LỜI NÓI ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Phạm vi nghiên cứu
3.Mục đích nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
5.Bố cục luận văn
PHẦN NỘI DUNG
Chương I:
Những vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước
1.1.Khái quát về ngân sách nhà nước
1.1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước
1.1.2.Đặc điểm ngân sách nhà nước
1.2.Khái quát về cân đối ngân sách nhà nước
1.2.1. Các lý thuyết về cân đối ngân sách nhà nước
1.2.1.1. Lý thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách
1.2.1.2. Các học thuyết hiện đại về cân đối ngân sách nhà nước
1.2.2.Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước
1.2.3.Đặc điểm cân đối ngân sách nhà nước
1.2.4.Vai trò của cân đối ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Chương II:
Nội dung cơ bản của vấn đề cân đối ngân sách nhà nước
2.1.Các nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
2.2.Cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước
2.2.1.Tổng thu ngân sách nhà nước
2.2.1.1.Thu nội địa
2.2.1.2.Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu
2.2.1.3.Thu viện trợ không hoàn lại
2.2.2.Tổng chi ngân sách nhà nước
2.2.2.1.Chi đầu tư phát triển
2.2.2.2.Chi trả nợ và viện trợ
2.2.2.3.Chi thường xuyên
2.2.2.4.Chi bổ sung dự trữ ngân sách
2.2.3.Cân đối giữa tổng thu và tổng chi, các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước
2.3.Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước
2.3.1.Phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách
2.3.2.Phân định thẩm quyền quyết định thu, chi giữa các cơ quan Nhà nước
2.3.3.Phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính giữa các cấp ngân sách nhà nước
2.4.Kiểm soát tình trạng ngân sách nhà nước- Bội chi ngân sách nhà nước
2.4.1.Khái niệm và nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước
2.4.1.1.Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước
2.4.1.2.Nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước
2.4.2.Các biện pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước
Chương III:
Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường đến nay và hướng hoàn thiện.
3.1.Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
3.1.1.Trên thế giới
3.1.2.Ở Việt Nam
3.1.2.1.Giai đoạn trước khi có luật ngân sách nhà nước
3.1.2.1.1.Tình hình thu chi ngân sách nhà nước
3.1.2.1.2.Về phân cấp quản lí ngân sách nhà nước
3.1.2.1.3.Về bội chi ngân sách nhà nước
3.1.2.2.Giai đoạn từ khi có luật ngân sách nhà nước đến nay
3.1.2.2.1.Về thu ngân sách nhà nước
3.1.2.2.2.Phân định nhiệm vụ chi và nguồn thu ngân sách nhà nước
3.1.2.2.3.Về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước
3.1.2.2.4.Bội chi ngân sách nhà nước
3.1.2.2.5. Về việc tuân thủ các nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
3.2.Hướng hoàn thiện cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam
3.2.1.Định hướng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam
3.2.2.Thuận lợi và thách thức trong quản lý và cân đối ngân sách nhà nước
3.2.3.Giải pháp hoàn thiện cân đối ngân sách nhà nước
3.2.3.1.Giải pháp mang tính tài chính
3.2.3.1.1.Hoàn thiện các chính sách về thuế
3.2.3.1.2.Chuyển dich cơ cấu thu ngân sách nhà nước
3.2.3.1.3.Cải cách công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
3.2.3.2.Khắc phục tình trạng thu, chi ngân sách nhà nước vượt xa dự toán
3.2.3.3.Hoàn thiện các định mức phân bổ chi tiêu ngân sách nhà nước
3.2.3.4.Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước
3.2.3.5.Đẩy mạnh các biện pháp bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
PHẦN KẾT LUẬN
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cân đối ngân sách Nhà Nước – Thực trạng và hướng hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọ dựa vào những quy định cụ thể của luật thuế. Thuế là khoản thu mang tính pháp lý cao, được cụ thể hóa thành luật và do Quốc hội thông qua. Để đảm bảo thuế trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, Nhà nước cần phải xác lập một hệ thống thuế có khả năng bao quát đầy đủ các nguồn thu đã, đang và sẽ phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thu nộp thuế phải chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.
