông thì hứng khởi, say mê thích thú như một đứa trẻ thơ trước một trò chơi mới lạ. Thế mới biết người nghệ sỹ luôn là người trẻ trung luôn là kẻ đam mê trước vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của cuộc sống.
Nguyễn Tuân bằng sự đam mê ấy đã làm chô sông Đà dậy sống, dậy đá. Sóng dữ và đá cũng dữ - đó là tâm điểm dữ dội của sông Đà. Nguyễn Tuân đã dựng đá dậy cho lộ bản chất của nó ra. Những kẻ yếu bòng vía chắc phải rờn rợn trước những hòn đá mà mặt hòn nào cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm, méo mó” trong dáng vẻ đầy oai phong lẫm liệt, đầy sự khiêu khích kiêu căng, đang “Hất hàm thách thức” ông đò. Nguyễn Tuân không những tạo khắc hình người cho đá và còn truyền vào đấy những hình người. Sông Đà đã bày một thạch trận để ăn chết con thuyền. Cái dữ tợn hung bạo của nó chính là ở chỗ đó. Hãy xem cách bày binh bố trận của Đà giang: rất bài bản. Đám đá hòn đá tảng chia làm ba vòng chặn ngang trên sông, dàn trận địa sẵn để đánh giáp lá cà với ông lái đò. Mỗi chặng có một nhiệm vụ khác nhau. Chặng thứ nhất hai hòn tiền vệ canh cửa mới nhìn thì có vẻ sơ hở nhưng nhiệm vụ của chúng là dụ đối phương đi sâu vào tuyến giữa để đánh khuýp quật vu hồi lại. Nếu thuyền chọc thủng tuyến hai thì boong ke chìm pháo đài ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới tuyến trên, phải tiêu diệt thủy thủ thuyền trưởng ở ngay chân thác. Rõ ràng trí tưởng tượng của Nguyễn Tuân quả là đáng thán phục bởi vì Đà giang trong sự cảm nhận của ông không chỉ độc ác dữ tợn mà còn mưu mô, quỷ quyệt, nham hiểm đến không ngờ. Đã thế Nguyễn Tuân còn nhìn ra từng sắc mặt người đầy xấc xược, hỗn hào, mất nết, du côn trong từng hình thù đá vô tri vô giác như đã nói ở trên. Rồi Nguyễn Tuân còn cho sông Đà thêm một lần đáng sợ mà cũng rất đáng phục đối với chúng ta ở cách nó bố trí cửa sinh cửa tử để lừa ông lái đò. Vòng một nó mở năm cửa trận: bốn cửa tử, một cửa sinh lệch nhau. Vòng hai tăng thêm nhiều cửa tử để lừa đối phương, cửa sinh vẫn chỉ một và bố trí ngược với vòng đầu. Còn vòng ba ít cửa hơn song bên phải bên trái đều là cửa tử. Luồng sống duy nhất nằm ngay ở bọn đá hậu vệ. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá một cách rất hào hứng, nhiệt tình và đắc lực. Chúng xông tới đối phương và đã dùng đến ngón đòn độc hiểm nhất để tấn công ông lái đò. Và thế là với Nguyễn Tuân sông Đà ghê gớm khủng khiếp như một loài thuỷ quái khổng lồ mang diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số một của con người. Nó đang trong đỉnh điểm của sự cuồng loạn, man dại: cơn dận dữ chết người. Đọc Nguyễn Tuân người đọc không thể dửng dưng mà còn bị cuốn hút, lôi kéo, nhập cuộc cùng tác giả để rồi có thể hãi hùng, rợn ngợp, căng thẳng; thần kinh phải hoạt động thậm chí có lúc căng lên như sợi dây đàn. Nhưng có một điều rất lạ là sao vẫn thấy thú vị ngạc nhiên ngỡ ngàng đến như vậy. Cứ như là có ma lực ấy. Phải chăng đó là cảm giác lạ mà chỉ có Nguyễn Tuân mới đem lại được cho độc giả. Sao lại không yêu thích những trang văn đầy ấn tượng như thế của Nguyễn Tuân! Chẳng phải chúng ta hầu như cũng khát thèm cảm giác lạ đó sao? chẳnh phải cũng ta cũng dễ dàng bị chinh phục bởi những gì mới mẻ, lạ lẫm đó sao? Vậy thì Nguyễn Tuân đã thực sự thuyết phục chúng ta bằng sự khám phá đầy tinh tế của ông ở những cảnh trí gây ấn tượng mạnh, hiếm có.
