Đề tài Cải cách thủ tục hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 5

Khái quát về Hải quan và yêu cầu cải Cách thủ tục Hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế 5

I Khái niệm về Hải quan và thủ tục Hải quan 5

1 Khái quát chung về Hải quan. 5

2 Thủ tục Hải quan 9

II Sự cần thiết cải cách thủ tục Hải quan 18

1 Yêu cầu nội tại của nền kinh tế 18

2 Hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu phải thực hiện cải cách thủ tục Hải quan 21

III Mục tiêu, yêu cầu của cải cách thủ tục Hải quan 28

1 Mục tiêu của cải cách thủ tục Hải quan 28

2 Yêu cầu cải cách thủ tục Hải quan 29

IV Kinh nghiệm của các nước về cải cách thủ tục Hải quan 29

1 Thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến thương mại quốc tế và qui chế Hải quan 29

2 Cải tiến cơ cấu tổ chức ngành Hải quan phục vụ hiện đại hóa và tinh giản tổ chức 33

3 Cải cách và hiện đại hóa bắt nguồn từ cơ chế điều hành và hệ thống bộ máy 34

4 Rút ra những vấn đề đáng lưu ý qua kinh nghiệm của một số nước trong quá trình cải cách thủ tục Hải quan 35

Chương 2 36

Thực trạng cải cách thủ tục Hải quan Việt Nam trong thời gian qua 36

I Thực trạng cải cách thủ tục hải quan Việt nam 36

1 Những cải cách về văn bản pháp luật thủ tục Hải quan 36

2 Cải cách thủ tục cấp phép cho hoạt động XNK 38

3 Cải cách về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu 40

4 Cải tiến qui trình thủ tục Hải quan 43

5 Hồ sơ Hải quan 51

6 Những cải cách quan trọng trong khâu tính thuế, thu thuế xuất nhập khẩu và các nguồn thu khác trong qui trình thủ tục Hải quan trên trên tinh thần hội nhập kinh tế 54

7 Những cải cách trong khâu kiểm hóa trong qui trình thủ tục Hải quan 61

8 Thông quan 65

9 Kiểm tra sau thông quan 66

II Một số thành tựu cải cách thủ tục Hải quan Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế 68

1 Đánh giá chung 68

2 Một số thành công trong hoạt động hội nhập quốc tế của ngành Hải quan trong thời gian qua 69

3 Tự động hóa thủ tục Hải quan 71

4 Cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính 72

5 Thực hiện dân chủ hóa công khai hóa thủ tục Hải quan 75

6 Đổi mới trong tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ 76

Chương 3 78

Phương hướng, biện pháp cải cách thủ tục Hải quan trong thời gian tới 78

I Phương hướng chung 78

II Những biện pháp, phương hướng cụ thể thực hiện cải cách thủ tục hải quan trong thời gian tới. 78

1 Khắc phục những vướng mắc tồn tại 78

2 Giải quyết một số vướng mắc của các cục Hải quan tỉnh, thành phố 81

3 Đẩy mạnh hoạt động của đại lý kinh doanh hoạt động Hải quan và đồng thời củng cố quản lý đối với các đại lý làm thủ tục Hải quan 84

4 Khắc phục một số tồn tại khác để thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Hải quan 84

5 Bổ sung, hoàn thiện những biện pháp nghiệp vụ mới trong công tác Hải quan 85

6 Tiếp tục cải cách bộ máy công quyền và cải cách đội ngũ công chức Hải quan 91

7 Tiếp tục tăng cường nghiên cứu, thực hiện các cam kết, công ước và tham gia vào các tổ chức quốc tế về lĩnh vực Hai quan 95

8 Biện pháp cải thiện mối quan hệ phối hợp của cơ quan Hải quan với cấp uỷ chính quyền địa phương và bộ, ngành liên quan 97