Phí là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng không thuần túy theo quy định của pháp luật và là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng đó Lê thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, Tủ sách đại học Cần Thơ 2007, Trang 49.
. Việc thu phí là hết sức cần thiết, khách quan, phù hợp với vai trò quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước. Thu phí sẽ làm tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước, từ đó làm tăng khả năng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng hóa và các dịch vụ công cộng, đảm bảo công bằng xã hội. Các khoản thu từ phí cũng có thể là những khoản thu đưa vào ngân sách nhà nước, cũng có thể là những khoản thu để lại cho các đơn vị thu sử dụng. Đối với các khoản thu về cho ngân sách nhà nước, đây là một trong những nguồn thu quan trọng của các cấp ngân sách và được đưa vào cân đối chung của ngân sách các cấp.
Lệ phí là những khoản thu gắn liền với việc cung cấp các dịch vụ hành chính pháp lý của nhà nước cho các cá nhân và tổ chức nhằm phục vụ cho công việc quản lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật Lê thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, Tủ sách đại học Cần Thơ 2007, Trang 49.
. Khoản tiền này không phải là giá dịch vụ mà là khoản thu phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhà nước. Chỉ có một số cơ quan thuộc bộ máy nhà nước mới được phép thu lệ phí và phải được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lệ phí là nguồn thu nộp hoàn toàn vào ngân sách nhà nước và là nguồn thu thường xuyên của ngân sách các cấp.Vì vậy thu lệ phí được bố trí trong cân đối thu chi của ngân sách các cấp, đảm bảo cho nhu cầu chi bình thường của ngân sách cấp đó.
Các khoản thu ngoài thuế, phí và lệ phí
Ngoài nguồn thu cơ bản từ thuế, phí và lệ phí thì ngân sách nhà nước còn bao gồm những nguồn thu khác bổ sung vào ngân sách nhà nước. Những nguồn thu đó không mang tính chất thường xuyên, ổn định và chỉ là phần đóng góp khá nhỏ vào ngân sách nhà nước nhưng nó cũng đảm bảo cho Nhà nước có nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội đã đề ra, góp phần cân đối giữa hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước.
Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước: Bao gồm tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân, thu nhập của nhà nước từ việc góp vốn vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của nhà nước.
Thu từ hoạt động viện trợ: Bao gồm các khoản thu từ viện trợ nhân dân, viện trợ không hoàn lại của các quốc gia và các tổ chức quốc tế,…Đây là những nguồn quan trọng để bổ sung vào ngân sách nhà nước, giúp cho nhà nước thực hiện các khoản chi phát triển, cải cách kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Thu từ các khoản đóng góp tự nguyện của cá nhân và tổ chức: Đây là những khoản thu không mang tính ổn định vào ngân sách nhà nước, nhưng nó cũng góp một phần qua trọng cho ngân sách nhà nước khi nhà nước tiến hành chi cho các vấn đề xã hội của đất nước, các chương trình phát triển về giáo dục, kinh tế- xã hội,…góp phần bù đắp những khoản thiếu hụt cho ngân sách nhà nước.
Cơ cấu các khoản chi trong cân đối ngân sách nhà nước
- Nhìn từ góc độ kinh tế: Chi ngân sách nhà nước là việc Nhà nước đã sử dụng các hoạt động tài chính thông qua việc sử dụng ngân sách nhà nước để tài trợ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước trong một thời hạn nhất định.
- Nhìn từ góc độ pháp lý: Chi ngân sách nhà nước là một chế độ tài chính đặc thù theo đó Nhà nước thể hiện quyền sở hữu của mình đối với ngân sách nhà nước thong qua việc cấp phát tài chính cho những đối tượng thuộc diện hưởng ngân sách nhà nước. Theo đó, chi ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật ngân sách nhà nước 2002:
“ Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”.