* Nguyễn Tuân là nhà văn luôn khám phá sự vật hiện tượng ở phương diện văn hoá, thẩm mỹ.
Như trên đã khẳng định, cái mà Nguyễn Tuân hướng tới phải là độc chiêu, biến ảo, sông Đà của Nguyễn Tuân là vậy không chỉ hung bạo không Đà còn rất đỗi trữ tình. ở nét tính cách này của con sông người đọc sẽ nhận thấy một cái nhìn thực sự tinh tế, tài hoa của Nguyễn Tuân về con sông Tây bắc. Sông Đà quả là lung linh ngời sáng trướcmắt người đọc và là biểu tượng của cái đẹp, cái đẹp tuyệt mỹ, tột cùng của sự tuyệt mỹ. Cái bạo liệt của sông Đà là vùng thượng nguồn. Còn khi êm ả về xuôi, Đà giang rất trữ tình, hồn nhiên, đầy thơ trẻ, mơ mộng, lãng mạn như một thiếu nữ lúc đương thì. “Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình...”, mềm mại, thướt tha, yêu kiều và duyên dáng. Sau những thét gào man dại, sau những quằn quại vật vã như con quái vật bị bóp cổ, sông Đà bỗng nhiên dịu lại chỉ còn một âm hưởng du dương, ngọt ngào, êm ái. Thật lạ! Làm sao có thể có một dòng sông vừa là “kẻ thù số một của con người” vừa là “cố nhân” rất gợi cảm “đằm đằm, âm ấm” khiến cho du khách khi xa thương nhớ đến ngẩn ngơ. Sông Đà đáng sợ mà lại đáng yêu đến vậy sao? Gợi cảm như một người tình nhân, đi xa để thương để nhớ, gặp lại vui mừng khôn xiết “như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm”, “như nối lại chiêm bao đứt quãng” đó là những cảm giác vừa cụ thể rõ ràng lại vừa trừu tượng mông lung. Nhưng có một điều rất thực là du khách thực sự vui sướng ngẩn ngơ trước sự tình tứ nồng nàn và cũng rất dịu hiền hồn nhiên của một Đà giang thấm đẫm hồn người. Đúng là cái nhìn nên hoạ nên thơ tạo nên những trang hoa đầy hấp dẫn. “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Vẻ đẹp tinh khôi trong sáng, thanh thoát của Đà giang khiến cho người nghệ sỹ trẻ lại. Nguyễn Tuân yêu đời lắm, gắn bó với thiên nhiên đất nước lắm không như trước cách mạng luôn có cảm giác bơ vơ lạc lõng của kẻ “sinh lầm thế kỷ”. “Xê dịch” trên dòng sông quê hương thanh bình yên ả “lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây bắc”, Nguyễn Tuân như thấy lòng mình lắng đọng bao yêu thương gắn bó với cuộc sống với quê hương. Để rồi “nói chuyện với người lái đò như càng thêm lai láng cái lòng muốn đề thơ vào sông nước”. Chỉ đến với nhân dân, đến với cách mạng, con người nổi tiếng chơi “ngông” một thời mới có thể có được cảm giác thanh thản nhẹ nhõm, ngập tràn xúc cảm tin yêu đối với cuộc đời như vậy.
Đấy, cái tài hoa, cái độc đáo trong phong cách của Nguyễn Tuân là ở cách nhìn cách cảm thật lạ lẫm độc chiêu. Ông chỉ cảm xúc được với những cảnh trí gây ấn tượng mãnh liệt, chỉ hứng thú khám phá sự vật ở phương diện thẩm mỹ với một mục đích là làm nổi bật vẻ đẹp phong phú của sông Đà. Từ những nét phong cách này soi vào tác phẩm “Người lái đồ sông Đà” ta không chỉ thấy tài hoa của nhà văn mà còn cảm nhận được một tình cảm sâu nặng với non sông đất nước lai láng niềm tin, tình yêu cuộc sống.
* Nguyễn Tuân là nhà văn luôn luôn khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sỹ.
