Đề tài Cải cách hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương I: Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và quá trỡnh cải cỏch từ khi đổi mới đến khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) 5

 

1.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 5

1.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 5

1.1.2. Về thị phần hoạt động 10

1.1.2.1. Về huy động tiền gửi 10

1.1.2.2. Về hoạt động cho vay 11

1.1.3. Về năng lực tài chính. 13

1.1.4. Trỡnh độ công nghệ và quản trị điều hành 14

1.2. Quỏ trỡnh cải cỏch hệ thống ngõn hàng thương mại Việt Nam từ khi đổi mới cho đến khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới 16

1.2.1. Giai đoạn 1989-1997 : Từ pháp lệnh Ngân hàng đến luật Ngân hàng 16

1.2.2. Giai đoạn 1998-2000 : Tái cơ cấu tài chính và xử lý nợ quỏ hạn, tỏch cho vay thương mại và cho vay chính sách , thương mại hoá và minh bạch hóa hoạt động ngân hàng 20

1.2.3. Giai đoạn 2001- trước khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) : Củng cố và hoàn thiện khung pháp lý, tái cơ cấu tổ chức và hoạt động Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại Việt Nam 21

1.2.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước 21

1.2.3.2. Đối với Ngân hàng Thương mại Việt Nam 24

Chương II: Những vấn đề đặt ra đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 31

2.1. Giới thiệu chung về GATS/WTO 31

2.1.1. Các nguyên tắc cơ bản của GATS/WTO 31

2.1.2. Nghĩa vụ và quyền lợi khi trở thành thành viờn WTO 33

2.1.2.1. Nghĩa vụ 33

2.1.2.2. Quyền lợi 36

2.2. Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 38

2.2.1. Nội dung một số cam kết chủ yếu trong lĩnh vực ngõn hàng khi Việt Nam gia nhập WTO. 38

2.2.2. Tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 40

2.2.2.1. Cơ hội và thách thức 40

2.2.2.2. Một số kết quả của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến nay 47

2.3. Những vấn đề đặt ra đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi trở thành thành viên WTO 55

2.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc đối với lĩnh vực ngân hàng sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới 58

Chương III: Một số giải pháp tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) 61

3.1. Về phía Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước 62

3.1.1. Hoàn thiện hệ thống thể chế và phỏp luật theo yờu cầu của WTO 62

3.1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao vai trũ của Ngõn hàng Nhà nước với tư cách là Ngân hàng Trung ương của nền kinh tế và cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng 65

3.1.3. Xây dựng các công cụ và định chế hỗ trợ hoạt động ngân hàng 68

3.1.3.1. Cơ quan giám sát 68

3.1.3.2. Cơ quan đảm bảo an toàn hệ thống 69

3.1.3.3. Đăng ký bảo đảm 70

3.1.3.4. Cỏc cụng cụ hỗ trợ khỏc 70

3.2. Về phía các ngân hàng thương mại Việt Nam 71

3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính 71

3.2.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của các NHTM 72

3.2.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh 74

3.2.3.1. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ 75

3.2.3.2. Phát triển mạng lưới, chi nhánh ngân hàng thương mại 76

3.2.3.3. Tăng cường quản lý rủi ro 76

3.2.3.4. Xây dựng thương hiệu và uy tín thị trường 77

3.2.3.5. Văn hoá doanh nghiệp 78

3.2.4. Đổi mới công nghệ ngân hàng và đào tạo, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực 79