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải cách thủ tục hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Hải quan ngoài khu vực cửa khẩu (nơi doanh nghiệp mở tờ khai và làm thủ tục Hải quan chính) với cửa khẩu có hàng chuyển tiếp vì vậy thường xuyên xảu ra ách tắc do Hải quan nơi cửa khẩu làm tuỳ tiện, và thường gây khó dễ cho chủ hàng. Việc phối hợp trong nội bộ ngành Hải quan giữa các địa phương, các cửa khẩu vì vậy thiếu ăn ý. - Đối với hàng gia công, theo qui định phải mở sổ theo dõi hàng gia công cho mỗi hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng, mỗi khi xuất khẩu phải mang hàng mẫu đến Hải quan để đối chiếu định mức, cách làm này tuy chặt chẽ nhưng gây tốn kém thời gian cho các chủ hàng. Những bất cập nói trên, thức tế đã bị cộng đồng doanh nghiệp, dư luận báo chí, lãnh đạo Đảng và Nhà nước phản ánh đến ngành Hải quan. Vì vậy, việc hoàn thiện qui trình thủ tục Hải quan cho phù hợp là đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế- xã hội nước ta giai đoạn đó, Chính phủ đã ban hành văn bản thay thế Nghị định 171/HĐBT bằng Nghị định 16/1999/NĐ-CP. Để hướng dẫn thực hiện qui trình Hải quan theo Nghị định 16/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đã có Thông tư 01/1999/TT-TCHQ; Quyết định 197/1999/QĐ-TCHQ về quản lý hàng chuyển tiếp và địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu; Qui chế 111/ TCHQ-QLGS về dịch vụ thủ tục Hải quan và một số văn bản khác. Việc đổi mới, hoàn thiện qui trình thủ tục Hải quan nói trên đã tạo môi trường pháp lý để Hải quan xử lý thủ tục Hải quan cho các doanh nghiệp theo hướng đơn giản thuận tiện và rút ngắn thời gian hơn. Những cải cách đó, tuy đã có một bước cải cách mạnh về qui trình thủ tục Hải quan, nhưng bản thân nó chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Hải quan trong tình hình mới. Bước quyết định trong cải cách qui trình thủ tục Hải quan nói riêng và cơ bản cả ngành Hải quan nói chung hội tụ trong việc ra đời một văn bản pháp luật quan trọng và đã được sự nghiên cứu, quyết định của cả Đảng Nhà nước Tổng cục Hải quan, các Bộ ngành liên quan - đó chính là Luật Hải quan. Sau khi Luật Hải quan ra đời, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Nghị định 101/NĐ-CP về thủ tục Hải quan và Nghị định 102/NĐ-CP về kiểm tra sau thông quan, kèm theo đó là 12 Quyết định và hàng chục văn bản hướng dẫn về qui trình thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan, về giá tính thuế và kiểm tra sau thông quan. Trong đó các có các Quyết định quan trọng về qui trình thủ tục Hải quan như Quyết định số1494/2002/QĐ-TCHQ qui định thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu, Quyết định số 1495/2001/QĐ-TCHQ qui định về địa điểm làm thủ tục Hải quan và thủ tục Hải quan đối với hàng hóa chuyển của khẩu, và một số Quyết định quan trọng khác mà danh sách sẽ được nêu trong phụ lục 1. Luật Hải quan đã qui định rõ ràng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người khai Hải quan trong quá trình làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh. Đa số các doanh nghiệp XNK đã xác định được quyền và nghĩa vụ của mình, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu nội dung Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt các doanh nghiệp đều rất quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu nội dung cải cách qui trình thủ tục Hải quan quản lý các loại hình xuất nhập khẩu. Đa số các doanh nghiệp đều khẳng định rằng các qui trình thủ tục Hải quan đã đem lại cho doanh nghiệp nhiều yếu tố thuận lợi như giảm bớt thời gian làm thủ tục Hải quan cho từng lô hàng XNK, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi phương tiện vận tải của các doanh nghiệp. Gắn trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp trong khai báo làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XNK, doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật đều được quyết định thông quan hàng hóa XNK, phương tiện vận tải nhanh chóng. Các qui trình thủ tục Hải quan quản lý các loại hình xuất nhập khẩu được ban hành khoa học, mạch lạc, rõ ràng, đơn giản, theo từng loại hình xuất nhập khẩu, dễ dàng cho việc thực hiện. Trách nhiệm của từng công chức Hải quan được qui định cụ thể, rõ ràng trong từng khâu nghiệp vụ. Vì vậy vai trò trách nhiệm cá nhân được nâng cao, thời gian luân chuyển hồ sơ và hoàn thành thủ tục Hải quan cho từng lô hàng XNK nhanh hơn hẳn so với trước khi Luật Hải quan và các qui định hiện hành chưa được thực hiện. Cơ bản các lô hàng nhập khẩu được thông quan trong ngày, nhiều lô hàng được thông quan chỉ trong 20-30 phút; hàng xuất khẩu cơ bản được miễn kiểm tra. Qui trình thủ tục Hải quan đã cắt bỏ các khâu trung gian, hồ sơ Hải quan không phải luân chuyển qua các bộ phận không cần thiết. Khi doanh nghiệp đã hoàn thành xong thủ tục Hải quan khâu sau thì không phải quay trở lại khâu trước, hạn chế tối đa các doanh nghiệp làm thủ tục XNK phải tiếp xúc trực tiếp với công chức Hải quan; thủ tục quản lý ở khâu nào được kết thúc ở khâu đó. Một số cải cách mới trong qui trình thủ tục Hải quan đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế Tính phong phú và đa dạng của hoạt động xuất nhập khẩu được biểu hiện thông qua các loại hình xuất nhập khẩu. Để phục vụ cho công tác quản lý và tổ chức thực hiện được dễ dàng, thủ tục Hải quan được sắp xếp và phân chia theo từng loại hình cụ thể : . Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu . Hàng quá cảnh; hàng tham gia hội trợ, triển lãm; hàng tạm nhập tái xuất; hàng hóa XNK theo đường bưu chính; hàng hóa là tài sản di chuyển; hàng hóa trao đổi cư dân biên giới; hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, an ninh, quốc phòng; hành lý và ưu đãi miễn trừ về khai Hải quan, kiểm tra Hải quan; . Hàng hóa tại kho ngoại quan, kho bảo thuế; . Phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; Các loại hình xuất nhập khẩu truyền thống đã được pháp luật Hải quan qui định cụ thể về thủ tục Hải quan, và được các đối tượng liên quan nắm bắt tương đối rõ; sau đây tình hình thực hiện một số qui trình thủ tục với các loại hình tương đối mới, đáp ứng tính đa dạng, phong phú của thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế của nước ta, phù hợp với các qui định của luật Hải quan các nước ASEAN và của một số quốc gia khác trên thế giới. Hàng hóa xuất nhập khẩu theo đường chuyển phát nhanh Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường chuyển phát nhanh là một phương thức chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường máy bay. Theo phương thức này, hàng hóa có thể được thu gom từ nhiều chủ hàng bằng những vận đơn lẻ (HAWB), rồi tập hợp thành chuyến hàng để phát hành một vận đơn chủ (MAWB). Ngoài việc thực hiện qui định chung về các bước theo qui trình thủ tục Hải quan, Quyết định số 1550/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục Hải quan còn qui định về nơi làm thủ tục Hải quan, trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện dịch vụ này là phải thay mặt cho chủ hàng để làm thủ tục Hải quan cho hàng hóa XNK gồm: khai báo Hải quan, xuất trình hàng hóa để Hải quan kiểm tra, nộp thuế, lệ phí Hải quan, nhận và trả hàng cho chủ hàng theo phương thức từ cửa đến cửa. Điều đáng quan tâm ở đây là khai báo Hải quan: việc khai báo Hải quan được áp dụng hình thức khai theo chuyến bay, chuyến giao hàng hoặc ca làm việc ( gọi chung là chuyến giao hàng). Mỗi chuyến giao hàng, doanh nghiệp phải đăng ký một tờ khai Hải quan theo loại hình phi mậu dịch, để khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của nhiều chủ hàng theo chuyến hàng (vận đơn chủ ), và bản kê chi tiết hàng hóa của từng vận đơn lẻ. Như vậy về hình thức quản lý thì có thể coi là chặt chẽ, nhưng về nội dung thì khó thực hiện, nhất là việc kiểm tra Hải quan hiện nay thực hiện theo phương pháp kiểm tra xác suất hoặc miễn kiểm tra, hay là việc thực hiện các cam kết quốc tế về hài hòa hóa và đơn giản hóa thủ tục Hải quan, tất yếu phải dẫn đến việc hài hòa theo một thủ tục Hải quan chung chứ không có các chế độ riêng. Như vậy việc sớm áp dụng khai báo điện tử và kết nối mạng của Hải quan với doanh nghiệp thực hiện dịch vụ này là điều cần được quan tâm phát triển hơn nữa. Hàng hóa bán trong các cửa hàng miễn thuế Hàng hóa nhập khẩu để bán trong các cửa hàng miễn thuế (duty free shop) tại sân bay quốc tế hay trong nội điạ đều phải làm thủ tục Hải quan, theo đúng các bước trong qui trình nghiệp vụ Hải quan. Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam được phép bán tại các cửa hàng như bán trong thị trường nội địa, Hải quan không quản lý, làm thủ tục cho loại hàng này. Quyết định số 1549/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục Hải quan đã qui định cụ thể về việc quản lý đối với hàng hóa bán tại cửa hàng kinh doanh miễn thuế. Bản qui định này tập trung vào công công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, cũng như chế độ bán hàng, thanh quyết toán. Việc quản lý Hải quan được thực hiện theo hướng hiện đại, thông qua hệ thống mạng máy tính được kết nối giữa Hải quan với doanh nghiệp. Việc tính thuế khi nhập khẩu cũng được xác định chỉ phải thực hiện đối với phần vượt, trong trường hợp mặt hàng nhập khẩu để bán cho người nhập cảnh có đơn giá vượt quá tiêu chuẩn hành lý nhập khẩu miễn thuế ban hành kèm theo quyết định số 19/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chứng từ hóa đơn bán hàng và trách nhiệm của nhân viên bán hàng cũng được qui định rõ ràng theo hướng nâng cao trách nhiệm cá nhân. Hàng sản xuất trong nước được bán tại cửa hàng miễn thuế không phải làm thủ tục Hải quan, qui định này mặc dù xuất phát từ đặc điểm kinh doanh loại hình này là các mặt hàng nhỏ, lẻ, mang tính chất bách hóa và phù hợp chính sách khuyến khích xuất khẩu, tận thu ngoại tệ trực tiếp, nhưng xét về nguyên tắc thì không phù hợp với Luật Hải quan. Hàng hóa này, về bản chất là được đưa ra nước ngoài, mà theo Luật Hải quan mọi hành lý, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đều phải làm thủ tục Hải quan. Do vậy, thủ tục Hải quan vẫn phải thực hiện để đảm bảo quản lý nhà nước, nghĩa là vẫn thực hiện kê khai Hải quan nhưng có thể sử dụng hình thức khai báo điện tử. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương thức thương mại điện tử Loại hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bằng phương thức thương mại điện tử là một lĩnh vực mới với nước ta. Việt Nam đã ký kết Hiệp định ASEAN điện tử (E-ASEAN); ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Chỉ thị số 58/CT-TƯ ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chính phủ cũng có Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán; hiện nay Tổng cục Hải quan đang soạn thảo và trình Chính phủ ban hành quyết định về khai báo Hải quan điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục Hải quan. Điều 39 Luật Hải quan Việt Nam qui định về nguyên tắc “hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương thức thương mại điện tử phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan” Thương mại điện tử theo nghĩa rộng có thể hiểu là tất cả các hoạt động mang tính thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc điện tử như điện thoại, fax, telex, hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử, Internet..; theo