Đến với Đà giang có phải Nguyễn Tuân chỉ là để ngợi ca vẻ đẹp tuyệt vời hùng vỹ của thiên nhiên Tây bắc? Có phải chỉ là để thoả mãn nhu cầu săn tìm cảm giác lạ của nhà văn? Hay còn vì một lý do nào khác? Thực ra Nguyễn Tuân đến với Tây bắc đến với sông Đà còn là đến với con người Tây bắc, đến với sản phẩm của dòng sông hung bạo: người lái đò sông Đà. Nguyễn Tuân đã dồn bút lực cho một Đà giang góc cạnh, dữ dằn là một cách để nhà văn đề cao ông lái đò. Ngợi ca dòng sông Đà là để tôn vinh người lái đò, chỉ có con người ấy mới tỏ ra tương xứng với một sông Đà hung bạo. Thực ra ông lái đò chỉ là một người lao động rất bình thường làm nghề chèo đò dọc trên dòng sông Tây bắc. Nhưng dưới cái nhìn đầy nghệ thuật của Nguyễn Tuân, ông lái đò là một người phi thường không những thế còn là một nghệ sỹ tài hoa và đó là một nét phong cách vô cùng độc đáo của Nguyễn Tuân: Nhân vật của ông dù là ai, già hay trẻ, nam hay nữ dù làm nghề gì thì cũng thuần một loại tài hoa, tài tử. Phải chăng, đó là sự hoá thân của chính Nguyễn Tuân “con người sinh ra để mà thờ nghệ thuật với hai chữ viết hoa”. Ông lái đò của Nguyễn Tuân dù chỉ là lái đò thì vẫn mang phong thái rất riêng của nhân vật Nguyễn Tuân - một “tay lái ra hoa”. Con người ấy có cái tư thế hiên ngang của một “người lái đò có tự do”. Bởi người lái đò ấy đã nắm được quy luật tất yếu của dòng nước sông Đà. Hình ảnh ông hiện lên thật đậm nét, dữ dội, tương xứng với cái dữ dội của thác nước Đà giang. Cảnh vượt thác của ông cũng là một cảnh tượng kích thích mạnh giác quan nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Cảm hứng hào hùng khiến nhà văn tả cuộc vượt thác diễn ra thường nhật thành một trận đánh biến ảo, hấp dẫn, một khúc hát ngợi ca chiến công của một bậc anh hùng. Và ông lái đò không chỉ có tư thế của một người anh hùng, ông còn có phong cách của một người nghệ sỹ tài hoa. Với Nguyễn Tuân lái đò là cả một nghệ thuật cao cường, hết sức tài ba trí dũng. Thật vậy ông lái đò đã tập trung cao độ mọi giác quan để đối phó, ứng chiến thật linh hoạt, nhanh nhẹn, tài trí trước một đối thủ mạnh hơn mình. Ông phải thay đổi chiến thuật để khéo trị bằng được cái dữ tợn cuả thác nước Đà giang buộc nó phải tuân thủ, phải phục tùng con người tuy bé nhỏ và đơn độc giữa luồng thác cuồng phong. Nắm chắc đối phương và thêm phần tài ba trí dũng ông đò đã nắm chắc phần thắng trong tay. Kỳ thực người lái đò không hề có phép màu, nhưng ông có kinh nghiệm đò giang sông nước, “nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá”. Hay nói đúng hơn ông có trí tuệ của Con người lao động. Hãy xem cái cách ông vượt thác: “nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”. Dường như không một cản trở, con đò của ông lướt qua những tên tướng đá lầm lì ngỗ ngược. Hình ảnh ông hiện lên như một viên tướng dũng mãnh oai phong phóng thẳng vào chiến trận. Thế của ông là thế cưỡi hổ chỉ tiến mà không lùi. Hành động trách đá “rảo bơi chèo” hoặc “ chặt đôi ra để mở đường tiến” thật tài hoa điệu nghệ, thật nhẹ nhàng và cũng đầy hứng khởi. Rồi “ vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. Thật là lão luyện vừa chính xác lại vừa ngoạn mục, rất hào hoa. Ba lớp trùng vi của một thạch trận đầy cửa tử đã không ăn chết được một con thuyền đơn độc không có chỗ lùi. Ông đò như một viên tướng dũng mãnh phá trận ngày xưa, đánh thốc đúng cửa sinh khiến cho đối phương tan tành thế trận. Cái tài hoa trí dũng của người lái đò đã đem đến cho Nguyễn Tuân một niềm hứng khởi say mê. Nhưng có lẽ chính cái vẻ giản dị, khiêm nhường, sự ung dung thanh thản của ông đò dường như có sức hút mạnh mẽ hơn đối với ngòi bút Nguyễn Tuân . Sau cuộc vượt thác đầy vinh quang nơi cửa ải nước đủ tưởng dữ quân tợn, chẳng ai để ý quan tâm gì. Sự điềm đạm bình thản trước chiến thắng của người lái đò khiến Nguyễn Tuân rất cảm kích.
