LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu .2
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 2
4. Nội dung của đề tài .2
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH SẢN PHẨM 3
1.Khái niệm và vai trò của cạnh tranh sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .3
1.1.Khái niệm cạnh tranh sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .3
1.2 Vai trò cạnh tranh . .5
2. Mở rộng với khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp .5
2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh nảng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp . 5
2.2.Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .6
2.3.Những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp . .7
2.3.1 .Nhân lực và nguồn nhân lực của doanh nghiệp 7
2.3.2Kỹ thuật –công nghệ . .8
2.3.3.Trình độ quản lý và công nghệ quản lý . 8
2.3.4.Marketing và hoạt động marketing .9
2.3.5.Vốn và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp . .10
2.3.6.Các yếu tố thuộc thị trường đầu và thị trường tiêu thụ sản phẩm .11
2.4.Các tiêu thức cơ bản phản ánh năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp . .11
2.4.1.Sản phẩm và chất lượng sản phẩm dịch vụ . . .11
2.4.2.Chi phí sản xuất kinh doanh và giá cả sản phẩm . .12
2.4.3.Thị phần của doanh nghiệp .13
2.4.4.Doanh số và xu hướng phát triển doanh số . .14
2.5.Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp . .14
2.5.1.Nhân tố khách quan 14
2.5.2.Nhân tố chủ quan . .17
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG.19
1.Khái quát về Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không .19
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không 21
2.1.Sản phẩm và dịch vụ . .21
2.1.1.Sản phẩm Công ty sản xuất . .21
2.1.2.Hoạt động dịch vụ . .21
2.2.Thị trường và khách hàng 21
2.2.1.Thị trường kinh doanh và cung ứng dịch vụ của công ty . 21
2.2.2.Khách hàng .22
2.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực . 22
2.3.1.Cơ sở vật chất kỹ thuật . . .22
2.3.2.Nguồn nhân lực 23
2.3.2.1.Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không . 23
2.3.2.2.Nhân . 26
2.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không giai đoạn 2005-2009 . 28
2.4.1.Kết quả hoạt động của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không 28
2.4.2.Cơ cấu vốn –tài sản của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không .30
2.4.3. Tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không . . .32
3.Thực trạng các yếu tố cấu thành tác động đến năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không . 34
3.1.Nhân lực 34
3.2.Trang thiết bị máy móc 35
3.3.Thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không . . 36
4.Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không 36
4.1.Sản phẩm và chất lượng sản phẩm dệt . .36
4.2.Chi phí sản xuất sản phẩm dệt và giả cả sản phẩm dệt 37
4.3.Thị phần sản phẩm dệt của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không . .41
4.4.Doanh số và xu hướng phát triển của doanh số . 42
5. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không . .43
5.1.Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không so với năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt của Công ty dệt may Hà Nội . .43
5.2.Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn về việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt tại Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không . 45
5.2.1.Những thuận lợi . .45
5.2.2.Khó khăn tại Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không . .46
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 48
1.Phương hướng hoạt động của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không giai đoạn 2007-2009 . 48
2.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không .49
2.1.Biện pháp về nguồn nhân lực .49
2.2.Biện pháp về nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật .50
2.3.Về máy móc thiết bị . .51
2.4.Mạng lưới tiêu thụ .52
2.5.Xây dựng và hoàn thiện phát triển về ‘ dẫn đầu về chi phí thấp’ .52
3. Điều kiện thực hiện giải pháp .52
KẾT LUẬN . .54
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cạnh tranh để phát triển sản phẩm dệt may của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh với những ngành nghề chính sau đây:
Theo giấy phép kinh doanh số 10012 cấp ngày 06/10/1994 thì ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
- Sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng may mặc, dệt, thủ công mỹ nghệ, hàng dân dụng.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
- Sản xuất kinh doanh hàng giải khát, đồ hộp, ăn uống công cộng.
- Kinh doanh công cộng, đại lý vé máy bay.
Sau một thời gian hoạt động có hiệu quả, và làm ăn có lãi và mở rộng quy mô kinh doanh sau 12 lần bổ xung ngoài những ngành nghề đã đăng ký thì công ty đã đăng ký thêm một số ngành nghề kinh doanh mới:
- Dịch vụ vận tải, hàng hoá, hành khách bằng đường bộ.