Cơ cấu chi ngân sách nhà nước được phân biệt thành hai loại sau:
Các khoản chi có tính chất phí tổn: Là những khoản chi làm giảm ngân quỹ nhưng không làm giảm trái vụ của quốc gia, tức là những khoản chi này không làm giảm bớt nghĩa vụ thanh toán nợ nhưng lại làm giảm ngân quỹ của quốc gia Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2007, Trang 24.
. Bao gồm các khoản chi như: Chi viện trợ không hoàn lại cho nước ngoài; chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;… Những khoản chi này gây nhiều tổn thất cho ngân sách nhà nước, nhưng vì trách nhiệm chăm lo cho nhân dân và tinh thần hữu nghị quốc tế nên ngân sách nhà nước cần phải chi những khoản đó.
Các khoản chi không có tính chất phí tổn: Là những khoản chi làm giảm ngân quỹ đồng thời cũng làm giảm trái vụ tương ứng của quốc gia, tức là những khoản chi này sẽ làm giảm ngân quỹ của quốc gia đồng cũng làm giảm nghĩa vụ thanh toán nợ của quốc gia đó Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2007, Trang 25.
. Bao gồm các khoản chi như: Chi trả nợ của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài; chi đầu tư phát triển; chi cho sự nghiệp kinh tế;…Các khoản chi này cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến việc làm tăng hay giảm ngân sách nhà nước, vì việc chi ra bao nhiêu sẽ làm giảm gánh nặng về nợ cho Nhà nước bấy nhiêu.
Nội dung chi ngân sách rất đa dạng và phức tạp, bao gồm nhiều khoản mục khác nhau. Vì vậy, Nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều phối và sử dụng ngân sách nhà nước. Nếu các khoản chi này không được phân loại rỏ ràng sẽ dễ dẫn đến tình trạng chi tiêu không hợp lý, không đảm bảo được mục tiêu ngân sách đã đề ra và ảnh hưởng đến sự thăng bằng trong ngân sách nhà nước. Các khoản chi được cơ cấu hợp lý, đánh giá đúng mức độ, sự cần thiết và lợi ích của từng khoản chi sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển của đất nước. Trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước, bao gồm các khoản chi như: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và những khoản chi khác được đảm bảo bằng nguồn thu của ngân sách nhà nước được xem là những khoản chi cơ bản trong cân đối ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay.
Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu của ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất và để dự trữ vật tư hàng hóa nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Chi đầu tư phát triển chủ yếu là những khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật và tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng Học viện tài chính, Giáo trình quản lý tài chính nhà nước, NXB Tài Chính 2004, Trang 181- 182.
. Ở Việt Nam hang năm ngân sách nhà nước đã giành một lượng vốn lớn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, đầu tư phát triển sản xuất, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Chi đầu tư phát triển là khoản chi quan trọng nhưng không mang tính ổn định. Khoản chi này tạo ra nguồn tài sản cố định, năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế. Mỗi năm, Nhà nước phải bỏ ra một nguồn vốn khá lớn chi cho các hoạt động này nhưng do các dự án đầu tư phát triển mỗi năm là khác nhau, nguồn tài chính của nhà nước cũng thay đổi theo từng năm tùy thuộc nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Dù vậy, Nhà nước ta vẫn đảm bảo cho hoạt động chi đầu tư phát triển đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chi đầu tư phát triển bao gồm những nội dung sau: Chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi để hình thành và bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp nhà nước; chi cho quỹ dự trữ tài chính; chi bổ sung một phần vốn điều lệ của quỹ hổ trợ phát triển để thực hiện các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển,… Trong chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi lớn nhất nhưng nó cũng là khoản chi khá nhạy cảm dễ dẫn đến thất thoát lãng phí trong quá trình sử dụng, vì vậy Nhà nước cần phải có những biện pháp giám sát, quản lý chặt chẽ để tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.
