Mục lục Trang
Chương I. 3
I-Sự phát triển của nghành viễn thông 3
II- Thiết bị đầu cuối 4
1- Điện báo truyền chữ 4
2- Truyền ảnh tĩnh (FAX) 6
3- Chức năng và sơ đồ khối 9
Chương II: Những khái niệm cơ bản truyền âm thanh thoại. 13
I - Âm thanh. 13
1- Nguồn gốc của âm thanh 13
2 –Các đại lượng đặc trưng của âm thanh 14
II - Tiếng nói 17
III – Thính giác 17
IV – Tín hiệu điện thoại 18
1 – Mức động 18
2 – Giải động 19
3 - Độ rõ và độ hiểu 19
4- - Băng tần điện thoại 20
V – ống nói 20
1- ống nói điện động 21
a- Cấu tạo 22
b- Nguyên lý hoạt động của ống nói điện động 22
c- Đặc điểm ống nói điện động 23
2 – ống nói tĩnh điện 23
a- Cấu tạo 23
b- Nguyên lý hoạt động của ống nói tĩnh điện 23
c- Đặc điểm của ống nói tĩnh điện 25
3 – ống nói áp điện 25
a- Cấu tạo 25
b- Nguyên lý hoạt động ống nói áp điện 26
c- Đặc điểm của ống nói áp điện 26
4- ống nói hạt than 26
a- Cấu tạo của ống nói hạt than 26
b- Nguyên lý hoạt động của ống nói hạt than 26
VI – ống ghe 28
1- ống nghe 29
a- Cấu tạo ống ghe 29
b- Nguyên lý của ống ghe 29
2 – Loa điện động 30
a- Cấu tạo loa điện động 30
b- Nguyên lý 32
3- Đĩa phát âm 32
a- Cấu tạo 32
b- Nguyên lý hoạt động 32
Chương III Máy điện thoại 33
I – Nguyên lý thông tin thoại 33
1 – Sơ đồ một máy điện thoại 33
2 - Nguyên lý 34
II – Yêu cầu cơ bản của máy điện thoại 34
III- Chức năng cơ bản của máy điện thoại 35
IV – Các khối của máy điện thoại 36
1- Sơ đồ khối của máy điện thoại 37
2 - Mạch chuông chống quá áp 37
3 – Mạch thu tín hiệu chuông 37
4- Mạch chống đảo cực điện áp một chiều 38
5- Chuyển mạch đóng ngắt 38
6 – Mạch phát tín hiệu 38
7 – Mạch điện tiếng keng click 38
8 - Mạch điện chỉnh âm lượng 39
9- Mạch điện thoại 39
10 – Chuyển mạch sai động 39
Chương IV Máy điện thoại GS5140 40
I- Giới thiệu chung 40
II- Tính năng kỹ thuật của GS5140 40
III- Thao tác sử dụng máy GS5140 41
IV Phân tích các mạch trong máy GS5140 .43 43
1- Mạch thu chuông 43
a- Tín hiệu chuông 43
b-Chức năng của linh kiện 46
c-Ngăn dòng một chiều 46
2- Mạch thoại 47
a. Nguyên lý hoạt động của mạch thoại : 47
b. Mạch khở trắc âm máy GS5140 : 48
3. Tín hiệu chọn số 49
a. Mạch phát xung chế độ PUL . 49
b. phát tín hiệu song âm đa tần (DTMF ) . 50
V- Xét các quá trình làm việc của máy. 50
VI- Giới thiệu một số IC dùng trong máy điện thoại ấn phím. 57
1. IC dùng cho mạch tạo âm chuông 57
a. IC MC34012 : 58
b IC MC34017 . 60
c IC MC34117 . 62
2- IC dùng cho đàm thoại và phát tín hiệu chọn số. 65
3- IC dùng cho mạch thu phát âm thoại có dao diện với bộ phát tín hiệu chọn số . 68
a. IC MC 34014 : 68
b. Sơ đồ khối của IC mạch thu phát tín hiệu thoại. 69
4. IC dùng cho mạch đàm thoại chuyển mạch âm . 70
a. IC MC34018 . 70
b. Tác dụng các chân của IC 71
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5223 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cấu tạo máy điện thoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền cả băng tần, tiếng nói thì nó đòi hỏi chất lượng của linh kiện, thiết bị, ống nói ống nghe, biến áp …phải cao hơn. Đặc biệt với thông tin nhiều kênh, Nếu ta ta truyền cả băng tần tiếng nói thì ghép được ít kênh, và các thiết bị đầu cuối, trăm lặp phải có yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Cho nên băng tần của điện thoại nay được chọn từ 0.3KHzá3.4KHz gọi là băng tần dẫn hiệu dụng của đện thoại
V. ống nói
ống nói là thiết bị dùng đẻ biến đổi âm thanh thành tín hiệu điện. Nó là một hệ phức tạp gồm các hệ âm học, cơ học, điện học tương tác với nhau.