- Kinh doanh và cho thuê bất động sản.
- Kinh doanh và chế biến hàng nông sản, lâm sản.
- Đại lý vận chuyển giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không và đường biển.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy, thiết bị vật tư, nguyên vật liệu, phương tiện vận tải phục vụ sản xuất và tiêu dùng, hàng công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ du lịch hàng không.
- Sản xuất gia công, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng dân dụng như: hàng gia dụng và các mặt hàng tiêu dùng.
- Trực tiếp tổ chức, đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng người lao động trước khi đi lao động ở nước ngoài.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh trực tiếp nhập khẩu hoá chất, phục vụ ngành dệt may.
- Kinh doanh hàng miễn thuế tại ga T1 NộI Bài.
- Kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hoá xuất, nhập khẩu.
- Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ liên vận quốc tế.
- Kinh doanh buôn bán sản phẩm thuốc lá điếu.
- Đại lý bán vé tàu hoả.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản.
- Kinh doanh du lịch, lữ hành quốc tế.
- Tư vấn du học quốc tế.
- Mua bán và tháo gỡ phương tiện vận tải cũ.
Vào thời điểm mới thành lập công ty có số vốn ban đầu là 3.776.000.000đ trong đó: vốn cố định là 2.686.000.000đ và vốn lưu động là 1.090.000.000đ. Trong quá trình 10 năm hoạt động Công ty đã đạt được thành tựu to lớn và ngày càng phát triển biểu hiện là tổng số vốn kinh doanh là 8.762.644.378 trong đó: vốn cố định là 9.099.918.00đ và vốn lưu động là 139.490.859.000đ.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không.
2.1.Sản phẩm và dịch vụ.
Công ty trong chiến lược kinh doanh của mình luôn hướng tới mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và các loại dịch vụ nhằm chủ động trong kinh doanh, lường trước mọi tình huống có thể xảy ra trong cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài để ổn định doanh thu cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2.1.1.Sản phẩm Công ty sản xuất:
+ Khăn các loại phục vụ các chuyến bay trong nước và ngoài nước cho VIỆTNAM AIRLINES.
+ Lạc bao đường, dưa chuột, dứa hộp, các đồ hộp khác cho xuất khẩu
+ Các sản phẩm về gỗ
2.1.2.Hoạt động dịch vụ bao gồm:
+ Hoạt động đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Tổ chức Đào tạo- giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài, Tư vấn du học nước ngoài;
+ Đại lý bán vé máy bay cho VIETNAM AIRLINES
+ Du lịch nội địa và quốc tế, dịch vụ thu gom và giao nhận hàng hoá.
2.2.Thị trường và khách hàng.
2.2.1.Thị trường kinh doanh và cung ứng dịch vụ của công ty.
- Thị trường trong nước: là các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH và tư nhân có thu nhu cầu mua các mặt hàng Công ty nhập khẩu về chủ yếu là: thép các loại, hạt nhựa, bột mỳ, gỗ, thiết bị, lưỡi lam, chà là,..
- Kinh doanh thương nghiệp nội địa tại hầu hết các địa phương trong nước một số mặt hàng thị trường có nhu cầu ở những thời điểm khác nhau Công ty có khả năng khai thác được và kinh doanh có hiệu quả như:xe máy , hạt nhựa, khăn mặt...
Thị trường cung ứng sản phẩm cho nội bộ Ngành Hàng không Việt Nam
2.2.2.Khách hàng:
Các sản phẩm sẽ được sản xuất và cung ứng theo nhu cầu hiện tại của thị trường. Sản phẩm sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Việc phân tích kỹ đặc điểm khách hàng sẽ có những thuận lợi rất lớn cho những quyết định kinh doanh cho từng thời kỳ cụ thể.
2.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực.
2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Công ty có trụ sở chính tại Số1- Ngõ 196- Đường Nguyên Sơn- Phường Bồ Đề- Quận Long Biên- Hà Nội. Điện thoại: 048731675, fax: 873167. Với tổng diện tích mặt bằng là 8000 m2, trên diện tích đó bao gồm: Văn phòng làm việc, Xưởng dệt, Xưởng sản xuất đồ hộp, phân xưởng may gia công hàng xuất khẩu, và một số cơ sở liên doanh sản xuất đồ nhựa phục vụ tiêu dùng nội địa.