Chi thường xuyên
Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về kinh tế- xã hội Học viện tài chính, Giáo trình quản lý tài chính nhà nước, NXB Tài Chính 2004, Trang 219.
. Hiện nay sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đã làm cho các khoản chi thường xuyên tăng lên với nhiều nội dung chi khác nhau như: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường các sự nghiệp khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội theo quy định của chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện; hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như: Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, hội cựu chiến binh Việt Nam, hội lien hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia; trợ giá theo chính sách của nhà nước; các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
Phân loại rỏ ràng những khoản chi nêu trên giúp nhà nước dễ dàng hơn trong việc lập dự toán các khoản chi trong năm và giúp cho việc điều hành, quản lý ngân sách nhà nước trở nên hợp lý hơn. Không giống với chi đầu tư phát triển, các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rỏ nét. Bỡi vì, nó đảm bảo để nhà nước thực hiện chức năng của mình, dù nền kinh tế- xã hội có thay đổi nhưng chức năng của nhà nước vẫn không đổi và việc chi cho các hoạt động trên vẫn phải thực hiện, vấn đề cần xem xét là nên chi cho khoản nào trước và khoản nào sau. Chi thường xuyên chỉ nhằm đáp ứng cho hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện chức năng của nhà nước mà không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư thu hồi vốn về cho ngân sách nhà nước. Do vậy, khi sử dụng vốn cho hoạt động chi này Nhà nước cần tổ chức lại bộ máy nhà nước thật gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả để giảm bớt nguồn vốn phải chi, làm giảm gánh nặng về cho ngân sách nhà nước.
Các khoản chi khác
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: Dự trữ tài chính là nguồn quỹ đặc biệt được dùng để tạm ứng cho ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp cho ngân sách, dùng để xử lý cân đối ngân sách nhà nước trong trường hợp cần nguồn quỹ để thực hiện các nhiệm vụ cần thiết như: phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,… Bên cạnh đó dự trữ tài chính còn dùng để khắc phục tình trạng bội chi ngân sách nhà nước trong trường hợp các khoản vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán đã được quy định thông qua. Quỹ dự trữ tài chính chỉ có ở ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, được hình thành từ phần tăng thu ngân sách; thu kết dư và tối đa 25% trong dự toán chi ngân sách hàng năm.
Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư: Đây là các khoản chi phản ánh việc thực hiện trái vụ của Nhà nước trong quan hệ vay mượn Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Gáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2004, Trang 83.
. Trong quá trình chấp hành ngân sách, do thường xuyên phải đương đầu với tình trạng thu không đủ chi Chính phủ thường lựa chọn một biện pháp hữu hiệu là vay nơ trong và ngoài nước. Việc sử dụng biện pháp này để cân đối thu, chi ngân sách đã dẫn đến tính tất yếu của khoản chi trả nợ trong kết cấu chi ngân sách nhà nước. Nhà nước tiến hành vay nợ thông qua việc phát hành trái phiếu và việc thanh toán nợ sẽ được Bộ tài chính lập kế hoạch, sau đó trình quốc hội thông qua, Kho bạc nhà nước sẽ tiến hành thanh toán khi trái phiếu đến hạn.
Chi viện trợ: Là khoản chi nãy sinh trong quan hệ đối ngoại của Nhà nước, cho phép Chính phủ có thể giúp đỡ các quốc gia bị lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do hậu quả của thiên tai để lại, hoặc do các biến cố về chính trị,…Nước ta là nước nghèo, đang phát triển nhưng vẫn phải chi viện trợ cho các quốc gia khác để thể hiện tinh thần hợp tác hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau, làm tăng cường mối quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới. Chi viện trợ là một khoản chi được đưa vào trong kết cấu chi nhân sách nhà nước và được đưa vào trong cân đối ngân sách nhà nước là hợp lý, vì nước ta cũng được nhận sự viện trợ của các nước để phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đè xã hội.