Các đặc điểm của ống nói:
Độ nhạy hướng trục của ống nói là tỷ số điện áp đầu ra ký hiệu là U của ống nói với thanh áp tác động khi hướng truyền âm(ký hiệu là P)của ống nói với thanh áp tác động khi hướng truyền âm(kí hiệu là P) của ống nói
h0=U/P(mv/(N/m2))
P: Đo được tại vị trí đặt ống nói
+ Độ nhạy của ống nói không thay đổi ở một góc tới cầu truyền âm,đó là ống nói vô hướng.
+Đặc tuyến hướng là tỷ số giữa độ nhạy h0 với độ nhạy hướng trục h0.
H(q)= hq/h0
q là góc giữa hướng truyền âm với hướng trục ống nói.
+Đặc tính tần số của ống nói là sự phụ thuộc của nhạy hướng trục vào tần số h0(w)
+Tạp âm nội bộ của ống nói N=200g(Unguồn/Utín hiệu)
Ura : điện áp tạp âm nội bộ
Uth : Điện áp tín hiệu đầu ra của ống nói
Tương ứng với thanh áp 1 như tác động vào.
ống nói có nhiều loại: ống nói điện động,ống nói tĩnh điện,ống nói áp điện và ống nói bột than….
Một số ống nói thường gặp máy điện thoại:
1 . ống nói điện động:
a- Cấu tạo: Gồm một cuộn dây đặt trong từ của nam châm vĩnh cửu,có hai đầu dây ra gắn với hai cực của ống nói.
- Cuộn dây được gắn chặt với màng rung,khi làm việc màng rung bị rung động dưới tác dụng của áp lực âm thanh.
- Màng đàn hồi gắn với màng rung
- Ngoài cùng là vỏ bảo vệ
N : Cực nam của nam châm vĩnh cửu
S : Cực bắc của nam châm vĩnh cửu
b- Nguyên lý hoạt động của ống nói điện động:
- Khi ta nói trước ống nói,có một áp lực âm thanh tác động vào ống nói làm cho màng rung dao động,vì cuộn dây gắn liền với màng rung nên nó bị dao động theo,cuộn dây chuyển động cắt ngang đường sức từ của nam châm vĩnh cửu,từ thông(f) xuyên qua cuộn dây làm cho cuộn dây biến thiên lúc này cuộn dây động của ống nói sẽ sinh ra một sức điện động âm tần cảm ứng,sức điện động có qui luật biến đổi phù hợp với qui luật biến đổi của dao động âm thanh,đó là tín hiệu âm tần cần thiết để truyền đi.
c- Đặc điểm ống nói điện động:
Trở kháng vào ống nói điện động nhỏ do đó bộ khuếch đại có trở kháng vào thấp để phù hợp trở kháng.Nếu ống nói điện động thường đấu vào phần khuếch đại dùng tranritor thường vì chúng có trở kháng(z) vào thấp.
2. ống nói tĩnh điện:
a- Cấu tạo:
Gồm hai tấm kim loại để làm điện cực,một tấm dao động tự do làm màng rung,một tấm cố định,giữa hai tấm kim loại là chất điện môi đặc biệt,hình thành tụ điện có điện dung c,có khả năng giữ một diện tích không đổi là Q
b- Nguyên lý hoạt động của ống nói tĩnh điện:
Ta nói trước ống nói làm màng dung dao động theo tần số,biên độ của âm thanh,do vậy nên khoảng cách của hai tấm cực thay đổi một lượng.
X=XmCjwt
Xm: là biên độ
jwt: là góc an pha.
Tương ứng dẫn đến điện dung tụ điện C biến thiên.
C=ọ0 s/(a+x)
ọ0: là hằng số điện môi
S: diện tích tấm tụ
a: khoảng cách hai tấm cực(trước,sau).
Từ đó thu được sự biến thiên của điện áp rất nhỏ trên hai bản cực của tụ điện,vì i=dq/dt mà: q= CU0 do đó i= U0 (dc/dt)
Điện áp này phản ánh bản chất của tiếng nói,nó có trị số rất nhỏ so với trở kháng ống nói rất lớn.Tín hiệu đó vào khuếch đại đủ độ lớn đưa ra đường dây.
c- Đặc điểm của ống nói tĩnh điện:
Do trở kháng lớn nên được đấu vào mạch dùng tranzistor trường để khuếch đại.Tranzistor trường có trở kháng vào (zv) lớn phối hợp trở kháng với ống nói
3. ống nói áp điện:
a. Cấu tạo: Gồm các phần sau
- Một màng rung để tập trung năng lượng dao động âm thanh.
-Màng rung được gắn vào đầu tự do của phần tử điện áp.Phần tử điện áp ghép đôi, một đầu đầu gắn chặt với màng rung
Hai cực điện áp vào hai bề mặt của miếng tinh thể để lấy điện áp dao động ra.
b- Nguyên lý hoạt động ống nói áp điện:
Một số chất liệu có tính chất áp điện như thạch anh,barium titanele,pholymer
Bán tinh thể…Các chất đó Nếu tác động một lượt làm tinh thể biến dạng một lực sinh ra điện áp trên tinh thể đó là hiệu ứng áp điện thuận làm nguyên lý cho ống nói áp điện.