Công ty có thuê khu đất với thời hạn 35 năm, tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên với tổng diện tích là 80.000 m2, hiện đang triển khai xây dựng dự án Xí nghiệp gia công phân loại hàng may mặc, dự án Nhà máy chế biến rau quả thực phẩm xuất khẩu và sẽ triển khai xây dựng Nhà máy sản xuất nước giải khát, Trường dạy nghề AIRSECO
Công ty thuê 03 địa điểm tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh làm trụ sở văn phòng giao dịch cho các đơn vị trực thuộc Công ty để tổ chức kinh doanh các lĩnh vực: Xuất khẩu lao động, tư vấn du học, du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, giao nhận hàng hoá, kinh doanh thương mại hàng hoá…
Công ty có máy móc thiết bị với dây chuyền đồng bộ trong các Xưởng dệt, Xưởng chế biến đồ hộp xuất khẩu.Công ty có 05 loại ô tô các loại hàng loạt máy vi tính, các thiết bị văn phòng, các thiết bị khác đảm bảo cho quá trình kinh doanh của Công ty và tại các đơn vị trực thuộc, các phòng ban chức năng Công ty.
2.3.2.Nguồn nhân lực:
2.3.2.1.Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không.
Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm những phòng, ban, trung tâm và các phân xưởng. Công ty đã mở rộng cơ cấu tổ chức trên cơ sở hợp lý và hiệu quả, tổ chức các phòng ban có nhiệm vụ riêng. Song tất cả các phòng ban hoạt động một cách nhịp nhàng, ăn khớp với nhau hướng tới thống nhất kế hoạch và mục tiêu của công ty đã đặt ra.
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty cung ứng dịch vụ hàng không:
P.TCCB và LĐTL
P.Bảo
vệ
Chi nhánh TP.HCM
P.KDXNK II
P.KDXNK I
P.KDXNK III
VPĐD NGA
VPĐD
Mông Cổ
VPĐD Dubai
P.DVTH Nga
Xưởng dệt
T.Tâm PTNL
Xưởng May
TTâm thuốc lá HK
Xưởng Cbiến lâm sản
Xưởng Cbiến thực phẩm
Giám đốc
P.KHĐT vàXKLĐ
P.TàiChính kế toán
P.Hành Chính
TTâm TM & HTQT
P.CƯ các sp
nộI đia
TTâm TM19APĐPhùng
TTâm TM & DL 6B
L.Hạ
Bộ máy quản lý tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng, các phòng ban của công ty có liên hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự quản lý của giám đốc.
· Giám đốc do Tổng công ty Hàng Không Vịêt Nam chỉ định, là người chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với các tổ chức kinh tế khác và đối với nhà nước.
· Phòng kế toán tài chính : là bộ phận tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác tài chính, kế toán thống kê, thực hiện hạch toán kinh tế các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của công ty, tham gia ký kết hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng. quản lý và giám sát các khoản chi phí trong tất cả các hoạt động của công ty phù hợp với quy chế quản lý tài chính của nhà nước cũng như của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam.Quản lý vốn theo đúng chế độ quy định.
Phòng đầu tư phát triển:
Nhiệm vụ chủ yếu của phòng đầu tư phát triển :
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể trong lĩnh vực đầu tư phát triển của công ty.
- Đề xuất dự án đầu tư phát triển các nhà đầu tư có tiềm lực về công nghệ về tài chính để hợp tác liên doanh. Tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hợp đồng và điều lệ Công ty liên doanh.Tham mưu giúp lãnh đạo công ty thẩm định hồ sơ dự án đầu tư, đấu thầu.
· Phòng kế hoạch kinh doanh: giúp công ty quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho công ty.
Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kế hoạch kinh doanh là:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty. Theo dõi đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đã giao, tham mưu giúp Công ty lập kế hoạch kinh doanh theo từng tháng, quý, năm phù hợp với nhu cầu thị trường. Quản lý hàng hoá nhập kho, xuất kho, tồn kho của Công ty theo tháng, quý, năm.
