LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1.TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP : 3
1.1.1.1. Một số khái niệm về tiền lương : 3
1.1.1.2. Bản chất của tiền lương: 6
1.1.2.Các chức năng của tiền lương: 7
1.1.2.1. Chức năng thước đo giá trị: 7
1.1.2.2. Chức năng tái sản xuất sức lao động: 8
1.1.2.3. Chức năng kích thích lợi ích vất chất đối với người lao động: 8
1.1.2.4. Chức năng bảo hiểm tích luỹ: 9
1.1.2.5. Chức năng xã hội: 9
1.1.3. Các hình thức trả lương: 9
1.1.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian: 9
1.1.3.2. Trả lương theo năng suất lao động: 10
1.1.4. Vai trò của tiền lương trong doanh nghiệp: 14
1.2. Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp: 15
1.2.1. Mục đích và yêu cầu của chính sách tiền lương trong doanh nghiệp: 15
1.2.1.1. Mục đích của chính sách tiền lương trong doanh nghiệp: 15
1.2.1.2. Yêu cầu của chính sách tiền lương: 15
1.2.2. Các căn cứ xây dựng chính sách tiền lương: 17
1.2.2.1. Những quy định của Nhà nước: 17
1.2.2.2. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp: 17
1.2.2.3. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: 17
1.2.2.4. Thị trường lao động: 18
1.2.3.Các nội dung cơ bản của chính sách tiền lương: 18
1.2.3.1. Mức lương tối thiểu: 18
1.2.3.2. Hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp: 20
1.2.3.3. Quy chế trả lương trong doanh nghiệp: 21
1.3. Tổ chức công tác trả lương trong doanh nghiệp: 22
1.3.1. Đánh giá thành tích của nhân viên: 22
1.3.1.1. Xây dựng hệ thống đánh giá thành tích công tác của nhân viên: 22
1.3.1.2. Tổ chức đánh giá thành tích của nhân viên: 23
1.3.2. Tổ chức công tác tính lương cho nhân viên: 24
1.3.3. Tổ chức công tác phát lương cho nhân viên: 28
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải cải thiện công tác trả lương trong các doanh nghiệp: 29
1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc trả lương trong các doanh nghiệp: 29
1.4.1.1. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến việc trả lương trong các doanh nghiệp: 29
1.4.1.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến việc trả lương trong các doanh nghiệp: 31
1.4.2. Sự cần thiết phải cải thiện công tác trả lương trong các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay: 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY VÀ QUẢNG CÁO VIỆT 36
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MAY VÀ QUẢNG CÁO VIỆT: 36
2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MAY VÀ QUẢNG CÁO VIỆT: 36
2.1.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY: 37
2.1.2.1. Chức năng của công ty : 37
2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty: 38
2.1.3. Cơ cấu bộ máy của công ty: 39
2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy của công ty: 39
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp: 39
2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua: 41
2.1.4.1. Đặc điểm về nghành nghề kinh doanh của công ty: 41
2.1.4.2. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh của công ty: 42
2.1.4.3. Đặc điểm về thị trường kinh doanh của công ty: 42
2.1.4.4. Đặc điểm về công nghệ kinh doanh của công ty: 43
2.1.5. Môi trường kinh doanh của công ty: 43
2.1.5.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài: 43
2.1.5.2. Môi trường kinh doanh bên trong: 45
2.2. Phân tích và đánh giá tình hình sử dụng lao động và quỹ lương tại Công ty May và Quảng cáo việt : 50
2.2.1.Phân tích tình hình sử dụng lao động tại Công ty May và Quảng cáo Việt : 50
2.2.2. Phân tích và đánh giá tình hình sử dụng quỹ lương tại doanh nghiệp: 52
2.3. Phân tích và đánh giá công tác tiền lương của Công ty May và Quảng cáo việt: 54
2.3.1. Các hình thức trả lương đang được áp dụng tại Công ty May và Quảng cáo Việt: 54
2.3.1.1.Hình thức trả lương theo thời gian : 54
2.3.1.2.Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp: 56
2.3.1.3.Hình thức trả lương khoán sản phẩm tập thể: 56
2.3.2. Phân tích và đánh giá chính sách tiền lương của Công ty May và Quảng cáo Việt : 57
2.3.2.1. Phân tích và đánh giá mức lương tối thiểu áp dụng tại công ty : 57
2.3.2.2. Phân tích và đánh giá hệ thống thang bảng lương hiện hành tại Công ty May và Quảng cáo Việt : 58