Mỗi tinh thể điện có một chiều hiệu ứng áp điện là trục áp điện.Nên cần cắt miếng tinh thể áp điện theo bề mặt vuông góc với trục điện áp
- Màng rung được gắn vào đầu tự do của phần tử áp điện tinh thể sẽ biến dạng sinh ra điện áp đưa ra cực của ống nói và được khuếch đại lên.
c- Đặc điểm của ống nói áp điện:
- Kích thước tương đối nhỏ,độ nhạy khá cao cở (5 á25 (mv/(N/m2)) chất lượng âm thanh tốt phù hợp với máy điện thoại hiện đại ngày nay,nhưng không chịu được chấn động mạnh.
ống nói hạt than:
a- Cấu tạo ống nói hạt than:
(1) Màng rung bằng kim loại làm điện cực
(2) Hợp dựng hạt tthan bằng nhựa cứng hoặc bằng kim loại
(3) Hạt than
(4) Miếng đồng đặt đáy hộp là cực sau
(5) Màng chống âm
(6) Miếng cách điện(Nếu hộp đựng hạt than bằng kim loại)
(7) Nắp hộp
b- Nguyên lý hoạt động của ống nói hạt than:
Từ sơ đồ mạch điện sau của ống nói hạt than,R0 là đện trở tích điện ống nói hạt than,E là nguồn cung cấp,Rt là điện trở tải của mạch. Khi đóng K ta nói trước ống nói màng rung làm dao động thay đổi độ nén trên hạt than,dẫn đến điện trở của ống nói thay đổi.
r= R0 + Rm sinvt
Rm là biên độ của điện trở.
Dòng điện của mạch ống nói hạt than là:
Ă=(E/Rt+R0+Rmsinvt)
Lúc đó ống nói đã thực hiện nhiệm vụ biến sóng âm thành dòng điện có qui luật biến đổi của âm thanh,loại ống nói này được dùng rất phổ biến vì giá thành rẻ,độ nhạy cao,hệ số khuếch đại khoảng 1000 lần,tiếng ồn lớn dải tần hẹp kém bằng phẳng.
VI. ống nghe
1. ống nghe:
Là thiết bị dùng để biến tín hiệu điện thành sóng âm thanh,quy luật biến đổi sóng điện từ.
a. Cấu tạo ống nghe:
(1) nam châm vĩnh cửu
(2) hai cuộn dây có lõi sắt cuốn với số vòng bằng nhau chất lượng cỡ dây như nhau.
(3)Màng rung rất mỏng
(4)Vỏ bọc bằng kim loại hay nhựa cứng.
b. Nguyên lý của ống nghe:
- khi ống nghe chưa có dòng điện xoay chiều qua,từ lực của nam châm vĩnh cửu luôn hút màng dung vào,màng có lực đàn hồi cân bằng với từ lực của nam châm nên màng không bị hút sát mà giữ ở vị trí cân bằng.
Khi dòng thoại qua ống nghe,dòng điện ấy chạy qua hai cuộn dây,trong lõi sinh ra một từ trường biến đổi,từ trường này lúc thì cùng chiều với từ trường của nam châm vĩnh cửu làm cho lực tăng lên,màng rất mỏng bị hút thêm vào,lúc nó lại ngược chiều với từ trường của nam châm vĩnh cửu lúc này từ lực giảm đi màng mỏng bị đẩy ra xa,vậy màng mỏng luôn bị dao động theo qui luật của dòng âm thoại qua cuộn dây,đồng thời cũng làm cho không khí trước màng rung dao động thành sóng âm thanh tác động vào tai người nghe.
2. Loa điện động:
Loa điện động là loại công cụ của ống nghe trong điện thoại.
a. Cấu tạo loa điện động:
(1) Nam châm vĩnh cữu
(2) Tụ dẫn từ giữa
(3) Tấm dẫn từ dưới
(4) Tấm dẫn từ trên
(5) Cuộn dây động
(6) Mạch nhện đỡ bên trong
(7) Mũi che bụi
(8) Màng loa
(9) Nếp uốn đỡ bên trong
(10) Đệm loa
(11) khung lọc loa
b. Nguyên lý:
Khi có dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây đồng của loa sẽ tạo ra từ trường biến đổi,cộng với từ trường nam châm vĩnh cữu sẽ sinh ra lực từ làm cho cuộn dây dao động,rung màng loa,kích thích trường âm thanh phát ra âm thanh theo đúng qui luật của dòng điện tiếng nói.Loa điện động được dùng rộng rãi,kết cấu đơn giản,âm thanh trung thực,hiệu suất thấp 0,5- 4%.
Màng loa là loại giấy đặc biệt có hình dạng xác định với khối lượng và điện tích tối ưu để tăng công suất bức xạ của âm thanh.Loa công suất lớn vành loa phải to,công suất loa kí hiệu(w).
3. Đĩa phát âm :(Loa áp điện).