- Giúp công ty xây dựng cơ chế kinh doanh hàng năm và phối hợp kinh doanh giữa các đơn vị kinh doanh, cân đối khối lượng sản xuất hàng hoá giữa các đơn vị nhằm ổn định thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu.
- Giúp lãnh đạo công ty quản lý hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu. Tổ chức thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá. Tổng hợp thông tin kinh tế, giá cả thị trường về nguyên vật liệu, xây dựng chiến lược kinh doanh, chính sách đối với khách hàng.
- Giúp lãnh đạo tổ chức và chỉ đạo công tác thống kê nhằm cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin kinh tế, các số liệu thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
· Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài: có chức năng tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo và làm thủ tục đưa người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Nhiêm vụ chủ yếu của trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài:
- Trung tâm là đầu mối quan hệ, đàm phán, ký kết hợp đồng hợp tác lao động Việt Nam đi làm có thời hạn ở nước ngoài.
- Tổ chức tuyển dụng, đào tạo và làm thủ tục đưa người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết.
- Nghiên cứu chính sách, pháp luật của Việt Nam và các nước hợp tác lao động, bảo vệ quyền lợi người lao động và tổ chức quản lý lao động theo quy định của pháp luật và nội dung cam kết trong hợp đồng.
2.3.2.2.Nhân lực:.
Bảng 01:Cơ cấu lao động của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không.
TT
Cơ cấu, trình độ lao động
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Tổng số lao động
354
2
Giới tính: Lao động nữ
Lao động nam
214
140
60
40
3
Trình độ đào đạo
354
Tiến sĩ
2
0,56
Thạc sĩ
0
0
Đại học các ngành nghề
135
38,14
Cao đẳng, trung cấp
32
9,04
Sơ cấp và tương đương( có nghề được đào tạo)
73
20,62
Lao động tốt nghiệp phổ thông
112
31,64
4
Cơ cấu trực tiếp/ gián tiếp
354
Lao động quản lý
30
8,47
Lao động chuyên môn nghiệp vụ
93
26,28
Lao động trực tiếp
231
65,25
5
Lao động theo phòng ban,Phân xưởng
354
Lãnh đạo công ty
1
0,28
Trợ lý giám đốc
1
0,28
Phòng KTTC
10
2,28
Phòng TCCB-LĐTL
10
2,28
Phòng KHĐT và XKLĐ
6
1,69
Phòng hành chính
32
9,32
Phòng bảo vệ
20
5,56
Phòng KDXNK I= xưởng gỗ,TP
42
11,86
Phòng KDXNK II
7
1,98
Phòng KDXNK III
3
0,85
Phòng CUSP Nội địa
64
18,08
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
54
15,25
Trung tâm XKLĐ và TM 6B Láng Hạ
36
7,1
Trung tâm TM và dịch vụ HK
21
5,93
Xưởng dệt
53
6,5
Phòng dịch vụ thương mại
5
1,41
Cửa hàng kinh doanh đồ ăn uống
4
1,13
Văn phòng đại diện LB Nga
8
2,26
Trung tâm thuốc là Hàng không
7
1,98
( Nguồn: Số liệu thống kê lao động_ phòng kinh doanh)
2.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không giai đoạn 2005-2006.
2.4.1.Kết quả hoạt động của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không.
Bảng 02: Kết quả hoạt động của Công ty trong 2 năm 2005-2006
Đơn vị:1.000.000 đ
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
So sánh
STĐ
TL%
1.Tổng doanh thu
311.700
362.371
50.671
16,26
2.Tổng chi phí kinh doanh
309.963
360.451
50.448
16,28
3. Nộp ngân sách
11.433
11.824
391
3,4
+ Thuế GTGT
8.878
9.204
326
3,67
+ Thuế TNDN
486
538
52
10,7
+ Thuế xuất nhập khẩu
2.015
1.926
-89
-4,42
+ Các loại thuế khác
54
156
102
189
4. Tổng lợi nhuận trước thuế
1737
1.920
183
10,5
5. Tổng lợi nhuận sau thuế
1.251
1.382
131
10,5
6. Thu nhập bình quân/tháng
1,833
2,727
0,894
48,8
(Nguồn: Phòng kế toán )
Từ số liệu bảng 2 ta thấy: Tổng doanh thu qua 2 năm 2005-2006 có xu hướng biến đổi cụ thể là doanh thu năm 2005 là 311.700 triệu đồng còn tổng doanh năm 2006 là 362.371 triệu đồng. Tổng doanh thu đã tăng 50.671 triệu đông tương ứng là 16,26%. Mức gia tăng này thể hiên cho ta thấy rằng công ty đang đẩy mạnh việc cung ứng hàng hoá ra thị trường và hoạt động sản xuất của doanh nghiêp đang hoạt động tốt.