2.3.2.3. Phân tích và đánh giá quy chế trả lương của Công ty May và Quảng cáo Việt : 60
2.3.3.Phân tích và đánh giá công tác trả lương tại Công ty May và Quảng cáo Việt: 62
2.3.3.1.Đối với công tác đánh giá thành tích của nhân viên tại công ty: 62
2.3.3.2.Đối với công tác tính lương cho nhân viên tại công ty: 64
2.3.3.3.Đối với công tác phát lương tại công ty: 74
2.5. Đánh giá chung về công tác trả lương tại Công ty May và Quảng cáo Việt : 76
2.5.1. Những thành tựu đã đạt được : 76
2.5.2. Những hạn chế: 78
2.5.3. Nguyên nhân: 79
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY VÀ QUẢNG CÁO VIỆT 81
3.1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY MAY VÀ QUẢNG CÁO VIỆT TỪ NAY ĐẾN 2010: 81
3.1.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT: 81
3.1.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ: 82
3.1.2.1.Lĩnh vực xuất nhập khẩu: 82
3.1.2.2.Lĩnh vực đầu tư tài chính: 82
3.1.2.3. Lĩnh vực quảng cáo : 83
3.1.2.4.Nhu cầu vốn đầu tư phát triển: 83
3.1.2.5.Cải thiện và nâng cao đời sống vật chất , tinh thần cho người lao động: 84
3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác trả lương tại Công ty May và Quảng cáo Việt: 85
3.2.1. Các biện pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương cho người lao động: 85
3.2.2. Các giải pháp nhằm cải thiện chính sách tiền lương: 87
3.2.2.1. Xây dựng tốt công tác định mức lao động: 87
3.2.2.2. Hoàn thiện quy chế trả lương 89
3.2.3. Các giải pháp nhằm cải thiện công tác tổ chức trả lương: 89
3.2.3.1.Điều chỉnh hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thành tích đối với nhân viên: 89
3.2.3.2. Hoàn thiện công tác xác định đơn giá tiền lương: 90
3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ cho công tác trả lương: 92
3.2.4.1.Nâng cao hiệu quả công tác phân tích công việc để làm cơ sở cho việc đánh giá thành tích của nhân viên: 92
3.2.4.2. Bố trí , sắp xếp lại lao động một cách hợp lý : 94
3.2.4.3. Hoàn thiện công tác thống kê , kiểm tra , nghiệm thu sản phẩm 96
3.2.5. Một số kiến nghị đối với nhà nước: 97
3.2.5.1. Kiềm chế lạm phát , bình ổn giá cả: 97
3.2.5.2. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn: 98
3.2.5.2. Một số kiến nghị khác : 99
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Bảng 7: Thực trạng sử dụng lao động tại công ty năm 2006
112 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải thiện công tác trả lương tại Công ty May và Quảng cáo Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của công ty đồng thời cũng góp phần nâng cao uy tín của công ty khi tham gia hợp tác với các doanh nghiệp khác.
Để đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm được sản xuất ra thì hầu hết các nguyên liệu chính đều được nhập khẩu từ các nhà cung ứng có uy tín của Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc... Khi công ty có yêu cầu về nguyên liệu đặc biệt khi công ty có yêu cầu gấp để đáp ứng các hợp đồng lớn trong thời gian ngắn thì các nhà cung ứng của công ty đều đáp ứng kịp thời và đầy đủ.
Công ty May và Quảng cáo Việt hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực may mặc - là lĩnh vực đang được nhà nước rất quan tâm và khuyến khích phát triển bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, may mặc là một trong những ngành đem lại cho đất nước lượng ngoại tệ lớn vì vậy nó rất được nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển.
Thứ hai, lĩnh vực may mặc là lĩnh vực góp phần giải quyết được công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với chính sách lao động của nhà nước.
Bên cạnh những thuận lợi đã kể trên, công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn như:
Thứ nhất, mặc dù đã thực hiện chế độ một cửa một con dấu song các thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà gây nhiều khó khăn, trở ngại cho công ty
Thứ hai, tham gia trong lĩnh vực may mặc của Việt Nam còn có rất nhiều doanh nghiệp lớn như công ty may Việt Tiến, May 10, May Chiến Thắng... Hầu hết các công ty này đều là các công ty của nhà nước hoạt động lâu năm trên thị trường nên chiếm thị phần lớn ở thị trường trong nước và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Chính vì vậy họ đã thực sự trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của công ty.
2.1.5.2. Môi trường kinh doanh bên trong:
Cùng với các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài thì cũng có rất nhiều yếu tố thuộc về bản thân công ty tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua trong đó có những nhân tố chủ yếu như:
a. Về lao động:
Do hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển nên quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng. Để đáp ứng yêu cầu đó thì số công nhân viên của công ty cũng ngày càng tăng lên và cơ cấu công nhân viên của công ty cũng có sự thay đổi lớn qua các năm.
Không chỉ tăng lên về số lượng, chất lượng lao động của công ty cũng ngày càng được cải thiện. Điều này đã giúp công ty có thể hoàn thành được những đơn đặt hàng lớn trong một thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm giao cho khách hàng.
b. Về vốn và công nghệ sản xuất:
Ngay từ khi đi vào hoạt động số vốn đưa vào hoạt động kinh doanh của công ty là 1 tỷ đồng và số vốn này không ngừng tăng lên qua các năm:
Bảng 2 : Tình hình sử dụng vốn của công ty từ 2004 đến 2005
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh 2004/2005
So sánh 2005/2006
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tổng số vốn
4.200
5.400
9.800
1.200
28,57
4.400
81,48
Vốn cố định
2.400
2.600
3.600
200
8,33
1.000
38,46
Vốn lưu động
1.800
2.800
6.200
1.000
55,56
3.400
121,43
(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng: tổng số vốn nói chung của công ty tăng mạnh qua các năm. Năm 2005 tổng số vốn đưa vào hoạt động kinh doanh của công ty tăng 28,57% tương ứng với 1.200 triệu đồng so với năm 2004. Đặc biệt năm 2006 số vốn này đã tăng 81,48% so với năm 2005 tức là tăng 4.400 triệu đồng. Do luôn nhận được các đơn đặt hàng mới với số lượng lớn nên số vốn lưu động dùng để mua nguyên vật liệu tăng lên nhanh chóng. Số vốn cố định cũng tăng lên liên tục (tăng 38,46% so với năm 2005) và năm sau luôn cao hơn năm trước. Sở dĩ có điều này là do công ty đã đề ra chiến lược không ngừng đổi mới máy móc công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy mà hiện nay Công ty May và Quảng cáo Việt đang sở hữu một hệ thống máy móc thiết bị rất hiện đại. Hầu hết các máy móc thiết bị của công ty đều được nhập khẩu từ các nước có nền công nghệ phát triển cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...
c. Văn hoá doanh nghiệp:
Những thành công đã đạt được trong những năm qua của công ty có một nguyên nhân không nhỏ là nhờ vào môi trường văn hoá, tinh thần mà công ty đã tạo ra cho cán bộ công nhân viên trong công ty, ví dụ như:
Tổ chức cho người lao động mặc đồng phục khi làm việc tại công ty.
Tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống của doanh nghiệp
Công ty đã xây dựng một phòng y tế với 2 bác sỹ để thường xuyên chăm sóc sức khoẻ cho người lao động và định kỳ kiểm tra sức khoẻ của người lao động.
Hàng năm tổ chức các buổi tham quan, nghỉ mát cho người lao động và gia đình của họ. v..v..
2.1.6. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty :
Do ngay từ khi mới thành lập công ty đã xác định thị trường nước ngoài là thị trường chính của công ty chính vì vậy thị trường đầu ra của công ty là tương đối rộng lớn.
Bảng 3 : Tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty
Đơn vị : Chiếc
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh 2004/2005
So sánh 2005/2006
Tuyệt
đối
Tương đối(%)
Tương đối
Tuyệt đối(%)
SP nam
560.000
620.000
700.000
60.000
10,7
80.000
12,9
SP nữ
150.000
180.000
200.000
30.000
20
20.000
11,11
SP trẻ em
10.000
15.000
25.000
5.000
50
10.000
66,67
Tổng SP
720.000
815.000
925.000
95.000
13,19
90.000
11,04
(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm qua là khá tốt. Số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2005 mức tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng 13,19% so với năm 2006 tương ứng với 95.000 sản phẩm. Sở dĩ có được kết quả như vậy là nhờ tình hình tiêu thụ sản phẩm ở cả 3 nhóm khách hàng đều tăng lên trong đó tốc độ tăng ở khu vực trẻ em là lớn nhất. Tương tự như vậy, năm 2006 mức tiêu thụ sản phẩm tiếp tục tăng lên và tăng 13,49% tương ứng với 110.000 sản phẩm so với năm 2005.
