Đề tài Cảm nhận và đánh giá về tác phẩm “Chiếc lexus và cây olive” của Thomas L.Friedman

MỤC LỤC

A. Giới thiệu đề tài 3

1. Tên đề tài: Cảm nhận, đánh giá về tác phẩm “Chiếc lexus và cây olive” của Thomas L.Friedman. 3

2. Mục đích: 3

3. Kết cấu 3

a. Giới thiệu 3

b. Đánh giá tác phẩm 3

B. Nội dung 3

I. Giới thiệu 3

1. Tác giả 3

2. Tác phẩm 3

II. Đánh giá tác phẩm 4

1. Những quan điểm khái quát cao, sâu sắc, mới mẻ trong tác phẩm 4

a. Quan điểm khái quát cao về toàn cầu hố 4

b. Quan điểm về dân chủ hố trong toàn cầu hố 6

c. Quan điểm về đầu tư trong toàn cầu hố 9

d. Quan điểm về thực trạng thế giới trong bối cảnh toàn cầu hố 2.0 11

e. Quan điểm về internet trong toàn cầu hố 14

f. Quan điểm về quản trị trong toàn cầu hố 15

2. Cách trình bày lôi cuốn, hấp dẫn của tác giả 18

a. Cách nêu vấn đề 18

b. Cách giải thích vấn đề bằng trao đổi thông tin và kể chuyện 19

c. Cách sử dụng phương pháp so sánh và ẩn dụ 20

d. Tính tri thức mạnh mẽ 21

3. Hạn chế 23

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2829 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cảm nhận và đánh giá về tác phẩm “Chiếc lexus và cây olive” của Thomas L.Friedman, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên internet sẽ chiến thắng trong cuộc đua kiếm lợi nhuận qua thị trường tài chính. Dân chủ hóa việc vạch quyết định và phân quyền, chia thông tin. Đó là việc thay thế cơ chế quản trị tập quyền, thiếu dân chủ trong thông tin bằng phương pháp quản trị giao phó trách nhiệm cùng quyền hạn để nhân viên cấp dưới có thể chủ động khai thác thông tin, phân tích vấn đề, xác định cách làm việc riêng và có thể quản trị công việc chứ không phải chỉ biết làm theo mệnh lệnh cấp trên. Từ đó nhân viên có thể phát huy tính năng động, sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức. Quá trình dân chủ hố thứ tư này cho việc cải cách trung ương và khai thông liên lạc thông tin trên và dưới. Tác giả đã tóm tắt sự thay đổi này bằng đưa ra một sự so sánh rất tinh tế: hình dung một tấm biển đặt trước mặt mỗi lãnh đạo công ty ở Hoa Kỳ – tấm biển: “Tôi chịu trách nhiệm”. Phương châm này được phổ biến trong thời Chiến tranh Lạnh vì khi đó thông tin được truyền lên đầu não, và nhân viên ở dưới chỉ việc ngồi đợi quyết định từ trên xuống. Nhưng ngày nay, các tổng giám đốc tài năng phải là những người hiểu rõ nhiệm vụ của họ là xây dựng chiến lược phát triển, hình thành luật lệ làm việc, phát động phong trào ở các khâu chủ yếu và giành cho các quản đốc ở tuyến đầu – trên thị trường và quan hệ trực tiếp với khách hàng – vạch những quyết định cụ thể của riêng cá nhân họ. Quan điểm về đầu tư trong toàn cầu hố Toàn cầu hóa ngày nay đã trở thành một xu thế tất yếu. Toàn cầu hố không phải là một lựa chọn. Đó là một thực tế. Ngày nay chỉ có một thị trường toàn cầu. Phương pháp duy nhất để có thể tăng trưởng và lôi kéo dân chúng của một đất nước phát triển là phải sử dụng các nguồn cổ phần và trái phiếu trên toàn cầu, bằng cách mời các công ty xuyên quốc gia vào làm ăn và bán sản phẩm từ các nhà máy trên hệ thống thị trường thế giới. Nhưng trong thời chiến tranh lạnh tư bản không thể được chuyển dời một cách nhanh chóng và dễ dàng như trong thời toàn cầu hố hiện nay. Nguồn vốn đầu tư tài chính có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho một đất nước nếu nó đáp ứng được lợi