Tuy nhiên, tổng chi phí kinh doanh 2005 là 309.963 triệu đồng và năm 2006 là 360.451 triệu đồng. Vậy là tổng chi phí tăng là 50.448 triệu đồng tương ứng là 16,28% .
Từ việc so sánh giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh doanh qua 2 năm 2005-2006 ta thấy rằng tỉ lệ tăng tương đối là đều nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng tổng doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng tổng chi phí là 0,02%. Chứng tỏ rằng công ty hoạt động có hiệu quả và hàng năm vẫn mang lại lợi nhuận khá cao
Lợi nhuận của công ty đạt được sau đã trừ các khoản chi phí. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2005 là 1.251 triệu đồng và năm 2005 là 1.382 tiệu đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2006 so với 2005 tăng lên 131 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10,5% . Chứng tỏ công ty đã thực hiện hoạt động sản xuẩt kinh doanh và quản lý chi phí kinh doanh một cách hiệu quả.
Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không coi trọng việc sử dụng tiền lương như một công cụ tích cực khuyến khích để nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Công ty luôn quan tâm tới chất lượng đời sống của người lao động thể hiện rất rõ qua thu nhập bình quân/ tháng của cán bộ công nhân viên trong công ty tăng từ 1,833 lên 2,727 triệu đồng tức là tăng 0,894 triệu đồng tương ứng là 48,8%. Mức gia tăng này khá lớn điều đó cải thiện đời sống công nhân một cách đáng kể, mặt bằng lương của công ty bình quân của người lao động khoảng 2 triệu đồng.
Về việc thực hiện báo cáo với nhà nước: Các khoản nộp nhà nước bao gồm thuế GTGT của hàng nội địa và hàng nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu và một số loại thuế khác. Năm 2006 tổng số thuế Công ty nộp ngân sách Nhà nước là 11.824 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 391 triệu đồng tương ứng là 3.4%. Trong đó: thuế GTGT năm 2006 so với năm 2005 tăng 326 triệu đồng tương ứng là 3,67%, và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2006 so với năm 2005 tăng 52 triệu đồng tương ứng 10,7%, thuế xuất nhập khẩu của Công ty năm 2006 so với năm 2005 giảm 89 triệu đồng tương ứng là 4,42%. Ngoài các khoản thuế trên, các khoản thuế khác như thuế nhà đất, thuế môn bài…năm 2005 là 54 triệu đồng so với năm 2006 là 156 triệu đồng vậy tăng lên 152 triệu đồng tương ứng 198%. Ta thấy đây là một mức gia tăng khá lớn.
Khái quát, ta thấy tình hình hoạt động của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không là có hiệu quả thể hiện rất rõ là lợi nhuận năm 2006 tăng lên. Đây là điều kiện tốt để Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
2.4.2.Cơ cấu vốn –tài sản của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không.
Bảng 03: Cơ cấu vốn-tài sản của Công ty trong 2 năm 2005-2006.