Như đã nêu trên, mặc dù mới hoạt động trong một thời gian ngắn song nhờ có sự giúp đỡ của các chuyên gia Hàn Quốc lên việc xâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới của công ty là tương đối dễ dàng. Hầu hết các sản phẩm của công ty đều được các thị trường khó tính như Mỹ, Canada... chấp nhận.
Bảng 4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty tại các thị trường
Đơn vị : Chiếc
Thị trường
2004
2005
2006
So sánh2004/2005
So sánh2005/2006
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Mỹ
420.000
490.000
550.000
70.000
16,67
60.000
12,24
Châu Âu
240.000
260.000
300.000
20.000
8,33
40.000
15,38
Châu á
60.000
65.000
75.000
5.000
8,33
10.000
15,38
Tổng SP
720.000
815.000
925.000
95.000
13,19
110.000
13,49
( Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu )
Với sự nỗ lực của bản thân công ty cùng với những thuận lợi do môi trường kinh doanh mang lại, trong những năm qua hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng phát triển.
Từ bảng 5 có thể thấy rằng kết quả kinh doanh của công ty liên tục tăng lên. Năm 2005 tổng lợi nhuận trước thuế tăng 52,72% tương ứng với 538.840.777 đồng so với năm 2004. Có được điều này là do:
Công ty đã mở rộng thị trường bằng hình thức mở văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty đã đảm bảo thường xuyên kịp thời tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức.
Tổ chức sản xuất tại nhà máy may Hải Dương đã đi vào ổn định, chất lượng sản phẩm đảm bảo, giữ vững uy tín hợp đồng.
Nhờ đó mà Công ty May và Quảng cáo Việt ngày càng thực hiện được nhiều hơn nghĩa vụ đối với nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm2005 thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty nộp vào ngân sách nhà nước đã tăng 52,72% tương ứng với 150.875.350 đồng. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng tổng lợi nhuận tăng lên chủ yếu là do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại. Năm 2004 hoạt động kinh doanh tài chính đã làm công ty lỗ 68.041.250 đồng. Chính vì vậy năm 2005 công ty đã không tham gia kinh doanh trong lĩnh vực tài chính nữa do đó hoạt động kinh doanh tài chính của công ty không mang lại lợi nhuận. Mặt khác nhà máy may Hải Dương mới được đầu tư và đi vào hoạt động sản xuất thử từ tháng 6/2004, công suất thiết bị và năng suất lao động còn hạn chế nên các chi phí ban đầu cao.
Tương tự như năm 2005, năm 2006 tổng lợi nhuận trước thuế tăng 32,94% tương ứng với 514.182.800 đồng so với năm trước. Trong năm này hoạt động kinh doanh tài chính bắt đầu được khôi phục trở lại và đóng góp 9.519.400 đồng vào tổng lợi nhuận thu được của công ty tuy nhiên mức độ đóng góp là chưa nhiều. Chính vì vậy trong những năm tới công ty cần quan tâm hơn đến lĩnh vực kinh doanh tài chính.
Cũng từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng hiện nay công ty đang tồn tại 2 vấn đề lớn đòi hỏi cần phải giải quyết:
Thứ nhất: mặc dù kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hàng năm có tăng lên song tốc độ tăng của năm sau lại thấp hơn so với năm trước.
Thứ hai: Tình hình quản lý chi phí đặc biệt là chi phí tài chính và chi phí khác của công ty chưa được thực hiện tốt. Chi phí bỏ ra lớn nhưng lại không đem lại hiệu quả cao cho công ty thậm chí còn làm sụt giảm kết quả kinh doanh chung của công ty .