KẾT LUẬN 81

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải cách hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi ích như: Mở rộng cơ hội thương mại với các nước thành viên WTO trên cơ sở được hưởng những ưu đói do kết quả 50 năm đàm phán từ khi thành lập GATS đến nay; Tạo ra môi trường kinh doanh ổn định hơn thông qua quan hệ thương mại ràng buộc chặt chẽ, các quy định rừ ràng và cú nhiều khả năng dự báo trước; và Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước thông qua việc đặt các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh, tiếp cận với cụng nghệ, trỡnh độ, chất lượng quốc tế, đổi mới hệ thống pháp luật, tăng cường thu hút vốn đầu tư dưới các hỡnh thức khỏc nhau... Tham gia WTO, Việt Nam cũng như các thành viên khác có những quyền lợi xuất phát từ chính những nghĩa vụ phải thực hiện như đó trỡnh bày ở trờn. Theo MFN, Việt Nam sẽ cú quyền được đối xử bỡnh đẳng như tất cả các thành viên khác, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Về minh bạch hoá chính sách, Việt Nam có quyền giám sát việc thực thi các hiệp định WTO của các nước thành viên thông qua việc cập nhật thông tin về hệ thống thương mại của các nước đó tại các Trung tâm vấn tin được thành lập tại mỗi nước thành viên. Qua đó, Việt Nam có thể khai thác thông tin để xây dựng chiến lược thương mại của mỡnh. Cỏc ngõn hàng Việt Nam hoạt động tại nước thành viên của WTO sẽ được đối xử theo nguyên tắc đối xử quốc gia tại nước đó. Các Hiệp định của WTO được ví như một bộ luật điều chỉnh các mối quan hệ thương mại quốc tế và cơ chế giải quyết tranh chấp là một công cụ đảm bảo cho việc thực hiện bộ luật này. Tham gia WTO, Việt Nam có quyền khởi kiện hoặc khiếu nại hoặc áp dụng các biện pháp trả đũa những quốc gia thành viên có hành vi tranh chấp thương mại, gây tổn hại đến hoạt động thương mại của nước mỡnh. Trước đây, Việt Nam đó thất bại trong vụ kiện cá tra và cá basa với Hoa kỳ, nay khi là thành viên của WTO, Việt Nam có thể có nhiều khả năng bảo vệ được quyền lợi của các doanh nghiệp của mỡnh khi được xem xét trong một hệ thống các thủ tục, nguyên tắc tương đối chặt chẽ như Cơ chế Giải quyết Tranh chấp của WTO. Thậm chí, các nước đang phát triển có thể đoàn kết, cùng nhau khởi kiện một nước phát triển khi vi phạm luật chơi và nước phát triển bị kiện cũng không thể tuỳ tiện chèn ép các nước đang phát triển. Quyền lợi khỏc nữa là quyền được hưởng những ưu tiên hay chính sách ưu đói đặc biệt và khác biệt mà WTO dành cho những nước đang phát triển và kém phát triển. Theo xếp loại của UNDP, Việt Nam là nước đang phát triển có nền kinh tế chuyển đổi. Thông qua chính sách ưu đói đặc biệt và khác biệt này, Việt Nam có thể được giảm nhẹ những nghĩa vụ, cam kết chung mà WTO đề ra. Chẳng hạn như, lộ trỡnh thời gian chuyển tiếp của Việt Nam trong lĩnh vực ngõn hàng cú thể dài hơn, Việt Nam có thể nhận được những hỗ trợ về tài chính cho quá trỡnh cải cách kinh tế nhằm đẩy nhanh quá trỡnh gia nhập và thực thi cỏc nghĩa vụ của mỡnh... Tuy nhiờn, trờn thực tế, cỏc nước này chỉ có thể nhận được những ưu đói cụ thể thụng qua quỏ trỡnh đàm phán với các đối tác thành viên. 2.2. Cỏc cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 2.2.1. Nội dung một số cam kết chủ yếu trong lĩnh vực ngõn hàng khi Việt Nam gia nhập WTO. - Các TCTD nước ngoài được thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hỡnh thức như văn phũng đại diện, chi nhánh NHNNg, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; công ty tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Kể từ ngày 01/04/2007, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam - Các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được phép