nhuận lâu dài của các nhà đầu tư, ngược lại nếu không thoả mãn hay làm “ phật lòng” họ thì họ sẽ quay lưng lại với quốc gia đó. Mỗi quốc gia nhận được nguồn vốn đầu tư tài chính cần phải có biện pháp kiểm sốt tình thế và xây dựng những bước đệm để tránh những cú sốc đầu tư. Thomas L.Friedman đã hình ảnh hóa các nhà đầu tư tài chính là “Bầy Thú Điện Tử”, Bầy thú điện tử ưa thích sự minh bạch về tài chính, chúng thường ưu ái cho những đất nước hay những công ty tuân thủ luật chơi. Chúng không muốn chứng kiến những đột biến bất lợi cho việc kiếm ăn của chúng. Chúng sẽ không nương tay với bất cứ ai. BTĐT không có con đầu đàn, tất cả cùng kiếm ăn như nhau, con to kiếm ăn nhiều, con nhỏ kiếm ăn ít. BTĐT dựa vào mạng Internet để kiếm ăn trên toàn thế giới. BTĐT ngày càng sinh sôi, lớn lên, trưởng thành và đang dần thay thế các siêu cường trong việc tập trung vốn để phát triển kinh tế toàn cầu. Friedman có đưa ra nhiều thực tế về ảnh hưởng của BTĐT đối với 1 đất nước hay 1 công ty. Tuy nhiên thực tế về Malaysia là thú vị nhất. Trong 2 thập kỷ BTĐT đã đầu tư cả trực tiếp cả gián tiếp vào Malaysia không biết bao nhiêu tiền. Và điều đó giúp cho Malaysia nâng mức thu nhập đầu người từ 350$ lên 5.000$. Đó là thời kỳ Malaysia tuân thủ luật chơi của BTĐT. Đến khi Malaysia vay nợ quá nhiều để xây dựng, tài chính có nhiều vấn đề bất ổn thì BTĐT đã giận dữ bỏ đi kiếm ăn nơi khác. Đó là năm 1997 chỉ số chứng khốn của Malaysia sụt giảm thê thảm tới 48%, trị giá đồng ringhit xuống mức thấp nhất trong vòng 26 năm. Những sản phẩm tài chính ngày nay rất đa dạng. Tính đa dạng của các loại công cụ tài chính và các thời cơ đã trở thành cơ hội ngàn vàng đối với các nước phát triển cũng như đang phát triển và các doanh nghiệp – khiến cho một vài trong số họ tăng trưởng nhanh chưa từng thấy. Hỗn hợp các loại cổ phần và trái phiếu, hàng hóa và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền lựa chọn và hợp đồng phát sinh đến từ nhiều quốc gia và thị trường trên thế giới khiến bạn có thể đặt cọc đầu tư trên bất cứ mặt hàng hay dịch vụ gì. Cùng với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho có ngày càng nhiều người tham gia vào thị trương tài chính. Đầu tư toàn cầu giờ đây dễ dàng đến mức khiến cho người dân ai cũng nghĩ thị trường ở đâu cũng thực hành lối làm ăn tương tự như ở phố Wall. Đương nhiên cùng với đó cũng là nhiều rủi ro và thất bại nhiều hơn. Đối với các thị trường tài chính mới, nhỏ nhoi, thì các nhà đầu tư lớn ít khi để ý và theo dõi chúng. Hậu quả là những cư dân bản xứ với những hiểu biết cặn kẽ tình hình địa phương của họ, thường là những người đầu tiên đầu cơ dựa trên chính đồng nội tệ ít khả năng chuyển đổi ở chính nơi đó. Và khi hệ thống thị trường tài chính nội địa và những giao dịch tài chính quốc tế được thả nổi, thì chính những cư dân địa phương nọ được lợi, hốn chuyển và mua ngoại tệ vào để giữ giá. Dân địa phương, thông qua bè bạn, cha mẹ và các quan hệ làm ăn, bao giờ cũng biết cặn kẽ chi tiết về hoàn cảnh kinh tế của đất nước mình – chính họ là những người đi đầu trong việc bỏ đi tìm kiếm những vùng đất mới tốt tươi hơn. Ngày nay, họ làm được điều đó một cách dễ dàng hơn – thay vì như trước kia khi họ phải lén lút chuyển tiền, phải mở tài khoản nước ngoài với điều kiện họ dùng tên người khác Trong thời Chiến tranh Lạnh, khi các quốc gia thường bảo