Qua đó ta thấy có sự tương thích giữa cơ cấu thu và chi ngân sách nhà nước đã góp phần quan trọng cho ngân sách nhà nước được cân đối. Nhà nước có thể điều phối hoạt động chi dựa trên nguồn thu vào của một tài khóa, phân định những nguồn thu nào quan trọng và cần thiết, từ đó có những chính sách chi tiêu hợp lý.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối trong hệ thống ngân sách nhà nước
Theo luật ngân sách nhà nước năm 2002, phạm vi cân đối ngân sách nhà nước được phân định khá rỏ ràng, bao gồm: cân đối ngân sách trung ương và cân đối ngân sách địa phương, trong đó cân đối ngân sách trung ương có vai trò rất quan trọng. Bỡi lẽ, trong hệ thống ngân sách trung ương thường tập trung những nguồn thu lớn và đảm nhận những nhiệm vụ chi chủ yếu gắn liền với việc thực hiện các dự án có tầm chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung, định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương nói riêng. Ngoài ra, ngân sách trung ương còn đảm trách vai trò điều phối nguồn lực tài chính giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách và cân đối ngân sách nhà nước. Còn cân đối ngân sách địa phương phải gắn liền với việc đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý kinh tế- xã hội các cấp chính quyền địa phương, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Như vậy, cân đối ngân sách trung ương và cân đối ngân sách địa phương có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình thu chi ngân sách nhà nước, khi cả hai ngân sách này được cân đối tốt sẽ đảm bảo cho nền kinh tế- xã hội phát triển, ổn định. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một vấn đề quan trọng trong cân đối ngân sách nhà nước, do đó cần phải thiết lập nội dung phân cấp sao cho đảm bảo được mối quan hệ cân đối giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách trên cơ sở phối hợp sức mạnh của cả hai hệ thống ngân sách nhà nước.
Phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách
Trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, việc phân định nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia và sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Nhiệm vụ chi được xây dựng trên cơ sở gắn liền với lợi ích và phù hợp với năng lực quản lý, điều kiện thực tế của các địa phương. Vì vậy khi phân định nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách cần lưu ý một số vấn đề sau: Giao cho các cấp chính quyền địa phương quản lý và cung cấp các dịch vụ công cộng gắn liền với đời sống kinh tế- xã hội trên địa bàn thì chất lượng và hiệu quả dịch vụ sẽ được tăng lên. Giao cho chính quyền trung ương các trách nhiệm chi đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên bị thay đổi nhanh chóng, thì khả năng ổn định kinh tế vĩ mô và điều hòa kinh tế xã hội của chính phủ sẽ được nâng cao.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chi được phân cấp và tạo sự tương thích giữa nhiệm vụ chi và nguồn thu của các cấp ngân sách nhà nước, thì việc phân định nguồn thu chia làm 3 nhóm lớn sau đây:
+ Nguồn thu 100% vào ngân sách trung ương bao gồm các khoản thu được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật ngân sách nhà nước năm 2002:
Thuế giá trị gia tăng và hàng hóa xuất nhập khẩu;
Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu;
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu;
Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán ngành;
Các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của chính phủ;
Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các tổ chức kinh tế, thu hồi cho vay của ngân sách trung ương( cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, thu từ vốn góp của nhà nước;
Viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân nước ngoài cho chính phủ Việt Nam;
Phần nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu, lệ phí trước bạ;
Thu kết dư ngân sách trung ương;
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
Đây là những khoản thu phát sinh trên tất cả các địa bàn của từng địa phương mà luật quy định phải nộp vào ngân sách trung ương. Các khoản thu này là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho hoạt động của bộ máy nhà nước. Ngân sách trung ương có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo cho mọi hoạt động chi tiêu của cả nước.