cung ứng hầu hết các loại hỡnh dịch vụ ngõn hàng theo mụ tả trong Phụ lục về dịch vụ tài chớnh ngõn hàng kốm theo Hiệp định GATS như cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toỏn, tư vấn và thông tin tài chính; - Các chi nhánh NHNNg được nhận tiền gửi VNĐ không giới hạn từ các pháp nhân. Việc huy động huy động tiền gửi VNĐ từ các thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vũng 5 năm theo lộ trỡnh sau: Biểu đồ 2.1: Quyền nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam của một chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. (Nguồn: theo ĐT (2007), Lộ trỡnh mở cửa của hệ thống ngõn hàng Việt Nam trong cam kết gia nhập WTO, TinTapchi.asp?tin=331) Theo Biểu đồ 2.1 thỡ Việt Nam phải nới lỏng dần quyền được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam cho một chi nhánh NHNNg từ ngày 1/1/2007 là 650%, đến ngày 1/1/2010 là 1000% và đến ngày 1/1/2011 phải thực hiện đối xử quốc gia đầy đủ. - Chi nhánh NHNNg không được phép mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh, nhưng được giành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc đầy đủ trong việc thiết lập và vận hành hoạt động các máy rút tiền tự động; - Các TCTD nước ngoài sẽ được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO; - Một NHTM nước ngoài có thể đồng thời mở một ngân hàng con và các chi nhánh hoạt động tại Việt Nam; Các điều kiện cấp phép đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ dựa trên các qui định an toàn và giải quyết các vấn đề như tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán và quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, các tiêu chí đối với chi nhánh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được áp dụng trên cơ chế quản lý đối với chi nhánh NHNNg, bao gồm yêu cầu về vốn tối thiểu, theo thông lệ quốc tế đó được chấp nhận chung; - Cỏc NHNNg cú thể tham gia góp vốn liên doanh với đối tác Việt Nam với tỷ lệ góp vốn không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh; Tổng mức góp vốn mua cổ phần của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại từng NHTMCP của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó, trừ khi pháp luật Việt Nam có qui định khác hoặc được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; - Để thu hút được các ngân hàng lớn, có uy tín vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, trong cam kết cũng đó đưa ra yêu cầu về tổng tài sản có đối với TCTD nước ngoài muốn thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam (cam kết này cũng đó được thể chế hoá trong Nghị định số 22 ban hành ngày 28/02/2006), cụ thể để mở một chi nhánh NHNNg tại Việt Nam ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh; mức yêu cầu tổng tài sản có đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng con 100% vốn nước ngoài của NHNNg là trên 10 tỷ đô la Mỹ; đối với việc xin phép mở công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc công ty cho thuê tài chính liên doanh, các TCTD nước ngoài phải có tổng tài sản trên 10 tỷ đô la vào cuối năm trước thời điểm xin phép. So với cỏc cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, mức cam kết trong WTO là hợp lý và cõn bằng với một lộ trỡnh thời gian thớch hợp cho quỏ trỡnh chuyển đổi và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước. Một số cam kết được giữ nguyên như trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ, chẳng hạn như không cho phép chi nhánh NHNNg mở điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh, hạn chế các TCTD nước ngoài mua cổ phần của các NHTM quốc doanh cổ phần hoá, chưa tự do hoá các giao dịch vốn… Bên cạnh đó, Việt Nam bổ sung thêm một số qui định để tăng thêm