2.2. Phân tích và đánh giá tình hình sử dụng lao động và quỹ lương tại Công ty May và Quảng cáo việt :
2.2.1.Phân tích tình hình sử dụng lao động tại Công ty May và Quảng cáo Việt :
Bảng 6 : Tình hình sử dụng lao động tại công ty từ năm 2004 - 2005
Đơn vị : người
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh2004/2005
So sánh2005/2006
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tổng số lao động
496
518
529
72
14,52
11
2,12
LĐ thường xuyên
422
475
497
53
12,56
22
4,63
LĐ thời vụ
74
43
22
-31
-45,94
-21
-48,83
(Nguồn: Tổ chức hành chính )
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng tổng số lao động của công ty tăng lên qua các năm song không có sự biến động lớn. Năm 2005 tổng số lao động toàn công ty tăng 14,52% tương ứng với 72 người so với năm 2004 trong đó số lao động thường xuyên tăng 12,56% tương ứng với 53 người và số lao thời vụ giảm 45,94% tương ứng với 31 người. Tương tự như vậy tổng số lao động năm 2006 tiếp tục tăng lên và tăng 2,12% tương ứng với 11 người trong đó số lao động thường xuyên tăng 4,63% tương ứng với 22 người và số lao động thời vụ giảm 48,83% tương ứng với 21 người. Một điều cần lưu ý khi xem xét tình hình sử dụng lao động của công ty đó là: tổng số lao động của công ty tăng lên chủ yếu là do số lao động thường xuyên tăng lên và số lao động thời vụ giảm xuống. Đây là dấu hiệu tốt trong việc định biên lao động của công ty, số lao động trong công ty ổn định hơn sẽ tạo điều kiện để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục. Mặt khác số lượng lao động thường xuyên tăng lên cũng sẽ giúp công ty có điều kiện hơn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho người lao động.
Cũng qua hai bảng số liệu 7 và 8 có thể rút ra một số kết luận về tình hình sử dụng lao động của công ty như sau:
Hiện nay công ty có một nguồn lao động trẻ (độ tuổi trung bình 28,89), có sức khoẻ để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, khẩn trương, tăng năng suất lao động.
Không chỉ tăng lên về số lượng, đội ngũ lao động của công ty còn phát triển cả về chất lượng.
Đối với lực lượng cán bộ quản lý công ty: hầu hết đều được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng chính quy của nhà nước. Đây là một yếu tố rất thuận lợi giúp cho công ty mọi công tác đặc biệt là công tác tiền lương được nhanh chóng, chính xác, đảm bảo tính công bằng trong việc tính lương và trả lương cho cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty.
Đội ngũ công nhân của công ty trước khi vào làm việc đều được trải qua các lớp đào tạo nghề do công ty tổ chức hoặc phải có bằng trung cấp, cao đẳng do các trường đào tạo, dạy nghề cấp. Chính vì vậy, phần lớn người lao động trực tiếp của công ty hiện nay đều là thợ lành nghề với bậc nghề là 3 ,4 và 5. Hàng năm công ty đều tổ chức cho người lao động tham gia các lớp đào tạo để nâng cao tay nghề đồng thời tổ chức cho người lao động thi để nâng cao bậc nghề nhằm nâng cao hơn nữa mức lương người lao động được hưởng. Nhờ vậy chất lượng lao động không ngừng tăng lên, năng suất lao động cũng không ngừng được cải thiện và công ty luôn đáp ứng được yêu cầu của các đơn đặt hàng đặc biệt khi khách hàng có yêu cầu gấp.
Tuy nhiên cũng giống như các doanh nghiệp may mặc khác, hiện nay số lao động nữ của công ty chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 62%. Điều này buộc công ty phải thực hiện đầy đủ những chế độ đối với lao động nữ. Công tác thai sản, ốm đau, nuôi con... chiếm khoảng 10% tổng quỹ thời gian sản xuất cho nên hàng tháng, hàng quý công ty đã phải trích một lượng tiền không nhỏ từ doanh thu để lập quỹ dự phòng đảm bảo có thể chi trả ngay cho người lao động khi ốm đau, lễ tết, khen thưởng , thi đua...
Mặt khác đội ngũ lao động trẻ ít thâm niên công tác và kinh nghiệm chưa nhiều cũng là một khó khăn và ảnh hưởng nhiều đến công tác tiền lương, công tác bố trí sắp xếp lao động. Việc bố trí sắp xếp công việc phù hợp với điều kiện của công ty và phù hợp với yêu cầu của người lao động là rất khó khăn.
2.2.2. Phân tích và đánh giá tình hình sử dụng quỹ lương tại doanh nghiệp:
Từ năm 2004 đến năm 2006 quỹ tiền lương của công ty liên tục tăng lên, cụ thể:
Năm 2005 tổng quỹ lương tăng 11,42% tương ứng với 812.947.596 đồng so với năm 2004.
Năm 2006 tổng quỹ lương tăng 47,68% tương ứng với 3.783.218.064 đồng so với năm 2005.
Có được sự gia tăng như trên là do số lượng lao động và năng suất lao động của công ty liên tục tăng lên qua các năm trong đó tổng quỹ lương tăng lên chủ yếu do năng suất lao động tăng lên.