Đơn vị: 1.000.000đ
Chỉ tiêu
Năm2005
Năm2006
So sánh
Số tiền
TL%
Số tiền
TL%
Số tiền
TL%
TLO%
Phần tài sản
A.TSL Đ và ĐTNH
175.464
94.8
164.948
93.3
-10.516
-1,6
6,0
1.Tiền
5.241
2,8
16.491
9,6
11.700
6,7
223.2
2. Đầu tư ngắn hạn
0
0
0
0
0
0
0
3.Các khoản phải thu
126.628
68,5
99.913
56,6
-26.713
-11.9
-21,1
4.Hàng tồn kho
41.344
22,4
42.659
24,1
1.315
1,8
3,2
5.TSL Đ khác
2.251
1,2
5.435
3,1
3.184
1,8
141,4
B.TSCĐ và ĐTDH
9.483
5,1
11.743
6,7
2.260
1,5
23,8
1.TSC Đ
4.628
2,5
4.812
2,7
184
0,22
4,0
2. ĐTDH
0
0
0
0
0
0
0
3.Chi phí XD dở dang
3.682
2,0
5.265
3
1.583
1
43,0
4.Các khoản ký quỹ dài hạn
7,0
0,4
930
0,5
160
0,1
20,8
5.Chi phí trả trước dài hạn
403
0,2
735
0,4
332
0,2
82,4
Tổng tài sản
184.947
100
176.690
100
-8.257
0
-4,5
Phần nguồn vốn
A. Nợ phải trả
171.437
92,7
159.306
90,2
-12.131
-2,9
-7,1
1. Nợ ngắn hạn
170.239
92,0
157.457
89,1
-12.782
-2,9
-7,1
2. Nợ dài hạn
743
0,4
1.849
1
1.106
0,6
148,9
3. Nợ khác
455
0,2
0
0
-0.455
-0.2
-100
B.Nguồn vốn CSH
13.510
7,3
17.384
9,8
3.874
2,5
28,7
Tổng nguồn vốn
184.947
100
176.690
100
-8.275
0
-4.5
(Nguồn: Phòng kế toán )
Theo bảng 3 tổng số vốn kinh doanh của Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không là 176.690 triệu so với năm 2005 là 164.948 triệu đồng. Giảm là 8.275 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 4,5%. Mức giảm này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong đó vốn cố định năm 2005 là 9438 triệu đồng còn năm 2006 vốn cố định là 11743 triệu đồng giảm 2260 triệu đồng tương ứng 23,8%, vốn lưu động năm 2006 so với năm 2005 giảm từ 175464 triệu đồng xuống còn 164948 triệu đồng vậy giảm 10516 triệu đồng tương ứng với 6%, mức giảm này rất mạnh ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh .
Một trong những nguyên nhân chủ làm cho vốn kinh doanh của công ty năm 2006 so với năm 2005 bị giảm là do bắt đầu từ năm 2006 Công ty cung ứng dịch vụ Hành Không không còn nhận 100% vốn cấp từ Tổng công ty Hàng Không Việt Nam mà chỉ nhận một phần vốn cấp còn lại Công ty tự huy động bằng nhiều nguồn khác nhau và đây là năm đầu tiên thực hiện do vậy còn nhiều thiếu sót và chưa tiến hành một cách tốt nhất.
Năm 2006 vốn lưu động của công ty giảm mạnh nhất là khoản phải thu giảm với tỷ lệ lớn 21,1%. Công ty đã thực hiện quản lý công nợ rất tốt nên làm giảm các khoản phải thu. Đây là yếu tố tích cực nên công ty cần phải tiếp tục phát huy. Từ sự ảnh hưởng của các nhân tố trên nên vốn bằng tiền của công ty tăng tới 223,2% tương ứng với số tiền là 11700 triệu đồng.
Về nguồn vốn thì năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng 3874 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 28,7% nhưng xét về tỷ trọng thì vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng không cao năm 2005 là 7,3% năm 2006 là 9,8%. Từ đó cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty là không cao và tình hình này đang dần được công ty quan tâm và cải thiện tích cực.
2.4.3. Tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không
Từ bảng số liệu dưới đây ta có thể nghiên cứu rõ hơn về doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Bảng 04: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong 2 năm 2004-2005.
Đơn vị: 1.000.000đ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
ST Đ
TL%
I. T ổng doanh thu.
302.153
352.609
50.456
16,7
1.DT bán hàng hoá nhập khẩu
102.385
134.562
32.141
31,4
2.DT bán hàng hoá xuất khẩu.