nghĩa hẹp có thể hiểu là bao gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính Internet. Về mặt pháp lý, các hoạt động thương mại được các bên tham gia thực hiện bằng phương tiện điện tử như điện thoại, fax, telex đã được ghi nhận và được coi là có giá trị hợp đồng; nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ và các văn bản của Tổng cục Hải quan qui định về thủ tục Hải quan, các văn bản về thuế của Bộ Tài chính như Thông tư số 08/2003/TT-BTC ngày 23/01/2002 qui định về việc áp giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thương, đều ghi nhận điều này. Vấn đề đặt ra hiện nay là việc điều chỉnh các hoạt động thương mại thực hiện thông quạ mạng Internet. Vấn đề này thực sự trở thành một vấn đề đáng quan tâm của ngành Hải quan, nhất là với việc làm thủ tục Hải quan thế nào đối với các sản phẩm và dịch vụ được chuyển giao ngay trên môi trường điện tử như phần mềm máy tính, các chương trình giải trí, âm nhạc, phim ảnh Xét trong lĩnh vực thuế quan, một số nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ đã đưa ra quan điểm về một môi trường thương mại điện tử phi thuế quan, và sẽ thông qua tổ chức hoặc diễn đàn quốc tế như WTO để xây dựng thành nguyên tắc chung có thể áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Thủ tục Hải quan có liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Thực hiện Công ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ TRIPs trong lĩnh vực có liên quan đến thương mại Việt Nam tham gia tại điều 51 mục 4 chương III, qui định về việc Hải quan các nước thành viên chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với hàng hóa XNK vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ( Agreement on trade –Related Aspects ò Interllectual Property Rights –tài liệu của Tổ chức bản quyền thể giới). Hiệp định Thương mại Việt Nam –Hoa Kỳ, các điều 11, điêu12, điều 13 và 15 chương II qui định cụ thể việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, “cơ quan Hải quan của một bên, khi nhận đơn nộp theo thủ tục qui định phù hợp với điều này, có thể đình chỉ việc thông quan hàng hóa liên quan đến kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, mạch tích hợp điện tử” Luật Hải quan Việt Nam đã dành mục gồm các điều từ 57 đến 59 qui định về nguyên tắc tạm dừng làm thủ tục Hải quan, điều kiện đề nghị tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Điều 14 Nghị định 101/2001/NĐ-CP qui định chi tiết thủ tục tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hồ sơ Hải quan Hồ sơ làm thủ tục Hải quan hiện hành Theo Quyết định số 1494/QĐ-TCHQ và Nghị định 101/NĐ-CP tổ chức cá nhân khi đến cơ quan Hải quan làm thủ tục khai báo Hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thì phải hoàn thành bộ hồ sơ Hải quan hiện nay, bộ hồ sơ này gồm những chứng từ phải nộp và chứng từ phải xuất trình (cụ thể tham khảo tại phụ lục 4) Hồ sơ làm thủ tục Hải quan hiện hành có những ưu điểm Hồ sơ Hải quan hiện hành thực sự có nhiều ưu điểm gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho người khai Hải quan hơn hẳn hồ sơ Hải quan qui định trong Quyết định 258/TCHQ và qui định của Thông tư 01/1999/TCHQ hướng dẫn về thủ tục Hải quan qui định tại nghị định 16/1999/NĐ-CP. - Hiện nay người khai Hải quan chỉ cân nộp bản kê chi tiết về hàng hóa trong trường hợp hàng không đồng nhất, trong khi đó nếu theo qui trình 258 thi bản kê chi tiết là chứng từ bắt buộc phải nộp. - Một số giấy tờ theo Thông tư 01 phải nộp 3 bản như tờ khai Hải quan 3 bản chính, bản kê chi tiết hàng hóa và hóa đơn thương mại 1 bản chính và 2 bản sao đã được đổi thành 2 bản, thực hiện điều này đã tránh được sự thừa giấy tờ không cần thiết gây tốn kém cho doanh nghiệp và cồng kềnh cho việc lưu trữ Hải quan. Tờ khai Hải quan Tờ khai Hải quan là tiêu chí rất quan trọng đối với cả Hải quan và doanh nghiệp, bên cạnh đó là cả đối với sự thống nhất và dễ dàng cho việc hội nhập quốc tế trong hoạt động ngoại thương, chính vì vậy, Tổng cục Hải quan rất quan tâm đến việc xây dựng mẫu tờ khai hoàn chỉnh, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó tạo điều kiền dễ dàng hơn trong nghiệp vụ thủ tục Hải quan, giúp cho việc quản lý tốt hơn, cập nhật khối lượng hàng hóa XNK hàng ngày. Từ khi ban hành tờ khai đầu tiên đến nay, tờ khai Hải quan đã có một số thay đổi để phù hợp với sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu. Việc ban hành và áp dụng tờ khai hàng hóa XNK: Với tốc độ ngày càng tăng của hàng hóa XNK sau khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, để đáp ứng cho việc làm thủ tục Hải quan, Tổng cục Hải quan đã ban hành một số loại tờ khai hàng hóa XNK năm 1996, ký hiệu là HQ96-XNK với đặc điểm chung là: - Mỗi loại hình có 1 tờ khai khác nhau - Trên tờ khai có tiếng Việt và tiếng Anh - Khai báo dễ dàng đầy đủ các yêu cầu về quản lý Hải quan - Có ô để người làm thủ tục hải quan ghi ý kiến của mình phản ánh kết quả làm thủ tục Hải quan và các vấn đề khác nếu có. Khi ra đời, tờ khai HQ96 đã tạo thuận tiện, dễ dàng cho người khai và phát huy tốt những yêu cầu sử dụng. Đến năm 1998, Nhà nước ban hành nhiều chính sách mới và cơ chế mới về thu nộp thuế và thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, sau đó là thuế GTGT, thì nội dung tờ khai HQ96 không còn thích hợp, Tổng cục Hải quan đã ban hành mẫu tờ khai mới HQ99-XNK kèm theo Quyết định 388/1998/QĐ-TCHQ ngày 17/11/1998. Tuy nhiên, sau một thời gian ban hành, tờ khai HQ99-XNK đã bộc lộ nhiều nhược điểm gây khó khăn cho người sử dụng. Rất nhiều doanh nghiệp lúng túng khi sử dụng tờ khai này, thậm chí có doanh nghiệp khi mở tờ khai phải khai đi khai lại nhiều lần mới được chấp nhận. *Nhược điểm của tờ khai HQ99-XNK: Do dùng chung một mẫu tờ khai cho hai loại hình XNK nên khó phân biệt loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Tên tiêu chí trên tờ khai và phụ lục không tương đồng về mặt nội dung. Một tờ khai chỉ có thể dùng để khai báo cho một mặt hàng, nếu lô hàng nhiều mặt hàng phải khai thêm phần phụ lục, ngoài ra nếu tờ khai tẩy xoá thì không có giá trị pháp lý. Phần tính thuế của cơ quan Hải quan chỉ có thể tính lại lần thứ nhất, những lần sau không có chỗ để tính . - Những nhược điểm của tờ khai HQ99-XNK khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết những bất hợp lý của mẫu tờ khai nay, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục giám sát quản lý kết hợp với Cục kiểm tra thu thuế nghiên cứu xây dựng mẫu tờ khai mới. Cho đến nay sau nhiều lần sửa đổi và sự ban hành của rất nhiều qui định mới về nghiệp vụ Hải quan, sự ra đời của Luật Hải quan và những văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan, hiện tại Hải quan đang sử dung mẫu tờ khai HQ/2002. - Tờ khai mới HQ2002 đã thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm của chủ hàng trong việc khai báo và tính thuế, đáp ứng yêu cầu thông quan hàng hóa XNK đồng thời đảm bảo cho Hải quan thực hiện tốt công tác quản lý, thống kê nhà nước về Hải quan và đáp ứng yêu cầu phù hợp với sự đổi mới nghiệp vụ Hải quan trong thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực về Hải quan. - Mẫu tờ khai mới đã có ghi rõ đơn vị làm thủ tục Hải quan, đại diện doanh nghiệp có thể ghi ý kiến xác nhận kết quả kiểm tra hàng hóa XNK, doanh nghiệp có thể ký xác nhận đồng ý với kết quả kiểm hóa thực tế của Hải quan. Qua một thời gian áp dụng, tờ khai HQ2002 đã cho thấy những kết quả tốt, dễ dàng cho người sử dụng và cơ quan Hải quan, thích hợp với những đổi mới trong cải