Từ bảng số 9 thấy rằng: cả năng suất lao động bình quân và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên toàn công ty qua các năm đều tăng lên. Năm 2005 thu nhập bình quân của người lao động tăng 6,69% tương ứng với 959.703 đồng. Có sự gia tăng trên là do năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên toàn công ty năm 2005 đã tăng 23,26% tương ứng với 8.785.247 đồng so với năm 2004 đồng thời do công ty đã điều chỉnh mức lương tối thiểu theo đúng quy định của nhà nước. Thu nhập tăng phần nào cải thiện được đời sống cho người lao động trong công ty. Một điều đáng phấn khởi là trong năm 2005 năng suất lao động bình quân đã tăng cao hơn so với mức thu nhập bình quân mà người lao động nhận được; do vậy có thể nói rằng năm 2005 công ty đã thực hiện rất tốt công tác quản lý và phân phối thu nhập nên đã tiết kiệm được một khoản đáng kể chi phí tiền lương. Tuy nhiên đến năm 2006 mặc dù cả năng suất lao động bình quân và lương bình quân của người lao động đều tăng lên tương ứng là 11,36% và 20,72% so với năm 2005 song mức tăng của tiền lương bình quân lại nhanh hơn nhiều so với mức tăng của năng suất lao động bình quân nên đã làm cho công ty lãng phí một khoản lớn chi phí tiền lương, do đó có thể nói năm 2006 công tác quản lý quỹ tiền lương và việc phân phối thu nhập của công ty chưa được thực hiện tốt. Vì vậy trong những năm tới công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc công tác quản lý tiền lương để vừa đảm bảo lợi ích cho người lao động đồng thời đảm bảo nền tảng cho công ty phát triển.
Cùng với sự gia tăng của thu nhập bình quân của người lao động toàn công ty thì thu nhập bình quân của bộ phận lao động gián tiếp và bộ phận lao động trực tiếp cũng liên tục tăng lên qua các năm.
Đối với bộ phận gián tiếp: thu nhập bình quân năm 2005 tăng 12.98% tương ứng với 170.311 đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 thu nhập bình quân tăng 33,49% tương ứng với 496.515 đồng so với năm 2005.
Đối với bộ phận trực tiếp: thu nhập bình quân năm 2005 tăng 3,54% tương ứng với 35.169 đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 thu nhập bình quân tăng 22,98% tương ứng với 236.550 đồng so với năm 2005.
Trong những năm qua thu nhập của bộ phận gián tiếp luôn cao hơn và có tốc độ tăng nhanh hơn so với thu nhập của bộ phận trực tiếp. Điều này là do công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của lao động gián tiếp thông qua câu nói " một người lo bằng một kho người làm ". Tuy nhiên cũng phải thấy rằng chênh lệch giữa thu nhập của bộ phận gián tiếp với bộ phận trực tiếp hiện nay là khá lớn chứng tỏ việc phân phối thu nhập trong doanh nghiệp vẫn chưa thực sự được công bằng. Vì vậy trong những năm tới công ty nên có những biện pháp nhằm điều chỉnh thu nhập giữa bộ phận lao động trực tiếp và bộ phận lao động gián tiếp để đảm bảo vừa tạo ra sự công bằng trong trả lương vừa tạo động lực kích thích tăng năng suất lao động.
2.3. phân tích và đánh giá công tác tiền lương của Công ty May và Quảng cáo việt:
2.3.1. Các hình thức trả lương đang được áp dụng tại Công ty May và Quảng cáo Việt:
Do đội ngũ lao động của công ty được chia thành 2 bộ phận là lao động thuộc khối hành chính và lao động trực tiếp sản xuất trong đó lao động trực tiếp sản xuất được chia ra thành hai nhóm là công nhân cắt và công nhân may. Chính vì vậy hiện nay Công ty May và Quảng cáo Việt đang áp dụng ba hình thức trả lương cho ba đối tượng đó.
2.3.1.1.Hình thức trả lương theo thời gian :
Hiện nay hình thức trả lương theo thời gian được công ty áp dụng cho nhân viên khối hành chính trên cơ sở hệ số lương và thời gian làm việc trong kỳ của nhân viên.
Tiền lương theo thời gian của người lao động được tính theo công thức :
Vcb = T x H x Vmin : 22
Trong đó :
Vcb : Lương cấp bậc
T : Số ngày làm việc thực tế trong kỳ
V min : Mức lương tối thiểu
H : Hệ số lương theo chức danh
Ưu điểm của hình thức trả lương này :
Đơn giản, dễ tính toán do đó không đòi cán bộ phòng tổ chức hành chính phải có trình độ chuyên môn cao mà vẫn có thể tính được.