+ Nguồn thu 100% vào ngân sách địa phương, bao gồm các khoản thu quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 như sau:
Thuế nhà, đất;
Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu được từ hoạt động dầu, khí;
Thuế môn bài;
Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
Tiền sử dụng đất;
Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kể tiền cho thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu khí;
Tiền đền bù thiệt hại đất, tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
Lệ phí trước bạ;
Thu từ hoạt động sổ số kiến thiết;
Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;
Viện trợ không hoàn lại của tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước;
Thu kết dư ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 63 Luật ngân sách nhà nước năm 2002;
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
Đây là những khoản thu phát sinh trên địa bàn mà địa phương trực tiếp quản lý và được thu nộp toàn bộ vào ngân sách địa phương, để địa phương trực tiếp chi cho các hoạt động kinh tế xã hội ở địa phương mình. Qua đó, nguồn thu 100% vào ngân sách địa phương có vai trò quan trọng trong việc cung ứng nguồn vốn trực tiếp cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo điều kiện chủ động hơn cho địa phương thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
+ Nguồn thu điều tiết theo tỉ lệ % giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, bao gồm các khoản thu quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật ngân sách nhà nước năm 2002:
Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu;
Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;
Thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao;
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ dầu, khí;
Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hang hóa, dịch vụ trong nước;
Phí xăng, dầu.
Đây là những khoản thu phát sinh trên địa bàn địa phương và mỗi cấp ngân sách địa phương được hưởng theo một tỉ lệ % nhất định. Tỉ lệ phân chia điều tiết cho các cấp ngân sách được áp dụng ổn định từ 3 đến 5 năm, sau khoản thời gian này phải điều chỉnh lại , nhằm tạo cho địa phương chủ động trong bố trí kế hoạch ngân sách hang năm và khuyến khích đầu tư tạo nguồn thu. Nếu tỉ lệ này lớn hơn 100% thì địa phương sẽ được hưởng toàn bộ số thu phân chia theo tỉ lệ, phần còn thiếu sẽ được cấp bổ sung. Nếu tỉ lệ này là 100%, tức là ở mức cân đối thì sẽ không phân chia. Nếu tỉ lệ này nhỏ hơn 100% thì ngân sách trung ương sẽ điều tiết bớt nguồn thu phát sinh trên địa bàn địa phương này.
Thông qua việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách đã tạo ra những thuận lợi đáng kể góp phần vào việc ổn định và cân đối ngân sách nhà nước ở nước ta, nguồn thu ở ngân sách địa phương đã tăng lên đáng kể, nhiều địa phương đã tự đảm bảo được vấn đề cân đối ngân sách ở địa phương mình, mỗi địa phương đã có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện thu chi ở địa phương mình.Trong cân đối ngân sách đặt ra vấn đề phải phân định rỏ ràng nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách là hoàn toàn hợp lý, vì nhiệm vụ của mỗi cấp ngân sách là khác nhau: ngân sách trung ương phải nắm giữ các nguồn thu cơ bản quan trọng của đất nước để từ đó thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thực hiện những nhiệm vụ chi cần thiết để đảm cho sự phát triển chung của đất nước, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho các địa phương thực hiện nhiệm vụ ngân sách của mình trong năm tài khóa. Mặt khác, giữa các địa phương khả năng tạo nguồn thu và nhiệm vụ chi là khác nhau, do điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng không giống nhau nên dễ dẫn đến sự mất cân đối trong hệ thống ngân sách nhà nước. Vì vậy nhà nước cần phải đảm bảo cơ chế điều hòa, chuyển giao nguồn thu hợp lý cho từng địa phương, tạo điều kiện cho mỗi địa phương đều thực hiện được nhiệm vụ của năm ngân sách. Do nguồn lực tài chính của nước ta là có hạn, vì vậy khi chuyển giao về cho địa phương Nhà nước cần phải đảm bảo tính công bằng, hiệu quả để đảm bảo cho địa phương phát huy các tiềm lực sẵn có.