Cấu Tạo:
Được chế tạo từ một số vật liệu có tính chất áp điện,Nếu đặt vào những miếng tinh thể do bị co giãn rung động phát ra âm thanh là hiệu ứng điện áp ngược.Nếu nằm trên đĩa mỏng có khả năng uốn cong đĩa bằng lực cơ học thì bề mặt đĩa suất hiện điện áp. Người ta thường dùng Ceramic để chế tạo đĩa mỏng sau đó dùng keo epoxy gián lên một đĩa than, đĩa lớn gắn thêm đĩa nhỏ lấy tín hiệu.
b. Nguyên lý hoạt động:
khi làm việc có điện áp tín hiệu âm tần đặt lên hai mặt của đĩa,chất ceramic sẽ dãn theo sự biến thiên của điện áp làm đĩa bị uốn cong biến thiên theo qui luật điện áp vừa vào,dao động đó sẽ tạo ra âm thanh ,khi đĩa lớn dao động đĩa con cũng giao động theo,lúc đó bề mặt biến đổi giống đĩa lớn,điện áp này thường lấy làm hồi tiếp trong các mạch dao động
Chương III : Máy điện thoại.
I. Nguyên lý thông tin điện thoại:
Là quá trình đưa tiếng nói từ nơi này đến nơi khác,bằng dòng điện qua máy điện thoại,quá trình thông tin được minh hoạ như sau:
1. Sơ đồ một máy điện thoại:
- ống nói
- ống nghe
- nguồn điện
- đường dây
2. nguyên lý:
Khi nói trước ống nói của máy điện thoại ,dao động âm thanh của tiếng nói tác động vào màng rung ống nói làm cho ống nói thay đổi,xuất hiện dòng điện biến đổi tương ứng trong mạch.Dòng điện biến đổi được truyền qua đường dây tới máy bên kia,lúc này màng dung ống nghe dao động,lớp không khí trước ống nghe dao động theo phát ra âm tác động vào tai người nghe và khi dẫn ngược lại cũng tương tự.
II. Yêu cầu cơ bản của máy điện thoại:
1- khi thu phát tín hiệu chuông thì bộ phận đàm thoại tách rời đường điện,dây chỉ có tín hiệu chuông .
2- Khi đàm thoại,bộ phận phát,thu tín hiệu chuông phải tách ra khỏi đường đường điện,dây chỉ có dòng điện thoại.
3- Máy phát phải được mã số thuê bao bị gọi tới tổng đài và nhận tín hiệu chuông từ tổng đài đưa đến.
4- Trạng thái nghỉ,máy thường đón nhận tín hiệu chuông từ tổng đài.Ngoài ra máy được chế tạo gọn nhẹ,đơn giản,bền đẹp,tiện lợi cho người sử dụng.
III. Chức năng cơ bản của máy điện thoại :
1- Báo cho người sử dụng máy điện thoại biết tổng đài sẵn sàng tiếp nhận,chưa tiếp nhận cuộc gọi đó bằng âm hiệu:Tone mới quay số tôn báo bận .
2- Phát mã thuê bao bị gọi vào tổng đài,thuê bao chủ ấn phím trên máy điện thoại.
3- Thông báo cho người sử dụng điện thoại biết diễn biến việc kết nối mạng bằng âm hiệu hồi âm chuông âm báo bận.
4- Báo hiệu bằng chuông kêu,tín hiệu nhạc,tiếng ve kêu…cho thuê bao bị gọi biết đó là đang gọi mình.
5- Báo hiệu cuộc gọi kết thúc
6- Trắc âm,chống tiếng dội,tiếng keng,khi phát xung số.
7- Tự động điều khiển chỉnh âm lượng trở kháng với đường dây.
Một Số Chức Năng Khác:
Có hệ thống vi xử lý,ghi âm, màn hình và các hệ thống hỗ trợ truyền dẫn làm cho máy có rất nhiều dịch vụ rất tiện lợi.
- Chuyển tín hiệu cực đến tổng đài
- Rút gọn ngắn địa chỉ
- Nhớ số thuê bao đặc biệt
- Gọi lại
IV. Các khối của máy điện thoại:
1. Sơ đồ khối của máy điện thoại
1- Sơ đồ khối của máy điện thoại:
2- Mạch chuông chống quá áp:
Chống điện áp do sự cố gây ra như đường dây điện thoại bị chập vào mạng điện lưới,sấm sét làm hỏng máy gây nguy hiểm cho người sử dụng.
3- Mạch thu tín hiệu chuông:
Là do tín hiệu từ tổng đài gọi đến tần số 63HZ và90615v phát hai giây ngắt quãng 4 giây được nắn thành dòng một chiều,được lọc qua tụ và cấp điện cho mạch dao động tần số,khuếch đại đưa ra loa,đĩa phát âm báo hiệu cho thuê bao biết có cuộc gọi tới.Mạch chuông có chọn lọc tần số và tính phi tuyến,sao cho nó làm việc với dòng một chiều,dòng đàm thoại,tín hiệu chọn để tránh tác động nhầm.