Về cơ bản, cách thức tính lương như vậy là phù hợp và có cơ sở khoa học vì tiền lương mà mỗi nhân viên nhận được phụ thuộc vào hệ số lương mà hệ số này phụ thuộc vào mức độ phức tạp.
Ngoài ra, với hình thức trả lương này thì tiền lương của nhân viên phụ thuộc vào ngày đi làm thực tế nên đã khuyến khích mọi người trong công ty đi làm đầy đủ hơn.
Đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động vì những người có trình độ chuyên môn cao hơn thì hệ số lương sẽ cao hơn do đó tiền lương nhận được cũng sẽ cao hơn và ngược lại.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì hình thức trả lương này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
Không tạo điều kiện cho nhân viên trong công ty nâng cao tiền lương nhờ tăng năng suất và chất lượng lao động do hệ số lương là cố định (hệ số lương của cán bộ công nhân viên chỉ được công ty nâng lên sau một thời gian nhất định). Cho dù trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động có tăng lên nhưng nếu không được đưa lên giữ những chức vụ cao hơn thì hệ số lương vẫn không thay đổi do đó không khuyến khích được nhân viên học hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và không tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao mức lương nhờ tăng khả năng lao động.
Tiền lương người lao động nhận được phụ thuộc vào hệ số lương do công ty quy định theo chức danh mà người lao động đang nắm giữ nên chưa tạo ra được sự công bằng giữa những người có mức độ đóng góp khác nhau cho công ty.
Việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian còn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do người lao động chỉ đến góp mặt để miễn sao đủ ngày công hoặc cố tình kéo dài thời gian làm việc chứ thực chất là không làm việc. Điều này có thể gây lãng phí nguồn nhân lực và các chi phí dịch vụ khác như chi phí điện, nước... của công ty.
2.3.1.2.Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp:
Hình thức trả lương này được công ty áp dụng cho công nhân tổ cắt. Tiền lương của công nhân cắt được xác định trên cơ sở tổng tiền lương sản phẩm chi nhánh.
Hiện nay công ty có một tổ cắt gồm 6 người trong đó có 3 thợ cắt và 3 thợ trải vải.
Tiền lương sản phẩm của công nhân cắt = 0,5% tổng lương sản phẩm toàn chi nhánh.
Tiền lương sản phẩm của công nhân trải vải = 0,43% tổng lương sản phẩm của toàn chi nhánh.
Hình thức trả lương này góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân cắt để từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Tuy nhiên tiền lương sản phẩm của công nhân cắt không phụ thuộc vào bản thân họ mà phụ thuộc vào tổng tiền lương sản phẩm của công nhân may toàn công ty. Do đó tiền lương mà họ nhận được không phản ánh chính xác năng lực của bản thân.
2.3.1.3.Hình thức trả lương khoán sản phẩm tập thể:
Hình thức trả lương này được công ty áp dụng cho công nhân may tại chi nhánh Hải Dương. Với hình thức trả lương này thì tiền lương sản phẩm của mỗi tổ cắt được xác định theo công thức sau:
Vsp = ồ Đgi x Qi
Trong đó:
Vsp : Tiền lương của tổ trong tháng
Đgi : Đơn giá tiền lương công đoạn thứ i
Qi : Số lượng công đoạn thứ i được khoán trong tháng
Hình thức trả lương này góp phần nâng cao ý thức tự quản trong mỗi dây truyền sản xuất do đó giúp công ty tăng cường kỷ luật trật tự, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ. Song hình thức trả lương này không khuyến khích công nhân may tăng năng suất lao động và cũng vẫn chưa thực sự tạo điều kiện cho người lao động tăng lương vì:
Thứ nhất: tiền lương của mỗi cá nhân lại phụ thuộc vào kết quả chung của cả tổ.
Thứ hai: số lượng sản phẩm mà công ty khoán cho mỗi tổ là cố định.
2.3.2. Phân tích và đánh giá chính sách tiền lương của Công ty May và Quảng cáo Việt :
2.3.2.1. Phân tích và đánh giá mức lương tối thiểu áp dụng tại công ty :
Trên cơ sở mức lương tối thiểu do nhà nước quy là 450.000 đồng, căn cứ vào khả năng tài chính, các mục tiêu đang theo đuổi cũng như tình hình kinh doanh của công ty, hiện nay công ty May và Quảng cáo Việt xác định mức lương tối điều chỉnh như sau: V mindc = V min x (1+Kdc)
Trong đó:
V min dc: Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa của doanh nghiệp
V min: Tiền lương tối thiểu chung do nhà nước quy định
Kdc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp
Trong đó: Kdc = K1+ K2
K1 : Hệ số điều chỉnh theo vùng . Do công ty đóng địa bàn sản xuất tại Hải Dương nên hệ số điều chỉnh theo vùng là 0,2.