Phân định thẩm quyền quyết định thu, chi giữa các cơ quan nhà nước
Kiểm soát tình trạng ngân sách nhà nước- Bội chi ngân sách nhà nước
Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước
Bội chi ngân sách nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng gắn liền với quá trình thực hiện cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại bội chi ngân sách nhà nước là điều không thể tránh khỏi đối với ngân sách của một quốc gia, vì Nhà nước thường bỏ ra một lượng tiền khá lớn để khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế- xã hội phát triển Xem:Nguyễn Thị Bình Minh và Bùi Thị Mai Hòa, “Cân đối ngân sách nhà nước nhìn từ góc độ lý luận và thực tiển” , Tạp chí tài chính số 10/2006, Trang 33.
. Trong khi đó nguồn thu vào của ngân sách nhà nước thường không đủ cho hoạt động chi tiêu để Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, sự chênh lệch giữa các khoản thu nhiều hơn chi trong ngân sách nhà nước đã dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách nhà nước trong nhiều năm qua. Vì vậy Nhà nước muốn thực hiện cân đối ngân sách nhà nước trước hết phải xác định được vấn đề bội chi của nước ta như thế nào, tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý để khắc phục tình trạng bội chi, đảm bảo bội chi ngân sách nhà nước có thể ở mức chấp nhận được thúc đẩy kinh tế phát triển.
Theo đó ta có thể hiểu: “Bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng chi ngân sách nhà nước vượt quá thu ngân sách nhà nước trong một năm, là hiện tượng ngân sách nhà nước không cân đối thể hiện trong sự so sánh giữa cung và cầu về nguồn lực tài chính của nhà nước”.
Bội chi NSNN đã tồn tại khá lâu dài trong nền tài chính nước ta, ngay từ khi chưa có Luật NSNN điều chỉnh. Trong thực tiển điều hành và quản lý NSNN, nước ta cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để xử lý bội chi NSNN nhằm hướng tới một NSNN cân đối, ổn định. Những quy định trong văn bản luật năm 1996 và năm 1998 chưa cụ thể hóa được vấn đề bội chi NSNN, cho đến khi luật NSNN năm 2002 ra đời thì vấn đề bội chi NSNN được quy định rỏ ràng hơn: “Bội chi NSNN là bội chi NSTW được xác định bằng chên lệch thiếu giữa tổng chi NSTW và tổng số thu NSTW của năm ngân sách” Xem: Điều 4 Khoản 1 Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/6/2003.
. Theo quy định trên bội chi NSNN chỉ tính đến bội chi NSTW, còn NSĐP phải đảm bảo cân bằng thu chi. Tuy vậy, trong sự cân bằng đó, địa phương lại được phép vay nợ và thu vay nợ lại được ghi vào thu cân đối NSĐP. Như vậy, con số bội chi được công bố hang năm sẽ nhỏ hơn so với thực tế nếu như địa phương thực hiện vay nợ và trả lãi trong năm ngân sách.
Nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Gáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2004, Trang 268- 269.
Hiện nay bội chi ngân sách nhà nước là vấn đề đang được sự quan tâm của hầu hết các nước, kể cả nước đang phát triển cũng như nước phát triển. Vì nó có sự tác động rất lớn đến vấn đề phát triển kinh tế xã hội và xãy ra ở hầu hết các quốc gia. Thực tế xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân khách quan: Do nên kinh tế suy thoái và khủng hoảng làm cho nguồn thu vào ngân sách nhà nước bị giảm sút, nhưng nhu cầu chi tiêu lại gia tăng để giải quyết những vấn đề khó khăn mới về kinh tế- xã hội như: trợ cấp xã hội, các khoản chi để phục hồi nền kinh tế,… Điều đó dễ dẫn đến tình trạng thu không đủ chi và ngân sá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cân đối ngân sách nhà nước Thực trạng và hướng hoàn thiện.doc