4- Mạch chống đảo cực điện áp một chiều:
Từ tổng đài đưa đến các khối máy luôn luôn có cực tính cố định chống ngược nguồn làm hỏng IC,đó là mạch cầu Diôt
5- Chuyển mạch đóng, ngắt:
Được điều khiển bằng các nút tổ hợp,khi nghỉ tổ hợp đặt trên máy điện thoại ,mạch thu chuông được đấu lên đường dây thuê bao để đợi dòng chuông từ tổng đài gọi tới,còn mạch khác ấn phím chon sốđàm thoại…bị ngắt ra khỏi đường dây.Khi làm việc tổ hợp được nhấc,mạch thu chuông bị ngắt mạch khác đấu vào thuê bao(chọn số đàm thoại…)chuyển mạch nhấc đặt bằng cơ khí,từ,quang… Tuỳ loại máy.
6- Mạch phát tín hiệu:
Mạch phát tín hiệu bằng đĩa quay số hay bằng bàn phím để phát tín hiệu thuê bao bị gọi tới tổng đài ở dạng xung thập phân(puls)(tín hiệu song âm đa tần DTMF Tone).
7. Mạch điện tiếng keng click:
Khi gọi số,ảnh hưởng của tín hiệu xung chọn số vào mạch thu chuông kêu leng keng,vì vậy phải triệt tiếng động này bằng cách thu chuông khi phát tín hiệu chon số còn xuất hiện các xung số cảm ứng vào ống tai nghe làm nó kêu lọc cọc,đó là tiếng click do vậy khi chọn số cần ngắt mạch đàm thoại.
8. Mạch điều chỉnh âm lượng:
Do đường dây thuê bao của nó biến đổi theo độ dài của dây,do vậy dây thuê bao càng dài thì suy hao tín hiệu càng lớn độ nghe rõ giảm hoặc đường dây quá ngăn tín hiệu thoại quá khoẻ có thể gây tự kích,khắc phục hiện tượng đó,các máy điện thoại có một bộ khuếch đại nói,nghe do các bộ AGC (tự động điều chỉnh khuếch đại) phù hợp máy xa tổng đài,điện trở vòng đường dây lớn thì hệ số khuếch đại nói nghe lớn,máy gần tổng đài hệ số khuếch đại sẽ giảm bớt.
9. Mạch đàm thoại:
Gồm ống nói, ống nghe,mạch khuếch đại nói nghe dùng cho đàm thoại giữa hai thuê bao.
10. Chuyển mạch sai động:
Nói nghe kết hợp với mạng cân bằng trở kháng đường dây để khử trắc âm.
Chương IV : máy điên thọai ấn phím .
I – Giới thiệu chung .
Máy điện thoại ấn phím kiểu GS5140 do hãng GOLDSTAR chế tạo từ năm 1992 xí nghiệp khoa học thiết bị thông tin 1 đã tiến hành lắp giáp SKD và đưa ra thị trường nước ta như Hà Nội , Hải Phòng , Quảng Ninh , Vĩnh Phú và nhiều tỉnh khác trong cả nước. Máy đã được kiểm tra chất lượng và đạt tiêu chuẩn ngành TCN-126-9 và đã được ngành giới thiệu với các cơ sở đưa máy vào sử dụng trong mạng viễn thông nước ta .
Dưới đây xin giới thiệu tính năng kỹ thuật , thao tác sử dụng và nguyên lý hoạt động của máy GS5140.
II- Tính năng kỹ thuật của GS5140 .
Chuông mức to , nhỏ ( Đặt mức chuông bằng chuyển mạch )
Chọn chế độ tạo địa chỉ máy bị gọi bằng chuyển mạch . Có hai chế độ tạo số: tạo số dưới dạng xung với tốc độ 10 xung/s và tạo số bằng mã đa tần DTMF theo tiêu chuẩn của CCITT .
Gọi lại số máy cuối bằng cách ấn phím REDIAL .
Chuyển nhanh cuộc gọi trong PABX bằng phím FLASH .
Tạo khoảng cách lớn giữa hai số trong cuộc gọi thông qua nhiều tổng đài bằng phím PAUSE .
Chuyển chế độ tạo số từ dạng xung sang dạng mã đa tần .
III- Thao tác sử dụng máy GS5140 .
Máy điện thoại ấn phím kiểu GS5140 có thể thực hiện được 6 chức năng theo các thao tác sau
Thiết lập cuộc thoại :
Nhấc tổ hợp và nghe âm mời gọi .
Dùng bàn phím ấn các chữ số của đia chỉ máy cần gọi
Theo dõi hồi âm chuông
Nói chuyện khi máy cần gọi trả lời .
Đặt tổ hợp khi kết thúc cuộc nói chuyện .
Tiếp nhận cuộc thoại .
nhấc tổ hợp để nói chuyện khi có chuông kêu
Đặt tổ hợp khi kết thúc cuộc nói chuyện .
Thiết lập lại cuộc gọi cuối (REDIAL):
Nhấc tổ hợp và nghe tín hiệu âm mời gọi
ấn phím REDIAL .
Theo dõi hồi ân chuông.