K2 : Hệ số điều chỉnh theo nghành .Do công ty là doanh nghiệp sản xuất nên hệ số điều chỉnh theo nghành là 1.
Do đó hệ số tăng thêm của công ty là: Kdc = 0,2 +1 = 1,2
V min dc = 450 x (1 + 1,2) = 990.000 đồng
Như vậy khung lương tối thiểu của công ty là từ 450.000 đồng đến 990.000 đồng. Theo quy định của nhà nước thì công ty được lựa chọn bất cứ mức lương tối thiểu nào nằm trong khung giới hạn này và hiện nay công ty đã lựac chọn mức lương tối thiểu là 850.000 đồng/ tháng. Về cơ bản mức lương này đã đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của nhà nước về mức lương tối thiểu vì đã cao hơn so với mức lương tối thiểu chung là 450.000 đồng do nhà nước quy định.
2.3.2.2. Phân tích và đánh giá hệ thống thang bảng lương hiện hành tại Công ty May và Quảng cáo Việt :
Với đặc điểm về cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh như đã nêu trên, hiện nay công ty đã chia lao động thành 3 dạng để trả lương.
Lao động quản lý: đó là lãnh đạo doanh nghiệp gồm chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty, giám đốc điều hành và kế toán trưởng.
Lao động kỹ thuật: lao động làm việc, phục vụ ở các phòng ban ở công ty như: trưởng phòng, phó phòng, nhân viên, giám đốc chi nhánh và phó giám đốc chi nhánh
Lao động sản xuất: đó là công nhân trực tiếp sản xuất tại chi nhánh Hải Dương.
Trên cơ sở hệ thống thang bảng lương do nhà nước xây dựng cho nghành dệt may, hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống thang bảng lương như sau:
Đối với lao động quản lý - lãnh đạo doanh nghiệp (ban lãnh đạo doanh nghiệp) được hưởng lương theo bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp.
Bảng 11 : Bảng lương của cán bộ quản lý công ty
Chức danh
Họ tên
Hệ số
Mức lương (đ)
Giám đốc
Lương Hoàng Nam
7,6
3.420.000
Giám đốc điều hành
Min Ki Won
6,92
3.114.000
Kế toán trưởng
Nguyễn Sỹ Tiến
6,6
2.970.000
(Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính)
Đối với lao động kỹ thuật và lao động làm việc phục vụ ở các phòng ban ở công ty bao gồm:
- Các trưởng phòng, phó phòng, nhân viên...
- Giám đốc chi nhánh, phó giám đốc chi nhánh...
áp dụng bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ trong công ty.
Đối với lao động sản xuất: Hiện nay công ty đang áp dụng thang lương sau để trả cho công nhân:
Bảng 13 : Thang lương áp dụng cho công nhân sản xuất ngành dệt may
Bậc
I
II
III
IV
V
VI
HS
M.lương
1.95
877.500
2.1
945.000
2.27
1.021.500
2.45
1.102.500
2.95
1.327.500
3.45
1.552.500
(Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính)
Tuy nhiên đối với tổ trưởng, tổ phó, công nhân kỹ thuật, kiểm tra chất lượng phục vụ, công ty không hoàn toàn áp dụng cứng nhắc theo thang bảng lương này, mà có sự điều chỉnh hệ số lương dựa vào trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân cũng như mức độ phức tạp của công việc mà họ thực hiện.
Nguyên tắc thiết kế thang lương của công ty:
Mỗi công việc, chức vụ tương ứng với ngạch bậc lương theo tính chất độ phức tạp và yêu cầu chuyên môn.
Công việc có độ phức tạp cao hơn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn, được xếp vào ngạch bậc lương cao hơn.
Mức lương cơ bản được xác định : Vcb = Vmin x H
Trong đó :
Vcb: lương cấp bậc (lương cơ bản)
Vmin: lương tối thiểu do nhà nước quy định mà công ty đang áp dụng
H : hệ số lương
Nhận xét:
Như vậy, hệ thống thang bảng lương của công ty được xây d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5449.doc