cách Hải quan, cũng như những thay đổi trong môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế. *Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tờ khai mới cũng còn có một số điểm có thể gây khó khăn cho người sử dụng và quản lý của cơ quan Hải quan như: Tờ khai Hải quan và phụ lục tờ khai không có ô, mục điều chỉnh tính lại thuế khi chủ hàng nộp bổ sung C/O ưu đãi. Phụ lục tờ khai nhập khẩu chỉ có 9 dòng trong, khi đó nhiều trường hợp lô hàng nhập khẩu có rất nhiều mặt hàng (lên đến 200 mặt hàng như tờ khai phụ tùng ô tô của công ty Toyota), chủ hàng có được phép tự xây dựng phụ lục tờ khai theo các tiêu chí của Hải quan hay không điều này cần được xem xét. Điểm a khoản 4 điều 7 Nghị định 101/NĐ-CP qui định “ người khai Hải quan được đăng ký tờ khai Hải quan đối với hàng nhập khẩu trước khi hàng hóa đến cửa khẩu trong thời hạn qui định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa XNK” Theo điểm một phần i mục C Thông tư 172/1998/TT-BTC hướng dẫn luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu: quá 15 ngày kể từ ngày nộp tờ khai hàng hóa nhập khẩu mà chưa có hàng thực nhập khẩu thì tờ khai Hải quan đã nộp không còn giá trị làm thủ tục Hải quan. Tuy nhiên, Luật Hải quan không có qui định về việc đăng ký tờ khai Hải quan đối với hàng nhập khẩu trước khi hàng hóa đến cửa khẩu, mà chỉ qui định người khai Hải quan phải khai, và nộp tờ khai Hải quan đối với hàng nhập khẩu trong thời hạn là 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu tại điều 18 của Luật Hải quan. Điểm c khoản 4 điều 7 trên còn qui định chính sách thuế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu thực hiện theo qui định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu thực tế hàng hóa. Theo điều 4 Nghị định số 94/1998 qui định thời điểm tính thuế xuất nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hàng XNK với cơ quan Hải quan. Những mâu thuẫn, chống chéo trong các văn bản pháp luật nói trên cần được xem xét và sửa đổi để tạo sự dễ dàng cho cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan trong việc thực hiện. Những cải cách quan trọng trong khâu tính thuế, thu thuế xuất nhập khẩu và các nguồn thu khác trong qui trình thủ tục Hải quan trên trên tinh thần hội nhập kinh tế Phân loại hàng hóa và điều chỉnh thuế quan theo hướng áp dụng Công ước HS Một trong những khâu quan trọng hàng đầu và luôn được quan tâm đến trong hoạt động của Hải quan trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới cũng như tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới - đó chính là vấn đề thuế quan. Thuế quan là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh XNK, đồng thời cũng ảnh hưởng đền giá cả, sản xuất và tiêu dùng trong nước. Trong lĩnh vực Hải quan, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập tự do hóa thương mại cùng với việc tham gia các tổ chức khu vực và thế giới của Việt Nam thì việc xác định mã số, thuế suất là vấn đề mang tính thời sự . Với việc thực hiện những nghĩa vụ và qui tắc bắt buộc về thuế quan trong APEC, ASEAN, trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, và Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán để ra nhập WTO thì việc tra cứu để xác định mã số hàng hóa (còn gọi là mã số Hải quan- Customs code) từ đó định ra thuế suất cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo danh mục hàng hóa HS của Tổ chức Hải quan thế giới là một bước cải cách thủ tục Hải quan quan trọng trong tiến trình hội nhập hiện nay. Công ước HS là Công ước về Hệ thống điều hòa phân loại và mã hóa hàng hóa do Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới nay là Tổ chức Hải quan thế giới ban hành năm 1983, sau gần 10 năm nghiên cứu (1976-1983), và là sản phẩm trí tuệ của tập thể của 