hộ thị trường nội địa bằng hàng rào thuế quan, các công ty xuyên quốc gia thường chú trọng đầu tư vào những nơi có thị trường lớn, nhằm vượt thứ hàng rào đó. Trong toàn cầu hóa, các công ty xuyên quốc gia ngày càng cần phải mở rộng ra nước ngoài, không chỉ để trở thành những nhà sản xuất hiệu quả ở các quốc gia đó, mà còn để trở thành những nhà sản xuất giỏi trên toàn cầu. Phần nhiều những đầu tư của các công ty xuyên quốc gia ngày nay không bị bó gọn vào việc xây dựng nhà máy hay cơ sở sản xuất. Thêm vào đó là lập liên minh với các đơn vị địa phương của các nước, những nơi vốn có sẵn cơ sở sản xuất – những địa phương này sẽ trở thành chi nhánh, đối tác và nhà thầu cho các công ty xuyên quốc gia – những quan hệ đối tác như vậy có thể di chuyển từ nước nọ sang nước kia, từ đối tác này sang đối tác khác, quay vòng nhanh, tìm ra giải pháp giảm thuế hữu hiệu nhất, sử dụng phương tiện và sức lao động có chi phí thấp nhất và sức cạnh tranh được duy trì. Mỗi quốc gia đang phát triển đều cực kỳ muốn có đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, vì đó là cơ hội nhanh nhất để họ đại nhảy vọt trong công nghệ. Khi đó các nước này sẽ là những đối thử cạnh tranh của nhau. Như Nike, ban đầu đã mở các cơ sở sản xuất ở Nhật Bản, nhưng một khi nhận thấy ở đó đắt đỏ hơn, họ đã nhảy sang Hàn Quốc, rồi sau đó là Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Dẫu rằng sinh ra trong thời Chiến tranh Lạnh, nền sản xuất toàn cầu lan tràn mạnh mẽ hơn, sinh sôi nảy nở không ngừng, trong thời buổi ngày nay. Theo Ngân hàng Thế giới, tổng sản phẩm từ những cơ sở nước ngoài của các hãng xuyên quốc gia trên thế giới tăng từ 4,5 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội toàn thế giới trong năm 1970 lên tới mức cao gấp đôi, ngày nay. Con số phần trăm có vẻ nhỏ bé, nhưng con số đô-la mà chúng đại diện thì thật khổng lồ. Năm 1987, đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển chiếm 0,4 phần trăm tổng số GDP của họ. Ngày nay, con số này là hai phần trăm và tiếp tục gia tăng, không chỉ ở 10 thị trường mới trỗi dậy, mà ở phạm vi toàn thế giới. Trong quá khứ, các tập đoàn tài chính thường tranh nhau làm duyên và cám dỗ các chính phủ từ bên trong và bên ngoài nước. Lúc đó là thời điểm các chính phủ là người cầm cân nảy mực. Giờ đây các chính phủ thi đua để tỏ cho các nhà đầu tư tài chính rằng họ giữ được ổn định, mời mọc và cuốn hút đầu tư. Vì thời nay là lúc chính các nhà đầu tư đứng ra cầm cân nảy mực, phân phối tài nguyên. Trước tình hình đó, thái độ khôn ngoan nhất của chúng ta phải chăng là: một mặt tạo môi trường đầu tư minh bạch và thông thống nhất để tận dụng tối đa năng lực tích cực của "bầy thú điện tử"; mặt khác tạo điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng doanh nhân lớn mạnh đủ sức hạn chế mặt tiêu cực của nó. Quan điểm về thực trạng thế giới trong bối cảnh toàn cầu hố 2.0 Tiêu đề của cuốn sách được lấy từ hai hình tượng nổi bật là chiếc lexus và cây olive. Trong thời kì đó, chiếc lexus và cây olive là hai hình tượng tiêu biểu để đại diện cho những mâu thuẫn trong thời Hậu chiến tranh lạnh và cũng là trong những năm bước vào thời kì toàn cầu hố: một nửa thế giới đã thốt ra khỏi những hậu quả của cuộc chiến, cố gắng sản xuất và cải tiến chiếc xe lexus sang trọng, dành hết sức cho công cuộc hiện đại hóa, tinh giản và tư nhân hóa nền kinh tế của họ trong thời toàn cầu hóa; còn nửa kia của thế giới-có khi là phân nửa của một đất nước, hay phân nửa của một cá nhân-vẫn tiếp tục tranh giành xem ai là chủ của một cây olive nào đó. Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về ý nghĩa của hai hình tượng này Cây olive là loại cây đại diện cho những gì gọi là gốc rễ, cội nguồn của chúng ta. Nói cách khác, cây oilve như một biểu tượng của những truyền thống văn hóa cũng như những điều cổ xưa của một dân tộc, một đất nước. Còn chiếc lexus thì lại khác. Nó đại diện cho động lực không kém phần quyết định của nhân loại-động lực tồn tại, cải tiến, làm giàu và hiện đại hóa-điều hiển nhiên trong hệ thống toàn cầu hóa ngày nay. Cây ô liu có thể có tác dụng xấu nhất là gây ra các cuộc thanh lọc chủng tộc, cũng như có tác dụng tốt nhất khi giúp nhận biết mỗi chúng ta. Theo lời tác giả, dẫu cây olive là thiết yếu với bản ngã của chúng ta, nhưng nếu cứ khư khư bám lấy nó thì có thể khiến chúng ta xây dựng bản sắc, các mối quan hệ và cộng đồng dựa trên việc tận diệt các cộng động khác. Còn chiếc lexus thì sao? Có thể nói đó là hiểm họa lớn nhất đối với cây olive của bạn, nó bắt nguồn từ những thế lực thị trường và công nghệ mang thuộc tính đồng hóa, tiêu chuẩn hóa và vô danh, những thứ hình thành nên hệ thống toàn cầu hóa ngày nay, cũng như là những cơ hội thuận lợi nhất cho sự phát triển của những cây olive biết nắm lấy cơ hội. Lexus và ô liu là hai phần hòa hợp trong chúng ta, không phần nào có thể hoặc nên được độc tôn. Hai động lực có thể cạnh tranh nhau, hay hòa hợp với nhau, hay nhất thời thắng thế nhau. Thách thức trong thời toàn cầu hóa đến với đất nước và con người là làm sao dung hòa được việc bảo tồn bản sắc văn hóa, quê hương và cộng đồng,.. đồng thời phải nỗ lực hết mức để tồn tại cho được trong hệ thống toàn cầu hố với yêu cầu về những chiếc lexus. Có những điều trong hệ thống này giúp cho chiếc lexus trở nên hùng mạnh, chà đạp lên tất cả những hàng cây olive trên con đường mà nó đi qua. Nhưng cũng có những khía cạnh trong hệ thống toàn cầu hóa đã tăng cường sức mạnh cho những cộng đồng chính trị nhỏ nhoi và kém cỏi nhất, có thể tận dụng kỹ thuật và thị trường mới để bảo tồn những cây olive, những giá trị và bản sắc văn hóa của mình. Giữa hai khái niệm này có rất nhiều mối quan hệ với nhau, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Và việc giữ cân bằng cho hai yếu tố này là một cuộc vật lộn triền miên Trong hệ thống chiến tranh lạnh, khả năng gây hại cho cây olive của bạn đến từ một cây olive khác, nhưng trong thời toàn cầu hóa, nó lại đến từ chiếc lexus. Để hiểu hơn về nhận xét này, chúng ta có thể nhìn vào những ví dụ cụ thể về những mối quan hệ nói chung và những xung đột nói riêng giữa chiếc lexus và cây olive Cuộc vật lộn giữa cây olive và chiếc lexus trong hệ thống toàn cầu hóa được thể hiện trong cuộc trưng cầu dân ý tại Nauy năm 1994 về vấn đề đất nước này có nên gia nhập châu âu hay không. Cuộc trưng cầu dân ý đã thất bại vì có quá nhiều người lo sợ rằng việc gia nhập EU sẽ làm xóa bỏ rất nhiều bản sắc và lối sống của người Nauy, trong khi những lợi ích mà họ được hưởng từ việc tham gia EU lại không xứng đáng với những mất mát tổn thất mà họ phải chịu Nhưng chúng ta cũng có thể thấy được mối quan hệ hòa đồng giữa hai đối tượng này bằng câu chuyện của Glenn Prikett về thái