Nói chuyện khi máy cần gọi trả lời
Đặt tổ hợp khi kết thúc cuộc nói chuyện
Nếu nghe tín hiệu báo bận hoặc không có đường thông mà muốn gọi lại chính máy đó thì có thể ấn lại phím REDIAL .
chuyển nhanh cuộc thoại từ mạng ngoài vào: Nếu GS5140 được nối trong mạng nội bộ (PABX) khi có cuộc gọi từ mạng ngoài vào ta không phải đối tượng cần nghe cuộc thoại đó thì có thể chuyển nhanh cuộc thoại cho máy cần thoại trong cùng mạng PABX bằng việc thực hiện các thao tác sau
Nhấn phím FLASH để tạo ngưng cuộc thoại và nghe tín hiệu mời gọi của PABX .
Tạo địa chỉ của máy cần chuyển tới bằng cách ấn các phím trên bàn phím .
Đặt tổ hợp khi nghe tín hiệu hồi âm chuông hoặc trả lời của máy cần chuyển .
Tạo khoảng thời gian khi thiết lập cuộc thoại với một thuê bao thuộc mạng ngoài: Nếu GS5140 được nối trong mạng nội bộ (PABX) khi nhu cầu thiết lập cuộc gọi với thuê bao thuộc mạng ngoài qua nhiều cấp chuyển tiếp thì sau mỗi mã trung kế chuyển tổng đài cần nhấn phím PAUSE để tạo khoảng thời gian tạm nghỉ chờ chiếm trung kế tới tổng đài tiếp sau . Mỗi lần ấn phím PAUSE máy tự động tạo khoảng tạm nghỉ
2->3s .Điều này đặc biệt qua trọng trong mạng có nhiều chủng loại tổng đài có tốc độ tiếp nhận không đồng đều .
Chuyển chế độ tạo số từ xung sang mã đa tần : khi đang ở chế độ tạo số dưới dạng PULSE muốn chuyển sang chế độ tạo số dưới dạng TONE ta chỉ cần ấn phím ‘*’ và chế độ này được duy trì tới khi đặt tổ hợp . Khi đặt tổ hợp máy sẽ tự động lấy lại chế độ tạo số theo vị trí của chuyển mạch PULSE/TONE.
Lưu ý không có chế độ chuyển từ TONE sang PULSE .
IV Phân tích các mạch trong máy GS5140
.Mạch thu chuông .
Tín hiệu chuông: Từ tổng đài dẫn đến đầu Tip qua cuộn cảm L1 (l1 bằng 180mH ) chân 8 IC1 qua cầu nắn ngoài IC1, chân IC1 , C1 –R1 qua cuộn L2 - Ring về tổng đài điện áp một chiều sau nắn cumg cấp cho IC , IC1 được cấp nguồn cùng các linh kiện của mạch tạo ra tín hiệu chuông hai tần số f1=2,3Kc , f2=0.725 x f1= 1,66Kc hai tần số phụ thuộc vào C2- R2.
Tín hiệu âm tần đa âm này ra chân 6 IC1 qua R3 ra chuông (PIEZO , SW1 - chân 2 IC1
Chức năng của linh kiện
IC1 ký hiệu GL6840 A các tham số của IC
Vcc= 26v fc=5Kc
IC = 35mA to= -20o đến +75oc
Các linh kiện phụ trợ R1,R2,R3,R4 và C1 , C2 ,C3 để phù hợp với âm thanh phát . Trong máy có công tắc SW1 để chuyển đối âm lượng to nhỏ (H to, L nhỏ ).
Ngăn dòng một chiều:
Ngăn dòng một chiều dẫn tín hiệu chuông xoay chiều có tần số 17 -> 25 Hz . Điện áp 45->100v .
C2 , R2 điện chở và tụ xác định tần số dao động .
C3 tụ lọc một chiều .
R3 là điện trở hạn chế tránh khi chuông bị chập .
R4 điện trở hạn chế chuông .
2- Mạch thoại
Nguyên lý hoạt động của mạch thoại :
Khi nhấc tổ hợp tiếp điểm 1,2 công tắc SW3 chập lại nối thông mạch cấp nguồn . Lúc đó nguồn tổng đài qua chống đảo cực D1->D4 cấp cho toàn máy sẵn sàng làm việc .
Âm nguồn nối đất dương nguồn thông qua Q1 cấp cho toàn bộ máy lúc này Q1 có tác dụng như một điện trở sụt áp .Tức nguồn đã cấp cho IC3 để bảo vệ cho IC3 tại chân1 của nó , đấu diot ổn áp ZD2 15/1W .Tránh trường hợp thuê bao đấu gần tổng đài nguồn lớn phóng điện áp do sét gây ra hoặc chập vào dây điện lưới gây ra cho thuê bao mà đèn chống sét AR/ 120W ngăn chưa hết .
ống nói được cấp nguồn qua R32 ,R31,R27 đến chân 1 của IC3. Tín hiệu ống nói qua tụ C17, C33 đến chân 7 của IC 3 , tín hiệu này sau khi được khuếch đại dẫn ra chân 2 IC3 qua R19- L1- Tip .