1.906
3.100
1.194
62,6
3.DT bán hàng thương nghiệp
164.202
173.971
9.769
5,9
4.DT xuất nhập khẩu uỷ thác
25.999
35.715
9.716
37,4
5.DT sản xuất khăn
4.776
6.193
1.147
29,7
6.DT hoa hồng đại lý
979
836
-143
-14,6
7.DT dịch vụ khác
6.756
9.361
2.605
38,6
8.DT cho thuê tài sản
505
508
3
0,6
9.DT xuất khẩu lao động
9.950
9.340
-610
-6,1
II. Tổng lợi nhuận trướcthuế.
1.737
1.920
183
10,5
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng số 4 thì tổng doanh thu của công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng 50456 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,7%. Đó là một mức tăng khá lớn nên làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế của công ty từ 1737 triệu đồng lên 1920 triệu đồng, vậy tăng 183 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,5%. Kết quả này cho thấy công ty đang làm ăn kinh doanh thuận lợi và ngày càng phát triển.
Về doanh thu thì đóng góp phẩn lớn vào tổng doanh thu của công ty là doanh thu bán hàng hoá nhập khẩu và bán hàng thương nghiệp, chiếm khoảng 20% tổng doanh thu của công ty. Và cả hai nhân tố này trong năm 2006 đều tăng đáng kể, đặc biệt là bán hàng hoá nhập khẩu tăng tới 50456 triệu đồng tức là tăng 16,7%. Thu về sản xuất khăn của công ty năm 2006 tăng mạnh từ 4776 triệu đồng lên 6193 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 29,7%. Kết quả này cho ta thấy sản xuất khăn và tiêu thụ sản phẩm khăn đang phát triển thuận lợI, ngày càng phát triển.
Doanh thu về xuất nhập khẩu uỷ thác của công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng từ 25999 triệu đồng lên 35715 triệu đồng vậy tăng 9716 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 37,4% .
Ngoài ra doanh thu từ sản xuất kinh doanh năm 2006 có sự gia tăng thì cũng có doanh thu sản xuất kinh doanh bị giảm như doanh thu đại lý, xuất khẩu lao động. Song những doanh thu bị giảm lại chiếm một tỷ trọng không lớn và sự suy giảm không đáng kể do đó không gây ảnh hưởng nhiều tới tổng doanh thu của công ty. Từ đó cho ta thấy lợi nhuận của công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng từ 1737 triệu đồng lên 1920 triệu đồng vậy tăng 183 triệu đồng tương ứng là 10,5%. Mức tăng này chứng minh rằng Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không đã hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và đem lại mức lợi nhuận cao. Điều đó giúp công ty nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên toàn công ty.
3.Thực trạng các yếu tố cấu thành tác động đến năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không.
3.1.Nhân lực :
Công ty cung ứng dịch Hàng Không với đội ngũ công nhân xưởng dệt lành nghề, chăm chỉ, là lực lượng lao động trẻ của Công ty.
Bảng 05: Cơ cấu lao động xưởng dệt năm 2006.
Đơn vị tính: người.
STT
Cơ cấu lao động
Năm 2006
1
Cán bộ quản lý
3
2
Nhân viên gián tiếp
5
3
Công nhân xản xuất
45
5
Tổng cộng
53
( nguồn:Phòng kinh doanh)
Ngoài việc thu hút lượng lao động trẻ thì việc làm sao có được chất lượng lao động công nhân xưởng dệt cũng là vấn đề cần được ban lãnh đạo của Công ty quan tâm.
Bảng 06: Trình độ lao động xưởng dệt 2006.
Đơn vị tính : người
STT
Chỉ tiêu đánh giá
Năm 2006
1
Đại học
0
2
Cao đẳng
3
3
Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
15
4
Tốt nghiệp PTTH
35
5
Tổng số
53
(nguồn: phòng kinh doanh)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng nhân lực như vậy là còn thấp cả về số lượng và chất lượng. Trình độ tay nghề của công nhân phần lớn mới tốt nghiệp PTTH mới ra trường nên đây cũng là một khó khăn của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không.
3.2.Trang thiết bị máy móc:
Sản phẩm dệt của Công ty được dùng máy móc kỹ thuật phục vụ chủ yếu cho ngành dệt. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào dây chuyền công nghệ cũng như tay nghề của công nhân.