Còn nhớ trước cách mạng Nguyễn Tuân nổi tiếng ngông ngạo, kiêu bạc, ngang tàng, coi thường thiên hạ qua một Huấn cao lạnh lùng trong “Chữ người tử tù”. Vì thế qua hình tượng ông lái đò chúng ta nhận ra sự biến đổi trong phong cách của Nguyễn Tuân sau cách mạng. Ông lái đò biểu tượng của cái đẹp cái tài thuộc về vẻ đẹp của cuộc sống đời thường hôm nay chứ không phải là cái đẹp của quá khứ gắn với số ít người đặc tuyển xuất chúng. Trước cách mạng, nhân vật của Nguyễn Tuân là sự kết hợp đến mức lý tưởng giữa một hào kiệt với một nghệ sỹ. Tài hoa, khí phách, thiên lương của ông Huấn mang tầm vóc siêu phàm. Còn bây giờ nhân vật của Nguyễn Tuân là những người lao động bình thường, tất nhiên vẫn không kém phần phi thường. Và vì là người lao động bình thường nên ở họ có sự bình dị gần gũi. Hay nói khác đi nhân vật của Nguyễn Tuân ở thời kỳ này là sự kết hợp hài hoà giữa dung dị và tài hoa, cần lao và nghệ sỹ. Vậy là con người của Nguyễn Tuân đã có một sự thay đổi lớn trong tư tưởng: Hoà mình vào cuộc sống của nhân dân để phát hiện ra vẻ đẹp trong cuộc sống thường ngày của người lao động. Viết về ông lái đò là một cách Nguyễn Tuân ca ngợi lao động tôn kính công sức lao động của con người, nâng cao giá trị tầm vóc của con người.
b, Tiếp cận tác phẩm từ thi pháp thể loại.
Nguyễn Tuân mỗi khi cầm bút dường như lại tự đặt cho mình cái yêu cầu đầy khắt khe đối với bất cứ người nghệ sỹ nào: Phải chứng tỏ cho được cái tài hoa uyên bác hơn đời. “Chính phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu. Đây là một đóng góp của ông về mặt thể loại văn học”. Sách giáo khoa khẳng định như vậy. Vì thế, phân tích khám phá tác phẩm này không thể bỏ qua đặc điểm thể loại của tác phẩm. Trong văn học có lẽ tuỳ bút là thể tài chủ quan nhất và tự do nhất. Tuỳ bút, bản thân khái niệm đã tự giải thích là phóng bút, tuỳ bút mà viết. Có cảm giác như là không có quy tắc thể loại. Đó là một thể loại rất phát triển ở phương tây hiện đại. Nhưng càng phát triển, khái niệm tuỳ bút càng mơ hồ hơn. Có thể hiểu một cách đại khái rằng mượn cớ thuật lại một sự kiện, một câu chuyện, tác giả nêu ra những vấn đề này khác mà bàn bạc, nghị luận, mà bày tỏ những cảm xúc suy tưởng của mình một cách thoải mái, tự do. Tưởng là giản đơn nhưng kỳ thực để trở thành một nhà tuỳ bút, chuyên viết tuỳ bút, tạo ra một sự nghiệp văn chương chủ yếu bằng bút ký, tuỳ bút thì có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân.
* Tuỳ bút của Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố truyện.