độ của những thành viên trong một ngôi làng của người da đỏ thuộc bộ tộc Kayapo, nằm ở vùng sâu trong rừng mưa nhiệt đới Amazone, đó là họ đã đồng ý để những nhà khoa học, môi sinh và những doanh nhân có ý thức về xã hội thực hiện nhũng kế hoạch trên đát của họi với sự cam kết về bảo đảm cho môi trường, nhưng đòng thời cung thường xuyên cập nhật thông tin về giá vàng để có thể đưa ra mức lệ phí phù hợp đối với đối tác, nhằm mục đích thu tiền để đảm bảo cho cuộc sống độc đáo của họ trên mảnh đất ấy Đáng nói hơn nữa là câu chuyện được ghi lại trong mẩu tin của một tờ tạp chí Sport Illustrated số ngày 11-8-1997 nói về nội dung “đội bóng đá câu lạc bộ Llansantffraid, xứ Wales, có lịch sử 38 năm thi đấu, nay đã đổi tên thành đội “giải pháp mạng toàn diện” để đổi lấy sự tài trợ của một công ty điện thoại”. Rõ ràng đây là một minh chứng cho thấy cũng có trường hợp chiếc lexus có thể chế ngự hoàn toàn cây olive Qua những dẫn chứng nêu trên trong tác phẩm, có thể dễ dàng nhận thấy, môi trường toàn cầu hóa là một môi trường lý tưởng cho khuynh hướng chiếc lexus cũng như cây olive phát huy khả năng của mình. Điều quan trọng là tự bản thân mỗi cá nhân có thể nắm bắt cơ hội hay không, cũng như cách nhìn nhận đâu mới là vấn đề quan trọng đối với trường hợp của mình, để có phương pháp phát huy thế mạnh của đối tượng đó. Bất cứ xã hội nào muốn thịnh vượng về kinh tế đều phải cố gắng chế tạo cho được những chiếc lexus và lái chúng ra thế giới. Nhưng cũng không nên ảo tưởng rằng chỉ cần tham gia tích cực vào nền kinh tế thế giới là có thể tạo ra được một xã hội lành mạnh. Nếu hội nhập đạt được trong điều kiện phải hy sinh bản sắc của một đất nước, nếu các cá nhân cảm thấy họ bị mất gốc trong cơn lốc toàn cầu thì họ sẽ phản kháng. Họ sẽ vươn dậy và ngăn cản quy trình này. Do đó, sự sống còn của toàn cầu hóa phụ thuộc một phần vào nỗ lực của chúng ta trong việc cân bằng giữa phát triển và cội nguồn. Và việc giữ cân bằng giữa hai yếu tố nói trên là một cuộc vật lộn triền miên. Quan điểm về internet trong toàn cầu hố Công nghệ hiện đại là một trong những yếu tốt hàng đầu trong quá trình Toàn cầu hóa. Công nghệ là dung môi, là chất keo kết dính bắt buộc để Toàn cầu hóa diễn ra. Phần cứng và internet là hai đại diện tiêu biểu nhất cho công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Friedman đã đặc biệt giới thiệu quá trình hình thành internet để làm rõ sự quan trọng của Internet đối với Toàn cầu hóa. Nhờ có phát minh về URL, HTTP, HTML của Berners-Lee và Netscape đã dấn đến sự bùng nổ về ứng dụng Internet và cuộc cách mạng dân chủ hóa thông tin. Kevin Maney tóm tắt cuộc cách mạng này trong bài viết trên tờ USA Today (9/8/1999): “Là một phát minh mang tính cải biến thế giới, Internet có nhiều yếu tố giống máy in ngày xưa. Nó khiến cho chi phí tạo dựng, truyền và lưu trữ thông tin sụt giảm hẳn và khiến thông tin gần gũi với con người ta hơn nhiều. Nó đánh gục độc quyền truyền thông. Hãy nhìn vào những thông tin về y tế trên web, những thứ mà từ trước đến nay chỉ có bác sĩ mới biết. Thông tin về xe hơi và giá cả của chúng không còn bị các tay buôn xe bưng bít... Hàng triệu người ngày nay có thể lên mạng để kể rõ từng chi tiết về cuộc sống của họ.” Internet đã kết nối các quốc gia, khu vực với nhau, không còn các rào cảng về địa chính trị. Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới con người ta hiểu biết nhiều như ngày nay về số phận của đồng loại, về các loại sản phẩm và tri thức. Và giai đoạn tiếp theo trong thế kỷ 21 đó là việc người ta được trang bị hệ thống viễn thông Internet băng thông rộng, tốc độ nhanh ngay tại nhà, văn phòng trên các máy tính cầm tay. Internet cao tốc cho phép truy cập suốt ngày đêm, tựa như TV lúc nào cũng bật, thông tin cập nhật hơn, đến nhanh hơn và chi tiết hơn. Từ chiếc máy tính xách tay đi trên đường, bạn có thể họp bàn, giao dịch với đồng nghiệp và khách hàng ở nhiều nơi khác. Internet cho phép bạn “tải xuống” phim, âm nhạc và video. Nó cho phép bạn đi chợ thương mại điện tử trong không gian ba chiều. Internet đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng kết nối tạo ra những “bầy thú điện tử” kèm theo các Siêu thị tài chính. Internet mở ra nhiều cơ hội, phương thức mới. Với internet, bạn có thể tự mình mở một cửa hàng, một dịch vụ hay thậm chí là có thể đại học từ xa - online trên mạng. Bạn không cần phải tới Siêu thị hay chợ để mua một món hàng nào đó mà chỉ cần lên Internet, dùng thẻ tín dụng của mình là có thể mua ngay những món hàng mà mình cần. Internet thay đổi phương thức mua bán, tiếp thị và sinh hoạt của con người. Chúng ta có thể học tập, làm việc, mua bán và giao tiếp qua internet. Internet trao tặng các các nhân cơ hội công diễn trực tiếp trên sân khấu thế giới, có thể được trang bị quyền lực tối thượng. Quỹ Long-Term Capital Management,– gồm một số cá nhân với một quỹ đầu cơ tín dụng đóng tại Greenwich, Connecticut, đã phân bố những khoản tiền đầu tư trên khắp thế giới còn nhiều hơn lượng ngoại tệ dự trữ của Trung Quốc – điều mà ngay cả chính phủ Hoa Kỳ cũng không ngờ đến. Osama Bin Laden, một triệu phú người Arập Xê út có mạng lưới toàn cầu riêng tuyên chiến với Hoa Kỳ vào cuối những năm 1990. Jody Williams đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1997 do đóng góp của bà vào công ước quốc tế cấm các loại mìn trên đất liền. Bà đạt được điều này không những không có sự giúp đỡ của đất nước của bà, mà còn do bất chấp sự chống đối của nhiều nước lớn. Và vũ khí bí mật của bà là gì, khi vận động được 1.000 nhóm nhân quyền và kiểm sốt vũ khí ở khắp sáu châu lục? - Email. Internet đã thực sự từng bước từng bước xâm nhập vào mọi ngóc ngách, mọi nơi trên thế giới. Giờ đây, Internet, điện thoại di động và Email đã trở thành công cụ thiết yếu của nhiều người, không chỉ ở các nước phát triển đến nỗi họ không thể tưởng tượng cách sống thiếu chúng. Sự phát triển của công nghệ phần cứng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa internet đến với toàn thế giới. Toàn cầu hóa xoay quanh định luật Moore rằng công suất tính tốn của các con chip silicon sẽ tăng gấp đôi trong vòng 18 đến 24 tháng, trong khi giá giảm còn một nửa. Với định luật Moore, các nhà sản xuất chip silicon cùng với các nhà sản xuất thiết bị trung gian dùng internet cạnh tranh mạnh mẽ với nhau, dẫn đến giảm giá các thiết bị điện tử, đồ dùng internet. Tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận với mạng internet ngày càng nhiều. Quan điểm về quản trị trong toàn cầu hố Trong mọi tổ chức ở mọi thời, mọi nơi đều cần có phương pháp quản trị thích hợp. Hội nhập toàn cầu hố là chúng ta đã bước vào một môi trường với nhiều thay đổi khác trước, vấn đề phương pháp quản trị một lần nữa được