Bảng 07: Máy móc thiết bị cung cấp cho xưởng dệt.
Tên thiết bị
Nước sản xuất
số lượng
Máy dệt một kim JUKY
Trung Quốc
20
Máy cắt
Trung Quốc
03
Máy thêu đầu bằng
Trung Quốc
15
(nguồn:Phòng kinh doanh)
Máy móc thiết bị cung cấp cho xưởng dệt được nhập năm 1996 nên phần lớn máy hỏng chỉ được sửa chữa theo từng bộ phận, chưa được nâng cấp đông loạt theo dây chuyền hiện đại. Đây là một vấn đề khó khăn của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không.
3.Thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không.
Thị trường đầu vào của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không: thường các loại khăn được làm từ các nguyên liệu chính là các loại sợi. Sợi các loại được cung cấp do Viện kinh tế dệt may. Sợi bao gốm: sợi 34/2 cotton 450x /m, sợi 54/2 cotton, sợi 34/2 cotton 300x/m, sợi 34/1 cotton.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt của Công ty chỉ cung cấp cho thị trường nội chủ yếu đó là Việt Nam Airline .Mạng lưới tiêu thụ của công ty:
Sơ đồ 2: Mạng lưới tiêu thụ của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không.
Người tiêu dùng
VIETNAM AIRLINES
Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không
4.Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không.
4.1.Sản phẩm và chất lượng sản phẩm dệt.
Chủng loại mẫu mã sản phẩm dệt của công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không có rất nhiều loại như: khăn bông, khăn mặt, khăn trải bàn, khăn lót khay, khăn vải ba tầng, khăn lót giỏ.
Chất lượng sản phẩm dệt : Mỗi loại khăn đòi hỏi nguyên vật liệu, máy dệt và trình độ tay nghề công nhân khác nhau nhưng có thể khát quát quy trình công nghệ sản xuất theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất khăn
May và
hoàn
thiện
Xuất tẩy
Dệt
nhập sợi
mua
ngoài
(Nguồn: Phòng kế toán)
Các loại khăn được làm từ các nguyên liệu chính là các loại sợi. Sợi các loại được cung cấp do Viện kinh tế dệt may. Sợi bao gốm: sợi 34/2 cotton 450x /m, sợi 54/2 cotton, sợi 34/2 cotton 300x/m, sợi 34/1 cotton. Sợi được các máy dệt tạo ra vải mộc các loại, đem nhập kho từng loại như : vải khăn trải bàn mộc, khăn lót khay mộc, khăn ăn C mộc, khăn bông C mộc, khăn lót C mộc, khăn vải ba tầng mộc, khăn mặt mộc. Các loại khăn mộc được xuất kho đem đi ra ngoài gia công tẩy trắng và sản phẩm nhận về là các loại vải trắng, sau khi vải được kiểm tra chất lượng đã đạt yêu cầu thì sản phẩm sẽ được đem nhập kho. Sau đó, các loại vải trắng sẽ được đem xuất cho xưởng may, tại đây vải trắng các loại sẽ được công nhân gia công cắt may thành các loại khăn thành phẩm. Khăn thành phẩm sau khi được bộ phận KCS kiểm định là đủ tiêu chuẩn chất lượng thì chúng sẽ được đóng gói vầ nhập kho thành phẩm. Quy trình sản xuất khăn của công ty là quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục.Ta thấy quy trình công nghệ sản xuất gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành nên từng giai đoạn công nghệ được tổ chức thành từng khâu sản xuất hoặc thuê ngoài gia công chế biến.
4.2.Chi phí sản xuất sản phẩm dệt và giả cả sản phẩm dệt.
Giá cả sản phẩm dệt: Do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất khăn phức tạp nên phương pháp tính giá có tính giá nửa thành phẩm và thành phẩm các loại. Việc tiêu thụ các loại khăn phụ thuộc vào việc công ty có trúng thầu của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam hay không. Cho nên giá thành tiêu thụ(giá thành toàn bộ) của sản phẩm của công ty phải bỏ ra một cách hợp lý để trúng thầu.
Giá thành
toàn bộ
=
Giá thành
sản xuất
+
Các khoản chi phí khác
Số lượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cfdg.doc