Tìm hiểu tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân trước hết cần chú ý đến đặc điểm đó. Cũng do tính chất tự do của tuỳ bút mà ở mỗi cây bút lại có những sắc màu riêng. Có nhiều yếu tố truyện là đặc điểm riêng của tuỳ bút Nguyễn Tuân. Nghĩa là dùng nhiều trí tưởng tượng để dựng cảnh, dựng truyện và có mô tả tâm lý, khắc hoạ tính cách nhân vật ở một mức độ nào đó. Cảnh vượt thác của người lái đò được dựng nên bởi một trí tượng tượng thật phong phú kỳ tài. Đó là một trận đánh đầy biến ảo giữa một bên là ông lái đò lẻ loi, đơn độc yếu thế với một bên là thác dữ sông Đà độc ác, nham hiểm, quỷ quyệt, ranh ma, hung hãn như một hung thần. Nguyễn Tuân đã tưởng tượng ra một thạch trận rất bài bản trên sông, tưởng tượng ra bao nhiêu là khuôn mặt đá với hình thù đáng sợ, thậm chí chúng còn cà khịa, trêu ngươi người lái đò với bản mặt thật đáng ghét “một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến vào”. Bằng trí tưởng tượng tài tình như thế sông Đà mới hiện lên sống động mạnh mẽ, cứng cỏi góc cạnh như một loài thuỷ quái. Còn ông đò thì bình tĩnh, dũng mãnh, tự tin, bản lĩnh như một dũng tướng ngày xưa lần lượt phá tan ba trùng vi thạch trận dày đặc những cửa tử của thác dữ sông Đà.
Và sông Đà của Nguyễn Tuân thực sự là một tính cách văn học: hung bạo và trữ tình . Một tính cách độc đáo mà đa dạng đầy cá tính, dường như chưa có một con sông nào trong văn học mang vẻ đẹp độc đáo như vậy. Vừa độc ác dữ dằn như thuỷ quái lại vừa gợi cảm đằm đằm ấm ấm như một cố nhân. Đó chẳng phải là sản phẩm của một trí tưởng tượng phong phú kỳ diệu sao?
* Tuỳ bút của Nguyễn Tuân đồng thời mang đậm tính chất ký.
Nghĩa là tuỳ bút của ông ghi chép sự thật và thông tin thời sự chính xác. Một thứ tuỳ bút pha du ký, ký sự hay phóng sự điều tra. Với đặc điểm ấy, thêm tác phong khảo cứu đào sâu giúp cho tuỳ bút Nguyễn Tuân có lượng thông tin đáng tin cậy và có nhiều giá trị tư liệu. Chính đặc điểm này của tuỳ bút Nguyễn Tuân là nguyên nhân của sự thích thú và cũng là lý do đáng “sợ” của học sinh khi tiếp cận tác phẩm Người lái đò sông Đà. Thích thú là bởi các em được thâm nhập vào mọi lĩnh vực am hiểu về những gì liên quan đến sông Đà và người lái đò cũng nghề chèo đò dọc trên sông mà không phải tác phẩm nào cũng đem đến cho các em điều đó. “Sợ” là vì vốn tri thức trong tác phẩm quá “đồ sộ” đối với các em, nhất là những tri thức hiếm thấy trong văn chương như võ thuật, quân sự, thể thao mà Nguyễn Tuân đã vận dụng rất thành công, đầy thú vị khi miêu tả cuộc chiến đấu của người lái đò với thác dữ sông Đà. Nào là thạch trận, trận địa, boong ke, pháo đài, nào là các lối đánh du kích, đánh khuýp vu hồi, đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm của đá, của thác. Nào là hàng tiền vệ, bọn hậu vệ, nào là cửa tử, cửa sinh... cứ rối tung rối mù cả lên. Hiểu cũng khó, mà nhớ cũng khó. Nhưng khi hiểu rồi thì thích thú say mê, rồi kinh ngạc sững sờ, rồi thốt lên đầy thán phục. Mà đâu đã hết, dường như Nguyễn Tuân còn khảo sát nghiên cứu rất kỹ về thực tế sông Đà, về nghề chèo đò dọc trên sông. Nhà văn truy tìm tận gốc tận nơi tên khai sinh của sông Đà với những cái tên thật là thơ mộng: Li Tiên, Bả Biên Giang. Thế mà thời Tây thực dân Pháp lại khoác lên nó một cái tên thật là lếu láo: Sông Đen, khiến cho nhà văn bực bội hết sức. Cái tài hoa, uyên bác, lịch lãm hơn đời, hơn người của Nguyễn Tuân chính là ở những chỗ đó. Rồi bao nhiêu câu thơ hay về sông nước, về Đà giang từ cổ chí kim từ Đông sang Tây đều được Nguyễn Tuân tuyển chọn đưa vào bài tuỳ bút của mình. Rồi những kiến thức về các ngành nghệ thuật như hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh,...