công cụ quản lý đối với thị trường ngân hàng như qui định về tổng tài sản có của các tổ chức tín dụng nước ngoài muốn thành lập và hoạt động tại Việt Nam, quy định về việc góp vốn dưới hỡnh thức mua cổ phần... Một số hạn chế được nới lỏng nhưng phù hợp với thực trạng phát triển của ngành và khuôn khổ pháp lý hiện hành như cho phép các NHNNg thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, cho phép các chi nhánh NHNNg được huy động tiền gửi bằng Đồng Việt Nam, cho phép TCTD nước ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia. 2.2.2. Tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 2.2.2.1. Cơ hội và thách thức Gia nhập WTO sẽ làm tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng quốc tế. Do các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường hàng hoá quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đồng thời, các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài cũng có nhiều cơ hội thâm nhập và xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Việt Nam nên các luồng vốn chu chuyển thông qua hệ thống tài chính, ngân hàng cũng gia tăng. Đồng thời, gia nhập WTO là động lực đối với sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. Quá trỡnh hội nhập quốc tế buộc cỏc doanh nghiệp phải đổi mới, nâng cao năng lực và kinh doanh có hiệu quả hơn, vỡ vậy, mụi trường kinh doanh ngân hàng có mức độ rủi ro thấp hơn, hoạt động của các ngân hàng sẽ an toàn, lành mạnh và hiệu quả hơn. Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng sẽ tạo đà thúc đẩy NHNN nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành, thực thi chính sách tiền tệ độc lập, đổi mới cơ chế kiểm soát tiền tệ, lói suất, tỷ giỏ dựa trờn cơ sở thị trường, tạo ra lực đẩy cho sự phát triển của thị trường tiền tệ. Đồng thời, hội nhập quốc tế với việc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy cạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng sẽ phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ thúc đẩy hiệu quả không chỉ trong huy động, phân bổ các nguồn vốn mà cũn thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng. Ngoài ra, mở cửa thị trường tài chính trong nước dẫn đến quá trỡnh sắp xếp lại thị trường vààhoạt động ngân hàng theo hướng chuyên môn hoá (bán lẻ, đầu tư hoặc bán buôn) tuỳ theo thế mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Hơn nữa, quá trỡnh hội nhập sẽ tạo ra những ngõn hàng cú qui mụ lớn, tài chớnh lành mạnh và kinh doanh hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường. Hội nhập quốc tế cũng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh do mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng đối với các khu vực thị trường mới, các nhóm khách hàng có mức độ rủi ro thấp. Mặt khác, sự tăng cường phối hợp chính sách, trao đổi thông tin và phối hợp hành động giữa NHNN và các NHTW, tổ chức tài chính quốc tế sẽ giúp tăng cường sự an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam và đối phó với những biến động của thị trường tài chính, tiền tệ trong nước. Gia nhập WTO sẽ thúc đẩy sự học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trỡnh độ công nghệ và quản trị ngân hàng. Việc mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo các cam kết song phương và đa phương tức là cho phép NHNNg thành lập dưới các hỡnh thức hiện diện thương mại khác nhau như chi nhánh, ngân hàng liên doanh, ngân hàng con 100% vốn nước ngoài... Đây là điều kiện tốt để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính, đồng thời các công nghệ ngân hàng và các kỹ năng quản lý tiờn tiến được các ngân hàng trong nước tiếp thu thông qua sự liên kết, hợp tác kinh doanh, các khoản hỗ trợ kỹ thuật của các NHNNg cho các