Tổng đài tín hiệu thoại tại dây Tip Ring là od/ 1000Hz +- 2dB , IC3 ký hiệu GL6965 , các tham số kỹ thuật như sau :
VL max= 15v Pmax=1300 mW
I1max= 150mA to =- 30o đến 75oc
R27 là điện trở sụt áp cấp nguồn cho toàn bộ phần khuếch đại thu , phát cũng là điện trở quyết định trở kháng xoay chiều Zc của máy.
PACD có tác dụng điều chỉnh điện áp một chiều làm thay đổi hệ số khuếch đại mỗi khi thuê bao , gần hoặc xa tổng đài dẫn đến mức thu ổn định cho mỗi thuê bao . Mức điều chỉnh tối đa có thể đạt được tối đa 3dB , R20, R21, C9 tạo thành mạch tự điều chỉnh tín hiệu phát ra đường đây.
Mạch khử trắc âm máy GS5140 :
Trắc âm là tiếng người cầm máy và tiếng ồn nơi đặt máy được thu qua micrô(ống nói ) sau đó từ mạch điện thoại trở lại phát ra loa . Tín hệu thoại đưa ra một phần tín hiệu qua R16.R18 ,C7R17, R23,R22 -> đất tạo nên sụt áp xoay chiều , trên R22 R23 có thể đưa qua R24-> C10 chân 15 IC3 để vào khuếch đại thu qua tai nghe
Quá trình thiết kế người ta thiết kế lấy ra chân 3 IC3 một tín hiệu có pha ngược với pha đầu ra . Chỉ cần lựa chọ R22 thích hợp , hai tín hiệu nay được trừ cho nhau chỉ còn lượng nhỏ đưa vào chân 15 IC3 để khuếch đại làm ta nhận biết được trắc âm . Ta thấy R22= 15W có khả năng khử trắc âm còn liên quan tới trở kháng của máy. Khi sửa chữa cần lưu ý điện trở R22 này .
Điện trở R28 cũng có chức năng điều chỉnh hệ số khuếch đại . Khả năng điều chỉnh đạt tới 5 dB , R25 , C11 tạo thành mạch hồi tiếp âm nâng cao chất lượng tín hiệu thu .
3. Tín hiệu chọn số
Mạch phát tín hiệu chọn số thực hiện hai chế độ PUL, TONE .Có cấu trúc chủ yếu ở IC2 ký hiệu UM 91214A các mạch phụ đảm nhiệm .
Tham số cơ bản IC2:
Vcc=6v IC=50mA PD+ = 500mW
T0 = 20o đến + 70oc Fosc = 3,579MHz
Mạch phát xung chế độ PUL .
Nếu ta gạt công tắc SW2 về phía đáy máy về phía PUL . Dương nguồn ở các C1 , Q1 qua R13 –> D6 cấp cho chân 6 IC2 . Tại chân 6 IC2 đấu một điot ốn định ZD1 (ZD1 có trị số ổn áp 5 v) đảm bảo cho IC2 điện áp nguồn luôn nhỏ hơn hoặc bằng 5v cho IC2 không bị quá áp khi máy làm việc song song với ZD1 , người ta đấu tại tụ C5 có dung lượng 220mF có hai chức năng làm nhiệm vụ lọc nguồn cấp cho IC2. .. Dữ năng lượng cho IC2 để nhớ số máy cuối cùng sau 48 giờ kể từ khi đặt máy (tức kể từ khi thuê bao không liên lạc ) .Dòng tiêu thụ để duy tri nhớ IMR=0.05 mA , D5, D6 là hai diot ngăn dòmg tăng thêm thời gian nhớ của IC2 .
Nguồn nuôi 2->1 SW1 cấp đến R10 , R11 R12 để xác định điểm làm việc Q3 khi nhấc máy nhận lệnh mới quay số (ấn số ) HS điều khiển IC2 để ra chân 9 IC2 là một xung điều khiển làm Q2,Q1 dẫn.
Ta ấn các số ghi trên phím IC2 tạo ra được xung thập phân tương ứng với các số ghi trên bàn phím đầu ra chân 9 IC2 sẽ đổi tương ứng điều khiển được Rơle điện tử Q1 ,Q2
Ví dụ: Ta ấn số 1
Lúc này chân 9 IC2 đang từ ‘1’ chuyển sang ‘0’ cho Q2 ngắt Q1 ngắt hở mạch dây thuê bao , lúc này ta có xung quay số (ấn số ) thuê bao gửi về tổng đài .
Kết thúc xung thứ nhất chân 9 IC2 lại chuyển trạng thái từ 0 về 1 tiếp nhận xung thứ 2 trong thời gian phát xung chân 8 IC2 đang từ 1 về 0 đưa đến chân 9 IC3 để đóng các bộ khuếch đại thu phát . Như vậy hạn chế được xung quay số lên tai . Kết thúc các xung quay số Q1, Q2 ở trạng thái dẫn cấp nguồn cho mạch thông thoại .
phát tín hiệu song âm đa tần (DTMF ) .
Máy làm việc ở chế độ TONE, gạt công tắc SW2 về phía TONE , ta ấn các số ghi trên bàn phím IC2 sẽ tạo ra tín hiệu cụ thể là ứng với một số trên bàn phím là có hai tần số phát ra xung (tần số cao và tần số thấp )..