đề cập sâu sắc trong “Chiếc lexus và cây ôliu”. Tác phẩm đưa đến nhận định quý giá về quản trị doanh nghiệp trong hệ thống toàn cầu hố. Dân chủ hố hoạch định chính sách tản quyền chia sẻ thông tin Trong thời kì chiến tranh lạnh, thông tin được truyền lên đầu não, và nhân viên ở dưới chỉ việc ngồi đợi quyết định từ trên xuống . Lấy ví dụ, Chính quyền Xô Viết tập trung toàn bộ chức năng lãnh đạo vào một bộ phận nhỏ ở trung ương. Toàn bộ chính sách đều do trung ương quyết định. Trung ương truyền đạt cho bạn những gì bạn được phép nghĩ, hành động, tuân thủ, và chỉ đạo ý thích của bạn. Trung ương quy tụ toàn bộ các đầu mối thông tin – dữ liệu được truyền tới trung ương và chỉ có một nhóm nhỏ đầu não mới biết được bức tranh toàn cảnh. Đến thời toàn cầu hố, cần dân chủ hố hoạch định chính sách-tản quyền-chia sẻ thông tin: các nhân viên được cung cấp đầy đủ thông tin, được giao quyền để tự quyết về cách làm, tự quản trị công việc. Trong giai đoạn toàn cầu hóa, thông tin giúp cho việc hình thành các giải pháp cho khách hàng không nằm ở cơ quan đầu não của các công ty, mà nằm ở vòng ngoài, do chính những cơ sở tiếp thị và buôn bán trực tiếp trên thị trường tiêu thụ. Nếu công ty của bạn không cho phép những chuyên viên buôn bán và tiếp thị ở vòng ngoài được quyết định và chia sẻ thông tin họ nắm được, thì công ty của bạn sẽ gặp khó khăn. Quá trình dân chủ hóa thứ tư – dân chủ hóa việc vạch quyết định và phân quyền, chia thông tin – sẽ giúp cho việc cải cách trung ương và khai thông liên lạc thông tin trên và dưới. Vì thế, trong thời toàn cầu hóa, ta cần áp dụng phương pháp quản trị thích hợp. đó là thay phương châm “Tôi chịu trách nhiệm” bằng phương châm “Tôi giao trách nhiệm”: các tổng giám đốc là người có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển, hình thành luật lệ làm việc, phát động phong trào ở các khâu chủ yếu và giành cho các quản đốc ở tuyến đầu – trên thị trường và quan hệ trực tiếp với khách hàng – vạch những quyết định cụ thể của riêng cá nhân họ. Giám đốc, sẽ vạch chiến lược, móc nối mọi người, đưa mọi người vào guồng máy, khởi động guồng máy.Đối với nhân viên, phải thu thập thông tin, chia sẻ thông tin và vạch tất cả các quyết định, nhanh chóng, kịp thời và thích ứng với thị trường. Đó là khi hãng máy tính Dell hiện nay tập trung hóa toàn bộ chức năng tài chính kế tốn, cung ứng và phân phối sản phẩm dành cho hoạt động ở châu Âu, vào duy nhất một trung tâm đóng ở Ireland. Hãng này tập trung các  hoạt động trên không vì mục đích kiểm sốt mà vì đòi hỏi tiết kiệm chi phí và tăng cường năng suất hoạt động. Mặt khác Dell giao quyền vạch kế hoạch và chính sách cho nhiều trung tâm và cá nhân có trách nhiệm cung ứng và dịch vụ hàng hóa đóng ở mỗi quốc gia châu Âu, vì những trung tâm này gần với khách hàng nhất và có khả năng thay đổi và phát triển dịch vụ cho đúng ý khách hàng. Vị trí người lãnh đạo Không chỉ phân trách nhiệm xuống dưới, cho phép mọi người tự giác quyết định, lãnh đạo giờ đây phải nhạy bén hơn, thu tập nhân tài và sẵn sàng thích nghi với những thay đổi trên thị trường. Không dùng cách chỉ huy, kiểm sốt nhân viên hay dân chúng của họ bằng việc hạn chế thông tin. Giờ đây mọi người đều phải cùng nhau chia sẻ trách nhiệm và cùng hành động, phải lắng nghe mọi người nhiều hơn, nói chuyện thật cụ thể với những nhân viên ở tuyến đầu, những người