ngân hàng trong nước. Sự tham gia điều hành, quản trị của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước sẽ tạo điều kiện cải thiện nhanh chóng trỡnh độ quản trị kinh doanh ở các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng trong nước có nhiều thuận lợi trong hỗ trợ về tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới của các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế; hỗ trợ xây dựng năng lực quản trị ngân hàng tiên tiến, tăng cường khả năng phũng ngừa và xử lý rủi ro nhờ ỏp dụng cụng nghệ ngõn hàng, kỹ năng quản trị, phát triển sản phẩm mới. Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng sẽ giúp khơi thông, thu hút nguồn vốn thể hiện ở việc các ngân hàng trong nước có khả năng huy động các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội. Nguồn vốn trên thị trường tài chính trong nước trở nên sẵn có hơn và được phân bổ có hiệu quả không chỉ do nguồn vốn quốc tế mà cũn do tăng khả năng huy động các nguồn tiết kiệm nội địa nhờ tác động của tự do hoá tài chính và đầu tư. Do các hạn chế về đầu tư tài chính được dỡ bỏ, các ngân hàng trong nước sẽ linh hoạt hơn trong việc phản ứng, điều chỉnh hành vi của mỡnh theo cỏc diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để tối đa hoá cơ hội sinh lời và giảm thiểu rủi ro. Quan hệ đại lý quốc tế của ngõn hàng trong nước có điều kiện phát triển rộng rói để tạo điều kiện cho các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại phát triển, kèm theo đó quan hệ hợp tác đầu tư và trao đổi công nghệ được phát triển. Sự hiện diện của các thể chế tài chính quốc tế sẽ giúp cho các ngân hàng trong nước tiếp cận được dễ dàng hơn với thị trường vốn quốc tế. Tự do hoá tài chính làm giảm chi phí vốn do giảm mức độ rủi ro trên thị trường nội địa, thị trường tài chính trong nước trở nên có tính thanh khoản lớn hơn, vỡ vậy, cả cỏc trung gian tài chớnh và doanh nghiệp đều được hưởng lợi. Quỏ trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thỳc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chớnh. NHNN đó cú những cải cỏch đáng kể theo hướng thị trường và mở cửa hệ thống ngân hàng, chẳng hạn như thực hiện tự do hoá lói suất, nới lỏng kiểm soỏt tỷ giỏ và cỏc biện phỏp quản lý ngoại hối, tự do hoỏ tài khoản vóng lai, cải cỏch hệ thống thanh tra, giỏm sỏt ngõn hàng theo chuẩn mực quốc tế (Basel). Hội nhập kinh tế quốc tế là động lực thúc đẩy các NHTMNN tự cải cách, tăng cường năng lực cạnh tranh để tạo thế phát triển bền vững. Trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ đem lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam rất nhiều cơ hội phát triển, bên cạnh đó là không ớt những thỏch thức mới của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sõu rộng. Năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam (vốn, nhân lực, công nghệ, quản lý và điều hành, dịch vụ ngân hàng và thị trường) Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo cam kết song phương và đa phương sẽ làm tăng số lượng các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trỡnh độ quản lý; gia tăng áp lực cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa do nới lỏng các hạn chế về mở chi nhánh, phạm vi hoạt động và huy động vốn (quy mô, đồng tiền, khách hàng và sản phẩm) của các chi nhánh NHNNg. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam cũn thấp, những gỡ ngõn hàng Việt Nam thiếu và yếu thỡ cỏc NHNNg lại cú và mạnh hơn. Vốn nhỏ và năng lực tài chính yếu, chất lượng tài sản cú thấp: Nợ xấu của cỏc ngõn hàng Việt Nam (theo tiờu chuẩn kế toỏn quốc tế) cũn lớn. Cỏc NHTMCP hầu hết cũn cú quy mụ tài chớnh và hoạt động nhỏ. Khả năng tăng vốn và xử lý nợ xấu của cỏc NHTMNN cũn gặp nhiều khú khăn. Vỡ vậy, khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng Việt Nam thấp, trong khi đó trỡnh độ quản trị ngân hàng cũn yếu. So với yờu cầu bảo đảm an toàn hoạt động và qui mô hoạt động, mức vốn tự có của các NHTMNN cũn rất nhỏ bộ và gặp nhiều khú khăn trong việc tăng vốn để đạt tỷ lệ an toàn vốn 8% trong ngắn hạn do nợ xấu lớn, khả năng tích luỹ nội bộ nhỏ và khả năng bổ sung vốn từ ngân sách nhà nước cũng rất khó khăn, trong khi đó tài sản có, nhất là tín dụng lại tăng trưởng nhanh (bỡnh quõn 25%/năm từ năm 1998 trở lại đây, thậm chí có NHTMNN đạt tốc độ tăng trưởng 30%/năm). Hiện nay, sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng trong nước cũn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao, chất lượng dịch vụ thấp, "độc canh" kinh doanh tín dụng cũn phổ biến ở nhiều ngõn hàng. Cỏc dịch vụ ngõn hàng mới như ngân hàng điện tử, môi giới kinh doanh, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn chưa được phát triển hoặc ở giai đoạn thí điểm, thử nghiệm. Hầu hết các ngân hàng thiếu chiến lược kinh doanh bền vững, chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng bằng tăng tài sản có, mở rộng tín dụng, không chú trọng nâng cao chất lượng tài sản và khả năng sinh lời. Các TCTD gặp nhiều hạn chế trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Cụng nghệ ngõn hàng cũn lạc hậu: Cỏc ngõn hàng Việt Nam chưa thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu, hệ thống thanh toỏn nội bộ cũn yếu, hệ thống kiểm tra, kiểm toỏn chưa hiệu quả; hệ thống tin quản lý tập trung và hệ thống kế toỏn, quản lý tài chớnh chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành cụng của quỏ trỡnh hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ của hệ thống ngân hàng khá đông nhưng trỡnh độ am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, luật pháp trong nước và quốc tế, các nguyên tắc của WTO... cũn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại, yêu cầu của hội nhập quốc tế. Luật pháp và chính sách quản lý lao động hiện nay cũn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu hệ thống khuyến khích hợp lý để thu hút và phát triển đội ngũ cán bộ có trỡnh độ cao. Cơ cấu tổ chức bộ máy của các ngân hàng Việt Nam cũn cồng kềnh và chưa được phân bố hợp lý gây khó khăn cho quá trỡnh hiện đại hoá và áp dụng các thông lệ quản trị ngân hàng tốt nhất. Rủi ro ngoại sinh từ thị trường tài chính khu vực và quốc tế Việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường (giá cả, tỷ giá, lói suất, chu chuyển vốn) do cỏc tỏc động từ bên ngoài, xoá đi khả năng tận dụng chênh lệch tỷ giá, lói suất giữa thị trường trong nước và quốc tế. Hệ thống ngân hàng trong nước cũng phải đối mặt lớn hơn với các rủi ro khủng hoảng và các cú sốc kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thế giới. Sự kém phát triển của thị trường vốn có thể sẽ khiến hệ thống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây nên. Quy mô và tốc độ luân chuyển các luồng vốn quốc tế càng lớn, khủng hoảng tài chính - tiền tệ trở thành nguy cơ luôn thường trực đối với các nền kinh tế của các nước đang phát triển, trong khi đó hệ thống giám sát tài chính toàn cầu chưa có hiệu quả. Rủi ro gia tăng song năng lực điều hành vĩ mô của NHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM cũn thấp. Năng lực điều hành tiền tệ của NHNN, đặc biệt là kiểm soát tỷ giá và lói suất trong điều kiện tự do hoá cũn nhiều hạn chế. Hội nhập tài chớnh quốc tế làm giảm tớnh độc lập của chính sách tiền tệ nếu như tỷ giá không được tự do hoá trong điều kiện tài khoản vốn được nới lỏng. Mặt khác, năng lực giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN cũn yếu, đặc biệt khả năng