60 đại biểu Hải quan các nước thành viên sáng lập và 20 tổ chức quốc tế. Với tư cách là một ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hóa. Công ước HS không những tạo điều kiện thuận lợi trong các cuộc đàm phán thương mại, thúc đẩy công cuộc cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tốc độ hòa nhập với khu vực và thế giới mà còn góp phần quan trọng trong công cuộc tự động hóa và hiện đại hóa thủ tục Hải quan, góp phần đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp. Việc áp dụng HS tại Việt Nam Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trong ban hành và bổ sung, sửa đổi Danh mục biểu thuế Việt Nam, trong đó vai trò của Hải quan chỉ được xem như cơ quan thực hiện áp dụng Danh mục biểu thuế đối với các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Trách nhiệm về chính sách được chia làm hai phần: Tổng cục thuế thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đối với Danh mục phân loại hàng hóa trong Biểu thuế (Danh mục biểu thuế XNK Việt Nam cấp độ 8 chữ số dựa trên mã HS ); và Tổng cục thống kê cơ quan thuộc Chính phủ, chịu trách nhiệm về những yếu tố phân loại thống kê (Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam cấp độ 6 chữ số) ở cấp độ 6 chữ số, Danh mục Biểu thuế XNK Việt Nam theo các nguyên tắc của HS những không có các chú giải Phần, chú giải Chương hoặc chú giải Giải thích. Hai chữ số tiếp theo không nhất thiết phải tuân thủ theo các nguyên tắc của HS, thông thường được xây dựng dựa trên mục đích sử dụng của hàng hóa, dựa trên các danh mục Biểu thuế của các nước ASEAN khác và ý kiến vận động của doanh nghiệp. Từ góc độ áp dụng thực tế, trước tiên Việt Nam vẫn dựa trên Danh mục Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam, phục phụ cho tham khảo, Hải quan và doanh nghiệp thường sử dụng Danh mục thống kê hàng hóa XNK do Hải quan xây dựng trong các năm từ 1994 đến 1996 và do Tổng cục Thống kê ban hành, được gọi là “sách xanh”. Cuốn này được hiệu chỉnh năm 1999 để sửa đổi những điểm không phù hợp, nhất quán. Năm 1998, theo cam kết Việt Nam thực hiện HS vào 1/1/2000, Chính phủ đã giao Tổng cục Hải quan làm đầu mối để thực hiện phiên bản HS 1996 để tiến đến điều chỉnh Biểu thuế Việt Nam phù hợp với HS, điều chỉnh Danh mục Thống kê phù hợp với HS, đảm bảo rằng việc thực hiện HS được đưa vào trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Mặc dù Hải quan đã được giao chủ trì trong thực hiện công việc này, vẫn có sự không thống nhất giữa các cơ quan liên quan và trong nội bộ Hải quan về các yêu cầu và tiến trình làm việc. Một trong những khó khăn là Bộ Tài chính không chấp nhận đưa các Chú giải Phần, chú giải Chương và chú Giải thích vào Danh mục Biểu thuế- điều này có nghĩa là chưa thực hiện được đầy đủ hệ thống HS. Trong năm 2000, căn cứ Quyết định số 49/QĐ-CTN của chủ tịch nước về việc tham gia Công ước HS và ý kiến của chính phủ tại công văn số 507/ CP-QHQT ngày 7/5/1998 về việc triển khai thực hiện quyết định tham gia Công ước HS, Tổng cục Hải quan đã dự thảo Nghị định của Chính phủ qui định thực hiện Công ước HS, dự thảo Nghị định này đã được các Bộ, ngành liên quan tham gia ý kiến, đã được Bộ Tư pháp thẩm định tại công văn số 01/TP/PLHQ/HTQT ngày 2/1/2001. Tổng cục Hải quan cũng có tờ trình Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5248/TCHQ-THTK ngày 9/11/2000 về việc ban hành Nghị định thực hiện Công ước HS. Sau khi Luật Hải quan được Quốc hội thông qua, điều 72 Luật Hải quan qui định về việc phân loại hàng hóa giao cho Chính phủ qui định cụ thể về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thực chất, việc triển khai thực hiện Công ước HS là một bộ phận chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan tot nghiep-Linh.doc
Tài liệu liên quan