đều hội tụ đầy đủ. Và cái cảm giác lạ mà Nguyễn Tuân muốn truyền đến cho người đọc phải mượn từ lĩnh vực điện ảnh. Tưởng tượng ra đã khó, nhớ làm sao nổi đối với học sinh. Thế là trò “sợ” kéo theo nỗi ái ngại của thầy cô khi giảng dạy tác phẩm. Bản giao hưởng của sóng thác Đà giang mà khúc dạo đầu là những nỉ non “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo”. Mà đình điểm là gầm thét, lồng lộn, bùng bùng như nổi cơn cuồng phong thịnh nộ. Nhưng rồi cuối cùng là ngọt ngào êm ái, “lững lờ nhớ thương”. Người đọc nể phục Nguyễn Tuân là ở sự hiểu biết tinh tường đến mức hiếm có những gì ông nói tới trong Người lái đò sông Đà. Nể phục hơn là ở sự công phu không tiếc công tiếc sức tìm hiểu của nhà văn. Thì đây, để có mấy câu văn tả sắc nước sông Đà, Nguyễn Tuân đã phải bay qua mấy lần ngay trên miền sông ấy để phát hiện ra mùa xuân nước xanh màu ngọc bích chứ không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ... chứ chưa hề thấy dòng sông Đà là đen. Thật bất ngờ bởi có lẽ chỉ vì cái tên Tây lếu láo (sông Đen) của Đà giang mà Nguyễn Tuân đã phải công phu đến vậy hay vì niềm đam mê cái đẹp, yêu quí quê hương đất nước mình. Tài hay là tâm hẳn không cần trả lời chúng ta cũng đã rõ nó là sự kết hợp giữa cái tài hoa uyên bác và cái tâm luôn nặng tình với non sông đất nước của nhà văn. Vì thế chúng ta cần biết rằng vốn hiểu biết sâu rộng, khôn lường, khôn sánh ấy đâu phải để khoe tài mà là để làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo phong phú của Đà giang, là để ngợi ca thiên nhiên đất nước con người, tôn vinh con người, đề cao lao động.
* Tuỳ bút có đặc điểm giàu chất trữ tình.
Nghĩa là tác giả được phép bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ của mình, thông qua cái tôi chủ quan mà phản ánh hiện thực. Tuỳ bút Nguyễn Tuân đúng là tuỳ bút, hết sức tự do. Mạch văn phóng túng theo dòng suy nghĩ miên man về sông Đà và những gì liên quan đến sông Đà, về ông lái đò và những gì liên quan đến nghề chèo đò. Rồi nhân đó bàn luận vấn đề nọ vấn đề kia của cuộc sống. Sông Đà và ông lái đò chỉ là cái cớ để tác giả thoải mái tự do bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ độc đáo, mới lạ, phong phú, tài hoa tinh tế về vẻ đẹp của sông Đà và sản phẩm của nó- người lái đò sông Đà. Một Đà giang cứng cỏi mạnh mẽ của võ thuật quân sự, bay bổng lãng mạncủa nghệ thuật văn chương. Một ông đò trí dũng tài hoa trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh. Tuỳ bút Nguyễn Tuân thực sự rất phóng túng trong sự liên tưởng đầy bất ngờ táo bạo. Hành văn vì thế biến hoá linh hoạt, luồng thông tin phong phú, hình tượng chồng chất đa dạng. Cho nên đọc Nguyễn Tuân cần phải có nhiều thời gian, phải chịu khó đọc chậm, đọc kỹ, đọc nhiều lần. Rồi phải tưởng tượng, phải đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả để chiêm nghiệm để cảm nhận. Học sinh mệt, “sợ” tác phẩm là vì thế. Nhưng một mặt rất “sợ” Người lái đò sông Đà mặt khác mặt khác học sinh cũng rất thích vì cái lạ vì sự hồn nhiên trẻ trung của tác giả. Cái cảm giác lạnh, tối, sợ khi ngồi trong khoang đò được tác giả ví như cảm giác đứng ở hè ngóng lên tầng cao tắt phụt đèn điện... tinh tế, bất ngờ và rất lạ lùng. Hay sự nối kết giữa hình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cách tiếp cận tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.doc