giám sát rủi ro - phát hiện sớm và ngăn chặn rủi ro, và đối với một số nghiệp vụ và sản phẩm ngân hàng mới được tung vào thị trường. Mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mụ, khỏch hàng và hệ thống kờnh phõn phối. Hiện tại ưu thế thị phần, khách hàng và kênh phân phối thuộc về các ngân hàng trong nước do các NHNNg vẫn cũn chịu sự hạn chế về phạm vi và quy mụ hoạt động. Tuy nhiên, những hạn chế này và sự phân biệt đối xử sẽ được loại bỏ căn bản từ sau năm 2010, vỡ vậy quy mụ hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các NHNNg cung cấp tăng lên. Điều này buộc các ngân hàng của Việt Nam phải nhường một phần khách hàng và thị trường cho các NHNNg. Khi nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng, các NHNNg với công nghệ, trỡnh độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn có thể đáp ứng như cầu đa dạng của khách hàng từ bản địa sang làm ăn ở Việt Nam và các cá nhân và tổ chức kinh tế Việt Nam. Gia tăng chi phí quá mức cho hiện đại hoá công nghệ ngân hàng so với lợi nhuận đem lại trong điều kiện tốc độ phát triển công nghệ và dịch vụ ngõn hàng diễn ra hết sức nhanh chúng Trước áp lực cạnh tranh mạnh khi mở cửa thị trường tài chính, các ngân hàng trong nước có thể hiện đại hoá công nghệ quá nhanh, vượt quá năng lực vận hành và kiểm soát có hiệu quả của mỡnh. Một số ngõn hàng khỏc do nguồn lực tài chính hạn chế đó hiện đại hoá công nghệ một cách thiếu đồng bộ và không có tính hệ thống mở. Vỡ vậy, cụng nghệ ngõn hàng mới cú khi lại tạo ra những rủi ro, gõy lóng phớ tài chớnh. Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn khi các ngân hàng trong nước không có khả năng quản lý và giám sát hiệu quả các rủi ro gắn liền với công nghệ và sản phẩm ngân hàng mới do thiếu các công cụ và kỹ năng quản trị rủi ro. Mặt khác, tốc độ phát triển của công nghệ và sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính làm rút ngắn vũng đời của công nghệ và sản phẩm tài chính. Vỡ vậy, đây cũng là thách thức đối với các ngân hàng trong nước trong điều kiện nhu cầu thị trường về các dịch vụ ngân hàng mới cũn hết sức hạn chế. 2.2.2.2. Một số kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến nay. Công cuộc cổ phần hóa của các NHTMNN đó đạt được kết quả ban đầu. Vào cuối năm 2007, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đó thực hiện IPO thành cụng đợt phát hành 97,5 triệu cổ phiếu với sự tham gia của 9326 nhà đầu tư với mức giá trúng thầu bỡnh quõn 107.860 đồng/cổ phiếu, và đây cũng là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay. Thành công này sẽ tạo động lực và những kinh nghiệm quý bỏu cho việc cổ phần húa cỏc NHTMNN cũn lại Quy mô kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao và bền vững, đặc biệt là khối các NHTMCP đạt mức chênh lệch thu chi lớn, có tốc độ tăng trưởng rất lớn về tài sản có, dư nợ tín dụng, huy động vốn và nguồn vốn chủ sở hữu. Tổng tài sản có đạt mức 150%, tổng dư nợ đạt 85% so với GDP. So với năm 2006, tính đến tháng 11/2007, tổng tài sản có của hệ thống NHTM tăng trưởng khoảng 44%, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và tổng vốn huy động tăng khoảng 41-42%, đặc biệt nguồn vốn chủ sở hữu tăng trên 50%, chủ yếu là vốn điều lệ. Vốn điều lệ của các NHTMNN tăng 57%; con số này là hơn 70% đối với các NHTMCP. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ khoảng 2%. Hầu hết các NHTM đạt tỷ lệ an toàn vốn 8%, có một số NHTMNN đó đạt mức trên 10% do vốn tự có (chủ yếu là vốn điều lệ) của các ngân hàng tiếp tục được bổ sung mạnh trong năm 2007 (NHTMNN tăng 50% và NHTMCP tăng 67%). Dẫn đầu về quy mô kinh doanh trong khối là NHTMCP Á châu - ACB. Tính đến hết tháng 9/2007, ACB đạt tổng tài sản 71.126 tỷ đồng, gần bằng kế hoạch của cả năm 2007; tổng số vốn huy động đạt 63.816 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay đạt 25.376 tỷ đồng, bằng trên 95% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt được đến hết tháng 9/2007 là 1.450 tỷ đồng, gần bằng kế hoạch 1.500 tỷ đồng của cả năm 2007. Đứng thứ hai là NHTMCP Sài Gũn Thương Tín - Sacombank. Đến hết tháng 9/2007, Sacombank đạt lợi nhuận trước thuế là 1.060 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 38.400 tỷ đồng, tổng số vốn huy động đạt 33.850 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 26.900 tỷ đồng, bằng 163% so với đầu năm, vốn điều lệ là 4.448 tỷ đồng, lớn nhất hệ thống NHTMCP. Đứng hàng thứ ba trong khối NHTMCP là NHTMCP Xuất nhập khẩu - Eximbank. Tính đến hết tháng 9/2007, Eximbank đạt tổng tài sản 30.270 tỷ đồng, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, TCTD và dân cư đạt 21.024 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 15.517 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 473 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước. NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank tính đến hết tháng 9/2007, đạt lợi nhuận trước thuế đạt 492 tỷ đồng, bằng gần 90% kế hoạch cả năm do Đại hội cổ đông đề ra; tổng doanh thu đạt 1.789 tỷ đồng; tổng tài sản đạt gần 29.000 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước và tăng khoảng 66% so với đầu năm 2007; tổng số vốn huy động đạt trên 25.000 tỷ đồng, tăng gần 9.000 tỷ đồng so với đầu năm với tốc độ tăng hơn 60%, trong đó vốn huy động từ dân cư đạt gần 15.000 tỷ đồng, tăng 66%; tổng dư nợ cho vay đạt gần 14.500 tỷ đồng, tăng 45% so với đầu năm. NHTMCP quốc tế Việt Nam - VIB tính đến hết tháng 8/2007, có tổng tài sản hơn 22.000 tỷ đồng; huy động vốn đạt gần 15.000 tỷ đồng, bằng 66% kế hoặch; dư nợ cho vay đạt 13.500 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch cả năm 2007; lợi nhuận trước thuế đạt 300 tỷ đồng. NHTMCP Quân Đội - MB đến hết tháng 9/2007, đạt tổng tài sản đạt gần 20.280 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch cả năm, tăng 61% so với cuối năm 2006; nguồn vốn huy động đạt 16.997 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch cả năm và dư nợ cho vay đạt 9.900 tỷ đồng, đạt 116,5% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 445 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch của cả năm 2007 và bằng 2,4 lần mức lợi nhuận đạt được cả năm 2006. NHTMCP Nhà Hà Nội - Habubank đến hết tháng 9/2007, đạt lợi nhuận trước thuế là 360 tỷ đồng, vượt mức lợi nhuận của cả năm 2006 và bằng 80% kế hoạch cả năm 2007; tổng tài sản đạt 18.497 tỷ đồng, tăng 57,4%; tổng số vốn huy động đạt 15.138 tỷ đồng, tăng hơn 65% so với đầu năm, dư nợ cho vay đạt 8.143 tỷ đồng. NHTMCP Hàng Hải đến hết tháng 9/2007, tổng tài sản đạt gần 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 172 tỷ đồng, gấp 1,6 lần lợi nhuận cả năm 2006. Hàng loạt NHTMCP khác, kể cả NHTMCP quy mô nhỏ, hay NHTMCP mới chuyển từ NHTMCP nông thôn lên NHTMCP đô thị,... cũng có kết quả kinh doanh ấn tượng trong 9 tháng đầu năm 2007. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, tính đến hết tháng 9-2007, các NHTMCP đạt mức tăng trưởng tổng tài sản hơn 50%, vốn huy động tăng 60,4%, dư nợ cho vay tăng 42,5%,... so với cùng kỳ năm trước; trong khi đó, các NHTMNN trên địa bàn chỉ tăng tương ứng lần lượt là 21,9% 27,0% và 24%. Tính đến hết tháng 9-2007, dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn huy động của ACB là 39,76%, MB là 58,2%, H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCải cách hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.doc
Tài liệu liên quan