có kinh nghiệm cụ thể với khách hàng,lắng nghe góp ý. Người nhân viên cấp dưới Chủ động phát huy quyền hạn do phương pháp quản trị mang tính dân chủ mang lại. Quyết định nhiều hơn và nắm được nhiều thông tin hơn Các nhân viên phối hợp thành một đội hình, hợp tác, cùng làm việc và không phải cạnh tranh đấu đá chống nhau, cùng nhau bàn bạc Họ có thể quản trị được công việc, thay vì công việc quản trị bản thân họ. Công ty như một tập hợp các doanh nghiệp cá nhân trong đó ai cũng có quyền quyết định Sức mạnh tập thể Hợp tác để tăng cường nguồn vốn, trao đổi thông tin là cần thiết trong môi trường cạnh tranh, biến đổi không ngừng. →Warren Bennis, trong cuốn Lãnh đạo các tài năng, đánh giá: “Không có cá nhân nào trong chúng ta thông minh hơn cả nhóm chúng ta cùng hiệp lực”. Công cụ internet Internet là công cụ hiệu quả trong thu thập thông tin, quảng cáo, mua bán hàng hố,… Ví dụ trang web Amazon.com, công ti Ebay,… Cách trình bày lôi cuốn, hấp dẫn của tác giả Cách nêu vấn đề Bên cạnh giá trị nội dung của “Chiếc Lexus và cây Oliu”, giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng có khá nhiều điểm đáng chú ý. Cách dẫn chuyện ngắn gọn, xúc tích đi cùng với cách đặt câu hỏi đã tạo cơ hội cho Friedman nêu lên, tiếp cận vấn đề, lật mở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau để quan sát chúng, giúp độc giả tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng và sâu sắc hơn. Một cách đặt vấn đề thú vị mà Friedman cũng hay sử dụng trong tác phẩm này là lối đặt câu hỏi cho một vấn đề nào đó và phản bác ngược lại ý kiến đó. Như trong chương 3 , Friedman đặt ra một câu hỏi “Nhận thức được toàn cầu hóa là hệ thống thế giới mới thay thế cho Chiến tranh Lạnh liệu đã đủ cho bạn giải thích được thực trạng thế giới ngày nay chưa?”… “Chưa hẳn”. Đây là một cách dẫn dắt vấn đề khá khéo léo, là cái cớ để Friedman tiếp tục đi sâu vào vấn đề lập luận của mình : “thực trạng thế giới ngày nay chỉ có thể được giải thích như sự tương tác giữa những cái mới mẻ, như Internet, với những thứ cổ xưa, như một cây ô liu già cỗi trên bờ sông Jordan” Để mở đầu các vấn đề, tác giả dùng những câu hỏi rồi dẫn dắt vào vấn đề. Đó là khi để thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa Bầy thú điện tử, các quốc gia và chiếc áo nịt vàng, giúp cho những người dân Canada chưa hiểu vấn đề về sự tổn thương nền kinh tế của Canada, Friedman đã kết thúc chương 6 Chiếc áo nịt vàng bằng một câu hỏi mở, khơi gợi nên nhiều vấn đề cần phải được giải quyết : “Bầy thú này từ đâu đến và làm sao chúng lớn nhanh, chóng khỏe như vậy, đến mức đe dọa các quốc gia độc lập ở mức tương tự như các siêu cường thời trước?” Hay sau khi đã tìm hiểu về hệ thống toàn cầu hóa, trong phần tiếp theo, kết nối vào hệ thống, Friedman không còn trình bày về toàn cầu hóa như là một vấn đề chung của mọi quốc gia nữa, Friedman muốn tất cả mọi người đều cảm nhận được sâu sắc sự tác động của toàn cầu hóa đến từng người. Ông đưa ra các tên tiểu mục dưới hình thức các câu hỏi khá sinh động, gắn liền với mỗi người, làm cho việc toàn cầu hóa không còn là một vấn đề quá xa vời nữa. “Tình hình kết nối mạng của đất nước hay của công ty của bạn ra sao?” “Công ty hay đất nước của bạn có quyền tạo lập hay chỉ đóng vai trò thích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiếc lexus và cây olive.doc
Tài liệu liên quan