Ví dụ : ta ấn số 1 có tần số tương ứng fcao = 1209Hz , tần số thấp fthấp= 697Hz .
Tín hiệu song âm đa tần (DTMF) được dẫn ra chân 7 IC2 – R29-C14 vầo chân 5 IC3 qua khuếch đại chân 2 IC3 – R19 -Q1 .
Q1 ra đường dây có : fcao= 6dBm ±2
fthấp =8dBm ±2 kết thúc ấn một số .
V- Xét các quá trình làm việc của máy.
Trong trạng thái đặt tổ hợp cho phép nhận tín hiệu chuông từ tổng đài tới và duy trì việc nhớ địa chỉ cuối trong vi mạch IC2.
Mạch thu tín hiệu chuông và tạo tín hiệu chuông âm tần thực hiện như sau : Tín hiệu chuông ( tới tín hiệu xoay chiều ) qua hai cuộn chặn 1.1 và 1.2 , qua khâu tụ C1 và trở R1 đến hai đầu và xoay chiều ( AC1 và AC2 ) của IC1 ( chân 1 và chân 8) sau đó được IC1 chuyển đổi thành tín hiệu âm tần đưa ra loa PIEZO tại các chân 2 và chân 6 ( chân 2 là chân đất của tín hiệu âm tần RG, còn chân 6 là chân ra RO ) . Chuyển mạch SW1 nối tiếp trong mạch ra cho phép chọn mức chuông to hay nhỏ . Tụ C3 là tụ lọc nguồn sau cầu nắn trong của IC1 , R2 tham gia trong mạch định ngưỡng chuông , C2 tham gia trong mạch dao động chủ của IC1 . Ngoài các chức năng truyền tín hiệu chuông khâu R1C1 còn làm nhiệm vụ phân cách một chiều trong mạch giao tiếp với đường dây thuê bao ,và ngăn tín hiệu thoại qua thiết bị thu chuông .
Việc duy trì nhớ địa chỉ cuối được thực hiện trong khối nhớ của IC2 . Điện áp dương được tích trong tụ C5 thực hiện việc cấp nguồn cho khối nhớ của IC này trong trạng thái đặt tổ hợp D5 và D6 ngăn không cho điện tích trên C5 bị thất thoát qua thiết bị cấp nguồn và thiết bị đàm thoại . Bán dẫn Q3 khi đó đóng làm chân 1 (OH) của IC2 ở mức cao đặt IC này trong trạng thái tiêu thụ nguồn thấp ( dòng ở trạng thái này rất nhỏ ) vì vậy điện tích trên C5 hoàn toàn đảm bảo cho việc duy trì bộ nhớ địa chỉ cuối làm việc lâu dài .
Trong trạng thái nhấc đặt tổ hợp cho phép thực hiện việc tạo số hoặc tiến hành đàm thoại .
Khi nhấc tổ hợp chuyển mạch SW3 chuyển trạng thái , điện áp dương sau cầu nắn D1 -> D4 qua chuyển mạch SW3 tới khối cấp nguồn và tạo xung . Việc cấp nguồn được thực hiện theo trình tự sau : Dương nguồn qua R8 D5 tới tụ C5 và tới chân 6 của IC2 , đồng thời khi đó qua R10 ,R12, làm bazơ của Q3 có thiên áp dương khi chuyển IC này về chế độ hoạt động bình thường khi chưa tạo số, đầu OPL(chân 9), MT(chân 8) và DTNF(chân 7) của IC2 có trở kháng cao. Do OPL có trở kháng cao nên bazơ Q2 có thiên áp dương làm Q2 thông Q1 cũng thông cấp nguồn cho thiết bị đàm thoại qua R13 và D6 cấp nguồn đúp cho IC2 .
Quá trình tạo số: các hàng Row1 ,Row2,Row3,Row4 của bàn phím được nối tới các chân 13,14,15,16 của IC 2 còn các cột 1,2,3 được nối với các chân 12,11,10 của IC2 chân chọn chế độ tạo số MS (chân 2) được nối với chuyển mạch PULSE/TONE (SW2). Thạch anh 3,58MHz của bộ dao động chủ được nối tới các chân 3 và 4 của IC2 .
Nếu chuyển mạch PULSE/TONE để ở vị trí TONE thì khi ấn phím tín hiệu DTMF từ chân 7 của IC2 qua R29 tới đầu vào MF1 (chân 5) của IC3 , sau khi được khuếch đại sẽ đưa ra chân 1 của IC3 (chân nguồn vào) và điều chế dòng qua Q1 cũng chính là điều chế dòng qua mạch vòng đường dây thuê bao . Dưới hình 4.3 là biểu đồ điện áp các chân IC2 trong chế độ tạo số bằng mã đa tần khi ấn phím ‘1’
Nếu chuyển mạch PULSE/TONE để ở vị trí PULSE thì khi ấn các phím số trên bàn phím trên đầu ra OPL sẽ tạo ra các loạt xung âm có tốc độ tạo xung v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cau tao may dien thoai_dientuveinthong.DOC